Nắm rõ chủ trương của Đảng và chính sách của nhà nước về công tác tôn giáo. Thường xuyên nâng cao nhận thức, trình độ lý luận chính trị, kiến thức về tôn giáo và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ báo chí.
Như chúng ta đã biết, Đảng ta nhận thức rõ tính chất phức tạp và nhạy cảm của tôn giáo cũng như tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chính vì vậy, trong quá trình lãnh đọa nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta luôn giành sự quan tâm thỏa đáng đối với việc gải quyết vấn đề tôn giáo. Đảng ta đã ra nhiều Nghị quyết, chỉ thị,vv… về công tác tôn giáo, trong đó khẳng định những quan điểm của Đảng về tôn giáo cũng được thể chế hóa thành chính sách, pháp luật của nhà nước.
Nói như vậy để thấy rằng, báo chí với chức năng là cơ quan ngôn lu ận của tổ chức Đảng, Nhà nước vừa là diễn đàn của nhân dân ; tuyên truyền, giáo dục quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; góp phần định hướng đúng dư luận xã hội. Thì trong đó một nhiệm vụ quan trọng là phải tuyên truyền, giáo dục quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo.
Để làm tốt chức năng này của mình đòi hỏi cơ quan báo chí, cán bộ công nhân viên, phóng viên, biên tập viên của các tòa soạn phải nắm được chủ trương của Đảng và chính sách của nhà nước về công tác tôn giáo. Vì vậy việc thường xuyên nâng cao nhận thức, trình độ lý luận chính trị, kiến thức về tôn giáo và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ báo chí là nhiệm vụ cấp thiết cần làm của các tòa soạn hiện nay, đặc biệt trong tình trạng các bài viết về tôn giáo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay.
Từ khi bước vào thời kỳ đổi mới và nhất là sau năm 1990 đến nay, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam sôi động và đang có chiều hướng gia tăng. Lễ hội trong các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức rầm rộ với quy mô ngày một lớn và diễn ra khắp mọi miền của Tổ quốc. Lễ Nôen, lễ Phật đản và những buổi lễ trọng khác của các tôn giáo và tín ngưỡng dân gian trở thành ngày hội chung của toàn dân, lôi cuốn hàng vạn người tham gia. Dịp đầu xuân, người dân náo nức đến đình, đền, miếu, phủ, nhà thờ, thánh thất… dâng hương lễ bái, cầu lộc, cầu tài và những nhu cầu tâm linh khác.
Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là nhu cầu tâm linh của các tín đồ mà còn là nhu cầu sinh hoạt văn hoá của cả cộng đồng. Nhu cầu chính đáng ấy được chính quyền Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tạo điều kiện đáp ứng, làm cho tín đồ, chức sắc các tôn giáo an tâm, phấn khởi, ngày càng tin tưởng vào chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Việc xây dựng, sửa chữa, tu bổ nơi thờ tự diễn ra khắp nơi; các lớp bồi dưỡng, đào tạo, hoặc phong bổ, thuyên chuyển, cũng như in ấn, xuất bản các ấn phẩm tôn giáo, hoạt động đối ngoại tôn giáo đều gia tăng.
Với tình hình tôn giáo phát triển nhanh diễn biến phức tạp như hiện nay, dòi hỏi các nhà báo, cơ quan báo chí phải rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin phán ánh lĩnh vực tôn giáo, các nhà báo theo dõi, phụ trách lĩnh vực tôn giáo phải nhanh nhạy đáp ứng yêu cầu thông tin . Trong báo chí hiện đại, nhanh, đúng, trúng, kịp thời.
Tuy nhiên, các thông tin liên quan đến vấn đề tôn giáo lại vô cùng nhạy cảm, nếu các nhà báo chủ quan không điều tra kỹ nguồn gốc sự việc, tìm hiểu độ tin cậy của thông tin thì có thể dẫn đến những bài phản ánh thông tin sai lệch có lợi cho các thể lực thù địch chống phá nhà nước, lợi dụng tôn giáo, gây nguy hại cho bản thân, cho tòa soạn, cho xã hội. Vì vậy, tuy phải nhanh nhạy trong nắm bắt thong tin, theo
kịp dong sự kiện nhưng các phóng viên, tòa soạn vẫn phải tỉnh táo trong công tác xác định độ chính xác của thông tin. Đặc biệt là vấn đề tôn giáo lại là vấn đề tương đối nhạy cảm đối với xã hội, nhân dân và nhà nước như hiện nay.
Bán sát tình hình tôn giáo trên các trang phản động để từ đó nắm được xu thế vận động của bọn mượn danh tôn giáo trong nước.
Báo chí phản động trên một số trang mạng trực tuyến nước ngoài luôn tìm cách, viết những bài sai lệch, xuyên tạc sự thật về vấn đề tôn giáo của nước ta. Tuy vậy, các nhà báo theo dõi mảng tôn giáo vẫn phải thận trọng trong quá trình tìm hiểu nhưng phải luôn bán sát tình hình tôn giáo trên các trang phản động để từ đó nắm được xu thế vận động của bọn mượn danh tôn giáo trong nước.
