Hiện ở Hà nội theo số liệu “các tổ chức tôn giáo trên địa bàn Hà Nội” của Thành ủy Hà Nội thì đến nay, tại Hà Nội có 7 tôn giáo được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân đang sinh sống h
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ THU THANH
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ TÔN GIÁO
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Khảo sát báo Hà Nội mới, Đại đoàn kết, Lao động 2007 - 2010
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Tôn giáo là hiện tượng xã hội xuất hiện sớm trong lịch sử nhân loại Nếu tính từ khi con người (người khôn ngoan) bắt đầu biết chôn cất người chết với những nghi thức nhất định - một hành vi biểu đạt tín ngưỡng - thì tôn giáo đã có quá trình lịch
sử khoản từ 4 đến 10 vạn năm Trong quá trình hình thành tồn tại và phát triển tôn giáo luôn tác động, ảnh hưởng tới đời sống xã hội trên nhiều phương diện Con người trong quá trình khám phá tự nhiên và thế giới nội tâm cũng luôn tìm cách lý giải hiện tượng này Vì vậy, lịch sử để lại nhiều triết thuyết, nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo mặc dù vậy, cũng như khái niệm văn hóa, các định nghĩa về tôn giáo vẫn còn tiếp tục xuất hiện Đến nay người ta vẫn đặt câu hỏi “Cuối cùng tôn giáo là gì?” Nói như vậy để thấy rằng, tôn giáo là một hiện tượng phức tạp Tính phức tạp của hiện tượng này trước hết thể hiện ở yếu tố đóng vai trò trụ cột, đó là đức tin tôn giáo Đó là yếu tố trụ cột bởi, không có đức tin, có ghĩa, không có sự tồn tại của bất cứ tôn giáo nào Mặt khác, đức tin tôn giáo là một thứ đức tin đặc biệt, được hình thành bằng con đường đặc biệt và vai trò của nó, quyền năng của nó cực
kỳ lớn đối với chủ thể sở hữu đức tin ấy (cả cá nhân và cộng đồng)
Nhìn chung, có nhiều con đường dẫn đến việc hình thành một đức tin tôn giáo Theo lý luận mác - xít, đức tin tôn giáo là sản phẩm của lịch sử, được hình thành trong điều kiện mà ở đó, sự khốn cùng của con người trong quan hệ với tự nhiên và đồng loại đã không được khắc phục bằng con đường hiện thực và không có khả năng khắc phục bằng con đường hiện thực Đó là sự thấp kém về kinh tế, ách áp bức
xã hội, những nhận thức “sai lệch” của con người về chính bản thân mình và cuộc sống xung quanh Thêm vào đó và cùng với các nhân tố trên, sự không lành mạnh của đời sống tâm lý, sự thái quá trong đời sống tâm lý, tình cảm cũng là nhân tố tham gia vào quá trình hình thành đức tin tôn giáo
Trang 3Những nhân tố trên đây, thông qua quá trình tự cảm xúc, tự chiêm nghiệm của cá nhân con người - có thể nói là cơ chế hình thành đức tin tôn giáo Vì lẽ ấy, về bản chất, đức tin tôn giáo - mặc dù cũng là đức tin, nhưng khác đức tin khoa học ở chỗ, đức tin khoa học được hình thành từ sự chứng nghiệm của lý trí thông qua quá trình phân tích, so sánh, đối chiếu, qua thí nghiệm, thực nghiệm… Ngoài ra, đã là đức tin, nhìn chung đều có sức mạnh riêng của nó (giúp con người kiên định lựa chọn một mục tiêu, điều chỉnh nhận thức và hành vi…) nhưng đức tin tôn giáo được bổ sung
và hỗ trợ bởi sức mạnh thiêng, nhất là khi bị xúc phạm, bị kích động… Những vấn
đề này chúng ta đều đã chứng thực trong nghiên cứu lịch sử tôn giáo nói riêng, lịch
sử nhân loại nói chung
Tính phức tạp của hiện tượng tôn giáo còn biểu hiện ở chỗ, bản thân tôn giáo
có cấu trúc khá phức tạp và mọi tôn giáo đều có vô vàn những liên hệ khác nhau với
xã hội trần thế ở mọi phương diện, mọi thời đại Ngay cả trong xã hội hiện đại, khi nguyên tắc “phân ly” dù đã được công khai thừa nhận một cách phổ biến song không vì vậy mà quan hệ tôn giáo với chính trị cũng như tính phức tạp của quan hệ này không còn tồn tại Ở một góc nhìn nào đấy, có khi tình hức tạp của nó còn được gia tăng đáng kể
Sự phức tạp của hiện tượng tôn giáo còn thể hiện ở chỗ, chủ thể của đức tin
là những con người Họ có liên hệ xã hội trần thế với tư cách một công dân, và mặt khác, họ là những tín đồ mà những chế định của xã hội công dân không thể điều tiết hết Trong khi đó, xã hội trần thế - về nguyên tắc, phải điều tiết được hành vi của mọi cá nhân nhằm đảm bảo cho lợi ích của cá nhân khác và của cả cộng đồng không
bị vi phạm Điều này là mâu thuẫn song lại là thực tế đang tồn tại
Ngoài ra như đã nói, tôn giáo là một hiện tượng đa dạng, đa diện về các chiều kích Tự nó có khả năng dung chứa nhiều loại giá trị mà nhiều khi rất trái ngược nhau Vì thế, khi xem xét tôn giáo, người ta có thể đưa ra nhiều nhận định khác nhau Cụ thể, ta thấy, tôn giáo có những khác biệt căn bản với khoa học, song, vẫn tìm thấy trong nó nhiều dự cảm, nhiều phỏng đoán có ý nghĩa gợi mở cho khoa học
Trang 4Hay nhìn chung, hệ giá trị đạo đức, văn hóa của tôn giáo có nhiều điểm khác hệ giá trị đạo đức trần thế song vẫn thấy trong nó nhiều giá trị đạo đức có ý nghĩa…
Dẫn ra một số khía cạnh trên đây, tác giả muốn đi đến một kết luận là, tôn giáo là một đối tượng quan tâm không chỉ của giới nghiên cứu khoa học, mà cũng là đối tượng của các nhà lãnh đạo, quản lý xã hội ở mọi quốc gia, mọi thời đại
Với Việt Nam, từ lâu tôn giáo đã có mặt với nhiều hình thức đa dạng Có tôn giáo nội sinh, có tôn giáo ngoại nhập Có tôn giáo xuất thế, cũng có tôn giáo nhập thế Có tôn giáo có bề dày và chiều sâu giáo lý song cũng có tôn giáo là sự dung hợp nhiều quan niệm của các tôn giáo khác Mặc dù đa dạng về hình thức biểu hiện (trong cả giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức), vai trò xã hội trong mỗi tôn giáo trong những giai đoạn lịch sử nào đó có thể khác nhau nhưng có thể rút ra mấy điểm sau khi nghiên cứu về tôn giáo ở Việt Nam
Một là, nhìn chung, các tôn giáo ở Việt Nam, dù có những khác biệt song những khác biệt ấy chưa dẫn đến những xung đột mà mức cao là chiến tranh tôn giáo Điều này, nhìn rộng ra thế giới thì thấy, không phải quốc gia nào cũng có tình hình như vậy Nhìn chung, các tôn giáo chung sống với nhau khá khoan dung thậm chí, trong trường kỳ lịch sử còn diễn ra sự tích hợp Trường hợp Nho, Phật, Lão là một ví dụ
Hai là, trong quan hệ tôn giáo - dân tộc, nhìn chung, các tôn giáo đều gắn bó với dân tộc Điều này làm nên một sắc thái rất riêng của Việt Nam - sự hòa quyện giữa tôn giáo và dân tộc, giữa đạo và đời Vì lẽ đó, một khi có một tôn giáo nào đó
có đường hướng hành đạo và đời Vì lẽ đó, một khi có một tôn giáo nào đó có đường hướng hành đạo không thuận chiều với lợi ích dân tộc thì bị phản ứng mà điều đặc biệt là, không chỉ sự phản ứng xuất phát từ phía dân tộc mà còn xuất hiện ngay cả trong bản thân tôn giáo đó
Ba là, khi đã có sự gắn bó giữa tôn giáo với dân tộc, thì sự tham gia của tôn giáo vào quá trình phát triển của dân tộc trở thành hiển nhiên, tất nhiên Sự tham gia này biểu hiện trên nhiều bình diện, cả chính trị và kinh tế, cả văn hóa và xã hội, song nổi bật hơn vẫn là ở phương diện đạo đức, văn hóa Ảnh hưởng của tôn giáo
Trang 5đến văn hóa, đạo đức dân tộc rõ và sâu dậm đến mức, giả định rằng không có sự tham gia đó thì văn hóa, đạo đức của dân tộc ta sẽ trở lên nghèo nàn đến mức không thể hình dung nổi
Ảnh hưởng của tôn giáo đến con người và xã hội ở nước ta thể hiện trên nhiều lĩnh vực, nhưng vấn đề được quan tâm nghiên cứu là phương diện chính trị Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao chúng ta ngăn ngừa được những ảnh hưởng bất lợi nhưng lại phát huy được những mặt có lợi Nói cách khác, cộng đồng các đức tin có thể xem là những cộng đồng có sức mạnh chính trị Vì vậy phải sử dụng sức mạnh
ấy như thế nào để vừa đảm bảo được nguyên tắc “phân ly”, tránh được những tác động xấu từ các thế lực chính trị phản động Vấn đề này đang trở nên khó khăn khi chúng ta giải quyết vấn đề đạo tin lành ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số thời gian qua mà không chỉ có vậy, dường như mọi nơi trên đất nước ta
Trên địa bàn Hà Nội hiện có 5 trong tổng số 6 tôn giáo lớn có tổ chức (đã được nhà nước Việt Nam công nhận) là: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài
và Hồi giáo Bên cạnh đó, một số tôn giáo, giáo phái, hiện tượng tôn giáo mới đã và đang tìm cách xâm nhập, truyền bá vào địa bàn, các tôn giáo lớn trên đều có trụ sở ở
Hà Nội
Hiện ở Hà nội theo số liệu “các tổ chức tôn giáo trên địa bàn Hà Nội” của Thành ủy Hà Nội thì đến nay, tại Hà Nội có 7 tôn giáo được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân đang sinh sống hoạt động tôn giáo bình thường, ổn định: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hồi giáo, Baha‟I, Minh sư đạo, bên cạnh đó là các hoạt động tín ngưỡng dân gian và một số hiện tượng tôn giáo mới
Hà Nội là thủ đô văn hóa của cả nước, nên tình hình tôn giáo ở Hà Nội những năm qua có những bước diễn biến rất phức tạp, ngoài những diễn biến nội tại, tôn giáo ở Hà Nội còn chịu ảnh hưởng bởi những diễn biến tôn giáo của các tỉnh, thành trong cả nước Hay nói một cách khác, những diễn biến tôn giáo trong cả nước đều tác động trực tiếp đến tôn giáo Hà Nội, từ đó gây ảnh hưởng đến tình hình chính trị -
xã hội Thủ đô Các tôn giáo cũng thường hướng về Thủ đô để học hỏi những việc
Trang 6làm tốt đẹp, hoặc ngấm ngầm thực hiện những việc làm trái với pháp luật, với lẽ đạo đang diễn ra ở Hà Nội Những động thái của tôn giáo ở Hà Nội, vì vậy, có quan hệ trực tiếp đến động thái tôn giáo cả nước
Để giải quyết vấn đề tôn giáo phục vụ sự nghiệp cách mạng, Đảng ta ngay từ đầu đã xác định tôn giáo là vấn đề cực kỳ phức tạp, nhạy cảm có liên quan mật thiết đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Trong lịch sử có tác động nhiều chiều, đa dạng đến các lĩnh vực trong cuộc sống Trong các văn kiện của Đảng ta, vấn đề tôn giáo cũng được đề cập rất sâu sắc Theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước, Thành ủy Hà Nội dựa trên những đặc điểm riêng biệt của tôn giáo Hà Nội cũng có những quyết sách đường lối chỉ đạo phù hợp, đối với những diễn biến phức tạp của vấn đề tôn giáo trên địa bàn
Là tiếng nói của Đảng, nhà nước và nhân dân ta, báo chí luôn có một vai trò rất lớn trong việc tuyên truyền phổ biến các đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ta nói chung Thành ủy Hà Nội nói riêng về vấn đề tôn giáo, có trách nhiệm phân tích rõ các tư tưởng chống phá phản động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch hiện nay Đồng thời cũng là cơ quan phản ánh nhanh nhạy nhất tình hình, thực
tế về vấn đề tôn giáo của nước ta nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chức năng của mình về vấn đề tôn giáo báo chí cũng còn có những ưu nhược điểm riêng của mình, cũng cần phải có cái nhìn khách quan đánh giá, nhìn nhận một cách sâu sắc hơn nhằm phát huy hơn nữa vai trò của báo chí trong sự phát triển cũng như điều kiện hoạt động mới của tôn giáo tại địa bàn Hà Nội hiện nay Trước tình hình đó, việc nghiên cứu báo chí với vấn đề tôn giáo trên địa bàn Hà Nội là nhu cầu cấp bách hiện nay Với đề tài “Báo chí với vấn đề tôn giáo trên địa bàn Hà Nội (Khảo sát báo Hà Nội Mới, Đại Đoàn Kết, Lao Động từ năm 2007-2010)” tác giả mong rằng phần nào góp phần đánh giá một cách khách quan và trung thực tình hình tôn giáo trên địa bàn Hà Nội qua sự phản ánh của báo chí (Khảo sát báo Hà Nội Mới, Đại Đoàn Kết, Lao Động từ năm 2007-2010)
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Trang 7Mục tiêu: Đáng giá một cách tổng thể những kết quả chủ yếu trong phản ánh
và tuyên truyền tình hình tôn giáo trên địa bàn Hà Nội (thông qua khảo sát ba báo: Báo Hà Nội Mới, báo Lao Động, báo Đại Đoàn Kết từ năm 2007-2010) từ đó tổng kết, đánh giá đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này của báo chí nước ta
Nhiệm vụ:
Đánh giá khái quát những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về tôn
giáo và quá trình cụ thể hóa tư tưởng của Đảng về tôn giáo trong chính sách của Nhà nước trong thời kỳ đổi mới
Phân tích thực trạng công tác phản ánh, tuyên truyền của báo chí về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề tôn giáo trên địa bàn Hà Nội trong thời kỳ đổi mới Phân tích thực trạng báo chí phản ánh, tuyên truyền vấn
đề tôn giáo trên địa bàn Hà Nội (thông qua khảo sát ba tờ Đại Đoàn Kết, Hà Nội Mới, Lao Động từ năm 2007-2010), rút ra nguyên nhân của những thành tựu, yếu kém và bài học kinh nghiệm
Đề xuất một số phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc phản ánh, tuyền truyền vấn đề tôn giáo trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới
3 Tình hình nghiên cứu đề tài
Về vấn đề tôn giáo, việc nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều bước tiến Ngoài phương diện lý luận cơ bản, trong vài thập kỷ qua, nhất là khi tôn giáo trở thành mối quan tâm chung có tính toàn cầu, tôn giáo được xem xét ở nhiều phương diện chính trị - thực tiễn, ở khía cạnh văn hóa, đạo đức….trong các văn kiện của Đảng ta, vấn đề tôn giáo cũng được đề cập rất sâu sắc, nhưng trên phương diện báo chí với vấn đề tôn giáo thì vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và hệ thống Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về tôn giáo vừa qua đã được các kết quả chủ yếu sau đây:
- Góp phần làm sáng tỏ những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo trên các khía cạnh như: nguồn gốc, bản chất vai trò, phương thức giải quyết…
Trang 8- Bước đầu làm sang tỏ những quan điểm cơ bản và cơ sở khoa học vủa các quan điểm ấy trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, của Đảng và chính sách của Nhà nước
- Đi sâu nghiên cứu thực trạng vấn đề tôn giáo và dự báo các xu hướng biến đổi trước tác động của toàn cầu hóa
- Đề xuất phương thức, giải pháp nhằm giải quyết tốt các vấn đề tôn giáo phục vụ sự nghiệp CNN-HĐH đất nước
- Đấu tranh, phê phán các luận điểm tuyên truyền xuyên tạc chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo
Mác Bước đầu đã có sự tổng kết quá trình thực hiện chính sách về tôn giáo, làm
cơ sở cho việ tiếp tục đổi mới chủ trương, chính sách về vấn đề quan trọng này
- Bước đầu có sự tổng kết về việc nghiên cứu, tuyên truyền, phản ánh vấn đề tôn giáo trên một số báo, tạp chí trong cả nước
Như vậy, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu, phân tích, tổng hợp về báo chí phản ánh tôn giáo trên địa bàn Hà Nội Tuy nhiên tác giả sẽ sử dụng các kết quả nghiên cứu trên để tham khảo hữu ích trong quá trình hoàn thiện luận văn này
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là thông qua khảo sát qua 3
ấn phẩm: Hà Nội Mới, Đại Đoàn Kết, Lao Động Bởi vì Hà Nội Mới là tờ báo là "cơ quan của thành ủy đảng cộng sản Việt Nam thành phố Hà Nội, tiếng nói của đảng
bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô" nên khi nghiên cứu về báo chí phản ánh vấn đề tôn giáo trên địa bàn Hà Nội tác giả không thể bỏ qua Đại Đoàn Kết là tờ báo của
Ủy ban mặ trận tổ quốc Việt Nam, có nhiệm vụ thúc đẩy khối đại đoàn kết dân tộc,
mà một trong những vấn đề quan trọng trong việc tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay đó chí là vấn đề tôn giáo và đại đoàn kết các tôn giáo cũng là truyền thống của tôn giáo Việt Nam Đối với báo Lao Động là tờ báo của Liên đoàn Lao
Trang 9Động Việt Nam đây là một tờ báo mang tính xã hội hóa cao Báo Lao Động là một trong số ít báo mà thông tin đưa ra có mức độ ảnh hưởng rất lớn đối với dư luận xã hội Ba tờ báo là đại diện cho ba vai trò nhiệm vụ khác nhau, nhưng cả ba đều là những tờ có uy tín thông tin rất lớn trong hệ thống báo chí cả nước Để khái quát vấn đề đề tài đã lựa chọn tác giả đã quyết định ba tờ trên làm đối tượng khảo sát cho luận văn
Về chủ thể: các bài phản ánh tình hình tôn giáo tại địa bàn Hà Nội qua 3 ấn phẩm: Hà Nội Mới, Đại Đoàn Kết, Lao Động
Về không gian: Thành Phố Hà Nội vì Thành phố Hà Nội là một trong những Trung tâm tôn giáo của cả nước, mặc nhiên Thăng Long - Hà Nội có một không gian tâm linh tín ngưỡng tôn giáo khá đậm đặc và biểu trưng cho sinh hoạt tôn giáo
cả nước Nói cách khác, Hà Nội là nơi biểu trưng của „hệ thống tôn giáo tín ngưỡng‟ của cả nước, đồng thời là nơi cội nguồn cho tinh thần, tâm linh của hầu hết các tôn giáo tiêu biểu của cả nước
Về thời gian: Năm 2007 – 2010 Đây là thời gian rất quan trọng đối với thủ
đô Hà Nội Đây là những năm cuối cùng của thập niên đầu thế kỷ XXI, và là năm cuối cùng Hà Nội 1000 tuổi đồng nghĩa tôn giáo tại Hà Nội cũng trải qua 1000 tuổi Thời gian này chứa đựng biến thiên của tôn giáo thủ đô Bốn năm này tuy thời gian ngắn nhưng nó chứa đựng những vấn đề tôn giáo cả 1000 năm của Hà Nội
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp sưu tầm tài liệu, thống kê, hệ thống hóa lý thuyết, phân loại, tổng hợp, phân tích, đáng giá thông tin và đưa ra nhận xét
Nguồn tư liệu chủ yếu sẽ được thu thập ở tòa soạn 3 cơ quan báo Đại Đoàn Kết, Lao Động, Hà Nội Mới
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Trang 10Luận văn sẽ là nguồn tư liệu tham khảo có hệ thống, góp phần nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền về vấn đề tôn giáo hiện nay tại địa bàn Hà Nội
Luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong các bài viết về vấn đề tôn giáo trên địa bàn Hà Nội Đồng thời cũng là
tư liệu để giảng viên, sinh viên những ngành học liên quan tham chiếu trong chuyên môn của mình
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận va tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn có 3 chương như sau:
Chương 1: QUAN HỆ TRUYỀN THÔNG GIỮA TÔN GIÁO VÀ BÁO
CHÍ TẠI VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
Chương 2: NGHỆ THUẬT THÔNG TIN CỦA BÁO CHÍ VỀ TÔN GIÁO
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Chương 3: KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CỦA BÁO CHÍ VỀ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TRONG THẬP KỶ HAI CỦA THẾ KỶ XXI
Phần phụ lục: Bao gồm các tư liệu, hình ảnh, … nhằm minh họa cho những
vấn đề nêu trong luận văn
CHƯƠNG 1:
Trang 11QUAN HỆ GIỮA TÔN GIÁO VÀ BÁO CHÍ TẠI VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU
THẾ KỶ XXI 1.1 Những hiểu biết chung về tôn giáo
1.1.1 Hoạt động tín ngưỡng, cơ sở tín ngưỡng
Tại Điều 3, Chương I Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo thì “ Hoạt động tín
ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội”
“Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng, bao gồm đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ và những cơ sở tương tự khác”
biết, giữa cái thực và cái hư, giữa con người và thế giới linh thiêng, hư vô
Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, tôn giáo là một phạm trù mang tính lịch sử Lịch sử phát triển của tôn giáo không nằm ngoài lịch sử phát triển của xã hội loài người Lịch sử của xã hội loài người quy định lịch sử phát triển của tôn giáo Tôn giáo xuất hiện với tư cách là phản ánh tình trạng bất lực của con người trước các lực lượng khủng khiếp, bí ẩn của tự nhiên và xã hội; thì tôn giáo sẽ dần dần mất đi khi tình trạng bất lực ấy được khắc phục
+ Quan niệm về tôn giáo của C.Mác “Sự nghèo nàn của tôn giáo là biểu hiện
của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn hiện thực
ấy Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không
Trang 12có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”
Chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ khẳng định tôn giáo là một hiện tượng lịch
