Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 33)

Ngày 18 tháng 9 năm 1997, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) được thành lập dưới hình thức Ngân hàng thương mại nhà nước, được xếp hạng doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. Sau Vietcombank và Vietinbank, MHB được chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa theo nguyên tắc không làm giảm số vốn nhà nước tại ngân hàng này. MHB đã chuyển sang hoạt dộng cơ chế và

mô hình của một Ngân hàng Thương mại cổ phần có tên đầy đủ là Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà ĐBSCL – gọi tắt là MHB.

So với các ngân hàng thương mại nhà nước khác, MHB là ngân hàng trẻ nhất, nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh nhất. Sau gần 14 năm hoạt động, tính đến 31/12/2010, tổng tài sản của MHB, đạt gần 51.400 tỷ đồng (tương đương 2,5 tỉ USD), tăng gấp 171 lần so với ngày đầu thành lập. Về mạng lưới chi nhánh của MHB đứng thứ bảy trong các ngân hàng ở Việt Nam với gần 220 chi nhánh và các phòng giao dịch trải rộng trên 32 tỉnh thành lớn trên khắp cả nước.

Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: việc bổ sung các công nghệ hiện đại đã hỗ trợ các giao dịch điện tử cho các máy ATM, các POS, giao dịch ngân hàng qua internet, các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng bán lẻ khác. MHB đã gia nhập Liên minh Thẻ Việt Nam (VNBC), kết nối với Banknetvn và Liên minh thẻ Smartlink tạo điều kiện cho chủ thẻ MHB có thể sử dụng được tại hơn 1.000 máy ATM hiện đại trên toàn quốc của các thành viên trong liên minh VNBC, hơn 2.000 máy ATM thuộc hệ thống Banknetvn và hơn 5.000 máy ATM thuộc Liên minh thẻ Smartlink. MHB cũng đã là thành viên của VISA và có kế hoạch trở thành thành viên của Hiệp hội thẻ Quốc tế China Union Pay (CUP), Master Card. Trong năm 2010, MHB đã triển khai thành công Dự án Corebanking – Ngân hàng cốt lõi, một dự án sẽ làm thay đổi rất lớn về công nghệ và qui trình giao dịch của MHB.

Với quyết tâm tiến tới họat động theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế hoàn toàn trong tương lai, MHB đang phát triển hệ thống thông tin quản lý với sự hỗ trợ từ WB, theo dự án hiện đại hóa ngân hàng, nhằm đảm bảo thực thi đúng theo các yêu cầu báo cáo do luật pháp qui định, loại bỏ được những hạn chế của hệ thống công nghệ thông tin hiện nay. Ngoài ra, MHB còn có kế hoạch củng cố hệ thống thông tin quản lý, có khả năng xử lý các yêu cầu quản lý hiệu quả danh mục cho vay, lãi suất, ngoại hối, quản lý rủi ro vốn khả dụng. MHB đã hoàn tất 2 năm thực hiện dự án hỗ

trợ kỹ thuật SECO (2006-2008) là dự án nằm trong chương trình chung của Chính

phủ Thụy Sĩ nhằm trợ giúp tiến trình tái cấu trúc lại các định chế tài chính Việt Nam, cụ thể, giúp MHB – một ngân hàng non trẻ nhưng có tốc độ phát triển nhanh và tiềm lực cao – cơ cấu tổ chức lại Ngân hàng theo những tiêu chuẩn và thông lệ Quốc tế về quản trị ngân hàng, sẵn sàng cho tiến trình hội nhập và Cổ phần hóa.

Hoạt động: Hoạt động kinh doanh chủ yếu của MHB gồm cấp tín dụng cho

các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), cũng như cho vay cá nhân và các hộ gia đình, đặc biệt là cho vay thế chấp tài sản cho các công ty xây dựng để phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực dân cư, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Các khỏan cho vay và khoản đầu tư tăng từ 1.206 tỷ đồng (2001) lên hơn 22.628 tỷ đồng trong năm 2010, tăng 18 lần. Trong giai đọan đầu phát triển, danh mục cho vay chủ yếu là tín dụng cấp vốn cho sửa chữa và xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng, thương mại và các dịch vụ, và sản phẩm nông nghiệp.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)