Giải pháp hạn quản lý nợ, giảm thiểu và giải quyết nợ quá hạn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 70)

c) Dư nợ theo ngành nghề kinh doanh

5.2.2. Giải pháp hạn quản lý nợ, giảm thiểu và giải quyết nợ quá hạn

5.2.2.1. Về công tác cho vay

Ngân hàng cần có biện pháp để đánh giá đúng năng lực của khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro khi cho vay. Khâu thẩm định đầu tư cần phải thưc hiện chạt chẽ, trung thực, thắt chặt quy trình thẩm định tín dụng. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ tín dụng để nâng cao khả năng cũng như đạo đức nghề nghiệp. Quy trình thẩm định dự án cần mang tính tính chất thực tiễn hơn, cán bộ tín dụng cần thu thập nhiều thông tin về khách hàng hơn là khách hàng tự cung cấp nhằm đánh giá khách quan hơn về khách hàng để giảm thiểu rủi ro khi cho vay.

Cần phải thay đổi dần quan điểm về quyết định cho vay của ngân hàng. Hiện nay hầu hết ngân hàng của Việt Nam cho vay thường dựa vào tài sản thế chấp hơn là chất lượng dự án. Mặt khác, thủ tục thanh lý tài sản đảm bảo còn nhiều bất cập, thười gian kéo dài gây nên hiện tượng ứ đọng nguồn vốn. Vì vậy, quyết định cho vay một dự án cần phải dựa vào tính khả thi của dự án đó hơn là TSĐB. Muốn thực hiện được điều này thì điều trước tiên ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng một cách đáng tin cậy.

5.2.2.2. Về công tác quản lý nợ và thu nợ

Hiện nay, tài khoản ngân hàng không còn xa lạ với người dân nữa. Khi cho khách hàng vay ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng và thực hiện tất cả các giao dịch qua ngân hàng. Cách thức này không chỉ được áp dụng cho khách hàng thương nghiệp mà có thể áp dụng cho nhiều tất cả khách hàng. Quan trọng hơn hết là ngân hàng cần phải theo dõi, giám sát thường xuyên, kiểm tra các khoản vay của khách hàng để từ đó biết được khó khăn của khách hàng để kịp thời có những biên pháp giúp đỡ, tháo gỡ những khó khăn của khách hàng để tránh thua lỗ cho ngân hàng.

Cần chú ý hơn nữa việc định kỳ hạn nợ và gia hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng và thời gian thi công của công trình. Tập trung thu hồi nợ đến hạn, chuyển qua nợ quá hạn khi một khoản vay đến hạn mà khách hàng không có lý do chính đáng. Cương quyết trong vấn đề gia hạn nợ, không cho khách hàng vay khi chưa trả xong khoản nở, tránh hình thức vay gối đầu. Kiên quyết đối với khách hàng có khả năng trả nợ nhưng không có thiện chí trả nợ.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Tuy được Ban lãnh đạo ngân hàng MHB ghi nhân MHB Cần Thơ là một trong những đơn vị hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng ngân hàng MHB Cần Thơ vẫn còn nhiều bất cập, các sản phẩm dịch vụ vòn ít, nguồn thu nhập chủ yêu của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng. Do đó, ngay từ đầu nhánh đã định hướng hoạt động kinh doanh phải tăng trưởng lành mạnh và trong phạm vi kiểm soát được, không được chay đua trong tăng trưởng dư nợ, chay đua lãi suất. Tăng trưởng tín dụng phải đi liền với chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả của từng dồng vốn cho vay, đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Cần Thơ đang phát triển mạnh mẽ, vì thế nhu cầu vốn của người dân và các thành phần kinh tế ngày càng tăng. Trong tình hình đó, nhình chung ngân hàng MHB Cần Thơ đã hoạt động khá tốt và khai thác có hiệu quả nguồn vốn của mình.

Trong những năm qua, tuy nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở MHB vẫn còn chiếm tỷ trong khá lớn trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nhưng ngân hàng cũng đã phần nào tự chủ động được nguồn vốn kinh doanh cho bản thân mình, tưng bước giảm sự lệ thuộc vào vốn điều chuyển và tạo sự linh hoạt trong việc sử dụng vốn của mình. Doanh số cho vay của ngân hàng nhìn chung cũng ổn định qua các năm, nguồn vốn cũng đã tìm được đầu ra ổn định, góp phần quan trọng trong việc cung ứng vốn cho doanh nghiệp, hỗ trợ cho các tầng lớp dân cư, đồng thời có tác động tích cực cho việc khai thác thế mạnh và tiềm năng kinh tế của địa phương.

Tình hình nợ xấu của ngân hàng có phần tăng nhưng nhìn chung luôn được khống chế ở mức dưới 3%. Ngân hàng cũng đã thường xuyên theo dõi các khoản nợ, áp dụng các biện pháp kịp thời để ngăn chặn nợ xấu và kiềm chế ở một mức cho phép. Đạt được kết quả này là do sự chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc ngân hàng cùng với sự nhiệt tình, năng động trong công việc của cán bộ tại chi nhánh. Theo kết quả kiểm toán quốc tế (IAS) cho thấy rằng, MHB là một ngân hàng có tất cả các chỉ số an toàn đều vượt xa các tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế và là ngân hàng có mức độ an toàn vào loại cao nhất trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam.