sử xã hội mà còn khẳng định trong bản thân tôn giáo chứa đựng cả những yếu tố tích cực và tiêu cực Mặt tích cực của tôn giáo là bổ sung cho sự thiếu hụt trong hiện thực của con người, bù đắp sự thiếu hụt của hiện thực bằng hư ảo, xoa dịu nỗi đau con người bằng thứ thuốc an thần Tuy nhiên, sự bù đắp, xoa dịu đó là tiêu cực vì nó làm hạn chế tính tích cực hiện thực của con người Bởi thế, theo C.Mác muốn khắc phục tôn giáo trước hết phải cải tạo hiện thực Đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo là gián tiếp đấu tranh chống lại xã hội đã sản sinh ra tôn giáo Xã hội mà C.Mác muốn đấu tranh ở đây chính là xã hội đang tồn tại sự áp bức của giai cấp thống trị với giai cấp bị cai trị, sự thấp kém về trình độ phát triển, kinh tế - xã hội
Khi nói đến vai trò xã hội của tôn giáo, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin đã lưu ý đến khía cạnh tôn giáo là nhu cầu của bộ phận nhân dân, nhu cầu của
sự phát triển xã hội trong những thời kỳ lịch sử nhất định Ph.Ăngghen viết: “Tôn
giáo do con người sáng tạo ra, bản thân những người này cảm thấy được nhu cầu cần phải có tôn giáo của quần chúng” Con người sản sinh ra tôn giáo không phải là
con người trừu tượng mà là con người cụ thể, là thế giới con người thuộc về một hình thái xã hội nhất định trong lịch sử Tôn giáo là một hình thái ý thức, một yếu tố của kiến trúc thượng tầng xã hội, do đó sự tồn tại và phát triển của tôn giáo, xét đến cùng là do những quan hệ kinh tế quyết định Tuy nhiên, tôn giáo cũng như các hình thái ý thức xã hội khác có sự tác động trở lại đối với sự phát triển của xã hội
Quan điểm của Đảng ta về tôn giáo đã được thể hiện qua các Văn kiện của Đảng, các lần Đại hội và tập trung trong Nghị quyết 24, ngày 6/10/1990 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI; Chỉ thị số 37, ngày 2/7/1998 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII; Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và một số văn kiện khác
Trang 13Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, số 24/NQ-TW, ngày 6/10/1990 đã thể hiện rõ những quan điểm định hướng lớn về tôn
giáo như sau: “Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài Tín ngưỡng, tôn giáo là
nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”
1.1.3 Tín đồ tôn giáo
Khoản 3, Điều 8 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định: “Tín đồ là người tin
theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận”
Đặc điểm của tín đồ tôn giáo là sự thống nhất giữa hai mặt: mặt công dân và
mặt tín đồ
Về mặt công dân: Phần lớn là nhân dân lao động; Bình đẳng trước pháp luật về nghĩa vụ và quyền lợi như mọi công dân khác
Về mặt tín đồ: Người có tín ngưỡng tôn giáo (có niềm tin và tình cảm tôn giáo
ở mức độ khác nhau); Có nghĩa vụ và quyền lợi do Giáo hội quy định (thể hiện trong Giáo luật, Lễ luật, Lễ nghi);
Cùng với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân họ còn phải thực hiện trách nhiệm của một tín đồ đối với tôn giáo mà họ tin theo Do đó, hoạt động quản
lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo phải tạo điều kiện cho đồng bào, tín đồ thực hiện cả hai nhiệm vụ này Trong những trường hợp cụ thế cần có chính sách ưu tiên phù hợp để họ thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ đó tốt nhất
1.2 Vài nét về tôn giáo ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo Với vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các luồng văn hoá, các tôn giáo trên thế giới
Về mặt dân cư, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em Mỗi dân tộc, đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình Người
Trang 14Việt có các hình thức tín ngưỡng dân gian như thờ cũng ông bà tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ những người có công với cộng đồng, dân tộc, thờ thần, thờ thánh, nhất là tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp lúa nước Đồng bào các dân tộc thiểu số với hình thức tín ngưỡng nguyên thuỷ (còn gọi là tín ngưỡng sơ khai) như Tô tem giáo, Bái vật giáo, Sa man giáo
Ở Việt Nam, do đặc điểm lịch sử liên tục bị xâm lược từ bên ngoài nên việc Lão giáo, Nho giáo - những tôn giáo có nguồn gốc ở phía Bắc thâm nhập; Công giáo
- một tôn giáo gắn với văn minh Châu Âu vào truyền đạo và sau này đạo Tin lành đã khai thác điều kiện chiến tranh ở miền Nam để truyền giáo thu hút người theo đạo là điều dễ hiểu
Ở Việt Nam có những tôn giáo có nguồn gốc từ phương Đông như Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo; có tôn giáo có nguồn gốc từ phương Tây như Thiên chúa giáo, Tin lành; có tôn giáo được sinh ra tại Việt Nam như Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo; có tôn giáo hoàn chỉnh (có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức giáo hội), có những hình thức tôn giáo sơ khai Có những tôn giáo đã phát triển và hoạt động ổn định; có những tôn giáo chưa ổn định, đang trong quá trình tìm kiếm đường hướng mới cho phù hợp
Ước tính, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng gần 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo đang hoạt động bình thường, ổn định, chiếm 25% dân số
1.2.1 Các tôn giáo chính tại Việt Nam
Phật giáo: Gần 10 triệu tín đồ (những người quy y Tam Bảo), có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó tập trung đông nhất ở Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ
Thiên chúa giáo: Hơn 5,5 triệu tín đồ, có mặt ở 50 tỉnh, thành phố, trong đó có một số tỉnh tập trung đông như Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Nghệ
Trang 15An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Kon Tum, Đắk Lắk, Khánh Hoà, Bình Thuận, Đồng Nai, TP
Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, thành phố Cần Thơ
Đạo Cao Đài: Hơn 2,4 triệu tín đồ có mặt chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ như Tây Ninh, Long An, Bến Tre, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang
Phật giáo Hoà Hảo: Gần 1,3 triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ như: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp Vĩnh
Đạo Tin lành: khoảng 1 triệu tín đồ, tập trung ở các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Long An, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước và một số tỉnh phía Bắc
Hồi Giáo: Hơn 60 nghìn tín đồ, tập trung ở các tỉnh: An Giang, TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Ninh Thuận
Ngoài 6 tôn giáo chính thức đang hoạt động bình thường, còn có một số nhóm tôn giáo địa phương, hoặc mới được thành lập có liên quan đến Phật giáo, hoặc mới
du nhập ở bên ngoài vào như: Tịnh độ cư sỹ, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tổ Tiên Chính giáo, Bàlamôn, Bahai và các hệ phái tin lành
Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo nói trên, người ta thường ví Việt Nam như bảo tàng tôn giáo của thế giới Về khía cạnh văn hoá, sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng tôn giáo đã góp phần làm cho nền văn hoá Việt Nam phong phú và đặc sắc Tuy nhiên đó là những khó khăn đặt ra trong việc thực hiện chủ trương, chính sách đối với tôn giáo nói chung và đối với từng tôn giáo giáo cụ thể
1.2.2 Chủ trưởng của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo
Thông qua việc trình bày một số đặc điểm tình hình tôn giáo Việt Nam có thể thấy phần nào bức tranh toàn cảnh về tôn giáo ở Việt Nam Đó cũng chính là cơ sở thực tiễn để Đảng và Nhà nước họach định chủ trương, chính sách đối với tôn giáo ở tầm vĩ mô
Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân
Trang 16tộc Tinh thần đó được Đảng và Nhà nước Việt Nam thể hiện bằng hệ thống chính sách phù hợp với từng giai đoạn cách mạng và đã có từ khi mới thành lập Đảng
Từ sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, nước ta đã có 4 Hiến pháp (năm 1946, 1959, 1980 và năm 1992), trong đó Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã khẳng định quyền của người dân Việt Nam: "Mọi công dân Việt có quyền tự do tín ngưỡng" (Chương II, mục B) Từ những nguyên tắc cơ bản đó, Điều 80 Hiến pháp
1980 ghi rõ: "Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước" Điều 70 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 được bổ sung rõ hơn: "Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo nào Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước"
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền nhân thân cơ bản của công dân cũng được đề cập trong Bộ luật Dân sự , được bảo vệ bằng pháp luật và được cụ thể hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng ở mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn Sau 5 năm thực hiện Nghị định số 26/1999/NĐ-CP, ngày 19-4-1999 về các hoạt động tôn giáo đã được thay thế bằng Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo do ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XI thông qua ngày 18-6-2004 và Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 29-6-2004
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ra đời là một minh chứng, một bước tiến và một lần nữa tiếp tục khẳng định nguyên tắc nhất quán trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo
1.3 Khái quát về tôn giáo địa bàn Hà Nội
1.3.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội, đời sống dân cư của Thành phố Hà Nội
Đặc điểm địa lý tự nhiên
Trang 17Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; phía Nam giáp Hà Nam và Hoà Bình; phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ
Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, vị trí và địa thế thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam
Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của cả quốc gia Sau khi được Quốc hội thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 29 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã - và 580 đơn vị hành chính cấp xã - gồm 404 xã, 154 phường và 22 thị trấn, với diện tích tự nhiên là 3.324,92 km2 và dân số 6.448.837 người (kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1/4/2009)
+ 10 Quận: Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Ðống Ða, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông
+ 1 thị xã: Sơn Tây
+ 18 huyện: Ðông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm (Hà Nội cũ);
Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa (Hà Tây cũ) và Mê Linh (từ Vĩnh Phúc)
Đặc điểm dân cư
Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng mạnh mẽ trong nửa thế
kỷ gần đây Vào thời điểm năm 1954, Hà Nội chỉ có 53 nghìn dân, trên một diện tích 152 km² Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi, với diện tích là 924 km², dân số ở mức hơn 2 triệu người Trong suốt thập niên 1990, cùng việc các khu vực ngoại ô dần được đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.672.122 người vào năm 1999 Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008,
Trang 18thành phố Hà Nội có 6.448.837 người dân và nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn
nhất thế giới (kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009)
Mật độ dân số Hà Nội hiện nay, cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính, không đồng đều giữa các quận nội ô và khu vực ngoại thành Sự khác biệt giữa nội thành và ngoại thành còn thể hiện ở mức sống, điều kiện y tế, giáo dục
Về cơ cấu dân số, cư dân Hà Nội hiện nay chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ lớn (khoảng trên 99%), còn lại là các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày
Có thể nhận thấy một phần rất lớn trong số những cư dân đang sống ở Hà Nội hiện nay không sinh ra tại thành phố này Lịch sử của Hà Nội cũng đã cho thấy dân
cư của thành phố có những thay đổi, xáo trộn liên tục qua thời gian
1.3.2 Vài nét về đặc điểm về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn Hà Nội
Tổng quan về hệ thống tín ngƣỡng ở Hà Nội
Hà Nội hệ thống tín ngưỡng phong phú, ta có thể thấy rõ được điều đó qua việc
nhận diện những di sản về thần tích, vốn có từ lâu đời trong các ngôi đình làng, đình
phường thuộc nội thành và đó cũng là những đặc trưng tín ngưỡng của người thị dân Theo nghiên cứu của Phan Thế Bính, ngay từ năm 1913 ông đã sưu tập được
hồ sơ của 135 thần tích, trong đó có 110 vị thần ở Hà Nội để phân loại Trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội có 5211 di tích đình, đền, nhà thờ họ, lăng, miếu… Trong
đó, di tích được xếp hạng: cấp Quốc gia là 1150 di tích; cấp Thành phố 809 di tích Khi nghiên cứu chúng ta nghiên cứu sự diễn biến của hệ thống tín ngưỡng của nội thành Thăng Long – Hà Nội cũng cần chú ý một điểm quan trọng khác trong quan hệ của chúng với “hệ thống các tôn giáo” vốn bề thế ngự trị Có điều dù các tôn giáo ấy có ngự trị đến đâu thì sức sống của tín ngưỡng dân gian vẫn bền chặt trong người dân Hà Thành Tạ Chí Đại Trường cũng có một nhận xét: “ Các tôn giáo cao cấp trong uy thế tín lý của mình đã thúc đẩy tâm tình, khía cạnh cảm xúc lên cao độ khi ta chứng kiến thái độ của tín đồ trong ngôi chùa hay trong nhà thờ Công giáo Còn mức độ địa phương khu vực thì lễ hội hàng năm dồn dập mới là nơi biểu hiện sâu đậm của người dân với cõi siêu linh…”
Trang 19Nói chung hệ thống tin ngưỡng của Thăng Long – Hà Nội cũng như cả nước
đều thể hiện trên cả ba không gian tâm linh: Tế tự tại gia đình, tế tự tại gia đình ở
Hà Nội, trước hết và quan trọng nhất là hai hình thức: thờ cúng tổ tiên và thờ cúng
thổ công Tế tự tại làng xóm, nơi công cộng, việc tế tự tại làng xóm là rất quan
trọng, bởi lẽ nó là một trong ba thực tại của “xã hội cổ truyền Việt Nam” (Làng - Nước - Gia Đình), làng xóm trong cấu trúc tam giác ấy có vị trí quan trọng ở chỗ nó
là một thành tố xã hội đôi khi quan trọng nhất với người dân Tế tự cấp quốc gia,
Mặc dù có một thời gian dài, Thăng Long – Hà Nội, không còn là thủ đô, kêt từ năm
1802 khi Huế - Phú Xuân, chính thức là kinh đô của nhà Nguyễn nhưng có thể nói rằng, tế tự cấp quốc gia ở Hà Nội vẫn rất thiêng liêng và quan trọng
Hệ thống tôn giáo ở Hà Nội hiện nay
Hà Nội là địa phương có số lượng tín đồ, chức sắc các tôn giáo không nhiều so với một số tỉnh khác nhưng các tôn giáo lớn Việt Nam đều có trụ sở ở Hà Nội Do vậy, mọi hoạt động tôn giáo ở Hà Nội không có chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình chính trị của Thành phố mà còn liên quan đến tôn giáo trong và ngoài nước Sau hai năm thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội, thành phố Hà nội được mở rộng về diện tích bao gồm: Thành phố Hà Nội (cũ), toàn bộ diện tích của tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 04 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình Theo đó, các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ tự tôn giáo cũng được hợp nhất và đi vào hoạt động
Trên địa bàn Hà Nội hiện có 5 trong tổng số 6 tôn giáo lớn có tổ chức (đã được nhà nước Việt Nam công nhận) là: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài và Hồi giáo Bên cạnh đó, một số tôn giáo, giáo phái, hiện tượng tôn giáo mới đã và đang tìm cách xâm nhập, truyền bá Các tôn giáo lớn trên đều có trụ sở ở Hà Nội
Hiện ở Hà nội theo số liệu “các tổ chức tôn giáo trên địa bàn Hà Nội” của Thành ủy Hà Nội đến nay, tại Hà Nội có 7 tôn giáo được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân đang sinh sống hoạt động tôn giáo bình thường, ổn định: Phật giáo,
Trang 20Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hồi giáo, Baha‟I, Minh sư đạo, bên cạnh đó là các hoạt động tín ngưỡng dân gian và một số hiện tượng tôn giáo mới
Công giáo: Có 1 tòa Tổng giám mục giáo phận Hà Nội tại số 40 phố Nhà
Chung, quận Hoàn Kiếm, 1 Tòa giám mục của giáo phận Hưng Hóa trụ sở tại số 5, phường Lê Lợi, Thị xã Sơn Tây, 1 Đại chủng viện ở 2 cơ sở (40 Nhà Chung, quân Hoàn Kiếm và nhà thờ Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm); Văn phòng I của Hội đồng giám mục Việt Nam tại 31 phố Nhà Chung, quân Hoàn Kiếm Hà Nội; ỦY ban Đoàn kết Công Giáo thành phố có trụ sở tại số 9 Vong Đức, quận Hoàn Kiếm
Hiện nay trên địa bàn thành phố có: 90 giáo xứ, 362 họ giáo; 03 giám mục,
49 linh mục, gần 2000 chức việc; hơn 400 cơ sở thờ tự; khoảng hơn 170.000 tín đồ;
19 công đoàn tu sĩ ở 20 tu viện với 273 tu sĩ
Ủy ban đoàn kết Công giáo Hà Nội có 124 thành viên do linh mục Dương Phú Oanh làm chủ tịch và 06 Phó chủ tịch, 28 Ban Đoàn kết Công giáo cấp huyện
Tin lành: Các tổ chức tin lành có tư cách pháp nhân thuộc Hội thánh tin lành
Việt Nam (Miền Bắc) với 06 mục sư, 1506 tín đồ sinh hoạt ở 04 chi hội tại các trụ sở: Phường Yên Sở, quận Hoàng Mai; xã Thọ An, huyện Đan Phượng; xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín; số 2 Ngõ Trạm quận Hoàn Kiếm cũng là trụ sở của Tổng hội Thánh Tin lành VIệt Nam (miền Bắc)
Các điểm nhóm Tin lành chưa được công nhận tư cách pháp nhân có 24 hệ phái (02 hệ phái đã được Ban Tôn giáo Chính phủ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo là Hệ phái Liên hữu Cơ đốc Việt Nam và hệ phái Phúc âm Ngũ tuần Việt Nam; 01 hệ phái được Ban Tôn giáo Chính phủ công nhân tư cách pháp nhân là Hệ phái Báp tít Việt Nam (Nam Phương)) với 96 điểm nhóm, 2811 tín đồ
Đã có 13 điểm (thuộc 5 hệ phái) đã được chính quyền địa phương cấp giấy chứng nhận đăng ký sinh hoạt điểm nhóm (Nhân chứng Giêhôva 08 điểm; Mormon 1 điểm; Lời sự sống 1 điểm; Báptít Liên hiệp Việt Nam 1 điểm; Phúc âm trọn ven 1 điểm; Liên hiệp Truyền giáo 01 điểm) Cụ thể:
Trang 21- Hội thánh Tin lành Báp - tít Việt Nam (Nam Phương): có 05 điểm nhóm tham gia khoảng 40 người
- Hội Thánh Phúc âm ngũ Tuần Việt Nam: có 11 điểm nhóm với 615 người tham gia
- Hệ phải Tin lành Phúc Âm trọng vẹn: 05 điểm nhóm
- Hội Thánh Cơ đốc Phục lâm: 42 người tham gia (đã được cấp đăng ký sinh hoạt)
- Hội Thánh Liên hữu Cơ Đốc: có 04 chi hội tham gia khoảng 90 người (đã được cấp đăng ký sinh hoạt)
- Hệ phái Việt Nam truyền giáo: có 17 nhóm với khoảng 1.000 tín đồ Có 05 trưởng lão
- Hệ phái Liên hiệp truyền giáo: có 03 điểm nhóm với khoảng 45 tín đồ tham gia
- Hệ phía Hội thành địa phưởng: có 01 điểm nhóm với khoảng 30 tín đồ sinh hoạt tôn giáo tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm
- Nhân chứng Giêhôva: có 5 điểm nhóm sinh hoạt tại các phường: Hạ Đình (quận Thanh Xuân), Cống Vị, Liễu Giai (quận Ba Đình), Long Biên (quận Long Biên), Bách Khoa (Hai Bà Trưng) với khoảng 250 tín đồ thường xuyên dự lễ (chuẩn
bị được cấp giấy sinh hoạt)
- Hệ phái Tin lành các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giêsu Kytô (Mormon): hiện có 01 điểm nhóm sinh hoạt tại quân Cầu Giấy, tham gia khoảng 30 tín đồ
- Hệ phái Tin lành Matxcơva: có 01 Hội Thánh với 03 điểm nhóm với khoảng
60 tín đồ
- Hệ phái Đoàn truyền giáo Báptít Việt Nam: có 02 điểm nhóm với khoảng 25 tín đồ
Trang 22- Hệ phái Tin lành Truyền giáo Việt Nam (AGAPE) có 02 điểm nhóm với khoảng 50 tín đồ
- Hệ phía Tin lành Liên đoàn truyền giáo Phúc âm Việt Nam: có 01 điểm nhóm với khoảng 40 tín đồ
- Hệ phái Betlehem do bà Dương THị Tài làm trường nhóm với khoảng 35 tín
đồ sinh hoạt tại số 7 Phan Huy Chú, quận Hoàn Kiếm
- Huyện Mê Linh: có 03 điểm nhóm Tin lành chưa được công nhận tư cách pháp nhân ở xã Tự Lập
Phật giáo: Có số lượng cơ sở thờ tự và tăng ni, tín đồ nhiều nhất so với các
