3.2.1- Chiến dịch nước Pháp:
Một tuần lễ sau khi tàn quân Pháp vượt sông Niement 6/6, Napoleon giao quyền chỉ huy cho Murrat để lên đường trở về Paris cùng với Cô-lanh-cua, Đuy-rốc, Lobo và viên sĩ quan Ba Lan Von-xo-vich một cách bí mật.
Về Paris gấp để ổn định chính trị và lập một đạo quân mới để đối đầu với Châu Âu.
18/12/1812, Napoleon về đến Paris, cho phổ biến bản tin quan trọng số 29 nói về chiến dịch nước Nga và kết thúc của nó, sau đó tiến hành ngay hai mục tiêu quan trọng:
+Tổ chức mộtđạo quân.
+Bảo đảm sự giúp đở của đồng minh hay chí ít để Áo và Phổ trung lập trong những trận chiến kế tiếp.
Mục tiêu đầu tiên hoàn thành một cách dễ dàng ngay khi Napoleon còn ở nước Nga, Napoleon đã cho gọi trước kỳ hạn lớp quân dịch 1813 và vừa hoàn thành huấn luyện với tổng số 140.000 binh cộng thêm 100.000 các “đoàn quân vệ quốc” và cùng 30.000 còn sót lại sau khi kết thúc chiến dịch Nga. Mùa xuân 1813, Napoleon có trong tay 400.000 đến 450.000 quân.
Mục tiêu thứ hai thì gặp nhiều bất lợi, Napoleon tỏ ý hòa bình với Nga trong bài diễn văn trước thượng viện nhưng Alexandre I không trả lời, quân Nga đang gây sức ép cho nước Phổ, 12/1812 thì tướng phổ York phản bội cùng quân lính chạy về phía Nga, Phổ bắt đầu phản bội Napoleon:
-Yêu cầu Napoleon rút ra khỏi các vị trí trên đất Phổ. -Đòi 94 triệu france tiền bồi thường.
Nhưng tất cả đều bị Napoleon từ chối. Đáp lại câu trả lời của Napoleon thì , nước Áo đã ký ngay với Nga hiệp ước đình chiến, tiếp đó đến lượt Phổ ký với Nga hiệp ước liên minh chống lại Pháp.
Trước hoàn cảnh đó, 19/1/1813, Napoleon đến thămngười tù nhân của mình là Pie VII, mong thỏa hiệp nhưng không thành công vì thế nào đi nửa thì Napoleon vẩn không trả Rome cho giáo hoàng.
3/1813, Metternich tỏ ý muốn biết điều kiện để ký hòa ước chung thì Napoleon tỏ thái độ: “Một trận thắng lớn tại Vistule hay Niement sẽ quyết định tất cả”.
14/2, Napoleon đọc diễn văn bảo đảm với quốc dân sự toàn vẹn lãnh thổ đế chế và đại công quốc Varsovie vẫn tồn tại trong biên giớiđế chế hiện nay.
Các cuộc hội đàm giữa các nước diễn ra liên tục, nhưng tất cả đều không thể thỏa hiệp với nhau, chiến tranh đang bắt đầu ở châu Âu.
Để đối phó với tình hình bị liên minh bao vây và cô lập, 15/4/1813, Napoleon đã khởi hành từ Saint Cloud cùng quân đội tiến đánh Nga và phổ, hành quân đến đồng bằng Lutzen ngày 1/5/1813, đội quân này của Napoleonđược trang bị hoàn chỉnh gồm có 200.000 quân thường trực, cùng với 200.000 đang huấn luyện hayđang được thành lập. Phía liên minh, thì tướng Koutouzof chết ngay lúc chiến dịch mở màn, quân Nga – Phổ trong hoàn cảnh không có chỉ huy. Bước đầu, Napoleon có được một số thắng lợi, quân Nga bị đuổi khỏi Waisenphen, sau đó ngày 1 và 2/5/1813, trong các trận chiến
tiếp theo thì Napoleon đều giành được chiến thắng trong những trận đánh gần Waisenphen và Lutzen. Nhưng thống chế Bessieres tử thương.
