“Chiến dịch nước Nga” khởi đầu cho sự suy vong

Một phần của tài liệu thiên tài quân sự của napoleon bonaparte (Trang 35 - 44)

Sau những thất bại khủng khiếp ở hai cuộc chiến tranh với Napoleon là Auterlitz và Eylau với hòa ước Tilsit, cuộc liên minh Pháp – Nga hình thành tương đối có lợi cho Nga, được hưởng một vùng đất đai rộng lớn của Phần Lan nhưng Nga hoàng không quên được cái nhục Tilsit cùng với việc phong tỏa lục địa, nước Nga không thể xuất khẩu những sản phẩm được sản xuất ra và nhập khẩu những sản phẩm cần thiết cho đất nước.

Mặt khác, Napoleon không chịu rút quân khỏi Phổ, không từ bỏ ý định phục hưng Ba lan, khư khư giữ chặt công quốc Varsovie, luôn luôn đe dọa biên giới của Nga. Vì thế, Nga hoàng chấp nhận cuộc liên minh này nhằm cũng cố nội bộ và chờ thời cơ.

Sau cuộc gặp gỡ giữa Napoleon và Nga hoàng tại Erfurt cuộc liên minh có dấu hiệu lơi lỏng do Talleyrand âm thầm phản bội Napoleon, liên tục xúi giục Nga hoàng đối đầu với Napoleon bằng cách từ chối gây chiến với Áo.

Ngoài ra, sự lơi lỏng còn thể hiện trong việc Napoleon khiển trách Nga hoàng với những thiếu sót trong việc phong tỏa lục địa, bên cạnh đó Napoleon đã không đếm xĩa tới Nga hoàng khi tiếp tục sáp nhập các thành phố của Bắc Phổ như Brême, Hambourg, công quốc Oldenbourg của những em rễ Nga hoàng, làm tổn thương Nga hoàng với cuộc hôn nhân Pháp – Áo.

Về phần Nga hoàng thì cũng thấy rõ những hứa hẹn của Napoleon về sự bành trướng của Nga ở Phương Đông, ở Thổ Nhĩ Kì chỉ là hứa suông cho nên Nga hoàng lơi lỏng trong việc phong tỏa lục địa, âm thầm cấu kết, nhập khẩu sản phẩm từ Anh. Không những thế mà còn bán tràn lan sang Phổ, Áo, Ba lan khiến công cuộc phong tỏa lục địa của Napoleon mất hết hiệu lực. Bên cạnh đó,Nga hoàng còn cho tăng cao giá biểu thuế các sản phẩm từ Pháp xuất khẩu sang Nga như các mặt hàng xa xỉ, rượu vang khiến sản phẩm Pháp không thể cạnh tranh với sản phẩm thuộc địa.

Cuộc liên minh dần đi đến tan vỡ, người chủ động là Nga hoàng.

Đầu năm 1811, Allexandre ra mặt khiêu khích Napoleon bằng việc âm thầm bắt tay với anh để giải tỏa lục địa và nâng cao quan thuế.

Alexandre I tiến thêm bước nữa là đòi hỏi Napoleon giải quyết vấn đề đại công quốc Varsovie và bị Napoleon thẳng thắng từ chối.

Để ứng phó việc Nga có thể xâm chiếm Varsovie, Napoleon cho lệnh động viên

quân lực Ba lan và tập trung tại một quânđoàn dưới quyền thống chế của Davout. Đối với Napoleon chiến tranh với Nga là điều không thể tránh khỏi nhằm bảo vệ biên giới “ tự nhiên” của đế quốc, giữ vị trí cường quốc cho nước Pháp và đảm bảo

tương lai của Napoleon II khi ông chết đi. Ngoài ra, ông còn bảo vệ việc phong tỏa lục địa, vì nếu để Alexandre I âm thầm phá vỡ thì mặc nhiên xúi giục Áo, Phổ và các nước chư hầu phản bội lại Pháp, cùng với sự hậu thuẩn của nước Anh cho cả châu Âu.

