Mô hình kinh tế lượng thực nghiệm

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình kinh tế lượng phân tích các yếu tố tác động tới hiệu quả đầu tư của hộ gia đình cho nông nghiệp (Trang 73)

6. Kết cấu luận văn

3.2.Mô hình kinh tế lượng thực nghiệm

Các biến số thu nhập từ nông nghiệp, thu nhập bình quân/ lao động nông nghiệp, thu nhập bình quân/ héc ta đất của hộ là các biến đánh giá hiệu quả đầu tư của hộ gia đình cho nông nghiệp của hộ, sẽ đóng vai trò làm biến phụ thuộc trong mô hình kinh tế lượng. Các phân tích thống kê mô tả ở chương 2 đã cho thấy hầu hết các biến số đều ít nhiều tác động tới các biến phụ thuộc này, tuy nhiên các biến số đó có tác động đồng thời và thường có quan hệ tương quan với nhau. Vì vậy nếu chỉ dựa vào các bảng thống kê để phân tích sẽ không chính xác, ta cần sử dụng phương pháp kinh tế lượng.

Với số lượng lớn biến số có quan hệ tương quan với nhau được dùng để giải thích cho sự biến động của thu nhập từ nông nghiệp của hộ, nếu cùng một lúc đưa cả vào mô hình sẽ có đa cộng tuyến, nhiều hệ số không có ý nghĩa thống kê và rất khó khăn trong việc lựa chọn mô hình. Để đơn giản hóa, các biến giải thích đưa vào mô hình được lựa chọn theo trình tự như sau. Vốn đầu tư tác động mạnh nhất tới thu nhập từ nông nghiệp của hộ nên được chọn làm biến giải thích đầu tiên đưa vào mô hình. Sau đó lần lượt đưa từng biến

giải thích khác vào mô hình. Các biến số có tác động thực sự tới biến phụ thuộc, hệ số hồi qui tương ứng khác 0 một cách có ý nghĩa thống kê sẽ được giữ lại. Những biến số tác động không đáng kể tới thu nhập từ nông nghiệp của hộ, hệ số hồi qui tương ứng với biến số đó không có ý nghĩa thống kê thì sẽ bị loại khỏi mô hình. Tiến hành lần lượt với tất cả các biến đóng vai trò làm biến giải thích, mô hình cuối cùng thu được là mô hình tốt nhất.

Trong chương 1 đã giới thiệu, có hai mô hình được dùng phổ biến với số liệu mảng đó là mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên. Có nhiều yếu tố đồng thời tác động tới biến phụ thuộc, có yếu tố quan sát được, có yếu tố không quan sát được, các yếu tố quan sát được và không quan sát được có khả năng tương quan với nhau. Nếu các biến quan sát được và các đặc tính không quan sát được không tương quan với nhau thì ước lượng bằng mô hình tác động ngẫu nhiên sẽ cho kết quả chính xác. Ngược lại nếu các biến này có quan hệ tương quan với nhau thì ước lượng bằng mô hình tác động ngẫu nhiên sẽ bị sai lệch và lúc đó chỉ có thể dùng mô hình tác động cố định. Trong thực tế các biến quan sát được và các đặc tính không quan sát được thường có quan hệ tương quan với nhau vì vậy rất ít khi sử dụng được mô hình tác động ngẫu nhiên (tác động không liên hệ) mà thông thường chỉ dùng được mô hình tác động cố định (tác động có liên hệ).

Kiểm định Hausman được giới thiệu ở chương 1 cho phép khẳng định mô hình chỉ định đúng là mô hình tác động cố định hay mô hình tác động ngẫu nhiên. Với bộ số liệu thực tế tác giả đã tiến hành kiểm định Hausman cho cả 3 mô hình 1, 2 và 3 ; kết quả kiểm định cho thấy mô hình chỉ định đúng là mô hình tác động cố định. Kết quả kiểm định Hausman được trình bày trong phụ lục.

