Hoạt động Tôn giáo tại địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề tôn giáo trên địa bàn hà nội (khảo sát báo hà nội mới, đại đoàn kết (Trang 28 - 36)

Hoạt động tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố thời gian qua cơ bản là ổn định, các tôn giáo từng bước hoạt động đi vào nề nếp, xu hướng chấp hành chính sách pháp luật của đa số chức sắc, tín đồ các tôn giáo trở thành xu thế chủ yếu. Từ năm 2007 đến năm 2010, trọng tâm hoạt động của Ban Tôn giáo thành phố, cũng như các cơ quan, ban, ngành liên quan là từng bước cải thiện mối quan hệ giữa chính quyền các cấp và các tôn giáo nói chung, Công giáo nói riêng; hướng dẫn, thu hút, gắn bó các tôn giáo tham gia vào trong các hoạt động chung cả nước và thành phố.

Trong thời gian 2007-2010 Phật giáo tại địa bàn Hà Nội luôn được Ban tôn giáo Thành phố cùng các ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi để Thành hội Phật giáo Hà Nội và các cơ sở Phật giáo trên địa bàn Thành phố, củng cố và tăng cường giao lưu, hợp tác, hòa nhập Phật giáo thế giới, mở rộng quan hệ ngoại giao như: Đại lễ phật đản Liên hợp Quốc - năm 2008; Tổ chức đón xá lị và các tín vật liên quan đến đạo phật từ các nước bạn gửi tặng; Tổ chức hội nghị Sakyadhita - Hội nghị nữ giới Phật giáo thế giới lần thứu XI tại Thành phố Hồ CHí Minh và đoàn Ni giới Phật giáo quốc tế tham quan thủ đô Hà Nội - năm 2010; Tổ chức lễ an vị tượng Phật Nọc Thái Lan tại chùa Bồ Đề (Quận Long Biên); Tổ chức Lễ cung nginh ngọc phật xá lợi và 2 tượng Phật Ngọc do Thủ tướng Chính phủ trao tặng sau chuyến thăn chính thức của Thủ tướng tới Myanma tại chùa Quán Sứ; …

Tích cực tổ chức các họat động nhập thế nhằm thu hút sự quan tâm của tín đồ, phật tử: tổ chức khóa an cư kiết hạ; Tổ chức các công tác từ thiện xã hội; Tổ chức khóa tu về nghi lễ và các chương trình Tư vấn và cầu nguyện mùa thi năm; Tổ chức lễ cầu siêu an linh các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa “Hà Thành đầu độc ” (27-6-1908); tổ chức trại hè năm 2010 từ ngày 11đến 13-6-2010 tại khu vực đồi 76 mùa xuân, huyên Mê Linh; Tổ chức các hoạt động nhân dịp rằm tháng 7, mùa lễ Vu Lan Báo Hiếu; Tổ chức nhiều hoạt động nhân lễ khánh thành tháp Báo Ân tại Chùa Bằng A (quận Hoàng Mai)….

Tiếp tục củng cố tổ chức nhân sự, đào tạo tăng ni: có quyết định bổ nhiệm và luân chuyển trụ trì cho một số chức sắc phật giáo về trông non quản lý tại các chùa thuộc Thành phố. Khởi công trùng tu, xây dựng, nâng cấp, mở rộng cơ sở thờ tự của phật giáo.

Công giáo

Công giáo trong những năm gần đây có nhiều biến động, tuy nhiên trên cơ sở tạo điều kiện của Ủy ban nhân dân Thành phố, phối hợp cùng các ngành chức năng hết sức giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các giáo phận, giáo xứ phát triển. Về phía giáo hội cũng đã tích cực phối hợp cùng với các ngành chức năng giải quyết

hoạt động vi phạm pháp luật, thể hiện thái độ lấn ướt chính quyền của một số chức sắc, giáo sĩ, công giáo, điển hình như: Xây dựng trái phép một số công trình.

Tin lành

Đạo tin lành trong ba năm qua tương đối phát triển nhanh, với đối tượng phát triển hủ yếu hiện nay mà đạo tin lành hướng tới là tầng lớp thanh niên. Đạo Tin lành thời gian qua đã tăng cường củng cố bộ may, tổ chức nhân sư, chú trọng đào tạo đội ngũ kế cận. Đã mở 3 khóa lớp Trung cấp thần học tại chức cho các học viên dân tộc H‟mông tại nhà thờ Tin lành số 2 Ngõ trạm, đã tổ chức lễ cấp bằng tốt nghiệp cho các học viên tại chức khóa 1; Hiện nay đạo Tin lành đang làm văn bản đề Nghị chính quyền Thành phố tạo điều kiện cấp đất xây dựng văn phòng Tổng hội và trường Thành kinh thần học; Tổ chức đêm Thánh nhạc ngoài khuân viên thờ tự thu hút đông đảo thanh thiếu niên tham gia…

Hội đồng Tinh thần Baha’i

Ba năm qua, tôn giáo này tại Hà Nội đã tăng cường củng cố tổ chức, nhân sự sau khi được công nhân tư cách pháp nhân.

