Mô hình kinh tế lượng

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình kinh tế lượng phân tích các yếu tố tác động tới hiệu quả đầu tư của hộ gia đình cho nông nghiệp (Trang 71)

6. Kết cấu luận văn

3.1.3.Mô hình kinh tế lượng

Thu nhập từ nông nghiệp của hộ bị tác động bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, ta có thể khái quát :

TN = f(V, L, D, M, H, X) Trong đó : TN là thu nhập từ nông nghiệp của hộ

V : vốn đầu tư của hộ L : số lao động của hộ

D : diện tích đất canh tác của hộ

M : Biến giả thể hiện mô hình hoạt động kinh tế của hộ

H : đại diện cho các đặc điểm của hộ như dân tộc, trình độ học vấn trung bình của các thành viên trong hộ, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong độ

tuổi lao động của hộ, tỷ lệ nam lao động nông nghiệp trong độ tuổi lao động của hộ, tỷ lệ lao động học hết lớp 9,...

X : đại diện cho các yếu tố vùng sinh thái, vùng địa lý và các đặc điểm của xã, xã vùng sâu, xã nghèo, xã nông nghiệp, có đường ô tô đến xã, có tuyến xe chở khách qua xã, có trạm khuyến nông ở xã, có cán bộ khuyến nông đến xã tiếp xúc với dân cư hay không...

Để đảm bảo cho sai số ngẫu nhiên trong mô hình kinh tế lượng có phân bố chuẩn, đồng thời phù hợp với số liệu thực tế và dạng hàm sản xuất Cobb - Douglas, ta sẽ sử dụng dạng logarit cơ số tự nhiên của các biến thu nhập từ nông nghiệp, vốn đầu tư, lao động, diện tích đất trong mô hình kinh tế lượng. Khi đó mô hình kinh tế lượng tổng quát cho các phân tích này có dạng :

U X H M D L V TN)= + .ln( )+ .ln( )+ .ln( )+ . + . + . + ln( β1 β2 β3 β4 β5 β6 β7 2

β chính là hệ số co dãn của thu nhập theo vốn, khi vốn tăng thêm 1%

thì thu nhập từ nông nghiệp của hộ sẽ tăng β2%, với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.

3

β , β4cũng là hệ số co giãn và có ý nghĩa kinh tế tương tự như β2.

5

β (là hệ số tương ứng với biến giả M) cho biết khi M thay đổi từ 0

sang 1 thì thu nhập từ nông nghiệp của hộ tăng β5%, với điều kiện các yếu tố

khác không thay đổi.

6

β cho biết khi H tăng 1 đơn vị thì thu nhập từ nông nghiệp của hộ tăng 6

β %, với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. 7

β được giải thích tương tự như β5

Tương tự như với thu nhập từ nông nghiệp của hộ, thu nhập bình quân/ lao động nông nghiệp và thu nhập bình quân/ héc ta đất của hộ cũng bị tác động bởi các yếu tố V, L, D, M, H, X tương tự như ở trên. Tuy nhiên, biến

phụ thuộc trong mô hình kinh tế lượng lúc này đã thay đổi nên các biến giải thích cũng được thay đổi cho tương xứng. Ví dụ, với biến phụ thuộc là thu nhập bình quân/ lao động nông nghiệp các biến giải thích là vốn, diện tích đất canh tác cũng được tính bình quân theo lao động. Biến phụ thuộc là thu nhập bình quân/ héc ta đất thì biến giải thích là vốn, lao động/héc ta. Các biến vốn, lao động, diện tích đất vẫn để dạng logarit, các biến về mô hình hoạt động kinh tế của hộ, đặc điểm hộ, đặc điểm xã vẫn được giữ nguyên ở dạng tuyến tính do đó ý nghĩa của các hệ số hồi qui được giải thích theo nguyên tắc đã nêu trên.

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình kinh tế lượng phân tích các yếu tố tác động tới hiệu quả đầu tư của hộ gia đình cho nông nghiệp (Trang 71)