3.2.1. Mô hình kinh tế lượng phân tích các yếu tố tác động tới thu nhập từ nông nghiệp của hộ gia đình

Bảng 3.1 trình bày kết quả hồi qui mô hình 1 với biến phụ thuộc là ln(thu nhập từ nông nghiệp của hộ) theo các biến giải thích bằng phương pháp tác động cố định (fixed-efects). Số quan sát được sử dụng là 3912, bao gồm 2123 nhóm (hộ gia đình), số quan sát được sử dụng ở đây nhỏ hơn hai lần số hộ gia đình vì một số quan sát bị thiếu thông tin nên không được đưa vào tính toán. Có ba giá trị R2 là R2 within, R2 between, và R2 overall, mô hình được ước lượng bằng phương pháp tác động cố định nên R2 within chính là R2 cổ điển. Ta có R2 within =0.5414 tức là các biến độc lập trong mô hình này giải thích được 54,14% sự biến động thu nhập từ nông nghiệp của hộ. Như vậy còn hơn 40% sự biến động của thu nhập từ nông nghiệp của hộ chưa được giải thích trong mô hình, các yếu tố đó có thể là thời tiết, thiên tai, bệnh dịch,... Thống kê F kiểm định sự phù hợp của hàm hồi qui có giá trị khá lớn, cho thấy hàm hồi qui phù hợp.

Biến thu nhập từ nông nghiệp là tổng thu nhập ròng của hộ từ tất cả các hoạt động: trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, săn bắt, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ thủy sản nên biến độc lập vốn đầu tư được tính bằng tổng chi của hộ gia đình cho tất cả các hoạt động trên. Kết quả ước lượng cho thấy, vốn đầu tư cho nông nghiệp của hộ có tác động mạnh nhất tới thu nhập từ nông nghiệp của hộ gia đình. Nếu vốn đầu tư tăng thêm 1% thì thu nhập trung bình từ nông nghiệp của hộ tăng thêm 0,4956%. Thu nhập của hộ ở đây là thu nhập ròng được tính bằng tổng thu của hộ trừ đi tổng chi. Như vậy có thể nói, cứ thêm tiền đầu tư thì hộ gia đình sẽ thu được lợi nhuận.

Bảng 3.1: Mô hình tác động cố định đánh giá các yếu tố tác động tới thu nhập từ nông nghiệp của hộ gia đình

Fixed-effects (within) regression Number of obs = 3912

Group variable (i): id Number of groups = 2123

R-sq: within = 0.5414 Obs per group: min = 1

between = 0.7811 avg = 1.8

Overall = 0.7448 max = 2

F(6,1783) = 350.89 Prob > F = 0.000 corr(u_i, Xb)= 0.1951

Ln(thu nhập từ nông nghiệp) Hệ số Sai số chuẩn t P > |t|

Ln(vốn đầu tư) 0.4956 0.0139 35.65 0.000

Ln(tổng số giờ lao động) 0.0845 0.0135 6.24 0.000

Ln(diện tích đất canh tác) 0.1701 0.0165 10.32 0.000

Trình độ học vấn 0.0170 0.0074 2.3 0.021

Hệ số gieo trồng 0.0194 0.0056 3.46 0.001

VAC 0.0549 0.0270 2.04 0.042

Hằng số 4.0129 0.1506 26.65 0.000

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu VLSS 2002 & 2004

Với cùng một diện tích đất đã cho, hộ gia đình nông dân có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản vì vậy thu nhập nhận được cũng khác nhau. Trên một diện tích đất hẹp hộ gia đình có thể có thu nhập cao, có hộ gia đình sử dụng một diện tích lớn đất canh tác nhưng thu nhập vẫn không cao. Xảy ra nghịch lý như vậy vì còn nhiều yếu tố khác nhau cùng tác động tới thu nhập từ nông nghiệp của hộ gia đình. Mô hình kinh tế lượng cho phép ta đánh giá tác động từng yếu tố trong khi cố định các yếu tố khác. Biến diện tích đất canh tác là tổng diện tích tính bằng héc ta hiện hộ đang sử dụng cho các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và mặt nước nuôi trồng thủy hải sản. Diện tích đất canh tác này bao gồm đất của hộ được quyền sử dụng lâu dài và đất hộ đi thuê, mượn của hộ khác, không bao gồm đất ở. Qua mô hình kinh tế lượng được trình bày trong bảng 3.1 ta có thể khẳng định: Diện tích đất canh tác có tác động tích cực tới thu nhập từ nông

nghiệp của hộ. Diện tích đất canh tác có tác động lớn thứ hai tới thu nhập từ nông nghiệp của hộ gia đình. Nếu diện tích đất canh tác tăng thêm 1% thì thu nhập ròng của hộ tăng thêm 0,17%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Thu nhập từ nông nghiệp của hộ phụ thuộc vào số lao động lao động sản xuất của hộ, một lao động có thể làm việc nhiều hoặc ít vì vậy trong mô hình hồi qui này sử dụng chỉ tiêu tổng số giờ làm việc của các thành viên trong hộ để thu được kết quả giải thích chính xác hơn. Biến tổng số giờ lao động được tính bằng tổng số giờ lao động của tất cả thành viên lao động nông nghiệp trong hộ. Qua bảng 3.1 ta thấy, nếu tổng số giờ lao động của hộ tăng 1% thì thu nhập từ nông nghiệp tăng 0,0845% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Theo lý thuyết kinh tế nếu số giờ lao động tăng thì thu nhập tăng, kết quả thu được hoàn toàn phù hợp. Số giờ lao động có tác động khá mạnh tới thu nhập từ nông nghiệp của hộ gia đình.

Vốn, lao động và đất đai là ba đầu vào cơ bản cho hoạt động sản xuất, giả sử cả ba yếu tố này cùng tăng 1% thì có thể ước tính thu nhập ròng từ nông nghiệp của hộ sẽ tăng 0,4956 + 0,1701 + 0,0845 = 0,7502(%).

Trình độ học vấn cao giúp con người tăng khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật mặt khác trình độ học vấn còn thể hiện tố chất của mỗi người vì một người có tố chất tốt, thông minh nhanh nhạy sẽ học giỏi và có khả năng học cao, thậm chí được gia đình ưu tiên cho đi học. Dù với góc độ nào ta thấy trình độ học vấn có tác động tích cực tới khả năng tăng thu nhập. Trình độ học vấn của người nông dân sẽ ảnh hưởng tới thu nhập của họ nhưng ở nước ta người nông dân không làm việc riêng lẻ mà theo gia đình họ. Vì vậy thu nhập từ nông nghiệp của hộ gia đình không chỉ chịu ảnh hưởng bởi trình độ học vấn của lao động nông nghiệp trong hộ mà chịu ảnh hưởng bởi trình độ học vấn của cả hộ. Biến trình độ học vấn được tính bằng số năm học phổ thông trung bình của tất cả các thành viên trong hộ. Bảng 3.1 cho

thấy khi số năm học trung bình của cả hộ tăng thêm 1 năm thì thu nhập ròng từ nông nghiệp của họ tăng 0,017% . Kết quả phù hợp với thực tiễn, trình độ học vấn tăng thì thu nhập tăng. Tương ứng với biến trình độ học vấn, P-value = 0,021 < 0,05 nên với mức ý nghĩa 5%, hệ số tương ứng với biến trình độ học vấn thực sự khác 0 nghĩa là trình độ học vấn có tác động thực sự tới thu nhập từ nông nghiệp. Với độ tin cậy 95%, nếu số năm học trung bình của hộ tăng thêm 1 năm thì thu nhập từ nông nghiệp tăng trong khoảng 0,0025% đến 0,0315%. Mức tác động của trình độ học vấn tới thu nhập từ nông nghiệp của hộ không mạnh. Mặt khác với mức ý nghĩa 1% hoặc 2% ta thấy biến này không có ý nghĩa thống kê, tức là có thể coi trình độ học vấn không ảnh hưởng tới thu nhập từ nông nghiệp của hộ. Điều này có thể do nông nghiệp là nghề lao động giản đơn, không đòi hỏi người lao động phải có trình độ học vấn cao hoặc do hộ gia đình ở miền núi gặp nhiều khó khăn ít có điều kiện học cao, trình độ học vấn thấp nhưng có diện tích đất canh tác lớn nên thu nhập từ nông nghiệp cao.

Trên cùng một diện tích đất canh tác, hộ gia đình có thể sử dụng trồng nhiều loại cây khác nhau thâm canh, xen canh để tăng hiệu quả sử dụng đất. Biến hệ số gieo trồng được tính bằng tổng diện tích gieo trồng lúa, cây lương thực thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày (các loại cây trồng dưới 1 năm) chia cho diện tích đất canh tác các loại cây đó. Kết quả hồi qui cho thấy tác dụng rõ rệt của việc thâm canh. Nếu hệ số gieo trồng tăng thêm 1 đơn vị (tăng thêm 1 vụ) thì thu nhập từ nông nghiệp của hộ tăng thêm 0,0194% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biến VAC là biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu hộ gia đình có thu và chi trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản đều lớn hơn 0 (hộ thực hiện mô hình kinh tế VAC) và nhận giá trị bằng 0 nếu hộ gia đình chỉ trồng trọt, chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản mà không kết hợp cả ba hoạt động này. Hệ số tương ứng với biến VAC cho biết chênh lệch trong thu nhập từ nông

nghiệp của hộ thực hiện mô hình VAC so với hộ không thực hiện mô hình này. Đúng như kỳ vọng, hộ gia đình thực hiện mô hình VAC có thu nhập từ nông nghiệp cao hơn hộ không thực hiện mô hình này 0,0549% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Hộ gia đình thực hiện mô hình VAC thu được hiệu quả kinh tế cao hơn.