Trận Lutzen diễn ra quyết liệt trong tình cảnh giành đi, giật lại đẫm máu, Quân Nga - Phổ rút lui, mất 20.000 quân, phía Pháp cũng tương đương, vài ngày sau Napoleon tiến vào Dresde. Trong thời gian này ở tại Lutzen, Metternich tìm cách lập lại hòa bình giữa Napoleon và quân liên minh, đến gặp Napoleon và đưa ra yêu cầu bằng cách đảm bảo rằng nước Áo sẽ liên minh với Napoleon theo những điều kiện để có hòa bình giữa Áo và Pháp là: “Napoleon sẽ bỏ đại công quốc Varsovie, bỏ nền bảo hộ liên bang sông Rhin, bỏ các thành phố thương nghiệp miền tây Bắc nước Đức và Italia, còn lại, Napoleon sẽ được giữ tất cả nước Bỉ, toàn bộ Ý, Hà Lan, Vương Quốc Wesphalie”. Napoleon từ chối và lập tức rời Dresde đuổi theo quân Phổ, Nga đang rút
theo hướng Bautzen cùng đi với Napoleon có 4 quân đoàn của Ney, Marmont, Oudinot
và Bertrand, quân liên minh thì đang đặt dưới quyền Vit-ghen-stai, Barclay, Miloradovich, Bluycher, trận Bautzen diễn ra trong 2 ngày 20 và 21/5, Mỗi bên mất khoảng 30.000 người, Napoleon thắng trận, nhưng quân liên minh rút lui rất trật tự.
Napoleon tiếp tục truy kích trong ngày 22/5, đánh tan đội hậu vệ của Liên minh ở Gorlisse, nhưng thống chế Duroc tử thương, Duroc là người được Napoleon thương yêu và tin cậy nhấtđã tác động mạnh đến tinh thần của ông ta. Napoleon thẩn thờ ngồi xuống một gốc cây, trong khi đó những mãnh đại bác vẫn rơi quanh mình ông, ông ngồi đó rất lâu, chìm đắm trong suy tư.
Sau trận Bautzen, hai bên tham chiến đều chấp nhận đình chiến do Metternich đề xuớng và 4/6/1813 ký hiệp nghị đình chiến Pleisswitz, nhưng trên thực tế cả 2 đều không muốn có hòa bình thật sự vì:
+ Quân Liên minh biết rằng trước ngày chiến thắng Lutzen, Bautzen mà Napoleon đã không nhượng bộ thì giờ đây cũng thế. Riêng Alexandre I đồng ý ký hiệp định để khôi phục và củng cố đội ngủ theo yêu cầu Barclay.
+ Phía Napoleon, đình chiến để tăng cường quân lực hầu đè bẹp được quân Liên Minh một lần cho xong, vì ông kiên quyết sẽ không ký thêm một hiệp ước nào nữa, với ông lúc này thì “được tất cả hoặc mất tất cả”.
+ Phía Áo, thì không muốn Napoleon chiến thắng và cũng không muốn quân liên minh chiến thắng. Vì như thế sẽ làm cho Nga hoàng mạnh hơn Áo, sẽ lên ngôi bá chủ Châu Âu, và việc này sẽ tác hại đến nước Áo cũng như Napoleon tác hại lên nước Áo lúc bấy giờ.
Và như thế 28/6, Metternich lại đến Dresde yết kiến hoàng đế Napoleon, để hướng Hoàng đế vào con đường nhượng bộ, nhưng Napoleon đã có sẳn chủ định không chịu hòa giải, ông viện cớ, “đối với ông nhượng bộ là nhục nhã, ông không thể trở về nước Pháp với danh dự giảm sút đối với nhân dân Pháp”.
