1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cải tiến công tác quản lý về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất nhập khẩu chi cục hải quan nam định

122 339 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ---LƯU THỊ THU HƯƠNG CẢI TIẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-LƯU THỊ THU HƯƠNG

CẢI TIẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS Nguyễn Danh Nguyên

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của bản thânđược đúc kết từ quá trình nghiên cứu từ việc tập hợp các nguồn tài liệu, các kiếnthức đã học đến việc tự thu thập các thông tin liên quan và liên hệ thực tế tại đơn vịcông tác Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được tác giả cảm ơn vàcác thông tin đã được trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả

Lưu Thị Thu Hương

Trang 3

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Khoa đào tạosau đại học đã tham gia giảng dạy lớp Cao học quản trị kinh doanh khoá 2010BNam Định Tôi xin cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp, các phòng ban chức năng vàbạn bè đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!

Người thực hiện

Lưu Thị Thu Hương

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Diễn giải nội dung

AFTA Khu vực tự do mậu dịch (ASEAN Free Trade Area)ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of

Southeast Asia Nations)

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 2.1 Số liệu tỷ lệ tờ khai - kim ngạch NK từ 2008 đến năm 2012 40

Biểu đồ 2.2 Số liệu tỷ lệ về tờ khai và kim ngạch XK từ năm 2008 đến năm 201242 Bảng 2.1 Số thuế nhập khẩu không thu, hoàn thuế từ năm 2008 đến năm 2012 58

Bảng 2.2: Số liệu xử phạt vi phạm hành chính từ năm 2008 đến năm 2012 58

Bảng 2.3 Số liệu nợ thuế hàng SXXK từ năm 2008 đến năm 2012 61

Bảng 2.4 Bảng tổng hợp tồn tại và nguyên nhân 66

Bảng 2.5: Tỷ lệ tờ khai XK, NK được phân luồng từ năm 2008 đến năm 2012 70

Trang 6

DANH MỤC HÌNH VẼ

Trang

Hình 1.1 Quy trình nhập khẩu hàng hoá 6

Hình 1.2 Quy trình xuất khẩu hàng hoá 7

Hình 1.3 Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư 17

Hình 1.4 Thủ tục đăng ký định mức nguyên liệu, vật tư và danh mục sản phẩm xuất khẩu 19

Hình 1.5 Thủ tục xuất khẩu sản phẩm 21

Hình 1.6 Thủ tục thanh khoản, hoàn thuế nguyên liệu, vật tư NK 23

Hình 1.7: Mô hình hệ thống về quản lý thanh khoản 27

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Chi cục Hải quan Nam Định 37

Hình 2.2: Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu vật tư thực tế 45

tại Chi cục Hải quan Nam Định 45

Hình 2.3: Thủ tục quản lý định mức 50

Hình 2.4: Thủ tục hải quan để xuất khẩu sản phẩm 53 Hình 3.1 Sơ đồ sắp xếp tổ chức lại cơ cấu bộ máy hoạt động Chi cục Hải quan Nam Định 89 9

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ iv

DANH MỤC HÌNH VẼ v

MỤC LỤC vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ NHẬP KHẨU 5

ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU 5

1.1 Xuất nhập khẩu hàng hoá và hoạt động nhập khẩu nguyên liệu vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu 5

1.1.1 Xuất nhập khẩu hàng hoá 5

1.1.2 Hoạt động nhập khẩu nguyên liệu vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu 8 1.1.2.1 Khái niệm 8

1.1.2.2 Đặc điểm 9

1.1.2.3 Vai trò của hoạt động nhập khẩu nguyên liệu vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu 10

1.2 Quản lý về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu 11

1.2.1 Quản lý về thủ tục hải quan 11

1.2.1.1 Khái niệm quản lý thủ tục hải quan 11

1.2.1.2 Vai trò của quản lý thủ tục hải quan 12

1.2.1.3 Sự cần thiết phải cải tiến công tác quản lý về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu 12

1.2.2 Nội dung quản lý về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất 17

Trang 8

1.2.2.1 Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư 17

1.2.2.2 Thủ tục đăng ký, điều chỉnh định mức nguyên liệu, vật tư và danh mục sản phẩm xuất khẩu 19

1.2.2.3 Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm 21

1.2.2.4 Quản lý nợ thuế và thanh khoản, hoàn thuế nguyên liệu, vật tư nhập khẩu 23

1.2.3 Công cụ quản lý của cơ quan Hải quan đối với nguyên liệu vật tư NK để sản xuất hàng XK 26

1.2.3.1 Hệ thống các văn bản pháp luật, quy trình nghiệp vụ 26

1.2.3.2 Hệ thống công nghệ thông tin 27

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu 28

1.3.1 Các nhân tố thuộc cơ quan Hải quan 28

1.3.1.1 Đội ngũ công chức Hải quan 28

1.3.1.2 Cơ cấu bộ máy, trình độ tổ chức 29

1.3.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thông tin 29

1.3.2 Các nhân tố khác 30

1.3.2.1 Xu thế hội nhập quốc tế 30

1.3.2.2 Các chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan 31

1.3.2.3 Ý thức chấp hành pháp luật của các DN 31

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU VẬT TƯ NK ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU 34 TẠI CHI CỤC HẢI QUAN NAM ĐỊNH 34

2.1 Khái quát chung về Chi cục Hải quan Nam Định và kết quả hoạt động nhập khẩu nguyên liệu vật tư để sản xuất hàng xuẩt khẩu 34

2.1.1 Điều kiện kinh tế, xã hội tỉnh Nam Định 34

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động của Chi cục Hải quan Nam Định 35

Trang 9

2.1.3 Kết quả hoạt động nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng

xuất khẩu 39

2.2 Thực trạng công tác quản lý về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Nam Định .44 2.2.1 Quản lý nhập khẩu nguyên liệu vật tư 44

2.2.2 Quản lý định mức 49

2.2.3 Quản lý xuất khẩu sản phẩm 53

2.2.4 Quản lý nợ thuế và thanh khoản 57

2.3 Đánh giá chung công tác quản lý về thủ tục hải quan quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Nam Định 70

2.3.1 Điểm mạnh 70

2.3.2 Điểm yếu 73

2.3.3 Cơ hội 73

2.3.4 Thách thức 73

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 74

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI TIẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ 75 VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU VẬT TƯ NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN NAM ĐỊNH 75

3.1 Dự báo về hoạt động NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan Nam Định 75

3.2 Định hướng phát triển ngành Hải quan đến năm 2020 76

3.2.1 Quan điểm phát triển 77

3.2.2 Định hướng phát triển chung 77

3.3 Định hướng công tác quản lý về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Nam Định .79 3.4 Một số biện pháp cải tiến công tác quản lý về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu 80

Trang 10

3.4.1 Nhóm biện pháp chung để cải tiến công tác quản lý về thủ tục hải

quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu 80

3.4.1.1 Đơn giản hoá thủ tục hải quan 80

3.4.1.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thủ tục hải quan 80

3.4.1.3 Minh bạch hoá chính sách và các quy định của Hải quan 81

3.4.1.4 Tăng cường hợp tác hải quan 82

3.4.2 Biện pháp cụ thể để cải tiến công tác quản lý về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu 82

3.4.2.1 Chính sách pháp luật liên quan 82

3.4.2.2 Đội ngũ công chức và trình độ tổ chức 87

3.4.2.3 Về công nghệ thông tin 92

3.4.2.4 Ý thức chấp hành của DN 93

3.4.2.5 Một số biện pháp khác 95

3.5 Kiến nghị 97

3.5.1 Đối với Nhà nước 97

3.5.2 Đối với Tổng cục Hải quan 98

3.5.3 Đối với Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá 99

3.5.4 Đối với Chi cục Hải quan Nam Định 100

KẾT LUẬN 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

PHỤ LỤC 106

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá có vai trò rất quan trọng trong sự phát triểnkinh tế xã hội của mỗi quốc gia Nền sản xuất xã hội một nước phát triển như thếnào phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh này Đối với những nước

mà trình độ phát triển kinh tế còn thấp như nước ta thì những nhân tố tiềm năng: tàinguyên thiên nhiên, lao động; những yếu tố thiếu hụt: vốn, kỹ thuật, thị trường vàkhả năng quản lý là rất quan trọng Chiến lược XNK có vai trò quan trọng đối vớinước ta, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá hiện nay Thôngqua XNK có thể làm tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu chongân sách Nhà nước, kích thích đổi mới công nghệ, tiếp cận được phương thứcquản lý và kinh doanh mới, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, tạo

sự cạnh tranh của hàng hoá nội, nâng cao mức sống của người dân

Hiện nay, ở Việt Nam hoạt động gia công, sản xuất hàng hoá cho nước ngoàiđang phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và tốc độ Việt Nam đang từng bước mởrộng thị trường XK nhằm phát huy những lợi thế về nguồn nhân lực với sự chămchỉ và khéo léo của người Việt Nam nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhậpcủa nền kinh tế nước ta với mức độ ngày càng sâu sắc hơn