Trong chương 2 đã trình bày thống kê mô tả thu nhập từ nông nghiệp của hộ gia đình theo rất nhiều yếu tố như các biến đại diện cho đặc điểm của hộ, vùng sinh thái và vùng địa lý, đặc điểm của xã; nhưng không thấy các biến này xuất hiện trong mô hình kinh tế lượng này. Điều này có thể được giải thích bởi bởi hai lý do sau :

Thứ nhất là các biến số thay đổi theo thời gian như đặc điểm của hộ, đặc điểm của xã không xuất hiện trong mô hình vì khi đưa các biến số này vào mô hình thu được hệ số hồi qui tương ứng không có ý nghĩa thống kê. Nghĩa là khi phân tích thống kê hai chiều ta thấy các biến này có tác động tới thu nhập từ nông nghiệp của hộ nhưng khi đưa vào mô hình kinh tế lượng (phân tích thống kê nhiều chiều tách riêng tác động của từng yếu tố) thì tác động của chúng không đáng kể tới biến phụ thuộc. Như vậy có thể nói các biến thể hiện đặc điểm của xã và một số biến đặc điểm hộ có tác động không đáng kể tới thu nhập từ nông nghiệp của hộ.

Thứ hai là các biến vùng kinh tế, vùng địa lý không thay đổi theo thời gian nên không ước lượng được các hệ số tương ứng thông qua phương pháp tác động cố định.

Để đánh giá tác động của các biến không thay đổi theo thời gian chúng ta cần sử dụng phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên. Nhưng ước lượng bằng phương pháp tác động ngẫu nhiên cho kết quả đáng tin cậy chỉ khi nào mô hình chỉ định đúng là mô hình tác động ngẫu nhiên. Trong trường hợp này mô hình chỉ định đúng là mô hình tác động cố định không phải mô hình

tác động ngẫu nhiên, kiểm định Hausman đã chứng minh điều đó. (Nội dung kiểm định Hausman được trình bày trong phụ lục)

3.2.2. Mô hình kinh tế lượng phân tích các yếu tố tác động tới thu nhập bình quân/ lao động nông nghiệp của hộ gia đình

Mô hình 2 hồi qui thu nhập bình quân/ lao động nông nghiệp theo các biến giải thích : vốn đầu tư bình quân/ lao động, diện tích đất canh tác bình quân/ lao động, số giờ lao động bình quân/ ngày/ lao động, hệ số gieo trồng và một số biến khác.

Mô hình kinh tế lượng được tính toán dựa trên 3768 quan sát, bao gồm 2092 hộ gia đình. Hệ số xác định R2 within = 0,6148 cho biết 61,48% sự biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập có trong mô hình. Thống kê F(8,1668) = 332,82; p-value = 0 cho biết hàm hồi qui phù hợp, có ít nhất một trong các hệ số hồi qui thực sự khác 0.

Vốn đầu tư /lao động được tính bằng tổng chi của hộ cho tất cả các hoạt động nông nghiệp của hộ chia cho số lao động nông nghiệp của hộ biến này thể hiện mức độ trang bị vốn cho một lao động. Bảng 3.2 cho thấy vốn đầu tư có tác động mạnh nhất tới thu nhập bình quân/lao động nông nghiệp. Nếu vốn đầu tư bình quân/lao động tăng 1% thì thu nhập ròng bình quân/lao động nông nghiệp tăng 0,4768%.

Diện tích đất canh tác/lao động được tính bằng tổng diện tích đất canh tác của hộ chia cho số lao động nông nghiệp trong hộ. Diện tích đất canh tác/ lao động cũng có tác động khá mạnh tới thu nhập bình quân/ lao động, nếu diện tích đất canh tác bình quân/lao động tăng thêm 1% thì thu nhập bình quân/ lao động nông nghiệp tăng thêm 0,1695%.

Bảng 3.2 : Mô hình tác động cố định đánh giá các yếu tố tác động

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình kinh tế lượng phân tích các yếu tố tác động tới hiệu quả đầu tư của hộ gia đình cho nông nghiệp (Trang 73)