1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Áp dụng mô hình kinh tế lượng phân tích các yếu tố tác động tới hiệu quả đầu tư của hộ gia đình cho nông nghiệp

98 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tàiTừ khi thực hiện chính sách Đổi Mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, làm thay đổi diện mạo đất nước. Tổng sản phẩm trong nước tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng của năm sau cao hơn năm trước, giai đoạn 2001 – 2005 tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân 7,5% năm. Cơ cấu nền kinh tế dịch chuyển theo định hướng đề ra, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Ngành nông nghiệp tuy giảm về tỷ trọng trong tổng sản phẩm cả nước nhưng vẫn tăng về giá trị sản phẩm, đạt mức tăng trưởng khá. Theo báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng, nhiệm vụ pháp triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006 – 2010: “Nông nghiệp tiếp tục phát triển khá; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 5,4%năm (kế hoạch 4,8%), giá trị tăng thêm tăng khoảng 3,8%năm. Năng suất, sản lượng và hàm lượng công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản tăng đáng kể; an ninh lương thực quốc gia được đảm bảo; một số sản phẩm xuất khẩu chiếm được vị trí cao trên thị trường thế giới.” Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp trên 20% tổng sản phẩm trong nước nhưng lao động trong lĩnh vực này chiếm trên 50% tổng số lao động của cả nước. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong tổng sản phẩm trong nước năm 2000 là 24,53%; 2004 là 21,81%; tỷ trọng lao động trong lĩnh vực này năm 2000 là 65,1%; 2004 là 58,8% ( ). Những con số này cho thấy lao động nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ cao trong dân số và thu nhập bình quân đầu người của họ thấp hơn rất nhiều so với lao động trong các lĩnh vực khác. Vì vậy, để nâng cao đời sống người dân, giảm chênh lệch trong thu nhập của người lao động, việc nâng cao thu nhập bình quân đầu người của lao động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là cần thiết.Một trong những đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp nước ta là phân tán, qui mô nhỏ, chủ yếu ở qui mô hộ gia đình cho nên muốn tăng thu nhập lao động nông nghiệp thì phải tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ nông dân. Từ trước đến nay đã có những nghiên cứu đánh giá hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp nhưng có rất ít nghiên cứu sử dụng phương pháp kinh tế lượng đánh giá hiệu quả đầu tư của hộ gia đình cho nông nghiệp. Để có thể sử dụng phương pháp kinh tế lượng đánh giá hiệu quả đầu tư của hộ gia đình thì phải có các thông tin liên quan về hộ gia đình, điều này có nghĩa là phải tiến hành khảo sát hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình. Hiện nay Việt Nam đã có bốn cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình được tiến hành vào các năm: 19921993, 19971998, 2002, 2004; số liệu của bốn cuộc khảo sát này có thể kết nối lại với nhau. Thông qua các bộ số liệu này chúng ta có thể sử dụng phương pháp kinh tế lượng để đánh giá hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp của hộ gia đình ở Việt Nam.Trong phân tích kinh tế lượng người ta chia số liệu làm ba loại: số liệu chuỗi thời gian, số liệu chéo và số liệu hỗn hợp. Số liệu hỗn hợp là số liệu quan sát nhiều đối tượng tại nhiều thời điểm khác nhau. Kết nối các bộ số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình với nhau ta có số liệu hỗn hợp. Sử dụng số liệu hỗn hợp trong phân tích kinh tế lượng có ưu thế hơn hẳn số liệu chéo. Thứ nhất là số quan sát tăng lên dẫn đến mức độ giải thích của mô hình cũng cao hơn, độ tin cậy tăng. Thứ hai là số liệu hỗn hợp cho phép khắc phục được một số vấn đề mà số liệu chéo gặp khó khăn.Số liệu của bốn cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình năm 19921993, 19971998, 2002, 2004 có thể kết nối với nhau thông qua mã hộ trong các cuộc điều tra, tức là ta có thể có bộ số liệu mà mỗi hộ gia đình sẽ được quan sát bốn lần, điều này rất tốt. Tuy nhiên các nội dung được phỏng vấn trong hai cuộc khảo sát 2002, 2004 khác nhiều so với hai cuộc khảo sát trước đó do đó nếu kết nối bốn bộ số liệu với nhau sẽ có sự chênh lệch trong nội dung các biến số. Vì vậy trong luận văn này sẽ sử dụng kết hợp hai bộ số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2002 và năm 2004 để đánh giá hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp của hộ gia đình Việt Nam.2. Mục tiêu nghiên cứuThứ nhất, tìm hiểu và phát triển mô hình kinh tế lượng cho số liệu mảng trong nông nghiệp bao gồm: mô hình tác động cá thể riêng biệt. Thứ hai, phân tích thực trạng hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp của hộ gia đình, phân tích thống kê mô tả các yếu tố tác động tới hiệu quả đầu tư của hộ gia đình cho nông nghiệp.Thứ ba, xây dựng mô hình kinh tế lượng thực nghiệm để phân tích, đánh giá các yếu tố tác động tới hiệu quả đầu tư của hộ gia đình cho nông nghiệp từ đó rút ra kết luận và kiến nghị chính sách.3. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu là hộ gia đình ở nông thôn, làm nghề nông lâm ngư nghiệp. Hộ được coi là làm nghề nông lâm ngư nghiệp nếu có ít nhất một lao động làm việc trong nghề này và làm cho hộ đồng thời thu và chi của hộ cho nông lâm ngư nghiệp lớn hơn 0.Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở số liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2002 kết hợp với số liệu năm 2004, nghĩa là sẽ có một bộ số liệu về hộ gia đình trong cả nước trong hai năm 2002 và 2004. Đây là bộ số liệu mảng nên trong luận văn này sẽ sử dụng phương pháp thống kê mô tả và mô hình tác động cố định, tác động ngẫu nhiên để phân tích.4. Phạm vi nghiên cứuPhân tích đánh giá các yếu tố tác động tới hiệu quả của đầu tư cho nông nghiệp của hộ gia đình Việt Nam, bao gồm: thu nhập từ nông nghiệp của hộ, thu nhập bình quân lao động nông nghiệp, thu nhập bình quân héc ta đất canh tác của hộ gia đình. Ứng dụng mô hình kinh tế lượng cho số liệu mảng là mô hình tác động cá thể riêng biệt (dạng tuyến tính) vào phân tích các yếu tố tác động tới hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp của hộ gia đình Việt Nam.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứuỨng dụng mô hình tác động cá thể riêng biệt (sử dụng dạng biến thể của nó là mô hình tác động cố định hoặc mô hình tác động ngẫu nhiên) với số liệu mảng của Việt Nam. Phân tích đánh giá tác động của các yếu tố khác nhau tới hiệu quả đầu tư của hộ gia đình cho nông nghiệp.Khuyến nghị chính sách.6. Kết cấu luận văn Với những mục tiêu trên, cấu trúc luận văn gồm những nội dung chính như sau:Chương 1: Cơ sở lý thuyết – Mô hình với số liệu mảngChương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả đầu tư của hộ gia đình cho nông nghiệp.Chương 3: Áp dụng mô hình kinh tế lượng phân tích các yếu tố tác động tới hiệu quả đầu tư của hộ gia đình cho nông nghiệp.

Trang 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

DANH MỤC BẢNG BIỂU

TÓM TẮT LUẬN VĂN

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MÔ HÌNH VỚI SỐ LIỆU MẢNG 5

1.1 Giới thiệu 5

1.1.1 Bộ số liệu Khảo sát Mức sống Hộ gia đình ở Việt Nam 5

1.1.2 Ưu điểm của số liệu mảng 7

1.2 Một số mô hình được sử dụng trong phân tích số liệu mảng 8

1.2.1 Mô hình gộp 9

1.2.2 Mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên 10

1.2.3 So sánh mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên .12

1.3 Các ước lượng số liệu mảng 13

1.3.1 Ước lượng bình phương nhỏ nhất gộp 14

1.3.2 Ước lượng giữa các cá thể 15

1.3.3 Ước lượng từng cá thể hay ước lượng tác động cố định 16

1.3.4 Ước lượng sai phân cấp một 17

1.3.5 Ước lượng tác động ngẫu nhiên 18

1.4 Suy diễn thống kê 19

1.4.1 Sai số chuẩn trong số liệu mảng 20

1.4.2 Sai số chuẩn Bootstrap trong số liệu mảng 22

1.5 Lựa chọn mô hình tác động cố định hay tác động ngẫu nhiên 23

1.5.1 Ưu nhược điểm của mô hình tác động cố định và tác động ngẫu nhiên 23

1.5.2 Kiểm định Hausman 24

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA HỘ GIA ĐÌNH CHO NÔNG NGHIỆP 27

2.1 Khái quát về các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư của hộ gia đình 27 2.1.1 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của hộ gia đình cho

Trang 2

Việt Nam 31

2.2 Phân tích thống kê mô tả 35

2.2.1 Phân tích hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp theo mô hình hoạt động kinh tế của hộ 35

2.2.2 Phân tích hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp theo đặc điểm của hộ 39

2.2.3 Phân tích hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp theo vùng sinh thái và vùng địa lý 43

2.2.4 Phân tích hiệu quả đầu tư của hộ gia đình theo đặc điểm của xã .49

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA HỘ GIA ĐÌNH CHO NÔNG NGHIỆP 57

3.1 Xây dựng mô hình kinh tế lượng 57

3.1.1 Phân bố xác suất của biến phụ thuộc 57

3.1.2 Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và một số biến giải thích 61

3.1.3 Mô hình kinh tế lượng 64

3.2 Mô hình kinh tế lượng thực nghiệm 66

3.2.1 Mô hình kinh tế lượng phân tích các yếu tố tác động tới thu nhập từ nông nghiệp của hộ gia đình 68

3.2.2 Mô hình kinh tế lượng phân tích các yếu tố tác động tới thu nhập bình quân/ lao động nông nghiệp của hộ gia đình 73

3.2.3 Mô hình kinh tế lượng phân tích các yếu tố tác động tới thu nhập bình quân/ héc ta đất canh tác 77

3.2.4 Đánh giá chung ba mô hình kinh tế lượng 81

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 84

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

OLS: Ordinary Least Squared – Bình phương nhỏ nhất cổ điển

POLS: Pooled Ordinary Least Squared – Bình phương nhỏ nhất cổ điển gộp.GLS: General Least Squared – Bình phương nhỏ nhất tổng quát

RE: Random Effect – tác động ngẫu nhiên

FE: Fixed Effect – tác động cố định

Véc tơ được định nghĩa là véc tơ cột và được ký hiệu bằng chữ thường

in đậm Ví dụ, với hồi qui tuyến tính, véc tơ biến giải thích x là véc tơ dòng

1

K với thành phần thứ j là x j và véc tơ tham số  là một véc tơ cột K 1

với thành phần thứ j là j, cho nên

Trang 4

1

) x

dim( là số cột của ma trận X, đồng thời là số biến giải thích trong môhình hồi qui

Mô hình hồi qui tuyến tính cho tất cả N quan sát được viết là:

u

y 

Trong đó u là véc tơ cột N 1 với thành phần thứ i là ui

Các ký hiệu ma trận có ưu điểm là ngắn gọn súc tích nhưng đôi lúc biểudiễn dưới dạng tổng của các véc tơ rõ ràng hơn viết dưới dạng ma trận Vì vậytrong luận văn này sẽ sử dụng cả hai cách biểu diễn trên

Ký hiệu chung cho tham số là véc tơ θ q 1 Các tham số hồi qui thuđược ký hiệu bằng véc tơ  (K 1), nó có thể là θ hoặc có thể là một bộ phậncủa θ tuỳ thuộc vào từng nội dung

Trang 5

Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa các Ước lượng và Mô hình phổ biến 19 Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của hộ gia đình cho

Bảng 3.1: Mô hình tác động cố định đánh giá các yếu tố tác động tới thu

nhập từ nông nghiệp của hộ gia đình 69

Bảng 3.2: Mô hình tác động cố định đánh giá các yếu tố tác động tới thu

nhập bình quân một lao động nông nghiệp của hộ gia đình 74

Bảng 3.3: Thu nhập và mức trang bị vốn, diện tích bình quân theo số

lao động 75

Bảng 3.4: Mô hình kinh tế lượng đánh giá các yếu tố tác động tới thu

nhập bình quân/ héc ta đất canh tác của hộ gia đình 79

Bảng 3.5: Thu nhập và trang bị vốn, lao động/ héc ta đất 80

Trang 6

Bảng P1: Kiểm định Hausman cho mô hình 1 91

Bảng P2: Kiểm định Hausman cho mô hình 2 92

Bảng P3: Kiểm định Hausman cho mô hình 3 93

Hình 3.1: Phân bố xác suất của thu nhập từ nông nghiệp của hộ 58

Hình 3.2: Phân bố xác suất của ln(thu nhập từ nông nghiệp của hộ) 58

Hình 3.3: Phân bố xác suất của thu nhập bình quân/ lao động nông nghiệp 59

Hình 3.4: Phân bố xác suất của ln(thu nhập bình quân/ lao động nông nghiệp) 59

Hình 3.5: Phân bố xác suất của thu nhập bình quân trên một héc ta đất 60

Hình 3.6: Phân bố xác suất của ln (thu nhập bình quân/ héc ta đất) 61

Hình 3.7: Đồ thị rải điểm của ln (thu nhập từ nông nghiệp của hộ) phụ thuộc vào ln(tổng chi) 62

Hình 3.8: Đồ thị rải điểm của ln (thu nhập bình quân/ lao động nông nghiệp) theo ln(vốn đầu tư bình quân/ lao động) 63

Hình 3.9: Đồ thị rải điểm của ln (thu nhập bình quân/ héc ta đất) theo ln (vốn đầu tư bình quân/ héc ta) 64

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

Từ khi thực hiện chính sách Đổi Mới, nền kinh tế nước ta đã đạt đượcnhững thành tựu to lớn, làm thay đổi diện mạo đất nước Tổng sản phẩm trongnước tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng của năm sau cao hơn năm trước, giaiđoạn 2001 – 2005 tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân 7,5% năm Cơcấu nền kinh tế dịch chuyển theo định hướng đề ra, tăng tỷ trọng các ngànhcông nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp Ngành nông nghiệptuy giảm về tỷ trọng trong tổng sản phẩm cả nước nhưng vẫn tăng về giá trịsản phẩm, đạt mức tăng trưởng khá Theo báo cáo của Ban Chấp hành Trungương Đảng khoá IX ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng, nhiệm vụpháp triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006 – 2010: “Nông nghiệp tiếp tục pháttriển khá; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 5,4%/năm (kếhoạch 4,8%), giá trị tăng thêm tăng khoảng 3,8%/năm Năng suất, sản lượng

và hàm lượng công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sảntăng đáng kể; an ninh lương thực quốc gia được đảm bảo; một số sản phẩmxuất khẩu chiếm được vị trí cao trên thị trường thế giới.”

Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp trên 20% tổng sảnphẩm trong nước nhưng lao động trong lĩnh vực này chiếm trên 50% tổng sốlao động của cả nước Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong tổng sảnphẩm trong nước năm 2000 là 24,53%; 2004 là 21,81%; tỷ trọng lao độngtrong lĩnh vực này năm 2000 là 65,1%; 2004 là 58,8% (1) Những con số nàycho thấy lao động nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ cao trong dân số và thunhập bình quân đầu người của họ thấp hơn rất nhiều so với lao động trong cáclĩnh vực khác Vì vậy, để nâng cao đời sống người dân, giảm chênh lệch trong

1 Nguồn: Niên giám thống kê 2005

Trang 8

thu nhập của người lao động, việc nâng cao thu nhập bình quân đầu người củalao động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là cần thiết.

Một trong những đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp nước ta làphân tán, qui mô nhỏ, chủ yếu ở qui mô hộ gia đình cho nên muốn tăng thunhập lao động nông nghiệp thì phải tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộnông dân Từ trước đến nay đã có những nghiên cứu đánh giá hiệu quả đầu tưtrong nông nghiệp nhưng có rất ít nghiên cứu sử dụng phương pháp kinh tếlượng đánh giá hiệu quả đầu tư của hộ gia đình cho nông nghiệp Để có thể sửdụng phương pháp kinh tế lượng đánh giá hiệu quả đầu tư của hộ gia đình thìphải có các thông tin liên quan về hộ gia đình, điều này có nghĩa là phải tiếnhành khảo sát hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình Hiện nay ViệtNam đã có bốn cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình được tiến hành vào cácnăm: 1992-1993, 1997-1998, 2002, 2004; số liệu của bốn cuộc khảo sát nàycó thể kết nối lại với nhau Thông qua các bộ số liệu này chúng ta có thể sửdụng phương pháp kinh tế lượng để đánh giá hiệu quả đầu tư cho nông nghiệpcủa hộ gia đình ở Việt Nam

Trong phân tích kinh tế lượng người ta chia số liệu làm ba loại: số liệuchuỗi thời gian, số liệu chéo và số liệu hỗn hợp Số liệu hỗn hợp là số liệuquan sát nhiều đối tượng tại nhiều thời điểm khác nhau Kết nối các bộ số liệukhảo sát mức sống hộ gia đình với nhau ta có số liệu hỗn hợp Sử dụng số liệuhỗn hợp trong phân tích kinh tế lượng có ưu thế hơn hẳn số liệu chéo Thứnhất là số quan sát tăng lên dẫn đến mức độ giải thích của mô hình cũng caohơn, độ tin cậy tăng Thứ hai là số liệu hỗn hợp cho phép khắc phục được một

số vấn đề mà số liệu chéo gặp khó khăn

Số liệu của bốn cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình năm 1992-1993,1997-1998, 2002, 2004 có thể kết nối với nhau thông qua mã hộ trong cáccuộc điều tra, tức là ta có thể có bộ số liệu mà mỗi hộ gia đình sẽ được quan

