KỶ XXI 3.1 Tôn giáo tại Hà Nộ

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề tôn giáo trên địa bàn hà nội (khảo sát báo hà nội mới, đại đoàn kết (Trang 73 - 76)

3.1 Tôn giáo tại Hà Nội

Tôn giáo là một trong nhữn hiện tượng xã hội phức tạp nhất. Với lịch sử đã tồn tại hàn vạn năm, tôn giáo ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội với cả mặt tích cực đan xen. Vì lẽ ấy, đánh giá về tôn giáo của các nhà nghiên cứu thường không thống nhất, thậm chí là đối lập nhau. Trong khi nhiều người có thái độ phê phán tôn giáo gay gắt thì cũng có người ra sức ca tụng nó, cường điệu hóa mặt tích cực của nó. Nhà nghiên cứu tôn giáo nổi tiếng người Trung Quốc là Hạ Trung Hiếu cho rằng, nếu chỉ xem tôn giáo là một tập đại thành của những luận thuyết ủy mị chống lý tính, tử thù của khoa học thì việc phê phán tôn giáp rất dễ. Song, vấn đề không hoàn toàn như vậy. Tôn giáo là một hiện tượng văn hóa.

Do tính đa dạng trong hệ giá trị mà tôn giáo chuyển tải và cũng do thái độ của người với những động cơ, lợi ích khác nhau nên cách ứng xử với tôn giáo trong thực tế cũng rất khác nhau. Nhìn chung, các thế lực chính trị ở mọi thời đại bằng cách này hay cách khác sử dụng, lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích giai cấp. Vì lẽ ấy, tôn giáo luôn được quan tâm đặc biệt không chỉ ở những người có niềm tin, các nhà thần học mà còn là các nhà lãnh đạo, quản lý xã hội, các nhà nghiên cứu ở mọi thời đại. Nhằm cố gắng đánh giá về tôn giáo cũng như dự báo về xu hướng biến động của nó mặc dù đó là công việc cực kỳ phức tạp.

Khi bước sang thế kỷ 21 đã có rất nhiều dự báo về tôn giáo được đưa ra và thực tế cho thấy, các dự báo đó không phải là hoàn toàn chân xác. Có người cho rằng, trong thiên niên kỷ mới, với sự phát triển vũ bão của khoa học và công nghệ, với sự gia tăng trình độ dân trí toàn cầu thì tôn giáo khó có điều kiện phát triển. Thậm chí, có người khẳng định, tôn giáo sẽ suy tàn. Tuy nhiên, cũng có người nhận định ngược lại, rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của tôn giáo.

Những dự báo trên có mặt cực đoan song ở mức độ nhất định đều có yếu tố hợp lý bởi xã hội đang tồn tại những điều kiện làm cho các khả năng trên có thể xảy ra.

Nếu chỉ quan sát và diễn biến của các tôn giáo truyền thống như công giáo, Chính phủ ở các nước Âu Mĩ cũng như hành vi tín đồ của nó thì rút ra kết luận là: tôn giáo sẽ suy tàn. Tuy vậy, quan sát các tôn giáo khác nhưu Hồi giáo, đạo Tin lành hay trào lưu được gọi là “trào lưu tôn giáo mới” thì nhận định dường như ngược lại. Vì vậy, mỗi người sẽ tự rút ra kết luận trên số liệu sau đây:

Trong 10 năm (từ 1990 - 2000) dân số thế giới tăng khoảng 15% trong khi Hồi giáo và đạo Tin lành tăng khoảng 23%. Công giáo tăng 13,7%, Phật giáo tăng khoảng 11%, Chính thống giáo tăng 5,6%, Ấn Độ giáo tăng 18,3%...

Dự báo ở Việt Nam, điều dễ nhận thấy là, từ ngày đổi mới nhiều giáo gia tăng tín đồ nhanh, đức tin truyền thống được củng cố, tổ chức tôn giáo được tăng cường, cơ sở vât chất, nơi thờ tự được tu bổ, xây cất mới nhiều hơn trước nhiều lần. Trường hợp Tin Lành là một ví dụ. Nếu như năm 1975, số lượng tín đồ khoảng 50 vạn người thì nay con số đó đã trên 1 triệu người (tăng khoảng 20 lần).

