1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiên tài quân sự của napoleon bonaparte

76 548 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 2,6 MB

Nội dung

Bắt đầu với trận chiến Toulon và kết thúc bởi trận đại bại ở Waterloo nhưng chúng ta không thể phủ nhận một tài năng quân sự kiệt xuất trong lịch sử quân sự thế giới của Napoleon, một co

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA SƯ PHẠM



Luận văn tốt nghiệp

THIÊN TÀI QUÂN SỰ CỦA NAPOLEON

BONAPARTE

Giáo viên hướng dẫn : Đặng Thị Tầm Sinh viên thực hiện : Phạm chí Linh

Lớp : Sư Phạm Lịch Sử K34 MSSV : 6086327

Cần Thơ ngày 24 tháng 2 năm 2012

Trang 2

Lời cảm ơn

Em xin chân thành cảm ơn cô hướng dẫn của em đã tận tình giúp đỡ và chỉ dạy cho em trong quá trình hoàn thành đề tài này Cảm ơn tất cả các bạn đã giúp đỡ trong việc nghiên cứu và tìm tài liệu từ các nguồn để có thể hoàn thành tốt đề tài này

Em mong rằng đề tài này sẽ mang lại nhiều sự bổ ích, thú vị cho những ai đã xem qua Hi vọng nó sẽ để lại trong lòng các bạn ít nhiều dư vị thích thú về con người lỗi

lạc này

Trang 3

A- Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài:

Vào thế kỷ XIX, thế kỷ ánh sáng đầy duy lý, khó có ai trong chúng ta có thể chấp nhận một sự thật hiện hữu của con người

+ Năm 26 tuổi: tư lệnh nước Ý (Italia)

+ Năm 32 tuổi: Đệ nhất tổng tài nước Pháp (tương đương tổng thống ngày nay) + Năm 36 tuổi: Hoàng đế nước Pháp

+ Năm 42 tuổi: Bá chủ lục địa châu Âu

Hơn 60 chiến thắng đầy vinh quang bằng tổng số chiến thắng của Cesar (Roma), Alexander Đại đế (Maxedonia) và Thành Cát Tư Hãn (Mông Cổ) gộp lại

Trong hơn 60 trận đánh ấy với những chiến lược xuất sắc lấy ít thắng nhiều, bao vây cô lập đối phương, đẩy đối phương vào tuyệt lộ để không còn cách nào khác là phải đầu hàng ông ta Bắt đầu với trận chiến Toulon và kết thúc bởi trận đại bại ở Waterloo nhưng chúng ta không thể phủ nhận một tài năng quân sự kiệt xuất trong lịch

sử quân sự thế giới của Napoleon, một con người mà đã dùng tài năng quân sự của mình đã làm cho các vương triều phong kiến Châu Âu phải rúng động, giáo hoàng phải đích thân tới tận Paris sắc phong hoàng đế Pháp, mở rộng lảnh thổ Pháp đến cực đỉnh không những thế ông cón có nhiều đóng góp cho nước Pháp về văn hóa giáo dục, kinh tế bên cạnh những chiến thắng quân sự trên chiến trường của ông

Nhưng với một vị tướng xuất chúng, sau là một hoàng đế tài năng như thế, từng bách chiến bách thắng trên chiến trường, làm kẻ thù phải khiếp sợ, vua chúa châu âu phải lê rối phục tùng, tại sao cuối cùng ông vẩn thất bại ? vì một điều đơn giản là ông không thể chống lại cả châu Âu phong kiến chứ không phải do thiên tài quân sự của ông đã ngừng lại

Vì thế, em đã chọn đề tài “Thiên tài quân sự của Napoleon Bonaparte” để phác họa nên một thời lịch sử huy hoàng nhưng cũng bi thương của châu Âu thế kỷ XIX và thiên tài quân sự của một con người làm cả châu Âu phải khiếp sợ Em mong nhận được sự góp ý của thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn

2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:

2.1- Đối tượng nghiên cứu:

“Thiên tài quân sự của Napoleon Bonaparte”

Trang 4

2.2- Phạm vi nghiên cứu:

Tình hình chính trị Châu Âu cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, và những trận đánh của Napoleon thể hiện nên thiên tài quân sự của ông

3 Phương pháp nghiên cứu:

Đối với một sinh viên, việc nghiên cứu luôn gắn liền với sự tìm tòi học hỏi trong sách vở, nghiên cứu và tham khảo tư liệu Ngoài những nguồn tư liệu từ sách vở, em còn tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng như internet, những bài tham luận để phân định tính chính xác của tư liệu

Thông qua đó, em xây dựng nên đề cương luận văn với sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn và kết hợp với nhiều tư liệu sưu tầm được để viết ra từng phần theo đề cương hình thành nên luận văn này

Sau khi có được đề cương, em dùng phương pháp lịch sử để xử lí các tư liệu này

có chính xác không, sau đó dùng phương pháp so sánh đối chiếu để xác định tính chính xác của các tư liệu, cuối cùng dùng phương pháp logic để phân biệt các tư liệu này, sau đó kết hợp với đề cương luận văn để hoàn thành luận văn hoàn chỉnh

4 Lịch sử nghiên cứu đề tài:

Liên quan đến đề tài : “Thiên tài quân sự của Napoleon Bonaparte” có rất nhiều công trình nghiên cứu Điển hình như là :

Bí sử nhân loại của Phạm Kim Thạch nghiên cứu những bí mật sau cái chết của Napoleon Bonaparte

Napoleon Bonaparte của Etacle nói về cuộc đời và sự nghiệp của Napoleon Bonaparte

Những chuyện chưa biết về hoàng đế Napoleon của Nguyễn Sĩ Cầm nói về Thiên tài quân sự và những điều chưa được biết về Napoleon

Những bí mật trong lịch sử nhân loại của NXB công an nhân dân nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật lịch sử nhân loại

Chiến tranh Anh – Hoa Kì 1812 của NXB quân đội nói về cuộc chiến tranh Anh

và Hoa Kì năm 1812

Lịch sử thế giới cận đại của Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng nghiên cứu khái quát về lịch sử thế giới cận đại liên quan tới nước Pháp cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX,

Tham luận đọc tại hội thảo khoa học về 200 năm cách mạng tư sản Pháp 1789 tại Fontainnalaeu năm 1998, có nghiên cứu và đánh giá công lao của Napoleon đối với nước Pháp

Báo cáo tại Hội thảo về Napoleon tổ chức tại Lyon Pháp năm 2000 thì để đánh giá lại sự nghiệp của Napoleon.

Trang 5

Theo nghiên cứu của Dorothy Carrington - Nhà sử học người Anh, nổi tiếng với những tác phẩm viết về đảo Corsica – quê hương của Napoleon nói về toàn bộ sự nghiệp của Napoleon

Trang 6

B- Phần nội dung:

Chương I – THỜI NIÊN THIẾU VÀ NHỮNG THÀNH CÔNG BƯỚC ĐẦU

CỦA NAPOLEON

1- Thời niên thiếu của Napoleon:

Ngày 15/08/1769 là ngày lễ Đức mẹ đồng trinh và cũng là ngày một năm đảo Corse thuộc Pháp, bà Latizia đang tham dự thì bắt đầu chuyển dạ và đúng 12h trưa bà sinh đứa trẻ “đẻ bọc điều” đó là Napoleon – một công dân mới của nước Pháp

Lúc nhỏ mọi người hay gọi chú là Napulio hay Rapulione nghĩa là chú bé quấy nhiễu vì chú bé rất nghịch ngợm và hay gây gổ Ông còn là một người lầm lì và nóng tính, thường hay đánh và cắn anh mình là Joseph, rồi đi mách mẹ để thoát tội, đây là những mưu mẹo của Napoleon làm cho mẹ ông không còn cách nào khác ngoài tha thứ cho ông

Thời gian vua Louis XVI lên ngôi, Napulio 5 tuổi được đưa vào ngoại trú kí túc

xá các xơ tại Ajaccio và học trên trường hỗn hợp nằm trên cơ sở của dòng Jesvite Vừa nhập trường, Napulio “si tình” ngay cô bạn học Giacominetta, một cô bé dịu hiền, nhưng ở đây thì Napoleon là một đứa bé âu sầu, kín đáo, cáu kỉnh và hay giận dữ

ai đó rất lâu, ông không gần gủi với ai, không xem ai ra gì, không bè bạn, không cảm tình với ai, nhưng lại tỏ vẻ rất là tự tin mặc dầu tuổi còn nhỏ và vóc dáng không bằng

ai, luôn luôn muốn dẫn dắt tất cả mọi người

Napulio khởi sự chuyện học các mẫu tự và đánh vần tiếng Ý Cậu rất giỏi các phép tính và giải được nhiều bài toán nhỏ khá khó với tuổi của cậu Các xơ sững sốt và tặng Napulio biệt hiệu “Nhà toán học” và tưởng thưởng Ở đây, Napoleon học giỏi các môn sử La Mã, sử Hy Lạp làm cho các giáo sư phải kinh ngạc, Napoleon còn giỏi môn địa lí, triết học ngoài niềm say mê toán học Ông còn tìm hiểu thêm bằng cách đọc nhiều sách và đọc sách rất nhanh

Rời khỏi trường các bà sơ, Napulio vào học 4 năm tại trường tiểu học của tu sĩ Reeco và trong thời gian đầu không có vẽ gì là học sinh xuất sắc

Tình hình gây gổ vẫn diễn ra nên không mấy thân thiết với bạn bè nhưng Napulio không bao giờ hại bạn thà chịu phạt chứ không chịu đỗ lỗi cho bạn bè

Trong giờ ra chơi, Napulio thích lẻ loi một mình nhưng cậu thích bày trò đánh nhau với bạn bè chiến đấu với các trẻ con ngoài phố vì không chịu tù túng trong khuôn khổ gia đình và trường học Về nhà, thì bày trò tinh nghịch chọc phá anh chị em và cả

Trang 7

bà ngoại của mình, không ít lần cậu bị mẹ đánh đòn Tuy nhiên lúc nào Napulio cũng luôn kính trọng và biết ơn mẹ

Charles Bonaparte muốn được Vua gia ân cấp học bổng cho con trai ông thì Charles phải chứng minh là dòng họ Banaparte có được 4 đời quý tộc Đối với Charles thì chuyện đó không mấy khó khăn vì ông đã có sẵn giấy tờ và thủ tục đã được chứng minh và 2 đứa con lớn của ông đã được nhận học bổng của nhà Vua

Đầu năm 1779, Napoleon được nhập học trường võ bị Brienne tại Champarne Sống trong quân trường, Napoleon thích cô độc, con người âu sầu lại có vẻ hung

dữ, thích ngồi một mình, lạnh lùng từ chối tham dự mọi trò chơi hay cuộc vui của bạn Nếu tình cờ tiếp xúc thì cũng tìm cách áp đảo họ

Các môn học thì Napoleon giỏi nhất trường môn toán học như cha Patrauld đã nói

và tự hào có một cậu học trò như Napoleon Còn các môn còn lại thì thầy cô khác cho cậu là đần độn vì cậu ít quan tâm đến các môn đó

Napoleon nói tên mình theo giọng Corse nhưng lại có vẻ Pháp hơn là Ý, li-one nên bạn học đặt cho cái tên “La Paille Au Mez” – “Cọng rơm trên mũi”

Na-po-Trong một ngày lễ mà người dân Brienne đều tham dự người ta đặt những trạm kiểm soát an ninh trật tự, không một ai được vào trường nếu không có giấy phép của thầy hiệu trưởng hay hiệu phó ký Vì thiếu sĩ quan nên Napoleon được giao trách nhiệm giữ một trạm Bà vợ người gác trường mà mọi học sinh điều biết vì hằng ngày

bà vẫn buôn bán cho họ đến trường dự lẽ và xem kịch Người hạ sĩ quan vào báo cáo, Napoleon với một giọng đầy uy quyền “Hãy đưa người đàn bà này ra xa, vì bà ta làm rối trật tự doanh trại”

Đây là biểu lộ tính cương nghị đầu tiên của Napoleon dẫu lúc đó cậu mới bước sang tuổi 13 (1782)

Ngày 22/9/1784, khi được 15 tuổi, Napoleon chuyển đến nhập học trường võ bị tại Paris Tại đây Napoleon vàng lộ rõ tính khí cứng cỏi của mình

Một học sinh đàn anh Champeauk được giao huấn luyện cho Napoleon về việc sử dụng vũ khí và rất nghiêm khắc trong nhiệm vụ Napoleon đã không làm theo cách chỉ dẫn của huấn luyện viên này, gây chuyện và thề không học y nữa Các giáo viên thấy cần phải nương tay cho cậu họ trò ươn ngạnh này liền giao cho học sinh khác, người đang có chút giao thiệp với Napoleon, với huấn luyện viên này thì Napoleon có chút tiến bộ về hình thức thao tác nhưng thiếu hụt về phần huấn luyện Tuy nhiên Napoleon được cho vào tiểu đoàn vì giỏi thao diễn nhưng thường bị các cấp chỉ huy la rầy vì có tính đãng trí

Trang 8

Về phương diện sử dụng kiếm thì Napoleon là bậc thầy Trong phòng tập, khi Napoleon cầm kiếm tấn công thì đó là một kẻ vô cùng đáng sợ với mọi đối thủ

Napoleon thường ở lí trong trường từ khi ông Permon thân hành đến thì cậu mới

ra cùng gia đình ông này vì gia đình ông Permon là bạn thân thiết của mẹ ông bà Latizia

Napoleon chơi thân với Démétrius, em của ông bà Permon, có lần Napoleon nổi giận phàn nàn về cách điều hành của quân trường vì để các học sinh quá thiếu thốn và tranh cải 1 cách bướng bỉnh với Démetrius và cậu đã nói một câu: “Nếu tôi là vị chúa

tể thì tôi sẽ soạn thảo các điều lệ một cách khác hơn để đáp ứng được lợi ích của mọi người” Một lời nói thốt ra từ thiếu niên 15 tuổi không phải là lời nói bình thường mà

là lời nói đầy ý thức trách nhiệm mà cậu sẽ thực hiện nay mai, khi đã là hoàng đế Đây

là một nhận xét vô cùng sắc bén về tình hình quản lý tại các quân trường

Ngày 12/9/1785, Napoleon ra trường với cấp bậc thiếu úy pháo binh và thuyên chuyển đến trung đoàn Lapère tại Valence