Các DN Việt Nam đã tự chủ và đang từng bước khẳng định được vai trò, vịtrí của mình trong hoạt động thương mại quốc tế: như thiết kế, ký kết hợp đồngthương mại, định giá sản phẩm, lựa chọn khách hàng Trên thực tiễn để nâng caosức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường thế giới, các DN cần phải tăng tỉ trọngsản phẩm chế biến sâu và tinh, nâng cao phần giá trị gia tăng trong hàng XK, giảmthiểu các chi phí phát sinh Tuy nhiên, nguồn cung ứng của thị trường nội địa mớiđáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu sản xuất của DN, phần lớn để sản xuất hànghoá XK thì DN phải NK máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư từ nước ngoài về.Riêng tại địa bàn tỉnh Nam Định kim ngạch XNK hàng năm đều tăng lên với tốc độđáng kể, nếu như năm 2008 tổng kim ngạch XNK đạt 499,34 triệu USD thì năm

Trang 12

2012 tăng lên đến 1.105,86 triệu USD trong đó kim ngạch XNK của loại hình NKnguyên liệu để sản xuất hàng XK chiếm bình quân khoảng 45% tổng kim ngạchXNK và rất đa dạng về chủng loại sản phẩm XK, NK

Chi cục Hải quan Nam Định thuộc Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá thực hiệnchức năng quản lý Nhà nước về hải quan trên địa bàn tỉnh Nam Định đối với cáchoạt động XNK như hàng kinh doanh XNK, hàng đầu tư, hàng gia công XK, NKnguyên liệu sản xuất XK Mỗi một loại hình có đặc thù riêng Vì vậy, cũng có nhữngchính sách điều hành và phương pháp quản lý khác nhau Trong đó quản lý về thủtục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng XK là một trongnhững nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị vì tính phức tạp, dễ lợi dụng chính sách ưuđãi của Nhà nước để gian lận thương mại Vì vậy, nâng cao hiệu quả công tác quản

lý hoạt động sản xuất XK cũng là một yêu cầu tất yếu đưa ra các biện pháp để cảitiến công tác quản lý về thủ tục hải quan góp phần giảm thiểu chi phí, thời gian,nhân lực, chống gian lận thương mại, bảo hộ nền sản xuất trong nước, đảm bảonguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, hướng

tới “Xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hoà đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng CNTT, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức quản lý rủi ro, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam

Á Xây dựng lực lượng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân” (Chiến lược phát triển Hải

quan đến năm 2020 của Chính phủ).

Trong thời gian qua thủ tục hải quan đã tạo thuận lợi cho các DN khi thamgia các hoạt động XNK thương mại Tuy nhiên, vẫn tồn tại những hạn chế nhấtđịnh, một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thủ tục hải quan còn chồngchéo, chưa đồng bộ dẫn đến gây khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Công tác quản

Trang 13

lý của cơ quan Hải quan còn nặng tính truyền thống, thủ tục còn rườm rà, công chứcthực thi nhiệm vụ nhiều lúc còn phiền hà, sách nhiễu Bên cạnh đó, còn một số DNthái độ chấp hành pháp luật chưa cao Đây là những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởngđến hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về hải quan tại Chi cục Hải quan NamĐịnh

Xuất phát từ những lý do trên, việc lựa chọn đề tài: “Cải tiến công tác quản

lý về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng XK tại Chi cục Hải quan Nam Định” là có tính cấp thiết đáp ứng yêu cầu cả lý luận và

thực tiễn

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cở sở làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản, phân tích thực trạng, đề xuấtcác biện pháp cải tiến công tác quản lý về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật

tư để sản xuất hàng XK, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong lĩnh vực quản lýNhà nước về hải quan đối với hoạt động XNK trên địa bàn tỉnh Nam Định, gópphần quản lý tốt, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN sản xuất, kinhdoanh, tăng năng lực cạnh tranh trong quan hệ thương mại quốc tế Đồng thời cũnghạn chế được các hành vi gian lận thượng mại gây thất thu thuế cho Nhà nước, ảnhhưởng đến nền sản xuất trong nước

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý về thủ tục hải quanđối với nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng XK tại Chi cục Hải quan NamĐịnh

Phạm vi nghiên cứu là vấn đề thủ tục Hải quan và công tác quản lý về thủ tụchải quan đối với nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng XK tại Chi cục Hải quanNam Định trong giai đoạn 2008 - 2012

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, trong đóvận dụng các quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử khi xem xét, đánh giá từng

Trang 14

vấn đề cụ thể Đồng thời dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách,pháp luật của Nhà nước về những vấn đề liên quan.

Ngoài ra, luận văn còn dùng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê sosánh, sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp như: số liệu thống kê của Chi cục Hải quanNam Định, thông tin thu được từ các website, sách, báo để kết hợp nghiên cứu lýluận với khảo sát thực tiễn Từ đó có cái nhìn cụ thể hơn về công tác quản lý thủ tụchải quan đối với nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng XK loại hình này tại Chicục Hải quan Nam Định

5 Những đóng góp chính của luận văn

Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản công tác quản lý về thủ tục hảiquan đối với nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng XK, đánh giá thực trạng, phântích những thuận lợi, khó khăn, tồn tại và đề xuất các biện pháp cải tiến công tácquản lý về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng XK gópphần đảm bảo đúng quy định của pháp luật những vẫn tạo điều kiện thuận lợi choDN

6 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, tài liệu thamkhảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất nhập khẩu hàng hoá và thủ tục hải quanđối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu

- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý về thủ tục hải quan đối với nguyênliệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Nam Định

- Chương 3: Một số biện pháp nhằm cải tiến công tác quản lý về thủ tục hảiquan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cụcHải quan Nam Định

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ THỦ TỤC HẢI

QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ NHẬP KHẨU

ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU 1.1 Xuất nhập khẩu hàng hoá và hoạt động nhập khẩu nguyên liệu vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu

1.1.1 Xuất nhập khẩu hàng hoá

Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Namhoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hảiquan riêng theo quy định của pháp luật

Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từnước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khuvực hải quan riêng theo quy định của pháp luật [4]

XK, NK là hoạt động bán, mua hàng hoá giữa các thương nhân ở các nướckhác nhau nhằm đạt được mục tiêu kinh tế tối đa và các lợi ích xã hội khác Hiệnnay, các hoạt động XNK phân theo phương thức giao dịch cơ bản thường được sửdụng rộng rãi trong trên thị trường thế giới như phương thức giao dịch trực tiếp,giao dịch qua trung gian, buôn bán đối lưu, đấu thầu quốc tế, sản xuất XK quốc tế,hình thức thương mại điện tử

Hiện nay, hàng hoá XNK trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đềuphải tuân thủ theo các chuẩn mực thương mại quốc tế và các qui định của quốc gia.Trong mỗi quốc gia có điều kiện chính trị, kinh tế xã hội khác nhau, mỗi loại hànghoá có đặc thù khác nhau nhưng đều có những bước thực hiện tương đồng khi xuấtkhẩu, nhập khẩu hàng hoá Hải quan là cơ quan quản lý của Nhà nước đối với cáchoạt động xuất nhập khẩu Bên cạnh đó, các DN khi muốn xuất nhập khẩu hàng hóathì đều phải thông qua quá trình làm thủ tục Hải quan Dưới đây là hai quy trình thểhiện tổng quan về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

Trang 16

Hình 1.1 Quy trình nhập khẩu hàng hoá

Lựa chọn đối tác

Ký kết hợp đồng

Những hướng dẫn cần thiết làm giấy tờ thủ tục

Mở tín dụng

Phái tàu đến tiếp nhận vận chuyển hàng hóa

Làm bảo hiểm vận chuyển hàng hóa

Hàng đến

Kiểm tra chứng tiền và trả tiền

Thủ tục Hải quan

Trang 17

Hình 1.2 Quy trình xuất khẩu hàng hoá

(Nguồn: Trang http://voer.edu.vn )

Những thủ tục cần thiết cho hợp đồng XK

Xin giấy phép XK

Chuẩn bị hàng XK

Thuê tàu lưu cước nếu giá CIF

Mua bảo hiểm

Làm thủ tục hải quan

Giao nhận với tàu

Tạo nguồn hàng và khách hàng XK

Đàm phán ký hợp đồng XK

Buộc bên NK mở L/C nếu thanh toán theo L/C

Kiểm tra chất lượng hàng XK

Làm thủ tục thanh

toán

Trang 18

1.1.2 Hoạt động nhập khẩu nguyên liệu vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu

1.1.2.1 Khái niệm

Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng XK được hiểu là mộtphương thức kinh doanh XNK, trong đó DN NK nguyên liệu, vật tư về để sản xuất,chế biến ra sản phẩm XK Đây là hình thức mua đứt bán đoạn DN thực hiện với haihợp đồng kinh tế riêng biệt là hợp đồng NK nguyên liệu, vật tư và hợp đồng XK sảnphẩm

- Nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng hóa XK bao gồm:

+ Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham giavào quá trình sản xuất để cấu thành sản phẩm XK;

+ Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa XKnhưng không trực tiếp chuyển hoá thành hàng hóa hoặc không cấu thành thực thểsản phẩm, như: giấy, phấn, bút vẽ, mực sơn in, dầu đánh bóng ;

+ Sản phẩm hoàn chỉnh do DN NK để gắn vào sản phẩm XK (đóng chung với sảnphẩm XK được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư NK hoặc để đóng chung với sản phẩm

XK được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước) thành mặt hàng đồng bộ và

XK ra nước ngoài;

+ Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm XK;

+ Nguyên liệu, vật tư NK để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm XK;

+ Hàng mẫu NK để sản xuất hàng hóa XK sau khi hoàn thành hợp đồng phảitái xuất trả lại khách hàng nước ngoài

- Sản phẩm XK theo loại hình SXXK bao gồm:

+ Sản phẩm được SX từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư NK theo loại hình SXXK;+ Sản phẩm được sản xuất từ hai nguồn:

Nguyên liệu, vật tư NK theo loại hình SXXK và nguyên liệu vật tư có nguồngốc trong nước;

Nguyên liệu, vật tư NK theo loại hình SXXK và nguyên liệu vật tư NK theoloại hình kinh doanh nội địa

Trang 19

+ Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu NK theo loại hình kinhdoanh nội địa.

+ Nguyên liệu, vật tư NK theo loại hình nhập kinh doanh nội địa được làmnguyên liệu, vật tư theo loại hình SXXK với điều kiện thời gian NK không quá hainăm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan NK nguyên liệu, vật tư đó đến ngày đăng

ký tờ khai XK sản phẩm cuối cùng có sử dụng nguyên liệu, vật tư của tờ khai NK.+ Sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu NK theo loại hình SXXK có thể do DN

NK nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm trực tiếp XK hoặc bán sản phẩm cho DNkhác XK [1]

1.1.2.2 Đặc điểm

Nhập nguyên liệu sản xuất hàng XK chủ yếu là DN nhập nguyên liệu từ thịtrường nước ngoài để sản xuất rồi lại XK sản phẩm ra nước ngoài Loại hình này

DN tương đối chủ động về quyền mua bán, lãi suất cao nhưng đòi hỏi DN phải có

cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối vững mạnh, vốn nhiều và đặc biệt là có nhiều kinhnghiệm trong hoạt động thương mại quốc tế và nhạy bén với thông tin thị trường

Hoạt động NK nguyên liệu để sản xuất hàng XK bao gồm ba hoạt độngchính có tính gắn kết với nhau như NK nguyên liệu để sản xuất trong nước rồi XKsản phẩm sau khi hoàn thành Điểm nổi bật là DN có thể ký hợp đồng NK nguyênliệu trước, sau đó sẽ sản xuất, tìm khách hàng và ký hợp đồng XK sau DN cũng cóthể thực hiện theo hướng ngược lại, nghĩa là tìm khách hàng và ký hợp đồng XKtrước, sau đó mới NK nguyên liệu, vật tư về để sản xuất hàng XK

Các DN NK nguyên liệu để sản xuất hàng XK được hưởng chính sách ưu đãi

về thuế khi làm thủ tục hải quan Thông thường, các DN này được hưởng thời gian

ân hạn thuế 275 ngày hoặc dài hơn tùy thuộc vào chu trình sản xuất mặt hàng,không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng và tiêu thụ đặc biệt (nên không phải

kê khai và nộp các loại thuế này)

Các DN XNK phải thực hiện báo cáo thanh lý (thanh khoản) nguyên liệu vật

tư NK trên cơ sở sản phẩm đã XK và định mức sử dụng nguyên liệu để sản xuất sảnphẩm đã đăng ký với cơ quan Hải quan

Trang 20

1.1.2.3 Vai trò của hoạt động nhập khẩu nguyên liệu vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu

Hoạt động NK nguyên liệu vật tư để sản xuất hàng XK tại Việt Nam hiệnnay, đang phát triển mạnh mẽ cả quy mô và tốc độ đã đem lại những lợi ích nhiềumặt cả về kinh tế lẫn xã hội:

- Nước ta có lợi thế cạnh tranh về nhân lực như lực lượng lao động dối dào,trẻ về độ tuổi, có khả năng tiếp thu nhanh những ứng dụng công nghệ mới nên hoạtđộng NK nguyên liệu vật tư để sản xuất hàng XK phát triển đã khai thác được lợithế về nguồn nhân lực của quốc gia, gia tăng nhu cầu tuyển dụng nhân công vàolàm việc trong các công ty góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người laođộng tạo cho họ có thu nhập ổn định và nâng cao đời sống xã hội

- Đối với hoạt động này DN phải chủ động tìm kiếm thị trường nguyên vậtliệu, thị trường để XK sản phẩm Do đó đòi hỏi DN phải tiếp cận và nắm bắt đượcnhu cầu của thị trường quốc tế về chủng loại, chất lượng, mẫu mã sản phẩm… đồngthời trình độ quản lý, điều hành sản xuất của DN phải phù hợp, linh hoạt do đó giúp

DN tích lũy được kinh nghiệm trong tổ chức quản lý và trong tiếp cận thị trường

- Tranh thủ được vốn, khoa học công nghệ của nước ngoài, đẩy mạnh quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chiến lược hướng về XK của Chínhphủ Chính sách ưu đãi về thuế, ưu tiên cho XK đã khuyến khích DN đẩy mạnh đầu

tư vào hoạt động sản xuất hàng XK Để hàng hóa XK đáp ứng được yêu cầu của nhà

NK quốc tế, phù hợp với thị trường thế giới đòi hỏi DN phải đầu tư máy móc thiết bịvới công nghệ hiện đại thông qua nhiều hình thức vay vốn, liên doanh, tiếp nhận đầu

tư nước ngoài… do đó góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước

- Kết hợp XK được nguồn tài nguyên, vật tư nguyên liệu sẵn có trong nước,khai thác và phát triển thêm nguồn hàng cho XK Nguyên liệu NK để sản xuất hàng

XK thường là nguyên liệu chính có tiêu chuẩn kỹ thuật cao, nhưng chưa phải là toàn

bộ đầu vào cho sản xuất XK, phần nguyên liệu còn lại thị trường trong nước có thểcung cấp Đây là cơ hội để khai thác, phát huy nguồn tài nguyên, nguyên liệu có sẵn

Trang 21

trong nước Đồng thời, với nguồn nguyên liệu có chất lượng trong nước, DN có thể

sử dụng để thay thế nguyên liệu NK hoặc kết hợp để sản xuất những nguyên liệukhác, hoặc sản xuất ra những sản phẩm khác làm cho nguồn hàng XK đa dạng vàphong phú hơn

- Góp phần tăng thu ngoại tệ cho đất nước, giảm bớt sự mất cân đối cán cânthanh toán quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động XNK Hoạt động XK tạo ra giá trịgia tăng cao, từ máy móc thiết bị với công nghệ hiện đại, nguyên liệu NK có chấtlượng cao, thị trường lớn ổn định, đồng thời kéo theo việc XK gián tiếp tài nguyên,nguyên phụ liệu, sản phẩm phụ Qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động XNK, hướngdẫn hoạt động NK hiệu quả để XK thu ngoại tệ cao đồng thời cũng góp phần địnhhướng các hoạt động NK, XK khác cũng đạt hiệu quả cao về chủng loại sản phẩm,chất lượng sản phẩm… đáp ứng được nhu cầu của thị trường

- Hoạt động NK nguyên liệu vật tư để sản xuất hàng XK góp phần thúc đẩyhiệu quả hoạt động XNK hội nhập với nền kinh tế thế giới Thông qua hoạt độngnày DN tham gia mạnh mẽ vào quá trình phân công lao động quốc tế theo từng cấp

độ, theo từng ngành, từng lĩnh vực khác nhau Khi hoạt động SXXK đủ mạnh sẽđồng nghĩa với việc khẳng định được vị trí, thương hiệu hàng hóa XK trên thịtrường thế giới

1.2 Quản lý về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu

1.2.1 Quản lý về thủ tục hải quan

1.2.1.1 Khái niệm quản lý thủ tục hải quan

Dưới góc độ khoa học, khái niệm về “quản lý” có nhiều cách tiếp cận khácnhau Quản lý có thể hiểu là hoạt động tác động một cách có tổ chức và định hướngcủa chủ thể quản lý tới những đối tượng quản lý để điều chỉnh chúng vận động vàphát triển theo những mục tiêu nhất định đã đề ra