2.1.2Báo chí thông tin về tôn giáo trên địa bàn Hà Nội

Báo chí trong thời gian qua với vấn đề tôn giáo trên địa bàn Hà Nội đã có sự quan tâm hơn nhưng so với những diễn biến, hoạt động, phát triển của tình hình tôn giáo trên địa bàn thủ đô thì vẫn chưa theo kịp.

Báo chí thời gian từ năm 2007-2010, chủ yếu tập trung phản ảnh những sự kiện bề nổi của hoạt động tôn giáo, chứ chưa có những bài viết sâu sắc phân tích về cốt lõi vấn đề của các sự kiện tôn giáo. Các bài viết mới chỉ là tập trung đưới dạng phản ánh sự kiện chứ chưa đưa ra được cho độc giả thấy được cái cốt lõi thực sự của vấn đề. Bản chất, “tốt đời, đẹp đạo” của các hoạt động liên quan đến tôn giáo.

Qua khảo sát trên ba tờ báo Đại Đoàn Kết, Hà Nội Mới, Lao Động tác giả thấy rằng vấn đề tôn giáo vẫn là một đề tài mà hiện nay các tòa soạn vẫn còn bỏ

trống chưa có sự quan tâm đúng mức, các bài viết về tôn giáo trên các báo hiện nay vẫn còn chiếm tỉ lệ rất thấp so với các đề tài khác.

Đối với vấn đề tôn giáo trên địa bàn Hà Nội, vấn đề được báo chí quan tâm phản ánh nhiều nhất từ năm 2007-2010 là sự kiện lễ hội phật Đản hàng năm của Phật giáo, cùng các hoạt động liên quan đến các tín ngưỡng dân gian của người dân thủ đô. Nổi bật trong các hoạt động của Phật giáo trong những năm qua là Tháng 5 năm 2008 khi Đại lễ phật đản Liên Hiệp Quốc 2008 diễn ra tại Hà Nội. Các báo đều có tin, bài đưa tin liên tục xung quang sự kiện này. Báo Lao Động đã dành vị trí đầu tiên của trang nhất ngày 15-5-2008 để đăng bài và ảnh về sự kiện này “Khai mạc Đại lễ phật đản LHQ Vesak 2008: Tôn vinh hòa bình, vị tha, nhân ái” bài viết đã nói được quy mô của lễ khai mạc “Trong không khí đại hoan hỉ, trang nghiêm và hòa hợp, hôm 14.5, hơn 3.000 người con Phật, đại diện cho các tổ chức hệ phái Phật giáo trên thế giới đã vân tập về Hà Nội, để cùng kỷ niện Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2008.” (Khai mạc Đại lễ phật đản LHQ Vesak 2008: Tôn vinh hòa bình, vị tha, nhân ái - 15-5-2008) trong tháng này báo Lao Động đã đưa thông tin liên tục các sự kiện liên quan đến Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2008 thông qua loạt bài từ 15 -5 đến ngày 19 -5 như bài phỏng vấn “Hòa thượng Thích Thanh tứ - phó chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Phật giáo Việt Nam có những điều kiện hơn trước nhiều”, “Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long “, “Phật giáo góp phần giải quyết vấn đề về môi trường” hay bài “Bế mạc Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2008: Nêu cao thông điệp hòa bình và yêu thương” ….. Báo Hà Nội Mới cũng theo sát sự kiện trọng đại này của phật giáo liên tục đưa tin, bài liên quan đến sự kiện từ ngày 14-5 đến bế mạc Đại lễ ngày 17-5-2007. Như các bài: “Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2008 tại Việt Nam: Bừng sang các giá trị văn hòa bình và hữu nghị”, “Khách thập phương sẽ hài lòng và ấn tượng”, “Khai mạc Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2008”, “Một cõi niết bàn trong thế giới hiện thực…”… “Tổ chức ngày Phật Đản hoan hỉ để hướng tới Đại lễ 25/05/2010” của báo Đại Đoàn Kết ….

