giáo trên địa bàn Hà Nội của báo chí
Đấu tranh chống các luận điệu thù địch, sai trái trên báo chí không phải là chủ đề mới, nhưng luôn mang tính thời sự, bởi đó là nhiệm vụ chính trị sống còn, thường xuyên của báo chí cách mạng. Chưa bao giờ báo chí nước ta có bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện như hiện nay. Cả nước hiện có hơn 700 cơ quan báo chí; có hệ thống phát thanh, truyền hình từ trung ương đến địa phương; có các báo điện tử ngày càng phát triển lớn mạnh trong mạng lưới thông tin toàn cầu với số lượng người truy cập ngày một tăng. Báo chí nước ta đã phát triển thành một hệ thống khá hoàn chỉnh, đủ sức đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng; công nghệ và kỹ thuật làm báo có bước phát triển vượt bậc, trình độ đạt ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực; đội ngũ những người làm báo lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Với ưu thế ấy, hiển nhiên báo chí cách mạng, nếu thực hiện tốt trách nhiệm chính trị, tôn chỉ mục đích của mình, hội tụ đông đủ sức mạnh, sẽ tạo nên bước đột phá mạnh mẽ trong hoạt động thông tin, tuyên truyền; trong đó, nội dung đấu tranh trực tiếp, gián tiếp phản bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch sẽ góp phần quan trọng vào việc ổn định và phát triển đất nước.
Trên địa bàn Hà Nội những năm qua, nói về đấu tranh chống các quan điểm sai trái về tôn giáo, nổi lên các hoạt động “đòi đất ” của Thiên chúa giáo của Báo Hà Nội Mới. Nổi bật cho những hành vi lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật trong năm 2007 -2010 tại Hà Nội là ba vụ việc “đòi lại” đất đai của công giáo Hà Nội đó là vụ: Vụ việc tại số 42 Nhà Chung (phường Hàng Trống, quận Hòan Kiếm), số 178
Nguyễn Lương Bằng (phường Quang Trung, quận Đống Đa), vụ việc tại Núi chẽ (xã An phú, huyện Mỹ Đức). Những sự kiện này đều nhận được sự quan tâm đặc biệt của công chúng cả nước. Trước tình hình đó, theo dòng sự kiện báo chí đã tham gia tích cực trong việc tuyên truyền, đấu tranh làm rõ bản chất vấn đề của sự kiện, chống lại các quan điểm sai trái lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật.
Nguyên nhân xảy ra các vụ việc khiếu kiện, “đòi lại” đất đai, dựng tượng trái phép trong đạo Thiên Chúa trên địa bàn Hà Nội theo tôi là: Trong những năm gần đây, mối quan hệ kinh tế, tôn giáo của giáo hội Công giáo trong nước với các tổ chức tôn giáo nước ngoài, đặc biệt là Vatican ngày càng mở rộng; nhu cầu sinh hoạt tôn giáo pháp triển mạnh cùng nhu cầu mở rộng, xây dựng, cải tạo, sửa chữa các cơ sở thờ tự. Đây không chỉ là nhu cầu phát triển đạo của đông đảo tín đồ mà còn có sự chỉ đạo của Toà Thánh Vatican.
Một bộ phận giáo sĩ tại Hà Nội vẫn bộc lộ tính hai mặt. Vừa đối lập với chính quyền về ý thức hệ, tuân thủ sự chỉ đạo chặt chẽ của Vatican, thống nhất và kín đáo trong hoạt động đồng thời khôn khéo, mềm dẻo trong quan hệ với chính quyền nhằm “đẩy nhân dân ra đối đầu với chính quyền”, gây xung đột, phức tạp, hình thành sự kiện chính trị bất ổn, tạo cớ để các thế lực thù địch ngoài nước can thiệp, từng bước thoát ly sự quản lý của nhà nước.
Thời gian vừa qua, sự liên kết giữa các phần tử phản động với một số chức sắc Công giáo (điển hình là một số linh mục giáo xứ Thái Hà) với các nhóm dân chủ, nhân quyền (như Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ…) đặc biệt là giới trẻ, học sinh, sinh viên và trí thức cùng với âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đã làm cho tình hình của Công giáo ở Thủ đô phức tạp hơn.
Trình độ nhận thức của một số bộ phận giáo dân còn hạn chế nên dễ bị các giáo sỹ cực đoan lợi dụng. Đồng thời, do thiếu sự hiểu biết về pháp luật nên một bộ phận giáo dân luôn coi trọng, đề cao giáo luật, mà coi thường pháp luật.
Bên cạnh đó, công tác tập hợp, lưu trữ hồ sở về quản lý đất đai, nơi thờ tự, cơ sở vật chất liên quan đến tôn giáo nói chung và đạo thiên chúa nói riêng do lịch sử
để lại còn hạn chế, thiếu tài liệu hoặc tài liệu không thống nhất, chặt chẽ, đồng bộ nên khó khăn cho việc xác định căn cứ pháp lý khi giải quyết khiếu kiện. Việc xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai cho các tổ chức tôn giáo và cơ sở thờ tự trên địa bàn còn nhiều khó khăn, phức tạp do tranh chấp, khiếu kiện khéo dài.
Thực tế nhiều năm qua cho thấy: nhìn tổng thể, các cơ quan báo chí đã có ý thức tham gia đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình”, chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Số lượng, chất lượng tin, bài về chủ đề này trên các loại hình báo chí tuy khác nhau trong mỗi thời điểm, nhưng đã phát huy tác dụng, góp phần nâng cao nhận thức cho nhân dân về bản chất các luận điệu, quan điểm sai trái; đồng thời, vạch rõ những hành động xấu, gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc qua từng vụ việc cụ thể. Những luận điệu xuyên tạc chính quyền thu hồi đất của Giáo xứ Thái Hà (Đống Đa), 42 Nhà Chung, Hà Nội; Vụ việc tại số 42 Nhà Chung (phường Hàng Trống, quận Hòan Kiếm), số 178 Nguyễn Lương Bằng (phường Quang Trung, quận Đống Đa), vụ việc tại Núi chẽ (xã An phú, huyện Mỹ Đức)….đều bị các báo phê phán, bác bỏ. Các báo có số lượng tin, bài tham gia nội dung này tương đối đều, như: báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân, Sài gòn Giải phóng, Hà Nội mới, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Tạp chí Công an Nhân dân, Tạp chí Tuyên giáo. Các Tạp chí: Cộng sản, Quốc phòng toàn dân, Công an Nhân dân, Tuyên giáo... trong số ra hằng tháng đều có các bài nghiên cứu, trao đổi công phu, lập luận chặt chẽ, có chiều sâu, sức thuyết phục cao nhằm đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.
Những nội dung ấy có tác động rộng rãi, tích cực đối với đông đảo bạn đọc, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, nhất là đối với cán bộ, chiến sĩ của lực lượng vũ trang-lực lượng có vai trò nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đối với các sự kiện lợi dụng tôn giáo của giáo dân giáo xứ Thái Hà, Báo Hà Nội Mới với nhiệm vụ là "cơ quan của thành ủy đảng cộng sản Việt Nam thành phố Hà Nội, tiếng nói của đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô" đã phản ánh, bình
luận sâu sắc có chiều sâu, sức thuyết phục cao, giúp cho nhân dân cả nước hiểu rõ về bản chất của vấn đề “đòi đất” của giáo xứ Thái Hà xảy ra liên tục mấy năm gần đây.
Từ năm 2007-2011, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra 13 vụ việc khiếu kiện, phức tạp phải giải quyết liên quan đến công giáo. Những vụ việc đó là: Khiếu kiện, tập trung đông người, dựng lều bạt, “đòi lại” đất đai: Vụ việc tại số 42 Nhà Chung (phường Hàng Trống, quận Hòan Kiếm), số 178 Nguyễn Lương Bằng (phường Quang Trung, quận Đống Đa) số 37 Hai Bà Trưng (phường Hai Bà Trưng), số 4 Hoàng Văn Thụ (thuộc trụ sở UBND quận Hà Đông).
Tập trung đông người, đặt tượng, dựng Thánh giá trái phép: Vụ việc tại giáo xứ Phùng khoang (xã Trung văn, huyện Từ Liêm), vụ việc tại Núi chẽ (xã An phú, huyện Mỹ Đức).
Khiếu kiện, tập trung đông người, cản trở tiến bộ giải phóng mặt bằng triển khai dự án liên quan đến đất đai: Vụ việc Hồ Ba Giang, xây dựng Bệnh viện Đống Đa, xây dựng nhà điều trị nội khoa Xanh Pôn (Ba Đình)
Kiếu nại (đơn thư), “đòi lại” đất đai: Vụ việc Ao Bộ (Phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai), Khu vực Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên cuc (xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên), Nhà thờ giáo xứ Thường lệ (xã Đại Thịnh,, huyện Mê Linh).
Căn cứ quy định pháp luật, Thành phố Hà Nội đã giải quyết dứt điểm 10/13 vụ việc; 03 vụ việc đang trong quá trình giải quyết. Đó là: Việc xây dựng nhà điều trị Nội khoa Xanh Pôn; việc hoạch định ranh giới nhà, đất tại 37 Hai Bà Trưng, việc xây dựng Bệnh viện Đống Đa.