tỉnh, thành phố trong cả nước: có 2059 chùa, 2031 tăng ni (gồm: 05 Hòa thượng, 18 Thượng tọa, 28 Ni trưởng, 45 Ni sư, còn lại là hang đại chúng Đặc biệt, có Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Đức pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo Hội phật Phật giáo Việt Nam thường trú tại huyện Phú Xuyên); hơn 3000 chức việc và hàng vạn tín đồ
Trên địa bàn thành phố có: 01 học viện Phật giáo tại xã Phù Ninh, huyện Sóc Sơn; 01 trường Trung cấp Phật học (tại chùa Bà Đá sô 3 phố Nhà Thờ, quận Hoàn Kiếm và chùa Mỗ Lao, quận Hà Đông) Lượng tăng, ni sinh đang theo học là 288
Tổ chức Giáo hội: Có 03 cấp, cấp Trung ương có trụ sở tại chùa Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm Cấp tỉnh: trụ sở Thành hội Phật Giáo (cơ sở 1) tại chùa Bà Đá, số
3 phố Nhà Thờ, quận Hoàn Kiếm, cơ sở 2 tại chùa Mỗ Lao quận Hà Đông Ban trị
sự Thành hội Phật giáo Hà Nội có 92 thành viên (Ban chứng minh 02 vị, Ban Trị sự
90 vị) Cấp quận, huyện thị xã có 29 Ban Đại diện, mỗi ban đại diện có từ 04 đến 15 thành viên
Cao đài: Có 03 họ đạo và một gia đình (01 họ đạo thuộc Hội Thánh Cao đài
Bến Tre Ban chỉnh đạo và 02 họ đạo và một gia đình thuộc Hội Thánh Cao đài Tây Ninh): 01 thánh thất Cao đài Bến Tre tại số 48 Hòa Mã, quận Hai Bà Trưng; 02 Thánh thất Cao đài Tây Ninh tại Đặng Giang, huyện Ứng Hòa và Phúc Đức, huyện
Trang 23Quốc Oai; 01 gia đình họ đạo Cao Đài Tây Ninh tại xã Tây Tựu, huyện Từ Liên Số lượng chức sắc 25 với khoảng 1000 tín đồ
Hồi giáo: Có 14 tín đồ là người nước ngoài và 02 tín đồ là người Việt Nam
(kiều dân Pakistan) sinh hoạt tại Thánh đường số 12 Hàng Lược, quận Hoàn Kiếm xen kẽ trong khu dân cư Họ tự thành lập Ban quản trị gồm 5 thành viện, nhiệm kỳ
02 năm, hiện do Đại sứ Inđônêxia đứng đầu, sinh hoạt vào thứ 6 hàng tuần, thường xuyên dự sinh hoạt có khoảng 100 tín đồ là nhân viên Sứ quán, doanh nhân của 15 nước công tác tại Hà Nội
Cộng đồng tôn giáo Bâha’i: Có 15 cộng đồng địa phương; khoảng hơn 400 tín
đồ
Minh sự đạo: Hiện trên địa bàn thành phố có 01 cơ sở (chùa Diệu Nam) tại 60
phố Đại La, phường Trương Định, quân Hai Bà Trưng Tuy nhiên, chính quyền cơ
sở hiện vẫn chưa công nhận do có mâu thuẫn trong việc quyền trông nom Số lượng chức sắc 01, số lượng tín đồ khoảng 50 vị
Hiện tượng tôn giáo mới: Những năm gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội
xuất hiện hoạt động của một số đạo như: Long hoa Di lặc, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Bạch Chân Không, Thanh hải vô thượng sự, Đức mẹ thiên nga cứu thế, …với số lượng lên đến hàng ngàn người sinh hoạt trái phép ở gần 100 điểm nhóm
Tình hình tôn giáo ở Hà Nội diễn biến rất phức tạp, ngoài những diễn biến nội tại, tôn giáo ở Hà Nội còn chịu ảnh hưởng bởi những diễn biến tôn giáo của các tỉnh, thành trong cả nước Hay nói một cách khác, những diễn biến tôn giáo trong cả nước đều tác động trực tiếp đến tôn giáo Hà Nội, từ đó gây ảnh hưởng đến tình hình chính trị - xã hội Thủ đô Các tôn giáo cũng thường hướng về Thủ đô để học hỏi những việc làm tốt đẹp, hoặc ngấm ngầm thực hiện những việc làm trái với pháp luật, với lẽ đạo đang diễn ra ở Hà Nội Những động thái của tôn giáo ở Hà Nội, vì vậy, có quan hệ trực tiếp đến động thái tôn giáo cả nước
Có thể nói, cho đến nay, hệ thống tôn giáo ở Hà Nội cũng khá tiêu biểu, bao gồm những tôn giáo chính yếu của nước ta, vốn là những tôn giáo nhập nội hay là
Trang 24những tôn giáo bản địa.Trong sự phát triển của hệ thống tôn giáo hiện nay, Hà Nội vẫn luôn có vị thế là một trung tâm truyền giáo, ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các tỉnh ở phía Bắc mặc dù bản thân nó cũng là nơi có khả năng “tiếp nhận” các tôn giáo mới rất cao
1.3.3 Vai trò chung của báo chí về vấn đề tôn giáo trên địa bàn Hà Nội
Trong những năm qua , báo chí in nước ta không ngừng được nâng cao chất lượng cả về hình thức và nội dung, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của
nhân dân
Đối với vấn đề tôn giáo trên địa bàn Hà nội, báo chí nước ta đã làm tương đối tốt chức năng vừa là cơ quan ngôn lu ận của tổ chức Đảng, Nhà nước vừa là diễn đàn của nhân dân ; góp phần thúc đẩy sự phát triển đúng hư ớng của tôn giáo, cổ vũ nhân tố m ới, điển hình tiên tiến , mở rộng giao lưu và h ội nhập quốc tế , đấu tranh chống các hành vi tiêu cực l ợi dụng tôn giáo chống phá Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Nội dung, hình thứ c các tin bài v ề tôn giáo ngày càng phong phú , đa da ̣ng; hệ thống thông tin, khai thác, thu nhận ngày càng nhanh nhạy, kịp thời
Tuy nhiên, tình hình tình hình tôn giáo tại nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng đã và đang diễn biến hết sức phức ta ̣p , chứa đựng nhiều mâu thuẫn , vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực đã tác động ma ̣nh mẽ và đặt ra những thách thức to lớn đối với lĩnh vực thông tin Do sự phức tạp và nhạy cảm của lĩnh vực tôn giáo nên trong thời gian qua báo chí tuy đã có nhiều cố gắng nhưng những bài viết về lĩnh vực tôn giáo vẫn còn yếu và thiếu
Trong xu thế khách quan của toàn cầu hoá , hội nhập kinh tế , các hoa ̣t đ ộng thông tin đươ ̣c mở r ộng, tạo điều ki ện cho giao lưu, hội nhập tôn giáo , đồng thời cũng đang diễn ra cu ộc đấu tranh tín ngư ỡng gay gắt để bảo v ệ niềm tin tín ngưỡng của riêng mình Các thế lực thù đi ̣ch đã và đang sử du ̣ng h ệ thống thông tin để chống phá kích đ ộng chia rẽ đồng bào có đạo của nước ta, các biện pháp được đưa
ra ̉ngày càng tinh vi và quyết li ệt hơn Đòi hỏi dội ngũ làm báo chí ngày càng phải
Trang 25nâng cao cảnh giác, tỉnh táo trước các nguồn thông tin để có thể đưa đến cho độc giả thông tin chính xác cuối cùng, có thể định hướng đúng đắn dư luận Bằng phương pháp nghiệp vụ báo chí của mình tiếp cận để đưa đến cho độc giả thông tin chính xác và khách quan nhất Hoàn thành nhiệm vụ định hướng và cung cấp thông tin về tình tôn giáo trong cả nước nói chung và địa bàn Hà Nội nói riêng đến nhân dân Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, ra đời và phát triển từ hàng ngàn năm nay Quá trình tồn tại và phát triển của tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia
Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo Với vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các luồng văn hoá, các tôn giáo trên thế giới
Đa số tín đồ các tôn giáo là người lao động, trong đó chủ yếu là nông dân Ước tính, số tín đồ là nông dân của Phật giáo, Thiên chúa giáo chiếm đến 80-85%, của Cao Đài, Phật giáo, Hòa Hảo: 95% và của đạo Tin lành là 65% Là người lao động, người nông dân, tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam rất cần cù trong lao động sản xuất
và có tinh thần yêu nước Trong các giai đoạn lịch sử, tín đồ các tôn giáo cùng với các tầng lớp nhân dân làm nên những chiến thắng to lớn của dân tộc
Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam được xây dựng trên quan điểm cơ bản của học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo và căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc Tinh thần đó được Đảng và Nhà nước Việt Nam thể hiện bằng hệ thống chính sách phù hợp với từng giai đoạn cách mạng và đã có từ khi mới thành lập Đảng
Những quan điểm của Đảng ta từ ngày thành lập đến nay chứng minh rằng Đảng coi quyền tự do tín ngưỡng là một nhu cầu quan trọng của con người, là một trong những quyền công dân, quyền chính đáng của con người Vì vậy, Đảng và
Trang 26Nhà nước ta luôn luôn tôn trọng đức tin của đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; tôn trọng quyền được theo bất cứ tôn giáo nào cũng như quyền không theo tôn giáo nào, mong muốn cho người dân theo tôn giáo được "phần hồn thong dong, phần xác ấm no"
Với nhiệm vụ là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, thời gian qua báo chí đã làm tốt trách nhiệm của mình trong công tác định hướng dư luận
và đấu tranh những tư tưởng sai trái trong lĩnh vực tôn giáo cả nước nói chung và địa bàn Hà Nội nói riêng
Tóm lại: Tôn giáo là một phạm trù lịch sử còn tồn tại lâu dài, và có ảnh hưởng
lớn tới đời sống của con người “Tôn giáo do con người sáng tạo ra, bản thân những người này cảm thấy được nhu cầu cần phải có tôn giáo của quần chúng” “tôn giáo
là nhu cầu của một bộ phận nhân dân và đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới” tại Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo Với vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các luồng văn hoá, các tôn giáo trên thế giới Ước tính, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng gần 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo đang hoạt động bình thường, ổn định, chiếm 25% dân số
Thủ đô Hà Nội với ý nghĩa xã hội đặc biệt, với vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển của các tôn giáo, nên hiện nay theo tài liệu của Ban tôn giáo Thành phố
Hà Nội thì trên địa bàn Hà Nội hiện có 5 trong tổng số 6 tôn giáo lớn có tổ chức (đã được nhà nước Việt Nam công nhận) là: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài
và Hồi giáo các tôn giáo lớn trên đều có trụ sở ở Hà Nội Bên cạnh đó, một số tôn giáo, giáo phái, hiện tượng tôn giáo mới đã và đang tìm cách xâm nhập, truyền bá vào địa bàn Hà Nội, tại Hà Nội có 7 tôn giáo được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân đang sinh sống hoạt động tôn giáo bình thường, ổn định: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hồi giáo, Baha‟I, Minh sư đạo, bên cạnh đó là các hoạt động tín ngưỡng dân gian và một số hiện tượng tôn giáo mới
Trang 27Là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng , Nhà nước vừa là diễn đà n của nhân dân đối với vấn đề tôn giáo trên địa bàn Hà nội, báo chí nước ta đã làm tương đối tốt chức năng của mình vừa góp phần thúc đẩy sự phát triển đúng hư ớng của tôn giáo, cổ vũ nhân tố mới , điển hình tiên tiến , mở rộng giao lưu và h ội nhập quốc tế , đấu tranh chống các hành vi tiêu cực l ợi dụng tôn giáo chống phá Nhà nước Việt Nam