Từ Valence, Napoleon xin nghĩ phép về đảo Corse và ở đó cho đến cuối năm

Tuy có thời gian làm đại tá chỉ huy phó Đoàn vệ binh quốc gia Corse nhưng rồi Napoleon phải rời đảo trở về trung đoàn Auxonne vào cuối năm 1788, rồi thuyên chuyển đến trung đoàn Grenoble

Từ tháng 9/1785 đến tháng 6/1793, tổng cộng 94 tháng, thì Napoleon đã ở Đảo

Corse đến 51 tháng, những tháng còn lại ở Pháp, ông sống mang tính tạm bợ, và không tương lai sáng sủa Các trung đoàn chỉ sử dụng ông vào các công tác bình thường của một sĩ quan và sự hiện diện của ông ở đơn vị cũng không lấy gì làm cần thiết cho họ Napoleon thi hành mọi nhiệm vụ giao phó và lưu tâm giúp đỡ gia đình hiện đang sống tại Paris

Thì giờ rãnh rỗi, Napoleon khởi sự viết một ít tác phẩm:

Trang 9

+ Thư của ông Bonaparte gửi cho Matteo Buttafoco, Xuất bản năm 1790 + Lịch sử Đảo Corse, đã thoả thuận với nhà xuất bản để in, nhưng chưa kịp in thì phải chuyển khỏi Auxonne

+ Buổi ăn tại Balicare năm 1793 kể lại chuyện bàn luận chính trị của nước Pháp giữa những người thuơng gia ở Monpellier, Nimes và Marseille Mỗi thực khách đều

có ý kiến riêng của mình Tác phẩm được tái bản năm 1822

Tuy mọi hi vọng về đảo Corse đã tiêu tan do sự hợp tác của Paoli với nước Anh Nhưng Napoleon vẫn giữ tính cách người Corse, sống thờ ơ như người ngoài cuộc đối với mọi biến chuyển của cuộc cách mạng Pháp – Napoleon chưa thấy mình là người Pháp

Chỉ đến khi hạ thành Toulon, lên cấp tướng, Napoleon mới thấy mình là người Pháp Khi trở thành tư lệnh chiến dịch Ý, Napoleon mới chính thức chuyển tên Buonaparte thành Bonaparte

Và đến khi chết, Napoleon muốn được yên nghĩ trên bờ sông Seine, giữa lòng nhân dân Pháp

2- Trận chiến Toulon

Ngay trong thời gian làm sĩ quan, Napoleon cũng không mấy hy vọng kiếm tìm

sự nghiệp tại Pháp Nên đã 2 lần quay về Corse nhưng điều thất bại trong những dự định của mình tại quê hương mình

Định mệnh đã buộc Napoleon phải trở lại nước Pháp và thời cơ ngàn năm có một đã đến với Napoleon: Trận chiến Toulon bắt đầu xảy ra

Nghị hội quốc ước đang trong thời kỳ thống trị của phái Montagnard của những người Jacobins đang quyết liệt chống thù trong giặc ngoài thì bọn bảo hoàng miền Nam nước Pháp đã nổi lên chiếm cứ Toulon và cầu cứu hạm đội Anh

Chỉ huy chiến dịch giải phóng Toulon là tướng Carteaux, một họa sĩ vẽ quảng cáo, được lòng dân, nhưng không phải là tướng giỏi, đang bất lực trong nhiệm vụ May mắn thay lúc này chỉ huy pháo binh là Dommartin bị thương và Napoleon thay thế Khi Napoleon hỏi Carteaux vì sao các vị trí pháo để quá xa và không thấy một viên đạn nào cả thì Carteaux cho biết đạn đã gửi vào nhà dân, ở gần bếp để luôn luôn được hâm nóng, và biết rõ việc mình phải làm khi để pháo vào các vị trí hiện tại Napoleon đến vị trí để thử pháo, thì rõ ràng chúng chỉ đến nữa chừng mục tiêu

Napoleon đang và vô cùng thất vọng thì tướng Dugommier đến thay thế Carteaux, là một tướng lãnh đạo có năng lực, thăng thắn, biết sử dụng người, đã tin tưởng và cho phép Napoleon thực hiện kế hoạch của mình Ông gọi Napoleon là

“Người bảo vệ bé nhỏ của tôi”

17/12/1793, Thành Toulon đầu hàng vô điều kiện, hạm đội Anh rút khỏi bờ biển nước Pháp

Trang 10

14/01/1794, Napoleon được đặt cách phong từ thiếu tá lên thẳng thiếu tướng khi mới 25 tuổi Đây là bước đầu thành đạt

Hiện diện trong trận Toulon, có mặt các đại biểu nhân dân Salicetti, Ricord, Ropespierre Em và Barras đều rất có cảm tình với Napoleon đặc biệt là Ropespierre và Barras Barras đã mời Napoleon ngồi ăn cùng các đại biểu và tặng cho Napoleon một

bộ đồ mới từ đầu đến chân thay cho bộ đồ đã sờn rách, còn Ropespierre đã gửi thư cho Napoleon và khẳng định rằng:

“Napoleon là người tuyệt đối tin tưởng được, người đã từ chối phục vụ Paoli vì Paoli đã bán mình cho nước Anh, và bị bon này tàn phá gia sản”

Napoleon đã nhờ Ropespierre trình bày với Nghị hội quốc ước về kế hoạch đánh chiếm Piémont và miền Bắc nước Ý để đe dọa người Ý Nhưng nghị hội lưởng

bộ và Carrot thì phản bội

3/1794, Napoleon đề nghị với tướng Maiginet, đại biểu đầy đủ thẩm quyền ở Marseille, tái vỏ trang hai đồn lủy từ lâu đã bị dân chúng đập phá, để thành phố có thể phòng thủ khi gặp biến cố, Maiginet liền tố cáo lên Nghị hội Napoleon ý định tái vũ trang để giúp bọn bảo hoàng May mắn cho Napoleon là Ricord và Ropespierre kịp đến và cứu Napoleon khỏi lên máy chém

6/4/1794, Binh đoàn Ý rời Nice, hành quân qua biên giới và giành được vài kết quả khả quan, một phần nhờ Napoleon sư dụng tài tình pháo binh Tư lệnh binh đoàn

Ý là tướng già Dumerbion đã báo cáo: “Chiến thắng của binh đoàn là nhờ Napoleon đã phối hợp hiệu quả pháo binh” Cùng thời gian này, Ricord ra lệnh Napoleon bí mật sang Gênes tìm hiểu cách bố phòng của địch hầu chuẩn bị cho hành động quân sự sắp tới 27/7/1794 Napoleon hoàn thành nhiệm vụ và trở về

15/8/1794 ở Pari Ropespierre, Couthon, Saint – Juste… đều bị lên đoạn đầu đài Các đại biểu Sacliletti, Albitte và Laporte báo cáo kết tội Napoleon là bè phái của Ropespierres và là kẻ thù của nền cộng hòa, mờ ám trong hành động ở Gênes Họ quyết định cách chức, giam giữ và đưa ông ra ủy ban cứu quốc

Napoleon bị giam giữ ở port Carré ở Antibe Tướng tư lệnh Binh đoàn Ý Dumerbion can thiệp và Napoleon được tự do trở lại nhiệm vụ Nhưng đến 25/4/1795 thì bị đại biểu Beffroi giải chức binh đoàn Ý và Napoleon vì binh đoàn này đã hết nhiệm vụ sau khi chiếm xong vùng Vado gần Savone

Napoleon trở về Paris, đến Bộ quốc phòng gặp Carnot người có đủ khả năng và

uy tín nhưng ông chỉ gặp được Aubry, vừa nhận chức Bộ trưởng chiến tranh, người tự phong tướng cho mình, dẫu chưa hề bước chân đến chiến trường Aubry xem Napoleon như một đại úy quèn, gặp may mà lên tướng, chê Napoleon còn quá trẻ trong cấp tướng của mình

Napoleon trả lời:

Trang 11

- Người ta già mau trên chiến trường và vì vậy mà tôi đến đây

Aubry bị Napoleon giểu cợt đã trở nên giận dữ, thù hận và không cho Napoleon tái ngũ 7/1795 Aubry bị tố cáo chống cách mạng và bị thay thế

2/8/1795, Ponté Coulant tiếp nhiệm Bộ trưởng chiến tranh và đề nghị Napoleon chỉ huy một đơn vị bộ binh ở Vendée, Napoleon đã từ chối vì không muốn sử dụng tài năng của mình vào nội chiến, và ông được bổ nhiệm vào phòng Đồ bản Bộ quốc phòng, Napoleon có cơ hội xây dựng các kế hoạch của mình cùng tìm hiểu các kế hoạch sẵn tại Bộ tổng tham mưu đó là một việc làm rất hữu ích cho Napoleon về sau này

Cũng trong thời gian này, bọn Bảo hoàng trong nước bắt đầu ngóc đầu dậy, và hình thành âm mưu đảo chính ở Paris

24/9, các thành phố nổi loạn đã hợp công khai hội nghị trung ương ở Odeon để tiến hành âm mưu đảo chính, tình hình đe dọa càng trở nên trầm trọng đối với Nghị hội quốc ước

4/10, tư lệnh quân đội nộ phòng Paris, Tướng Manou cùng các đại biểu Delmas, Letourneur và quân đội đến Paris Nhiều nhóm phản loạn đang chiếm cứ các cửa sổ thành phố, tướng Manou đang tìm cách điều chỉnh, nhưng liền bị bắt, Barras nhận trọng trách chỉ huy quân đội nội phòng

Carnot đưa đề nghị Barras tìm một tướng phụ tá có đầy đủ khả năng để thi hành nhiệm vụ và đó không ai khác chính là Napoleon Barras đề nghị Napoleon phụ tá cho mình, Napoleon đứng im, cân nhấc giữa lợi và hại, cuối cùng đã nhận lời

4 giờ sáng ngày 13/10/1795, quân nổi loạn tập trung ở các ngã đường và đến 4h15 khởi sự kế hoạch tiến đánh mọi phía, các dàn đại bác trong thành phố đã bắt đầu gầm lên, nổ trên đầu bọn phiến loạn, quân phiến loạn bỏ chạy tan tác sau khi để lại vô

số xác chết Cuộc truy quét diễn ra không ngừng, và đến đêm thì một trận pháo nữa công kích vào vị trí cố thủ của quân nổi loạn ở đường Laloi đã chấm dứt cuộc chiến

Con ngựa của Napoleon bị bắn chết, nhưng Napoleon nhấn chìm cuộc phản động trong biển máu, hoàn thành tuyệt đối nhiệm vụ được giao

Barras từ chức và nhường chức vụ Tư lệnh quân đội nội phòng Paris cho Napoleon Sau chiến dịch này, mọi người đều biết đến Napoleon Tất cả các tầng lớp

xã hội đều hoan nghênh Napoleon kể cả Nghị hội quốc ước và đặc biệt là Barras

Nhưng ước mơ của Napoleon đâu chỉ có thế Cầm đầu đạo quân để chiến đấu ngoài lãnh thổ - chiến dịch nước Ý – mới là ước mơ của ông

Trong 21 ngày rãnh rỗi, Napoleon cưới vợ, nàng Josephine, góa phụ của tướng Beaunarnais, có 2 con và lớn hơn Napoleon 6 tuổi, người mà Napoleon vừa gặp liền

mê say 2 ngày sau Napoleon lên đường sang Ý Đây là quà tặng của Barras cho Napoleon và người tình cũ Josephine

Trang 12

Nói đúng hơn, đây là thiện chí của Barras, nhưng chính Carnot là người quyết định để “chú đại úy bé nhỏ của ông” viễn chinh sang Ý

Những thành công bước đầu của Napoleon Bonaparte là như thế, chiến dịch nước Ý bắt đầu mở ra một kỷ nguyên mới cho tướng Bornaparte

3 Chiến dịch nước Ý và cuộc viễn chinh Ai Cập

Thêm nữa, ngoại hình của Napoleon thì bé nhỏ, gầy còm, nói giọng Corse khó nghe, một tướng cạo giấy của phòng đồ bảng

Không những các tướng lãnh, mà một tiểu đoàn trưởng Suchet, một thống chế tương lai của nền đốc chính ,đã nói lớn: “Đây là một tên mưu mô, quỷ quyệt”

Nhưng Napoleon với quyền uy sẵn có, đã uy nghiêm ngước mắt nhìn tất cả các tướng lãnh với một thái độ không chấp nhận cho bất cứ ai coi thường mình bao giờ

Napoleon đối với binh đoàn nước Ý, mà binh sĩ như một đám đói rách vì thiếu lương thực, trang bị thì thô sơ vì sự nghèo nàn của phương tiện cung cấp từ Paris, và bị bòn rút, ăn cấp một cách trắng trợn Đó là một vấn đề nan giải với Napoleon dù đã tiến hành ngay các biện pháp chống nạn trộm cấp, nhưng không thể trì hoãn chiến dịch vì phải ngồi chờ

Không thể dùng lời nói suông, can thiệp hay cầu cứu Paris để bổ sung quân trang, quân dụng… Để giải quyết vấn đề nan giải này Napoleon đã dùng ngôn từ cũa tướng lãnh La Mã để kích động tinh thần chiến đấu của binh sĩ: “Các quân sĩ, các ngươi cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc… ta sẽ đưa các ngươi đến các cánh đồng phì nhiêu trên thế giới Những tỉnh giàu có, những thành phố lớn sẽ thuộc quyền sử dụng của các ngươi Các ngươi có danh dự, vinh quang và giàu có” Tuy binh sĩ vần còn nghi ngờ, nhưng trong lòng họ đã lóe lên một chút hi vọng Ngay từ lúc đầu Napoleon đã có quan niệm “lấy chiến tranh bồi dưỡng chiến tranh, rằng” mỗi binh sĩ phải tự mình gắn bó với chiến dịch và đừng đợi người ta cung cấp, mà phải lấy của quân địch những gì mình cần và hơn thế nữa”

9/4/1796, Napoleon mạo hiểm vượt qua dãy Anpes, theo đường Corniche, chấp nhận phơi mình trước hạm đội Anh đang tuần phòng trên biển

Đối diện với Napoleon là quân đội Áo và Piémont, chia thành ba cụm, bảo vệ con đường đi Piémont và Gênes

