Có thể nói việc kinh doanh của Ngân hàng thực chất là việc mua quyền sự dụng tiền tệ trong một khoản thời gian xác định và bán quyền sử dụng đó để tạo thu nhập dựa vào số chênh lệch.. Ch
GIỚI THIỆU
ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu
Ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt trong nền kinh tế Nó đặc biệt ở chổ kinh doanh dựa trên hàng hóa là tiền tệ Có thể nói việc kinh doanh của Ngân hàng thực chất là việc mua quyền sự dụng tiền tệ trong một khoản thời gian xác định và bán quyền sử dụng đó để tạo thu nhập dựa vào số chênh lệch Tuy nhiên, để đạt được lợi nhuận tối đa thì một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đó chính là làm sao để có chi phí nhỏ nhất cho một khoản doanh thu cố định Đối với Ngân hàng thì chi phí của việc kinh doanh là khoản tiền để trả cho việc có được quyền sử dụng vốn Nguồn vốn của Ngân hàng được tạo lập từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi loại nguồn vốn lại có một chi phí sử dụng vốn khác nhau Vì vậy để tối đa hóa lợi nhuận thi Ngân hàng cần có một cơ cấu nguồn vốn một cách hợp lý Điều này còn quan trong hơn đối với Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng
Sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ – MHB CNCT khi Cần Thơ hiện là trung tâm kinh tế lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có tiềm năng phát triển vô cùng lớn Đóng vai trò là Thủ phủ của miền Tây Nam Bộ, trong những năm qua Thành phố Cần Thơ (TPCT) đang từng bước khẳng định mình và có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế, tài chính, khoa học kỹ thuật, thương mại, dịch vụ… Bên cạnh đó TPCT còn có một hệ thống Ngân hàng tập trung ngày càng nhiều Thông qua hệ thống này dòng vốn sẽ được khơi thông, điều chuyển và đi sâu vào các lĩnh vực, các ngành các thành phần kinh tế, góp phần thúc đây quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa Mặt khác, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và tình trạng lạm phát tăng nhanh trong năm 2010 Nên thị trường vốn trong những năm qua luôn có sự biến động rất lớn làm cho thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn Trong điều kiện đó, nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng trong sản xuát kinh doanh và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Đồng thời nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng, Ngân hàng cần phải đảm bảo một nguồn vốn hoạt động hợp lý để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh giữa các
Ngân hàng Điều này làm cho chi phí sử dụng vốn ngày càng tăng Nếu không quản lý tốt nguồn vốn thì Ngân hàng có thể mất dần vị thế và không còn khả năng cạnh tranh với đối thủ
Chính vi tầm quan trọng như vậy nên em quyết định chon đề tài “ Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ” làm đề tài tốt nghiệp cho mình Do những hạn chế nhất định về kiến thức và thời gian thực tập tại đơn vị không nhiều nên không thể tránh khỏi sai xót Rất mong nhận được sự đóng góp và xây dựng của quý thầy cô
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, Thành phố Cần Thơ được xây dựng và phát triển là trung tâm kinh tế của cả ĐBSCL Song song với sự phát triển của kinh tế đó chính là sự phát triển của thị trường vốn Để có thể phát triển được sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải có nguồn vốn Nguồn vốn có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng kịp thời nhất, dồi dào nhất vẫn là nguồn vốn của Ngân hàng Vì vậy, vai trò của Ngân hàng là không thể thiếu trong phát triển kinh tế Bên cạnh những Ngân hàng lớn như: VCB, Sacombank, Vietinbank…Trong những năm qua hàng loạt Ngân hàng mới xuất hiện ở Cần Thơ như: VietABank, VietBank, SCB, SHB…Những sự xuất hiện này đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của Cần Thơ
Trong hoạt động kinh doanh, các Ngân hàng cần phải huy động một số vốn khá lớn để kinh doanh Vì vậy vấn đề hiệu quả sử dụng vốn luôn được đặt lên hàng đầu Chúng ta muốn đánh giá một cách khách quan và chính xác hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng thì cần đánh giá các chỉ tiêu tài chính như: tỷ lệ nợ quá hạn, vòng quay vốn tín dụng, hệ số thu nợ… Căn cứ vào các chỉ tiêu này các Ngân hàng cũng có thể tự đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn và mức độ an toàn và chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Phân tích đánh giá cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng MHB CNCT Từ đó phát hiện những mặt tích cực, hạn chế và cải tiến những mặt tiêu cực, đồng thời đề ra những định hướng phát triển trong tương lai
- Tổng quan về cơ cấu nguồn vốn
- Khái quát và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của MHB CNCT
- Phân tích cơ cấu nguồn vốn, một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng và rủi ro liên quan đến nguồn vốn của MHB CNCT trong giai đoạn 2008 – 2010 và 6 tháng đầu năm 2011
- Đưa ra một số giải pháp và định hướng phát triển trong tương lai.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ và các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh
1.3.2 Phạm vi thời gian Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long trong thời gian 2008 – 2010 và 6 tháng đầu năm 2011
- Phân tích một số vấn đề cơ bản của Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long như: quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức và hoạt động, tình hình hoạt động… vốn trong 3 năm 2008 – 2010 và 6 tháng đầu năm
- Phân tích thực trạng sử dụng vốn của Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long Đây là đối tượng chính của đề tài
- Đưa ra giải pháp kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUỒN VỐN
2.1.1 Khái niệm nguồn vốn của ngân hàng thương mại
Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại (NHTM) là những gía trị tiền tệ mà ngân hàng tạo lập được, huy động được dùng để cho vay, đầu tư và những nghiệp vụ kinh doanh khác
Nguồn vốn của ngân hàng thường chia làm 3 loại: vốn chủ sở hữu, vốn huy động và những nguồn vốn khác Mỗi loại nguồn vốn sẽ có một tỷ trong khác nhau trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng và mỗi loại nguồn vốn cũng đóng vai trò không giống nhau
Vốn chủ sở hữu (VCSH) hay còn gọi là vốn tự có của ngân hàng Đây là loại nguồn vốn có tỷ trong rất nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng những lại đóng một vai trò rất quan trọng Nó ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh doanh, huy động, mở rộng và cả mức độ an toàn của ngân hàng