xã hội chủ nghĩa
Tình hình tôn giáo tại nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng đã và đang diễn biến hết sức phức ta ̣p , chứa đựng nhiều mâu thuẫn , vừa có mặt tích cực vừa có m ặt tiêu cực đã tác đ ộng ma ̣nh m ẽ và đặt ra những thách thức to lớn đối với lĩnh vực thông tin Do sự phức tạp và nhạy cảm của lĩnh vực tôn giáo nên trong thời gian qua báo chí tuy đã có nhiều cố gắng nhưng những bài viết về lĩnh vực tôn giáo vẫn còn yếu và thiếu Trong xu thế khách quan củ a toàn cầu hoá , hội nhập kinh tế, các hoa ̣t động thông tin đươ ̣c mở r ộng, tạo điều ki ện cho giao lưu, hội nhập tôn giáo , đồng thời cũng đang diễn ra cu ộc đấu tranh tín ngư ỡng gay gắt để bảo v ệ niềm tin tín ngưỡng của riêng mình Các thế lực thù đi ̣ch đã và đang sử du ̣ng h ệ thống thông tin
để chống phá kích đ ộng chia rẽ đồng bào có đạo của nước ta, các biện pháp được đưa ra ̉ngày càng tinh vi và quyết li ệt hơn Đòi hỏi dội ngũ làm báo chí ngày càng phải nâng cao cảnh giác, tỉnh táo trước các nguồn thông tin để có thể đưa đến cho độc giả thông tin chính xác cuối cùng, có thể định hướng đúng đắn dư luận Bằng phương pháp nghiệp vụ báo chí của mình tiếp cận để đưa đến cho độc giả thông tin chính xác và khách quan nhất Hoàn thành nhiệm vụ định hướng và cung cấp thông tin về tình tôn giáo trong cả nước nói chung và địa bàn Hà Nội nói riêng đến nhân dân
Trang 28CHƯƠNG II:
PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THÔNG TIN CỦA BÁO CHÍ VỀ TÔN
GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 2.1 Nội dung thông tin của 3 tờ báo trên địa bàn Hà Nội
Năm 2007 đến năm 2010 trên địa bàn Hà Nội, hoạt động tôn giáo có nhiều diễn biến phức tạp, các tôn giáo trong thời gian qua đều cố gắng tăng phạm vi ảnh hưởng của mình trên địa bàn Hà Nội, các sự kiện tôn giáo lớn đước các tôn giáo tổ chức với quy mô rầm rộ thu hút nhiều sự quan tâm chú ý của các công dân có đạo
và dự luận nhân dân trong cả nước Thời gian qua nhiều sự kiện, phong trào tốt đẹp góp phần xây dựng xã hội phát triển của các tôn giáo tại Việt Nam đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ, như phong trào “Khóa tu mùa hè” cho thanh niên của Phật giáo, …thì cũng có tôn giáo đã lợi dụng lòng tin tôn giáo của các giáo dân, kích động giáo dân làm trái pháp luật, ý đồ dùng lòng tin tôn giáo làm phai nhạt lòng tin của quần chúng đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam Báo chí với nhiệm vụ phản ánh khách quan hiện thực, đưa ra nội dung thông tin có định hướng đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục dư luận xã hội, hình thành dư luận xã hội của mình đã tích cực tham gia cuộc đấy tranh chống những quan điểm sai trái, lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch trên địa bàn Hà Nội
2.1.1 Hoạt động Tôn giáo tại địa bàn Hà Nội
Hoạt động tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố thời gian qua cơ bản là ổn định, các tôn giáo từng bước hoạt động đi vào nề nếp, xu hướng chấp hành chính sách pháp luật của đa số chức sắc, tín đồ các tôn giáo trở thành xu thế chủ yếu Từ năm 2007 đến năm 2010, trọng tâm hoạt động của Ban Tôn giáo thành phố, cũng như các cơ quan, ban, ngành liên quan là từng bước cải thiện mối quan hệ giữa chính quyền các cấp và các tôn giáo nói chung, Công giáo nói riêng; hướng dẫn, thu hút, gắn bó các tôn giáo tham gia vào trong các hoạt động chung cả nước và thành phố
Phật giáo, Cao đài và tín ngưỡng dân gian
Trang 29Trong thời gian 2007-2010 Phật giáo tại địa bàn Hà Nội luôn được Ban tôn giáo Thành phố cùng các ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi để Thành hội Phật giáo Hà Nội và các cơ sở Phật giáo trên địa bàn Thành phố, củng cố và tăng cường giao lưu, hợp tác, hòa nhập Phật giáo thế giới, mở rộng quan hệ ngoại giao như: Đại
lễ phật đản Liên hợp Quốc - năm 2008; Tổ chức đón xá lị và các tín vật liên quan đến đạo phật từ các nước bạn gửi tặng; Tổ chức hội nghị Sakyadhita - Hội nghị nữ giới Phật giáo thế giới lần thứu XI tại Thành phố Hồ CHí Minh và đoàn Ni giới Phật giáo quốc tế tham quan thủ đô Hà Nội - năm 2010; Tổ chức lễ an vị tượng Phật Nọc Thái Lan tại chùa Bồ Đề (Quận Long Biên); Tổ chức Lễ cung nginh ngọc phật xá lợi và 2 tượng Phật Ngọc do Thủ tướng Chính phủ trao tặng sau chuyến thăn chính thức của Thủ tướng tới Myanma tại chùa Quán Sứ; …
Tích cực tổ chức các họat động nhập thế nhằm thu hút sự quan tâm của tín
đồ, phật tử: tổ chức khóa an cư kiết hạ; Tổ chức các công tác từ thiện xã hội; Tổ chức khóa tu về nghi lễ và các chương trình Tư vấn và cầu nguyện mùa thi năm; Tổ chức lễ cầu siêu an linh các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa “Hà Thành đầu độc ” (27-6-1908); tổ chức trại hè năm 2010 từ ngày 11đến 13-6-2010 tại khu vực đồi 76 mùa xuân, huyên Mê Linh; Tổ chức các hoạt động nhân dịp rằm tháng 7, mùa lễ Vu Lan Báo Hiếu; Tổ chức nhiều hoạt động nhân lễ khánh thành tháp Báo Ân tại Chùa Bằng A (quận Hoàng Mai)…
Tiếp tục củng cố tổ chức nhân sự, đào tạo tăng ni: có quyết định bổ nhiệm và luân chuyển trụ trì cho một số chức sắc phật giáo về trông non quản lý tại các chùa thuộc Thành phố Khởi công trùng tu, xây dựng, nâng cấp, mở rộng cơ sở thờ tự của phật giáo
Công giáo
Công giáo trong những năm gần đây có nhiều biến động, tuy nhiên trên cơ sở tạo điều kiện của Ủy ban nhân dân Thành phố, phối hợp cùng các ngành chức năng hết sức giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các giáo phận, giáo xứ phát triển Về phía giáo hội cũng đã tích cực phối hợp cùng với các ngành chức năng giải quyết
Trang 30hoạt động vi phạm pháp luật, thể hiện thái độ lấn ướt chính quyền của một số chức sắc, giáo sĩ, công giáo, điển hình như: Xây dựng trái phép một số công trình
Tin lành
Đạo tin lành trong ba năm qua tương đối phát triển nhanh, với đối tượng phát triển hủ yếu hiện nay mà đạo tin lành hướng tới là tầng lớp thanh niên Đạo Tin lành thời gian qua đã tăng cường củng cố bộ may, tổ chức nhân sư, chú trọng đào tạo đội ngũ kế cận Đã mở 3 khóa lớp Trung cấp thần học tại chức cho các học viên dân tộc H‟mông tại nhà thờ Tin lành số 2 Ngõ trạm, đã tổ chức lễ cấp bằng tốt nghiệp cho các học viên tại chức khóa 1; Hiện nay đạo Tin lành đang làm văn bản
đề Nghị chính quyền Thành phố tạo điều kiện cấp đất xây dựng văn phòng Tổng hội
và trường Thành kinh thần học; Tổ chức đêm Thánh nhạc ngoài khuân viên thờ tự thu hút đông đảo thanh thiếu niên tham gia…
Hội đồng Tinh thần Baha’i
Ba năm qua, tôn giáo này tại Hà Nội đã tăng cường củng cố tổ chức, nhân sự sau khi được công nhân tư cách pháp nhân
2.1.2 Báo chí thông tin về tôn giáo trên địa bàn Hà Nội
Báo chí trong thời gian qua với vấn đề tôn giáo trên địa bàn Hà Nội đã có sự quan tâm hơn nhưng so với những diễn biến, hoạt động, phát triển của tình hình tôn giáo trên địa bàn thủ đô thì vẫn chưa theo kịp
Báo chí thời gian từ năm 2007-2010, chủ yếu tập trung phản ảnh những sự kiện bề nổi của hoạt động tôn giáo, chứ chưa có những bài viết sâu sắc phân tích về cốt lõi vấn đề của các sự kiện tôn giáo Các bài viết mới chỉ là tập trung đưới dạng phản ánh sự kiện chứ chưa đưa ra được cho độc giả thấy được cái cốt lõi thực sự của vấn đề Bản chất, “tốt đời, đẹp đạo” của các hoạt động liên quan đến tôn giáo
Qua khảo sát trên ba tờ báo Đại Đoàn Kết, Hà Nội Mới, Lao Động tác giả thấy rằng vấn đề tôn giáo vẫn là một đề tài mà hiện nay các tòa soạn vẫn còn bỏ
Trang 31trống chưa có sự quan tâm đúng mức, các bài viết về tôn giáo trên các báo hiện nay vẫn còn chiếm tỉ lệ rất thấp so với các đề tài khác
Đối với vấn đề tôn giáo trên địa bàn Hà Nội, vấn đề được báo chí quan tâm phản ánh nhiều nhất từ năm 2007-2010 là sự kiện lễ hội phật Đản hàng năm của Phật giáo, cùng các hoạt động liên quan đến các tín ngưỡng dân gian của người dân thủ đô Nổi bật trong các hoạt động của Phật giáo trong những năm qua là Tháng 5 năm 2008 khi Đại lễ phật đản Liên Hiệp Quốc 2008 diễn ra tại Hà Nội Các báo đều
có tin, bài đưa tin liên tục xung quang sự kiện này Báo Lao Động đã dành vị trí đầu tiên của trang nhất ngày 15-5-2008 để đăng bài và ảnh về sự kiện này “Khai mạc Đại lễ phật đản LHQ Vesak 2008: Tôn vinh hòa bình, vị tha, nhân ái” bài viết đã
nói được quy mô của lễ khai mạc “Trong không khí đại hoan hỉ, trang nghiêm và
hòa hợp, hôm 14.5, hơn 3.000 người con Phật, đại diện cho các tổ chức hệ phái Phật giáo trên thế giới đã vân tập về Hà Nội, để cùng kỷ niện Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2008.” (Khai mạc Đại lễ phật đản LHQ Vesak 2008: Tôn vinh hòa bình, vị
tha, nhân ái - 15-5-2008) trong tháng này báo Lao Động đã đưa thông tin liên tục các sự kiện liên quan đến Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2008 thông qua loạt bài từ 15 -5 đến ngày 19 -5 như bài phỏng vấn “Hòa thượng Thích Thanh tứ - phó chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Phật giáo Việt Nam
có những điều kiện hơn trước nhiều”, “Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long “, “Phật giáo góp phần giải quyết vấn đề về môi trường” hay bài “Bế mạc Đại
lễ Phật đản LHQ Vesak 2008: Nêu cao thông điệp hòa bình và yêu thương” … Báo
Hà Nội Mới cũng theo sát sự kiện trọng đại này của phật giáo liên tục đưa tin, bài liên quan đến sự kiện từ ngày 14-5 đến bế mạc Đại lễ ngày 17-5-2007 Như các bài:
“Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2008 tại Việt Nam: Bừng sang các giá trị văn hòa bình