Trang 9

sát bốn lần, điều này rất tốt Tuy nhiên các nội dung được phỏng vấn trong haicuộc khảo sát 2002, 2004 khác nhiều so với hai cuộc khảo sát trước đó do đónếu kết nối bốn bộ số liệu với nhau sẽ có sự chênh lệch trong nội dung cácbiến số Vì vậy trong luận văn này sẽ sử dụng kết hợp hai bộ số liệu khảo sátmức sống hộ gia đình năm 2002 và năm 2004 để đánh giá hiệu quả đầu tư chonông nghiệp của hộ gia đình Việt Nam.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, tìm hiểu và phát triển mô hình kinh tế lượng cho số liệumảng trong nông nghiệp bao gồm: mô hình tác động cá thể riêng biệt

Thứ hai, phân tích thực trạng hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp của hộgia đình, phân tích thống kê mô tả các yếu tố tác động tới hiệu quả đầu tư của

hộ gia đình cho nông nghiệp

Thứ ba, xây dựng mô hình kinh tế lượng thực nghiệm để phân tích,đánh giá các yếu tố tác động tới hiệu quả đầu tư của hộ gia đình cho nôngnghiệp từ đó rút ra kết luận và kiến nghị chính sách

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hộ gia đình ở nông thôn, làm nghề nông lâmngư nghiệp Hộ được coi là làm nghề nông lâm ngư nghiệp nếu có ít nhất mộtlao động làm việc trong nghề này và làm cho hộ đồng thời thu và chi của hộcho nông lâm ngư nghiệp lớn hơn 0

Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở số liệu Khảo sát mức sống

hộ gia đình Việt Nam năm 2002 kết hợp với số liệu năm 2004, nghĩa là sẽ cómột bộ số liệu về hộ gia đình trong cả nước trong hai năm 2002 và 2004 Đây

là bộ số liệu mảng nên trong luận văn này sẽ sử dụng phương pháp thống kê

mô tả và mô hình tác động cố định, tác động ngẫu nhiên để phân tích

Trang 10

4 Phạm vi nghiên cứu

Phân tích đánh giá các yếu tố tác động tới hiệu quả của đầu tư cho nôngnghiệp của hộ gia đình Việt Nam, bao gồm: thu nhập từ nông nghiệp của hộ,thu nhập bình quân/ lao động nông nghiệp, thu nhập bình quân/ héc ta đấtcanh tác của hộ gia đình

Ứng dụng mô hình kinh tế lượng cho số liệu mảng là mô hình tác động

cá thể riêng biệt (dạng tuyến tính) vào phân tích các yếu tố tác động tới hiệuquả đầu tư cho nông nghiệp của hộ gia đình Việt Nam

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Ứng dụng mô hình tác động cá thể riêng biệt (sử dụng dạng biến thể củanó là mô hình tác động cố định hoặc mô hình tác động ngẫu nhiên) với số liệumảng của Việt Nam

Phân tích đánh giá tác động của các yếu tố khác nhau tới hiệu quả đầu

tư của hộ gia đình cho nông nghiệp

Khuyến nghị chính sách

6 Kết cấu luận văn

Với những mục tiêu trên, cấu trúc luận văn gồm những nội dung chínhnhư sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết – Mô hình với số liệu mảng

Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả đầu tư của hộ gia đình

cho nông nghiệp.

Chương 3: Áp dụng mô hình kinh tế lượng phân tích các yếu tố tác động

tới hiệu quả đầu tư của hộ gia đình cho nông nghiệp.

Trang 11

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MÔ HÌNH VỚI SỐ LIỆU MẢNG

1.1 Giới thiệu

1.1.1 Bộ số liệu Khảo sát Mức sống Hộ gia đình ở Việt Nam

Số liệu được sử dụng để phân tích trong luận văn này là số liệu mảng,được hình thành từ việc kết nối hai bộ số liệu Khảo sát mức sống hộ gia đìnhViệt Nam năm 2002 và Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2004

Cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2002 áp dụng hai loại Phiếuphỏng vấn: Phiếu phỏng vấn hộ gia đình và Phiếu phỏng vấn xã/phường.Phiếu phỏng vấn hộ gia đình gồm hai loại: Phiếu phỏng vấn thu nhập và chitiêu (áp dụng cho mẫu 30.000 hộ) bao gồm tất cả các thông tin của nội dungđiều tra và Phiếu phỏng vấn thu nhập (áp dụng cho mẫu 45.000 hộ) gồm cácthông tin của nội dung điều tra trừ phần chi tiêu chi tiết của hộ Khảo sát mứcsống hộ gia đình 2002 bao gồm những nội dung chủ yếu phản ánh mức sốngcủa người dân trong các hộ gia đình và những điều kiện kinh tế xã hội cơ bảncủa xã/phường có tác động đến mức sống của người dân nơi họ sinh sống.Đối tượng điều tra gồm các hộ gia đình, các thành viên hộ gia đình và các xã/phường Đơn vị điều tra gồm từng hộ gia đình và từng xã/phường được chọnđiều tra Phạm vi điều tra bao gồm các hộ gia đình và các xã/phường đượcchọn điều tra của tất cả 61 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Khảo sát mức sống hộ gia đình 2001-2002 sử dụng phương pháp phỏngvấn trực tiếp Điều tra viên đến hộ, gặp chủ hộ và những thành viên trong hộcó liên quan để phỏng vấn và ghi thông tin vào phiếu phỏng vấn hộ gia đình.Đội trưởng đội điều tra sẽ gặp lãnh đạo xã/phường và các cán bộ địa phươngcó liên quan để phỏng vấn và ghi thông tin và phiếu phỏng vấn xã/phường

Trang 12

Để đảm bảo chất lượng thông tin thu thập, cuộc điều tra không chấp nhậnphương pháp điều tra gián tiếp hoặc sao chép các thông tin không kiểm trathực tế vào phiếu phỏng vấn.

Khảo sát mức sống hộ gia đình 2004 cũng được tiến hành tương tự nhưkhảo sát năm 2002 với hai loại phiếu phỏng vấn là Phiếu phỏng vấn hộ giađình và phiếu phỏng vấn xã/phường Phiếu phỏng vấn hộ gia đình gồm hailoại : Phiếu phỏng vấn thu nhập và chi tiêu và phiếu phỏng vấn thu nhập Nộidung bảng hỏi của Khảo sát mức sống hộ gia đình 2004 được lặp lại như khảosát năm 2002, ngoài ra có bổ sung một số câu hỏi mới, về cơ bản ý nghĩa kinh

tế của các biến số trong hai cuộc điều tra hoàn toàn tương đương nhau

Mẫu điều tra thu nhập và chi tiêu năm 2004 gồm 9188 hộ với đầy đủcác nội dung điều tra đại diện cho cả nước, thành thị nông thôn và 8 vùng sinhthái Trong mẫu này có 4476 hộ là hộ điều tra lặp lại của mẫu điều tra năm

2002 Trong bảng hỏi điều tra năm 2004 có ghi mã hộ trong khảo sát mứcsống hộ gia đình 2002 vì vậy có thể sử dụng thông tin này để kết nối hai bộ sốliệu với nhau để tạo thành một bộ số liệu mảng

Mục tiêu của luận văn là phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quảđầu tư của hộ gia đình cho nông nghiệp vì vậy số liệu được sử dụng trongluận văn đã lược bỏ một số quan sát không cần thiết để phù hợp với mục tiêunghiên cứu

Số liệu được sử dụng trong luận văn này chỉ bao gồm các hộ gia đình ởnông thôn có thu nhập từ nông nghiệp và có ít nhất một lao động nông nghiệplàm cho hộ Mẫu này bao gồm 2443 hộ gia đình với hai năm quan sát là 2002

và 2004, tổng số có 4832 quan sát (đã bỏ bớt một số quan sát có thu nhập từnông nghiệp nhỏ hơn 0)

Do tính chất của số liệu được sử dụng là số liệu mảng nên cần dùngcác mô hình và phương pháp ước lượng phù hợp với số liệu mảng Phương

Trang 13

pháp ước lượng các mô hình kinh tế lượng cho số liệu mảng chưa được ápdụng rộng rãi ở Việt Nam vì vậy tác giả xin dành chương 1 của luận văn nàygiới thiệu một số mô hình và phương pháp ước lượng phổ biến áp dụng cho

số liệu mảng

1.1.2 Ưu điểm của số liệu mảng

Ưu điểm lớn nhất của số liệu mảng là làm tăng độ chính xác trong ướclượng, vì hai lý do: thứ nhất là số quan sát tăng lên, thứ hai là quan sát kết nốiđối tượng nghiên cứu tại nhiều thời điểm khác nhau Tuy nhiên về mặt thống

kê chúng ta cần kiểm soát các sai số do tương quan của mô hình hồi qui tuyếntính theo thời gian