Napoleon đã đặt sẳn một kế hoạch chinh phục nước Nga: tiến nhanh vào nước Nga, buộc Nga hoàng phải chấp nhận giao chiến, dồn quân Nga về Moscou, phục hồi Ba lan làm biên giới nước Đức, cũng cố uy lực và hệ thống phong tỏa lục địa”. Nhưng trong năm 1811, Napoleon vẫn không xuất binh vì ông vẫn hy vọng tránh chiến tranh với Nga cho Nga hoàng thêm thời gian cân nhấc và trung thành với lời thề liên minh của mình.

24/2/1812, Pháp kí với Phổ hiệp định ở Paris, theo hiệp định này nước Phổ cam kết đứng về phía Napoleon để tham chiến trong bất kì trận chiến nào mà Napoleon tiến hành.

Đến ngày 14/03/1812, Một hiệp ước Pháp – Áo được kí kết, theo hiệp ước này, Áo cung cấp cho Napoleon ba vạn quân. Ngược lại, hoàng đế bảo đảm xứ Monovie và sứ Valasi hiện đang bị quân đội Nga hoàng chiếm đóng sẽ được tước khỏi nước Nga giao cho Áo hoặc giao lại các vùng đất tương đương (Galixi).

Napoleon cần đến “hai cuộc liên minh này nhằm tăng thêm lực lương cho đại quân thì ít mà thu hút một lực lượng quân Nga về phía Bắc và về phía Nam chứ không cho dồn cả về con đường thẳng từ Vina đi Vitep, Smolenxo và Moscou vì đây là trung tâm tiến công sau này của Napoleon”.

Mặt khác, vấn đề đặt ra cho Napoleon là số quân cần thiết cho chiến dịch nước Nga, theo ông ước tính là cần phải có 500.000 quân. Trong đó:

+ Áo cung cấp 30.000 quân + Phổ cung cấp 20.000 quân

+ Đại công quốc Varsovie là 90.000 quân

+ Các nước chư hầu khác như Ý, Wesphalie, Baviere, Wurtemberg, Bade, Saxe, tất cả các vương quốc Đức trong liên bang sông Rhin cung cấp 200.000 quân.

+ Với lực lượng riêng của nước Pháp, vì phải gặm cục xương Tây Ban Nha nên phải để lại tại đó các thống chế Marmont, Soult, Suchet cùng phấn lớn binh sĩ thiện chiến từng theo Napoleon trong các chiến dịch Ý, Ai Cập, để đói phó với tình hình đang nghiêm trong thêm do sự xuất hiện của quân Anh dưới quyền Wellington đang sau lưng Pháp. Tuy nhiên, số quân cần 500.000 quân vẫn đạt được nhưng tinh thần chiến đấu của họ khó có thể đòi hỏi, cùng với sự điều động và tác chiến theo ý muốn của Napoleon thì vô cùng khó khăn.

Ngoài ra, Napoleon còn được nước Phổ cung cấp trên danh nghĩa là những khoản đảm phụ còn đọng lại chưa trả được gồm hai vạn tấn lúa mạch, bốn vạn tấn lúa mì, hơn bốn vạn con bò và 70 triệu chai rượu mạnh.

Lúc này tình hình đế quốc Pháp cũng có những khó khăn và thuận lợi: + Khó khăn:

Tình hình nước Pháp đang có nguy cơ khủng hoảng do cuộc phong tỏa lục địa, vụ mùa 1811 bị thất thu nặng, nạn đói kéo tràn lan khắp nơi, gây rối loạn chính trị...

Phản ứng bất lợi của các nước chư hầu, nhất là Phổ và Áo đang chờ thời cơ nổi dậy trong thời gian Napoleon chuẩn bị mở chiến dịch Nga.

Sự trốn tránh nghĩa vụ quân dịch phát triển và xảy ra thường xuyên, chiến tranh xảy ra liên miên, thuế má nặng nề làm quần chúng nhân dân bất bình.

Thiếu lực lượng sản xuất trầm trọng do việc trưng mộ lính. Bên cạnh những khó khan, Napoleon củng có những thuận lợi.

