Tăng trưởng và tỷ lệ sống cá rô phi thí nghiệm

Một phần của tài liệu đánh giá sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của một số dòng cá rô phi tại việt nam (Trang 36 - 39)

3.2.1.Tăng trưởng cá rô phi thí nghim

Sau 150 ngày nuôi, cá thí nghiệm từ khối lượng trung bình 12,97 g/con đạt khối lượng trung bình khi thu hoạch là 356,60 g/con. Khối lượng trung bình khi thu hoạch của dòng NOVIT4 (377,4 g/con), dòng GIFT (319,9 g/con)và dòng Lai xa (372,7 g/con). Không có sự khác biệt về khối lượng trung bình giữa dòng NOVIT4 và lai xa (P>0,05). Tuy vậy, khối lượng trung bình cá dòng GIFT khi thu hoạch thấp hơn so với hai dòng cá thí nghiệm còn lại (P<0,05). Sự khác biệt này bắt đầu thể hiện từ tháng nuôi thứ 2, tuy nhiên đến tháng nuôi thứ 5 thì sự khác biệt này mới có ý nghĩa thống kê (hình 3.5, bảng 3.1). So với nghiên cứu của Nguyễn Văn Tiến và ctv (2013) khi nuôi cá rô phi trong bể tại Hải Dương thì tốc độ sinh trưởng của cá dòng NOVIT4 trong thí nghiệm này là tương đương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng ngày trong quá trình thí nghiệm của cá NOVIT4 là 2,42 g/con, dòng Lai xa 2,40 g/con và dòng GIFT thấp nhất đạt 2,05 g/con (bảng 3.1). Phân tích thống kê cho thấy, không có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng trung bình ngày giữa dòng NOVIT4 và dòng lai xa (P>0,05). Cá rô phi dòng GIFT có tốc độ tăng trưởng bình quân ngày thấp hơn so với hai dòng còn lại (P<0,05) (bảng 3.1). Tốc độ tăng trưởng của cá dòng NOVIT4 trong thí nghiệm này là tương đương tốc độ sinh trưởng cá NOVIT4 nuôi trong bể xi măng tại Hải Dương năm 2011(2,2-2,4 g/con/ngày) (Nguyễn Văn Tiến và ctv., 2013). Trong điều kiện nuôi thương phẩm trong ao, tốc độ sinh trưởng cá rô phi thường nhanh hơn. Nguyễn Văn Tiến và ctv., (2013) báo cáo rằng, cá rô phi dòng NOVIT4 đơn tính đực nuôi trong ao có tốc độ sinh trưởng bình quân 3,53 g/con/ngày, đạt kích cỡ trung bình 617,1 g sau 177 ngày nuôi từ cỡ ban đầu 7g/con. Với cá dòng lai xa, có thể đạt kích cỡ bình quân 700-800 g/con trong điều kiện nuôi cá rô phi làm chính (80%) ghép với 20% cá chép và cá trắm cỏ, sử dụng thức ăn viên hỗn hợp (Nguyễn Văn Tiến, 2013, số liệu chưa công bố). Sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng giữa giữa cá rô phi thí nghiệm với cá rô phi nuôi trong ao là do cá nuôi trong ao có thể sử dụng thêm nguồn thức ăn tự nhiên và mật độ nuôi thấp hơn so với nuôi trong lồng. Kết quả nghiên cứu này cho thấy ở tháng nuôi thứ 5, đã có sự khác biệt về sinh trưởng giữa cá rô phi dòng GIFT so với hai dòng còn lại là NOVIT4 và Lai xa. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là chưa thể nuôi cá thí nghiệm đến khi cá đạt kích cỡ thương phẩm 600-700g/con để đánh giá chính xác hơn sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng của hai dòng cá NOVIT4 và lai xa. Do vậy, những nghiên cứu tiếp theo so sánh tốc độ sinh trưởng của các dòng cá rô phi ở giai đoạn thương phẩm cần tiếp tục được thực hiện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

Hình 3.5. Biểu đồ tăng trưởng của ba dòng cá rô phi thí nghiệm

Bảng 3.1: Tăng trưởng khối lượng và tăng trưởng bình quân ngày g/con/ngày ba dòng cá rô phi

Thời gian nuôi (tháng)

Khối lượng trung bình(g/con) Tăng trưởng trung bình ngày (g/con/ngày)

NOVIT 4 GIFT LAI XA NOVIT 4 GIFT LAI XA Ban đầu 13,7 ± 0,40 a 12,2 ± 0,76 a 13,0 ± 0,30 a 1 tháng 62,5 ± 4,85a 57,1 ± 0,64a 57,1 ± 0,64a 1,63a 1,50 a 1,47 a 2 tháng 117,3 ± 1,76a 106,6 ± 2,95a 114,5 ± 3,04a 1,83a 1,65 a 1,91 a 3 tháng 188,8 ± 6,77a 166,6 ± 8,99a 182,4 ± 13,70a 2,38 a 2,00 a 2,26 a 4 tháng 272,4 ± 3,31a 263,0 ± 3,53a 276,2 ± 6,89a 2,79 a 3,21 a 3,13 a 5 tháng 377,4 ± 6,26b 319,9 ± 6,69a 372,7 ± 11,11b 3,50b 1,89a 3,21b Trung bình 2,42b 2.05a 2,40b

(Trên cùng một hàng các giá trị trung bình có ký hiệu số mũkhác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê, P<0,05)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

Một phần của tài liệu đánh giá sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của một số dòng cá rô phi tại việt nam (Trang 36 - 39)