VCSH bao gồm: vốn điều lệ, lợi nhuận giữ lại, các quỹ dự trữ…
- Vốn điều lệ: là nguồn vốn do các chủ sở hữu của ngân hàng đóng góp, được ghi trong bảng điều lệ của ngân hàng Tuy vốn điều lệ của ngân hàng do các cổ đông đóng góp những mức vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định của nhà nước và được Ngân hàng Trung Ương (NHTW) phê duyệt
- Lợi nhuận giữ lại: là phần lợi nhuận mà ngân hàng giữ lại để tiếp tục đầu tư cho hoạt động kinh doanh Tỉ lệ lợi nhuận chia cổ tức và lợi nhuận giữ lại được Đại hội đồng cổ đông quyết định vào đầu mỗi chu kỳ kinh tế
- Các quỹ dự trữ: các quỹ dự trữ của NHTM được tạo lập và hình thành trong quá trình hoạt động của ngân hàng Mỗi loại quỹ dự trữ được tạo lập để sử dụng cho một mục đích nhất định Các quỹ dự trữ bao gồm:
+ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% trên lợi nhuận ròng Mức tối đa do chính phủ quy định
+ Các quỹ dự trữ khác: quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ phát triên nghiệp vụ ngân hàng… các quỹ này được trích lập và sử dụng theo một mục đích nhất định
2.1.2.2 Vốn huy động Đây là loại nguồn vốn chiếm tỉ trong lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng Nó thường chiếm một tỷ trọng khá lớn vì đây là loại nguồn vốn có chi phí sử dụng khá thấp so với những loại vốn khác Mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng thường dựa trên nguồn vốn này Mức tối đa do Ngân hàng Nhà nước quy định( thường không vượt quá 20 lần VCSH)
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT): là số tiền nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tạm thời chưa dùng đến, để dự trù cho những khoản chi trả trong tương lai hoặc để thanh toán… Tiền gửi của các TCKT chiếm một tỷ trọng khá lớn và đóng một vay trò hết sức quan trọng trong nguồn vốn huy động của ngân hàng
- Tiền gửi của cá nhân: đây là lượng tiền nhàn rỗi của các cá nhân trong nền kinh tế Đây là loại nguồn vốn rất cần thiết cho hoạt động của ngân hàng nhưng phải tốn nhiều chi phí cho việc quản lý một số lượng lớn khách hàng này
- Phát hành chứng từ có giá: ngân hàng phát hành những giấy tờ có giá như: trái phiếu NHTM, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi… để huy động vốn Mỗi loại giấy tờ có giá đều có ưu và nhược điểm riêng Vì vậy tùy thuộc vào mục đích và lượng vốn mà ngân hàng cần có những chính sách hợp lý
- Vốn vay: khi nguồn vốn huy động không đáp ứng nổi nhu cầu của hoạt động kinh doanh, dự trữ… thì ngân hàng có thể đi vay Ngân hàng Nhà nước hoặc các tổ chứ tín dụng khác Tuy nhiên việc vay trên thị trường liên ngân hàng thường phải chịu một lãi suất khá cao Vì vậy, đây chỉ được xem là phương án bù đắp những khoản thiếu hụt tạm thời chứ không thể coi đây là một phương án kinh doanh
-Vốn tài trợ: đây là những khoản tiền của Ngân hàng nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước tài trợ cho ngân hàng vì một mục đích kinh tế xã hội nào đó Đậy là nguồn vốn có tính không ổn định qua từng năm.
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chính là việc phân tích hiệu quả kinh tế tài chính của ngân hàng Bởi vì ngân hàng hoạt động chủ yếu là dựa vào nguồn vốn để tạo ra lợi nhuận Vì vậy phân tích hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ quản lý nguồn vốn, nguồn nhân lực, tài lực, vật lực của ngân hàng Đồng thời nó cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau Bất cứ doanh nghiệp nào khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đều muốn đồng vốn của họ bỏ ra phải kiếm được một lợi nhuận càng lớn càng tốt Tức là tỷ suất sinh lợi của nguồn vốn phải cao
Trong quá trình kinh doanh thì hiệu quả sử dụng vốn đóng một vay trò then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ đánh giá được chất lượng của hoạt động sản suất kinh doanh, vạch ra khả năng tiềm tàng của ngân hàng để nâng cao hơn kết quả hoạt động kinh doanh và giảm thiểu chi phí
Hiệu quả sử dụng vốn không những phản ánh trình độ quản lý nguồn vốn, nguồn nhân lực mà nó còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì ngân hàng sẽ tạo ra được lợi nhuận càng nhiều, càng có điều kiện để tạo ra nguồn vốn ngày càng lớn hơn, nâng cao uy tính đối với khách hàng Tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng kinh doanh Ngược lại, nếu hiệu quả sử dụng vốn thấp thì ngân hàng sẽ không có sức cạnh tranh với đối thủ, ngày càng bị tụt hậu
Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, hệ thống các chỉ tiêu là những cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng để từ đó tìm được điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng Đưa ra những giải pháp để phát huy thế mạnh, hạn chế và khác phục những yếu kém để từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế – xã hội khác nhau và dưới nhiều hình thức khác nhau Ngày nay, tín dụng được hiểu theo các nghĩa sau:
- Định nghĩa 1: Tín dụng là mối quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thức tiền hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay gốc và lãi trong một khoản thời gian xác định
- Định nghĩa 2: Tín dụng là một phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các cá nhân, pháp nhân trong nền kinh tế
- Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên Trong đó, một bên
(trái chủ, người cho vay) cung cấp hàng hóa, tiền tệ, chứng khoán dựa trên lời hứa, uy tín sẽ thaanh toán lại trong tương lai của bên kia
Như vậy, tín dụng có nhiều cách định nghĩa và diễn đạt khác nhau nhưng chúng vẫn có chung nội dung thống nhất Tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa hai pháp nhân được chi phối bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện hành Cụ thể hơn, tín dụng ngân hàng là cơ chế chuyển giao quyền sử dụng vốn giữa bên cho vay và bên đi vay trên cơ sở bên đi vay sẽ có trách nhiệm hoàn trả lại gốc và lãi trong tương lai
2.2.2 Vai trò của tín dụng
2.2.2.1 Thúc đây quá trình sản xuất kinh doanh, luân chuyển nguồn vốn
Tín dụng sẽ cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trinh sản xuất kinh doanh, tạo đòn bảy để phát triển kinh tế xã hội
Tín dụng còn là một công cụ để tập trung vốn một cách hiệu quả Ngân hàng có thể tập hợp những khoản tiền nhàn rỗi nhỏ trong dân cư dể tạo nên một nguồn vốn lớn đưa ngược lại vào quá trình sản xuất kinh doanh Từ đó có thể đáp ứng những nhu cầu về vốn của những doanh nghiệp trong nền kinh tế
Tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa những pháp nhân cần vốn và những pháp nhân có nguồn tiền nhàn rỗi Từ đó sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng và luân chuyển nguồn vốn
2.2.2.2 Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ và giá cả
Trong quá trình tập trung và luân chuyển hàng hóa, tín dụng đã ảnh hường rất nhiều đến khối lượng tiền tệ trong lưu thông Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nếu cần giảm lạm phát, thúc đẩy kinh tế, bình ổn giá cả thì Ngân hàng nhà nước có thể tác động trực tiếp vào hoạt động tín dụng của các ngân hàng
2.2.2.3 Ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm
Khả năng cung ứng vốn của tín dụng giúp cho việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ ngày càng gia tăng, thúc đẩy kinh tế phát triển Từ đó, thỏa mãn được nhu cầu và nâng cao mức sống của người dân
Tín dụng cung ứng vốn cho các doanh nghiệp tạo điều kiện cho các doanh nghiêp này ngày càng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Quá đó, giúp giải quyết được phần nào tình trạng thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân
Một xã hội phát triển lành mạnh ai cũng có công ăn việc làm, đời sống ổn định là một trong những tiền đề cho trật tự xã hội Tín dụng là một trong những nhân tố quan trọng để tạo nên điều đó
2.2.2.4 Tín dụng góp phần mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế
NHƯNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
- Nguyên tắc hoàn trả: các khoản tín dụng phải được phải được hoàn trả nguyên gốc đúng thời hạn để ngân hàng có thể duy trì hoạt động và đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng
- Nguyên tắc thời hạn: các khoản vay phải được hoàn trả đúng thời gian mà
2 bên đã thỏa thuận cụ thể và được ghi nhận trong hợp đồng cho vay giữa hai bên Tuy nhiên, có những trường hợp cụ thể (trả sớm hơn, trễ hơn) sẽ được ghi rõ trong hợp đồng
- Nguyên tắc trả lãi: ngoài việc thanh toán đầy đủ khoản gốc thì người đi vay phải thanh toán thêm phần lãi phải chịu theo một tỉ lệ % nhất định (lãi suất) trên khoản vay mà ngân hàng và người đi vay đã thỏa thuận trước Đối với mỗi ngân hàng khác nhau, các khoản vay có thời hạn, đối tượng, điều kiện khác nhau thì lãi suất sẽ khác nhau
- Nguyên tắc tài sản đảm bảo: các khoản vay được đảm bảo bằng tài sản nhằm để đảm bảo quyền lợi của ngân hàng khi khách hàng không đủ khả năng trả gốc và lãi, hoặc khi khách hàng vi phạm những điều kiện vay vốn
- Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích: tất cả các khoản vay phải được sử dụng đúng mục đích được ghi trong hợp đồng tín dụng Điều này nhằm đảm bảo cho khách hàng sử dụng đúng mục đích, không làm ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hành trong tương lai và chính sách của nhà nước
- Khách hàng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có tư cách pháp nhân trước pháp luật và chịu trách nhiệm dân sự theo đúng pháp luật
- Khách hàng phải có đủ khả năng tài chính để chi trả gốc và lãi trong khoản thời gian đã cam kết
- Phải sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, không vi phạm pháp luật của nhà nước
- Phải có dự án đầu tư, phương án kinh doanh khả thi, phục vụ cho đời sống của nhân dân Mặc khác, phải có phương án trả nợ khả thi và phù hợp với quy định của nhà nước
- Phải đảm bảo những quy định về tài sản dảm bảo cho khoản vay theo quy định của pháp luật
- Các pháp nhân: doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty TNHH, Công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tố chức khác có đầy đủ những điều kiên theo quy định tại điều 94 Bô Luật Dân sự
- Cho vay một lần: là phương thức cho vay mà trong đó người đi vay nhận vốn một lần khi ký kết hợp đồng vay vốn Cho vay một lần thường được áp dụng cho các khoản vay nhỏ, sử dụng nhanh
- Cho vay từng lần: là hình thức cho vay mà người vay vốn phải nhận vốn vay theo nhiều lần khác nhau Mỗi lần nhận vốn vay khách hàng phải thực hiện các thủ tục cho vay cần thiết và ký kết hợp đồng Điều này sẽ giúp cho khách hàng tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn khống cần thiết, tránh ứ đọng nguồn vốn
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng nào đó Khách hàng có thể sử dụng vốn cho mục đích của mình trong hạn mức cho phép đó Lãi suất sẽ được tính trên số dư thực tế chứ không tính trên số hạn mức tín dụng
- Cho vay theo dự án: là phương thức cho vay trung và dài hạn cho một dự án nào đó Ngân hàng phải thẩm định dự án trước khi đồng ý cho vay
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc ngân hàng cho phép khách hàng chi vượt quá số dư trên tài khoản thanh toán của khách hàng nhưng trong một giới hạn nhất định
- Cho vay hợp vốn: là nghiệp vụ mà một ngân hàng phối hợp với một TCTD khác để cho một khách hàng vay Phương thức cho vay này thường áp dụng đối với những khoản vay lớn vượt quá giới hạn của ngân hàng hoặc ngân hàng muốn giảm thiểu rủi ro
2.3.5 Trả nợ gốc và lãi
Khách hàng trả gốc và lãi thường chia thành nhiều đợt khác nhau Tùy theo thỏa thuận mà cách tính lãi suất sẽ khác nhau Đối với khách hàng vay bằng nội tệ, nếu trả nợ trước hạn thì số lãi phải chi trả tính từ ngày vay đến ngày trả nợ Đối với khách hàng vay bằng ngoại tệ, nếu trả nợ trước hạn thì ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận về số tiền lãi nhưng không vượt quá số tiền lãi vay trên hợp đồng
CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIẢ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
2.4.1 Tỷ suất sinh lời của tài sản – ROA Đâ là một chỉ tiêu quan trong khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng ROA thể hiện một đồng tài sản (nguồn vốn) có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Hệ số này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng và phân bố tài sản càng hợp lý
Khi tổng tài sản không đổi, lãi ròng càng cao thì tỷ suất dinh lợi của tài sản càng cao Ngoài ra ROA còn chịu ảnh hưởng của trực tiếp của hệ số lãi ròng và vòng quay tổng tài sản
ROA = Hệ số lãi ròng x Vòng quay tổng tài sản
Suất sinh lời của tài sản ROA càng cao khi vòng quay tổng tài sản càng cao 2.4.2 Hệ số lãi ròng ROS
Hệ số lãi ròng hay còn gọi là suất sinh lời của doanh thu, thể hiện trong một đồng doanh thu sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận
Lãi ròng ở đây được hiểu là lợi nhuận sau thuế Khi ROS càng lớn thì điều này thể hiện rằng chi phí hoạt động và giá thành sản phẩm càng thấp ROS càng lớn khi lãi ròng càng cao hoăc Doanh thu càng thấp Tuy nhiên, các nhà kinh doanh thường kỳ vọng lãi ròng tăng để tăng ROS Nếu doanh thu giảm thì quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh sẽ ngày càng giảm
ROA Lãi ròng Tổng tài sản
ROA Lãi ròng Doanh thu Tổng tài sản x Doanh thu
ROS Lãi ròng Doanh thu
2.4.3 Lợi nhuận ròng trên VCSH – ROE
ROE là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn VCSH Về mặt lý thuyết, ROE thể hiện một đồng VCSH sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuân Trong chứng khoán thì nhà đầu tư thường chuộng những loại chứng khoán có ROE cao ROE càng cao thì việc sử dụng vốn càng có ý nhĩa
Ngoài ra ROE cũng được tính như sau Đối với ngân hàng thì chỉ số ROE chưa thể hiện hết hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng VCSH tuy quan trọng nhưng nó chiếm một tỷ trong nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng Mặt khác, ngân hàng kinh doanh chủ yếu là dựa vào nguồn vốn huy động là chính
ROE Lãi ròng Vốn chủ sở hữu
ROA Lãi ròng Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu x Tổng tài sản
Chỉ tiêu này thường được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hảng, nó biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng hoặc khả năng trả nợ của khách hàng
2.4.5 Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu phản ánh tình hình luân chuyên nguồn vốn của ngân hàng Nó thể hiện hiệu quả sử dụng vốn, thời gian thu hồi vốn… tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao
Hệ số thu nợ Doanh số thu nợ Doanh số cho vay
Vòng quay vốn tín dụng Doanh số thu nợ
2.4.6 Nợ xấu trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu này thường dược sử dụng để đo lường chất lượng tín dụng của một ngân hàng Chỉ tiêu này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 2, 4 và 5
Nợ xấu trên tổng dư nợ Nợ xấu Tổng dư nợ
CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH CẦN THƠ
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1 Tổng quan về Thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương được chính phủ công nhận vào ngày 24 tháng 6 năm 2009 TP Cần Thơ có diện tích tự nhiên là 138.960 ha, dân số 1,12 triệu người Nằm giữa ĐBSCL về phía Tây sông Hậu, trên trục giao thông thủy - bộ quan trọng của cả nước Phía Bắc giáp hậu Giang, phía Nam giáp với tỉnh Hậu Giang, phía Tây giáp với tỉnh Kiên Giang, phía Nam giáp với hai tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp
Hiện nay Thành phố Cần Thơ có 9 đơn vị hành chính: Quận Ninh Kiều, Quận Bình Thủy, Quận Cái Răng, Quận Ô Môn, Quận Thốt Nốt, Huyện Phong Điền, Huyện Cờ Đỏ, Huyện Thới Lai, Huyện Vĩnh Thạnh Trong đó có 44 phường,
36 xã và 5 thị trấn Cần Thơ được biết đến như là "Tây Đô" (thủ đô của miền Tây) của một thời rất xa Cần Thơ nổi danh với những địa điểm như bến Ninh Kiều, cầu Cần Thơ (cây cầu lớn và dài nhất Việt Nam)
- Về kinh tế: Tổng thu ngân sách năm 2008 đạt 3.782,1 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm qua đạt 15,5%, thu nhập bình quân đầu người năm
2008 đạt 1.444 USD,2010 đạt gần 2.000 USD, tỷ lệ hộ nghèo 6,04% Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế của vùng ĐBSCL và cả nước
- Nông nghiệp: Cây nông nghiệp chính của Cần Thơ là lúa Sản lượng lúa tại Cần Thơ là 1.194,7 tấn Ngoài ra có một số cây hoa màu khác nhưng sản lượng không đáng kể Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heo và gia cầm Số lượng heo là 2589,3 ngàn con, số lượng gia cầm là 13 ngàn con (vì bị cúm gia cầm) Các gia súc khác như trâu bò chiếm số lượng không nhiều Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi trồng
- Công nghiệp: Công nghiệp Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các đối tác nước ngoài tác nhập; điển hình là 2 khu công nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy.Trung tâm Công nghệ Phần mềm
Cần Thơ ,Cantho Software Park CSP cũng là một trong những dự án được Thành phố quan tâm đầu tư phát triển
+ Có nhiều siêu thị và khu mua sắm, thương mại lớn như: Metro,Coop mark, Maximart, Vinatex, Best Caring, Siêu thị Điện máy Sài Gòn Chợ Lớn, Khu mua sắm Đệ Nhất Phan Khang, Khu Thương Mại Tây Đô, Trung tâm thương mại Cái Khế (gồm 3 nhà lồng và 1 khu ăn uống) Và sắp tới là Khu cao ốc mua sắm, giải trí Tây Nguyên Plaza hiện đang được xây dựng tại khu đô thị mới Hưng Phú
+ Dịch vụ rất đa dạng: rất nhiều loại hình dịch vụ đã và đang dần phát triển mạnh như Ngân hàng, Y tế, Giáo dục, Văn hóa xã hội, Hiện có rất nhiều chi nhánh của các ngân hàng lớn trên khắp cả nước tại Tp Cần Thơ như: MHB, Vietcombank, Sacombank, Eximbank, Maritimebank, SCB, MB…
- Giáo dục: Cần Thơ có các trường đại học: trường Đại học Cần Thơ, trường đại học Y Dược Cần Thơ, Trường Đại học Dân lập Tây Đô và trung tâm Đại học Tại chức Cần Thơ (đang được lên kế hoạch nâng cấp thành Đại học Kỹ thuật Công nghệ) Đặc biệt, trong tương lai Đại học Cần Thơ sẽ được nâng cấp thành Đại học tầm cỡ Đông Nam Á Các trường cao đẳng và trường trung học chuyên nghiệp: trường Cao đẳng Cần Thơ, trường Cao đẳng kinh tế đối ngoại, trường CĐ Y tế, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, trường Cao đẳng nghề, trường cao đẳng cơ điện và nông nghiệp nam bộ Các trường phổ thông trung học: Châu Văn Liêm, Lý Tự Trọng, Bùi Hữu Nghĩa, Thốt Nốt, Hà Huy Giáp ; các trường trung học cơ sở: Chu Văn An, Đoàn Thị Điểm, Lương Thế Vinh ; các trường tiểu học: Lê Quý Đôn, Ngô Quyền
3.1.2 Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL
Ngày 18 tháng 9 năm 1997, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) được thành lập dưới hình thức Ngân hàng thương mại nhà nước, được xếp hạng doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt Sau Vietcombank và Vietinbank, MHB được chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa theo nguyên tắc không làm giảm số vốn nhà nước tại ngân hàng này MHB đã chuyển sang hoạt dộng cơ chế và mô hình của một Ngân hàng Thương mại cổ phần có tên đầy đủ là Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà ĐBSCL – gọi tắt là MHB