Hải quan đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển thương mại quốc

tế, nhiệm vụ của Hải quan đã được quy định rõ tại Luật Hải quan Theo Điều 4 củaLuật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 thì thủ tục hải quan là các công

Trang 22

việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy địnhcủa Luật Hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải [14]

Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực, cơ quan Hải quan thựcthi chính sách pháp luật và các công cụ nghiệp vụ để để điều chỉnh các hoạt độngXNK, xuất nhập cảnh nhằm đạt được mục tiêu là hướng tới tạo thuận lợi cho hoạtđộng XK, NK, đầu tư và du lịch, thực hiện Hải quan điện tử, cơ quan Hải quan hoạtđộng có tính chuyên nghiệp, minh bạch và liêm chính

Quản lý về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng

XK là việc cơ quan Hải quan tổ chức quản lý đối với nguyên liệu, vật tư từ khi NKcho đến khi sản phẩm sản xuất thực XK

1.2.1.2 Vai trò của quản lý thủ tục hải quan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, sự tăng trưởng mạnh

mẽ của thương mại quốc tế và xu hướng tự do hóa thương mại việc thực hiện quản

lý thủ tục hải quan một mặt phải đảm bảo tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháphoạt động, thúc đẩy sản xuất trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài, góp phầntăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế; mặt khácphải đảm bảo nguồn thu ngân sách, chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệuquả cũng như các nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và an toàn xã hội, bảo

vệ nền kinh tế quốc dân khỏi những luồng hàng hóa lưu thông bất hợp pháp Nênvai trò của quản lý thủ tục hải quan để:

- Đảm bảo thực thi Pháp luật, đặc biệt là Luật Hải quan, Luật quản lý thuế

- Phát hiện vi phạm Luật Hải quan và vi phạm pháp luật nói chung một cáchhiệu quả nhất Cung cấp nguồn thông tin và tài liệu cho hoạt động kiểm soát hảiquan chống buôn lậu XNK

- Bảo vệ lợi ích tài chính của một quốc gia

1.2.1.3 Sự cần thiết phải cải tiến công tác quản lý về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu

- Yêu cầu thay đổi các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh xuấtnhập khẩu khi tham gia vào các tổ chức khu vực và toàn cầu

Trang 23

Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đangdiễn ra ngày càng mạnh mẽ trên thế giới và tạo ra sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhaungày càng cao giữa các quốc gia và khu vực Các định chế và tổ chức kinh tế -thương mại khu vực và quốc tế như WTO, AFTA đã được hình thành để phục vụcho kinh tế - quốc tế, tạo lập hành lang pháp lý chung để các nước cùng tham giavào quá trình giải quyết các vấn đề lớn của kinh tế thế giới mà Việt Nam không thểthực hiện một cách đơn lẻ và đứng ngoài xu thế này.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam chịu áp lực cạnh tranh từTrung Quốc, Ấn Độ và phần lớn các nước ASEAN là những nước đã hội nhập kinh

tế quốc tế trước, đồng thời sản xuất nhiều sản phẩm mang tính cạnh tranh với ViệtNam Thực tế này tạo sức ép buộc Việt Nam phải hội nhập sâu hơn và nhanh hơn đểbắt kịp với xu thế thời đại Là một nền kinh tế mới nổi, cộng với thị trường tiêu thụtrong nước còn hạn hẹp, Việt Nam cần phải đẩy mạnh XK để thúc đẩy tăng trưởngkinh tế Mặt khác, Việt Nam cũng dễ dàng tìm kiếm các nhà cung cấp từ bên ngoài

để NK các nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất trong nước và sản xuất XK

Sự tham gia của Việt Nam vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các

tổ chức thương mại khu vực tự do như AFTA, WTO đòi hỏi phải có sự thay đổicủa nhiều quy định pháp luật liên quan, trong đó có quy định về thủ tục hải quan, sovới trước khi gia nhập nhằm đảm bảo các thành viên tuân thủ đúng các quy địnhchung của tổ chức Các quy định về miễn giảm thuế XNK theo lộ trình, yêu cầu vềminh bạch hoá thông tin, kê khai hải quan cũng như đảm bảo sự công bằng giữa DN

và cơ quan Hải quan thường là những yếu tố Việt Nam cần phải sửa đổi thủ tục hảiquan của mình Cam kết đa phương cũng là nhân tố có ảnh hưởng đến quy định vềthủ tục hải quan đối với NK nguyên liệu để sản xuất hàng XK

- Yêu cầu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng của DN đòi hỏiphải có sự phát triển tương ứng từ phía cơ quan Hải quan

DN là đối tượng tiên phong trong việc áp dụng CNTT, kỹ năng mới theo tiêuchuẩn khu vực, quốc tế để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình Dovậy, nên có sự phát triển ứng dụng CNTT, kỹ năng mới trong thủ tục hải quan để

Trang 24

đảm bảo sự tương thích, rút ngắn thời gian, chi phí cho cả DN và cơ quan Hải quan.

cơ quan Hải quan cần phải nắm bắt xu thế này để giúp DN có thể thực hiện khai báođiện tử do nhiều chứng từ khai báo sẽ có dạng điện tử

- Yêu cầu cải cách từ phía cơ quan Hải quan:

Thứ nhất, hệ thống luật pháp quy định về thủ tục hải quan chưa chặt chẽ, rõ

ràng và minh bạch

Thứ hai, trang thiết bị và ứng dụng CNTT không đồng bộ, không được nâng

cấp thường xuyên để đáp ứng sự phát triển của hoạt động XNK Cách thức tổ chức

xử lý thủ tục hải quan vẫn còn xử lý thủ công ở nhiều công đoạn quan trọng khiến

DN tốn kém chi phí, thời gian khi khai báo thủ tục hải quan

Thứ ba, chất lượng và đạo đức một số CBCC hải quan không cao, thường

phát sinh các tiêu cực trong công việc

Do vậy, khắc phục các tồn tại trên luôn là một trong những mục tiêu hàngđầu của cơ quan Hải quan nhằm tự hoàn thiện mình và thích ứng với sự phát triểncủa nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế Cải cách thủ tục hải quan nhằm tạođiều kiện thuận lợi cho DN là một yếu tố tích cực có tác dụng tăng cường thu hútvốn đầu tư nước ngoài và phát triển thương mại của mỗi quốc gia

Đối với DN, thủ tục hải quan thuận lợi, đơn giản và được xử lý nhanh chóng

sẽ giúp các DN rút ngắn thời gian kê khai thủ tục hải quan, nhanh được hưởng các ưuđãi về thuế (ân hạn nộp thuế, hoàn thuế ) hạn chế các rủi ro về XNK hàng hoá nhưchậm nhận hàng, giao hàng và giúp các DN tăng cơ hội tìm kiếm và thuyết phục cácbạn hàng mới hoặc đối tác liên doanh

- Xuất phát từ nhu cầu nâng cao hiệu quả quản lý của hải quan đối với hoạtđộng sản xuất xuất khẩu:

Hoạt động NK nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng XK trong nhiều năm qua

đã có những đóng góp quan trọng trong việc thực hiện chiến lược hướng về XKnhằm tạo ra những ưu thế cạnh tranh quốc gia trong tiến trình hội nhập quốc tế.Nhiều mặt hàng sản xuất XK của Việt Nam đã tạo được uy tín cao với các đối tácnước ngoài đặc biệt là mặt hàng giày da, may mặc và thủy sản Thông qua các hợp

Trang 25

đồng XK các DN Việt Nam đã từng bước tiếp cận được với trình độ quản lý tiêntiến của các nước trong khu vực và trên thế giới Bên cạnh đó kỹ năng lao động củangười lao động cũng từng bước được nâng cao Cũng chính nhờ hoạt động sản xuất

XK đã giải quyết được một số lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động

Tuy nhiên, trong thực tế cũng còn nhiều DN lợi dụng để gian lận, thu lợi bấtchính, thậm chí lợi dụng danh nghĩa để NK nguyên liệu vật tư được ân hạn thuế

NK, không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng nhưng lại bán ra thị trường nộiđịa để kiếm lời sau đó bỏ trốn khỏi nơi cư trú Những hành vi đó không những đãgây thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước mà còn tạo nên sự cạnh tranh thiếu lànhmạnh giữa các DN Những hành vi vi phạm đó làm xấu đi hình ảnh về DN ViệtNam trong mắt bạn bè quốc tế

Chính vì vậy, cần phải tăng cường công tác quản lý về thủ tục hải quan đốivới nguyên liệu vật tư NK để sản xuất hàng XK nhằm hạn chế tình trạng gian lậnthương mại trong lĩnh vực này và từng bước tiến đến loại bỏ hoàn toàn các hành vigian lận thương mại trong sản xuất XK