Metternich đáp lại rằng: “Nếu vậy chiến tranh sẽ không bao giờ kết thúc trong Châu Âu và nước Pháp đang kiệt quệ, cần phải có hòa bình. Metternich còn lưu ý là các trung đoàn tân binh của pháp mà ông vừa chứng kiến khi đi qua, toàn là binh lính thiếu niên đã bị trưng binh trước tuổi, Napoleon gọi vào quân ngủ một thế hệ vừa mới đến tuổi thành niên: thế hệ này một khi bị cuộc chiến tranh hiện nay hủy hoại thì Napoleon còn gọi được trước kì hạn nữa không? Và Napoleon còn dự định trưng dụng đến lứa tuổi nào nữa”, những lời nói ấy của Metternich làm Napoleon phát điên lên, mất hết bình tỉnh, quăng mũ xuống đất và nhục mạ Metternich.
Đó là hành động thay thế cho việc không chấp nhận kí hòa ước của Napoleon dù những điều kiện mà Metternich đưa rađều có thể chấp nhận được, cả Caulaincourt, Fouchet, Savary và các thống chế đều khẩn khoảng xin hoàng đế ký hòa ước nhưng mọi cố gắng của họ đều vô ích, vì Napoleon đã hạ quyết tâm “được ăn cả, ngã về không” khi khởi sự chiến dịch 1813 và ra lệnh cho tất cả họ phải im lặng và chuẩn bị cho cuộc chiến.
Cùng lúc ấy, những tin tức về thất trận của Pháp ở Tây Ban Nha đã bay tới. Quân Anh và du kích Tây Ban Nha đã đuổi quân Pháp đến tận dãy núi Pyreneres, Wellington đã giành chiến thắng ở Victoria.
Ngày 12/7, các đại diện Liên minh gồm Nga, Phổ và Áo hội họp ở Prague của Tiệp Khắc theo lời mời của Metternich đang đàm phán với nhau, họ đã làm mất thời gian vô ích, trong khi đó thì quân đội của Napoleon được tăng cường, làm cho tình hình chính trị ở Châu Âu thêm căng thẳng, Napoleonđã chỉ thị Calaincourt cố tình kéo dài thời gian của việc đàm phán hòa bình, làm cho các toàn quyền của liên minh bất bình và nổi giận trước những thủ đoạn đàm phán nhằm kéo dài thời gian của Napoleon , đến ngày 10/8 thời gian đình chiến hết hạn.
Bước sang ngày 11/8, Metternich tuyên bố với cả châu Âu: Nước Áo tuyên chiến với Napoleon, Luân Đôn và các nước Liên minh đều hân hoan, vui mừng. Từ đây lực lượng liên minh trội hẳn hơn so với lực lượng của Napoleon.
Khối liên minh có gần 850.000 quân, thống nhất dưới sự chỉ huy của Schwarzenberg với phương châm và kế hoạch vạch sẳn là: “Tránh giao chiến với Napoleon và chỉ nhằm vào các đội quân không có Napoleon”, lực lượng của Napoleon kể cả dự bị lúc này cũng chỉ có 530.000 quân.
Sau khi chiến sự tiếp diễn, trận đánh lớn đầu tiên là trận Dresde vào ngày 27/8/1813, quân liên minh thiệt hại khoảng 30.000 người, Napoleon mất 10.000 quân. Quận đội liên minh rút khỏi chiến trường, và các thống chế của Napoleon mang quân truy kích.