Trang 13

Trận chiến khai màn giữa Napoleon và Áo diễn ra ở Montezzémolo Napoleon

đã tập trung tất cả lực lượng của mình thành một khối mạnh và đánh lừa quân của tướng Banlies tổng chỉ huy quân Áo lúc đó đang ở qua phía Nam không đường đi Gênes, Napoleon đã xua quân thọc mạnh vào trung tâm quân địch Chỉ vài giờ sau quân Áo bị thua

Một thời gian ngắn nghỉ ngơi, Napoleon cho tiến quân ngay Hai ngày sau, đánh đoàn quân Piemont thua liểng xiểng tại vùng Millesimo thuộc Gênes Năm tiểu đoàn Piemont hạ khí giới, số còn lại bỏ chạy, Napoleon ra lệnh truy kích tàn quân

Sau sáu ngày xảy ra trận chiến, Napoleon giành tất cả sáu thắng lợi, đây là những chiến trận và chiến thắng đầu tiên của Napoleon, thiên tài quân sự của Napoleon bắt đầu được bộc lộ rõ ràng hơn

Đến đây, Napoleon kết hợp mục đích chính trị và chiến lược, đánh mau đánh mạnh để buộc Piemont phải đàm phán hòa bình trong thời gian càng ngắn càng tốt, để rãnh tay đối phó với Áo

21/4/1796 Mondovi đầu hàng, hiệp ước đình chiến với Piemont được kí kết 28/4/1796 và với hiệp ước này đã đem đến cho nước pháp nhiều quyền lợi:

+ Piemont nhượng cho Pháp Nice và vùng Savoie

+ Biên giới 2 nước được điều chỉnh có lợi cho Pháp

+ Cam kết không cho quân đội nước ngoài đi qua lãnh thổ Piemont trừ quân Pháp, không được liên minh với bất cứ nước nào nước nào mà không được Pháp cho phép

+ Cam kết cung cấp lương thực cần thiết cho quân đội Pháp khi cần

Từ đây, nhiệm vụ và quyền hạn của Napoleon trở nên mở rộng: vừa là Tổng tư lệnh quân đội, vừa là nhà lãnh đạo chính trị, bước đầu của vai trà lãnh đạo quốc gia Tuy đây là các hành động vượt quyền của Napoleon nhưng các Đốc chính phải làm ngơ trước các thắng lợi và vô số của cải từ Ý đưa về

Lúc này, Napoleon đã đẩy lùi quân Áo đến sông Pô, bức quân Áo phải rút sang

bờ đông của sông Napoleon vượt sông tiếp tục truy kích Hoảng hốt bao trùm triều đình Ý Công tước xứ Parma buộc phải nộp hai triệu Frances vàng và 1700 con ngựa,

dù trên thực tế công quốc này chưa gây chiên với Pháp

Napoleon vượt sông đến Lodi thuộc Milan và phải vượt qua sông Adda, vị trí trọng yếu có 10.000 quân Áo trấn giữ

10/05/1796 trận chiến Lodi diễn ra

Tại đầu cầu trận chiến diễn ra ác liệt, Napoleon một lần nữa cầm đầu tiểu đoàn cân vệ xông tới dưới làn mưa đạn của 20 cổ pháo địch Tiểu đội cận vệ đã chiếm được cầu, và đánh bật quân áo ra xa, chiếm được 15 khẩu pháo cùng với 2000 người vừa

Trang 14

chết vừa bị thương của quân Áo, Ngày 15/5 Napoleon truy kích quân Áo và xua quân tiến vào Milan

Tháng 6, Napoleon ra lệnh tấn công tất cả công quốc bất kể trung lập hay không trung lập: Murat chiếm Livourne, Augereau chiếm Bologne, Napoleon thân hành chiếm Modine, rồi Toscane Napoleon vào thành phố, làng mạc cho trưng thu tất cả những gì là cần thiết cho binh đoàn như súng, thuốc súng, lương thực và kể cả các bức tranh của các họa sĩ bậc thầy thời phục hưng và Ông đã nhìn bằng ánh mắt khoan dung hành động vơ vét của binh sĩ trong binh đoàn của mình

Giáo hoàng ở Roma, cộng hòa Venise, vua Naples đều hoảng sợ, phái đại sứ đến để điều đình và Napoleon đã chấp nhận vì muốn có thời gian để đối phó với Áo

Sau khi bổ sung đầy đủ quân nhu và lực lượng Napoleon tiến chiếm pháo đài Mantoue, một trong những pháo đài mạnh nhất Châu Âu thời bấy giờ về địa lí tự nhiên củng như nghệ thuật kiến trúc về hệ thống phong thủ Lúc này thì Áo hoàng ra lệnh thống chế Wurmser, 1 tướng lãnh có tài dẫn 30.000 quân Áo từ Tyrol đến giải cứu Mantoue, ngoài ra Áo còn tập hợp dân Hung, Croatia với những thành phần thiện chiến nhất vào cuộc chiến

Với việc quân Áo xuất quân thì Giáo hoàng, cộng hòa Venise, Nalpes đều trở mặt liền hủy bỏ các điều đình, và tuyên chiến với Napoleon

Napoleon liền cắt 17.000 vào việc vây thành Mantoute, 29.000 quân còn lại làm trù bị

Massena và Augereau lần lượt bị Wurmser đánh tan và đẩy lùi Con đường Milan bị chặn lại, Adige đang bị đe dọa, thảm họa ghê gớm mà Napoleon lần đầu tiên gặp phải Napoleon lập tức tiến hành một cuộc hành quân thần kì, (mà tất cả các nhà lý luận quân sự sau này đều cho rằng, nếu ông ta có tử trận ngày sau đó, thì chỉ với một cuộc hành quân này cũng đủ đảm bảo cho ông ta có 1 vinh quang bất diệt)

Napoleon giải tỏa sự bao vây Mantoue, dồn hết lực lượng đánh Wurmser trước khi chúng gặp nhau dưới chân thành Mantoue

Tưởng rằng sắp thắng, Wurmser cho quân vào thành Mantoue đang bị vây hãm, thì thình lình nhận được tin Napoleon đang tập trung quân đánh tạt sườn quân Áo đang hoạt động trên các đường giao thông của Milan Cánh quân này bị thua liên tiếp 3 trận tại Lonato, Salo và Brescia Wurmser liền rút khỏi Mantoue, đánh tan 2 tuyến quân Pháp đang án ngự trước mặt Nhưng khi gặp cánh quân do Napoleon chỉ huy gần Castiglione thì bị thất bại nặng nề, do chiến thuật tài tình của Napoleon vừa đánh tập hậu vừa đánh tạt sườn quân Áo

Sau 1 loạt trân thất bại, Wurmser cùng tàn quân chạy vòng quanh thượng lưu sông Adige rồi rút về cố thủ tại Mantoue, và Napoleon trở lại bao vây

Trang 15

Triều đình Áo tức tốc sai Alvinzi, cũng là một danh tướng dẫn một đạo quân với nhiệm vụ giải vây Mantoue, và cứu Wurmser, với một lực lượng gấp bội và tinh nhuệ đã từng có kinh nghiệm giao chiến với quân pháp

Bonaparte liền để 8000 quân vây Mantoue, còn lại rút khỏi Vicence cùng một

số nơi khác để tập trung lực lượng đánh trận quyết định với quân Áo

15/11/1796, một trận chiến đẫm máu bắt đầu gần Arcole Lúc đầu, quân Pháp với lực lượng ít hơn nên bị đẩy lùi và thiệt hại nặng: tướng Lannes bị thương, Muiront cùng nhiều sĩ quan và binh lính tử trận Nhưng về sau với sự chỉ huy tài tình của Napoleon cùng với sự dủng cảm của Ông khi luôn lao lên trước làn đạn của quân Áo

đã làm cho tinh thần và sĩ khí của quân pháp lên rất cao trong những ngày sau đó Trận chiến kéo dài suốt ba ngày và cuối cùng Alvinzi bị đánh bại và buộc phải tháo lui

Trong ba ngày từ 15-17/1/1797, trải quả nhiều trận chiến đẫm máu, Bonaparte

đã đánh tan toàn bộ quân lực Áo Alvinzi cùng tàn quân chạy thoát, nhưng Wurmser phải đầu hàng

Chiếm xong Mantoue, Napoleon tiến quân lên phía Bắc Đại công tước Charles được Áo hoàng điều động quân sang Ý nhưng bị Napoleon đánh cho thua liểng xiểng

và bị đuổi dồn về Brenne Thành Vienne trở nên hốt hoảng, nhất là hoàng cung Quân pháp đang đe dọa thủ đô nước Áo “Tướng Annibal đã đứng ở cổng rồi”

Đánh bại trên đội quân tinh nhuệ của Áo cùng những tướng lãnh đạo thao lược

và tài năng nhất, chiếm cả miền Bắc nước Ý, uy hiếp thủ đô Đế quốc Áo Đó là thành tích mà Napoleon đã làm được tuy 1 năm giữa bình đoàn nước ý Tên tuổi Napoleon vang lừng gắp châu Âu

Napoleon vừa truy kích vừa gửi thư ngưng chiến với công tước Charles:

“Chúng ta đã giết quá nhiều người và phạm nhiều tội với nhân loại Đối với tôi, nếu sự đàm phán hòa bình mà tôi đề nghị cùng ngài có thể cứu được những sinh mạng thì tôi thấy vinh dự hơn cái vinh quang do những thắng lợi quận sự mang đến” Napoleon đã dùng những lời lẽ thận trọng để không làm tổn thương lòng tự ái của người bại trận

Hòa ước Leoben được ký kết và Napoleon giải quyết xong vấn đề Rome Áo nhường cho Pháp tả ngạn sông Rhin, và tất cả các đất đai Pháp chiếm được trên đất Ý Ngược lại, để bù cho Áo Pháp nhường lại 1 phần của công quốc Venise thì họp thành nước Cộng hòa bên kia dãy Alpes

Giáo hoàng Pie VI đầu hàng hoàn toàn, trả 30 triệu France quỹ chiến phí, nhường lại một bộ phận đất đai rộng lớn và giào có nhất cho Pháp, cùng nộp đất cả những bức tranh, pho tượng đẹp nhất trong bảo tàng ở Bologne, Parma, Milan, Flaisanee, Venise gửi về Pháp Nước Pháp đang tràn ngập niềm vui chiến thắng nhưng còn với các Đốc chính thì Napoleon giờ đây đã khác

Trang 16

Những thành công vang dội của Napoleon ở Ý là một mối lo, một hiểm họa tiền

ẩn đối với các Đốc chính, Napoleon ở Ý càng lâu thì ông không còn là một Tư lệnh binh đoàn Ý đúng nghĩa của nó mà càng ngày ông càng trở thành một vị tướng, thậm chí một vị vương đầy uy quyền, với mối lo ngại đó, các Đốc chính buộc phải triệu Napoleon về Pháp với lý do được cử làm tư lệnh binh đoàn đi đánh nước Anh

Lúc này trong tư tưởng Napoleon không còn muốn lưu lại Ý một giây phút vào nữa, và ông cũng bắt đầu chán ghét phải phục vụ bọn “Luật sư” của nền Đốc chính

Tuy nhiên, với tài năng của mình ông cũng thừa hiểu rằng thời cơ chưa đến ông đoạt quyền của họ vì dân chúng, binh sĩ chưa ai biết nhiều đến cái tên Napoleon Bonaparte Quan niện của Napoleon là biết cách tính toán một cách chính xác thời điểm, là then chốt của sự thành công và ngược lại

3.2 – Cuộc viễn chinh Ai Cập

Về Paris với sự chào đoán và chúc tụng long trọng của các Đốc chính và dân chúng thủ đô nhưng vị tướng 28 tuổi lại tỏa ra vô cùng bình thản giống như đó là một việc tất nhiên và không ngạc nhiên về điều đó

Vừa về tới Napoleon được bầu ngay vào Viện Hàn Lâm của ngành toán học Trong thời gian này Napoleon tham gia nghiên cứu và giao lưu với rất nhiều nhà bác học đại văn hào…Từ đây Napoleon không những là một chiến binh mà còn là một nhà ngoại giao, nhà lập pháp, bước đầu tạo dựng công việc cho Hoàng Đế sau này

Lúc này, Napoleon đề nghi viễn chinh đánh Ai cập để xây dựng được ở phương Đông những điểm tiếp cận và xây dựng căn cứ quân sự để uy hiếp nền thống trị của Anh ở Ấn Độ hơn là tổ chức quân đoàn đánh nước Anh vì đây là một điều không tưởng, vì hải quân Pháp kém xa hải quân hoàng gia Anh

Được Bộ trưởng ngoại giao Talleyrand tán thưởng và cho rằng có lợi ích về kinh tế – chính trị – quân sự và viện Đốc chính chấp nhận Mặt khác, để Napoleon đi đến một nơi xa xôi và nguy hiểm như thế là một điều mà Viện Đốc chính mong muốn

19/5/1798 với 350 chiến hạm và 3 vạn quân Napoleon lên đường xuất chinh Để tránh hải quân Anh, Napoleon đã phao tin là vượt qua eo biển Gibraltar, vòng qua Tây Ban Nha đổ bộ lên Irlande nhưng thật ra ông đi qua đảo Malte và Tư lệnh hạm đội anh Horaito Nelson đã bi mắc lừa

30/6/1798 Napoleon an toàn đổ bộ lên cảng Ai cập gần Alexandria cùng với nhiều nhà khoa học, nhà bác học…

Hay tin, Nelson nhanh chống quay lại Alexandria, và tới tháng 7, đã tấn công

và tiêu diệt đoàn tàu Pháp đang ẩn náo tại Abakis, làm cho đoàn viễn chinh của Napoleon bị cắt đứt hẳn với nước Pháp

Trang 17

Khi đặt chân lên Ai cập, Napoleon tiến hành ngay công việc bình định và cai trị Ông tuyên bố đến đây để giải phóng nhân Ai cập khỏi ách thống trị và áp bức của bọn Mameluck

Napoleon tiến vào Le Caire và đánh bại quân chủ lực của Mameluck ở giữa làng Embabel và kim tự tháp, thu nhiều pháo, buộc quân Mameluck phải rút chạy về phía Nam thắng trận Napoleon liền tổ chức cai trị nhằm bảo đảm quyền lực của đoàn quân viễn chinh và ấn định trật tự xã hội, Napoleon đưa ra bằng quyết định như