và hữu nghị”, “Khách thập phương sẽ hài lòng và ấn tượng”, “Khai mạc Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2008”, “Một cõi niết bàn trong thế giới hiện thực…”… “Tổ chức ngày Phật Đản hoan hỉ để hướng tới Đại lễ 25/05/2010” của báo Đại Đoàn Kết …
Các bài viết của các báo đã bước đầu phản ánh đầy đủ thông tin ý nghĩa của Đại lễ Phật đản là nhịp cầu giúp tất cả những người anh em có tín ngưỡng phật giáo
Trang 32được gặp gỡ nhau để tưởng niệm, tôn vinh Đức Phật, đồng thời chia sẻ động viên nhau toàn tâm học tập, làm việc để đưa những tư tưởng tiến bộ của Đức Phật vào cuộc sống Đại lễ Phật Đản hàng năm diễn ra là cơ hội để các Phật tử tăng cường sự
hiểu biết, đoàn kết, cùng nhau hợp tác xây dựng xã hội tốt đẹp, “một cõi Niết Bàn
trong thế giới hiện thực”, góp phần ngăn chặn sự xung đột và đẩy lùi các nguy cơ
nghèo đói, khổ đau trong đời sống xã hội, đưa con người tới cuộc sống an vui
Ngoài việc đưa một loạt các tin bài, ảnh đã được đưa ra, nhằm phục vụ nhu cầu thông tin và định hướng dư luận của bạn đọc chính thức về Đại lễ Phật đản hàng năm của đạo Phật thì bên cạnh đó các báo còn bài liên quan tuyên truyền cho sự kiện này Các tấm gương sống cống hiến, nhân ái góp sức xây dựng xã hội, giúp đỡ các số phận bất hạnh của các công dân có đạo tại Việt Nam cũng thường xuyên được các Báo Lao Động, Báo Hà Nội, báo Đại Đoàn Kết đưa lên để nhân rộng điển hình Trong số lượng bài về tôn giáo Hà Nội của 3 tờ báo Hà Nội Mới, báo Lao Động, báo Đại Đoàn Kết luôn có sự ưu ái dành cho các tin bài liên quan đến đạo phật và tín ngưỡng dân gian của dân tộc Các sự kiện như lễ cầu may đầu năm, hôm rằm, hay các lễ hội tín ngưỡng dân gian tại Hà Nội luôn là đề tài được chăm sóc cần thận của các phóng viên Điều này cũng rất dễ hiểu bời vì hiện nay đạo Phật vẫn là đạo chiếm ưu thế về tín đồ, có sức ảnh hưởng và nhận được sự quan tâm nhiều nhất của dư luận nước ta
Các bài viết về tín ngưỡng dân gian ngoài những bài viết giới thiệu các địa danh tôn giáo lịch sử, phản ánh các lễ hội tôn giáo như: “Hô thần nhập tượng Thánh Gióng”, “Hội chùa Láng”….của báo Lao Động, “Câu lâu sơn, vùng địa linh giàu
tiềm năng du lịch” “Núi Tây Phương vẫn tọa lạc, ngôi chùa cổ nổi tiếng với hang
trăm pho tượng đẹp mê hồn Núi Lôi Âm nghi ngút hương khói từ Lôi Âm tự với những tấm bia mộ cổ Núi Miễu đầu rồng với hàng trăm ngôi mộ, ai cũng cũng muốn đem “mả táng hàm rồng” để phát sinh bao quận công, tiến sĩ Núi Lài Cài không cao nhưng ẩn trong đó một địa danh lịch sử - mơi Bác Hồ từng sống và làm việc năm 1947… ” (Câu lâu sơn, vùng địa linh giàu tiềm năng du lịch –địa tác giả
Tạ Ngọc Hà , báo Hà Nội Mới) của báo Hà Nội Mới thì phần lớn các bài viết về tín
Trang 33ngưỡng dân gian tại Hà Nội Việt Nam hiện nay có trên 3 báo Hà Nội Mới, báo Lao Động, báo Đại Đoàn Kết là các bài phản ánh về hiện tượng lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng dân gian hiểu sai, biến tướng ý nghĩa của các tín ngưỡng truyền thống của dân tộc biến các tín ngưỡng này trở thành các hoạt động mê tín dị đoan như: bài
“Các chùa ở Hà Nội đông nghịt người đi lễ chùa”, “Dân công sở trốn việc đi cúng rằm”, “Ngày xuân trẩy hội chùa Hương”, “Xếp hàng dâng sao giải hạn”, “Rằm tháng Bảy lễ Vu lan: Sắm cỗ to hay hiếu thảo?” “hôm nay rằm tháng giêng Cầu an, cầu phúc đầu năm” Các bài viết này không những phản ánh được thực tế của các hiện tượng biến tấu các tín ngưỡng dân gian hiện nay mà còn đưa ra những thông tin, góp ý của bản thân nhà báo, của các chuyên gia góp phần định hướng dư luận xã hội, đấu tranh chống những thủ tục mê tin dị đoan đang có chiều hướng gia tăng tại
Hà Nội hiện nay
Như trong loạt bài về lễ vu lan Răm Tháng Bảy năm 2010 của báo Lao Động
online đã viết: “theo giáo lý Phật giáo, Vu Lan là lễ thường niên để tưởng nhớ,
báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ - những người đã khuất Nhiều người đã thể hiện sự "hiếu thảo" của mình bằng cách mua nhà lầu, xe hơi, tiền vàng âm phủ
để đốt "gửi" cho những người đã chết Có những gia đình đã đầu tư hàng chục triệu đồng để mua sắm lễ vật, bày cỗ to, cỗ nhỏ, để cầu cúng và hy vọng "người âm" sẽ được hưởng…” “Tuy nhiên ngày nay, lễ báo hiếu theo tháng năm và những
cách suy diễn dân gian đã bị biến tướng quá nhiều Người ta coi đây như một dịp để thể hiện sự báo hiếu sai cách, hoang phí, xa xỉ nhằm cầu mong những điều viển vông, khó có thật trong cuộc sống
Một trong những điển hình "sống" mà chúng tôi có dịp gặp tại cửa hàng vàng mã
số 3 phố Hàng Mã (Hà Nội) là ví dụ Hai mẹ con nhà bà Bình, đang ì ạch khiêng cả đống đồ hàng mã đủ loại như: Nhà lầu, xe hơi, tivi, tủ lạnh, vàng thoi, bạc nén, đôla, tiền giấy lên chiếc xe hơi sang trọng để chuẩn bị cho ngày lễ Vu Lan năm nay
Trang 34Bà Bình hồ hởi nói: "Năm nay cúng biếu đủ thứ đồ dùng trên dương gian cho các cụ cho cái tâm mình nó thoải mái Ngày ông bà còn sống, đau ốm liên miên nhưng vợ chồng tôi mải lo làm ăn, không quan tâm chăm sóc được Bây giờ cha mẹ đã khuất núi thì phải chuộc lỗi, báo hiếu với các cụ Cỗ cúng cũng sẽ làm lớn cho các cụ đỡ tủi thân"
Cùng cách nghĩ với bà Bình, anh Trịnh Đình Dương, trú tại phố Trần Nguyên Hãn,
Hà Nội giọng tha thiết: "Ngày các cụ còn sống thì gia cảnh nghèo hèn, khi con cháu
có của ăn, của để thì các cụ lại không còn nữa Vậy nên tôi muốn nhân dịp này gửi thật nhiều đồ dùng và tiền vàng cho các cụ thoải mái tiêu xài Để dưới đó các cụ thoải mái đi du lịch, đi đền, đi chùa cầu khấn cho con cho cháu, không phải lo tiết kiệm chi tiêu như khi còn sống" “ Hoà thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng: "Chữ
"hiếu" không nằm ở mâm cao cỗ đầy mà ở thái độ của những người con, ở tấm lòng thành kính, ở cách sống và làm việc của họ trong xã hội, kể cả cách truyền tư tưởng hiếu đạo với thế hệ sau Ân đức của cha mẹ là trời bể, người con có làm gì đi nữa, lòng của người con đối với cha mẹ không thể sánh được lòng của cha mẹ đối với con cái Theo đó, hiếu thảo với cha mẹ là một đức tính tốt đẹp được mọi người ca tụng, đức tính ấy được coi như một nền tảng cho mọi đức hạnh, là nhân tố quan trọng để xây dựng đời sống hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội"
“Thượng tọa Thích Duy Trấn, trụ trì chùa Liên Hoa (đường Thái Phiên, quận
11, TPHCM) từng nghĩ ra cách treo trước cửa chùa bảng thông báo: "Không cần đốt giấy tiền vàng mã, mà chỉ cần lời kinh, tiếng kệ để hồi hướng Vì người quá cố không thể thừa hưởng số giấy tiền vàng mã do con cháu đốt cho" Chính vì lẽ đó mà theo Thượng toạ Thích Duy Trấn cúng mâm cao cỗ đầy, đốt nhiều hàng mã, mua nhiều con vật để phóng sinh không phải cách thể hiện chữ "hiếu" đúng nghĩa.”
(Rằm tháng Bảy lễ Vu lan: Sắm cỗ to hay hiếu thảo? - báo Lao Động 8-8-2010)
Những cách ứng xử trong dịp rằm tháng Bảy Lễ vu lan: Phóng sinh, hóa vàng
sao cho đúng? “nhiều gia đình mua rất nhiều hàng mã, tiền âm phủ để đốt; mua rất
Trang 35nhiều chim, cá để "phóng sinh" trong dịp Rằm tháng Bảy như quan niệm của họ là
để "an ủi" những vong hồn lưu lạc, không nơi nương tựa thì Đại đức Thích Đức Thiện cho rằng "đó là suy nghĩ không đúng" Việc "đốt" và "thả" này không thể hiện được lòng hiếu thuận hay an ủi những vong hồn lưu lạc Đại đức cho rằng người dân cần có cái nhìn đúng hơn về tục lệ này, không lạm dụng, gây lãng phí tiền của, tổn hại môi trường, biến thành mê tín dị đoan.” “Thượng toạ Thích Thanh Duệ, Phó Trưởng ban Nghi lễ TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: "Vu Lan là ngày dành cho chữ Hiếu, cho những ai may mắn còn có mẹ cha được hãnh diện cài lên ngực áo bông hồng đỏ thắm Vu Lan còn là một ngày đại lễ trong Phật giáo Đó là ngày các nhà sư cầu nguyện cho tất cả chúng sinh được an lạc, thái bình”
Cũng theo Thượng tọa Thích Thanh Duệ thì, với các nhà sư, công việc trong ngày Vu Lan là ngày của chư Phật hoan hỉ Hằng năm, các sư có 3 tháng an cư về mùa hạ (ở yên một chỗ - PV) bắt đầu từ ngày 16/4 đến ngày 16/7 phải tụ tập, tụng kinh cho quốc thái dân an Đó là dịp cầu nguyện cho các anh hùng liệt sĩ, nạn nhân chiến tranh, gia tiên các họ được siêu thoát.” “các sư tụng kinh lễ niệm cả ngày”
“không chỉ không nên đốt quá nhiều hàng mã hay “phóng sinh” không đúng cách
mà ngay cả việc "cầu, cúng" trong dịp này, theo sự tìm hiểu của chúng tôi đó vẫn là chuyện của các nhà sư ở các chùa chiền thờ Phật Đó là những điều mà người dân nên biết để tránh những lãng phí không đáng có” (Những cách ứng xử trong dịp
rằm tháng Bảy Lễ vu lan: Phóng sinh, hóa vàng sao cho đúng ?-báo Lao Động 2010)
20-8-Bên cạnh các hoạt động sôi nổi, tốt đời đẹp đạo của một số tốn giáo thì cũng
có những tôn giáo, có những phần tử đứng đầu đã lợi dụng niền tin đối với tôn giáo của các tín đồ làm bậy, chống phá nhà nước Tại Hà Nội những năm gần đây nổi lên
là sự kiện “đòi đất” của giáo xứ Thái Hà, theo dòng chảy của sự kiện này báo chí cả nước đã có đưa tin phản ánh, nhưng có lẽ vì sự nhạy cảm của vấn đề nên các báo đưa tin về sự kiện này cũng rất hạn chế thậm chí là không đưa tin tức về sự kiện này, trừ một số báo mạng và báo, đài, truyền hình Hà Nội Theo khảo sát của tác giả trên báo Lao Động, báo Đại Đoàn Kết đã không đưa tin bài về các sự kiện này Khi
Trang 36các sự kiện “đòi đất” này nhận được rất nhiều sự quan tâm theo dõi của nhân dân cả nước vì nó không chỉ đơn thuần là hiện tượng tôn giáo “đòi đất” để xây trụ sở cho các hoạt động tôn giáo của mình mà còn mang cả những chi tiết có sự súi giục của các thế lực thù địch nước ngoài Muốn lợi dụng tôn giáo vào mục đích chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, xuyên tạc, nói xấu chủ trương của Đảng và chính sách nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín nước ta với thế giới.