Việc xây dựng nhà điều trị Nội khoa Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn: UBND Thành phố đã chỉ đạo thanh lập Đoàn Thanh tra bao gồm các ngành chức năng (Thanh tra Thành phố, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở xây dựng, Ban Tôn Giáo) giải quyết theo thẩm quyền à quy định pháp luật đơn kiện khiếu nại của Tổng giám mục Nguyễn Văn Nhơn và Dòng thánh Phaolô.
Việc hoạch định ranh giới nhà, đất tại 37 Hai Bà Trưng: UBND Thành phố đồng ý về nguyên tắc việc giao diện tích hang hiên bên phải nhà thờ và một nửa kiốt trước của nhà thờ hiện Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba và Viện mắt Hà Nội đang sử dụng cho Tu viện quản lý, sử dụng vào mục đích tôn giáo.
Trước diễn biến phức tạp của các vụ việc, Thường trực Thành ủy, UBND Thành phố đã trực tiếp đi kiểm tra tình hình trận tự xây dựng, trật tự giao thông công cộng và hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị liên quan, trên cơ sở báo cáo các quận huyện, các ngành chức năng chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch giải quyết tình hình nhằm mục tiêu: Sớm ổn định tình hình, không để xảy ra những diễn biến phức tạp hơn; từng bước đẩy lùi âm mưu lợi dụng vấn đè tôn giáo, lợi dụng giáo Trong khuân khổ có hạn của luận văn tác giả xin đi sâu đề cập đến việc báo chí phản ánh, chống các quan điểm sai trái, vi phạp pháp luật của giáo xứ Thái Hà trong hai vụ “đòi đất” tại 42 Nhà Chung Hoàn Kiếm, Hà Nội và ở khu vực 178 Nguyễn Lương Bằng, thành phố Hà Nội. Tại khu đất Công ty vật tư vận tải xi măng, Công ty Điện lực Hà Nội, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.
Những hoạt động vi phạm pháp luật của một số giáo sỹ, giáo dân tại khu nhà đất 42 Nhà Chung
Ngày 15-12-2007, Tổng giám mục Ngô Qang Kiệt tán phát lên một số trang thông tin điện tử nước ngoài bức thư có nội dung kêu gọi các linh mục, tu sỹ, chủng sinh và giáo dân Tổng giáo phận Hà nội cầu nguyện và kích động việc đòi lại đất tại 42 Nhà Chung (tại khu đất này có trụ sở 03 cơ quan UBND quận Hòan Kiếm: phòng Văn hóa thong tin và thể dục –thể thao, trung tâm thể dục – thể thao, Nhà văn hóa). Từ ngày 18-12 đến ngày 08-01-2008, Tòa Tổng giám mục Hà Nội liên tục huy động, phân công các giáo xứ trên địa bàn Thành phố tổ chức cho linh mục, giáo dân tiến hành các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp trước khu đất 42 Nhà Chung. Đặc biệt trong cá ngày 20, 24-12-2007, dưới sự chỉ đạo của một số linh mục, giáo dân đã vào chiếm đất và đặt tượng mẹ, gắn thánh giá tại khu đất này.
Ngày 19-1-2008, lãnh đạo UBND Thành phố Hà nội đã làm việc với Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt để yêu cầu chấm dứt ngay những hành vi vi phạm pháp luật, đề nghị hợp tác với chính quyền trên tinh thần làm việc trao đổi cởi mở để cùng tháo gỡ những vấn đề liên quan khu đất 42 Nhà Chung. Tuy nhiên, khoảng 11 giờ 30 phút ngày 25-1-2008, lợi dụng lễ Quan Thầy, mừng thọ 90 tuổi, 60 năm thụ phong linh mục, 45 năm thụ phong giám mục Hà Nội, Hà Tây, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Bắc Ninh từ Tòa Tổng giám mục Hà Nội sang khu vực 42 Nhà Chung, đẩy đổ cổng sắt, tràn vào sân, xô xát, đánh bị thươngbaor vệ cơ quan phòng Văn hóa thong tin-thể dục thể thao và Nhà văn hóa , xây chân trụ bằng gạch vữa xi măng. Giáo dân dung búa đạp phá cửa các cơ quan định tràn vào trong nhưng không được. Các giáo dân đã dựng nhà bạt khung sắt và túc trực canh giữ thánh giá. Đồng thời, trên các trang thông tin điện tử nước ngoài liên tục xuất hiện các bài viết có nội dung xuyên tạc sự thật, vu cáo chính quyền thành phố, nói xấu chế độ, nhà nước. Tòa tổng giám mục Hà Nội liên tục kêu gọi, kích động giáo sỹ, giáo dân các giáo xứ thuộc giáo phận Hà Nội và các tỉnh Hà Tây (cũ), Hòa Bình, Nam Định, Hà Nam, Hưng yên kéo về 42 Nhà Chung để thực hiện các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp, gây sức ép đòi chính quyền trả đất.