So với các ngân hàng thương mại nhà nước khác, MHB là ngân hàng trẻ nhất, nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh nhất Sau gần 14 năm hoạt động, tính đến 31/12/2010, tổng tài sản của MHB, đạt gần 51.400 tỷ đồng (tương đương 2,5 tỉ USD), tăng gấp 171 lần so với ngày đầu thành lập Về mạng lưới chi nhánh của MHB đứng thứ bảy trong các ngân hàng ở Việt Nam với gần 220 chi nhánh và các phòng giao dịch trải rộng trên 32 tỉnh thành lớn trên khắp cả nước
Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: việc bổ sung các công nghệ hiện đại đã hỗ trợ các giao dịch điện tử cho các máy ATM, các POS, giao dịch ngân hàng qua internet, các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng bán lẻ khác MHB đã gia nhập Liên minh Thẻ Việt Nam (VNBC), kết nối với Banknetvn và Liên minh thẻ Smartlink tạo điều kiện cho chủ thẻ MHB có thể sử dụng được tại hơn 1.000 máy ATM hiện đại trên toàn quốc của các thành viên trong liên minh VNBC, hơn 2.000 máy ATM thuộc hệ thống Banknetvn và hơn 5.000 máy ATM thuộc Liên minh thẻ Smartlink MHB cũng đã là thành viên của VISA và có kế hoạch trở thành thành viên của Hiệp hội thẻ Quốc tế China Union Pay (CUP), Master Card Trong năm
2010, MHB đã triển khai thành công Dự án Corebanking – Ngân hàng cốt lõi, một dự án sẽ làm thay đổi rất lớn về công nghệ và qui trình giao dịch của MHB
Với quyết tâm tiến tới họat động theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế hoàn toàn trong tương lai, MHB đang phát triển hệ thống thông tin quản lý với sự hỗ trợ từ
WB, theo dự án hiện đại hóa ngân hàng, nhằm đảm bảo thực thi đúng theo các yêu cầu báo cáo do luật pháp qui định, loại bỏ được những hạn chế của hệ thống công nghệ thông tin hiện nay Ngoài ra, MHB còn có kế hoạch củng cố hệ thống thông tin quản lý, có khả năng xử lý các yêu cầu quản lý hiệu quả danh mục cho vay, lãi suất, ngoại hối, quản lý rủi ro vốn khả dụng MHB đã hoàn tất 2 năm thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật SECO (2006-2008) là dự án nằm trong chương trình chung của Chính phủ Thụy Sĩ nhằm trợ giúp tiến trình tái cấu trúc lại các định chế tài chính Việt Nam, cụ thể, giúp MHB – một ngân hàng non trẻ nhưng có tốc độ phát triển nhanh và tiềm lực cao – cơ cấu tổ chức lại Ngân hàng theo những tiêu chuẩn và thông lệ Quốc tế về quản trị ngân hàng, sẵn sàng cho tiến trình hội nhập và Cổ phần hóa
CƠ CẤU TỔ CHỨC
Cơ cấu tổ chức của MHB Cần Thơ được thể hiên qua sơ đồ sau:
Chức năng của từng phòng ban:
Trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt dộng của đơn vị, ký kết các hợp đồng tín dụng trong quyền hạn mà Tổng giám đốc đã ủy quyền theo các quy định, quy chế của ngân hàng MHB Được quyền ra quyết định về công tác cán bộ tại đơn vị như: khen thưởng, kỷ luật, ủy nhiệm, bổ nhiệm, trả lương, nâng lương, ban hành các nợi quy, quy định tại đơn vị nhưng không trái với các quyết định nghị định của Ngân hàng MHB
Phân công công việc giữa từng bộ phận và thông tin phản hồi giữa các phòng ban
Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Đại hội đồng cổ đông về họat động của MHB Cần Thơ
3.2.2 Phòng hành chính nhân sự
Chịu sự chỉ đao trực tiếp từ ban giám đốc., lập chương trình và tổ chức thực hiện quy mô cán bộ, quản lý nhân sự, chi trả lương cho người lao động, đào tạo nhân viên, thực hiện các chính sách cán bộ, thi đua khen thưởng
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ dụng cụ
Thự hiện công tác quản trị hành chính theo quy định
PHÒNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Lập các báo cáo về lao động, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật
Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban giảm đốc chỉ đạo
3.2.3 Phòng nghiệp vụ kinh doanh
Nhiệm vụ chính của phong nghiệp vụ kinh doanh là nghiên cứu tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn nhằm mục đích:
+ Tiếp cận thị trường, thu thập thông tin
+ Đề xuất các phương án kinh doanh, liên doanh liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước
+ Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh
+ Lập chương trình, kế hoạch phát triển mạng lưới
Tìm kiếm khách hàng mới và duy trì mối quan hệ với khách hàng củ theo chiến lược khách hàng của MHB
Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận, giải quyết các hồ sơ xin vay vốn theo chế độ hiện hành và trình giám đốc ký duyệt hồ sơ xin vay vốn của khách hàng
Thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng xin vay vốn
Tổ chức kiểm tra giám sát các khoản vay, đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn và đề xuất các phương án để xử lý nợ quá hạn
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán đối ngoại và kinh doanh quốc tế
Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh trong và ngoài nước,
Thực hiện công tác thông tin phòng ngừa rủi ro
Lập và thực hiện các báo cáo thống kê về nghiệp vụ tín dụng và thẩm định thánh toán đối ngoại
Tổ chức quản lý theo dõi các tài sản bảo lãnh, thế chấp là bất động sản và các tài sản cầm cố được lưu giữ tại các kho thuê ngoài
Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch, dự án khai thác nguồn vốn
Nghiên cứu mặt bàng lãi suất và tình hình tăng giảm lãi suất trên thị trường để định ra mứa lãi suất hợp lý cho từng thời kỳ
Tổ chức theo dõi nguồn vốn để kịp thời điều hòa vốn giữa chi nhánh với hội sở, giữa chi nhánh với các phòng giao dịch
Lập kế hoạch và tổ chức triển khai các chương trình ưu đãi để thu hút nguồn vốn và tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ
3.2.5 Phong kế toán ngân quỹ
Thực hiện công tác hoạch toán kế toán, theo dõi phản ánh tình hình hoạt động, quản lý các loại vốn, tài sản tại chi nhánh, Báo cáo các hoạt động kinh tế tài chính theo quy định của pháp luật
Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, lập các thủ tục nhận và gửi tiền tiêt kiệm, dịch vụ chi trả kiều hối…
Tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán, huyển tiền trong và ngoài nước thông qua hệ thống MHB, Ngân hàng Nhà nước và hệ thống các ngân hàng khác
Tổ chức thu chi tiền mặt, xuất nhập các ấn chỉ có giá
Thực hiện công tác điện toán xử lý thông tin
Thực hiện kiểm tra chuyên đề kế toán tài chính trong phạm vi chi nhánh Chấp hành đầy đủ và kịp thời đối với toàn bộ các nghĩa vụ đối vơi ngân hàng Nhà nước và quy định về nghĩa vụ tài chính theo các quy định của MHB