+ Các sĩ quan chỉ huy đồn trú nắm quyền hành tại các thành phố và làng mạc + Lập một hội đồng tư vấn

+ Tổ chức thu thuế và bải bỏ thuế ruộng đất do bọn Mameluck đặt ra

+ Đặc biệt là tôn trọng Đạo Hồi, bảo vệ các thánh đường và tăng lữ

Nhưng trên đất Ai cập, Napoleon cũng gặp nhiều khó khăn: Mất liên lạc hoàn toàn với chính quốc, Thiếu pháo cở lớn vì bị quân Anh bắt giữ khi chuyên chở, bao vây pháo đài Apre liên tục thất bại

Tuy nhiên, sau khi đánh bại 4 vạn quân Thổ ở Aboukis, thì ông vẫn cho các kĩ

sư nghiên cứa xây dựng kênh đao Suez, với ý định ở Ai cập lâu dài

14 tháng trôi qua, Napoleon chỉ biết rất ít tin tức vừa mơ hồ, vừa chậm trễ do các thương nhân thoát khỏi sự kiểm soát của hải quân Anh cung cấp về tình hình nước pháp Sau khi hạ hải cảng Aboukis, một số báo chí Châu Âu gửi cho Sydney Smith (chỉ huy pháo đài Aboukir) đã lọt vào tay ông Nhờ đó mà Napoleon biết được các nước Châu Âu đang gây chiến với Pháp, Scherer thất bại ở Adige, Jourdan thất bại ở Forôt Noise Souvorov có mặt ở Ý và tiêu diệt nước cộng hòa bên kia dãy Alpes, nước Pháp dang bị đe dọa, tình hình trong nước rối lên, Viện Đốc chính suy nhược không đủ sức gánh trách nhiệm, dân oán khắp nơi

Napoleon vô cùng tức giận đã thốt lên rằng: “Nước Ý đã mất, mọi kết quả của

ta đã tiệu tan và Napoleon quyết định trở về Pháp giao bình quyền lại cho tướng Kleber”

Cuộc viễn chinh này chưa mang lại một kết quả nào cụ thể, lại bị tổn thất lớn trong cuộc chiến với hải quân Anh, Anh quốc bá chủ mặt biển, các con đường sang phương Đông của Pháp bị nghẻn lại, đoàn viễn chinh này cũng không còn trụ lại được nữa tại Ai cập, thành công đáng nói là các nhà Bác học là những người đầu tiên khám phá và soi sáng nền văn minh Ai Cập

Trang 18

Khi đặt chân lên đất Pháp, những thuận lợi đầu tiên đã xuất hiện đó là sự đoán tiếp chưa từng có của dân chúng miền Nam và miền Trung, đón chào ông như một vị tướng tài ba nhất của nền cộng hòa vừa thật bất ngờ, vừa vĩ đại và đầy ý nghĩa với Napoleon, và bất ngờ nhất có lẽ là sự trân trọng ông của quân đội, họ rời khỏi doanh trại, cờ trống nổi lên diễu hành khắp thủ đô để đón tiếp ông

Viện Đốc chính cũng thế, họ đứng dậy hoan hô chào mừng sự trở về đó, với những tràng pháo tay, hò reo, phấn khỏi vì rằng chỉ có Napoleon mới có thể giúp họ chấn chỉnh tình hình trong nước và vấn đề chiến sự bên ngoài

Một thuận lợi của Napoleon trên con đường chính trị của mình trong tương lai sắp tới là người em ruột Lucien là chủ tịch Hạ nghị viện cùng với sự tình nguyện ủng

hộ của Talleyrand và Fouché là những người đầy tài năng, cùng rất nhiều nhân vật quan trọng khác Ngoài ra Napoleon còn được Viện đốc chính chỉ định làm Tư lệnh quân sự ở Paris để đối phó với âm mưu của bọn khủng bố, giúp Napoleon dễ dàng nắm trọn thủ đô nhưng Napoleon rất khéo léo ngụy trang cho các kế hoạch chính trị của mình, không một ai nghi ngờ một vị tướng 30 tuổi chẳng am hiểu mấy về chính trị và dân sự

25 ngày sau khi về Paris, ngày 18 tháng sương mù (tức ngày 9/11) Công việc của Napoleon đã chuẩn bị xong xuôi và phân công cụ thể Các tướng lĩnh và sĩ quan tập hợp tại tư dinh của Napoleon, ông hoàn toàn tin cậy vào 7000 quân bảo vệ Paris cùng với 1500 quân bảo vệ Viên Đốc Chính và hai viện lập pháp

Rồi với một người cẩn thận như Napoleon thì việc giữ bí mật cho kế hoạch của mình là vô cùng quan trọng, kể các tướng lĩnh đặc biệt tin cẩn như Murat, Leclerc (cả hai đều là em rễ của ông) và Bernadotte , Macdonald… cũng chỉ biết nghe lệnh Napoleon đến ngay để “Cứa nguy nền cộng hòa” và yêu cầu họ “hộ tống” 2 viện đến Saint- cloud, để hai viện rời xa Paris để tránh sự dể kích ông của dân chúng khi sự việc đảo chính diễn ra

Tiến hành kế hoạch, Napoleon đưa quân đội đến chiếm Tuilleries, bao vây thượng nghị viện đang họp, sau đó Ông vào phòng họp cùng với các sĩ quan thân cận

Khi vào phòng họp với tâm trạng không thoải mái cộng thêm ông chưa bao giờ

là nhà hùng biện (trừ khi đứng trước các sĩ quan của mình) cho nên lời nói của ông rời

Trang 19

rạc, vụng về có nguy cơ thất bại may mắn lúc đó Sieyes, Chủ tịch thượng nghị viện đã kịp tìm cách giải cứu ông, và hoản lại phiên hợp vì lúc này đói vói Sieyes thì vẫn coi Napoleon là con át chủ bài trong mưu toan biến Napoleon thành “Thanh kiếm” để phục vụ cho mưu đồ chính trị của mình

Kết quả của ngày 18 tháng Sương mù vô cùng mong manh và họ đang phập phòng lo sợ Thật không dễ qua mặt 2 viện, họ đã bất đầu thấy âm mưu còn dân chúng Paris cũng bất đầu nghi ngờ, tình hình kéo dài sẽ bất lợi cho mưu toan của những người như Napoleon và Sieyes

Napoleon phải ngủ với một khẩu súng vừa tầm tay do tình hình căng thẳng ở bên ngoài cộng với Napoleon nghĩ rằng không có gì để bảo đảm về sự trung thành ở các người thân cận, còn Sieyes đã chuẩn bị sẵn 1 cổ xe ngựa để chạy trốn trong trường

có rủi ro xãy ra

Ở bên ngoài thì các cuộc họp bí mật đang diển ra liên tục và kéo dài, còn các

âm mưu đảo chính vẫn đang được tiến hành Còn với Bộ trưởng tư pháp Cambaceres, thì ông ta đang toan tính để thay thế Sieyes và Bonaparte

Bước sang ngày 19 tháng sương mù là ngày quyết định số phận của Napoleon Napoleon lệnh cho quân đội đóng quân từ trãi dài Paris đến Sanit Cloud và đã được thi hành Tại thủ đô dân chúng vẫn giữ thái độ chờ đợi, nhưng thỉnh thoảng vẫn hô vang

“Bonaparte muôn năm”

Kế hoạch của Napoleon bắt đầu, hai đốc chính Sieyes và Roger Duclos đã nằm trong tay Napoleon, Barras biết thân phận xin từ chức, hai đốc chính còn lại thấy tất cả

đã sụp đổ nên lặng lẻ theo quân đội đến Saint – Cloud Viện đốc chính bị thủ tiêu Đến lúc này, đều Napoleon cần và phải làm là gây áp lực với 2 viện để có thể tổ chức một

cơ cấu hành pháp mới

Napoleon vào thượng viện trước, nơi mà đa số đã ngã theo ông nhưng ông vẫn

ăn nói vụng về rồi nổi nóng, ông mất bình tỉnh và ra lời đe dọa làm nghị trường dậy sóng, làm nghị viên và các bạn bè ông khiếp đảm, ông phải rời khỏi dù chưa đạt được mục đích là sắc luật trao quyền cho ông

Còn tại hạ nghị viện, thì công phẩn trước những hành động của Napoleon như tập trung binh lính và việc dời hai viện đến Saint – Loud, họ đã biết ý đồ của Napoleon Họ la hét dữ dội, đòi đã đảo Napoleon, ra tay uy hiếp ông chỉ khi đội cận vệ đến giải vây thì họ mới chiụ trở về vị trí khi Napoleon rời khỏi phòng hợp

Bình tỉnh trở lại, Napoleon ra lệnh đàn áp hạ nghị viện, truy bắt những nghị viên bỏ trốn Xong việc, ông bất họ biểu quyết thông qua đạo luật thành lập chế độ Tổng Tài và họ đã đồng ý

Napoleon còn yêu cầu thượng viện đưa ra đạo luật trao quyền tối cao của nền cộng hòa cho 3 người, gọi là tổng tài gồm Bonaparte, Syeyes và Roger Duclos

Trang 20

Dân chúng Paris hân hoan vì đã gặp người họ mong chờ! Binh sĩ thì vô cùng vui mừng, người mà họ tôn kính đã đạt được nguyện vọng

Khi Napoleon vừa bất đầu nhiệm vụ của một Tổng Tài thì chuyện đầu tiên ông làm là giao nhiệm vụ dự thảo hiến pháp mới cho Sieyes Đến ngày 25/12/1799 bản hiến pháp được phê chuẩn qua một cuộc trưng cầu dân ý với 3.011.000 phiếu thuận và chỉ 1055 phiếu chống Napoleon là Đệ nhất Tổng Tài với tất cả các quyền hạn trong tay, ông đã cho thay thế 2 tổng tài Roger Duclos và Sieyes bằng Lebeun và Cambaceres

Nhiệm vụ tiếp theo của ông là tiêu diệt nội loạn và chỉ không đầy một tháng ông đã tiêu diệt bọn bảo hoàng và tay sai ở miền Tây và Nam nước Pháp

Song song với việc dẹp loạn, Napoleon còn cải tổ bộ máy hành chính và tài chính của nước pháp đang trong giai đoạn khủng hoảng như:

+ Chia nước Pháp thành các quận xóa bỏ chế độ địa phương tự trị và các chức trách địa phương

+Tập trung quyền lực vào trung ương, cải tổ triệt để tòa án

+ Đưa Bộ công an lên một quyền lực rất cao về quyền lực và tài chính vì đây là công cụ đắc lực cho ông để đối phó với nội thù

+ Sử dụng loại thế quan mới đó là gián thu để thay thế thuế trực thu để cải thiện tài chính quốc gia

+ Tổ chức kiểm tra và trấn áp quyết liệt với các tệ nạn xã hội, đặc biệt là nạn tham nhũng…

Về đối ngoại, ông gửi thư cầu hòa với chính phủ Anh và hoàng đế Áo nhưng bị

từ chối Do đó, để đảm bảo chắc chắn cho chiếc ghế tổng tài ông bắt đầu một chiến dịch mới trước khi quân liên minh đến biên giới Pháp

Năm 1810, ông hành quân sang miền bắc nước Ý

2.2 – Kiện toàn nền Pháp chế và trở thành Hoàng Đế nước Pháp

Luật Napoleon (dân luật) 1804

Trang 21

+ Ban hành sắc lệnh khen thưởng Bắc Đẩu Bội tinh cho quân nhân và viên chức

có công Huân chương ngày có nhiều bậc và do người có quyền lực tối cao phong tặng

và vẫn tồn tại ở nước pháp đến ngày hôm nay

+ Đặt nền tảng mới cho nền giáo dục của nước Pháp, sáng lập trường Bách khoa và trường võ bị Saint Cyr

+ Đặt ưu đải cho các ngành khoa học đặt biệt là khảo cứu về văn minh Ai Cập + Ký kết thân ước với giáo hội

+ Sử dụng và ưu đải những người bảo hoàng lưu vong

Những việc làm đó đối với dân chúng và binh sĩ, thì Napoleon được họ yêu mến

và coi ông là một người vô cùng quý giá

mà cho người khác hưởng

Biết được sự từ chối đó, phe bảo hoàng lưu vong quyết định ám sát Napoleon nước sự giúp đỡ của chính phủ Anh Họ xúi dục tướng lãnh nổi loạn và vụ bom nổ ngày 18/10/1800 sau khi xe đệ nhất Tổng đài qua được độ 10 giây đã chứng tỏ điều đó

và chính phủ Anh đưa Cadoubal (tên bảo hoàng phản động, bất mản với Napoleon) về nước với âm mưu trừ khử Napoleon và bị Napoleon bắt đưa lên máy chém

Ngay sau đó Napoleon cho xử bắn công tước d’Enghien, người có tin đồn sẽ lên ngôi vua sau khi đã giết Napoleon

Vì những lí do thế, pháp đình và 2 viện đã bắt đầu công khai nói đến chuyện cần thiết phải chấm dứt tình trạng căng thẳng trên và để giữ an toàn cho Napoleon trước những âm mưu điên cuồng của bọn bảo hoàng Và thấy không còn cách nào khác, là hy sinh nền cộng hòa và tôn vinh Bonaparte lên ngôi hoàng đế với chế độ thế tập, để bảo vệ con người rất cần cho đất nước lúc này Vì cái chết của đệ nhất Tổng tài

sẽ gây rối loạn và tạo cơ hội cho bọn Bảo hoàng lưu vong trở lại, nhưng cái chết của hoàng đế thì ngôi vua cũng không đến được tay bọn Bourbons Vì ông đã có người thế tập

Và 18/08/1804 cuộc trưng cầu ý dân 3.561.500 phiếu thuận và 2579 phiếu chống, 2 viện ra nghị quyết phong Napoleon làm Hoàng đế của người dân pháp theo chế độ thế tập

Nhàm chán và xấu hổ vì những tước hiệu của vua chúa dòng Bourbons, Napoleon muốn mình là người thừa kế của Charlemagne, Đại đế của nước Pháp 1000

Trang 22

năm trước đây, và không như Charlemagne phải đến Rome để được giáo hoàng tấn phong, ông muốn giáo hoàng Pie VII phải đích thân đến Paris để làm lễ tấn phong cho mình