Chiến lược “Diễn biến hòa bình” (DBHB) gắn liền với những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc về vấn đề tôn giáo của các thế lực thù địch hiện nay đã có những biến thái về nội dung, liều lượng, phương pháp, đối tượng, với các hình thức ngày càng tinh vi hơn. Đặc biệt, từ khi hệ thống báo điện tử ra đời, mạng internet phát triển mạnh, thông tin trên mạng đã, đang trở thành “đối thủ” cạnh tranh của các loại hình báo chí khác. Tận dụng lợi thế của các loại hình báo chí không bị ngăn cách bởi không gian địa lý, các thế lực thù địch không ngừng tăng cường tính cập nhật, diện “phủ sóng” các thông tin chống phá; trong đó, đáng lưu ý là chúng triệt để tận dụng lợi thế của blog. Lợi dụng quyền dân chủ trong thông tin, khai thác sâu công nghệ truyền thông, các thế lực thù địch trong và ngoài nước cấu kết chặt chẽ, để tung ra những thông tin sai trái, xuyên tạc, bóp méo sự thật, vu khống, bôi nhọ, nói xấu chế độ, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về tôn giáo; bôi nhọ, làm giảm uy tín cá nhân các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước ta... Cùng với đó, chúng còn khai thác sâu vào mảng tuyên truyền miệng, loan truyền các tin thất thiệt về chính trị để kích động tụ tập, khiếu kiện; gây nhiễu về tình hình giá cả, chất lượng sản phẩm hòng gây cạnh tranh không lành mạnh, làm hoang mang tâm lý trong nhân dân.
Là cơ quan ngôn luận, tuyên truyền, định hướng dư luận của nhân dân các nhà báo cần thận trọng trong quá trình tìm hiểu nhưng phải luôn bán sát tình hình
tôn giáo trên các trang phản động để từ đó nắm được xu thế vận động của bọn mượn danh tôn giáo trong nước. Đón trước đi đầu, nắm bắt tình huống để có những bài viết phản ánh, tuyên truyền giúp định hướng dư luận đi đúng hướng. Không để tình trạng, khi sự việc tôn giáo đã xảy ra biến cố mới đi sau giải thích vận động làm giảm đi hiệu quả tuyên truyền, định hướng dư luận của báo chí.
Luôn đề cao coi trọng công tác tuyên truyền về vấn đền tôn giáo trong nội dung thông tin báo chí.
Với nhiệm vụ tổng kết thực tiễn, phát triển nhân tố mới, những kinh nghiệm của các điển hình tiên tiến, để làm công tác tuyên truyền, giáo dục.
Phân tích thực trạng nội dung phản ánh thông tin, tuyên truyền liên quan đến vấn đề tôn giáo tại Hà Nội trên báo chí, tôi nhận thấy, trong thời gian qua, chủ yếu các nội dung sau đây được đề cập.
Phản ánh tình hình cụ thể của các hoạt động tôn giáo trên địa bàn Hà Nội. Nêu cao những tấm các tổ chức tôn giáo tích cực làm việc tích cực đóng góp cho sự phát triển của xã hội.
Một số bài trực tiếp phê phán các quan điểm sai trái, thù địch của các tôn giáo lợi dụng lòng tin tôn giáo để xúi giục, xuyên tạc chống phá Nhà nước.
Như vậy, so với định hướng của công tác tư tưởng, lý luận báo chí qua Văn kiện Đảng X và Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa X ta thấy công tác tuyên truyền về lĩnh vực này có hai điểm hạn chế: Một là các mảng nội dung chưa hoàn thiện và hai là, số lượng bài viết về vấn đề này quá ít.
Trong tình hình mới, khi diễn biến tôn giáo ngày cành phát triển, có mầng mống của sự phức tạp, tôi cho rằng nội dung phản ánh; tuyên truyền trên báo chí về lĩnh vực này cần được quan tâm toàn diện đến các khía cạnh chủ yếu sau:
Các bài phản ánh phải có chiều sâu, đi vào vấn đề cốt lõi của sự kiện hơn nữa.
Tuyên truyền những tấm gương, những điển hình tiên tiến của đồng bào có đạo, trong việc phát triển kinh tế - xã hội, chấp hành pháp luật nhà nước.
Công bố các bài viết trực tiếp đấu trang, phê phán các quan điểm sai trái, thù dịch.
Bổ sung mảng phỏng vấn trực tiếp chức sắc, tín đồ, tôn giáo về thái độ của họ đối với cuộc đổi mới nội dung, chính sách tôn giáo của nhà nước nói riêng và tình hình tôn giáo tại Việt Nam, tại Hà Nội hiện nay nói chung.
Thông tin về tình hình tôn giáo trên thế giới, cũng như pháp luật quốc tế về tôn giáo.
Tuyên truyền quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước của UBND, Thành ủy Hà Nội về tôn