+ Dành cho người Mỹ những đặc quyền thương ngoại cùng nhiều ngoại lệ bởi chính sách khôn khéo của Napoleon, đã góp phần làm nổ ra cuộc chiến tranh Anh – Mỹ 15/6/1812.

+ Tình hình nguy ngập trong nội tại nước Anh do cuộc phong tỏa lục địa gây ra. + Quân số nước Pháp gấp đôi quân Nga, mâu thuẫn trong nội bộ tướng lĩnh Nga.

Việc đánh già và tiến công Nga là một sai lầm tai hại của Napoleon, khi sắp phải đối đầu với một cuộc chiến tranh khác hẵn với mọi cuộc chiến trước đây và còn nguy hiểm hơn cả cuộc chiến tranh du kích Tây Ban Nha.

Vào cuối mùa xuân 1812, toàn bộ sự chuẩn bị về quân sự và ngoại giao của chiến dịch đã hình thành và đã có những phần được sắp đặt xong cả về chi tiết và sự tin tưởng vào chiến thắng không chỉ riêng Napoleon mà còn là ý nghĩ của các nước chư hầu, các nhà ngoại giao đoán trước một thảm họa, ngay cả mộtngười thông mình và thận trong như Metternich cùng với các kẻ hận thù Napoleon cũng định ninh sẽ có một tại họa khủng khiếp, một cơn giông tố chưa từng thấy trong lịch sử nước Nga, kể từ thời bị Mông Cổ xâm lược, đang tràn vào Nga.

Ở Châu Âu, Châu Mỹ, đâu đâu cũng tin tưởng sẽ có một kết cục bi thảm cho nước Nga, riêng chỉ có nước Anh là bình tỉnh ngồi chờ đợi và tính toán cho riêng mình.

Và ngạc nhiên là sau khi nghe ngóng tất cả những dự đoán ấy, thì tướng De Verretde người sứ Barvie đã đánh bạo hỏi Napoleon một cách rụt rè rằng: “ Dù sao, tránh một cuộc chiến tranh với nước Nga có phải lợi hơn không”. Napoleon lạnh lùng trả lời: “Trong ba năm nữa, ta sẽ làm chủChâu Âu”. Đó là câu trả lời củangười đang nằm đỉnh cao quyền lực, là vị chúa tể của Châu Âu, những tham vọng của ông vẫn cứ dâng lên. Qua những trận thắng trên chiến trường.

6h sáng 9/5/1812, Napoleon, hoàng hậu Marie Louise cùng đại quân đi qua nước Đức bằng những đường để tiến về phía Ba lan và dần tập trung ở Vistule và Niemen rồi tiến vào Dresde.

16/5/1812, khi tiến vào Dresde xứ Saxe, thì các vua chúa chư hầu đều đến chào mừng vị chúa tể của mình kể cả vua Phổ Frederic III, Áo hoàng Francois I, đều bỏ mủ chào khi gặp Napoleon, trong khi Napoleon vẫn đội chiếc mủ nhỏ nổi tiếng của mình, những thái độ đó cũa vua chua châu Âu, đã cho thấy lòng tin của họ vào chiến thắng của Napoleon trong chiến dịch nước Nga, Napoleon lưu lại Dresde 15 ngày trước đám triều đình nịnh bợ của cả Châu Âu.

Lúc bấy giờ, niềm tin của Napoleonđã trở nên vô hạn nhưng vẫn sáng suốt thấy được những khó khăn trước mắt khi đặt chân đến nước Nga, vì đây là một cuộc chiến tranh bí ẩn và đầy nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều bất ngờ có phần hơn chứ không kém Tây Ban Nha.

Cùng với đó là sự bao la về lãnh thổ của nước Nga và khí hậu đầy khắc nghiệt. Napoleon không thể quên lời nói của Nga hoàng Alexandre I với bá tước Narbonne, tùy viên của ông ta là “ Nếu Napoleon tiến quân nước Nga, thì Alexandre I sẽ rút sâu vào nội địa dành cho quân Pháp thời gian, sa mạc, và khí hậu khắc nghiệt” chống lại Napoleon.