Điều hấp dẫn thứ hai của số liệu mảng là khả năng ước lượng chính xác

mô hình tác động cố định (fixed effects model - FE) Trong mô hình tác động

cố định, những đặc tính không quan sát được của mỗi cá thể có thể tươngquan với các biến giải thích Những đặc tính không quan sát được có thể dẫnđến khuyết tật của mô hình là bỏ sót biến, về nguyên tắc khuyết tật này của

mô hình có thể được khắc phục bằng phương pháp biến công cụ khi sử dụng

số liệu chéo, nhưng trong thực hành thì rất khó có thể tìm được một biến công

cụ thực sự giá trị Số liệu mảng với rất ít thời kỳ (giả sử có hai thời kỳ) chochúng ta cách để xử lý nếu tác động riêng biệt của cá thể không quan sát được

và không thay đổi theo thời gian

Ngoại trừ kinh tế lượng vi mô (microeconometric), còn lại đa số quytắc trong thống kê ứng dụng coi đặc tính cá thể không quan sát được bất kỳ cóphân phối độc lập với các biến giải thích Với giả thiết này các tác động đượcgọi là tác động ngẫu nhiên, hay một thuật ngữ chuẩn mực hơn đó là tác độngngẫu nhiên thuần tuý So với mô hình tác động cố định, các giả thiết mạnhhơn này cho phép thu được các ước lượng chính xác hơn đối với tất cả các

Trang 14

tham số, bao gồm cả các hệ số của các biến giải thích thay đổi theo thời gian.Tuy nhiên, mô hình tác động ngẫu nhiên (random effects model – RE) và cácước lượng của chúng sẽ không chính xác nếu mô hình đúng phải là mô hìnhtác động cố định Các nhà kinh tế thường cho rằng các giả thiết của mô hìnhtác động ngẫu nhiên không được số liệu ủng hộ, hay nói một cách khác rằngcác số liệu thực tế thường không thoả mãn các giả thiết của mô hình tác độngngẫu nhiên.

Điều hấp dẫn thứ ba của số liệu mảng là khả năng tìm hiểu thêm về tínhnăng động của hành vi con người nhiều hơn so với số liệu chéo Số liệu chéocó thể đưa ra tỷ lệ nghèo là 20% nhưng chúng ta cần số liệu mảng để xác địnhcó phải năm nào tỷ lệ nghèo cũng là 20% hay không

1.2 Một số mô hình được sử dụng trong phân tích số liệu mảng

Mô hình tuyến tính chung cho số liệu mảng cho phép hệ số chặn và hệ

số góc thay đổi theo từng đối tượng, cá thể và thời gian

, , 1

; , , 1

u - là yếu tố nhiễu - đại lượng vô hướng

i - là chỉ số cá thể (hoặc doanh nghiệp, hoặc quốc gia, )

t - là chỉ số thời gian

Mô hình này quá chung chung và không thể ước lượng được vì cónhiều tham số cần ước lượng hơn số quan sát Cần có thêm điều kiện ràngbuộc để làm giảm phạm vi thay đổi của it và it theo i và t, và phạm vi hoạtđộng của sai số u it

Trang 15

1.2.1 Mô hình gộp (Pooled Model)

Mô hình có tính ràng buộc chặt nhất là mô hình gộp, nó chỉ rõ các hệ sốhồi qui là hằng số, giả thiết thông thường đối với phân tích số liệu chéo, do đó

Giả thiết cơ bản của mô hình gộp

Giả thiết 1: Mô hình có dạng tuyến tính đối với các tham số

Giả thiết 2 : Mẫu được chọn ngẫu nhiên theo không gian

Giả thiết 3 : Kỳ vọng có điều kiện của sai số ngẫu nhiên theo biến giảithích tại mọi thời điểm bằng 0

Giả thiết 4 : Không có quan hệ đa cộng tuyến hoàn hảo giữa các biếngiải thích

Giả thiết 5 : Phương sai có điều kiện của sai số ngẫu nhiên theo tất cảbiến giải thích bằng hằng số

Giả thiết 6 : Sai số ngẫu nhiên ở thời điểm này không có quan hệ tươngquan với sai số ngẫu nhiên ở thời điểm khác (không có tự tương quan)

Giả thiết 7 : Sai số ngẫu nhiên có điều kiện theo biến giải thích: độclập, xác định và là biến ngẫu nhiên phân bố chuẩn

Nếu mô hình này được chỉ định đúng và các biến giải thích khôngtương quan với sai số thì có thể ước lượng một cách chính xác mô hình gộpnày bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất gộp (Pooled OLS) Tuy nhiên,

số hạng sai số dường như có tương quan theo thời gian đối với mỗi cá thể,trong trường hợp này các sai số chuẩn theo báo cáo thông thường sẽ khôngđược sử dụng vì chúng có thể bị ước lượng chệch xuống rất nhiều Hơn nữacác ước lượng OLS gộp sẽ không chính xác nếu mô hình thích hợp là mô hìnhtác động cố định (the fixed effects model)

Trang 16

1.2.2 Mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên (Fixed Effects and Random Effects Models)

Mô hình tác động cá thể riêng biệt cho phép mỗi đơn vị theo khônggian (mỗi cá thể, mỗi doanh nghiệp, hoặc mỗi quốc gia, ) có số hạng chặnkhác nhau mặc dù tất cả các hệ số góc là như nhau, cho nên:

xit it

i it

y        (2) trong đó it có phân bố xác định và độc lập đối với it Hệ số i là biếnngẫu nhiên thể hiện các đặc tính không quan sát được, trong phần này chúng

ta giả thiết nó là biến ngoại sinh

it i,xi1, ,xiT 0 , t 1 , ,T,

E  (3)nghĩa là, số hạng sai số được giả thiết là có kỳ vọng có điều kiện theo giá trịquá khứ, hiện tại và tương lai của các biến giải thích bằng 0

Mô hình tác động cố định

Một dạng khác của mô hình (2) coi i như một biến ngẫu nhiên khôngquan sát được, nó có khả năng tương quan với các biến quan sát được xit Môhình biến thể này được gọi là mô hình tác động cố định (Fixed Effects - FE)

Mô hình tác động cố định cần thỏa mãn một số giả thiết sau :

Giả thiết 1 : Mẫu được chọn ngẫu nhiên theo không gian

Giả thiết 2 : Kỳ vọng có điều kiện của sai số ngẫu nhiên theo biến giảithích tại mọi thời điểm và đặc tính không quan sát được bằng 0

it i,xi1, ,xiT 0 , t 1 , ,T,

E 

Giả thiết 3 : Các biến giải thích thay đổi theo thời gian (với ít nhất một

số cá thể i) và không có quan hệ đa cộng tuyến hoàn hảo

Giả thiết 4 : Phương sai của sai số ngẫu nhiên đồng đều

iti, itVar it  2

Trang 17

Giả thiết 5 : Sai số ngẫu nhiên không có tự tương quan.

Mô hình tác động ngẫu nhiên

Một dạng khác của mô hình (2) giả thiết rằng những tác động cá thểkhông quan sát được i là biến ngẫu nhiên, nó có phân phối độc lập với cácbiến giải thích Mô hình tác động ngẫu nhiên cần thỏa mãn một số giả thiếtnữa như sau :

Giả thiết 1 : Mẫu được chọn ngẫu nhiên theo không gian

Giả thiết 2 : Kỳ vọng có điều kiện của sai số ngẫu nhiên theo biến giảithích tại mọi thời điểm và đặc tính không quan sát được bằng 0

Trang 18

Giả thiết 8 : Sai số ngẫu nhiên với điều kiện các biến giải thích và đặctính không quan sát được có phân bố độc lập xác định N0 , 2.

Thuật ngữ tác động cố định và thuật ngữ tác động ngẫu nhiên chính xáchơn là tác động ngẫu nhiên thuần tuý có khả năng mất định hướng Để tránh

sự lộn xộn này tác giả M-J.Lee (2002) gọi tác động cố định là “tác động cóliên hệ” và tác động ngẫu nhiên là “tác động không liên hệ” Luận văn sửdụng các ký hiệu và thuật ngữ truyền thống nhưng thực chất i là biến ngẫunhiên trong cả hai mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên

1.2.3 So sánh mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên

Cơ sở để phân biệt mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫunhiên là tác động riêng của từng cá thể thay đổi hay cố định theo thời gian

Một số tác giả, trong đó có Chamberlain (1980, 1984) và Wooldridge(2002), sử dụng kí hiệu:

thay thế (2) để thể hiện rõ ràng tác động cá thể là biến ngẫu nhiên trong cả hai

mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên Cả hai mô hìnhgiả thiết rằng:

Trang 19

y itxit  xit

E    và vì vậy có thể xác định được Ey x it it Tuy nhiên trong môhình tác động cố định, Ec x i it biến đổi theo xit và chúng ta không biết nóbiến đổi như thế nào vì vậy chúng ta không thể xác định được Ey x it it Dù saocũng có thể ước lượng được  trong mô hình tác động cố định bằng số liệumảng ngắn hạn Như vậy kỳ vọng có điều kiện của biến phụ thuộc không xácđịnh được nhưng có thể ước lượng được tác động biên trong mô hình tác động

cố định   Ey it c i,xit xit,

Ví dụ, có thể đánh giá tác động của số năm đến trường tới thu nhập, vớiđiều kiện đã kiểm soát các tác động cá thể, mặc dù tác động của các yếu tố cáthể và kỳ vọng có điều kiện của biến phụ thuộc không xác định được

