Nước ta là một quốc gia đa tôn giáo. Tín ngưỡng tôn giáo trở thành một nhu cầu trong đời sống tin thần của một bộ phận nhân dân ta, nhưng đây lại là một lĩnh vực nhạy cảm, luôn bị các thế lực thực dân, đế quốc lợi dụng để thực hiện mưu đồ xấu. Ngay từ khi mới ra đời Đảng ta đã lưu ý đến vấn đề tôn giáo, tuyên bố quyền tự do tín ngưỡng; theo hoặc không theo tôn giáo của công dân; đồng thời, chống việc chủ nghĩa thực dân và đế quốc liên kết với các tổ chức tôn giáo thống trị nhân dân ta. Tư tưởng đoàn kết lương giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rõ trong cương lĩnh của Mặt trận Việt Minh bằng việc ban bố các quyền tự do, dân chủ cho nhân
dân “Tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại trong nước, tự do xuất dương, bỏ chế độ bắt phu và các chế đô áp bức do đế quốc đặt ra”. Trong bài thơ “10 chính sách của Việt Minh”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Hội hè, tín ngưỡng, báo chương, họp hành đi lại, có quyền tự do”.
Nhận thức được tầm quan trọng của tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, ngay sau ngày tuyên bố độc lập (2-9- 1945), trong phiên họp Chính phủ ngày (3-9-1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khẳng định: “Tất cả các công dân tra gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tín ngưỡng, dòng giống”. Người tuyên bố: “Thực dân, phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương để dễ thống trị. Tôi đề nghị chính phủ tuyên bố tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết”. Tinh thần đó được nghi trong Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946: “Nhân dân ta có quyền tự do tín ngưỡng” và trong “Chính cương lĩnh của Mặt trận Liên Việt”. Điều 7, điểm 1 ghi “Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng của mọi người…v..v…”.
Như vậy, chính quyền cách mạng còn non trẻ đứng trước bề bộn công việc cần giải quyết, nhưng ngay từ đầu đã khẳng định một nguyên tắc bất di bất dịch là đoàn kết, bình đẳng và tự do tôn giáo, đồng thời chống lại ân mưu lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng của kể thù dân tộc. Nguyên tắc đó được quán triệt trước sau như một và ngày càng được thể hiện dầy đủ, cụ thể.
Sau năm 1975, dân tộc Việt Nam phải tập trung thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhận thức sâu sắc được vấn đề đoàn kết dân tộc, Đảng ta đã đưa ra một hướng đi đúng. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) và trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII một lần nữa khẳng định: “Tôn giáo tín ngưỡng à nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của một bộ phận nhân dân, Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và giữa các tôn giáo. Khắc phục mọi
thái độ hẹp hòi, thành kiến phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành vi vi phạm tự do tín ngưỡng, đồng thời nghiêm cấm và ngăn chặn mọi hành vi vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập đoàn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân”. Hiến pháp nước Công hòa Xã hội CHủ nghĩa Việt Nam năm 1992, có ghi: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của cá tín ngưỡng tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai có quyền xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo, hoặc lợ dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật về chính sách của Nhà nươc”
Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, tư tưởng về tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đảng và Nhà nước ta vận dụng một cách sáng tạo, có sự đổi mới qua từng thời kỳ Đại hội Đảng. Điều đó được thể hiện rõ trong các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, VII và VII và các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về tôn giáo tín ngưỡng. Nghị quyết 24/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI (ngày 16-10-1990) “Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”; Chỉ thị số 66/CT-TW (ngày 26-11-1990)của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) về việc thực hiện Nghị quyết 24-NC/TW. Nhà nước đã từng bước thể chế hóa quan điểm của Đảng bằng các Nghị định, Thông tư về quản lý nhà nước đối với sinh hoạt tôn giáo. Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành nghị định 69/HĐBT (21-3-1991). Quy định về hoạt động tôn giáo nhằm cụ thể hóa đường lối đổi mới của Đảng về công tác tôn giáo; Chỉ thị 379-TTg của Thủ tướng Chính phủ (23-7- 1993) đã kịp thời uốn nắn những sai sót trong quá trình thực hiện Nghị định 69- HĐBT; Nghị định số 26/1999-NĐ/CP (ngày 19-4-1999) đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng về giải quyết vấn đề tôn giáo trong tình hình mới.
Từ những kinh nghiệm quý báu và qua thực tiễn công tác tôn giáo mấy chục năm qua, Đảng ta nhấn mạnh: Để làm tốt công tác tôn giáo cần phải ra sức chăm lo đời sống vật chất, văn hóa và nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng bào có đạo, hướng dẫn chức sắc, nhà tu hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật của Nhà nước, tăng cường cảnh giác , kịp thời chống lại âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù
địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng của nhân dân ta. Đảng cũng đặc biệt quan tâm củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ là công tác tôn giáo của các ngành, các cấp theo nguyên tắc thống nhất hai chức năng: Vừa tham mưu cho cấp ủy, vừa thực hiện viê quản lý nhà nước đối với tôn giáo, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng các cấp. Như vậy, tổ chức74 bộ máy xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo trong giai đoạn đổi mới phải dựa trên cơ sở đảm bảo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, dặt công tác tôn giáo dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân.