Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng MHB Cần Thơ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 65)

c) Dư nợ theo ngành nghề kinh doanh

4.2.2.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng MHB Cần Thơ

4.2.2.1. Sức sinh lời của tài sản – ROA

Đây là chỉ tiêu đánh giả khả năng sinh ra lợi nhuận của tài sản cũng như nguồn vốn của ngâ hàng. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ ngân hàng sử dụng nguồn vốn (kể cả vốn huy động) của mình càng hiệu quả. Nhưng để tăng chỉ tiêu ROA lên thì cách Hiệu quả nhất là tăng lợi nhuận ròng của ngân hàng. Bởi không ngân hàng nào muốn tăng ROA mà phải giảm tài sản của mình. Điều này có nghĩa là Ngân hàng phải tăng số vòng quay tổng tài sản của mình hoặc tăng hệ số lãi ròng lên.

Bảng 19: Suất sinh lời của tài sản qua các năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán)

Ta nhận thấy rằng Tổng tài sản của ngân hàng MHB Cần Thơ trong vài năm gần đây đang giảm dần. Cũng theo đó lợi nhuận ròng cũng giảm qua các năm. Theo đánh giá thì năm 2008 được xem là năm mà MHB Cần Thơ hoạt động hiệu quả nhất. Cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra được 1,64 đồng lợi nhuận cho ngân hàng. Sang năm 2009 thì chỉ số này chỉ còn lại 1,25 đồng được sinh ra khi đầu tư 100 đồn vốn. Do ảnh hưởng của những chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát của nhà nước nên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng. Sau khi hoạt động kém hiệu quả trong năm 2009 thì tình hình hoạt động của ngân hàng đã được cải thiện trong năm 2010, hiệu quả sử dụng vốn có dấu hiệu tăng lên so với năm 2009. Nhưng tình hình 6 tháng đầu năm nay cho thấy nhiều biến động và bất thường khi ROA của ngân hàng đã giảm 0,14% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do nhiều biến động trên thị trường tiền tệ, thị trường vàng nên đã gây ra nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng, mặt khác tình hình thẩm định tín dụng của ngân hàng còn nhiều bất cập dẫn đến nợ leo thang.

4.2.2.2. Lợi nhuận trên VCSH - ROE

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thì ngoài ROA thì ROE cũng là một chỉ tiêu không thể thiếu. ROA cho chúng ta thấy được hiệu quả sử dụng vốn của tổng nguồn vốn, kể cả vốn huy động. Còn ROE chỉ thể hiện khả năng sinh lời của VCSH. ROE cho chúng ta biết rằng 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận cho nhà đầu tư. Chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng sử dụng nguồn vốn CSH càng có hiệu quả. Đối với nhà đầu tư, khi muốn đàu tư và một

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 6 tháng đầu năm 2010 6 tháng đầu năm 2011 Lợi nhuận ròng 18.747 13.940 15.394 7.697 6.395 Tổng tài sản 1.146.774 1.115.229 1.070.429 1.090.509 1.110.589 ROA (%) 1,64% 1,25% 1,43% 0,71% 0,57%

doanh nghiệp nào đó, mua cổ phiếu của một công ty nào đó thì ROE là chỉ số đầu tiên họ quan tâm. Vì vậy khi ROE của ngân hàng càng cao sẽ càng dễ cho việc mở rộng đầu tư, tăng nguồn vốn chủ sở hữu của mình.

Bảng 20: Chỉ tiêu ROE – Lợi nhuận ròng trên VCSH

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán)

Nhìn chung nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở ngân hàng MHB ngày càng giảm đi. Cụ thể năm 2008 MHB đã điều chuyên xuống Ngân hàng MHB Cần Thơ là 659.234 triệu đồng, nhưng đến năm 2011 con số này chỉ là 269.627 triệu đồng giảm hơn phân nữa so với năm 2008. Cũng vì điều này mà ROE của ngân hàng MHB Cần Thơ tăng lên qua các năm. ROE của MHB Cần Thơ năm 2008 là 2,84%, tức nếu đầu tư 100 đồng vốn điều chuyển từ Hội sở thì MHB Cần Thơ sẽ tạo ra được 2,84 đồng lợi nhuận. Đến năm 2010 thì chỉ tiêu này đã lên đến 4,79%. Tuy lợi nhuận ròng trong năm 2010 vẫn còn thấp hơn so vơi năm 2010 nhưng do nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở đã giảm rất nhiều nên ROE vẫn tăng hơn so với 2008. Sang đầu năm 2011 thì ROE vẫn tăng hơn so với cùng kỳ năm 2010 là 0,37%.