- Xuất phát từ những bất cập hạn chế của pháp luật quản lý Nhà nước về hảiquan đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu hiện nay:

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được pháp luật về sản xuất XK hiệnhành cũng bộc lộ rất nhiều tồn tại hạn chế cần phải nghiên cứu để khắc phục kịpthời Tình trạng gian lận trong lĩnh vực sản xuất XK vẫn đang thường xuyên diễn ranhư một thách thức đối với các cơ quan quản lý nói chung và cơ quan Hải quan nóiriêng chứng tỏ các quy định của pháp luật đang có vấn đề cần phải nghiên cứu để bổsung và sửa đổi cho phù hợp

Về phía các DN làm sản xuất XK, thực trạng cho thấy về các quy định củapháp luật về thủ tục hải quan đối với loại hình này tuy đã được đổi mới rất nhiềunhưng vẫn còn rườm rà, nhiều quy định về các thủ tục giấy tờ phải nộp khi đăng ký

tờ khai, khi thanh khoản hợp đồng vẫn chưa phù hợp với tình hình trên thị trườngquốc tế Đặc biệt là các giấy tờ phải nộp quá nhiều khi thanh khoản tờ khai sản xuất

Trang 26

XK, về thời gian thanh khoản còn mất rất nhiều thời gian công sức của DN cũngnhư cơ quan Hải quan.

Hiện nay, trên cả nước còn tồn tại một số lượng khá lớn các tờ khai NKnguyên liệu, vật tư quá hạn nhưng DN không đến thanh khoản Nhiều trường hợpkhi các cơ quan quản lý đến kiểm tra thì DN đã giải thể hoặc bỏ trốn khỏi địa chỉđăng ký kinh doanh

Công tác phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng cũng còn bộc lộ nhiều hạnchế thiếu sót Thông tin về DN bỏ trốn, mất tích các cơ quan quản lý trên địa bàn cóthể nắm được nhưng chưa có quy chế phối hợp để thông báo cho cơ quan Hải quanbiết Vì vậy, tình trạng này đã xảy ra nhiều năm nhưng chưa có một giải pháp khắcphục thật sự hiệu quả

- Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp quản lý của cơ quan Hải quan: Hải quan các nước đã và đang phải thay đổi để thích ứng với tình hình,nhằm mục đích tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại quốc tế thông quaviệc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng CNTTtrong quản lý hải quan, bảo đảm việc chấp hành và tuân thủ các quy định pháp luậtnhằm bảo đảm an ninh, lợi ích kinh tế quốc gia, đồng thời bảo đảm an toàn cho dâychuyền cung ứng thương mại quốc tế

Hiện nay, ngành Hải quan đang áp dụng phương pháp quản lý mới phù hợpvới các chuẩn mực quản lý hải quan hiện đại đó là phương pháp quản lý rủi ro.Phương pháp quản lý này dựa trên quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có

hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu các hành vi viphạm pháp luật của các đối tượng chịu sự quản lý của cơ quan Hải quan Phươngpháp quản lý rủi ro dựa trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin để ra quyết địnhhình thức mức độ kiểm tra đối với từng lô hàng cụ thể Theo đó, đối với các DN cóquá trình chấp hành tốt pháp luật và tại thời điểm làm thủ tục hải quan cho lô hàngcủa DN đó cơ quan Hải quan không phát hiện được thông tin gì khác thì lô hàng của

DN đó sẽ được miễn kiểm tra

Trang 27

1.2.2 Nội dung quản lý về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu

để sản xuất hàng xuất

1.2.2.1 Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư

Hình 1.3 Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư

CHỦ

HÀNG

HẢI QUAN

LÀM THỦ TỤC NK NGUYÊN LIỆU

1 Đăng ký danh mục nguyên liệu vật tư NK;

2 Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, đăng ký tờ khai,quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra (thực hiện như NKthương mại);

3 Kiểm tra thực tế hàng hoá (thực hiện như NKthương mại và thêm lấy mẫu nguyên liệu, vật tư);

4 Xác nhận hoàn thành thủ tục Hải quan (như NKthương mại)

(Nguồn: Theo Quyết định 1279/QĐ/TCHQ)

Kiểm tra hồ sơ hải quan và danh mục nguyên liệu, vật tư:

Thủ tục NK nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng XK thực hiện theo Quytrình hàng hóa NK thương mại tại Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2009

và thực hiện các việc sau đây:

- Kiểm tra thông tin khai hải quan về nguyên liệu, vật tư NK với mặt hàng dựkiến sản xuất để XK trên bảng danh mục nguyên liệu, vật tư NK để trực tiếp sảnxuất hàng XK (mẫu 06/DMNVL-SXXK)

+DN căn cứ vào kế hoạch sản xuất sản phẩm XK để đăng ký nguyên liệu, vật

tư NK SXXK với cơ quan Hải quan

+ Thời điểm đăng ký là khi làm thủ tục NK lô hàng nguyên liệu, vật tư đầutiên thuộc Bảng đăng ký

+ DN kê khai đầy đủ các nội dung nêu trên trong Bảng đăng ký nguyên liệu,vật tư NK Trong đó:

Nộp hồ sơ

Trả chủ hàng

hồ sơ

Trang 28

Tên gọi là tên của toàn bộ nguyên liệu, vật tư sử dụng để sản xuất sản phẩm

XK Nguyên liệu, vật tư này có thể NK theo một hợp đồng hoặc nhiều hợp đồng

Mã số H.S là mã số nguyên liệu, vật tư theo Biểu thuế NK hiện hành

Mã nguyên liệu, vật tư do DN tự xác định theo hướng dẫn của Chi cục Hảiquan làm thủ tục NK

Đơn vị tính là Danh mục hàng hoá XK, NK Việt Nam

Nguyên liệu chính là nguyên liệu tạo nên thành phần chính của sản phẩm

- Công chức tiếp nhận danh mục nguyên liệu, vật tư ký tên đóng dấu côngchức vào bản danh mục, giao DN 01 bản, cơ quan Hải quan lưu 01 bản để theo dõi,đối chiếu khi làm thủ tục NK nguyên liệu, vật tư

Lấy mẫu nguyên liệu, vật tư:

+ Nguyên tắc lấy mẫu, số lượng lấy mẫu, nơi lưu mẫu, thời gian lưu mẫuthực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày06/12/2010 và tuỳ từng trường hợp, Lãnh đạo Chi cục ghi ý kiến chỉ đạo và quyếtđịnh lấy mẫu lên mục 3.2.3 của Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan

+ Thủ tục lấy mẫu:

Lấy mẫu đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa:

Lập phiếu lấy mẫu và thực hiện lấy mẫu nguyên liệu, vật tư; Lập 02 bảnThống kê nguyên liệu, vật tư lấy mẫu; Niêm phong mẫu cùng 01 phiếu lấy mẫu;

Sau đó, Giao 01 Phiếu lấy mẫu và mẫu (đã niêm phong) kèm 01 bản Thống

kê nguyên liệu, vật tư lấy mẫu cho DN bản quản; lưu cùng hồ sơ lưu hải quan 01Phiếu lấy mẫu, 01 bản Thống kê nguyên liệu, vật tư lấy mẫu;

Ghi tên nguyên liệu, vật tư đã lấy mẫu vào lên tờ khai hải quan (vào ô ghi kếtquả kiểm tra thực tế hàng hoá)

Trường hợp lô hàng NK miễn kiểm tra thực tế:

Trường hợp đăng ký tờ khai NK nguyên liệu, vật tư tại Chi cục Hải quan cửakhẩu nhập, việc lấy mẫu do Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện với, trình tự lấymẫu theo điểm 2.2.a nêu trên;

Trang 29

Trường hợp đăng ký tờ khai NK nguyên liệu, vật tư tại Chi cục Hải quanngoài cửa khẩu: Đầu tiên, Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu lập Phiếu lấy mẫu gửi

Chi cục Hải quan cửa khẩu, ghi vào Đơn đề nghị chuyển cửa khẩu: “Đề nghị Chi cục Hải quan cửa khẩu lấy mẫu nguyên liệu theo Phiếu lấy mẫu gửi kèm”; Sau đó,

Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện lấy mẫu nguyên liệu trước khi giải phónghàng và trình tự lấy mẫu điểm a dẫn trên, trừ việc lập Phiếu lấy mẫu và Thống kênguyên liệu lấy mẫu

1.2.2.2 Thủ tục đăng ký, điều chỉnh định mức nguyên liệu, vật tư và danh mục sản phẩm xuất khẩu

Hình 1.4 Thủ tục đăng ký định mức nguyên liệu, vật tư

- Tiếp nhận bản định mức, đóng dấu tiếp nhận;

- Kiểm tra định mức khi có nghi vấn;

- Đăng ký danh mục sản phẩm XK

(Nguồn: Theo Quyết định 1279/QĐ/TCHQ)