Trong số liệu mảng ngắn hạn, mô hình tác động cố định cho phép chỉước lượng được tác động biên Ey it c i,xit xit và thậm chí chỉ tác động biênđối với các biến số thay đổi theo thời gian, cho nên tác động biên của các biếnkhông thay đổi theo thời gian như biến chủng tộc hoặc giới tính sẽ không xácđịnh được Mô hình tác động ngẫu nhiên cho phép ước lượng tất cả các phần

tử của  và Ey x it it nhưng giả thiết quan trọng của mô hình tác động ngẫunhiên là Ec x i it bằng hằng số được coi như không thể thoả mãn trong nhiềuứng dụng kinh tế lượng vi mô

1.3 Các ước lượng số liệu mảng

Bây giờ chúng ta sẽ giới thiệu một vài ước lượng của  đối với số liệumảng được sử dụng rộng rãi Các ước lượng khác nhau về độ lớn và tính chấtcủa chúng thay đổi phụ thuộc vào việc mô hình tác động cố định có phải là

mô hình phù hợp hay không

Biến giải thích x it có thể không thay đổi theo thời gian, tức là x  it x i

với t 1 , 2 , ,T hoặc biến đổi theo thời gian Với một số ước lượng, đáng chú ý

Trang 20

là các ước lượng sai phân cấp một được xác định sau đây, chỉ các hệ số tươngứng với biến giải thích thay đổi theo thời gian được xác định.

1.3.1 Ước lượng bình phương nhỏ nhất gộp (Pooled OLS)

Ước lượng bình phương nhỏ nhất gộp (OLS gộp) thu được bằng cáchsắp xếp số liệu theo it thành dạng hồi qui dài với NT quan sát, và ướclượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS)

, , 1

; , , 1

Ước lượng OLS gộp sẽ không vững nếu mô hình đúng là mô hình tác

Trang 21

động cố định Để thấy rõ điều này chúng ta có thể viết lại mô hình (2) như sau

y it   xit i   it.

Do đó hồi qui OLS gộp y it theo xit có hệ số chặn sẽ thu được ướclượng không vững của  nếu ảnh hưởng cá thể i có tương quan với các biếngiải thích xit, sự tương quan này dẫn tới số hạng sai số ghép i   it tươngquan với các biến giải thích

Tóm lại, OLS gộp sẽ phù hợp nếu các hệ số hồi qui là hằng số hay môhình tác động ngẫu nhiên là phù hợp, nhưng phải sử dụng các sai số chuẩn vàthông kê t đã điều chỉnh theo số liệu mảng khi thực hiện suy diễn thống kê

1.3.2 Ước lượng giữa các cá thể (Between Estimator)

Ước lượng OLS gộp sử dụng sự biến thiên cả theo đơn vị thời gian vàkhông gian để ước lượng 

Thay vào đó ước lượng giữa các cá thể (ước lượng between) trong sốliệu mảng ngắn hạn chỉ sử dụng sự biến thiên theo không gian Chúng ta sẽkhởi đầu với mô hình tác động cá thể riêng biệt (3) Lấy trung bình theo tất cảcác năm cho ta y i  ixi   i, có thể viết lại phương trình này dưới dạng môhình giữa các cá thể (mô hình between)

là trường hợp đặc biệt của số liệu mảng khi T  1)

Ước lượng giữa các cá thể là vững nếu các biến giải thích xiđộc lập vớisai số ngẫu nhiên ghép i   i trong (5) Phương pháp ước lượng này cóthể dùng cho mô hình có hệ số hồi qui là hằng số và mô hình tác động ngẫu

Trang 22

nhiên Ngược lại, với mô hình tác động cố định ước lượng giữa các cá thể sẽkhông vững vì trong mô hình này i được giả thiết là tương quan với xit và vìvậy cũng tương quan với xi

1.3.3 Ước lượng từng cá thể hay ước lượng tác động cố định (Within

or Fixed effects Estimator)

Ước lượng từng cá thể (Within estimator) là một ước lượng khônggiống với ước lượng OLS gộp hay ước lượng giữa các cá thể (between), nókhai khác những đặc trưng đặc biệt của số liệu mảng Trong số liệu mảngngắn hạn, ước lượng từng cá thể đo lường sự liên kết giữa độ lệch của biếngiải thích so với giá trị trung bình theo thời gian của các biến đó tính theotừng cá thể riêng biệt và độ lệch của biến phụ thuộc so với giá trị trung bìnhtheo thời gian của nó theo từng cá thể riêng biệt Ước lượng này được tínhtoán sử dụng sự biến thiên của số liệu theo thời gian

Chúng ta sẽ xem xét mô hình tác động cá thể riêng biệt (2), mô hìnhnày có một trường hợp đặc biệt là khi  i  ta có mô hình (1) Lấy trung bìnhtheo thời gian của (2) ta có y i  ixi   i Lấy phương trình (2) trừ điphương trình này ta có mô hình từng cá thể

   , i 1 , ,N, t 1 , ,T,

y

y itixit- xi   it  i  (6)trong phương trình này số hạng i bị triệt tiêu

Ước lượng từng cá thể là ước lượng OLS cho mô hình (6) Đặc trưngđặc biệt của ước lượng này là nó cho ước lượng vững của  trong mô hìnhtác động cố định, trong khi ước lượng OLS gộp và ước lượng between khôngthực hiện được

Ước lượng từng cá thể được gọi là ước lượng tác động cố định vì nócho ước lượng hiệu quả của  trong mô hình (2) nếu i là tác động cố định

Trang 23

và sai số it phân phối độc lập và xác định

Hạn chế chủ yếu của ước lượng từng cá thể là không xác định được hệ

số của các biến giải thích không thay đổi theo thời gian trong mô hình từng cáthể (mô hình 6), vì nếu x  it x i thì x  i x i cho nên x itx i 0 Rất nhiều nghiêncứu cần ước lượng tác động của các biến giải thích không thay đổi theo thờigian Ví dụ, khi sử dụng số liệu mảng hồi qui các yếu tố tác động đến tiềnlương, chúng ta quan tâm đến tác động của giới tính hoặc chủng tộc tới tiềnlương, nhưng nếu chúng ta sử dụng ước lượng từng cá thể thì chúng ta sẽkhông thu được các hệ số tương ứng với các biến này Đó chính là lý do tạisao nhiều nhà nghiên cứu thực tiễn không muốn sử dụng ước lượng từng cáthể Ước lượng OLS gộp hoặc ước lượng tác động ngẫu nhiên cho phép ướclượng hệ số của tất cả các biến giải thích kể cả các biến không thay đổi theothời gian, nhưng các ước lượng này lại mất tính vững khi mô hình đúng phải

là mô hình tác động cố định

1.3.4 Ước lượng sai phân cấp một (First – Differences Estimator)

Ước lượng sai phân cấp một cũng khai thác đặc trưng riêng của số liệumảng Trong số liệu mảng ngắn hạn ước lượng này đo lường mức độ liên kếtgiữa sự thay đổi qua một thời kỳ của từng cá thể ở các biến giải thích với sựthay đổi qua một thời kỳ của từng cá thể ở biến phụ thuộc

Để hiểu rõ chúng ta sẽ nghiên cứu mô hình tác động cá thể riêng biệt(2) Lấy trễ một thời kỳ ta có y,t 1  ix ,t 1    ,t 1 Trừ hai vế hai phươngtrình ta có mô hình sai phân cấp một

y

y it ,t1xit- x,t1   it  ,t1 ,  1 , , ,  2 , , (7) trong phương trình này số hạng i bị triệt tiêu

Ước lượng sai phân cấp một là ước lượng OLS của mô hình (7) Giống

Trang 24

như ước lượng từng cá thể, phương pháp ước lượng này cho ước lượng vữngcủa  trong mô hình tác động cố định, mặc dù nó không xác định được hệ sốtương ứng với các biến giải thích không thay đổi theo thời gian Ước lượngsai phân cấp một không hiệu quả bằng ước lượng từng cá thể với T  2 nếu it

phân bố độc lập và xác định

1.3.5 Ước lượng tác động ngẫu nhiên (Random Effects Estimator)

Ước lượng tác động ngẫu nhiên cũng là một phương pháp ước lượngkhai thác đặc trưng riêng của số liệu mảng

Xuất phát từ mô hình tác động cá thể riêng biệt nhưng chúng ta giảthiết là mô hình tác động ngẫu nhiên trong đó i và it có phân bố độc lập vàxác định giống như trong (4) Với mô hình này phương pháp ước lượng OLSgộp cho ước lượng vững nhưng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát(GLS) gộp sẽ cho ước lượng hiệu quả hơn Ước lượng GLS khả thi của môhình tác động ngẫu nhiên, được gọi là ước lượng tác động ngẫu nhiên, có thểtính toán từ ước lượng OLS mô hình đã biến đổi

   it iit i

y  ˆ  1  ˆ  x -ˆx   (8)trong đó v it 1  ˆiit   ˆ i tiệm cận phân bố độc lập và xác định, và ˆ làước lượng vững của