Ngày 28/8, các thống chế Marmont, Victor, Murat, Saint Cyr, cùng tướng Vandamme truy kích bắt được hàng ngàn tù binh, nhưng bước sang hai ngày sau đó, 29-30/8 tai họa liên tiếp xảy ra với quân Napoleon:
Đầu tiên, tướng Vandamme thất trận và bị bắt, làm lung lay tinh thần quân Pháp, ngược lại tinh thần quân Liên minh được cổ vủ mạnh mẽ từ sau thất bại Dresde, kế tiếp thống chế Macdonald thất bại tại Silèsie, trên đường tiến về Berlin thì Oudinot thua trận tại Gross-Berenm, Ney thất trận tại Dennewitz. Quân đội Napoleon tan rã từng mảng, tình trạng đào ngủ hàng loạt của binh lính Saxe, lính Đức…
Ngày 8/9/1813, Napoleon viết thư gửi bộ trưởng Bộ chiến tranh Clac, ra lệnh củng cố và tiếp tế cho các cứ điểm ở Rê-na-ni. Napoleon không thể tin cậy vào các đội quân chư hầu và các nước khác vào lúc này, cho dù Napoleon là một thiên tài quân sự, nhưng binh lính của ông chỉ là những đứa trẻ từ 18-19 tuổi không thể thay thế những đoàn quân vô địch ở chiến dịch Ý, Ai Cập, những đoàn quân đã bị tiêu diệt gần hết trong chiến dịch nước Nga, còn lại một số ít quân thiện chiến, pháo binh hùng hậu, cùng các tướng lĩnh tài giỏi phải chôn chân tại các nước chư hầu để đảm bảo sự tồn tại của cả đế chế, cùng với đó thì số quân của Napoleon chỉ bằng ½ quân liên minh, khó mà tập trung được một lực lượng mạnh hơn vào thời điểm hiện tại. Do đó, Napoleon quyết định gọi thêm 280.000 quân trước thời hạn đăng lính (1815). Và kể từ đây, lời tiên đoán của Metternich đã trở thành hiện thực.
Tại Dresden, Napoleon tiến quân vào các cứ điểm có quân liên minh đóng giữ. nhưng Bluchervà Vittgenstein đã rút quân tránh đối đầu trực tiếp với chính Napoleon.
Cả tháng 9 không xảy ra một trận đánh lớn nào, nhưng tất cả đều có sự chuẩn bị để có một trận đánh lớn vào tháng 10.
Lúc này thì quân Nga đã tràn vào vương quốc Wesphalie, vua Jerome phải chạy trốn. Xứ Baviere đã phản bội, hợp tác với liên minh, những sự kiện này buộc Napoleon phải mở chiến dịch tấn công và phải thắng trận vì các chư hầu đang lần lượt phản bội ông:
16/10/1813, trên cánh đồng Leipzig đã diễn ra trận đánh lớn nhất trong suốt cuộc đời binh nghiệp của Napoleon, trận đánh được người Đức gọi là “trận chiến các quốc gia”. Ròng rã 3 ngày 16-18/10/1813, ở Leipzig, Napoleon phải chống lại một khối liên minh hùng hậu của Nga, Áo, Phổ và Thụy Điển. Khi vào cuộc chiến, Napoleon có 150.000 quân và liên minh 220.000 quân, khi trời tối, hai bên vẫn cầm cự quyết liệt và chưa phân thắng bại, ngày đầu tiên của cuộc chiến Napoleon mất gần 30.000 quân và liên minh mất gần 40.000 quân.
Đêm đến thì cả 2 đều có viện binh, Napoleon có được 15.000 quân tiếp viện, trong khi liên minh có thêm 110.000 quân của quân đội miền Bắc dưới quyền Bernadotte và Bennissen.
Sáng 17/10, Napoleon đề cậpđến vấn đề hòa bình với Áo thông qua tướng Áo Merfieldt nhưng không được trả lời, vì thế cả ngày 17/10 đã dành cho việc chuyển thương binh.
Qua ngày 18/10, trận chiến ra ác liệt hơn và trong lúc giao chiến toàn bộ lính Saxe đã đầu hàng liên minh và quay súng bắn vào quân đồng minh cũ là Pháp.
Đêm 18 rạng sáng 19, Napoleon quyết định rút quân trước những tổn thất kinh khủng, quân liên minh đuổi gấp, truy kích quân Pháp suốt ngày 19, Napoleon rút quân về sông Rhin.