Tuy nhiên, điều đáng quan ngại là sự phát triển của tôn giáo, nhất là đạo Tin lành lại vô cũng nhanh chóng tại vùng sâu vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến cũ, vùng có đông đồng bào thiểu số ở các địa bàn chiến lược như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và sự phát triển đó không hoàn toàn được thúc đẩy bởi nhu cầu tín ngưỡng thuần túy, mà còn là sự mưu toan của các thế lực thù địch hoặc trí ít là tham vọng tăng cường lực lượng của các tôn giáo. Vì thực chất vấn đề tôn giáo ở Việt Nam như vây nên thái độ cảnh giác của Đảng và Nhà nước Việt Nam là lẽ đương nhiên.

Đối với địa bàn Hà Nội, với tình hình phát triển của các tôn giáo trong thời gian qua, cũng cho chúng ta thấy trước được tương lai sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa của các tôn giáo trên địa bàn. Sự phát triển này theo dòng chảy tất cũng gắn với sự phát triển chung của tình hình tôn giáo trên cả nước. Tuy nhiên do yếu tố chính

trị, vị trí trung tâm của mình các tôn giáo luôn muốn chú trọng phát triển tín đồ cũng như vị trí của mình tại địa bàn nhằm phụ vụ cho mục đích riêng của từng tôn giáo.

Thời gian tới trên địa bàn Hà Nội vẫn tiềm ẩn nhiều khả năng diễn biến phức tạp vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực của các tôn giáo trên địa bàn. Đòi hỏi các cơ quan quản lý của Đảng và Nhà nước phải luôn chặt chẽ theo dõi sự phát triển của các tôn giáo nhằm điều chỉnh kịp thời nếu có tôn giáo nào cố tình lợi dụng lá bài tôn giáo để đi sai mục đích tổ chức các chống phá Nhà nước ta. Như những vụ 42 Nhà Chung, 178 Nguyễn Lương Bằng, Vụ Đồng Chiêm mà một bộ phận tín đồ và chức sắc Công giáo thiếu thiện chí đã lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai để gây rối, làm mất an ninh trật tự xã hội, kích động giáo dân gây áp lực với chính quyền mà tôi đã phân tích tại chương 2.

Với tốc độ phát triển kinh tế cao, đi cùng là sự hội nhập về kinh tế - văn hóa quốc tế cũng ngày càng được đẩy mạnh, quá trình giao lưu giữa các nền văn hóa, sự truyền bá phát triển, quan hệ của các tôn giáo trong nước với các tổ chức và tôn giáo nước ngoài ngày càng mở rộng. Nhu cầu sinh hoạt, mở rộng cơ sở thờ tự ngày càng tăng và phát triển mạnh.

Âm mưu, ý đồ, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo không thay đổi, vẫn tiếp tục triệt để lợi dụng chiêu bài dân tốc, dân chủ, nhân quyền để chống phá Nhà nước ta. Tuy nhiên việc thực hiện ý đồ sẽ cẩn trọng hơn nhằm gây xung đột, phức tạp, hình thành sự kiện chính trị bất ôn để các thế lực thù địch ngoài nước, các tổ chức quốc tế can thiệp, từng bước thoát ly sự quản lý của nhà nước.

Khi Ủy Ban Nhân Dân Thành phố trong thời gian tới triển khai một số dự án liên quan đến các điểm phức tạp và các cơ sở thờ tự cũ. Có thể xảy ra tình hình phức tạp, không ngoại trừ điểm nóng như: Nhà điều trị nội khoa Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Trạm xử lý nước thải Bệnh viện Đống Đa, cải tạo hồ Ba Giang…

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề tôn giáo trên địa bàn hà nội (khảo sát báo hà nội mới, đại đoàn kết (Trang 73 - 76)