Phản hồi của dư luận và xứ lý của báo chí.

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề tôn giáo trên địa bàn hà nội (khảo sát báo hà nội mới, đại đoàn kết (Trang 62 - 73)

Khi các bài viết về tôn giáo được báo chí đưa lên luôn rất nhanh nhận được sự phản hồi của độc giả. Trong khuân khổ có hạn của luận văn tôi xin dẫn chứng một số ý kiến phản ánh của độc giả, trên báo Hà Nội Mới trước các thông tin mà báo Hà Nội Mới đã đưa ra về vấn đề tôn giáo đặc biệt là các vấn đề liên quan đến các vụ “đòi đất” của giáo xứ Thái Hà.

Trước những hành động như kích động, lôi kéo giáo dân tụ tập đông người gây mất trật tự, tổ chức cầu nguyện trái phép, đánh người thi hành công vụ…của Tòa Tổng Giám mục tại số nhà 42 Nhà Chung, chiều 27-1, một số người dân đang sinh sống tại các khu vực xung quanh đã gặp phóng viên Báo Hà nội mới để nói lên những bức xúc của họ:

Ông Trần Xuân Phối, Ấu Triệu: "Họ đã phá vỡ sự yên tính của Phố Nhà Thờ"

Chúng tôi sống ở đây hàng chục năm, dân phố Âu Triệu lương cũng như giáo sống rất hòa thuận, thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau. Phố Nhà Thờ vốn rất yên tĩnh, thế nhưng những ngày gần đây, sự yên tĩnh đó đã bị phá vỡ. Dưới sự chỉ đạo của Tòa Tổng Giám mục, rất đông giáo dân từ các địa phương khác kéo đến, phá phách trụ sở cơ quan Nhà nước, lẫn chiếm đất công, đánh người thi hành công vụ. Vụ việc này Tòa Tổng Giám mục Hà Nội không thể trốn tránh trách nhiệm. Nếu là kiến nghị xin đất, UBND Thành phố đã đồng ý, yêu cầu làm Đề án để Thành phố xem xét, giải quyết phù hợp với quy hoạch chung của Thành phố, trong khi chờ giải quyết, tại sao lại có những hành động quá khích gây mất trật tự công cộng như vậy. Tôi đề nghị Tòa Tổng Giám mục phải chấm dứt ngay những hành động vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân các phố xung quanh Nhà Thờ.

Ông Nguyễn Đình Phùng, phƣờng Hàng Trống: "Rước tượng Thánh ra gốc đa

là không đúng với nghi lễ tôn giáo"

Chúng tôi rất bất bình trước những việc làm sai trái của Tòa Tổng Giám mục. Nhiều ngày nay phố Nhà Chung trở lên hỗn loạn, người dân từ đâu kéo về rất đông gây mất trật tự an ninh, ban ngày thì loa đài của Nhà Thờ mở quá to khiến các cháu học sinh không thể học được, ban đêm làm người dân mất ngủ. Mà ngay cả chuyện Tòa Giám mục cho rước tượng Thánh ra gốc đa cũng là không đúng với nghi lễ tôn giáo của Nhà Thờ, bởi tượng Thánh phải được thờ tự tại những nơi tôn nghiêm. Đồng bào công giáo của ta đa phần rất tốt, luôn có ý thức chấp hành luật pháp Nhà nước, những hành động mà họ đang làm chắc chắn là do bị kích động

hoặc bị ép buộc mà thôi. Tôi yêu cầu Tòa Tổng Giám mục phải có biện pháp chấm dứt tình trạng nêu trên.

Ông Lƣu Xuân Thƣ, Hàng Trống: "Sao đi lễ Nhà thờ mà lại đem theo kìm cộng

lực, xà beng, gậy sắt?"

Bên Tòa Tổng Giám mục nói những hành động vừa qua của giáo dân tại 42 Nhà Chung là do họ không kiềm chế được, những hành động đó vượt khỏi tầm kiểm sóat của Nhà Thờ. Nói thế là trốn tránh trách nhiệm. Nếu không có sự cho phép của Tòa Giám mục thử hỏi các giáo dân có thể đi lễ Nhà Thờ mà mang theo những vật dụng như chuẩn bị kìm cộng lực, xà beng, gậy sắt, rồi chuẩn bị sẵn khung lều bạt, xi măng, hàn Thánh giá…và làm sao họ dám gây rối mất trật tự công công ở một nơi cần sự tôn nghiêm như ở phố Nhà Chung? Những người dân ở phố tôi yêu cầu Tòa Tổng Giám mục dừng ngay những việc làm sai trái, khuyên răn những giáo dân giải tán, không tụ tập gây mất trật tự công cộng, để dân phường Hàng Trống nói riêng và nhân dân Thủ đô, đồng bào không theo đạo cũng như đồng bào theo đạo được đón Tết Mậu tý bình an, vui vẻ.