Điều này cho chúng ta thấy rằng ngân hàng MHB Cần Thơ sử dụng nguồn vốn ngày càng có hiệu quả hơn. Tuy lãi ròng trong những năm qua có xu hướng giảm nhẹ nhưng do ngân hàng ngày càng ít phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở ngân hàng hơn nên hiệu quả sử dụng vốn cũng tăng theo. Mặt khác, MHB Cần Thơ đã chú trọng hơn trong việc huy động vốn từ dân cư để tạo một lợi thế nhất định cho mình. Tuy vậy, nhưng tỷ trong vốn huy động trên tổng nguồn vốn của ngân hàng vẫn còn thấp. Vì thế, ngân hàng cần chú trong hơn nữa trong việc huy động

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 6 tháng đầu năm 2010 6 tháng đầu năm 2011 Lợi nhuận ròng 18.747 13.940 15.394 7.697 6.395 Vốn điều chuyển từ Hội sở ngân hàng 659.234 506.502 321.200 382.967 269.627 ROE 2,84% 2,75% 4,79% 2,00% 2,37%

vốn, tạo lòng tin trong khách hàng để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình.

4.2.2.3. Hệ số lãi ròng ROS

Chỉ tiêu ROS là chỉ tiêu đánh giá khá tốt mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Nó phản ánh lên rằng trong một trăm đồng doanh thu thì sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vì vậy chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng tốt.

Bảng 21: Chỉ tiêu ROS - Hệ số lãi ròng

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán)

Qua các năm chỉ tiêu ROS của ngân hàng MHB Cần Thơ luôn ở mức 10 đến 11%. Tuy nhiên, ROS của 6 tháng đầu năm 2011 giảm xuống còn 8,75%. Nguyên nhân là do lợi nhuận ròng của ngân hàng giảm mạnh so với các năm trước. Doanh thu có xu thế không đổi trong năm 2011 nhưng do chi phí quá cao nên lợi nhuận ròng của ngân hàng giảm. Chi phí tăng lên là do những chi phí ngoài chi phí tín dụng của ngân hàng. Đây là hậu quả của việc quản lý chi phí còn yếu kém của ngân hàng MHB Cần Thơ. Chỉ tiêu 2008 2009 2010 6 tháng đầu năm 2011 Lợi nhuận ròng 18.747 13.940 15.394 6.395 Doanh thu 162.633 131.886 146.961 74.608 ROS 11,53% 10,57% 10,47% 8,57%

CHƯƠNG 5

NHỮNG MẶT TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP 5.1. NHỮNG TỒN TẠI

- Hoạt động kinh doanh còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở ngân hàng MHB. Trong những năm gần đây tuy ngân hàng MHB Cần Thơ cũng đã có nhiều cố gắng trong việc huy động nguồn vốn, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đề ra. Tỷ lệ Vốn huy động trên tổng nguồn vốn còn thấp so với những ngân hàng khác.

- Việc quản lý chi phí của ngân hàng con nhiều bất cập dẫn đến việc chi phí tăng cao làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động cũng như hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

- Tuy đã có nhiều cố gắng và tiến bộ nhưng nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng MHB Cần Thơ có tăng nhưng vẫn còn thấp. Các chỉ tiêu ROA, ROE và ROS vẫn còn khá thấp so với các ngân hàng khác trên địa bàn.

- Tình hình nợ xấu đang gia tăng lên cần xem xét lại khâu thẩm định dự án, theo dõi dự án cho vay và thu hồi vốn gốc và lãi. Bởi vì tình nọ xấu có nguy cơ tăng cao khi nền kinh tế có nhiều bất ổn như hiện nay

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ

5.2.1. Đẩy mạnh công tác huy động vốn

- Ngân hàng cần tiếp tục phát huy những giải pháp huy động vốn hữu hiệu như: khuyến khích mở tài khaorn cá nhân, liên kết với các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn để tào tài khoản cá nhân cho nhân viên trả lương qua tài khoản, đa dạng hóa các hình thức tiền gửi, phát triển hệ thống máy rút tiền tự động, liên kết với những ngân hàng khác để tạo sự thuận tiện cho khách hàng.