Địa điểm, thời điểm đăng ký, điều chỉnh định mức đã đăng ký, mẫu Bảng đăng ký định mức thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 33, Thông tư 194/2010/TT- BTC:

- Thông báo định mức nguyên liệu, vật tư:

+ DN thông báo định mức của sản phẩm XK đúng với định mức thực tế + Định mức phải được thông báo với cơ quan Hải quan trước khi làm thủtục XK lô hàng đầu tiên của mã sản phẩm trong bảng đăng ký định mức

+ Định mức nguyên liệu, vật tư là định mức thực tế sử dụng để sản xuất sảnphẩm XK, bao gồm cả phần tỷ lệ phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức tiêu haothu được trong quá trình sản xuất hàng hóa XK từ nguyên liệu, vật tư NK Giám đốc

DN tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc NK, sử dụng nguyên liệu

Nộp hồ sơTrả chủ hàng

hồ sơ

Trang 30

vật tư NK sản xuất hàng hoá XK và tính chính xác của định mức đã thông báo.Trường hợp kê khai không đúng thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế thiếu ngườinộp thuế còn bị xử phạt vi phạm theo quy định

Cách tính định mức như sau:

+ Đối với nguyên liệu cấu thành sản phẩm hoặc chuyển hoá thành sản phẩm:định mức nguyên liệu là lượng nguyên liệu cấu thành một đơn vị sản phẩm hoặcchuyển hoá thành một đơn vị sản phẩm; tỷ lệ hao hụt là lượng nguyên liệu hao hụt(bao gồm cả phần tạo thành phế liệu, phế phẩm) tính theo tỷ lệ % so với nguyên vậtliệu cấu thành sản phẩm hoặc chuyển hoá thành sản phẩm

+ Đối với nguyên liệu, vật tư tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất nhưngkhông cấu thành sản phẩm hoặc chuyển hoá thành sản phẩm: định mức nguyên liệu,vật tư là lượng nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất ra một đơn vịsản phẩm; tỷ lệ hao hụt là lượng nguyên liệu, vật tư hao hụt tính theo tỷ lệ % so vớilượng nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất

- Điều chỉnh định mức:

+ Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi định mức thực tế thì DN đượcđiều chỉnh định mức mã hàng đã đăng ký với cơ quan Hải quan phù hợp với địnhmức thực tế mới nhưng phải có văn bản giải trình lý do cụ thể cho từng trường hợpđiều chỉnh

+ Việc điều chỉnh định mức phải thực hiện trước khi làm thủ tục XK lô sảnphẩm có định mức điều chỉnh

Trường hợp do thay đổi mẫu mã chủng loại hàng hoá XK trong quá trình sảnxuất phát sinh thêm loại nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất sản phẩm XK khác vớiđịnh mức tiêu hao đã đăng ký thì DN phải khai báo và điều chỉnh lại định mức với

cơ quan Hải quan chậm nhất 15 ngày trước khi làm thủ tục XK sản phẩm

Công việc thực hiện:

- Tiếp nhận bảng thông báo định định mức hoặc bảng điều chỉnh định mức,bảng đăng ký sản phẩm XK:

Trang 31

+ Tiếp nhận bảng đăng ký định mức của DN hoặc bảng điều chỉnh định mức

đã đăng ký

+ Kiểm tra việc DN khai các tiêu chí trên bảng đăng ký định mức;

+ Ghi ngày, tháng, năm tiếp nhận vào bảng đăng ký định mức;

+ Ký tên, đóng dấu công chức và cấp số tiếp nhận lên cả 02 bản;

+ Trả cho DN 01 bản; bản còn lại Hải quan lưu theo dõi

- Kiểm tra định mức đối với trường hợp nghi vấn định mức đăng ký hoặcđiều chỉnh không đúng với định mức thực tế như quy định

1.2.2.3 Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm

2 Kiểm tra thực tế hàng hoá (như XK thương mại vàthêm đối chiếu mẫu nguyên liệu, vật tư, định mức);

3 Xác nhận hoàn thành thủ tục HQ (như XK thương mại) Nhập máy ngày thực xuất

4 Nếu thủ tục xuất sản phẩm không làm tại hải quan nơi làm thủ tục NK nguyên liệu: Hải quan làm thủ tục NK nguyên liệu xác nhận lên đơn của chủ hàng chuyển Hải quan cửa khẩu xuất làm thủ tục xuất; Hảiquan cửa khẩu xuất làm thủ tục XK

(Nguồn: Theo Quyết định 1279/QĐ/TCHQ)

- Thủ tục hải quan đối với sản phẩm XK ra nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Thông tư số 194/2010/TT-BTC và các công việc sau:

+ Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa:

Nộp hồ sơ

Giao chủ hàng

CCK đến CKxuất

Trang 32

Công chức kiểm tra đối với chiếu mẫu nguyên liệu lấy khi NK do DN xuấttrình với nguyên liệu, vật tư cấu thành trên sản phẩm thực tế XK (trừ trường hợptrong quá trình sản xuất tạo thành sản phẩm, nguyên liệu bị biến đổi, bị chuyển hóa,không giữ nguyên trạng thái ban đầu thì không phải đối chiếu mẫu nguyên liệu); đốichiếu thực tế sản phẩm XK với bản định mức nguyên liệu, vật tư đã đăng ký do DNxuất trình.

Khi có nghi vấn nguyên liệu, vật tư cấu thành trên sản phẩm XK không phùhợp với nguyên liệu, vật tư NK hoặc sản phẩm XK không đúng với bảng định mứcthì lấy mẫu và niêm phong hoặc chụp ảnh mẫu sản phẩm (đối với trường hợp khôngthể lấy mẫu), lập Biên bản chứng nhận và thực hiện tiếp các thủ tục XK cho lôhàng Sau đó, trình Lãnh đạo Chi cục chỉ đạo xử lý và có thể trưng cầu giám định cơquan quản lý chuyên ngành khi cần thiết

+ Trường hợp đơn vị Hải quan làm thủ tục XK sản phẩm không phải là đơn

vị Hải quan làm thủ tục NK nguyên liệu, vật tư:

Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục NK nguyên liệu tiếp nhận đơn đăng ký cửakhẩu XK, ghi ý kiến vào bản đăng ký và Lãnh đạo Chi cục ký, đóng dấu Chi cục đểtrả cho DN 01 bản kèm hồ sơ nộp cho Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất làm thủ tụcXK; lưu 01 bản để theo dõi

- Đối với trường hợp sản phẩm XK theo hình thức XNK tại chỗ:

Thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK tại chỗ theo quy địnhhiện hành

Trang 33

1.2.2.4 Quản lý nợ thuế và thanh khoản, hoàn thuế nguyên liệu, vật tư nhập khẩu

Hình 1.6 Thủ tục thanh khoản, hoàn thuế nguyên liệu, vật tư NK

CHỦ HÀNG

Nộp hồ sơthanh khoản

1 Tiếp nhận hồ sơ thanh khoản;

2 Kiểm tra tính đồng bộ, hợp lệ của hồ sơ;

3 Kiểm tra chi tiết hồ sơ thanh khoản của DN; xácnhận kết quả kiểm tra;

4 Làm thủ tục không thu thuế; hoàn thuế; truy thuthuế;

5 Chuyển Quyết định hoàn thuế, không thu thuế,truy thu thuế sang bộ phận kế toán thuế;

6 Trả hồ sơ cho chủ hàng và chuyển hồ sơ thanhkhoản (lưu hải quan) sang bộ phận phúc tập đểphúc tập theo quy định

(Nguồn: Theo Quyết định 1279/QĐ/TCHQ)

Nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng XK thời hạn nộp thuế là 275 ngày,

kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan Trong thời hạn 275 ngày nếu nguyên liệu, vật

tư được dùng để sản xuất ra sản phẩm và XK thì thực hiện thanh khoản và được xétkhông thu thuế NK Nếu quá thời hạn 275 ngày sản phẩm chưa XK thì DN phải nộpthuế vào tài khoản tạm thu của cơ quan Hải quan được mở tại Kho bạc Nhà nước,sau đó nếu XK sản phẩm thì sẽ đuợc hoàn thuế NK

- Nơi làm thủ tục thanh khoản, nguyên tắc thanh khoản, hồ sơ thanh khoảnthực hiện theo hướng dẫn tại Điều 35, Điều 36, Điều 118 Thông tư số 194/2010/TT-BTC và các văn bản hướng dẫn có liên quan;

DN tiến hành thanh khoản nguyên vật liệu N K tại đơn vị Hải quan nơi

DN làm thủ tục NK nguyên vật liệu

- Nguyên tắc thanh khoản:

Trang 34

+ Tờ khai NK trước, tờ khai XK trước phải được thanh khoản trước.