Các bài viết của các báo đã bước đầu phản ánh đầy đủ thông tin ý nghĩa của Đại lễ Phật đản là nhịp cầu giúp tất cả những người anh em có tín ngưỡng phật giáo

được gặp gỡ nhau để tưởng niệm, tôn vinh Đức Phật, đồng thời chia sẻ động viên nhau toàn tâm học tập, làm việc để đưa những tư tưởng tiến bộ của Đức Phật vào cuộc sống. Đại lễ Phật Đản hàng năm diễn ra là cơ hội để các Phật tử tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết, cùng nhau hợp tác xây dựng xã hội tốt đẹp, “một cõi Niết Bàn trong thế giới hiện thực”, góp phần ngăn chặn sự xung đột và đẩy lùi các nguy cơ nghèo đói, khổ đau trong đời sống xã hội, đưa con người tới cuộc sống an vui.

Ngoài việc đưa một loạt các tin bài, ảnh đã được đưa ra, nhằm phục vụ nhu cầu thông tin và định hướng dư luận của bạn đọc chính thức về Đại lễ Phật đản hàng năm của đạo Phật thì bên cạnh đó các báo còn bài liên quan tuyên truyền cho sự kiện này. Các tấm gương sống cống hiến, nhân ái góp sức xây dựng xã hội, giúp đỡ các số phận bất hạnh của các công dân có đạo tại Việt Nam cũng thường xuyên được các Báo Lao Động, Báo Hà Nội, báo Đại Đoàn Kết đưa lên để nhân rộng điển hình. Trong số lượng bài về tôn giáo Hà Nội của 3 tờ báo Hà Nội Mới, báo Lao Động, báo Đại Đoàn Kết luôn có sự ưu ái dành cho các tin bài liên quan đến đạo phật và tín ngưỡng dân gian của dân tộc. Các sự kiện như lễ cầu may đầu năm, hôm rằm, hay các lễ hội tín ngưỡng dân gian tại Hà Nội luôn là đề tài được chăm sóc cần thận của các phóng viên. Điều này cũng rất dễ hiểu bời vì hiện nay đạo Phật vẫn là đạo chiếm ưu thế về tín đồ, có sức ảnh hưởng và nhận được sự quan tâm nhiều nhất của dư luận nước ta.

Các bài viết về tín ngưỡng dân gian ngoài những bài viết giới thiệu các địa danh tôn giáo lịch sử, phản ánh các lễ hội tôn giáo như: “Hô thần nhập tượng Thánh Gióng”, “Hội chùa Láng”….của báo Lao Động, “Câu lâu sơn, vùng địa linh giàu tiềm năng du lịch” “Núi Tây Phương vẫn tọa lạc, ngôi chùa cổ nổi tiếng với hang trăm pho tượng đẹp mê hồn. Núi Lôi Âm nghi ngút hương khói từ Lôi Âm tự với những tấm bia mộ cổ. Núi Miễu đầu rồng với hàng trăm ngôi mộ, ai cũng cũng muốn đem “mả táng hàm rồng” để phát sinh bao quận công, tiến sĩ. Núi Lài Cài không cao nhưng ẩn trong đó một địa danh lịch sử - mơi Bác Hồ từng sống và làm việc năm 1947… ” (Câu lâu sơn, vùng địa linh giàu tiềm năng du lịch –địa tác giả Tạ Ngọc Hà , báo Hà Nội Mới) của báo Hà Nội Mới thì phần lớn các bài viết về tín

ngưỡng dân gian tại Hà Nội Việt Nam hiện nay có trên 3 báo Hà Nội Mới, báo Lao Động, báo Đại Đoàn Kết là các bài phản ánh về hiện tượng lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng dân gian hiểu sai, biến tướng ý nghĩa của các tín ngưỡng truyền thống của dân tộc biến các tín ngưỡng này trở thành các hoạt động mê tín dị đoan như: bài “Các chùa ở Hà Nội đông nghịt người đi lễ chùa”, “Dân công sở trốn việc đi cúng rằm”, “Ngày xuân trẩy hội chùa Hương”, “Xếp hàng dâng sao giải hạn”, “Rằm tháng Bảy lễ Vu lan: Sắm cỗ to hay hiếu thảo?” “hôm nay rằm tháng giêng Cầu an, cầu phúc đầu năm”... Các bài viết này không những phản ánh được thực tế của các hiện tượng biến tấu các tín ngưỡng dân gian hiện nay mà còn đưa ra những thông tin, góp ý của bản thân nhà báo, của các chuyên gia góp phần định hướng dư luận xã hội, đấu tranh chống những thủ tục mê tin dị đoan đang có chiều hướng gia tăng tại Hà Nội hiện nay.

