Trận chiến Eylau và liên minh Pháp-Nga

Một phần của tài liệu thiên tài quân sự của napoleon bonaparte (Trang 30 - 33)

Sau trận Magdebourg 2 tuần Napoleon ký đạo luật Berlin ban bố việc phong tỏa lục địa để đáp lại việc Anh ngăn cấm tàu bè các nước giao dịch thương mại với Pháp và các nướcchư hầu, mặc dầu sự ngăn cấm này đã đưa đến cuộc chiến tranh Anh-Hoa Kỳ 1812.

Về phần Napoleon muốn phong tỏa lục địa có hiệu lực thì phải khuất phục được nước Nga và Phổ, tuy quân đội Phổ đã tan rã, nhưng quân Phổ vẫn còn ẩn náu tại Memel nhờ sự che chở của Nga hoàng.

Còn đối với Nga hoàng thì rõ ràng là Napoleon đang uy hiếp biên giới, quân Pháp đang từ Berlin tiến về Tây. Còn các đại biểu Ba Lan đến Potsdam để cầu cứu Napoleon khôi phục lại độc lập cho họ, khiến nước Nga có nguy cơ mất Litva và Ukraine, với quyết tâm phong tỏa lục địa thì Pháp thế nào cũng sẽ ép Nga vào vòng cương tòa.

Thấy rõ nguy cơ từ biên giới, Alexandre quyết định thành lập một đạo quân 100.000 người cùng pháo binh và các trung đoàn Cosaques để đánh Pháp, rữa mối hận Austerlizt.

Nhưng Napoleon quyết định tấn công trước, tháng 11 quân Pháp vào Ba Lan,

được đón tiếp nồng hậu. 28/11 Murat chiếm được Varsovie và quân Nga rút sang bên

bờ sông Vistule và phá bỏ cầu.

26/12/1806 một trận chiến xảy ra ở Puntus bên bờ sông Narew, trận chiến bất phân thắng bại. Cả hai đều tuyên bố chiến thắng. Napoleon biết gặp phải đối thủ đáng nể nên điều đến Ba Lan 100.000 quân, để lại 30.000 giữ các thành phố, con đường

giữa Torne và Grodno để đối phó bất trắc từ Memel. Dù quân Phổ hầu như không còn quân số, còn quân Nga có thêm viện binh và Bennigsen có từ 80.000-90.000 quân.

08/02/1807 trận Eylau bắt đầu tại gần Eylau miền nam nước Phổ. Đây là một trận chiến vô cùng ác liệt và vựơt qua mọi trận mà Napoleon từng tham chiến. Lực lượng pháo binh Nga đông gấp bội so với Pháp vả lại các thống chế của Pháp chưa có đủ mặt tại chiến trường.

Quân đoàn của Augereau bị pháo binh Nga tiêu diệt gần hết, Napoleon suýt mất mạng vì một cành cây bị pháo tiện đứt và bay vù qua đầu ông, dưới chân ông xác sĩ quan và binh lính nằm ngổn ngang. Napoleon vẫn bình tĩnh cổ vũ động viên quân sĩ giữ vững trận địa chờ thời cơ, sự có mặt này của Napoleon làm đội quân Pháp vững tin trong tình thế vô cùng khủng khiếp này, và trong lúc này, thời cơ đã đến khiđoàn kỵ binh của Murat đột kích thắng lợi vào quân chủ lực Nga và cứu vãn được tình thế. Eylau vẫn trong tay Pháp và những trận đánh di động diễn ra khắp chiến trường.

Cho tới khi màn đêm hạ xuống thì Bennigsen hạ lệnh quân Nga rút lui, và sau đó cả 2 đều tuyên bố thắng trận.

Trận chiến kết thúc bật phân thắng bại, Bennigsen mất 1/3 quân số. quân Pháp thiệt hại cũng tương đương.

Trong suốt bốn tháng trời sau đó, cuộc chiến vẫn tiếp tục. Nhưng cả 2 đều không thu được kết quả nào. Napoleon quyết định sang xuân sẽ mở lại chiến dịch. Trong bốn tháng này sự bất lợi của quân Pháp là cách xa tổ quốc, nằm giữa những quốc gia tuy khuất phục nhưng họ rất căm ghét quân Pháp, sự tiếp vận các quân nhu, quân dụng rất khó khăn, thiếu thốn chăn, áo quần cho mùa đông...

Trong suốt thời gian này Napoleon chịu đựng gian khổ thiếu thốn như binh sĩ mặc dù ông có thể sống xa hoa tại các thành phố hay lâu đài ở Varsovie nhằm duy trì tinh thần chiến đấu của họ. Có khi 15 ngày ông không tháo ủng, ông sống không rượu vang, rượu mạnh, không bánh, thiếu thốn mọi thứ, sống đời sốngnhư một binh sĩ. Mặc dù vậy Napoleon vẫn giải quyết tới tấp và khẩn cấp mọi báo cáo của các bộ trưởng, các thống chế, cùng các vua chúa chư hầu, ông vừa giải quyết những vấn đề quân sự lại vừa giải quyết trách nhiệm của hoàng đế.