Trước sức ép của dư luận của đồn đảo quần chúng trong xã hội, đặc biệt là thông tin của các cơ quan báo chí trong nước đã lên án mạnh mẽ, vạch trần rõ những hành vi phạm pháp pháp luật của giáo sỹ, giáo dân (mà đứng đằng sau xúi giục, kích động, chỉ đạo là Tòa tổng giám mục Hà Nội, trong đó vai trò rất rõ của Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt), sự chỉ đạo, phối hợp giúp đỡ của cơ quan Trung ương; UBND Thành phố Hà Nội, UBND Quân Hoàn Kiếm đã tuyên truyền vận động giáo sỹ, giáo dân giải tán, thu dọn các lều bạt và một số đồ thờ tự tôn giáo đặt trái phép trong khu đất. Sau đó, họ đã thực hiện. Tuy nhiên, tại khu đất họ vẫn để lại 1 tượng đức mẹ và 1 cây thánh giá nhỏ để lấy cớ tiếp tục sang cầu nguyện đòi đất.
Tuy nhiên, với ý đồ quyết tâm đòi lại đất bằng mọi giá, từ ngày 14-8-2008 đến nay, lợi dụng việc một số giáo sỹ, giáo dân tại giáo xứ Thái Hà có những hành vi phạm pháp luật, phá tương rào, chiếm đất của ông ty cổ phần May Chiến Thắng,
nhằm qua vụ việc này kích động, ủng hộ, kêu gọi giáo sỹ, giáo dân ở các địa phương khác trong cả nước tạp trung đông người tại giáo xứ Thái Hà nhằm gây áp lực với chính quyền đòi lại đất. Qua đó, tạo dư luận tác động quay trở lại việc đòi đất tại 42 nhà Chung.
Sáng ngày 17-9-2008, khi làm việc trực tiếp với sở Tài nguyên-môi trường (theo lời mời của sở đến làm việc để tiếp tục giới thiệu thông tin về 3 địa điểm và hướng dẫn các thủ tục hồ sơ xin đất), các chức sắc của Hội đồng giám mục Việt Nam đã khẳng định rõ quan điểm tiếp tục đòi đất tại 42 nhà Chung, không có ý định xem xét các địa điểm đất mới được cơ quan chức năng Thành phố Hà Nội giới thiệu. Ngày 19-9-2008, UBND Thành phố có giấy mời ông Ngô Quang Kiệt đến làm việc về vấn đề kiếu nại nhà, đất, an ninh trật tự tại 42 Nhà Chung. Sáng ngày, 20-9-2008, Chủ tịch UBND Thành phố và lãnh đạo các cơ ,sở ngành có liên quan đã làm việc với ôn Ngô Quang Kiệt và một số giáo sỹ.
Ngay sau khi Quận Hoàn Kiếm tổ chứ công bố qui hoạch kiến trúc dự án vào chiều ngày 18-9-2008. Sáng ngày 19-9-2008, Tòa Tổng giám mục giáo phận Hà Nội đã có đơn khiếu nại phản đối việc xây dựng công viên cây xanh tại khu đất; tiếp tục khẳng định có đầy đủ hồ sơ chứng từ khu đất 42 Nhà Chung vẫn thuộc quyền sở hữu của Tòa Tổng giám mục; coi khu đất thiêng liêng của công giáo (Linh mục phạm văn Dũng, văn phòng Tòa Tổng giám mục ký đơn khiếu nại). Đồng thời, tòa tổng giam mục Hà Nội có văn bản gửi Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ do tổng giám mục Ngô Quang Kiệt trực tiếp ký. Tuy tiêu đề văn bản là: “Đơn khiếu nại khẩn cấp” nhưng nội dung xuyên tạc sự thật, vu cáo chính quyền “phong tỏa Tòa tổng giám mục Hà Nội”, “sử dụng lực lượng vũ trang để hỗ trợ cho việc phá hoại tài sản của chúng tôi”, tỏ thái độ coi thường pháp luật và chính quyền nhà nước: “Chúng tôi có quyền sử dụng những khả năng có thể để bảo vệ tài sản của chúng tôi”, “yêu cầu sự can thiệp khẩn cấp của ngài chủ tịch nước, ngài Thủ tướng Chính