Trường hợp tờ khai NK trước nhưng do nguyên liệu, vật tư của tờ khai này chưađưa vào sản xuất nên chưa thanh khoản được thì DN phải có văn bản giải trình với

cơ quan Hải quan khi làm thủ tục thanh khoản

+ Tờ khai NK nguyên vật liệu phải có trước tờ khai XK sản phẩm; Một tờ

khai NK nguyên vật liệu có thể thanh khoản nhiều lần; Một tờ khai XK sản phẩm

chỉ được sử dụng để thanh khoản một lần

Riêng một số trường hợp như một lô hàng được thanh khoản làm nhiều lần,sản phẩm sản xuất XK có sử dụng nguyên liệu nhập kinh doanh làm thủ tục NK tạiChi cục Hải quan khác thì một tờ khai XK có thể được thanh khoản từng phần cơ

quan Hải quan khi tiến hành thanh khoản phải đóng dấu "đã thanh khoản" trên tờ khai XK, đối với nguyên liệu, vật tư NK có thuế suất bằng 0% thì đóng dấu "đã thanh khoản" lên bản chính tờ khai NK lưu tại đơn vị và tờ khai người khai hải

quan lưu, trường hợp thanh khoản từng phần thì phải lập phụ lục ghi rõ nội dung đãthanh khoản (tờ khai NK, nguyên vật liệu, tiền thuế…) để làm cơ sở cho việc thanhkhoản phần tiếp theo

- Hồ sơ thanh khoản:

Chi cục Hải quan làm thủ tục thanh khoản thực hiện việc tiếp nhận hồ sơthanh khoản, xử lý hồ sơ thanh khoản, xử lý vi phạm theo quy định pháp luật

Bộ hồ sơ thanh khoản gồm các bảng, biểu và các loại chứng từ theo quyđịnh (tại phụ lục 01)

- Thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế NK: Nếu ngườinộp thuế đã thực XK hàng hoá trong thời hạn nộp thuế kể từ ngày đăng ký tờ khaihải quan thì thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế chậm nhất là 45 ngày kể

từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai NK đề nghị hoàn thuế, không thu thuế

- Thủ tục thanh khoản:

Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ thanh khoản:

Khi tiếp nhận hồ sơ thanh khoản, công chức Hải quan thực hiện:

+ Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ của bộ hồ sơ thanh khoản DN nộp

Trang 35

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, vào sổ theo dõithanh khoản, lấy số Lập 02 bản Phiếu giao nhận hồ sơ để giao DN 01 bản và lưu 01bản.

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ thì hướng dẫn DN nộp hoặc xuấttrình bổ sung hoặc trả lời từ chối tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ lý do trên Phiếu yêu cầunghiệp vụ và trả hồ sơ

Bước 2 Phân loại hồ sơ:

+ Đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định, công chức kiểm tra hồ sơ đối chiếutính thống nhất, hợp pháp của hồ sơ, đối chiếu với quy định hiện hành để phân loại

hồ sơ thành hai loại: hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau và hồ sơ thuộcdiện kiểm tra trước, hoàn thuế sau

+ Nếu hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau thì thực hiện tiếp bước

3, 4 dưới đây

+ Nếu hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì thực hiện bước 3sau khi đã hoàn thành bước 4 (trừ việc bàn giao hồ sơ lưu)

Bước 3 Xử lý hồ sơ thanh khoản của DN

Đối với những hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau thì thực hiện:

Nếu thanh khoản thủ công:

+ Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên tờ khai XK, NK, định mức với hồ sơ thanhkhoản của DN Đối với những tờ khai có nghi vấn thì đối chiếu với tờ khai lưu tạiChi cục Hải quan

+ Kiểm tra kết quả tính toán trên bảng thanh khoản

- Nếu thanh khoản bằng máy tính: Đối chiếu số liệu các tờ khai XK, NK,

định mức, hồ sơ thanh khoản của DN với số liệu trên máy

- Trường hợp số liệu thanh khoản của DN có sai sót: Yêu cầu DN giải trình

và báo cáo Lãnh đạo Chi cục xem xét chỉ đạo

Bước 4 Thủ tục hoàn thuế, không thu thuế:

+ Thực hiện theo khoản 5 và 6 Điều 128 Thông tư số 194/2010/TT-BTCngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính và Mục IV Quy trình xét hoàn thuế, không thu

Trang 36

thuế XK, thuế NK ban hành kèm theo Quyết định số 2424/QĐ-TCHQ ngày27/11/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

+ Đóng dấu đã thanh khoản, hoàn thuế (không thu thuế):

Đóng dấu đã thanh khoản lên tờ khai NK, tờ khai XK bản lưu Hải quan vàbản lưu người khai hải quan đối với trường hợp thanh khoản nguyên liệu, vật tư NK

để sản xuất XK có thuế suất thuế NK 0%

Đóng dấu hoàn thuế (không thu thuế) trên tờ khai bản lưu người khai hảiquan tại lần làm thủ tục hoàn thuế (không thu thuế) cuối cùng, cán bộ thanh khoản

tự lập phụ lục theo dõi nội dung đã thanh khoản trong từng lần để đảm bảo chínhxác việc thanh khoản Đóng dấu đã thanh khoản vào các bảng biểu thanh khoảnđồng thời ký đóng dấu công chức Bàn giao hồ sơ lưu sang bộ phận phúc tập để tiếnhành phúc tập theo quy định

- Trường hợp hàng hoá là nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng XK nhưngkhông đưa vào sản xuất và XK hết, DN đề nghị được chuyển tiêu thụ nội địa thì phải

có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục để chuyển tiêu thụ nội địa và thanhkhoản trên cơ sở tờ khai NK, không đăng ký tờ khai mới mà chỉ khai và nộp thuế NK,thuế giá trị gia tăng (nếu có) theo quy định

- Trường hợp sản phẩm sản xuất ra được bán cho DN khác để trực tiếp XK thì

tờ khai XK đăng ký theo loại hình SXXK và phải ghi rõ trên tờ khai “sản phẩm đượcsản xuất từ nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng XK” và ghi tên DN bán sản phẩm

1.2.3 Công cụ quản lý của cơ quan Hải quan đối với nguyên liệu vật tư NK để sản xuất hàng XK

1.2.3.1 Hệ thống các văn bản pháp luật, quy trình nghiệp vụ

Luật pháp là yếu tố đảm bảo cho sự vận hành thông suốt và ổn định của hoạtđộng DN Vì vậy, ngành Hải quan đã đưa ra các chính sách pháp luật để quản lý các

DN XNK như Luật Hải quan được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam thông quan ngày 29/6/2001 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2002, Luật Hải quansửa đổi bổ sung đã được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực

từ ngày 01/01/2006 đã được Chính phủ, cộng đồng DN đánh giá là đã tạo thuận lợi

Trang 37

cho hoạt động XNK, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn

an ninh, thu hút đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế Bên cạnh đó, Chính phủ, Bộ Tàichính cũng như ngành Hải quan cũng ban hành các Nghị định, Thông tư, Quyếtđịnh hướng dẫn về thủ tục Hải quan cho các hoạt động XNK và các hoạt động chịu

sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Hải quan

Quản lý thủ tục hải quan đối với nguyên liệu vật tư NK để sản xuất hàng XKchịu sự chi phối của nhiều nguồn luật, trong đó chủ yếu là Luật thuế XNK, Luật Hảiquan, Luật quản lý thuế và các văn bản quy phạm pháp luật (theo Phụ lục 02)

1.2.3.2 Hệ thống công nghệ thông tin

Cơ quan Hải quan đã ứng dụng CNTT vào quản lý các hoạt động XNKgiúp giảm thời gian làm thủ tục, đảm bảo thông tin đầy đủ, nâng cao hiệu quảkinh tế Ngành hải quan đã dùng quy trình nghiệp vụ để quản lý hoạt động nhậpSXXK, các bước trong quy trình này được công nghệ hóa bằng cách sử dụng cácphần mềm để quản lý

Hình 1.7: Mô hình hệ thống về quản lý thanh khoản

(Nguồn: Chi cục Hải quan Nam Định)

- Tiếp nhận

Hệ thống thông quan điện

tử (kết nối tờ khai XK, NK)

Kết quả

- Các biểu mẫu, báo cáo thanh khoản

Hệ thống quản lý SXXK (Theo dõi -Thanh khoản)

Chương trình kế toán 559 (theo dõi nợ thuế)

Trang 38

Hệ thống ứng dụng CNTT trong quản lý nguyên liệu, vật tư NK để sản xuấthàng XK đã giúp cơ quan Hải quan:

- Quản lý thông tin chi tiết danh mục nguyên liệu, vật tư NK, danh mục sảnphẩm XK của DN, quản lý thông tin đăng ký định mức;

- Quản lý thông tin tờ khai NK, XK (lưu trữ đầy đủ trên hệ thống);