2/12/1804, giáo hoàng Pie VII đã đến Paris chủ trì lễ đăng quang của Napoleon tại vương cung Notredame De Paris Napoleon trở thành hoàng đế nước Pháp cũng trong lúc này các nước Châu Âu đã hình thành liên minh thứ 3 để đương đầu với Napoleon

2.3 Napoleon với những trận chiến chống lại Châu Âu – Thiên tài quân sự của Napoleon

2.3.1-Chiến trận Marengo và các hòa ước

2.3.1.1- Chiến trận Marengo

Mùa xuân 1810, Napoleon hành quân sang Ý để tái chiếm miền bắc Ý từ tay quân Áo với quân số chỉ 20.000 quân cùng với 15 khẩu pháo đối đầu với quân Áo với quân số gấp bội và hơn 100 khẩu pháo

Đối đầu với Napoleon là tướng Melas của quân đội Áo, là một viên tướng và nhà chiến thuật tài giỏi của vương quốc Áo

Từ 16->21/5/1805, Napoleon cùng binh sĩ vượt qua dãy núi Alpes tiến tới đèo Saint Besnard dưới cái lạnh khủng khiếp, những cơn bảo tuyết rơi\ liên tục Còn quân

Áo tập trung lực lượng về phía Nam theo hướng Gênes và Melas đã không phán đoán nổi là Napoleon lại chọn con đường khó khăn nhất và nguy hiểm nhất là qua Thụy sĩ

và vượt đèo Saint Bernard để bất ngờ đánh tan lực lượng bảo vệ sườn núi của Áo

Từ những khe núi miền nam dãy Alpes tiến gấp xuồng phía nam và xuất kích quân Áo, Napoleon tiến thẳng đến Milan 2/6 tiến vào thủ phủ xứ Lombardie, sau đó đánh chiếm Pavie, Cremon cùng những thành phố khác, làm quân Áo choáng váng vì bất ngờ

Sự xuất hiện này của Pháp tại Lombardie làm tiêu tan mọi hi vọng của đại quân Melas nhằm chiếm Gênes cho quân đang xiết chặt vòng vây

Ngay lập tức, Melas kéo đại quân đến đối đầu với quân Pháp đang từ phía Bắc kéo xuống, ngày 14/6/1800 cuộc ác chiến xảy ra ở Marengo Napoleon vừa đánh vừa rút lui vì sự hùng hậu của binh lực đối phương cùng với sự vượt trội pháo binh, Napoleon giáng trả đối phương những đòa chí mạng, đến lúc này cả hai bên đều bị tổn thất nặng nề

2h chiều 14/6/1800, quân Pháp đang đứng trước nguy cơ bị thất bại, chiến trận không thể cứu vản Melas thông báo tin chiến thắng, nhiều đơn vị Áo chuẩn bị nghỉ ngơi và ăn chiều Riêng Napoleon cùng quân đội vẫn kiên cường chiến đấu vì trận đánh chưa kết thúc

Trang 23

3h chiều Desaix với sư đoàn tinh nhuệ, được Napoleon phái xuống phía nam để cắt đường về của địch, đã từ Gênes cấp tốc trở về tấn công ồ ạt quân Áo, Napoleon cũng ra lệnh các đơn vị quân tấn công ập vào, đến 5h chiều thì quân Áo toàn bộ tan rã

và bỏ chạy tán loạn Nhưng tướng Desaix đã tử trận, Napoleon đã ngẹn ngào thương tiếc vị tướng lỉnh tài ba của mình

Lúc này ở Viens và Pari những tâm trạng vui buồn cứ dồn dập đổ về 2 thủ đô trong và sau trận chiến Marengo

Quân đội Áo tan rả, quân đội Pháp chiếm lại miền bắc Ý thu được 50 khẩu pháo cùng 1000 tù binh

Ngày Napoleon trở về Pháp, đại pháo nổ vang, nổi vui mừng chen lẫn với niềm kiêu hãnh đã cuồn nhiệt bốc lên như một cơn sốt ở thủ đô Paris

2.3.1.2 Kí kết hòa ước

Sau trận Marengo, Napoleon đã ký hòa ước với Áo, thương lượng với Anh và các nước liên minh để có thời gian cũng cố tình hình trong nước

* Liên minh Pháp Nga: Napoleon trả 6000 tù bình cho Nga và không đòi yêu

sách để trao đổi, lại dùng ngân sách Pháp trang bị mới hoàn toàn cho tù binh Nga đã khiến Nga từ thù địch trở thành đồng minh của Pháp

* Hòa ước với Luneville:

Bị uy hiếp cả hai phía đông tây sau cuộc liên minh Nga – Pháp, nên ngày 02-1801 Áo buộc phải kí với Pháp hòa ước Luneville với những nội dung :

09-+ Nước Bỉ tách hoàn toàn khỏi Áo

+ Áo nhượng lại cho Pháp Luxembourg và tất cả đất đai tả ngạn Sông Rhin + Công nhận nước Cộng hòa Hà Lan, Cộng hòa Thụy Sỉ, Gênes và Lambardie trở thành chư hầu của Pháp Viene đành nhẫn nhục chờ cơ hội

* Hòa ước Amiens

Sau hòa ước Luneville và cuộc liên minh Pháp –Nga, nước Anh hết hy vọng đánh đổ Pháp và bên cạnh đó thì tình hình trong nước thi gặp sự phản đối của nhân dân và những khó khăn trong nước buộc Anh phải ký hòa ước Amiens với Pháp vào ngày 26-03-1802 với đại diện là thủ tướng Anh Addington Hòa ước với những thỏa hiệp sau :

+ Về phía Anh : Hoàn lại cho Pháp và các nước chư hầu của Pháp các thuộc địa

đã chiếm trong 9 năm chiến tranh (từ Gylan và Trinite), đảo Malta giao lại cho dòng kị

Trang 24

Song song với việc ký hòa ước Amiens, 15-04 Napoleon ký thuận ước Concordat với giáo hoàng thừa nhận Thiên Chúa giáo là tôn giáo của đa số nhân dân, không phải là quốc giáo, được tự do hành đạo Napoleon được quyền chỉ định các giáo chủ và giám mục, các linh mục do giám mục tấn phong cũng phải được chính phủ đồng ý Giáo hoàng cam kết không bao giờ yêu sách lấy lại đất đai của giáo hội đã bị tịch thu trong thời cách mạng

2.3.2 Chiến trận Austerlitz

Sau khi hòa ước Amiens được ký kết thì Anh vẫn giữ Malte và liên tục viện trợ tiền bạc cho các nước Châu Âu nhằm tăng cường quân đội, vũ khí , còn về phía Napoleon thì vẫn giữ quyết tâm trở thành vua Ý và không từ bỏ tham vọng về về Ai Cập và Ấn Độ

Với nước Anh thì kí hòa ước này họ phải chịu thiệt thòi quá mức về cả địa vị và kinh tế, nhưng đổi lại họ được một thời gian để được nghỉ ngơi để phục hồi nguyên khí sau những thất bại liên tiếp Còn đối với Napoleon thì đây là thời gian hòa bình cuối cùng để củng cố nội bộ và chuẩn bị lực lượng mở cuộc tấn công để làm bá chủ châu

Âu

Từ năm 1804 – 1805 trại lính Boulogne được Napoleon thành lập và trở thành một lực lượng quân sự đáng sợ, trang bị đầy đủ, chỉ chờ lệnh đổ bộ lên nước Anh khi sương bắt đầu bao phủ biển Manche

Sau hòa ước Luneville thì Anh và Áo đã quyết định liên minh để cùng nhau chi một số tiền lớn tổ chức phản công nhằm giành lại địa vị ban đầu Còn về phần nước Nga, thì sau khi Nga hoàng Alexandre I sau khi lên ngôi đã chấm dứt mọi cuộc đàm phán với Pháp, quay sang hợp tác với Anh để bán được lúa mì và nông sản (những sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Pháp), và đây là cơ hội tốt để gây chiến với Napoleon

vì ông ta cho rằng Napoleon không thể chống lại các liên minh

Mùa xuân 1805, Napoleon tuyên bố sẽ vuợt biển Manche đổ bộ lên Anh nếu biển yên tĩnh từ 1-2 ngày Ông ra lệnh cho đô đốc Ville Neuve rời Địa Trung Hải đến Đại Tây Dương phối hợp với hạm đội Tây Ban Nha yểm trợ để vượt eo biển và đổ bộ lên Anh Mọi việc đã được chuẩn bị kĩ càng

- Khi đang tại Bologne thì Napoleon nhận được được 2 tin cực kì quan trọng : + Hạm đội Pháp và Tây Ban Nha đã bị Hạm đội Anh phong tỏa tại các hải cảng Toulon, Rochefort, Brest và Cadix

+ Quân đội Nga lên đường đi gặp quân Áo, chuẩn bị tấn công Napoleon và liên minh Đức của ông

Napoleon quyết định thay đổi kế hoạch của mình, là hạ lệnh chuẩn bị tấn công quân Áo thay vì đổ bộ lên nước Anh Và kế hoạch được thay đổi ngay tức khắc, chỉ vài ngày sau Napoleon đã nhổ trại lính Bologne khổng lồ, tổ chức hành quân từ biển

Trang 25

Manche đến Baviere, đất đồng minh Đức của ông Napoleon cấp tốc hành quân vòng lên phía bắc của quân Áo đang đóng quân tại Danube một trên vị trí kiên cố, án ngữ bên sườn trái dưới sự chỉ huy của tướng Mack, là một đội quân được trang bị tốt và chu đáo nhất để chuẩn bị chạm chán trận đầu tiên với Napoleon

Với các nước Châu Âu, họ đang chờ thắng lợi vì tin chắc rằng Napoleon không thể chuẩn bị và tập trung được lực lượng Nhưng các công quốc trung lập ở Đức đã trở

cờ quay sang ủng hộ Pháp, mở đường vào Baviere cho Napoleon, từ khắp các ngả, 8 thống chế của Napoleon tiến nhanh về sông Danube và tập trung quanh thành phố ULM bao vây toàn bộ quân Áo và tướng Mack trong cái túi ULM, vì lúc này hai thống chế Ney và Lanes cũng đã chiếm các điểm quanh ULM

Napoleon kêu gọi quân Áo đầu hàng, nếu không chịu đầu hàng thì khi đánh vào

sẽ không tha một ai Tuyệt vọng, tướng Mack đầu hàng cùng toàn bộ binh sĩ với tất cả quân nhu, quân dụng… đều còn nguyên vẹn Mack được thả và tù bình thì đem về Pháp

Cùng ngày hôm ấy Murat còn bắt được hơn 8000 tù binh, những người đã rời khỏi ULM trước khi bị bao vây Tổn thất quân Áo lên đến 61.000 người, chưa kể số mất tích, chết và bị thương nặng không rơi vào tay quân Pháp, quân Pháp thu được

200 cổ pháo, toàn bộ kho tàn và 90 lá cờ, với tất cả các tướng lĩnh Áo

Quân Pháp tiến thẳng về Viene Ngày 23-11 với kỵ binh của Murat dẫn đầu, Napoleon tiến vào Viene, và chọn hoàng cung Áo làm đại bản doanh Vua Áo Francois I gửi thư đề nghị đình chiến nhưng bị Napoleon từ chối

Trong thời gian ULM đang bị bao vây sắp đầu hàng thì Nga hoàng đang ở Berlin và ký mật ước với Frederic Guillaume III, trong đó Phổ sẽ tham gia liên minh

và sẽ gửi tối hậu thư tuyên chiến cho Napoleon Alexander I cùng Frederic III và hoàng hậu đi đến lăng mộ của Frederic I để làm lễ tuyên thệ sẽ giao hảo suốt đời Ngay sau đó, Alexander I cùng quân Phổ rời Berlin đi đến chiến trường Áo

Hay tin Phổ tham chiến, Napoleon quyết định giải quyết trận chiến với Nga trước khi quân Phổ nhảy vào, Napoleon lập tức cho quân vượt cầu nối liền Viene và tả ngạn, chiếc cầu duy nhất chưa bị quân Áo phá hủy, để đánh thẳng vào quân Nga, với ý định chặn đường rút lui của quân Nga về phía Bắc Nhưng tướng chỉ huy quân đội Nga

là Koutouzov đã nhanh chóng tiến hành hành quân để tránh các cuộc giao chiến với Napoleon nhằm chờ quân Phổ đến tăng viện

Việc hành quân này của Koutouzov đã làm cho Nga hoàng Alexander nổi nóng, cho đó là một quyết định xấu hổ, khi đang có trong tay 75000 quân cùng với 15000 quân Áo còn lại, lực lượng trội hơn hẳn Pháp và ra lệnh phải có một trận tổng tấn công

Trang 26

Về phía Napoleon thì ông vô cùng lo ngại khi thấy quân Nga liên tục lẫn tránh

và kéo dài chiến trận ( do chiến trận càng ngày càng cách xa nước Pháp, Napoleon sẽ gặp bất lợi),nhưng sau khi ông nhận được tin quân Nga đang dàn trận, ngừng rút lui và đóng bản doanh tại Brno gần Olomoue thì ông vui mừng Nhưng Napoleon vẫn lo lắng

sợ rằng quân Nga sẽ không chiến đấu, Napoleon thoạt đầu đã cho các đơn vị thực hiện nghi binh, sau đó để đội tiền vệ giả vờ rút lui, rồi sai tướng Savary đến gặp Nga hoàng yêu cầu đình chiến

Phái viên Nga hoàng lập tức đến và đưa ra điều kiện đình chiến là Napoleon phải rút khỏi Ý và các nước đã bị Pháp xâm chiếm Napoleon từ chối và chấm dứt hội kiến Napoleon đã khéo léo diễn đạt để người đối thoại có ấn tượng là đang do dự và

sợ hãi để đánh lừa phái viên Nga hoàng Báo cáo có phần chủ quan của phái viên khiến Nga hoàng nghĩ rằng Napoleon đang yếu thế và cho lệnh tấn công ngay quân Pháp