Báo báo Hà Nội Mới ngoải việc nhận được những ý kiến đồng tình của cộng đồng dân cư sinh sống quanh khu vực 42 Nhà Chung mà cho cả các tín đồ theo đạo Công giáo trong nước, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài

Anh Phan Văn Phƣơng, ngõ 26, Trƣơng Định: Có vẻ nhƣ họ bị kích động từ một thế lực nào đó

Tôi thấy việc các giáo dân tụ tập tại khu vực phố Nhà Chung để đòi quyền lợi về đất đai có vẻ như bị kích động từ một thế lực nào đó chứ chưa hẳn là họ đã có nguyện vọng thật sự. Hình như đa số người dân tụ tập ở đó đều chưa có hiểu biết rõ ràng về nguồn gốc lịch sử của khu đất 42 Nhà Chung cũng như các qui định, chính sách quản lý đất đai của Nhà nước. Mấy hôm nay nghe tin có nhiều người tụ tập ở đó tôi cũng vì tò mò mà lên xem và hỏi han thì thấy có nhiều người ở cả các tỉnh, thành phố xa Hà Nội cũng tới đó. Có hôm người ta đánh trống ầm ầm, rồi nhiều người tụ tập ở đó có vẻ như muốn tạo thành một áp lực bắt chính quyền phải theo ý họ. Tất

nhiên nếu họ bị thiệt thòi điều gì đó thì họ có quyền đòi hỏi quyền lợi, nhưng đó phải là quyền lợi chính đáng dựa trên những qui định của pháp luật và lợi ích của toàn dân, chứ tụ tập theo kiểu a dua rồi chẳng mấy ai hiểu rõ vấn đề, chỉ biết là có người hô hào rồi hùng hục lao đi làm theo như thế thì giống kiểu xã hội đen quá. Có thế nào đi nữa thì họ cũng cần phải làm theo trình tự và trật tự theo những qui định của pháp luật. Làm như thế chỉ gây mất đoàn kết trong cộng đồng và ảnh hưởng tới sự phát triển của thành phố.

Giáo dân Lý Tử Hà, phố Thanh Sơn, thị xã Cao Bằng

Đức Chúa chẳng hài lòng chút nào trƣớc cảnh giáo dân đập phá của công, đánh ngƣời khác đạo

Tôi là một giáo dân, và cũng là một công dân Việt Nam mới có 25 tuổi đời. Tôi luôn nhớ lời dạy của Chúa, yêu thương mọi người, yêu thương cuộc sống và chăm chỉ lao động, học hành. Ngày 25-1 vừa qua là ngày Hội Thánh Chúa, ngày mừng đức Hồng y thọ 90 tuổi, vậy mà sao lại có cảnh phá phách tài sản của công? đánh người khác đạo? Đức Chúa biết được điều đó, chắc chắn là như vậy, và ngài có hài lòng không? Ngài có vui không? Chắc chắn là không. Tôi khẳng định một điều như vậy tuy tôi còn rất trẻ và là một người bình thường. Mọi giáo dân vào tối thứ bảy đi lễ thường được nghe Đức Cha kể những câu truyện về Chúa của chúng ta và của nhân loại, một trong những câu chuyện đầy cảm xúc về Chúa là chuyện ngài lặn xuống tận cùng đáy sông lạnh lẽo dẫn đến địa ngục và chịu bao đau đớn và khổ ải thay cho tất cả con người trên thế gian. Đức Chúa và Đức Mẹ với tình thương yêu toàn nhân loại, toàn sinh vật, thực vật và thực thể trên thế giới, Ngài muốn chúng ta có cuộc sống hòa bình, ngài thương yêu giáo dân của Ngài và cũng thương yêu mọi người khác, mọi sinh vật cỏ cây… trên thế gian này!

Bởi vậy Đức Chúa chẳng hài lòng chút nào khi một số giáo dân vừa rồi đập phá cổng sắt, tài sản của công, đánh người khác đạo, gây mất an ninh trật tự… Vậy Đức Chúa có thương những người bảo vệ bị đánh đi viện vừa rồi không? Chắc chắn Ngài xót thương và phù độ cho họ chóng khỏe trở lại. Các giáo dân làm việc ấy

không nghe lời của Chúa dạy, phải sống hòa bình và có ích, không được làm điều ác. Các giáo dân có biết hình ảnh Chúa trên mặt sông sóng dữ , và vai ngài đậu những cánh chim bồ câu hòa bình? Đó là hình ảnh đẹp và lời dạy của Đức Chúa, Hãy sống có ích, sống hòa bình với tất cả mọi người. Để làm sao khi từ giã thế gian linh hồn bay lên và cổng Thiên đàng mở ra đón chúng ta.