Nhưng tất cả sự kiện đó đã không thể ngăn cản được Napoleon dừng bước, nhưng những khó khăn đó buộc ông phải chuẩn bị chiến tranh một cách tĩ mĩ và vô cùng thận trọng.

Trước khi vượt sông Niemen, Napoleon đã điều tra rõ sự tổ chức và vị tríđóng quân của các đơn vị của quân Nga tại biên giới miền Tây nước Nga gồm:

+ Một lộ quân miền Tây trên quyền Barclay Detolly gồm 6 quân đoàn và 3 binh đoàn kị binh đóng tại Lituania.

+ Lộ quân thứ hai miền tây trên quyền Bagration, gồm hai quân đoàn và một binh đoàn kị binh đoán tại Volhyne.

+ Một quân đoàn mới gồm năm sư đoàn bộ binh và hai sư đoàn kị binh trên

quyền Tormasof sẽ tiến từ hạ lưu sông Danube đến Volhyne để thay thế lộ quân của

Bagration để góp cho cho lộ quân này tiến lên phía bắc kết hợp cùng lộ quân Barclay tại Lituanie.

+ Thêm vào đó còn có ba sư đoàn của Wittgenstein hành quân trên sông Baltique và đối mặt với quân đoàn Phổ York tại hạ lưu Niemen.

28/5/1812 Napoleon đã đến và ở Pozonan (Balan).

12-17/6/1812 Napoleon ở Conixbe để giải quyết vấn đề quản lý bộ đội và việc tổ chức tiếp tế.

26/6/1812 ở Litva Napoleon hạ nhật lệnh cho toàn quân: “Hởi các binh sĩ ! cuộc chiến tranh Ba lan thứ hai đã bắt đầu, cuộc chiến tranh thứ nhất đã kết thúc ở Friedland và ở Tilsit, ở Tilsitnước Nga đã thể liên minh với nước Pháp và sẽ tổ chức chiến tranh vớinước Anh. Nhưng ngày nay họ bội ước, họ không muốn giải thích chút gì về hành động kì quặc này của họ, họ muốn quốc huy của đế chế Pháp chúng ta không vượt qua sông Rhin…chúng sẽ chấm dứt cái ảnh hưởng bị thảm mà nước Nga dội vào trong công việc của Châu Âu từ hơn 50 năm nay”.

Lời tuyên bố này của Napoleon được coi là lời tuyên chiến chính thức với Nga. Hai ngày sau, đêm 24/6/1812 (12/6 theo lịch cũ) quân Pháp vượt sông Niemen và 300 kị binh thuộc trung đoàn 13 là những người đầu tiên vượt sông, lần lượt từng đoàn quân Pháp vượt sông nối đuôi nhau vô cùng vô tận sang bờ phía đông bờ sông Niemen.

Sáng 24, sau khi đại đội quân Cosaques biến mất thì quân Pháp không còn thấy một bóng người nào nữa ngoài sa mạc. Chiến dịch vĩđại nhất của Napoleon từ trước đến nay bắt đầu, và theo cách chuẩn bị của Napoleon, ta có thể cho rằngNapoleon đã chuẩn bị cho chiến dịch cuối cùng ở Châu Âu và là chiến dịch đầu tiên ở Châu Á.

Quân Pháp đến Vilna 28/6/1812, dừng lại đây 18 ngày trọn, đó là điều mà các sử gia sau này cho là một sai lầm tai hại của Napoleon vì đã để mất những thời gian quý báu để quân Nga có thời gian rut lui và lẫn tránh.

Thật ra thì kế hoạch hành quân của Napoleon đã bị gảy đổ trước khi đến Vilna do phải chờ đợi các đội quân đến hội sư. Nên Napoleon càng thận trọng. trong số 68 vạn 5 nghìn quân dùng đánh nước Nga thì phải để lại nước Pháp và chư hầu hức 23 vạn 5 nghìn quân để bảo vệ sự tồn tại của đế chế.