Trang 25

ngẫu nhiên mất tính vững

Bảng 1.1 Mối quan hệ giữa các Ước lượng và Mô hình phổ biến

Mô hình giả thiết

Ước lượng của 

Mô hìnhgộp

Mô hình tác độngngẫu nhiên

1.4 Suy diễn thống kê

Các mô hình cho số liệu mảng khác nhau có chứa các số hạng sai số kíhiệu là u  it, it, và i Trong rất nhiều áp dụng kinh tế lượng vi mô người ta cónhiều lý do để giả thiết rằng các sai số này độc lập theo i Tuy nhiên, các sai

số này có tiềm năng 1) tương quan chuỗi (ví dụ, tương quan theo t đối với i

cho trước) và/hoặc 2) phương sai sai số không đồng đều Để các suy diễnthống kê có giá trị cần phải kiểm soát được cả hai yếu tố này

Nhiều phần mềm máy tính mặc định tính toán các sai số chuẩn với giảthiết các sai số của mô hình phân phối độc lập xác định, dẫn tới sai lầm trongsuy diễn thống kê Cụ thể là hồi qui y it theo xit bằng phương pháp OLS gộp

mà không kiểm soát tác động cá thể thường có khả năng Covu it,u is 0 với

Trang 26

thường làm đối với số liệu chéo.

1.4.1 Sai số chuẩn trong số liệu mảng (Panel – Robust Sandwich

những hệ số hồi qui của những biến giải thích thay đổi theo thời gian đượcxác định Đối với các tác động ngẫu nhiên ~y ity it  ˆy iw~it wit  ˆwi và

là ma trận T  q, đối với mô hình sai phân cấp một nó

là ma trận T 1q Tiếp tục gộp cho N cá thể cho ta

u θ W

Trang 27

Do đó, ba công thức biểu diễn ước lượng OLS là

1 t N

1 i T

1 t

i i N

1 i

i i -1

y w w

w

y W W

W

y W W W

it it it

1

1 OLS

trong biểu thức thứ ba, tổng từ t 2 tới Tvới trường hợp ước lượng sai phâncấp một Công thức sử dụng thuận tiện nhất tuỳ thuộc vào từng nội dung

Để xem xét tính vững, cần chú ý rằng nếu mô hình được chỉ định đúngthì công thức đại số thông thường là θˆ θ W~ W~-1 W~ u~

i

W~ ~ ~ ~ θ

E Giả thiết này nói chung mạnh hơn giả thiết Eu w it it 0.Giả thiết đủ là biến giải thích thực sự ngoại sinh

Phương sai gần đúng (tiệm cận) của θˆ OLS là:

1

1 OLS

i i N

i i i i i N

1 i

i

W V

1

1 OLS

~

~

~ ˆ ˆ

~

~

~ θˆ

i i N

i i i i N

1 i

i

W V

i

, (11)

Trang 28

trong đó uˆiuˆ~i ~y i - W~iθˆ Ước lượng trong (11) giả thiết các sai số độc lậptheo iN   trong trường hợp số liệu mảng ngắn hạn, nhưng mặt kháccác ước lượng này cho phép V u it và Covu , it u is thay đổi theo i, ts Biểuthức tương đương là

1

1 1

1 1

1 i N

1 i

w w w

w w

w V

T t

it it T

t

is it T

s

is it T

1.4.2 Sai số chuẩn Bootstrap trong số liệu mảng (Panel Bootstrap Standard Errors)

Phương pháp bootstrap cung cấp một phương pháp dễ dàng để thuđược sai số chuẩn trong số liệu mảng Giả thiết quan trọng là các sai số độclập theo i, do đó việc thực hiện thủ tục bootstrap là chọn lại mẫu có thay thếtheo i, và sử dụng tất cả quan sát theo thời gian của mỗi cá thể Với số liệu

B 1 1 θˆb-θˆ θˆb-θˆ

1 θˆ

Trang 29

Phương pháp bootstrap này có thể áp dụng cho bất kỳ ước lượng số liệumảng nào mà ước lượng đó dựa trên giả thiết độc lập theo iN  .Phương pháp này chỉ có thể chọn mẫu lại theo i, không thể theo cả it.

Tầm quan trọng của việc điều chỉnh sai số chuẩn khi có tương quanchuỗi ở mức cá thể không nên bị nhấn mạnh quá mức Các phần mềm chuyêndụng hiện nay chưa thể giải quyết vấn đề này một cách tự động Tác giảBertrand, Duflo và Mullainthan (2004) đã minh hoạ kết quả tính toán sai sốchuẩn chệch xuống trong nội dung ước lượng khác biệt kép Họ đã phát hiện

ra rằng phương pháp ước lượng sai số chuẩn số liệu mảng robust và phươngpháp bootstrap cho kết quả tốt, kể cả khi họ áp dụng với số liệu theo năm củacác bang, số bang N là khá nhỏ trong khi lý thuyết tiệm cận yêu cầu N  

1.5 Lựa chọn mô hình tác động cố định hay tác động ngẫu nhiên 1.5.1 Ưu nhược điểm của mô hình tác động cố định và tác động ngẫu nhiên

Sự hấp dẫn của mô hình tác động cố định là cho phép sử dụng số liệumảng để thu được kết quả tốt với những giả thiết yếu hơn so với những giảthiết đối với số liệu chéo hoặc với những mô hình số liệu mảng khác không cótác động cố định, ví dụ mô hình gộp và mô hình tác động ngẫu nhiên

Kết quả của một số nghiên cứu đã chỉ ra rõ ràng, nhưng mô hình tácđộng ngẫu nhiên có thể phù hợp Ví dụ, trong thí nghiệm thực nghiệm như sửdụng lượng phân bón khác nhau cho những cánh đồng khác nhau, kết quả sảnlượng thu hoạch sẽ khác nhau Mặt khác, có thể sẽ hiệu quả nếu sử dụng phântích tác động ngẫu nhiên để đo lường sự mở rộng của quan hệ tương quan,xác định kết quả là các nghiên cứu sâu hơn phải áp dụng phương pháp khác.Mặc dù vậy các nhà kinh tế ít khi từ bỏ sở thích áp dụng phương pháp tácđộng ngẫu nhiên, vì mong muốn đo lường kết quả bất chấp sự đáng tin cậy

Trang 30

của số liệu quan sát.

Mô hình tác động cố định có một số điểm yếu trong thực hành Môhình này không thể ước lượng được hệ số của bất kỳ biến giải thích nàokhông thay đổi theo thời gian, ví dụ biến giới tính, vì các biến này bị xếp vàotác động cá thể riêng biệt Hệ số của các biến thay đổi theo thời gian đượcước lượng nhưng những ước lượng này có thể không chính xác nếu phần lớn

sự biến thiên của biến giải thích là theo không gian nhiều hơn theo thời gian

Dự báo kỳ vọng có điều kiện là không thể Thay vào đó, sự thay đổi của kỳvọng có điều kiện do sự thay đổi của các biến giải thích thay đổi theo thờigian có thể dự báo được Thậm chí các hệ số của các biến giải thích thay đổitheo thời gian trong các mô hình phi tuyến tính có thể khó hoặc không thể ướclượng về mặt lý thuyết Vì những lý do này mà các nhà kinh tế cũng sử dụng

mô hình tác động ngẫu nhiên, kể cả khi sự diễn giải lý do có thể không đượcđảm bảo

Giá trị lớn của kiểm định thống kê Hausman dẫn tới bác bỏ giả thuyết

H0 cho rằng tác động cá thể riêng biệt không tương quan với các biến giải

Trang 31

thích và tóm lại tác động cá thể là tác động cố định Vẫn có thể tránh sử dụng

mô hình tác động cố định Nếu các biến giải thích tương quan với tác động cáthể riêng biệt là do bỏ sót biến thì có thể bổ sung biến giải thích (cả biến thayđổi theo thời gian và không thay đổi theo thời gian đều được) sau đó một lầnnữa tiến hành kiểm định Hausman với mô hình đã bổ sung biến để xem môhình tác động cố định còn cần thiết nữa hay không Thậm chí nếu mối quan

hệ tương quan trên vẫn còn thì vẫn có thể ước lượng mô hình tác động ngẫunhiên bằng phương pháp biến công cụ

1.5.2.1 Kiểm định Hausman khi tác động ngẫu nhiên thực sự hiệu quả

Chúng ta bắt đầu bằng giả thiết mô hình đúng là mô hình tác động ngẫunhiên với i phân phối độc lập xác định với 0 , 2 không tương quan với cácbiến giải thích và các sai số it phân phối độc lập xác định 0 , 2