Tổng số thiệt hại của Pháp trong trận Leipzig là 65.000 quân, quân liên minh khoảng 60.000 quân. Nhiều ngày sau trận chiến, ở vùng lân cận Leipzig còn vang lên những tiếng kêu ghê rợn của những binh sĩ bị thương nặng và mùi hôi thối không thể chịu đựng nỗi của các xác chết đã thối rửa xông lên ngột ngạt khắp vùng. Không có người thu dọn, không có nhân viên Y tế để cứu chữa thương binh và những người bị què cụt.
5 ngày sau trận Leipzig, Murat vua xử Nalpes phản bội Napoleon theo lời xúi dục của Caroline người em gái của Napoleon và là vợ của Murat, trước đó đã liên hệ với bá tước Nier cựu đại sứ Áo tại Nalpes và Merternich.
Ngày 2/11/1813 về đến Mayere, NapoLeon chỉ còn 40000 quân có thể chiến đấu, theo sau là người ốm đau, kiệt sức, mất hết vũ khí và tinh thần.
Trung tuần tháng 11, Napoleon về đến Paris, bắt đầu ngay việc xây dựng lực lượng quân đội mớiđể đương đầu với cuộc xâm lược đang ào ào tiến vào nước Pháp, các nước Anh, Nga, Phổ điều nhất quyết thanh toán vấn đề Napoleon.
Với nước Anh, thì Napoleon là kẻ thù không đội trời chung và vô cùng nguy hiểm mà họ đã vấp phải sau 15 thế kỉ lịch sử. Khi nào Napoleon còn trên ngai vàng nước Pháp thì sẽ không bao giờ có hòa bình giữa hai nước.
Với nước Nga, Alexander I cần rửa nỗi nhục củanước Nga và cá nhân của Sa hoàng và thấy được rằng Napoleon là người duy nhất có thể phục hưng Ba Lan, tách Ba Lan ra khỏi nước Nga.
Với nước Phổ, Napoleon đối với Frederic III vẫn là một mối lo khủng khiếp, gần như là nỗi sợ hãi thần linh. Viễn cảnh là quân liên minh thất trận rút lui, Napoleon vẩn còn trên ngai vàng của nước Pháp cũng đủ làm vua Phổ hãi hùng cho nên họ muốn giải quyết Napoleon càng nhanh càng tốt
Với nước Áo, thì sao khi Napoleon không còn là kẻ thù đáng sợ của Áo nữa thì Napoleon vẫn phải tồn tại ở châu Âu với tư cách là đồng minh của Áo được chống lại
âm mưu củaNga đối với Áo và châu Âu sau này, Đó là suy nghĩ cũa Áo hoàng và các
Vừa khéo léo, vừa hâm dọa sẽ rút khỏi liên minh, Metternich đã buộc cáo nước liên minh đàm phán hòa bình lần cuối cùng với Napoleon với một số điều kiện:
+ Napoleon chấm dứt chiến tranh, từ bỏ những vùng đất đã chiếm trước đây nhưng hiện nay đã mất
+ Napoleon và nước Pháp sẽ còn lại những đường biên giới theo hòa ước Luneville 1801.
Nhưng với Napoleon với tâm trạng của một con bạc đang cay cú vì thua trận, cùng vớiđó là một quyết tâm không lay chuyển được “ Được ăn cả ngã về không” bề ngoài tuy chấp nhận hòa bình nhưng bên trong lại tiến hành ráo riết hơn nữa những việc củng cố và tăng cường quân đội, cùng lúc đó những đoàn quân liên minh mới đang tiến về phía đông sông Rhin dưới sự theo dõi chăm chú của Hoàng đế. Napoleon đã gửi thư trả lời Caulaincourt, người đại diện của ông tại bàn hội nghịđàm phán “ Ta thà thấy bọn Bourbons phục hưng còn hơn là chấp nhận những đề nghị nhục nhã như vậy”, cho chúng ta thấy được quyết tâm của Napoleon trong trận quyết chiến này.
Tới đầu tháng 1/1814, quân liên minh vượt sông Rhin và làn sóng xâm lược đã tràn vào Alsace và Franche-Comte, về phía Wellington đã vượt qua rặng núi Pyrenees, đang tiến vào Nam nước Pháp