Một số giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề tôn giáo trên địa bàn hà nội (khảo sát báo hà nội mới, đại đoàn kết (Trang 84 - 93)

Để nâng cao hiệu quả công tác phán ánh tình hình tôn giáo; nghiên cứu tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về tôn giáo trên các cơ quan báo chí, tôi cho rằng, phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp. Các giải pháp này liên quan toàn diện đến các chủ thể cấu thành nên báo chí (cán bộ,

phóng viên, biện tập viên, cộng tác viên…) cũng như chủ trương, biện pháp của các ban biên tập của các báo, đài, truyền hình, tạp chí. Sau đây là một số giái pháp chủ yếu:

Thứ nhất: Căn cứ vào phương hướng công tác tuyên truyền, Ban Biên tập cần kịp thời cụ thể hóa đề có kế hoạch chi tiết hàng số, hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

Quá trình xây dựng và trưởng thành của báo chí cho thấy, chất lượng của báo chí, mức độ nhạy bén và toàn diên của công tác phản ánh thông tin; nghiên cứu, tuyên truyền của báo chí được nâng lên khi lãnh đạo Ban biên tập của các báo chỉ đạo quyết liệt việc lập kế hoạch sản xuất cho từng số, từng quý, từng năm…. Và kiểm tra, đôn đốc sát sao việc thực hiện kế hoạch.

Riêng lĩnh vực tôn giáo trên địa bàn Hà Nôi và cả một số lĩnh vực khác, đôi khi do tính chất của vấn đề quá phức tạp và tế nhị, nhiều tờ báo, nhiều tạp chí e ngại không muốn đăng tải. Tình hình này làm cho thời lượng các bài viết về tôn giáo trên địa bàn Hà Nội quá mỏng và nhiều khi không kịp thời hậu quả là , chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về tôn giáo ít được tuyên truyền rộng rãi trong tu hành, trong quần chúng có đạo. Vì thế, người dân dễ bị kẻ xấu lợi dụng dẫn đến hiểu lầm, mặc cảm với Đảng và Nhà nước.

Do đó, việc cụ thể hóa phương hướng công tác phản ánh thông tin tôn giáo; tuyên truyền làm cho số lượng, chất lượng các bài viết về vấn đề tôn giáo đảm bảo, đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn là hết sức quan trọng bởi mỗi khi đã có kế hoạch cụ thể thì chắc chắn sự gia công sẽ tốt hơn, chất lượng bài viết sẽ tốt hơn.

Thứ hai: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan đến tôn giáo và công tác tôn giáo của Đảng.

Là các đơn vị cung cấp thông tin kiến thức cho nhân dân, nhưng bản thân các biên tập viên, phóng viên theo dõi mảng này trong các báo vẫn chưa được đẩy mạnh đúng lúc. Rất nhiều cơ quan báo chí không có phóng viên riêng theo dõi mảng báo chí mà hầu hết là kiêm nhiệm phóng viên văn hóa, chính trị sẽ theo dõi luôn mảng tôn giáo. Vì vậy, kiến thức và sự hiểu biết sâu sắc về bản chất của tôn giáo trong đội

ngũ cán bộ báo chí vẫn chưa cao, chưa được các tòa soạn thực sự chú trọng, mặc dù tình hình đã được cải thiện những năm gần đây. Nguyên nhân của tình hình trên xuất phát từ nhiều phía, lãnh đạo các tòa soạn và cả cán bộ, phóng viên, biên tập viên.

Về phía cán bộ, phóng viên, biên tập viên chủ yếu do bị chi phối bởi hoạt động biên tập, một số do trình độ chuyên môn có hạn và một phần dp vẫn chưa quan tâm thực sự đến vấn đề tôn giáo. Tình hình này làm cho vị thế của báo chí chưa tương xứng với chức năng vốn có của nó.

Vì vậy, tôi đề nghị báo chí cần đẩy mạnh hơn nữa côngt ác nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tôn giáo và các tòa soạn nên có những phóng viên chuyên sâu phụ trách vấn đề tôn giáo. Chắc chắn rằng nhiều bài viết về vấn đề tôn giáo trên báo chí sẽ có chất lượng hơn.

Thứ ba: Tiến hành đưa tôn giáo trở thành một môn học chuyên sâu cho đội ngũ sinh viên báo chí tiếp cận hiểu rõ vấn đề, bản chất của tôn giáo nói chung và tôn giáo tại Việt Nam nói riêng.