Khi đó các ước lượng  ~RE thực sự hiệu quả, kiểm định thống kêHausman được xác định bằng:

nếu giả thuyết H0 đúng

1.5.2.2 Kiểm định Hausman khi tác động ngẫu nhiên không hiệu quả

Dạng thông thường của kiểm định Hausman sẽ không có giá trị nếu i

hoặc it không phân phối độc lập xác định, điều này có thể do hiện tượngphương sai sai số thay đổi vốn có trong rất nhiều số liệu kinh tế lượng vi mô

Do đó ước lượng tác động ngẫu nhiên không còn thực sự hiệu qủa với giả

Trang 32

thuyết H0 nên biểu thức ˆ ˆw ˆ  ~RE

b b

w RE

, 1 ,

1

1 ˆ

Trang 33

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA HỘ GIA ĐÌNH CHO NÔNG NGHIỆP

2.1 Khái quát về các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư của hộ gia đình

2.1.1 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của hộ gia đình cho nông nghiệp

Đất nước ta chạy dài từ Bắc vào Nam với nhiều đặc điểm tự nhiênphong phú vì vậy hoạt động nông nghiệp cũng rất sinh động Tùy theo đặcđiểm tự nhiên của từng vùng mà hộ gia đình có mô hình hoạt động nôngnghiệp khác nhau Nông nghiệp thường bao gồm hoạt động trồng trọt, chănnuôi và dịch vụ nông nghiệp Trên thực tế, một hộ gia đình với một số lượnglao động nhất định không chỉ trồng trọt chăn nuôi, làm dịch vụ nông nghiệp

mà còn kết hợp nuôi trồng thủy hải sản hoặc trồng, chăm sóc rừng Các hoạtđộng trồng trọt chăn nuôi nuôi trồng thủy sản, trồng rừng thường có tác độngtương tác hỗ trợ cho nhau, nếu các hoạt động này được kết hợp với nhau sẽtạo nên lợi ích vượt trội Chính vì những ưu điểm này mà trong nhiều nămqua, Đảng và Nhà nước ta đã tuyên truyền phổ biến mô hình VAC, VACR,khuyến khích hộ gia đình phát triển kinh tế nông nghiệp kết hợp trồng trọt,chăn nuôi với nuôi trồng thủy hải sản, trồng rừng Áp dụng mô hình VAC,VACR, hộ gia đình vừa thu được lợi ích từ việc kết hợp các hoạt động vừa tậndụng được thời gian thất nghiệp thời vụ (do đặc thù của hoạt động nôngnghiệp) Theo bộ số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình, ta có thể tính riêngthu, chi phí cho từng loại hoạt động : trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nôngnghiệp, lâm nghiệp, thủy sản nhưng ta không thể tách hay tính thời gian laođộng của từng người trong hộ cho mỗi hoạt động này

Trang 34

Vì những lý do nêu trên nên trong luận văn này, phân tích đầu tư của hộgia đình cho nông nghiệp chính là phân tích đầu tư của hộ gia đình cho nôngnghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Từ đây luận văn sử dụng thuật ngữ nôngnghiệp để chỉ chung cho các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Để đánh giá hiệu quả đầu tư của hộ gia đình cho nông nghiệp, chỉ tiêuđầu tiên không thể bỏ qua đó chính là thu nhập từ nông nghiệp của hộ giađình Thu nhập từ nông nghiệp của hộ được tính tương tự như các chỉ tiêu thunhập khác, nó chính bằng tổng thu trừ đi tổng chi của hộ gia đình cho hoạtđộng này

Các chỉ tiêu về thu và chi cho nông nghiệp của hộ được tổng hợp từmục 5: thu nhập và thu nhập khác, phiếu hỏi hộ gia đình năm 2002 ; và mục4: thu nhập, phiếu hỏi hộ gia đình năm 2004 Với các nội dung :

Tổng thu từ nông nghiệp = (thu trồng trọt+ thu chăn nuôi+ thu dịch vụnông nghiệp + thu săn bắt + thu lâm nghiệp + thu nuôi trồng và đánh bắt thủyhải sản)

Tổng chi cho nông nghiệp = (chi phí trồng trọt+ chi chăn nuôi+ chidịch vụ nông nghiệp + chi săn bắt + chi lâm nghiệp + chi nuôi trồng và đánhbắt thủy hải sản)

(chi tiết từng nội dung thu, chi được trình bày trong phụ lục)

Tất cả chỉ tiêu đều được tính tỉ mỉ từ những mục nhỏ, rõ ràng, chi tiết

và tách biệt, đảm bảo kết quả thu được chính xác, đầy đủ, chi tiết không tínhtrùng cũng không bỏ sót Sau khi đã tính được tổng thu, tổng chi, thu nhậpcủa hộ gia đình được tính bằng công thức :

Thu nhập từ nông nghiệp = tổng thu từ nông nghiệp – tổng chi chonông nghiệp

Thu nhập từ nông nghiệp của hộ mới phản ánh được hiệu quả thu vềcủa hộ sau khi đã đầu tư một khoản vốn chính bằng tổng chi phí cho hoạt

Trang 35

động nông nghiệp cùng với lao động trong hộ Khoản thu nhập này có đảmbảo cho cuộc sống của cả hộ gia đình hay không Để đánh giá mức sống của

hộ gia đình làm nông nghiệp ta có thể dùng chỉ tiêu thu nhập từ nông nghiệpbình quân đầu người

Thu nhập từ nông nghiệp bình quân đầu người = Thu nhập từ nôngnghiệp / số người trong hộ

Trong hộ gia đình mỗi thành viên có một công việc, nghề nghiệp riêng.Thành viên có nghề nghiệp chính là làm nông nghiệp trong hộ (gọi ngắn gọn

là lao động nông nghiệp chính), thành viên có nghề nghiệp chính là nghề khác

và có tham gia vào hoạt động nông nghiệp của hộ như một việc làm phụ thêm(gọi ngắn gọn là lao động nông nghiệp phụ) Dựa vào bộ số liệu không thểtách riêng giá trị do mỗi lao động tạo ra mà chỉ có thành quả chung của cả hộ,bên cạnh đó không có cơ sở để khẳng định lao động với nghề nghiệp chính làlàm nông nghiệp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động coi đó là việc làm phụ donhiều nguyên nhân Từ mục hỏi về việc làm trong các bảng hỏi, ta có thể tổnghợp được số lao động làm nông nghiệp trong hộ, số lao động với nghề chính

là làm nông nghiệp và số lao động làm nông nghiệp như một việc làm phụ

Giả thiết lao động làm nông nghiệp như một việc làm phụ tạo ra mộtlượng giá trị không đáng kể cho hộ, ta có thể tính được thu nhập từ nôngnghiệp bình quân của mỗi lao động nông nghiệp chính trong hộ theo công thức:

Thu nhập bình quân /lao động nông nghiệp chính = Thu nhập từ nôngnghiệp / số lao động với nghề nghiệp chính là làm nông nghiệp cho hộ

Ta cũng có thể giả thiết ngược lại là lao động làm nông nghiệp như mộtviệc làm phụ tạo ra một lượng giá trị bằng lao động với nghề nghiệp chính làlàm nông nghiệp cho hộ, ta có thể tính được thu nhập từ nông nghiệp bìnhquân của mỗi lao động nông nghiệp trong hộ theo công thức:

Thu nhập bình quân /lao động nông nghiệp = Thu nhập từ nôngnghiệp / số lao động nông nghiệp của hộ

Trang 36

Trên thực tế có thể cả hai giả thiết trên đều không đúng nhưng thu nhậpbình quân của mỗi lao động nông nghiệp trong hộ tạo ra sẽ nằm trong khoảng

từ Thu nhập bình quân /lao động nông nghiệp đến Thu nhập bình quân /laođộng nông nghiệp chính Và như vậy ta vẫn có thể đánh giá được thu nhậpbình quân của lao động trong lĩnh vực nông nghiệp

Hoạt động nông nghiệp cần phải tiến hành trên một diện tích đất đainhất định, đất đai trên trái đất không thể tăng thêm nhưng giá trị tạo ra trênmỗi diện tích đất có thể tăng Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất đượctính bằng công thức :

Thu nhập bình quân của hộ trên một hécta đất = thu nhập từ (trồng trọt+ chăn nuôi + lâm nghiệp + nuôi trồng thủy hải sản) / diện tích đất canh táccủa hộ (ha)

2004, các cán bộ ở Tổng cục Thống kê đã tổng hợp sẵn các biến chỉ số giávùng và chỉ số giá tháng tương ứng với từng hộ gia đình Trong cả hai bộ sốliệu đều có biến chỉ số giá vùng và chỉ số giá tháng được quy về giá của tháng

1 năm 2002 Trên cơ sở tài liệu hướng dẫn sử dụng số liệu của Tổng cụcthống kê, các biến số được quy về giá trị thực tế theo công thức sau:

Trang 37

Giá trị thực tế = giá trị danh nghĩa /(chỉ số giá vùng * chỉ số giá tháng)

Ví dụ :

Thu nhập thực tế = thu nhập danh nghĩa/(chỉ số giá vùng * chỉ số giá tháng)

(các biến số khác cũng được quy về giá trị thực tế theo quy tắc trên)