Như trong loạt bài về lễ vu lan Răm Tháng Bảy năm 2010 của báo Lao Động online đã viết: “theo giáo lý Phật giáo, Vu Lan là lễ thường niên để tưởng nhớ, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ - những người đã khuất. Nhiều người đã thể hiện sự "hiếu thảo" của mình bằng cách mua nhà lầu, xe hơi, tiền vàng âm phủ để đốt "gửi" cho những người đã chết. Có những gia đình đã đầu tư hàng chục triệu đồng để mua sắm lễ vật, bày cỗ to, cỗ nhỏ, để cầu cúng và hy vọng "người

âm" sẽ được hưởng…” “Tuy nhiên ngày nay, lễ báo hiếu theo tháng năm và những

cách suy diễn dân gian đã bị biến tướng quá nhiều. Người ta coi đây như một dịp để thể hiện sự báo hiếu sai cách, hoang phí, xa xỉ nhằm cầu mong những điều viển vông, khó có thật trong cuộc sống.

Một trong những điển hình "sống" mà chúng tôi có dịp gặp tại cửa hàng vàng mã số 3 phố Hàng Mã (Hà Nội) là ví dụ. Hai mẹ con nhà bà Bình, đang ì ạch khiêng cả đống đồ hàng mã đủ loại như: Nhà lầu, xe hơi, tivi, tủ lạnh, vàng thoi, bạc nén, đôla, tiền giấy... lên chiếc xe hơi sang trọng để chuẩn bị cho ngày lễ Vu Lan năm nay.

Bà Bình hồ hởi nói: "Năm nay cúng biếu đủ thứ đồ dùng trên dương gian cho các cụ cho cái tâm mình nó thoải mái. Ngày ông bà còn sống, đau ốm liên miên nhưng vợ chồng tôi mải lo làm ăn, không quan tâm chăm sóc được. Bây giờ cha mẹ đã khuất núi thì phải chuộc lỗi, báo hiếu với các cụ. Cỗ cúng cũng sẽ làm lớn cho các cụ đỡ tủi thân"...

Cùng cách nghĩ với bà Bình, anh Trịnh Đình Dương, trú tại phố Trần Nguyên Hãn, Hà Nội giọng tha thiết: "Ngày các cụ còn sống thì gia cảnh nghèo hèn, khi con cháu có của ăn, của để thì các cụ lại không còn nữa. Vậy nên tôi muốn nhân dịp này gửi thật nhiều đồ dùng và tiền vàng cho các cụ thoải mái tiêu xài. Để dưới đó các cụ thoải mái đi du lịch, đi đền, đi chùa cầu khấn cho con cho cháu, không phải lo tiết kiệm chi tiêu như khi còn sống" “ Hoà thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng: "Chữ "hiếu" không nằm ở mâm cao cỗ đầy mà ở thái độ của những người con, ở tấm lòng thành kính, ở cách sống và làm việc của họ trong xã hội, kể cả cách truyền tư tưởng hiếu đạo với thế hệ sau. Ân đức của cha mẹ là trời bể, người con có làm gì đi nữa, lòng của người con đối với cha mẹ không thể sánh được lòng của cha mẹ đối với con cái. Theo đó, hiếu thảo với cha mẹ là một đức tính tốt đẹp được mọi người ca tụng, đức tính ấy được coi như một nền tảng cho mọi đức hạnh, là nhân tố quan trọng để xây dựng đời sống hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội".

Thượng tọa Thích Duy Trấn, trụ trì chùa Liên Hoa (đường Thái Phiên, quận 11, TPHCM) từng nghĩ ra cách treo trước cửa chùa bảng thông báo: "Không cần đốt giấy tiền vàng mã, mà chỉ cần lời kinh, tiếng kệ để hồi hướng. Vì người quá cố không thể thừa hưởng số giấy tiền vàng mã do con cháu đốt cho". Chính vì lẽ đó mà theo Thượng toạ Thích Duy Trấn cúng mâm cao cỗ đầy, đốt nhiều hàng mã, mua nhiều con vật để phóng sinh không phải cách thể hiện chữ "hiếu" đúng nghĩa.”

(Rằm tháng Bảy lễ Vu lan: Sắm cỗ to hay hiếu thảo? - báo Lao Động 8-8-2010).

Những cách ứng xử trong dịp rằm tháng Bảy Lễ vu lan: Phóng sinh, hóa vàng sao cho đúng? “nhiều gia đình mua rất nhiều hàng mã, tiền âm phủ để đốt; mua rất

nhiều chim, cá để "phóng sinh" trong dịp Rằm tháng Bảy như quan niệm của họ là để "an ủi" những vong hồn lưu lạc, không nơi nương tựa thì Đại đức Thích Đức Thiện cho rằng "đó là suy nghĩ không đúng". Việc "đốt" và "thả" này không thể hiện được lòng hiếu thuận hay an ủi những vong hồn lưu lạc. Đại đức cho rằng người

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề tôn giáo trên địa bàn hà nội (khảo sát báo hà nội mới, đại đoàn kết (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)