Với vị trí quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và mạnh đến xã hội nước ta hiện nay, vấn đề tôn giáo trong thời gian tới sẽ luôn là vấn đề nóng cho các nhà báo khai thác. Tuy nhiên dây có thể nói là một vấn đề khó khăn, đòi hỏi nhà báo phải có những kiến thức nhất định về tôn giáo và chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo mới có thể đi sâu phân tích vấn đề bản chất của các sự kiện tôn giáo xảy ra.

Đối với các phóng viên viết về vấn đề tôn giáo, nhiều người cho rằng chỉ cần nghiệp vụ tốt là đủ. Cá nhân tôi không đồng tinh với quan điểm như vậy bởi, kiến thức chuyên môn không vững thi viết bài không thể chính xác, thậm chí làm sai lệnh cả ý nghĩa thật sự của sự kiện. Có trường hợp, các tòa soạn chọn cách đặt bài những nhà chuyên môn để đỡ khỏi lo lắng về mặt nội dung. Nhưng các nhà chuyên môn lại thiếu nghiệp vụ tiếp cận báo chí nên bài viết sẽ tốt nếu đó là dạng bài nghiên cứu còn các dạng bài mang tính báo chí thì lại yếu.

Vì những lý do trên, tôi cho rằng, nên đưa tôn giáo trở thành một môn học chuyên sâu cho đội ngũ sinh viên báo chí tiếp cận hiểu rõ vấn đề, bản chất của tôn giáo nói chung và tôn giáo tại Việt Nam nói riêng. Để các nàh báo tương lai khi ra trường sẽ có những kiến thức nhất định về tôn giáo sẽ không ngại khi tham gia viết đề tài về tôn giáo và các bài viết cũng sẽ đi vào chiều sâu chứ không thiên về phản ánh sự kiện như tình trạng báo chí phản ánh tôn giáo hiện nay.

Thứ tư: Xây dựng và củng cố mạng lưới công tác viên về lĩnh vực tôn giáo.

Do điều kiện lich sử cho đến nay, ở nước ta đội ngũ nghiên cứu về tôn giáo còn mỏng và yếu hơn so với các ngành khoa học khác. Trong điều kiện đó, việc phát hiện, xây dựng mạng lưới công tác viên là rất khó khăn mặc dù trong nhiều năm qua báo chí đã có rất nhiều cố gắng.

Tuy vậy theo tôi các tòa soạn vẫn nên có kế hoạch để phát triển đội ngũ cộng tác viên chuyên về vấn đề tôn giáo. Đội ngũ này sẽ làm tăng thêm lượng thông tin về tôn giáo mà các tòa soạn hiện nay còn yếu. Vì lĩnh vực tôn giáo rất phức tạp, nhạy cảm nên đôi khi bản than cộng tác viên cũng e ngại viết bài vì sợ đụng chạm. Do đó, nên chăng có chế độ khuyến khích nhuận bút cao lưu các lĩnh vực khác để động viên cộng tác viên.

Thứ năm: Tăng cường công tác thông tin cho đội ngũ cộng tác viên, biên tập viên về lĩnh vực tôn giáo.

Thực tế cho thấy, trong thời đại thông tin toàn cầu, thông tin nhanh, nhạy chính xác là yếu tố then chốt tham gia quyết định chất lương bài viết. Tuy nhiên,về lĩnh vực tôn giáo, thông tin đến cộng tác viên, biên tập viên là khó khăn bởi các thông tin các tài liệu thường là dưới dạng mật hoặc tối mật. Vì vậy, nên khó có thôn tin thường xuyên, định kỳ cho đội ngũ cộng tác viên, phóng viên. Vì vậy để tăng cường thôn tin, các tòa soạn nên chủ độn lấy thôn tin từ Ban tuyên giáo trung ương, Bộ Công an, Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ ngoại giao với tư cách là một đầu mối để nhờ đó tạo cơ hội cho phóng viên biên tập viên có thêm thông tin chính xác.

Cách này sẽ làm cho việc chuẩn bị bài vở về lĩnh vực tôn giáo đỡ thế bị động và phản ánh của báo chí sẽ nhanh nhạy kịp thời hơn. Đây cũng là cách làm mới đối

với báo chí, bởi trước đây cơ bản thông tin chủ yếu do cộng tác viên, phóng viên tự tìm tòi, thu thập.

Thứ sáu: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Biên tập.