2/12/1805 tại cao nguyên Pradelles phía tây Austerlizt cách Viene 120km về phía tây một trận chiến khốc liệt đã xãy ra, mở đầu trận đánh liên quân Nga – Áo tìm cách chặn đường đến Viene và Danube rồi bao vây đuổi quân Pháp về phía bắc, sau đó dồn vào núi nhưng những ý đồ của các tướng lãnh liên minh đã bị Napoleon phát hiện

và ông đã làm như để trống, không phòng giữ mặt này và cố ý giấu kín sườn trái của mình Các tướng lãnh Nga đã mắc bẫy khi từ phía đó xua quân tiến lại Lực lượng lớn nhất của Pháp đang tập trung tại cao nguyên Pradelles đã đè bẹp ngay đối phương và dồn địch quân vào một dãy hồ nửa đồng bằng Hàng trung đoàn Nga bị chết đuối, một

số bị đại bác tiêu diệt, số khác đầu hàng Đội kỵ binh cận vệ Nga hầu như bị tiêu diệt trong một trận ác chiến với đội kị binh cận vệ Pháp

Hành quân sai lầm của các tướng lãnh Nga, sự yếu kém thiếu sáng suốt cùng với những quyết định sai lầm của họ đẩy quân Nga vào tuyệt lộ Nắm được những điểm hành quân thiếu nghệ thuật và không khẩn trương của quân Nga, Napoleon cho

nả đại bác lên mặt nước bị đóng băng, khiến bnh sĩ Nga bị đuổi dồn đến vùng hồ đó chết đuối, số còn lại đền bị bắt Quân liên minh tan rã toàn bộ, nhờ bóng tối của hoàng hôn Alexander I và Francois III chạy thoát, Koutouzov bị thương Trận chiến diễn ra không quá 4 tiếng đồng hồ, liên quân Nga, Áo thất bại hoàn toàn

Quân Nga, Áo bị giết 15.000 người, 20.000 bị bắt, 2.000 khẩu pháo và gần 10.000 súng trường vào tay quân Pháp Liên minh Nga – Áo thật sự đã bị tiêu diệt Quân Pháp thiệt hại khoảng 9.000 so với 80.000 liên quân Nga – Áo

Trận chiến Austerlitz hay còn gọi là trận chiến giữa ba hoàng đế là một trong những trận chiến lớn nhất lịch sử về tầm quan trọng của nó và là một trận chiến oai hùng nhất của thiên anh hùng ca Napoleon - Đây là trận thắng thứ bốn mươi của Napoleon

Trang 27

Sau trận chiến Austerlitz, Áo hoàng đến bản doanh của Napoleon, Napoleon ra những yêu sách và Francois đồng ý tất cả những yêu sách để giải quyết mọi hậu quả của trận chiến

Khi nhà ngoại giao Phổ đến, để chúc mừng chiến thắng của Napoleon thay cho tối hậu thư mà hoàng đế Phổ định gửi đi trước đó Napoleon biết rõ âm mưu nhưng không nhắc tới và chỉ lấy thêm của Phổ một ít đất đai Xứ Nalpes của dòng họ Bourbons bị quân Pháp chiếm, và Napoleon đưa Joseph anh của mình lên ngai vàng Nalpes

Liên minh quân sự thứ 3 kết thúc Thất bại hoàn toàn của liên minh thứ 3, nhưng trận chiến giữa Napoleon và châu Âu vẩn chưa kết thúc

2.3.3- Chiến trận IENA

Song song với chiến thắng ULM, 21/10/1805 hạm đội Pháp dưới sự chỉ huy của Ville Neuve đã bị quân Anh dưới sự chỉ huy của Nelson đánh bại tại Trafalgar, phá tan

kế hoạch đổ bộ lên nước Anh của Napoleon, kế hoạch của Napoleon phá sản hoàn toàn

và suốt thế kỷ XIX ý định tấn công hạm đội Anh hay đổ bộ lên nước Anh là một điều không tưởng của Napoleon và với bất cứ ai

Thất trận Trafalgar, Napoleon mất tất cả thuộc địa và mọi hy vọng về Ấn Độ của ông nhưng Napoleon vẫn bá chủ Châu Âu

Với nước Anh ưu thế hải quân là một điều kiện cần thiết để nước Anh nắm vững các thuộc địa của mình và làm chủ mặt biển Ưu thế đó không giúp được cho nước Anh giải quyết vấn đề lục địa Châu Âu Sau trận Austerlizt, thủ tướng Anh là Pitt bị thất bại liên tục qua những liên minh đã công nhận sự bất lực của mình, và chỉ tay vào bản đồ Châu Âu « Cuộn hoa đồ này lại, chúng ta chẳng cần dùng gì đến nó trong 10 năm » Bị nghị viện đả kích và yêu cầu từ chức

Năm 1806, Pitt qua đời, Charles Fox lãnh tụ đảng tự do lên thay thế, ông là người luôn luôn chủ trương liên minh với Pháp và Hoa Kỳ, liền cho người đến Pari thương lượng

Cũng trong năm 1806, tại Pháp Napoleon quyết định thành lập liên bang sông Rhin vào ngày 12-7 được các quốc gia gia nhập gồm : Baviere, Wurtemberg, Ratisbonne, Nassau và tám hầu quốc khác do Napoleon làm người ‘bảo hộ’ Napoleon buộc Francois I của nước Áo từ bỏ danh hiệu Hoàng Đế của đế quốc thần thánh Rome – Germanie đã tồn tại 1000 năm

Bên cạnh đó Napoleon đánh chiếm thêm nhiều lãnh thổ Đức, gây nên mối đe dọa trực tiếp của biên giới Phổ, làm cho triều đình và chính phủ Phổ xôn xao và hết sức phẫn nộ

Không những thế Napoleon đã tiến hành bổ nhiệm các chức vị cầm đầu quốc gia cho anh em và người thân tín của mình Từ ngày 13-03-1806 Murat là đại công

Trang 28

tước xứ Cleves, Joseph là vua xứ Nalpes, Eliza là công chúa Luques rồi nữ đại quận công Toscane, Jerome kết hôn với Catherine Wurtemberg, Eugene con của hoàng hậu Josephine, là rễ vua Baviere, Berthier công tước vùng Munster, kể từ ngày 5/6/1806 Louis Bonaparte là quốc vương Hà Lan, Talleyrand hoàng thân xứ Beneval, Bernadotte là hoàng thân xứ Pontecorvo

Làm cho sự nguy hiểm biên giới nước Phổ tăng lên, bên trong nước Phổ nỗi phẫn uất được bộc lộ qua thái độ của hoàng hậu, các quý tộc và tướng lĩnh, biết rằng Napoleon thế nào cũng gây chiến nên Frederic III lên đường chinh chiến cùng quân đội đang tập trung tại Magdebourg đồng thời gởi kiến nghị đòi Napoleon rút khỏi nước Phổ

Trả lời hành động này của Frederic III, Napoleon tiến chiếm Saxe, đồng minh Phổ và vượt biên giới bằng 3 mũi tiến công Kị binh của Murat, Napoleon và quân chủ lực theo sau

Lực lượng của Pháp là 195000, quân Phổ có khoảng 175000-180000 người dưới sự chỉ huy của công tước Brunswick, người từng chỉ huy liên minh đánh Pháp vào năm 1792 và bị Dumourier và Kellermann đánh bại tại Valmy

Ba đạo quân của Napoleon tiến về sông Elbe, vượt qua rừng Franconie, tiến vào hậu phương quân Phổ để cắt đứt các đường giao thông của Phổ Ngay sau khi tiến vào Saxe, ngày 9 tháng 10, Murat và Bernadotte cùng quân tiền vệ đánh tan quân Phổ trong một trận chiến không mấy quan trọng tại Wetzlar, quân Phổ mất 700 người trong

đó có 300 người chết Đây là trận mở màn của cuộc chiến Pháp - Phổ

10/10 hoàng tử Louis thủ lĩnh phái chủ chiến trong triều đình Phổ cùng 9000 quân chiếm Giessen, nhưng thất bại, hoàng tử Louis cùng 1500 quân tử trận, bị thống chế Lannes truy kích quyết liệt Tàn quân chạy về với quân chủ lực tập trung gần Iena của hoàng tử Hohenlohe, một đoàn quân chủ lực khác dưới sự chỉ huy của công tước Brunswick rút lên phía Bắc theo hướng Maumbourg nhưng không đến đó được vì có nhiều lính Pháp đang án ngữ đường lên phía bắc Trong triều đình Phổ, sau cái chết của hoàng tử Louis cùng 2 trận thất bại, thành phần chủ chiến từ thái độ kêu ngạo chủ quan trở thành hoang mang sợ hãi, nhưng người chủ chốt là hoàng hậu, vừa tán dương tinh thần anh dũng hy sinh của hoàng tử Louis, vừa tin rằng trận đánh tiếp theo sẽ thay đổi kết quả của cuộc chiến nhằm khích lệ tinh thần của quân đội và dân chúng Phổ

Về phía Napoleon ông cho rằng chủ lực Phổ đang tập trung vùng lân cận Weimar để tiếp tục rút về Berlin và dự đoán sẽ có một trận chiến quyết định tại Weimar vào ngày 15 tháng 10 Napoleon lập tức ra lệnh cho Davout tiến theo hướng Maumburg và thọc sâu vào phía sau quân Brunwick, Bernadotte nhận lệnh hợp vây cùng Davout Napoleon cùng Soult, Ney và Murat tiến về Iena

Trang 29

Tối 13/10, Napoleon vào thành phố quan sát những điểm cao bao quanh thành phố và thấy rất nhiều lực lượng quân Phổ đang rút theo hướng Weimar

Hoàng tử Hohenlohe biết quân Pháp đã chiếm Weimar nhưng không biết Napoleon đã có mặt cùng đại quân, tối nửa đêm 13/10 Hohenlohe đình chỉ rút quân và chuẩn bị nghênh chiến, trái với dự tính của Napoleon

Sáng 14/10 ngay khi mặt trời vừa mọc trận chiến xảy ra, trước trận đánh Napoleon khích lệ tướng sĩ, giãi thích kế hoạch chiến đấu với quyết tâm chiếm nước Phổ trong một trận đánh, quân Pháp chiếm lợi thế ngay từ đầu do đang chiếm nhiều điểm cao Quân Phổ và Saxe ngoan cường chống trả và tìm cách từ từ rút lui, nhưng Napoleon với sự khéo léo trong chỉ huy và sự phối hợp các quân đoàn tinh nhuệ của Lannes, Augereau, và Murat đã thực hiện kế hoạch từng điểm một vô cùng tuyệt hảo làm cho quân Phổ không thể tiến và củng không thể rút lui

Và khi quân Phổ bắt đầu kiệt sức và bắt đầu bỏ chạy thì cuộc truy kích khủng khiếp hơn cả trận Austerlitz đã diễn ra, kỵ binh Murat truy kích vào tận thành phố, chém sạch cả những người xin đầu hàng Tổn thất quân Phổ vô cùng nặng nề, hoàng tử Hohenlohe cùng đám tàn binh chạy về phía Maumbourg

Chủ lực của Phổ do Brunwick chỉ huy vẫn đang cùng nhà vua tiến tới nhưng vừa dừng lại ở Auestaedt, cách Iena gần 25 km, thì đạo quân này bị quân Davout ào tới tấn công Trận chiến xảy ra, mặc dù đạo quân của Davout có lực lượng ít hơn vì Bernadotte chưa đến kịp nhưng vẫn đánh cho đại bộ phận quân Phổ tan tành, Brunswick tử thương Lúc này, hoàng tử Hohenlohe cùng 20.000 tàn quân chạy về Bắc và luôn bị kỵ binh Murat truy kích và bao vây tứ phía, Hohenlohe buộc phải đầu hàng trên đường đi tới Stettin Stettin là một pháo đài kiên cố với 6000 quân cùng lực lượng pháo binh hùng hậu, lương thực, đạn dược dồi dào nhưng đã đầu hàng ngay khi một tướng kỵ binh Pháp kêu gọi Trước đó thì vị trí kiên cố Spandau cũng đầu hàng khi thống chế Lannes kêu gọi

Không chấp nhận thất bại, Blucher, tướng Phổ tập hợp được 20.000 quân và rút lên Bắc nhưng bị Bernadotte, Soult và Murat đuổi đánh, lại không được Đan Mạch cho qua biên giới nên phải cố thủ tại Lubech Bị tiêu diệt 6000 quân và phải đầu hàng với 14.000 quân còn lại

Tình trạng hoảng loạn, mất tinh thần lan khắp nước Phổ Đến nổi chỉ bốn đại đội kỵ binh Pháp hiện ra dưới chân thành, Eustriw vội đầu hàng với 4000 quân sĩ trang

bị đầy đủ cùng một số lớn pháo binh và kho lương thực đầy ấp và lạ kỳ nhất là pháo đài Magdebourg, pháo đài kiên cố bậc nhất với 22000 quân trang bị đầy đủ đã đầu hàng ngay, khi thống chế Ney mang theo 3,4 khẩu súng cối và khi súng cối vừa phát hỏa Đánh dấu quân Phổ hoàn toàn tan rã sau trận đại bại Iena

Trang 30

Cũng trong thời gian này Napoleon trên đường tiến quân về Berlin đã chiếm thêm nhiều công quốc 27/10/1806, 19 ngày sau khi khởi sự cuộc chiến, Napoleon tiến vào Berlin ca khúc khải hoàng Đây là lần thứ 3, Napoleon có mặt tại thủ đô cường quốc Châu Âu, sau Rome và Vienne Khi thị trưởng Berlin giao nộp thủ đô thì Napoleon ra lệnh cho mở cửa buôn bán sinh hoạt bình thường, dân chúng sợ hãi và rối rít chúc tụng, biểu lộ sự quy phục hoàn toàn

Về phía Phổ, vua Phổ cùng hoàng hậu và triều thần sau thời gian lang bạt, khốn khổ đã dừng chân tại Memel, biên giới vương quốc Phổ Frederic III đã gửi 4 bức thư với lời lẽ trang trọng mong Napoleon sẽ hài lòng với những tiện nghi của hoàng cung Potsdam nhưng Napoleon không trả lời

Còn lúc này tại Anh quốc vào tháng 09 thì Fox đã chết sau 1 thời gian làm thủ tướng và Castlereagh lên thay cùng nhóm Canning cương quyết loại trừ Napoleon đến cùng

Để đối phó lại tình hình đó, 21/11/1806 Napoleon ký đạo luật Berlin ban bố việc phong tỏa lục địa