Trần Quốc Anh, Việt kiều định cƣ tại Châu Âu

Đừng để bị biến thành nạn nhân của những kẻ lợi dụng tôn giáo chia rẽ đoàn kết dân tộc

Tôi là người định cư ở Châu Âu đã 20 năm. Tôi thấy cách hành sự của Tòa Giám mục Hà Nội là quá mức cần thiết. Bản thân tôi sinh ra trong một gia đình nửa Công giáo và nửa Phật giáo, nhưng tôi muốn tin vào sự công bình và lẽ phải, dù cho đó là Chúa hay Phật. Chúng ta hãy cảnh giác để khỏi trở thành nạn nhân của những kẻ thù địch đang cố tình lợi dụng tôn giáo để kích động, chia rẽ đoàn kết dân tộc. Hãy tỉnh táo vì một xã hội thịnh vượng, hạnh phúc, mà ở đó mỗi người có quyền tự do tôn giáo trên cơ sở tôn trọng pháp luật.

Khi sự việc 42 Nhà Chung kết thúc, nhiều độc giả cũng gửi phản hồi về cho báo Hà Nội Mới thể hiện tâm trạng vui mừng của mình khi sự việc đã được giải quyết hợp tình hợp lý.

Bác Phạm Văn Đông, Chi hội trƣởng Chi hội Ngƣời cao tuổi phƣờng Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm:

Biết tin bà con giáo dân tụ tập ở khu vực 42 Nhà Chung đã phối hợp với chính quyền để giải tán trong trật tự tôi rất mừng. Như vậy có thể thấy hầu hết giáo dân có mặt ở đó đã thể hiện sự tôn trọng pháp luật, nhận thức được việc làm của họ sẽ ảnh hưởng đến an ninh trật tự, làm mất đi niềm vui trong những ngày giáp Tết cổ truyền. Cách giải quyết như vậy theo tôi là nên phát huy trong giải quyết mọi vấn đề phát sinh, tránh sự rắc rối, lãng phí, căng thẳng vốn chỉ làm mất đi sự ổn định của mỗi gia đình và toàn xã hội.

Anh Phan Hữu Dƣơng, Khu tập thể Học viện Kỹ thuật, Thanh Xuân:

Qua sự việc tại 42 Nhà Chung, tôi thiết nghĩ với tinh thần khoan dung, hòa giải của người Việt, những người công giáo ở Việt Nam đã có những tư duy mới, khắc phục những sai sót tồn tại trên tinh thần hiểu biết, suy xét trước sau. Tôi nghĩ, xét đến cùng thì tất cả đều phải quan tâm và dành ưu tiên cho quyền lợi dân tộc trên cơ sở tinh thần tôn trọng pháp luật, tôn trọng những qui định có tính nguyên tắc của Nhà nước về quản lý đất đai. Sự việc hiện thời đã được giải quyết một cách nhẹ nhàng, không xảy ra những điều đáng tiếc, các giáo dân tụ tập ở đó cũng đã về nhà chuẩn bị đón Tết với gia đình. Theo tôi, đó cũng chính là một biểu hiện của tinh thần đoàn kết dân tộc, vì lợi ích chung.

Bác Nguyễn Văn Quyết, phƣờng Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm:

Sự việc rắc rối vừa qua ở 42 Nhà Chung kết thúc như vậy thật đáng mừng. Cuối cùng thì những giáo dân cũng đã được trở về quê hương, đoàn tụ với gia đình trong dịp Tết cổ truyền. Mong rằng tinh thần hòa hiếu đó sẽ được duy trì bền vững để cả dân tộc ta luôn đựợc sống trong niềm vui trọn vẹn.

Bạn Hòa Anh Thái, địa chỉ e-mail: thaihoa45@yahoo.com trong thư gửi đến chúng tôi đã viết: "Là người con của Hà Nội sống tại TP HCM tôi rất vui khi biết thông tin này (xây dựng công viên cây xanh tại 42 Nhà Chung - LTS). Hoan hô quyết định rất hợp lòng dân của thành phố Hà Nội. Người dân cần lắm những khu công viên cây xanh như vậy ở nơi đất chật, người đông. Khi nào khánh thành, nhất định tôi sẽ về Hà Nội để rảo bước tại khu công viên này!"