2.1.3 Nội dung thông tin đấu tranh chống các quan điểm sai trái về tôn giáo trên địa bàn Hà Nội của báo chí
Đấu tranh chống các luận điệu thù địch, sai trái trên báo chí không phải là chủ đề mới, nhưng luôn mang tính thời sự, bởi đó là nhiệm vụ chính trị sống còn, thường xuyên của báo chí cách mạng Chưa bao giờ báo chí nước ta có bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện như hiện nay Cả nước hiện có hơn 700 cơ quan báo chí;
có hệ thống phát thanh, truyền hình từ trung ương đến địa phương; có các báo điện
tử ngày càng phát triển lớn mạnh trong mạng lưới thông tin toàn cầu với số lượng người truy cập ngày một tăng Báo chí nước ta đã phát triển thành một hệ thống khá hoàn chỉnh, đủ sức đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng; công nghệ và kỹ thuật làm báo có bước phát triển vượt bậc, trình độ đạt ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực; đội ngũ những người làm báo lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng
Với ưu thế ấy, hiển nhiên báo chí cách mạng, nếu thực hiện tốt trách nhiệm chính trị, tôn chỉ mục đích của mình, hội tụ đông đủ sức mạnh, sẽ tạo nên bước đột phá mạnh mẽ trong hoạt động thông tin, tuyên truyền; trong đó, nội dung đấu tranh trực tiếp, gián tiếp phản bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch sẽ góp phần quan trọng vào việc ổn định và phát triển đất nước
Trên địa bàn Hà Nội những năm qua, nói về đấu tranh chống các quan điểm sai trái về tôn giáo, nổi lên các hoạt động “đòi đất ” của Thiên chúa giáo của Báo
Hà Nội Mới Nổi bật cho những hành vi lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật trong năm 2007 -2010 tại Hà Nội là ba vụ việc “đòi lại” đất đai của công giáo Hà Nội đó
là vụ: Vụ việc tại số 42 Nhà Chung (phường Hàng Trống, quận Hòan Kiếm), số 178
Trang 37Nguyễn Lương Bằng (phường Quang Trung, quận Đống Đa), vụ việc tại Núi chẽ (xã An phú, huyện Mỹ Đức) Những sự kiện này đều nhận được sự quan tâm đặc biệt của công chúng cả nước Trước tình hình đó, theo dòng sự kiện báo chí đã tham gia tích cực trong việc tuyên truyền, đấu tranh làm rõ bản chất vấn đề của sự kiện, chống lại các quan điểm sai trái lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật
Nguyên nhân xảy ra các vụ việc khiếu kiện, “đòi lại” đất đai, dựng tượng trái phép trong đạo Thiên Chúa trên địa bàn Hà Nội theo tôi là: Trong những năm gần đây, mối quan hệ kinh tế, tôn giáo của giáo hội Công giáo trong nước với các tổ chức tôn giáo nước ngoài, đặc biệt là Vatican ngày càng mở rộng; nhu cầu sinh hoạt tôn giáo pháp triển mạnh cùng nhu cầu mở rộng, xây dựng, cải tạo, sửa chữa các cơ
sở thờ tự Đây không chỉ là nhu cầu phát triển đạo của đông đảo tín đồ mà còn có sự chỉ đạo của Toà Thánh Vatican
Một bộ phận giáo sĩ tại Hà Nội vẫn bộc lộ tính hai mặt Vừa đối lập với chính quyền về ý thức hệ, tuân thủ sự chỉ đạo chặt chẽ của Vatican, thống nhất và kín đáo trong hoạt động đồng thời khôn khéo, mềm dẻo trong quan hệ với chính quyền nhằm “đẩy nhân dân ra đối đầu với chính quyền”, gây xung đột, phức tạp, hình thành sự kiện chính trị bất ổn, tạo cớ để các thế lực thù địch ngoài nước can thiệp, từng bước thoát ly sự quản lý của nhà nước
Thời gian vừa qua, sự liên kết giữa các phần tử phản động với một số chức sắc Công giáo (điển hình là một số linh mục giáo xứ Thái Hà) với các nhóm dân chủ, nhân quyền (như Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ…) đặc biệt là giới trẻ, học sinh, sinh viên và trí thức cùng với âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đã làm cho tình hình của Công giáo ở Thủ đô phức tạp hơn
Trình độ nhận thức của một số bộ phận giáo dân còn hạn chế nên dễ bị các giáo sỹ cực đoan lợi dụng Đồng thời, do thiếu sự hiểu biết về pháp luật nên một bộ phận giáo dân luôn coi trọng, đề cao giáo luật, mà coi thường pháp luật
Bên cạnh đó, công tác tập hợp, lưu trữ hồ sở về quản lý đất đai, nơi thờ tự, cơ
sở vật chất liên quan đến tôn giáo nói chung và đạo thiên chúa nói riêng do lịch sử
Trang 38để lại còn hạn chế, thiếu tài liệu hoặc tài liệu không thống nhất, chặt chẽ, đồng bộ nên khó khăn cho việc xác định căn cứ pháp lý khi giải quyết khiếu kiện Việc xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai cho các tổ chức tôn giáo và cơ sở thờ tự trên địa bàn còn nhiều khó khăn, phức tạp do tranh chấp, khiếu kiện khéo dài
Thực tế nhiều năm qua cho thấy: nhìn tổng thể, các cơ quan báo chí đã có ý thức tham gia đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình”, chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch Số lượng, chất lượng tin, bài về chủ đề này trên các loại hình báo chí tuy khác nhau trong mỗi thời điểm, nhưng đã phát huy tác dụng, góp phần nâng cao nhận thức cho nhân dân về bản chất các luận điệu, quan điểm sai trái; đồng thời, vạch rõ những hành động xấu, gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc qua từng vụ việc cụ thể Những luận điệu xuyên tạc chính quyền thu hồi đất của Giáo xứ Thái Hà (Đống Đa), 42 Nhà Chung, Hà Nội; Vụ việc tại số 42 Nhà Chung (phường Hàng Trống, quận Hòan Kiếm), số 178 Nguyễn Lương Bằng (phường Quang Trung, quận Đống Đa), vụ việc tại Núi chẽ (xã An phú, huyện Mỹ Đức)….đều bị các báo phê phán, bác bỏ Các báo có số lượng tin, bài tham gia nội dung này tương đối đều, như: báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân, Sài gòn Giải phóng, Hà Nội mới, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Tạp chí Công an Nhân dân, Tạp chí Tuyên giáo Các Tạp chí: Cộng sản, Quốc phòng toàn dân, Công an Nhân dân, Tuyên giáo trong số ra hằng tháng đều có các bài nghiên cứu, trao đổi công phu, lập luận chặt chẽ, có chiều sâu, sức thuyết phục cao nhằm đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch
Những nội dung ấy có tác động rộng rãi, tích cực đối với đông đảo bạn đọc, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, nhất là đối với cán bộ, chiến sĩ của lực lượng
vũ trang-lực lượng có vai trò nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế
Trang 39luận sâu sắc có chiều sâu, sức thuyết phục cao, giúp cho nhân dân cả nước hiểu rõ
về bản chất của vấn đề “đòi đất” của giáo xứ Thái Hà xảy ra liên tục mấy năm gần đây
Từ năm 2007-2011, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra 13 vụ việc khiếu kiện, phức tạp phải giải quyết liên quan đến công giáo Những vụ việc đó là: Khiếu kiện, tập trung đông người, dựng lều bạt, “đòi lại” đất đai: Vụ việc tại số 42 Nhà Chung (phường Hàng Trống, quận Hòan Kiếm), số 178 Nguyễn Lương Bằng (phường Quang Trung, quận Đống Đa) số 37 Hai Bà Trưng (phường Hai Bà Trưng), số 4 Hoàng Văn Thụ (thuộc trụ sở UBND quận Hà Đông)
Tập trung đông người, đặt tượng, dựng Thánh giá trái phép: Vụ việc tại giáo
xứ Phùng khoang (xã Trung văn, huyện Từ Liêm), vụ việc tại Núi chẽ (xã An phú, huyện Mỹ Đức)
Khiếu kiện, tập trung đông người, cản trở tiến bộ giải phóng mặt bằng triển khai dự án liên quan đến đất đai: Vụ việc Hồ Ba Giang, xây dựng Bệnh viện Đống
Đa, xây dựng nhà điều trị nội khoa Xanh Pôn (Ba Đình)
Kiếu nại (đơn thư), “đòi lại” đất đai: Vụ việc Ao Bộ (Phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai), Khu vực Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên cuc (xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên), Nhà thờ giáo xứ Thường lệ (xã Đại Thịnh,, huyện Mê Linh)
Căn cứ quy định pháp luật, Thành phố Hà Nội đã giải quyết dứt điểm 10/13
vụ việc; 03 vụ việc đang trong quá trình giải quyết Đó là: Việc xây dựng nhà điều trị Nội khoa Xanh Pôn; việc hoạch định ranh giới nhà, đất tại 37 Hai Bà Trưng, việc xây dựng Bệnh viện Đống Đa
Việc xây dựng nhà điều trị Nội khoa Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn: UBND Thành phố đã chỉ đạo thanh lập Đoàn Thanh tra bao gồm các ngành chức năng (Thanh tra Thành phố, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở xây dựng, Ban Tôn Giáo) giải quyết theo thẩm quyền à quy định pháp luật đơn kiện khiếu nại của Tổng giám mục Nguyễn Văn Nhơn và Dòng thánh Phaolô
Trang 40Việc hoạch định ranh giới nhà, đất tại 37 Hai Bà Trưng: UBND Thành phố đồng ý về nguyên tắc việc giao diện tích hang hiên bên phải nhà thờ và một nửa kiốt trước của nhà thờ hiện Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba và Viện mắt Hà Nội đang sử dụng cho Tu viện quản lý, sử dụng vào mục đích tôn giáo
Trước diễn biến phức tạp của các vụ việc, Thường trực Thành ủy, UBND Thành phố đã trực tiếp đi kiểm tra tình hình trận tự xây dựng, trật tự giao thông công cộng và hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị liên quan, trên cơ sở báo cáo các quận huyện, các ngành chức năng chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch giải quyết tình hình nhằm mục tiêu: Sớm ổn định tình hình, không để xảy ra những diễn biến phức tạp hơn; từng bước đẩy lùi âm mưu lợi dụng vấn đè tôn giáo, lợi dụng giáo Trong khuân khổ có hạn của luận văn tác giả xin đi sâu đề cập đến việc báo chí phản ánh, chống các quan điểm sai trái, vi phạp pháp luật của giáo xứ Thái Hà trong hai vụ “đòi đất” tại 42 Nhà Chung Hoàn Kiếm, Hà Nội và ở khu vực 178 Nguyễn Lương Bằng, thành phố Hà Nội Tại khu đất Công ty vật tư vận tải xi măng, Công
ty Điện lực Hà Nội, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội
Những hoạt động vi phạm pháp luật của một số giáo sỹ, giáo dân tại khu nhà đất 42 Nhà Chung
Ngày 15-12-2007, Tổng giám mục Ngô Qang Kiệt tán phát lên một số trang thông tin điện tử nước ngoài bức thư có nội dung kêu gọi các linh mục, tu sỹ, chủng sinh và giáo dân Tổng giáo phận Hà nội cầu nguyện và kích động việc đòi lại đất tại
42 Nhà Chung (tại khu đất này có trụ sở 03 cơ quan UBND quận Hòan Kiếm: phòng Văn hóa thong tin và thể dục –thể thao, trung tâm thể dục – thể thao, Nhà văn hóa) Từ ngày 18-12 đến ngày 08-01-2008, Tòa Tổng giám mục Hà Nội liên tục huy động, phân công các giáo xứ trên địa bàn Thành phố tổ chức cho linh mục, giáo dân tiến hành các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp trước khu đất 42 Nhà Chung Đặc biệt trong cá ngày 20, 24-12-2007, dưới sự chỉ đạo của một số linh mục, giáo dân đã vào chiếm đất và đặt tượng mẹ, gắn thánh giá tại khu đất này