2.3.4- Trận chiến Eylau và liên minh Pháp-Nga

Sau trận Magdebourg 2 tuần Napoleon ký đạo luật Berlin ban bố việc phong tỏa lục địa để đáp lại việc Anh ngăn cấm tàu bè các nước giao dịch thương mại với Pháp

và các nước chư hầu, mặc dầu sự ngăn cấm này đã đưa đến cuộc chiến tranh Anh-Hoa

Kỳ 1812

Về phần Napoleon muốn phong tỏa lục địa có hiệu lực thì phải khuất phục được nước Nga và Phổ, tuy quân đội Phổ đã tan rã, nhưng quân Phổ vẫn còn ẩn náu tại Memel nhờ sự che chở của Nga hoàng

Còn đối với Nga hoàng thì rõ ràng là Napoleon đang uy hiếp biên giới, quân Pháp đang từ Berlin tiến về Tây Còn các đại biểu Ba Lan đến Potsdam để cầu cứu Napoleon khôi phục lại độc lập cho họ, khiến nước Nga có nguy cơ mất Litva và Ukraine, với quyết tâm phong tỏa lục địa thì Pháp thế nào cũng sẽ ép Nga vào vòng cương tòa

Thấy rõ nguy cơ từ biên giới, Alexandre quyết định thành lập một đạo quân 100.000 người cùng pháo binh và các trung đoàn Cosaques để đánh Pháp, rữa mối hận Austerlizt

Nhưng Napoleon quyết định tấn công trước, tháng 11 quân Pháp vào Ba Lan, được đón tiếp nồng hậu 28/11 Murat chiếm được Varsovie và quân Nga rút sang bên

bờ sông Vistule và phá bỏ cầu

26/12/1806 một trận chiến xảy ra ở Puntus bên bờ sông Narew, trận chiến bất phân thắng bại Cả hai đều tuyên bố chiến thắng Napoleon biết gặp phải đối thủ đáng

nể nên điều đến Ba Lan 100.000 quân, để lại 30.000 giữ các thành phố, con đường

Trang 31

giữa Torne và Grodno để đối phó bất trắc từ Memel Dù quân Phổ hầu như không còn quân số, còn quân Nga có thêm viện binh và Bennigsen có từ 80.000-90.000 quân

08/02/1807 trận Eylau bắt đầu tại gần Eylau miền nam nước Phổ Đây là một trận chiến vô cùng ác liệt và vựơt qua mọi trận mà Napoleon từng tham chiến Lực lượng pháo binh Nga đông gấp bội so với Pháp vả lại các thống chế của Pháp chưa có

đủ mặt tại chiến trường

Quân đoàn của Augereau bị pháo binh Nga tiêu diệt gần hết, Napoleon suýt mất mạng vì một cành cây bị pháo tiện đứt và bay vù qua đầu ông, dưới chân ông xác sĩ quan và binh lính nằm ngổn ngang Napoleon vẫn bình tĩnh cổ vũ động viên quân sĩ giữ vững trận địa chờ thời cơ, sự có mặt này của Napoleon làm đội quân Pháp vững tin trong tình thế vô cùng khủng khiếp này, và trong lúc này, thời cơ đã đến khi đoàn kỵ binh của Murat đột kích thắng lợi vào quân chủ lực Nga và cứu vãn được tình thế Eylau vẫn trong tay Pháp và những trận đánh di động diễn ra khắp chiến trường

Cho tới khi màn đêm hạ xuống thì Bennigsen hạ lệnh quân Nga rút lui, và sau

Trong suốt thời gian này Napoleon chịu đựng gian khổ thiếu thốn như binh sĩ mặc dù ông có thể sống xa hoa tại các thành phố hay lâu đài ở Varsovie nhằm duy trì tinh thần chiến đấu của họ Có khi 15 ngày ông không tháo ủng, ông sống không rượu vang, rượu mạnh, không bánh, thiếu thốn mọi thứ, sống đời sống như một binh sĩ Mặc

dù vậy Napoleon vẫn giải quyết tới tấp và khẩn cấp mọi báo cáo của các bộ trưởng, các thống chế, cùng các vua chúa chư hầu, ông vừa giải quyết những vấn đề quân sự lại vừa giải quyết trách nhiệm của hoàng đế

Bước ngoặc đã đến khi tháng ,3/1807, Napoleon lôi kéo được vua Thổ Nhỉ Kì làm đồng minh, khiến quân Nga phải rút khỏi sông Vistule và Niemen, làm họ phải phân tán lực lượng Napoleon cũng đàm phán với vua Phổ, những Frederic III vẫn tin vào thắng lợi của Nga trở nên bất trị Cùng thời gian này ông còn ký nhiều hiệp ước với các nước để bổ sung thêm như đơn vị Đức, Ý, Hà Lan vào quân đội Pháp

5/1807 Napoleon đã có dưới quyền đầy đủ tám thống chế với tổng số quân 228.000, chưa kể 180.000 quân đang chiếm đông Phổ, tình hình tiếp vận khả quan Có

Trang 32

thể mở lại cuộc chiến, cùng lúc đó ngày 26/5/1807, Danzig đầu hàng thống chế Lerevre sau 1 thời gian cầm cự với những kho lương thực lớn và quân dụng đủ loại

Quân Nga sau trận Eylau cũng được tăng quân số, trang bị kém nhiều so với quân Pháp, bốn tháng qua quân Nga còn đói rét và chết vô số Nga hoàng sợ một trận Austerlizt tái diễn nên dốc toàn bộ lực lượng tinh thần và vật chất của nhân dân Nga để chuẩn bị cho cuộc chiến lớn này Trên các tòa giảng, những người chăn dắt linh hồn,

đã miêu tả Napoleon như một con Quỷ vương phản chúa, đã trở thành tín đồ Hồi giáo (

ám chỉ Napoleon khi ở Ai Cập đã chô nhân dân Ai Cập tự do hành đạo), mục đích Napoleon gây chiến tranh với Nga là muốn tiêu diệt nhà thờ chính thống

Napoleon định mở chiến dịch vào ngày 10 tháng 6 nhưng ngày 5 tháng 6, Bennigsen đã ra lệnh cho Bagration tấn công trước vào quân đoàn của Ney và cho thủ lỉnh Cosaques vượt qua sông Aller Với hành động này của quân Nga, thì Napoleon quyết định thay đổi kế hoạch, ông nhanh chóng tập trung sáu quân đoàn và đội cận vệ, gồm 120.000 quân, Napoleon ra lệnh chi các thống chế phản kích Quân Nga dưới sự chỉ huy của Bennigsen có khoảng 85.000 đến 100.000 quân đóng căn cứ tại ngoại ô Hau berstadt Ngày 10-6, Bennigsen hạ lệnh tấn công nhằm làm chậm bước tiến của Napoleon nhưng Napoleon đã cho chủ lực của mình thảng đến Koenigerg qua Eylau,

vì ông dự tính quân Nga sẽ hành quân tiến về thủ đô Đông Phổ Trận chiến này diễn ra khoảng vài tiếng đồng hồ, quân Pháp mất 8000 người, quân Nga mất 10.000, Bennigsen bị thương

Ngày 14-6, Lannes nhận thấy quân Nga chuẩn bị vượt sông Alles để về Koeniberg, thì lập tức hạ lệnh tấn công và báo ngay cho Napoleon Napoleon trực tiếp chỉ huy trận đánh và nhận ra sai lầm cực lớn của Bennigsen là cho quân Nga vội vả vượt sông, đã để quân Nga lại thành một khối lớn, trở thành mục tiêu rộng lớn phơi mình trước hỏa lực của quân Pháp Sai lầm này của Bennigsen đã làm cho quân Nga đén thất bại hoàn toàn, tổn thất của quân Nga đến 25.000 người Bennigsen vội vàng rút về hướng Friedland ,và bị quân Pháp bám sát Sau khi chiếm Friedland, thống chế Soult vào thành Koeniberg, chiếm được nhiều quân cụ, lương thực, quần áo, mà quân Anh vừa đem tới từ đường biển

Năm ngày sau trận Friedland, Napoleon tiến tới sông Niémen vào ngày 19 tháng 6 Lúc này, tàn quân Nga đã vượt sông, còn Napoleon đã tiến quân tới Tilsir gần biên giới Nga

Buổi chiều hôm đó, tại đại bản doanh sư đoàn kỵ binh tiền vệ Pháp, một sĩ quan của quân đoàn Bagration cầm cờ trắng xuất hiện và mang một bức thư của Bennigsen gửi đến Murar xin đầu hàng, và Murar liền chuyển thư đến cho Napoleon

và ông đã chấp nhận , cuộc chiến đẫm máu đã kết thúc

Hòa ước Tilsit được kí kết và cuộc liên minh Pháp – Nga hình thành

Trang 33

3.1.1- “Ung Nhọt” Tây Ban Nha – Sai lầm lần thứ nhất

Sau khi kí hoà ước Tilsit với nước Nga, nước Nga trở thành đồng minh, các nước trên lục địa Châu Âu khác đều nằm trong bàn tay của Napoleon Ông vững tâm tiến hành công việc phong tỏa lục địa để đổi với Anh

Đạo luật Berlin của Napoleon được ban hành với các nước chư hầu Châu Âu nhưng hai triều đại Bourbons ở Tây Ban Nha và Brgance ở Bồ Đào Nha thì Napoleon không mấy tin tưởng trong việc phong tỏa lục địa vì các nước này cần bán lông cừu và mua sản phẩm kĩ nghệ giá rẽ của Anh Tuy bề ngoài họ im lặng chấp thuận đạo luật Berlin nhưng vẫn nhắm mắt làm ngơ và ngấm ngầm đồng lỏa với bọn buôn lậu và dùng mọi cách để qua mặt cuộc phong tỏa lục địa Mặt khác, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có một đường bờ biển rộng lớn cộng với nước Anh có một lực lượng hải quân hùng hậu khắp Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, cùng với pháo đài Gibralitar sừng sững trước bán đảo, thương thuyền anh tha hồ mà mua bán hàng hóa vào Châu Âu trên

bờ biển rộng lớn đó Đây là khó khăn lớn nhất trong việc phong tỏa lục địa

Bởi thế, Napoleon quyết định tấn công Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha để làm chủ vùng biển này

Tháng 10/1807 Tướng Junot dẫn 27.000 quân tấn công Bồ Đào Nha, một đạo quân 24.000 do tường Dupont dẫn đầu, tiến qua Tây Ban Nha để tiếp ứng cho Junot

Napoleon còn tăng cường thêm 5.000 gồm Long Kỵ Binh, Khinh Kỵ Binh, và

bộ binh Mặt khác ông giao cho Murat 80.000 binh tấn công Tây Ban Nha

Sau 6 tuần lễ, hành quân gian khổ, Junot đến Lisbonne, thủ đô Bồ Đào Nha Vua Bồ Đào Nha và hoàng gia đã thoát đi từ 2 ngày trước trên một chiếc tàu Anh

17/3/1808, Murat cùng quân đội của mình tiến vào Madrid, thủ đô Tây Ban Nha hoàn thành công cuộc xâm chiếm bán đảo

Ở Tây Ban Nha, Napoleon không chấp nhận cả vua cũ lẫn vua mới, và vội vàng đưa ông anh Joseph lên làm vua Tây Ban Nha Đây là một sai lầm nặng nề nhất

về chính trị của Napoleon, tuy ông đã đè bẹp được vua chúa và triều đình Tây Ban Nha cùng quân đội của họ, nhưng ông lại gặp phải nguy cơ đối đấu với cuộc chiến tranh nhân dân, đều bất ngờ và hoàn toàn mới lạ trong cuộc đời chinh chiến của ông

Trang 34

Khi biết Napoleon sáp nhập Tây Ban Nha vào Pháp, 2/5/1808 một cuộc khởi nghĩa của nhân dân Madrid bùng nổ nhưng bị Murat dìm trong biển máu Nhưng cuộc chiến tranh du kích ác liệt đã bùng cháy khắp Tây Ban Nha

Vào trung tuần tháng 8, một tướng lĩnh của Napoleon, người có nhiều chiến công xuất sắc và sắp sửa được phong thống chế, tướng Dupont cùng gần 20.000 quân

đã đầu hàng quân du kích nông dân Tây Ban Nha, vì hết lương thực và bị bao vây từ tứ phía trước một cánh đồng bao la, nắng như thiêu đốt Lần đầu tiên, quân đội Napoleon gặp khó khăn trong khí thế bách chiến, bách thắng

Còn tại Bồ Đào Nha, quân Anh vừa đổ bộ và quét sạch quân Pháp ra khỏi Lisbonne Napoleon khẳng cấp đưa thêm sang Bán đảo này 150.000 quân

Tại Burgos, ngày 1/10/1802 Napoleon đã tiêu diệt hoàn toàn đội quân du kích Tây Ban Nha được trang bị bằng súng của Anh, đến ngày 4/2/1808 Napoleon lại tiến vào thủ đô Madrid sau khi tiêu diệt lực lượng phòng thủ hùng hậu của họ, Madrid chìm trong im lặng và chết chóc

Sau đó, cuối tháng 12 Napoleon tấn công quân Anh, tướng Moore thất trận và

bị giết, quân Anh phải giương buồm thoát ra biển

24/1/1809, sau khi vào được thành phố Saragosse nơi đã cố thủ nhiều tháng trời, binh lính của Lannes đã tàn sát trong 3 tuần lễ liền 20.000 quân đồn trú và 32.000 dân của thành phố bị giết

Thống chế Lannes khi đi qua con đường ngập máu của các thành phố chết mà quân Pháo đã đi qua, đã thét lên “Cuộc chiến tranh gì vậy? Ta buộc phải giết những con người chất phát, phải giết cả người điên, cuộc chiến tranh này chỉ đem lại sự buồn bả” Sự kiện đẩm máu ở Saragosse gây một ảnh hưởng vô cùng lớn tại Châu Âu, nhất

là ở Áo, Phổ và các nước Đức Họ thấy vừa cảm phục, vừa hỗ thẹn khi so sánh sự dũng cảm của Tây Ban Nha với sự dễ dàng phục tùng, đầu hàng của mình

