“Ung Nhọt” Tây Ban Nha Sai lầm lần thứ nhất và “Chiến Dịch Nga” khởi đầu cho sự suy vong

Một phần của tài liệu thiên tài quân sự của napoleon bonaparte (Trang 33 - 35)

đầu cho sự suy vong

3.1.1- “Ung Nhọt” Tây Ban Nha – Sai lầm lần thứ nhất.

Sau khi kí hoà ước Tilsit với nước Nga, nước Nga trở thành đồng minh, các nước trên lục địa Châu Âu khác đều nằm trong bàn tay của Napoleon. Ông vững tâm tiến hành công việc phong tỏa lục địa để đổi với Anh.

Đạo luật Berlin của Napoleon được ban hành với các nước chư hầu Châu Âu nhưng hai triều đại Bourbons ở Tây Ban Nha và Brgance ở Bồ Đào Nha thì Napoleon không mấy tin tưởng trong việc phong tỏa lục địa vì các nước này cần bán lông cừu và mua sản phẩm kĩ nghệ giá rẽ của Anh. Tuy bề ngoài họ im lặng chấp thuận đạo luật Berlin nhưng vẫn nhắm mắt làm ngơ và ngấm ngầm đồng lỏa với bọn buôn lậu và dùng mọi cách để qua mặt cuộc phong tỏa lục địa. Mặt khác, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có một đường bờ biển rộng lớn cộng với nước Anh có một lực lượng hải quân hùng hậu khắp Đại Tây Dươngvà Địa Trung Hải, cùng với pháo đài Gibralitar sừng sững trướcbán đảo, thương thuyền anh tha hồ mà mua bán hàng hóa vào Châu Âu trên bờ biển rộng lớn đó. Đây là khó khăn lớn nhất trong việc phong tỏa lục địa.

Bởi thế, Napoleon quyết định tấn công Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha để làm chủ vùng biển này.

Tháng 10/1807 Tướng Junot dẫn 27.000 quân tấn công Bồ Đào Nha, một đạo

quân 24.000 do tường Dupont dẫn đầu, tiến qua Tây Ban Nha để tiếp ứng cho Junot. Napoleon còn tăng cường thêm 5.000 gồm Long Kỵ Binh, Khinh Kỵ Binh, và bộ binh. Mặt khác ông giao cho Murat 80.000 binh tấn công Tây Ban Nha.

Sau 6 tuần lễ, hành quân gian khổ, Junot đến Lisbonne, thủ đô Bồ Đào Nha. Vua Bồ Đào Nha và hoàng gia đã thoát đi từ 2 ngày trước trên một chiếc tàu Anh.

17/3/1808, Murat cùng quân đội của mình tiến vào Madrid, thủ đô Tây Ban Nha hoàn thành công cuộc xâm chiếm bán đảo.

Ở Tây Ban Nha, Napoleon không chấp nhận cả vua cũ lẫn vua mới, và vội

vàng đưa ông anh Joseph lên làm vua Tây Ban Nha. Đây là một sai lầm nặng nề nhất

về chính trị của Napoleon, tuy ông đã đè bẹp được vua chúa và triều đình Tây Ban Nha cùng quân đội của họ, nhưng ông lại gặp phải nguy cơ đối đấu với cuộc chiến tranh nhân dân, đều bất ngờ và hoàn toàn mới lạ trong cuộc đời chinh chiến của ông.

Khi biết Napoleon sáp nhập Tây Ban Nha vào Pháp, 2/5/1808 một cuộc khởi nghĩa của nhân dân Madrid bùng nổ nhưng bị Murat dìm trong biển máu. Nhưng cuộc chiến tranh du kích ác liệt đã bùng cháy khắp Tây Ban Nha.

Vào trung tuần tháng 8, một tướng lĩnh của Napoleon, người có nhiều chiến công xuất sắc và sắp sửa được phong thống chế, tướng Dupont cùng gần 20.000 quân đã đầu hàng quân du kích nông dân Tây Ban Nha, vì hết lương thực và bị bao vây từ tứ phía trước một cánh đồng bao la, nắng như thiêu đốt. Lần đầu tiên, quân đội Napoleon gặp khó khăn trong khí thế bách chiến, bách thắng.

Còn tại Bồ Đào Nha, quân Anh vừa đổ bộ và quét sạch quân Pháp ra khỏi Lisbonne. Napoleon khẳng cấp đưa thêm sang Bán đảo này 150.000 quân.

Tại Burgos, ngày 1/10/1802 Napoleon đã tiêu diệt hoàn toàn đội quân du kích

Tây Ban Nha được trang bị bằng súng của Anh, đến ngày 4/2/1808 Napoleon lại tiến

vào thủ đô Madrid sau khi tiêu diệt lực lượng phòng thủ hùng hậu của họ, Madrid chìm trong im lặng và chết chóc.

Sau đó, cuối tháng 12 Napoleon tấn công quân Anh, tướng Moore thất trận và bị giết, quân Anh phải giương buồm thoát ra biển.

24/1/1809, sau khi vào được thành phố Saragosse nơi đã cố thủ nhiều tháng trời, binh lính của Lannes đã tàn sát trong 3 tuần lễ liền. 20.000 quân đồn trú và 32.000 dân của thành phố bị giết.

Thống chế Lannes khi đi qua con đường ngập máu của các thành phố chết mà quân Pháo đã đi qua, đã thét lên “Cuộc chiến tranh gì vậy? Ta buộc phải giết những con người chất phát, phải giết cả người điên, cuộc chiến tranh này chỉ đem lại sự buồn bả”. Sự kiện đẩm máu ở Saragosse gây một ảnh hưởng vô cùng lớn tại Châu Âu, nhất là ở Áo, Phổ và các nước Đức. Họ thấy vừa cảm phục, vừa hỗ thẹn khi so sánh sự dũng cảm của Tây Ban Nha với sự dễ dàng phục tùng, đầu hàng của mình.

Napoleon đã đè bẹp được Tây Ban Nha sau những trận chiến ác liệt, song những trận chiến tranh du kích và ngọn lửa khởi nghĩa ở nông thôn Tây Ban Nha không bao giờ dứt. Với nước Pháp lúc này, họ như phải gặm một cục xương Tây Ban Nha. Napoleon phải chôn chân một nữa quân số đại quân gồm hơn 300.000 quân gồm những binh đoàn tinh nhuệ từng theo Napoleon trong các chiến dịch Ý, Ai Cập. Cùng với các thống chế tài năng như Marmont, Soult, Suchet để đối phó với tình hình ngày càng nghiêm trọng cùng với sự xuất hiện của quân Anh dưới quyền Wellington.

Nước Anh luôn rìn rập sau lưng Napoleon và chờ thời cơ. Tại triều đình Pháp, những mâu thuẫn đã xảy ra, chưởng ấn Cambaceres phản đối quyết liệt cuộc chiến tranh này. Talleyrand từ chức vì thấy rõ hậu quả tai hại của đường lối chính tại trên tường quốc tế.

“Ung Nhọt” Tây ban Nha hình thành. Đây là sai lầm lần thứ nhất của Napoleon, đế chế Pháp đứng trước nguy cơ bị tan rã.

Một phần của tài liệu thiên tài quân sự của napoleon bonaparte (Trang 33 - 35)