Có thể nói, đây là một giải pháp có tính nguyên tắc bởi hơn bất cứ một lĩnh vực nào, vấn đề tôn giáo, luôn là vấn đề phức tạp, nhạy cảm nhất về mặt chính trị. Vì vậy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Biên tập làm cho sự phản ánh lĩnh vực tôn giáo trên báo chí đúng định hướng, phù hợp với diễn biến tình hình. Thứ nữa, một khi sự chỉ đạo, lãnh đọa của Ban Biên tập được tăng cường độ, mạng lưới cộng tác viên được nâng cao. Chắc chắn, tình trạng số lượng bài viết về lĩnh vực tôn giáo trên báo chí sẽ cân đối hơn với các lĩnh vực khác, chất lượng tuyên truyền sẽ cao hơn, nội dung tuyên truyền sẽ toàn diện hơn.

Thứ bảy cần tập trung xây dựng đội ngũ những người viết có tâm huyết, có trách nhiệm, có trình độ trên lĩnh vực đấu tranh chống các quan điểm thù địch, sai trái; trong đó, đặc biệt chú trọng đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học, lịch sử; có chế độ đãi ngộ xứng đáng; khai thác có hiệu quả hơn nữa sở trường của chuyên gia trên từng lĩnh vực, ngành; cung cấp hoặc kết nối thông tin, tư liệu, địa chỉ cung cấp tư liệu cho báo chí về các đề tài có liên quan đến cuộc đấu tranh này. Cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí cần làm tốt hơn nữa vai trò kết nối, hội tụ sức mạnh của các loại hình báo chí, tiếp tục xây dựng kế hoạch đấu tranh tuyên truyền tấn công và phản công lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; kết hợp chặt chẽ tuyên truyền báo chí với các hình thức khác, trong đó đặc biệt quan tâm đúng mức đến tuyên truyền miệng.

Thứ tám tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các loại hình báo chí; triệt để khai thác thế mạnh của báo điện tử, báo nói, báo hình, để đấu tranh kịp thời, có hiệu quả. Đồng thời, cần quan tâm hiện đại hóa phương tiện tác nghiệp cho cơ quan chỉ đạo và quản lý báo chí, như: trang bị cho tập thể và từng cá nhân máy tính có tốc độ truy cập nhanh, các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho sự chỉ đạo, quản lý trong xu thế báo chí hiện đại phát triển nhanh.

Tóm lại : Vì Tôn giáo là một trong nhữn hiện tượng xã hội phức tạp nhất. Với lịch sử đã tồn tại hàn vạn năm, tôn giáo ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội với cả mặt tích cực đan xen. Nên phản ánh vấn đề tôn giáo vẫn là một đề tài được xem là ngại của báo chí. Qua tìm hiểu các vấn đề về tôn giáo, đánh giá tình hình tôn giáo tại Việt Nam, tình hình tôn giáo tại Hà Nội và qua tìm hiểu tình hình thực tế phản ánh vấn đề tôn giáo trên địa bàn Hà Nội của các báo, và thông qua tìm hiểu xin ý kiến của các chuyên gia tác giả xin đưa ra một số dự báo về tình hình tôn giáo của Hà Nội, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm thông tin về vấn đề tôn giáo và giải pháp đề cao hiệu quả hoạt động của báo chí về tôn giáo trên địa bàn Hà Nội những năm tiếp theo.

Bài học kinh nghiệm trong vấn đề phản ánh tình hình tôn giáo được tác giả đưa ra là: Nắm rõ chủ trương của Đảng và chính sách của nhà nước về công tác tôn giáo. Thường xuyên nâng cao nhận thức, trình độ lý luận chính trị, kiến thức về tôn giáo và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ báo chí. Thận trọng, nhưng phải nhanh nhạy trong công tác thông tin, Thận trọng trong quá trình tìm hiểu nhưng phải luôn bán sát tình hình tôn giáo trên các trang phản động để từ đó nắm được xu thế vận động của bọn mượn danh tôn giáo trong nước. Luôn đề cao coi trọng công tác tuyên truyền về vấn đền tôn giáo trong nội dung thông tin báo chí.