Tổ chức bảo quản các hồ sở do phòng kinh doanh chuyển sang theo quy định của pháp luật
Chấp hành chế độ quyết toán hàng năm đối với hội sở
Lập kế hoạch thu chi tài chính đối với chi nhánh và theo dõi việc tổ chức thực hiện
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao
3.2.6 Phong kiểm soát nội bộ
Thực hiện việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ các hoạt động của chi nhánh Theo dõi phúc tra chi nhánh trong việc sữa chữa những sai phạm Thực hiện những kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra và những kiến nghị của kiểm soát nội bộ tại chi nhánh
Thực hiện báo cáo kết quả của công tác kiểm soát nội bộ
Phối hợp với các đoàn thanh tra kiểm tra nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Hội sở trong việc thanh tra kiểm tra tại chi nhánh
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHỦ YẾU
- Nhận các loại tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu bằng VND hoặc ngoại tệ của các cá nhân và tổ chức với lãi suất linh hoạt, hấp dẫn Có thực hiện tốt việc bảo hiểm tiền gửi theo quy định của nhà nước
- Thực hiện cho vay ngắn trung và dài hạn băng VND hoặc ngoại tệ cho cá nhân tổ chức trên tất cả các lĩnh vực sản xuất
- Đặc biệt chú trọng cho vay mua nhà, xây nhà, sữa chữa nhà ở, xây dựng cở sở hạ tầng
- Thực hiện chiết khấu chững từ có giá với mức cao
- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng thanh toán
- Chuyển tiền trong và ngoài nước thông qua hệ thống chuyển tiền điện tử thông minh, hiện đại và hiệu quả
- Dịch vụ thanh toán chi trả kiều hối thông qua hệ thông WESTERN UNION
- MHB Cần Thơ miễn phí tư vấn các loại hồ sơ, thủ tục liên quan tới bất động sản về giá cả, quy hoạch, hợp thức hóa…
- Với dự án “Tài chính nông thôn” MHB sẽ hổ trợ cho khác hàng là nông dân nguồn vốn để trồng trọt với lãi suất khá hấp dẫn
3.3.2 Những sản phẩm của MHB Cần Thơ
3.3.2.1 Cho vay mua, xây dựng, sữa chữa nhà ở
Là sản phẩm hổ trợ cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để mua, xây dựng hoặc sữa chữa nhà cửa
Mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị phương án nếu TSĐB là tài sản hình thành từ vốn Tối đa 85% đối với những TSĐB khác
Thời hạn cho vay: không quá 60 tháng đối với việc xây dựng, sữa chữa nâng cấp nhà ở, không quá 180 tháng đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở, hoặc căn hộ
Lãi suất theo quy định hiện hành của MHB Cần Thơ
3.3.2.2 Cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn
Là sản phẩm hỗ trợ khách hàng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
+ Không có TSĐB: Lên đến 500 triệu đồng
+ Có TSĐB: Tối đa 85% tổng nhu cầu vốn nhưng không vượt quá giới hạn cho vay đối với từng loại TSĐB
Thời hạn cho vay: Không quá 60 tháng
Lãi suất theo quy định của MHB Cần Thơ
3.3.2.3 Cho vay tiêu dùng Đây là giải pháp để phục vụ nhu cầu mua sắm vật dụng trong gia đình, đóng học phí cho con, đi du lịch… của cá nhân và gia đình
Mức cho vay: Tối đa 500 tr
Thời hạn cho vay: không quá 60 tháng
Lãi suất theo quy định hiện hành của MHB Cần Thơ
3.3.2.4 Cho vay tiểu thương Đây là sản phẩm phục vụ cho khách hàng là những người có kiot, quầy sạp, cửa hàng kinh doanh hợp pháp tại các chợ, trung tâm đầu mối trên địa bàn để bổ sung nguồn vốn kinh doanh
Mức cho vay: Tối đa 80% nhu cầu vốn của phương án kinh doanh nhưng không vượt quá giá trị cho vay tối đa của từng loại TSĐB
Thời hạn cho vay: Tối đa không quá 12 tháng, nhưng không vượt quá thời hạn thuê quầy sạp còn lại
Lãi suất theo quy định hiện hành của MHB Cần Thơ Đây là những sản phẩm kinh doanh chủ yêu của ngân hàng, ngoài ra còn có những sản phẩm khác như: cho vay mua xe cá nhân, cho vay cầm cố sổ tiết kiêm, GTCG, cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay cán bộ và công nhân viên, cho vay đảm bảo bằng các khoản phải thu…
3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MHB CẦN THƠ TRONG
Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì mục đích cuối cùng vẫn là lợi nhuận Dù là một ngành kinh tế khá đặc biệt nhưng Ngân hàng thương mại cũng không ngoại lệ Kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện tất cả những vấn đề của doanh nghiệp Vì vậy khi đánh giá về một vấn đề nào đó, kết quả hoạt động kinh doanh là một vấn đề quan trọng không thể bỏ qua
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Cần Thơ Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 6 tháng đầu năm 2010
1 Thu từ HĐ tín dụng 161.618 130.908 145.237 72.619 73.318
1 Chi phí từ HĐ tín dụng 77.200 47.676 50.349 25.175 22.906
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh)
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Cần Thơ trong 3 năm
2008 – 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 Ta nhận thấy rằng trong năm 2009 tình hình hoạt động của MHB Cần Thơ không tốt Tất cả các chỉ số đều giảm đáng kể so với năm 2008 Bước sang năm 2010 tình hình hoạt động đã được cải thiện hơn nhưng vẫn còn thấp so với năm 2008 Tình hình kinh tế vào đầu năm 2011 cũng có xu hướng tốt hơn nhưng nhưng chi phí lại tăng quá cao so với doanh thu Điều này làm cho lợi nhuận của ngân hàng bị kéo giảm Cụ thể tình hình tăng giảm sẽ đươc thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 2: Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Đơn vị tính: triệu đồng
So sánh 6 tháng đầu năm 2011/2010
1 Thu từ HĐ tín dụng (30.710) (19,00) 14392 10,09 699 0,96
1 Chi phí HĐ tín dụng (29524) (38,24) 2.673 5,61 (2.269) (9,01)
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh)
Tổng thu nhập: Trong năm 2009 thu nhập của MHB Cần Thơ giảm đáng kể so với năm 2008 về cả thu nhập từ hoạt động tín dụng và cả mảng dịch vụ Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2009 chính phủ có chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm hãm tình hình lạm phát tăng cao nên Mặt khác, trong vài năm gần đây, hàng loạt ngân hàng mới xuất hiện và mở rộng hoạt động Do chưa chuẩn bị tốt nên lượng khách hàng trong năm 2009 giảm đáng kể đã làm ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng Bước sang năm 2010, tình hình kinh tế đã trở lại khá ổn định nên hoạt động của MHB Cần Thơ đã dần được cải thiện Tổng thu nhập đã tăng 15.075 triệu đồng so với năm 2009 tương đương 11,43% Trong 6 tháng đầu năm 2011, tuy doanh thu có tăng so với 6 tháng đầu năm 2010 nhưng không đáng kể Cụ thể chỉ tăng 1,53% so với cùng kỳ năm trước Trong những năm gần đây tình hình kinh tế nước ta luôn trong tình trạng không ổn định, lạm phát tăng cao đã gây ra nhiều vấn đề kinh tế và thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp Chúng ta nhận thấy răng trong năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 doanh thu từ hoạt động dịch vụ tăng rất nhanh cụ thể là 76,28% trong năm 2010 và 49,65% chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011