- Hiện nay tình hình lãi suất huy động vốn đang ngày càng phức tạp khó lường. Nhiều ngân hàng vì muốn thu hút khách hàng mà tăng lãi suất huy động lên vượt quá trần lãi suất của NHTW nên nhiều ngân hàng đã bị kỷ luật. Vì vậy, tùy theo mỗi giai đoan mà ngân hàng MHB Cần Thơ cần nghiên cứu kỹ tình hình đưa ra một lãi suất huy động hợp lý kết hợp với những chính sách khuyến mãi để thu hút

tiền gửi của khách hàng. Trong giai đoan như hiện nay thì các hình thức khuyến mãi, trúng thưởng… sẽ vô cùng hiệu quả trong công tác huy động vốn của ngân hàng.

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn của ngân hàng. Hiện nay do tình hình bất ổn, lạm phát gia tăng, giá vàng ngày một tăng… Nhiều người dân không gửi tiền vào ngân hàng mà đầu từ vào vàng. Nhưng hiện nay MHB Cần Thơ chưa có hình thức huy động vốn bằng vàng. Vì vậy, trong những năm tới ngân hàng cần mở rộng hình thức huy động vốn này.

- Tuy được thành lập được trên 10 năm nhưng MHB Cần Thơ vẫn chưa có được vị trí trong lòng khách hàng. Khi được hỏi nhiều người vẫn chưa biết MHB là Ngân hàng gì? Vì vậy, muốn nâng cao khả năng huy động vốn đồng thời đẩy mạnh hoạt động tín dụng thì ngân hàng cần tập trung quản bá thương hiệu của mình đến khách hàng.

5.2.2. Giải pháp hạn quản lý nợ, giảm thiểu và giải quyết nợ quá hạn 5.2.2.1. Về công tác cho vay 5.2.2.1. Về công tác cho vay

Ngân hàng cần có biện pháp để đánh giá đúng năng lực của khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro khi cho vay. Khâu thẩm định đầu tư cần phải thưc hiện chạt chẽ, trung thực, thắt chặt quy trình thẩm định tín dụng. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ tín dụng để nâng cao khả năng cũng như đạo đức nghề nghiệp. Quy trình thẩm định dự án cần mang tính tính chất thực tiễn hơn, cán bộ tín dụng cần thu thập nhiều thông tin về khách hàng hơn là khách hàng tự cung cấp nhằm đánh giá khách quan hơn về khách hàng để giảm thiểu rủi ro khi cho vay.

Cần phải thay đổi dần quan điểm về quyết định cho vay của ngân hàng. Hiện nay hầu hết ngân hàng của Việt Nam cho vay thường dựa vào tài sản thế chấp hơn là chất lượng dự án. Mặt khác, thủ tục thanh lý tài sản đảm bảo còn nhiều bất cập, thười gian kéo dài gây nên hiện tượng ứ đọng nguồn vốn. Vì vậy, quyết định cho vay một dự án cần phải dựa vào tính khả thi của dự án đó hơn là TSĐB. Muốn thực hiện được điều này thì điều trước tiên ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng một cách đáng tin cậy.

5.2.2.2. Về công tác quản lý nợ và thu nợ

Hiện nay, tài khoản ngân hàng không còn xa lạ với người dân nữa. Khi cho khách hàng vay ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng và thực hiện tất cả các giao dịch qua ngân hàng. Cách thức này không chỉ được áp dụng cho khách hàng thương nghiệp mà có thể áp dụng cho nhiều tất cả khách hàng. Quan trọng hơn hết là ngân hàng cần phải theo dõi, giám sát thường xuyên, kiểm tra các khoản vay của khách hàng để từ đó biết được khó khăn của khách hàng để kịp thời có những biên pháp giúp đỡ, tháo gỡ những khó khăn của khách hàng để tránh thua lỗ cho ngân hàng.