- Hỗ trợ lập hồ sơ thanh khoản lượng nguyên liệu, vật tư NK, hỗ trợ tính phạtchậm nộp thuế, ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế NK: Đã cho kết quả và kếtxuất các mẫu biểu thanh khoản nhanh hơn rất nhiều so với trước đay làm thủ công;

- Tích hợp các hệ thống hiện tại, để hỗ trợ nghiệp vụ thuế, thống kê;

- Xây dựng mô hình trao đổi thông tin giữa DN - Hải quan và Hải quan - Hảiquan qua các phương tiện điện tử, theo mô hình quản lý dữ liệu tập trung, dựa trênmạng diện rộng của Tổng cục Hải quan

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu

1.3.1 Các nhân tố thuộc cơ quan Hải quan

1.3.1.1 Đội ngũ công chức Hải quan

Con người là trung tâm, là động lực của sự phát triển, là yếu tố quan trọnghàng đầu; đây là lực lượng trực tiếp quản lý hoạt động XNK nói chung và hoạt động

NK nguyên liệu, vật tư cho sản xuất hàng XK nói riêng Trình độ chuyên môn, kinhnghiệm công tác, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, thái độ và cách phục vụcủa CBCC hải quan tác động trực tiếp đến việc làm thủ tục XNK của DN NếuCBCC có trình độ, thái độ làm việc chuyên nghiệp, nhanh chóng sẽ giúp DN giảiquyết hồ sơ nhanh, giải phóng hàng kịp thời để DN đưa vào sản xuất cũng như thựchiện các thủ tục XK hàng hoá, thanh khoản tờ khai Ngược lại nếu CBCC làmviệc thiếu chuyên nghiệp, có thái độ không nhiệt tình tận tuỵ với công việc sẽ gâycản trở cho hoạt động NK của DN, làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của DN Vìvậy, để quản lý tốt hoạt động XNK nói chung cơ quan Hải quan đưa ra tuyên ngônphục vụ khách hàng là “Chuyên nghiệp - Minh bạch - Hiệu quả’’ Để thực hiệnđược điều này CBCC cần phải thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp, nhiệt

Trang 39

tình, tận tụy với công việc, thông thạo nghiệp vụ, xử lý công việc tuân thủ đúng quytrình, thủ tục quy định, văn minh lịch sự trong công việc và ứng xử

1.3.1.2 Cơ cấu bộ máy, trình độ tổ chức

Để quản lý tốt hoạt động NK nguyên liệu để sản xuất hàng XK, cơ quan Hảiquan phải có bộ máy quản lý chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương Tại Cục Hảiquan các tỉnh phải tổ chức quản lý tốt theo quy trình nghiệp vụ mà Tổng cục Hảiquan đã đề ra

Tổng cục Hải quan là cơ quan trực tiếp quản lý Cục Hải quan các tỉnh, Thànhphố Cục Hải quan các tỉnh, Thành phố quản lý trực tiếp các Chi cục Hải quan trênđịa bàn quản lý của mình Các Chi cục là nơi DN trực tiếp đến làm thủ tục NKnguyên liệu cho sản xuất hàng XK Tại đây cơ quan Hải quan sẽ tiếp nhận và làmthủ tục theo đúng quy trình nghiệp vụ hải quan Chính vì đó nên sự quản lý của cơquan Hải quan ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động NK nguyên liệu, vật tư để sảnxuất hàng XK Nên bộ máy tổ chức tốt sẽ giúp việc quản lý hoạt động NK nguyênliệu được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, chính xác sẽ phòng chống được gian lậnthương mại, thông quan nhanh hàng hoá, giảm chi phí phát sinh, tạo điều kiện thuậnlợi cho DN

1.3.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thông tin

Cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị là các điều kiện vật chất để CBCC làm việc,thực hiện công việc chuyên môn của mình Khi được trang bị máy móc thiết bị hiện đại

sẽ giúp cơ quan Hải quan tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, tạo điều kiện cho

DN thực hiện thủ tục hải quan nhanh, thông quan hàng hoá kịp thời Đặc biệt hiện nay,thực hiện thủ tục hải quan điện tử cần có hệ thống máy tính hiện đại, phục vụ việc khaihải quan điện tử của DN để tiết kiệm chi phí cho DN Ngược lại, nếu hệ thống côngnghệ thông tin bị trục trặc, không đáp ứng sẽ dẫn đến việc truyền nhận dữ liệu bị áchtắc, gây khó khăn trong việc quản lý hải quan

Việc áp dụng CNTT trong quản lý của cơ quan Hải quan hiện nay được thựchiện trên toàn quốc Vì vậy, cơ sở hạ tầng CNTT quốc gia là rất quan trọng, việcphát triển mạng lưới viễn thông, hệ thống CNTT sẽ góp phần vào việc thực hiện các

Trang 40

ứng dụng phần mềm của hải quan sẽ thuận lợi như tốc độ đường truyền nhanh,nhiều DN được tiếp cận với hải quan điện tử cũng như cập nhật được các chính sáchpháp luật của Nhà nước thông qua mạng xã hội Điều này tạo điều kiện cho cơ quanHải quan cũng như DN thực hiện hoạt động XNK được nhanh chóng, tiết kiệmđựơc thời gian, tiền bạc của Nhà nước và DN cũng như theo dõi tình hình XNKtheo hệ thống thông tin dữ liệu, hạn chế được tình trạng gian lận thương mại.

1.3.2 Các nhân tố khác

1.3.2.1 Xu thế hội nhập quốc tế

Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểuhiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phứctạp Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn, quá trình quốc tế hoá sảnxuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng Việc tham gia vào mạngsản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế Sựtùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước càng trở thànhphổ biến Kinh tế tri thức phát triển mạnh và do đó, con người và tri thức trở thànhnhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia

Sau khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào một giai đoạnphát triển mới Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục diện phát triển toàn cầuthay đổi với sự xuất hiện những liên kết mới, vị thế của châu Á, nhất là Trung Quốctrong nền kinh tế thế giới đang tăng lên Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điềuchỉnh các thể chế tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới vềkhoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên Mặt khác, khủnghoảng còn để lại hậu quả nặng nề, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy trở thành rào cản lớn chothương mại quốc tế Kinh tế thế giới tuy đã bắt đầu phục hồi nhưng đà tăng trưởng trongnhững năm đầu còn yếu, độ rủi ro và tính bất định còn rất lớn

Vì vậy, việc quản lý hải quan đối với hoạt động XNK nói chung và quản lýđối với hoạt động NK nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng XK ngày càng khó khăn.Yêu cầu Nhà nước phải có chính sách hợp lý để vừa thúc đẩy hoạt động XNKnhưng vẫn kiểm soát được sự chấp hành pháp luật của các DN

Ngày đăng: 21/11/2015, 12:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
21. Vũ Hữu Tửu (2002), Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương.22. Các trang Web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
Tác giả: Vũ Hữu Tửu
Năm: 2002
1. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế XK, thuế NK và quản lý thuế đối với hàng hoá XK, NK Khác
2. Bộ Tài chính (2008), Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy định áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan Khác
3. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 62/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan Khác
4. Chính phủ (2007), Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan Khác
5. Chính phủ (2009), Nghị định 18/2009/NĐ-CP ngày 18/02/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan Khác
6. Chính phủ (2010), Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế XK, thuế NK Khác
7. Chính phủ (2005), Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định thủ tục Hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan Khác
8. Chi cục Hải quan Nam Định (2008 - 2012), Báo cáo tổng kết công tác năm Khác
10. Chi cục Hải quan Nam Định (2008 - 2012), Hồ sơ xử lý vi phạm hành chính về hải quan Khác
11. Học viện Hành chính (2010), Giáo trình lý luận hành chính Nhà nước Khác
12. Phạm Ngọc Hữu (2008), Một số thủ đoạn gian lận trong quá trình XK sản phẩm gia công, sản xuất XK, Bản tin Nghiên cứu hải quan số 02/2008 Khác
13. Quốc Hội (2005), Luật Thuế XK, thuế NK số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005 Khác
14. Quốc Hội (2006), Luật quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29/11/2006 Khác
15. Quốc Hội (2001), Lụât Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/06/2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan Khác
16. Quốc Hội (2005), Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày14/06/2005 Khác
17. Thủ tướng Chính Phủ (2008), Quyết định 87/2008/QĐ-TTg ngày 03/07/2008 Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020 Khác
18. Thủ tướng Chính Phủ (2011), Quyết định 448/QĐ-TTg ngày 25/03/2011 Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 Khác
19. Tổng cục Hải quan (2009), Quyết định 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/06/2009 ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá XK, NK thương mại Khác
20. Tổng cục Hải quan (2009), Quyết định 1279/QĐ-TCHQ ngày 25/06/2009 ban hành quy trình nghiệp vụ quản lý đối với nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng XK Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w