Ngay từ sáng sớm 19/9, bạn đọc Đinh Viết Tứ thành phố Anaheim, thuộc quận Cam, bang California (Mỹ), đã gửi cho HNM ý kiến về bài viết xây dựng Công viên cây xanh tại khu đất 42 Nhà Chung, Hoàn Kiếm, Hà Nội như sau:

"Đây là một quyết định rất tuyệt vời đặt trên một nhu cầu thực tế tại chỗ. Khu đảo kiến trúc này rất chật chội, thiếu thông thoáng, nên việc lập công viên cây xanh sẽ giúp phần làm tốt môi trường khu vực này. Hơn nữa, việc sử dụng trước đây giành cho công ích thì nay vẫn cho công ích, nhưng lại làm tăng vẻ mỹ quan khu

vực nói riêng và một khu hẹp của Thủ đô nói chung; còn về phía đồng bào ở gần sẽ không còn lý do than phiền sự ồn ào và còn được kề cận một "lá phổi" của thành phố".

Bạn đọc có tên Minh (e-mail: trivlam@hotmail.com) từ Canada viết thư về tâm sự: “Tôi sống tại Canada, hoàn cảnh thủ đô Hà Nội hiện nay như thế nào tôi không rõ, nhưng vào đầu năm 1982, tôi có về thăm Hà Nội. Những năm đó Hà Nội còn nghèo, và tôi nhận thấy thành phố này thiếu rất nhiều công viên và cây xanh. Nay chính quyền Hà Nội có quyết định xây dựng Công viên cây xanh tại khu đất 42 Nhà Chung, Hoàn Kiếm, điều này khiến tôi vô cùng mừng rỡ. Chính quyền Hà Nội đã có một quyết định sáng suốt và hợp lòng dân. Đó là một quyết định có tính nhân văn cao”.

Những ý kiến của độc giả liên tục được gửi về cho báo Hà Nội Mới đã chứng tỏ được sự quan tâm rất lớn của độc giả đối với đề tài tôn giáo. Điều này là sự kích lệ rất lớn đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên, ban biên tập các tờ báo nhưng mặt khác đây cũng chính là thách thức trách nhiệm của các nhà báo phải quan tâm nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như số lượng của các bài báo phản ánh vấn đề tôn giáo nói chung và tôn giáo Hà Nội nói riêng.

Khi nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả trong và ngoài nước gửi về Báo báo Hà Nội Mới đã chọn lọc đăng rất nhiều ý kiến trong mục “phản ứng của dư luận xã hội” của báo bên cạnh các bài viết phản ánh. Điều này làm cho các sự kiện đưa ra của báo có tính hai chiều, qua những ý kiến tiêu biêu của bạn đọc, công chúng sẽ thấy rõ được bản chất của sự việc mà không cảm thấy bị “chèn ép” thông tin từ các phóng viên. Cá nhân tác giả cho rằng trong báo chí hiện đại đấy chính là phương pháp phản ánh, định hướng dư luận tốt nhất của báo chí. Và trong các sự kiện giáo xứ Thái Hà “đòi đất” báo Hà Nội Mới đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyên truyền, định hướng dự luận, xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng ủy Thành Phố và nhân dân thủ đô.

Những ý kiến của độc giả liên tục được gửi về cho báo Hà Nội Mới đã chứng tỏ được sự quan tâm rất lớn của độc giả đối với đề tài tôn giáo, và điều đáng mừng là các ý kiến gửi về hầu hết đều là những ý kiến đồng tình với những thông tin của báo đưa ra, đồng thời động viên khích lệ các phóng viên và báo tiếp tục thực hiện các bài viết phản ánh vấn đề tôn giáo để cho công chúng có nguồn tìm hiểu thêm

thông tin nâng cao sự hiểu biết về các sự kiện tôn giáo đang diễn ra quanh mình. Những ý kiến của độc giả, chính là sự kích lệ rất lớn đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên, ban biên tập các tờ báo nhưng đồng thời đây cũng chính là thách thức trách nhiệm của các nhà báo phải quan tâm nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như số lượng của các bài báo phản ánh vấn đề tôn giáo nói chung và tôn giáo Hà Nội nói riêng. Nhưng những ý kiến động viên, góp ý được gửi về liên tục cho Báo Hà Nội mới cho sự kiện lợi dung tôn giáo kích động giáo dân gây mất trật tự công cộng cũng là “ tiếng kêu” của độc giả cả nước đối với sự quan tâm chưa đúng mức của các báo đối với vấn đề tôn giáo tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng như hiện nay.

Tóm lại : Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo,

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề tôn giáo trên địa bàn hà nội (khảo sát báo hà nội mới, đại đoàn kết (Trang 62 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)