Mặc dù có nhiều kết quả khả quan nhưng nhìn chung ngân hàng MHB Cần Thơ cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Ngân hàng cần phải tăng cường hơn nữa việc huy động nguồn vốn để ngày càng giảm sự lệ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng và cũng là tạo sự linh hoạt trong sử dụng nguồn vốn. Bên cạnh đó ngân ahngf cũng cần phải phát huy tối đa thế mạnh của mình, đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác đa dạng hơn. Tăng cường quản bá thương hiệu MHB để thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Đồng thời phải có biện pháp quản lý tốt chi phí hoat động của mình, hạn chế đến mức tối đa nợ quá hạn của ngân hàng để nguồn vốn được luân chuyển tốt hơn, khai thác tốt nhất hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

Nhìn chung ngân hàng Phát triển nhà ĐBCL chi nhánh Cần Thơ đã đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế của thành phố như: công nghiệp chế biến, thủy sản, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, “dự án nâng cấp đo thị”…tạo công ăn việc làm cho người lao động, cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, cho vay hộ sản xuất tao điều kiện cho người dân địa phương khắc phục những khó khăn và có điều kiện phát triển kinh tế.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với chính quyền địa phương

Các cấp chính quyền địa phương cần tao điều kiện thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, áp dụng ưu đãi khuyến khích đầu tư cho các doanh nghiệp tư nhân, công ty Trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và đặc biệt là cần phát triển mô hình công ty cổ phần. Mô hình này rất phù hợp với tình hình kinh tế nước ta trong tương lai. Bên cạng đó cần thành lập trung tâm bán đấu giá uy tín, chất lượng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thanh lý tài sản thế chấp nêu cần để thu hồi nguồn vốn nhanh chóng. Các cơ quan thực thi pháp luật phải giải quyết nhanh chóng các vụ tranh chấp, thực hiện chính sách một cửa.

Nhà nước cần xây dựng một hệ thống thông tin khách hàng chung cho các ngân hàng để ngân hàng và khách hàng biết chính xác về nhau trong quá trình gia dịch.

Nâng cao sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong quá trình hoạt động để giải quyết các thủ tục nhanh chóng hơn giảm chi phí giao dịch cho ngân hàng và khách hàng.

Cần nâng cao tính tự chủ và độc lập trong kinh doanh của các NHTM, giảm sự can thiệp của cơ quan nhà nước trong sự cho vay của ngân hàng.

Nhà nước cần sớm thực hiện chính sách trả lương qua tài khoản, giảm tiền mặt trong lưu thông, giúp ngân hàng quản lý tốt nguồn vốn của mình đồng thời cũng giảm được rủi ro cho ngân hàng.

6.2.2. Đối với ngân hàng Phát triển nhà ĐBCL

- Cần phải mở rộng mạng lưới hoạt động, mở thêm các phòng giao dịch của mình trên địa bàn nhất là ở những khu đôi thị tập trung nhiều dân cư, khu công nghiệp và khu đô thị để cung cấp các sản phẩm đến đông đảo khách hàng.

- Mở rộng quan hệ với khách hàng, tăng cường tiềm kiếm khách hàng mới, khách hàng tiềm năng đồng thời thắt chặt mối quan hệ với những khách hàng hiện có của ngân hàng. Cán bộ tín dụng cần phải bám sát để nắm được tình hình của từng khách hàng để thuận tiện cho công tác thảm định, quản lý và thu hồi vốn, nâng cao chất lượng tín dụng. Thường xuyên tổ chức các hội nghị khách hàng nhằm nắm bắt được nhu cầu vốn, tình hình phát triển cũng như tri ơn những khách hàng truyền thống của ngân hàng. Có những kế hoạch, những sản phẩm kịp thời đón đầu xu thế phát triển của nền kinh tế.

- Hiện nay xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn với hàng loạt ngân hàng mới ra đời. Vì vậy, ngân hàng cần thành lập bộ phận Marketing để nghiên cứu thị trường, đánh giá về khả năng của đối thủ để kịp thời đưa ra những biện pháp kinh doanh phù hợp, đồng thời phát hiện ra cơ hội kinh doanh mới cho ngân hàng, đón đầu nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

- Thành lập bộ phận xử lý nợ quá hạn: bộ phận này có nhiệm vụ là lập kiểm tra, tổng hợp hồ sơ về tình hình nợ xấu, nợ quá hạn củ ngân hàng. Kiểm tra đúng các khách hàng trong diện được xem xét gia hạn nợ, thanh lý nợ… Xác định rõ nguyên nhân đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng để có những biện phap tận thu hoặc khởi tố trước pháp luật.

- Cần đơn giản hệ thống thủ tục, phục vụ nhanh chóng, tạo thiện cảm với khách hàng. Chi nhánh cũng cần phải xây dựng một phong cách phục vụ khách hàng tốt hơn, hòa nhã, lịch sự hơn tạo điều kiện để thu hút khách hàng.

- Phân tích hiệu quả của các sản phẩm dịch vụ, phát triển những sản phẩm mới ưu thế hơn, đồng thời cung cấp thêm các dịch vụ mới tiện ích mới đi kèm với các dịch vụ truyền thống để ngày càng nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng.

- Con người là cốt lõi cho mọi hoạt động, vì vậy ngân hàng phải thường xuyên tổ chức các kỳ thi nghiệp vụ ngân hàng nhằm nâng cao khả năng chuyên môn nghiệp vụ của khách hàng. Đồng thời bồi dưỡng kiến thức mới về kinh tế xã hội cho cán bộ công nhân viên nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Thái Văn Đại, (2005) Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tủ sách Đại học Cần Thơ.

- Trương Đông Lộc, (2008) Giáo trình Quản trị tài chính, Tủ sách Đại học Cần Thơ.

- Bùi Văn Trịnh, Thái Văn Đại (2005). Bài giảng Tiền tệ - Ngân hàng, Tủ sách Đại học Cần Thơ.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ các năm 2008, 2009, 2010 và 6 tháng đầu năm 2011.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)