Đề xuất trong việc nâng cao công tác tuyên truyền, phản ánh của báo chí với vấn đề tôn giáo trên địa bàn Hà Nội của tác gỉa là: giữ vững định hướng công tác tư tưởng của Đảng và Thành ủy Hà Nội. Bám sát pháp luật của nhà nước đối với tôn giáo. giữ vững tôn chỉ, mục đích của các tờ báo. Căn cứ vào phương hướng công tác tuyên truyền, Ban Biên tập cần kịp thời cụ thể hóa đề có kế hoạch chi tiết hàng số, hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan đến tôn giáo và công tác tôn giáo của Đảng. Tiến hành đưa tôn giáo trở thành một môn học chuyên sâu cho đội ngũ sinh viên báo chí tiếp cận hiểu rõ vấn đề, bản chất của tôn giáo nói chung và tôn giáo tại Việt Nam nói riêng. Xây dựng và củng cố mạng lưới công tác viên về lĩnh vực tôn giáo. : Tăng cường công tác thông tin cho đội ngũ cộng tác viên, biên tập viên về lĩnh vực tôn giáo. Tăng

cường lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Biên tập. cần tập trung xây dựng đội ngũ những người viết có tâm huyết, có trách nhiệm, có trình độ trên lĩnh vực đấu tranh chống các quan điểm thù địch, sai trái. cần tập trung xây dựng đội ngũ những người viết có tâm huyết, có trách nhiệm, có trình độ trên lĩnh vực đấu tranh chống các quan điểm thù địch, sai trái.

Với những ý kiên của bản thân tác giả hi vọng sẽ đóng góp một phần nào đó vào sự phát triển của báo chí, đóng góp vào việc đẩy mạnh và phát huy hơn nữa tính chiến đấu của báo chí trong lĩnh vực tôn giáo nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

Trong xã hội hiện đại, một trong những vấn đề mà những ai theo logic của tư duy lý tính thuần túy bất ngờ là sự bùng phát mạnh mẽ của cái gọi là “những hiện tượng phi lý”. Trong đó có hiện tượng tôn giáo.

Rõ ràng, trong thế kỷ thứ 21, ngoài những mối bận tâm về chiến tranh hủy diệt, về bệnh tật và nghèo đói, về thảm họa môi trường… tôn giáo và các vấn đề liên quan đến tôn giáo cũng như hệ lụy rất đa dạng mà hiện tượng này đưa lại là một trong những mối bận tâm của nhân loại. Mối bận tâm này bắt nguồn từ 1 thực tế, dường như có sự gia tăng đáng kể tôn giáo, nhất là ở vùng ngoại vi các trung tâm,

tôn giáo truyền thống - nơi mà sự cùng khổ đang cần đến những cứu cánh tinh thần để bù đắp cho sự thiếu hụt hiện thực và nhất là sự nở rộ của trào lưu “tôn giáo mới” ở ngay trong lòng các quốc gia có nền kinh tế phát triển cao. Liên quan đến tình hình trên là những xung đột mà căn nguyên của nó rất phức tạp. Có thể do sự khác biệt về đức tin, cũng có thể do những đòi hỏi về kinh tế, chính trị, văn hóa của dân chúng đông đảo không được chính quyền thế tục đáp ứng. Cũng có khi rất đơn giản, chỉ là sự mạo phạm một đức tin nào đó một cách vô tình… Chẳng hạn, bức biếm họa về thánh Môhamet đã đẩy nhiều chính phủ của nhiều quốc gia đến chỗ phải đôie mặt với sự phản ứng có tính toàn cầu của cộng đồng Hồi giáo trong năm 2008 là một ví dụ. Hay cũng ít ai ngờ rằng, những người theo đạo Lat-ma ở Tây Tạng (Trung Quốc), vốn ưu cuộc sống cô độc trong các tu viện lại có thể có những hành vi bạo lực mà chính quyền sở tại phải vất vả lắm mới kiểm soát được tình hình…Những ví dụ nêu trên rõ ràng là minh chứng cho một nhận định rằng tôn giáo là một trong những vấn đề cần được sự quan tâm nghiên cứu của giới học thuật, các chính trị gia và cả những ai mưu cầu sự phát triển lành mạnh của nhân loại.

Với chủ nghĩa Mác - Lênin, ngay trong hành trang tư tưởng mà những người sáng lập để lại, tôn giáo đã được đề cập đến trên nhiều phương diện. Trong thời kỳ đó, việc đề cập đến tôn giáo là bởi nhu cầu có tính toàn nhân loại trong một nỗ lực

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề tôn giáo trên địa bàn hà nội (khảo sát báo hà nội mới, đại đoàn kết (Trang 84 - 93)