2.1.2 Thực trạng hiệu quả đầu tư của hộ gia đình cho nông nghiệp ở Việt Nam

Số liệu được sử dụng trong phân tích này là số liệu mảng, là kết hợpcủa hai bộ số liệu chéo năm 2002 và 2004 Với bộ số liệu này cho phép phântích sự biến động của biến số theo thời gian và so sánh giữa quan sát này vớiquan sát khác Bảng 2.1 cho biết giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và giá trịnhỏ nhất, giá trị lớn nhất của các biến đánh giá hiệu quả đầu tư của hộ giađình, được tính từ 4362 quan sát của cả hai năm 2002 và 2004 Tương ứngvới mỗi biến số có ba dòng : (1) overall (tất cả), (2) between (giữa các hộ giađình), và (3) within (trong từng hộ gia đình) Dòng (1) cho thấy trung bìnhthu nhập từ nông nghiệp của hộ gia đình là 8,766 triệu đồng với độ lệch chuẩncủa tất cả quan sát là 7,924 triệu đồng Thu nhập từ nông nghiệp của tất cả hộgia đình trong hai năm biến động trong khoảng 73 nghìn đồng đến 115612nghìn đồng, một khoảng biến động khá lớn Dòng (2) so sánh thu nhập giữacác hộ gia đình (between) ta có độ lệch chuẩn nhỏ hơn, đạt 7,34 triệu đồng.Dòng (3) là ước lượng within so sánh thu nhập của hộ gia đình giữa hai năm

2004 so với 2002 Độ lệch chuẩn của ước lượng within bằng 3467 nghìnđồng, nhỏ hơn độ lệch chuẩn chung và ước lượng between Giá trị nhỏ nhấtcủa within bằng -23154 nghìn đồng cho biết hộ có thu nhập từ nông nghiệpnăm 2004 giảm so với năm 2002 nhiều nhất là 23154 nghìn đồng Giá trị lớn

Trang 38

nhất của ước lượng within này cho biết hộ có thu nhập từ nông nghiệp năm

2004 so với năm 2002 tăng nhiều nhất là 40686 nghìn đồng Qua ba loại ướclượng này ta có thể đánh giá được sự biến động thu nhập của hộ gia đình quahai năm

Thu nhập được tính từ thu và chi cho nông nghiệp, biến số thu và chicho nông nghiệp được tính toán trong bảng thể hiện quy mô đầu tư vốn vàdoanh thu của hộ gia đình cho nông nghiệp Tổng vốn đầu tư cho nông nghiệpcủa hộ (chi cho nông nghiệp) trung bình đạt hơn 6 triệu đồng tuy nhiên cónhững hộ có mức đầu tư khá lớn, gần 200 triệu đồng Qua ước lượng within tathấy hộ có mức tăng nhiều nhất trong đầu tư năm 2004 so với 2002 là 71288nghìn đồng Mức thu trung bình của hộ gia đình cao hơn hẳn mức đầu tư, đạt15,08 triệu đồng Hộ gia đình có mức thu tăng nhiều nhất giữa hai năm 2004với 2002 là 90,69 triệu đồng

Thể hiện mức sống của hộ gia đình làm nông nghiệp ta có thể sử dụngchỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người trong hộ (thu nhập ở đây là thu nhập từnông nghiệp) Ta có mức thu nhập bình quân đầu người trong hai năm đạt gần

2 triệu đồng một năm, một giá trị rất khiêm tốn Giá trị nhỏ nhất là 10 nghìnđồng và lớn nhất là trên 19269 nghìn đồng Tuy nhiên chỉ tiêu này ước lượngthấp mức sống của hộ gia đình Việt Nam vì nó được tính bằng thu nhập của

hộ gia đình từ nông nghiệp chia cho số người trong hộ Nếu tất cả thành viêntrong đều làm nông nghiệp thì chỉ tiêu này đánh giá đúng thu nhập bình quânđầu người của hộ, còn nếu hộ có thành viên làm nghề phi nông nghiệp thì chỉtiêu này đã đánh giá thấp mức thu nhập bình quân đầu người thực sự của hộ

vì vậy chỉ tiêu này không được dùng trong các phân tích sau

Trang 39

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của hộ gia đình cho nông nghiệp

Đơn vị : nghìn đồng

Biến số

Trun g bình

Độ

lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất Số quan sát

Thu nhập từ nông nghiệp

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu VLSS 2002 & 2004

Chú thích: (1) overall – tất cả: kết quả tương ứng với dòng này được tính dựa trên tất cả các quan sát.

(2) between – giữa các hộ gia đình: kết quả tương ứng với dòng này được tính dựa trên giá trị trung bình hai năm của hộ gia đình

(3) within – trong từng hộ gia đình: kết quả tương ứng với dòng này được tính dựa trên biến động giữa năm 2004 so với năm 2002 (giá trị của năm 2004 trừ đi giá trị của năm 2002).

Thu nhập bình quân/ lao động chính trong hộ được tính bằng thu nhập

từ nông nghiệp của hộ chia cho số lao động có nghề nghiệp chính là làm nôngnghiệp cho hộ Thu nhập bình quân/ lao động được tính bằng thu nhập từnông nghiệp của hộ chia cho số lao động nông nghiệp trong hộ (bao gồm số

Trang 40

lao động có nghề nghiệp chính là làm nông nghiệp và lao động làm nghề phụ

là làm nông nghiệp) Như vậy có thể thấy, thu nhập bình quân/ lao động chính

là ước lượng cao thu nhập bình quân/ lao động nông nghiệp còn thu nhập bìnhquân/ lao động nông nghiệp là ước lượng thấp thu nhập bình quân/ lao độngnông nghiệp Giá trị trung bình thu nhập bình quân /lao động chính trong hộmột năm đạt 4555 nghìn đồng Giá trị trung bình thu nhập bình quân /laođộng nông nghiệp trong hộ đạt 3638 nghìn đồng Như vậy có thể thấy trungbình thu nhập của /lao động nông nghiệp trong khoảng 3638 đến 4555 nghìnđồng một năm Với mức thu nhập trung bình này người nông dân có thể đảmbảo cuộc sống của mình, nhưng biến số thu nhập bình quân này có mức độbiến động khá lớn với mức thu nhập bình quân thấp nhất chưa đạt 20 nghìnđồng một năm và mức lớn nhất đạt trên 40 triệu đồng Ngoài ra trong mẫuđiều tra còn có 14 hộ có mức thu nhập nhỏ hơn hoặc bằng không, do việc sửdụng mô hình kinh tế lượng về sau mà tác giả đã loại bỏ các hộ này ra khỏi bộ

số liệu phân tích Qua những con số này có thể thấy mức sống người lao độngnông nghiệp còn thấp, đời sống còn nhiều khó khăn vất vả

Giá trị trung bình thu nhập bình quân/ hecta đất đạt 17459 nghìn đồng,biên độ dao động rất rộng với mức thu nhập bình quân của hộ/ hécta nhỏ nhấtchưa đạt 10 nghìn đồng và lớn nhất đạt gần 100 triệu đồng Thu nhập bìnhquân/ héc ta đất canh tác của hộ gia đình năm 2004 so với năm 2002 giảmnhiều nhất là 25,6 triệu đồng, tăng nhiều nhất là 60,5 triệu đồng

Qua phân tích sơ lược từng biến số đánh giá hiệu quả đầu tư cho nôngnghiệp ở trên ta thấy có thể chọn ba biến số làm đại diện để tiến hành cácphân tích sâu hơn Ba biến số đó là: thu nhập từ nông nghiệp, thu nhập bìnhquân /lao động nông nghiệp của hộ và thu nhập bình quân của hộ /héc ta đất

2.2 Phân tích thống kê mô tả

2.2.1 Phân tích hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp theo mô hình hoạt động kinh tế của hộ

Ngày đăng: 24/11/2015, 10:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. PGS. TS. Vũ Văn Phúc (2005), “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn: vai trò và mục tiêu những năm tới”, http://www.vnexpress. net, ngày 05/12/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp, nông thôn: vai trò và mục tiêu những năm tới
Tác giả: PGS. TS. Vũ Văn Phúc
Năm: 2005
1. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006 - 2010. ”, http://www.vnexpress.net, ngày 01/06/2006 Link
3. Niên giám thống kê Việt Nam năm 2005 (2006), Tổng cục Thống kê Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
4. Tổng cục Thống kê (2003), Giới thiệu chung về cuộc Điều tra hộ gia đình 2002 Khác
5. Tổng cục Thống kê (2005), Hướng dẫn sử dụng bộ số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004.TIẾNG ANH Khác
6. A.Colin Cameron, Pravin K. Trevedi (2005), Microeconometrics Methods and Applications, Cambridge University Press Khác
7. Jeffrey M.Wooldrige, Introductory Econometrics A modern approach 2E Khác
8. Peter Kennedy (1994), A guide to econometrics, Blackwell Publisher Oxford UK Khác
9. Stata Cross-Sectional Time-Series Reference Manual, Stata 8 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w