Khi tiến vào nước Nga, biết đội hình quân Nga trãi dài trên một chiến tuyến 400km thì Napoleon vô cùng thích thú. Vì ý định của Napoleon là cầm giữ các lộ quân này càng lâu càng tốt và nhờ thuận lợi của con đường vào lãnh thổ nước Phổ bao quanh biên giới công quốc Varsovie, sẽ tập trung lực lượng từ hai mặt thọc sâu mũi nhọn vào phía trước lộ quân của Barclay tại Vilna rồi quay ngược lại bao vây lộ quân Bagration.

Đội hình quân của Napoleon được bố trí để thực hiện kế hoạchnhư sau:

+ Tập đoàn một, bên trái thành mũi nhọn dưới quyền chỉ huy của Napoleon gồm quân đoàn một của Davout, quân đoàn hai của Oudinot, quân đoàn ba của Ney, đoàn cận vệ hoàng gia và hai binh đoàn kỵ binh của Murat.

+ Tập đoàn hai dưới quyền hoàn tử Eugene de Beauharnais, gồm binh đoàn 4, 6 và 3 kị ninh, hành quân phân đoạn và tránh địch về phía phải.

+ Tập đoàn ba, bên phải dưới quyền vua Wesphali gồm các binh đoàn 5, 7, 8 kị binh.

+ Quân đoàn 10 của Macdonald hành quân bọc phía phải, đối mặt với 3 sư đoàn của Wittgenstein.

+ Quân đoàn Áo của Schewarzenberg hành quân bọc phía phải tại Galice.

Tại đây, Napoleon đã nhận được những tin bất lợi đầu tiên từ quân đội khi vuowyj biên giới: Ngựa thiếu có chếthàng đàn, người Ba lan ở xứ Litva và Bạch Nga không điều động đủ lực lượng, sự trãi rộng của 3 tập đoàn quân mà Napoleon muốn đích thân điều động toàn thể đã ngoài tầm kiểm soát của Napoleon do phương tiện thông tin thô sơ, lạc hậu, tình trạng không tốt của hệ thống giao thông, khả năng yếu kém của một số binh đoàn đã làm cho cuộc hành quân đầu tiên bị thất bại.

Sự hành quân yếu kém và chậm chạp của Jerome và Eugene De Beauhasnais đã làm thất bại kế hoạch được Napoleon được bố trí chu đáo trước đó để cho Barclay và Bagration thoát khỏi Grodno. Barclay đã lẩn tránh thoát được theo đường Sanit – Pertesbourg, còn Bagration thì đang lẫn tránh về Minsk, trong lúc này thì đạo quân của Eugene vẫn chưa tới được Grodno.

Napoleon chỉ còn cách ra lệnh tìm mọi cách bao vây cánh quân của Bagration đang lẫn tránh về phía Minsk, nhưng Bagrtion đã tiến quá xa quân đội của Jerome và Eugene, cho đến 4/7 thì Jerome mới đến được Grodno.

Đến ngày 5/7 thì cuộc hành quân của Napoleon dày công chuẩn bị với mục đích kết thúc chiến dịch Nga bằng cách tiêu diệt đoàn quân của Barclay và Bagration đã hoàn toàn thất bại.

Tuy nhiên Napoleon vẫn tiếp tục tiến sâu vào Nga để đuổi theo Barclay và Bagration đang rút lui về phía Smolenk.

14/8/1812, sư đoàn Nevecropxki, người được giao chặn hậu, để đại quân Nga rút lui đã giao chiến với quân đoàn của Ney và Murat ở Craxnoia dưới chân thành Smolenk, cả hai đều bị thiệt hại nặng nề và quân Nga đã rút lui an toàn, hoàn thành tốt nhiệm vụ là tránh một cuộc giao chiến lớn với quân Pháp.

6h sáng 16/8/1812, Napoleon hạ lệnh pháo kích vào Smolenk, đến ngày 18/8 thì Napoleon tiến vào Smolenk nhưng quân Nga đã đốt cháy cả thành phố, để cho Napoleon thấy quyết tâm chống xâm lược của nhân dân Nga.

Một phần của tài liệu thiên tài quân sự của napoleon bonaparte (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)