Napoleon đã đè bẹp được Tây Ban Nha sau những trận chiến ác liệt, song những trận chiến tranh du kích và ngọn lửa khởi nghĩa ở nông thôn Tây Ban Nha không bao giờ dứt Với nước Pháp lúc này, họ như phải gặm một cục xương Tây Ban Nha Napoleon phải chôn chân một nữa quân số đại quân gồm hơn 300.000 quân gồm những binh đoàn tinh nhuệ từng theo Napoleon trong các chiến dịch Ý, Ai Cập Cùng với các thống chế tài năng như Marmont, Soult, Suchet để đối phó với tình hình ngày càng nghiêm trọng cùng với sự xuất hiện của quân Anh dưới quyền Wellington

Nước Anh luôn rìn rập sau lưng Napoleon và chờ thời cơ Tại triều đình Pháp, những mâu thuẫn đã xảy ra, chưởng ấn Cambaceres phản đối quyết liệt cuộc chiến tranh này Talleyrand từ chức vì thấy rõ hậu quả tai hại của đường lối chính tại trên tường quốc tế

Trang 35

“Ung Nhọt” Tây ban Nha hình thành Đây là sai lầm lần thứ nhất của Napoleon,

đế chế Pháp đứng trước nguy cơ bị tan rã

3.1.2- “Chiến dịch nước Nga” khởi đầu cho sự suy vong

Sau những thất bại khủng khiếp ở hai cuộc chiến tranh với Napoleon là Auterlitz và Eylau với hòa ước Tilsit, cuộc liên minh Pháp – Nga hình thành tương đối

có lợi cho Nga, được hưởng một vùng đất đai rộng lớn của Phần Lan nhưng Nga hoàng không quên được cái nhục Tilsit cùng với việc phong tỏa lục địa, nước Nga không thể xuất khẩu những sản phẩm được sản xuất ra và nhập khẩu những sản phẩm cần thiết cho đất nước

Mặt khác, Napoleon không chịu rút quân khỏi Phổ, không từ bỏ ý định phục hưng Ba lan, khư khư giữ chặt công quốc Varsovie, luôn luôn đe dọa biên giới của Nga Vì thế, Nga hoàng chấp nhận cuộc liên minh này nhằm cũng cố nội bộ và chờ thời cơ

Sau cuộc gặp gỡ giữa Napoleon và Nga hoàng tại Erfurt cuộc liên minh có dấu hiệu lơi lỏng do Talleyrand âm thầm phản bội Napoleon, liên tục xúi giục Nga hoàng đối đầu với Napoleon bằng cách từ chối gây chiến với Áo

Ngoài ra, sự lơi lỏng còn thể hiện trong việc Napoleon khiển trách Nga hoàng với những thiếu sót trong việc phong tỏa lục địa, bên cạnh đó Napoleon đã không đếm xĩa tới Nga hoàng khi tiếp tục sáp nhập các thành phố của Bắc Phổ như Brême, Hambourg, công quốc Oldenbourg của những em rễ Nga hoàng, làm tổn thương Nga hoàng với cuộc hôn nhân Pháp – Áo

Về phần Nga hoàng thì cũng thấy rõ những hứa hẹn của Napoleon về sự bành trướng của Nga ở Phương Đông, ở Thổ Nhĩ Kì chỉ là hứa suông cho nên Nga hoàng lơi lỏng trong việc phong tỏa lục địa, âm thầm cấu kết, nhập khẩu sản phẩm từ Anh Không những thế mà còn bán tràn lan sang Phổ, Áo, Ba lan khiến công cuộc phong tỏa lục địa của Napoleon mất hết hiệu lực Bên cạnh đó,Nga hoàng còn cho tăng cao giá biểu thuế các sản phẩm từ Pháp xuất khẩu sang Nga như các mặt hàng xa xỉ, rượu vang khiến sản phẩm Pháp không thể cạnh tranh với sản phẩm thuộc địa

Cuộc liên minh dần đi đến tan vỡ, người chủ động là Nga hoàng

Đầu năm 1811, Allexandre ra mặt khiêu khích Napoleon bằng việc âm thầm bắt tay với anh để giải tỏa lục địa và nâng cao quan thuế

Alexandre I tiến thêm bước nữa là đòi hỏi Napoleon giải quyết vấn đề đại công quốc Varsovie và bị Napoleon thẳng thắng từ chối

Để ứng phó việc Nga có thể xâm chiếm Varsovie, Napoleon cho lệnh động viên quân lực Ba lan và tập trung tại một quân đoàn dưới quyền thống chế của Davout

Đối với Napoleon chiến tranh với Nga là điều không thể tránh khỏi nhằm bảo

vệ biên giới “ tự nhiên” của đế quốc, giữ vị trí cường quốc cho nước Pháp và đảm bảo

Trang 36

tương lai của Napoleon II khi ông chết đi Ngoài ra, ông còn bảo vệ việc phong tỏa lục địa, vì nếu để Alexandre I âm thầm phá vỡ thì mặc nhiên xúi giục Áo, Phổ và các nước chư hầu phản bội lại Pháp, cùng với sự hậu thuẩn của nước Anh cho cả châu Âu

Napoleon đã đặt sẳn một kế hoạch chinh phục nước Nga: tiến nhanh vào nước Nga, buộc Nga hoàng phải chấp nhận giao chiến, dồn quân Nga về Moscou, phục hồi

Ba lan làm biên giới nước Đức, cũng cố uy lực và hệ thống phong tỏa lục địa” Nhưng trong năm 1811, Napoleon vẫn không xuất binh vì ông vẫn hy vọng tránh chiến tranh với Nga cho Nga hoàng thêm thời gian cân nhấc và trung thành với lời thề liên minh của mình

24/2/1812, Pháp kí với Phổ hiệp định ở Paris, theo hiệp định này nước Phổ cam kết đứng về phía Napoleon để tham chiến trong bất kì trận chiến nào mà Napoleon tiến hành

Đến ngày 14/03/1812, Một hiệp ước Pháp – Áo được kí kết, theo hiệp ước này,

Áo cung cấp cho Napoleon ba vạn quân Ngược lại, hoàng đế bảo đảm xứ Monovie và

sứ Valasi hiện đang bị quân đội Nga hoàng chiếm đóng sẽ được tước khỏi nước Nga giao cho Áo hoặc giao lại các vùng đất tương đương (Galixi)

Napoleon cần đến “hai cuộc liên minh này nhằm tăng thêm lực lương cho đại quân thì ít mà thu hút một lực lượng quân Nga về phía Bắc và về phía Nam chứ không cho dồn cả về con đường thẳng từ Vina đi Vitep, Smolenxo và Moscou vì đây là trung tâm tiến công sau này của Napoleon”

Mặt khác, vấn đề đặt ra cho Napoleon là số quân cần thiết cho chiến dịch nước Nga, theo ông ước tính là cần phải có 500.000 quân Trong đó:

+ Áo cung cấp 30.000 quân

+ Phổ cung cấp 20.000 quân

+ Đại công quốc Varsovie là 90.000 quân

+ Các nước chư hầu khác như Ý, Wesphalie, Baviere, Wurtemberg, Bade, Saxe, tất cả các vương quốc Đức trong liên bang sông Rhin cung cấp 200.000 quân

+ Với lực lượng riêng của nước Pháp, vì phải gặm cục xương Tây Ban Nha nên phải để lại tại đó các thống chế Marmont, Soult, Suchet cùng phấn lớn binh sĩ thiện chiến từng theo Napoleon trong các chiến dịch Ý, Ai Cập, để đói phó với tình hình đang nghiêm trong thêm do sự xuất hiện của quân Anh dưới quyền Wellington đang sau lưng Pháp Tuy nhiên, số quân cần 500.000 quân vẫn đạt được nhưng tinh thần chiến đấu của họ khó có thể đòi hỏi, cùng với sự điều động và tác chiến theo ý muốn của Napoleon thì vô cùng khó khăn

Ngoài ra, Napoleon còn được nước Phổ cung cấp trên danh nghĩa là những khoản đảm phụ còn đọng lại chưa trả được gồm hai vạn tấn lúa mạch, bốn vạn tấn lúa

mì, hơn bốn vạn con bò và 70 triệu chai rượu mạnh

Trang 37

Lúc này tình hình đế quốc Pháp cũng có những khó khăn và thuận lợi:

+ Khó khăn:

Tình hình nước Pháp đang có nguy cơ khủng hoảng do cuộc phong tỏa lục địa,

vụ mùa 1811 bị thất thu nặng, nạn đói kéo tràn lan khắp nơi, gây rối loạn chính trị

Phản ứng bất lợi của các nước chư hầu, nhất là Phổ và Áo đang chờ thời cơ nổi dậy trong thời gian Napoleon chuẩn bị mở chiến dịch Nga

Sự trốn tránh nghĩa vụ quân dịch phát triển và xảy ra thường xuyên, chiến tranh xảy ra liên miên, thuế má nặng nề làm quần chúng nhân dân bất bình

Thiếu lực lượng sản xuất trầm trọng do việc trưng mộ lính

Bên cạnh những khó khan, Napoleon củng có những thuận lợi

+ Dành cho người Mỹ những đặc quyền thương ngoại cùng nhiều ngoại lệ bởi chính sách khôn khéo của Napoleon, đã góp phần làm nổ ra cuộc chiến tranh Anh –

Mỹ 15/6/1812

+ Tình hình nguy ngập trong nội tại nước Anh do cuộc phong tỏa lục địa gây ra + Quân số nước Pháp gấp đôi quân Nga, mâu thuẫn trong nội bộ tướng lĩnh Nga

Việc đánh già và tiến công Nga là một sai lầm tai hại của Napoleon, khi sắp phải đối đầu với một cuộc chiến tranh khác hẵn với mọi cuộc chiến trước đây và còn nguy hiểm hơn cả cuộc chiến tranh du kích Tây Ban Nha

Vào cuối mùa xuân 1812, toàn bộ sự chuẩn bị về quân sự và ngoại giao của chiến dịch đã hình thành và đã có những phần được sắp đặt xong cả về chi tiết và sự tin tưởng vào chiến thắng không chỉ riêng Napoleon mà còn là ý nghĩ của các nước chư hầu, các nhà ngoại giao đoán trước một thảm họa, ngay cả một người thông mình

và thận trong như Metternich cùng với các kẻ hận thù Napoleon cũng định ninh sẽ có một tại họa khủng khiếp, một cơn giông tố chưa từng thấy trong lịch sử nước Nga, kể

từ thời bị Mông Cổ xâm lược, đang tràn vào Nga

Ở Châu Âu, Châu Mỹ, đâu đâu cũng tin tưởng sẽ có một kết cục bi thảm cho nước Nga, riêng chỉ có nước Anh là bình tỉnh ngồi chờ đợi và tính toán cho riêng mình

Và ngạc nhiên là sau khi nghe ngóng tất cả những dự đoán ấy, thì tướng De Verretde người sứ Barvie đã đánh bạo hỏi Napoleon một cách rụt rè rằng: “ Dù sao, tránh một cuộc chiến tranh với nước Nga có phải lợi hơn không” Napoleon lạnh lùng trả lời: “Trong ba năm nữa, ta sẽ làm chủ Châu Âu” Đó là câu trả lời của người đang nằm đỉnh cao quyền lực, là vị chúa tể của Châu Âu, những tham vọng của ông vẫn cứ dâng lên Qua những trận thắng trên chiến trường

Trang 38

6h sáng 9/5/1812, Napoleon, hoàng hậu Marie Louise cùng đại quân đi qua nước Đức bằng những đường để tiến về phía Ba lan và dần tập trung ở Vistule và Niemen rồi tiến vào Dresde

16/5/1812, khi tiến vào Dresde xứ Saxe, thì các vua chúa chư hầu đều đến chào mừng vị chúa tể của mình kể cả vua Phổ Frederic III, Áo hoàng Francois I, đều bỏ mủ chào khi gặp Napoleon, trong khi Napoleon vẫn đội chiếc mủ nhỏ nổi tiếng của mình, những thái độ đó cũa vua chua châu Âu, đã cho thấy lòng tin của họ vào chiến thắng của Napoleon trong chiến dịch nước Nga, Napoleon lưu lại Dresde 15 ngày trước đám triều đình nịnh bợ của cả Châu Âu

Lúc bấy giờ, niềm tin của Napoleon đã trở nên vô hạn nhưng vẫn sáng suốt thấy được những khó khăn trước mắt khi đặt chân đến nước Nga, vì đây là một cuộc chiến tranh bí ẩn và đầy nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều bất ngờ có phần hơn chứ không kém Tây Ban Nha

Cùng với đó là sự bao la về lãnh thổ của nước Nga và khí hậu đầy khắc nghiệt Napoleon không thể quên lời nói của Nga hoàng Alexandre I với bá tước Narbonne, tùy viên của ông ta là “ Nếu Napoleon tiến quân nước Nga, thì Alexandre I sẽ rút sâu vào nội địa dành cho quân Pháp thời gian, sa mạc, và khí hậu khắc nghiệt” chống lại Napoleon

Nhưng tất cả sự kiện đó đã không thể ngăn cản được Napoleon dừng bước, nhưng những khó khăn đó buộc ông phải chuẩn bị chiến tranh một cách tĩ mĩ và vô cùng thận trọng

Trước khi vượt sông Niemen, Napoleon đã điều tra rõ sự tổ chức và vị trí đóng quân của các đơn vị của quân Nga tại biên giới miền Tây nước Nga gồm:

+ Một lộ quân miền Tây trên quyền Barclay Detolly gồm 6 quân đoàn và 3 binh đoàn kị binh đóng tại Lituania

+ Lộ quân thứ hai miền tây trên quyền Bagration, gồm hai quân đoàn và một binh đoàn kị binh đoán tại Volhyne

+ Một quân đoàn mới gồm năm sư đoàn bộ binh và hai sư đoàn kị binh trên quyền Tormasof sẽ tiến từ hạ lưu sông Danube đến Volhyne để thay thế lộ quân của Bagration để góp cho cho lộ quân này tiến lên phía bắc kết hợp cùng lộ quân Barclay tại Lituanie

+ Thêm vào đó còn có ba sư đoàn của Wittgenstein hành quân trên sông Baltique và đối mặt với quân đoàn Phổ York tại hạ lưu Niemen

28/5/1812 Napoleon đã đến và ở Pozonan (Balan)

12-17/6/1812 Napoleon ở Conixbe để giải quyết vấn đề quản lý bộ đội và việc

tổ chức tiếp tế

Ngày đăng: 23/11/2015, 08:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w