Cần chú ý hơn nữa việc định kỳ hạn nợ và gia hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng và thời gian thi công của công trình. Tập trung thu hồi nợ đến hạn, chuyển qua nợ quá hạn khi một khoản vay đến hạn mà khách hàng không có lý do chính đáng. Cương quyết trong vấn đề gia hạn nợ, không cho khách hàng vay khi chưa trả xong khoản nở, tránh hình thức vay gối đầu. Kiên quyết đối với khách hàng có khả năng trả nợ nhưng không có thiện chí trả nợ.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Tuy được Ban lãnh đạo ngân hàng MHB ghi nhân MHB Cần Thơ là một trong những đơn vị hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng ngân hàng MHB Cần Thơ vẫn còn nhiều bất cập, các sản phẩm dịch vụ vòn ít, nguồn thu nhập chủ yêu của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng. Do đó, ngay từ đầu nhánh đã định hướng hoạt động kinh doanh phải tăng trưởng lành mạnh và trong phạm vi kiểm soát được, không được chay đua trong tăng trưởng dư nợ, chay đua lãi suất. Tăng trưởng tín dụng phải đi liền với chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả của từng dồng vốn cho vay, đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Cần Thơ đang phát triển mạnh mẽ, vì thế nhu cầu vốn của người dân và các thành phần kinh tế ngày càng tăng. Trong tình hình đó, nhình chung ngân hàng MHB Cần Thơ đã hoạt động khá tốt và khai thác có hiệu quả nguồn vốn của mình.

Trong những năm qua, tuy nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở MHB vẫn còn chiếm tỷ trong khá lớn trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nhưng ngân hàng cũng đã phần nào tự chủ động được nguồn vốn kinh doanh cho bản thân mình, tưng bước giảm sự lệ thuộc vào vốn điều chuyển và tạo sự linh hoạt trong việc sử dụng vốn của mình. Doanh số cho vay của ngân hàng nhìn chung cũng ổn định qua các năm, nguồn vốn cũng đã tìm được đầu ra ổn định, góp phần quan trọng trong việc cung ứng vốn cho doanh nghiệp, hỗ trợ cho các tầng lớp dân cư, đồng thời có tác động tích cực cho việc khai thác thế mạnh và tiềm năng kinh tế của địa phương.

Tình hình nợ xấu của ngân hàng có phần tăng nhưng nhìn chung luôn được khống chế ở mức dưới 3%. Ngân hàng cũng đã thường xuyên theo dõi các khoản nợ, áp dụng các biện pháp kịp thời để ngăn chặn nợ xấu và kiềm chế ở một mức cho phép. Đạt được kết quả này là do sự chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc ngân hàng cùng với sự nhiệt tình, năng động trong công việc của cán bộ tại chi nhánh. Theo kết quả kiểm toán quốc tế (IAS) cho thấy rằng, MHB là một ngân hàng có tất cả các chỉ số an toàn đều vượt xa các tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế và là ngân hàng có mức độ an toàn vào loại cao nhất trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam.

Mặc dù có nhiều kết quả khả quan nhưng nhìn chung ngân hàng MHB Cần Thơ cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Ngân hàng cần phải tăng cường hơn nữa việc huy động nguồn vốn để ngày càng giảm sự lệ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng và cũng là tạo sự linh hoạt trong sử dụng nguồn vốn. Bên cạnh đó ngân ahngf cũng cần phải phát huy tối đa thế mạnh của mình, đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác đa dạng hơn. Tăng cường quản bá thương hiệu MHB để thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Đồng thời phải có biện pháp quản lý tốt chi phí hoat động của mình, hạn chế đến mức tối đa nợ quá hạn của ngân hàng để nguồn vốn được luân chuyển tốt hơn, khai thác tốt nhất hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

Nhìn chung ngân hàng Phát triển nhà ĐBCL chi nhánh Cần Thơ đã đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế của thành phố như: công nghiệp chế biến, thủy sản, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, “dự án nâng cấp đo thị”…tạo công ăn việc làm cho người lao động, cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, cho vay hộ sản xuất tao điều kiện cho người dân địa phương khắc phục những khó khăn và có điều kiện phát triển kinh tế.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với chính quyền địa phương

Các cấp chính quyền địa phương cần tao điều kiện thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, áp dụng ưu đãi khuyến khích đầu tư cho các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 65)