Tổng chi phí: trong năm 2009 chi phí hoạt động của MHB Cần Thơ cũng giảm mạnh từ 137.637 xuốn còn 113.299 triệu đồng tương đương 17,68% Có thể đây là một điều đáng mừng? Tuy nhiên chúng ta nên xem xét rằng trong năm 2009 doanh thu của MHB Cần Thơ cũng giảm mạnh đến 18,9% Điều này chứng tỏ rằng quy mô hoạt động và thị phần của MHB Cần Thơ trong năm 2009 giảm mạnh Mặt khác, doanh thu giảm mạnh hơn chi phí nên đây là một mối lo ngạy rất lớn làm cản trở sự phát triển của MHB Cần Thơ trong tương lai Vì vậy cần tìm ra nguyên nhân và sớm khắc phục Trong năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011, do doanh thu tăng nên chi phí hoạt động cũng tăng theo Qua đó tình hình hoạt động của ngân hàng cũng từng bước được cải thiện điều đáng lưu ý là trong năm 2011, tình hình tín dụng của MHB Cần Thơ đã có bước tiến bộ Tuy trong 6 tháng đầu năm 2011 doanh thu từ hoạt động tín dụng tăng 699 triệu đồng tương đương 0,96% nhưng chi phí trong lĩnh vực này lại giảm 2.269 triệu đồng tương đương 9,1%
Lợi nhuận: năm 2009 lợi nhuận của MHB Cần Thơ giảm từ 24.996 xuống còn 18.587 triệu đồng tương đương giảm 6.409 (25,64%) so với năm 2008 Bước sang năm 2010 tình hình có được cải thiện hơn khi lợi nhuận trước thuế đã tăng lên 20.525 tương đương tăng 10,43% Tuy nhiên vẫn còn thấp hơn so với 2008, nhưng đây cũng là một dấu hiệu khả quan Sang năm 2011 tuy doanh thu có tăng lên nhưng chi phí lại tăng lên quá nhanh nên đã làm chi lợi nhuận giảm 16,93% so với cùng kỳ năm 2010 Nhìn nhận chung hoạt động của MHB Cần Thơ trong năm 2009 bị trì trệ khá trầm trong, tuy năm 2010 có phục hồi nhưng không đáng kể Bước sang 6 tháng đầu năm 2011 MHB lại có xu hướng chửng lại so với cùng kỳ năm 2010 Để hiểu thêm về vấn đề chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu kỹ hơn trong những phần của chương sau
3.5 THẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA MHB CẦN THƠ
- Trong những năm qua Ngân hàng MHB Cần Thơ đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ các cơ quan chức năng: Thành ủy, UBND TP Cần Thơ, Ngân hàng nhà nước tại Cần Thơ, Hội sở ngân hàng MHB… Những sự giúp đỡ này đã giúp cho MHB chi nhánh Cần Thơ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho MHB Cần Thơ hoạt động trong tương lai
- Là ngân hàng quốc doanh thứ 3 được cổ phần hóa, MHB đã phát triển mạnh mẽ cùng với sự chỉ đạo sang suốt của Ban lãnh đạo Ngân hàng nên đã tạo được niềm tin của khách hàng Đây là một lợi thế rất lớn mà MHB Cần Thơ cần phải phát huy để tiếp tục phát triển trong tương lai
- Chi nhánh MHB được đặt tại trung tâm của TP Cần Thơ nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch và quản bá thương hiệu MHB Ngoài ra, MHB Cần Thơ còn có một đội ngủ cán bộ giàu kinh nghiệm, nhiệt tình trong công việc, có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao Đây là một ưu thế lớn, nếu biết phát huy thì MHB Cần Thơ sẽ tạo được một tìm lực rất lớn để phát triển trong tương lai
- Có một bộ phận lớn các khách hàng uy tính đã gắ bó lâu dài với MHB Cần Thơ
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, MHB Cần Thơ cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn:
- Năm 2010 Việt Nam chính thức chấp nhận cho thành lập Ngân hàng có 100% vốn nước ngoài Đây là một áp lực rất lớn cho những Ngân hàng trong nước Ngoài ra, trong những năm qua hàng loạt ngân hàng đã thành thập chi nhánh, phòng giao dịch tại Cần Thơ tạo nên một môi trường cạnh tranh ngày càng khóc liệt Nếu không kịp thời cải thiện, cách tân thì những Ngân hàng không bắt kịp được xu thế mới sẽ bị loại bỏ
- Ý thức chấp hành pháp luật của người dân không cao gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi vốn Mặt khác, những thủ tục phức tạp của chính sách nhà nước gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc phát mãi tài sản thế chấp
NĂM 2008 – 2010
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL – CHI NHÁNH CẦN THƠ
CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.1.1 Khái quát chung về nguồn vốn
Nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Bởi vì tất cả hoạt động của ngân hàng đều dựa trên nguồn vốn và nguồn vốn sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Chi phí sử dụng vốn là loại chi phí lớn nhất mà ngân hàng phải chịu trong quá trình hoạt động Vì vậy, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thì việc xem xét tsinh hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng là điều rất cần thiết Một ngân hàng có tỷ trọng mỗi loại nguồn vốn hợp lý sẽ làm giảm bớt chi phí sử dụng vốn của ngân hàng đồng thời giảm thiểu rủi ro
Bảng 3: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng MHB Cần Thơ Đơn vị tính: Triệu đồng
2 Vốn điều chuyển từ Hội sở 659.234 506.502 321.200 269.627
Nhìn chung, trong nhung năm qua tổng nguồn vốn của MHB Cần Thơ có sự biến động không lớn Trong năm 2009 và 2010 thì tổng nguồn vốn có giảm so với
2008, bước sang đầu năm 2011 tổng nguồn vốn đã có xu hướng tăng trở lại Trong khi đó, vốn huy động lại liên tục tăng lên, còn nguồn vốn chuyển từ Hội sở thì lại liên tục giảm Cụ thể tình hình tăng giảm từng loại nguồn vốn sẽ được thể hiện trong bản sau:
Bảng 4: Tình hình tăng giảm nguồn vốn của MHB Cần Thơ Đơn vị tính: triệu đồng
Trong những năm qua tổng nguồn vốn của ngân hàng đã giảm từ 1.146.774 xuống còn 1.070.429 triệu đồng trong năm 2010, bước sang 6 tháng đầu năm 2011 thì tổng nguồn co xu hướng tăng nhẹ lên 1.110.589 triệu đồng so với năm 2010 tương đương 3,4% Dù mức tăng không nhiều nhưng đây là dấu hiệu cho thấy sự phục hồi trong nền kinh tế nói chung và bản thân MHB Cần Thơ nói riêng
Trong khi đó, nguồn vốn từ việc huy động lại liên tục tăng trong những năm qua trung bình tăng khoản 20% / năm Năm 2009 nguồn vốn huy động đã tăng lên 19,12% so với 2008 (từ 446.831 lên 532.271) Sang năm 2010 thì vốn huy động của ngân hàng lại tăng thêm 25,39% so với 2009 Đặc biệt, chỉ trong 6 tháng đầu năm