Bước ngoặcđã đến khi tháng ,3/1807, Napoleon lôi kéo được vua Thổ Nhỉ Kì làm đồng minh, khiến quân Nga phải rút khỏi sông Vistule và Niemen, làm họ phải phân tán lực lượng. Napoleon cũng đàm phán với vua Phổ, những Frederic III vẫn tin vào thắng lợi của Nga trở nên bất trị. Cùng thời gian này ông còn ký nhiều hiệp ước với các nước để bổ sung thêm như đơn vị Đức, Ý, Hà Lan vào quân đội Pháp.

5/1807 Napoleon đã có dưới quyền đầy đủ tám thống chế với tổng số quân 228.000, chưa kể 180.000 quân đang chiếm đông Phổ, tình hình tiếp vận khả quan. Có

thể mở lại cuộc chiến, cùng lúc đó ngày 26/5/1807, Danzig đầu hàng thống chế Lerevre sau 1 thời gian cầm cự với những kho lương thực lớn và quân dụng đủ loại.

Quân Nga sau trận Eylau cũng được tăng quân số, trang bị kém nhiều so với quân Pháp, bốn tháng qua quân Nga còn đói rét và chết vô số . Nga hoàng sợ một trận Austerlizt tái diễn nên dốc toàn bộ lực lượng tinh thần và vật chất của nhân dân Nga để chuẩn bị cho cuộc chiến lớn này. Trên các tòa giảng, những người chăn dắt linh hồn, đã miêu tả Napoleon như một con Quỷ vương phản chúa, đã trở thành tín đồ Hồi giáo ( ám chỉ Napoleon khi ở Ai Cập đã chô nhân dân Ai Cập tự do hành đạo), mục đích Napoleon gây chiến tranh với Nga là muốn tiêu diệt nhà thờ chính thống.

Napoleon định mở chiến dịch vào ngày 10 tháng 6 nhưng ngày 5 tháng 6, Bennigsen đã ra lệnh cho Bagration tấn công trước vào quân đoàn của Ney và cho thủ lỉnh Cosaques vượt qua sông Aller. Với hành động này của quân Nga, thì Napoleon quyết định thay đổi kế hoạch, ông nhanh chóng tập trung sáu quân đoàn và đội cận vệ,

gồm 120.000 quân, Napoleon ra lệnh chi các thống chế phản kích. Quân Nga dưới sự

chỉ huy của Bennigsen có khoảng 85.000 đến 100.000 quân đóng căn cứ tại ngoại ô Hau berstadt. Ngày 10-6, Bennigsen hạ lệnh tấn công nhằm làm chậm bước tiến của

Napoleon nhưng Napoleon đã cho chủ lực của mình thảng đến Koenigerg qua Eylau,

vì ông dự tính quân Nga sẽ hành quân tiến về thủ đô Đông Phổ. Trận chiến này diễn ra khoảng vài tiếng đồng hồ, quân Pháp mất 8000 người, quân Nga mất 10.000, Bennigsen bị thương.

Ngày 14-6, Lannes nhận thấy quân Nga chuẩn bị vượt sông Alles để về Koeniberg, thì lập tức hạ lệnh tấn công và báo ngay cho Napoleon . Napoleon trực tiếp chỉ huy trận đánh và nhận ra sai lầm cực lớn của Bennigsen là cho quân Nga vội vả vượt sông, đã để quân Nga lại thành một khối lớn, trở thành mục tiêu rộng lớn phơi mình trước hỏa lực của quân Pháp. Sai lầm này của Bennigsen đã làm cho quân Nga đén thất bại hoàn toàn, tổn thất của quân Nga đến 25.000 người. Bennigsen vội vàng rút về hướng Friedland ,và bị quân Pháp bám sát .Sau khi chiếm Friedland, thống chế Soult vào thành Koeniberg, chiếm được nhiều quân cụ, lương thực, quần áo, mà quân Anh vừa đem tới từ đường biển.

Năm ngày sau trận Friedland, Napoleon tiến tới sông Niémen vào ngày 19 tháng 6. Lúc này, tàn quân Nga đã vượt sông, còn Napoleon đã tiến quân tới Tilsir gần biên giới Nga.

Buổi chiều hôm đó, tại đại bản doanh sư đoàn kỵ binh tiền vệ Pháp, một sĩ quan của quân đoàn Bagration cầm cờ trắng xuất hiện và mang một bức thư của Bennigsen gửi đến Murar xin đầu hàng, và Murar liền chuyển thư đến cho Napoleon và ông đã chấp nhận , cuộc chiến đẫm máu đã kết thúc.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu thiên tài quân sự của napoleon bonaparte (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)