2011 vốn huy động của ngân hàng đã tăng thêm 23,66% Điều này cho thấy sự chú trọng vào việc xây dựng nguồn vốn huy động của ngân hàng Nếu hoạt động kinh doanh của ngân hàng dựa vào vốn huy động thì sẽ tạo nên sự linh hoạt cho nguốn, làm giảm chi phí sử dụng vốn, tăng hiệu quả kinh doanh Tuy nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, bất ổn nhưng MHB Cần Thơ vẫn có thể tăng được nguồn vốn huy động rất đáng kể Đó là nhờ sự quyết tâm của ban Giám đốc ngân hàng cùng sự cố gắng của cả một tập thể cán bộ ngân hàng MHB Cần Thơ
Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)
Ngược lại, nguốn vồn chuyển từ Hội sở ngân hàng MHB lại liên tục giảm Chỉ trong vòng 2,5 năm vốn điều chuyển từ Hội sở đã giảm từ 659.234 vào năm
2008 xuống còn 269.627 trong năm 2011, tương đương giảm 389.607 triệu đồng (59,1%) Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của MHB Cần Thơ không còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ Hội sở như trước
Những nguồn vốn khác: đây là loại nguồn vốn chiếm một tỷ trọng không lớn trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng Tuy nhiên nguồn vốn này cũng tăng qua các năm Năm 2009 tăng 37.747 triệu đồng so với 2008, tăng đến 87,81% Bước sang 6 tháng đầu năm 2011 thì loại nguồn vốn này cũng tăng lên 31,45% Nguồn vốn khác bao gồm nhiều loại nguồn vốn khác nhau Mỗi loại lại có ưu và nhược điểm riêng
Vi vậy, nếu biết hợp lý hóa nguồn vốn đó thì ngân hàng sẽ tạo được ưu thế lớn hơn Ngược lại, nó có thể làm tăng chi phí sử dụng vốn, tăng rủi ro cho ngân hàng
4.1.2 Tình hình cơ cấu nguồn vốn của MHB Cần Thơ
Trong những năm qua cơ cấu nguồn vốn của MHB Cần Thơ cũng đã có sự chuyển biến khá tích cực Vốn huy động ngày càng tăng, vốn điều chuyển từ Hội sở ngày càng giảm dần Cụ thể như sau:
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn của MHB Cần Thơ Đơn vị tính: Triệu đồng
Trong năm 2008, nguồn vốn huy động chỉ chiếm 38,96%, còn nguồn vốn chuyể từ Hội sở lại chiếm đến 57,49% trong cơ cấu nguồn vốn Hoạt động của ngân
2 Vốn điều chuyển từ Hội sở 659.234 57,49 506.502 45,42 321.200 30,.1 269.627 24,28
Tổng nguồn vốn 1.146.774 100 1.115.229 100 1.070.429 100 1.110.589 100 hàng phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ Hội sở Điều này đã gây nên tình trạng thiếu cân bằng, không linh hoạt trong kinh doanh, gây nhiều áp lực vốn lên Hội sở ngân hàng Nhận thấy điều này trong những năm gần đây, MHB Cần Thơ đã chú trọng cho việc huy động nguồn vốn nhằm tạo nên sự ổn định và linh hoạt dồng thời giảm áp lực vốn lên Hội sở
Bước sang năm 2009, cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng đa có sự chuyển biến tích cực hơn Nguồn vốn huy động tăng lên 47,73%, còn nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở lại giảm xuống còn 45,42% trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng Đây là kết quả cho sự nổ lực của MHB Cần Thơ Tuy nhiên, so với những ngân hàng khác thì tỷ trọng vốn huy động trong cơ cấu nguồn vốn của MHB Cần Thơ vẫn còn thấp
Vì vậy, cần phải nổ lực hơn nữa để nâng cao tính hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng
Năm 2010 và 2011, cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng đã có sự chuyển biến rõ rệt Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trong lớn hơn trong cơ cấu nguồn vốn – 67,49% trong 6 tháng đầu năm 2011 Trong khi đó, nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở đã giảm mạnh xuống còn 24,28% Đây là kết quả của sự nổ lực và quyết tâm rất lớn của MHB Cần Thơ
Tuy nhiên, tỷ lệ Vốn huy động trên vốn điều chuyển từ Hội Sở của ngân hàng trong năm 2011 chỉ ở khoản 3 lần, vẫn còn thấp hơ nhiều so với tiềm năng phát triển của ngân hàng Điều này làm cho hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng chưa cao Để tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình, thì MHB Cần Thơ cần phải tăng cường hơn nữa việc huy động vốn Bởi vì, vốn huy động là một loại nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn thấp Nếu vốn huy động chỉ ở một mức thấp thì sẽ làm cho giảm hiệu quả sử dụng của vốn VCSH
4.1.3 Tình hình vốn huy động của ngân hàng
Bảng 6: Cơ cấu vốn huy động của ngân hàng Đơn vị tính: triệu đồng
NHỮNG MẶT TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP
MỘT SỐ GIẢ PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ
- Hoạt động kinh doanh còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở ngân hàng MHB Trong những năm gần đây tuy ngân hàng MHB Cần Thơ cũng đã có nhiều cố gắng trong việc huy động nguồn vốn, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đề ra Tỷ lệ Vốn huy động trên tổng nguồn vốn còn thấp so với những ngân hàng khác
- Việc quản lý chi phí của ngân hàng con nhiều bất cập dẫn đến việc chi phí tăng cao làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động cũng như hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng
- Tuy đã có nhiều cố gắng và tiến bộ nhưng nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng MHB Cần Thơ có tăng nhưng vẫn còn thấp Các chỉ tiêu ROA, ROE và ROS vẫn còn khá thấp so với các ngân hàng khác trên địa bàn
- Tình hình nợ xấu đang gia tăng lên cần xem xét lại khâu thẩm định dự án, theo dõi dự án cho vay và thu hồi vốn gốc và lãi Bởi vì tình nọ xấu có nguy cơ tăng cao khi nền kinh tế có nhiều bất ổn như hiện nay
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ
5.2.1 Đẩy mạnh công tác huy động vốn
- Ngân hàng cần tiếp tục phát huy những giải pháp huy động vốn hữu hiệu như: khuyến khích mở tài khaorn cá nhân, liên kết với các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn để tào tài khoản cá nhân cho nhân viên trả lương qua tài khoản, đa dạng hóa các hình thức tiền gửi, phát triển hệ thống máy rút tiền tự động, liên kết với những ngân hàng khác để tạo sự thuận tiện cho khách hàng
- Hiện nay tình hình lãi suất huy động vốn đang ngày càng phức tạp khó lường Nhiều ngân hàng vì muốn thu hút khách hàng mà tăng lãi suất huy động lên vượt quá trần lãi suất của NHTW nên nhiều ngân hàng đã bị kỷ luật Vì vậy, tùy theo mỗi giai đoan mà ngân hàng MHB Cần Thơ cần nghiên cứu kỹ tình hình đưa ra một lãi suất huy động hợp lý kết hợp với những chính sách khuyến mãi để thu hút