Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh doanh

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 55)

Góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương cùng với chiến lược phát triển knh doanh của mình cùng với việc phát triển hoạt động tín dụng tại các vùng kinh tế trọng điểm, chi nhánh còn tiến hành phát triển đến tận các vùng sâu vùng xa của thành phố. Cơ cấu cho vay được xác định dự trên chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhà, vì vậy cơ cấu cho vay của ngân hàng rất đa dạng: chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng, công nghiệp, thương nghiệp… từ các mục đích phát triển khác nhau đã góp phần tăng trưởng kinh tế, làm cho đời sống của người dân được cải thiện.

Bảng 11: Tình hình doanh số cho vay theo ngành nghề kinh doanh

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh)

Doanh số cho vay của ngành của ngành xây dựng chiếm 15,11% cơ cấu cho vay của ngân hàng trong năm 2008 tương đương 154.983 triệu đồng. Bước sang năm 2009 doanh số cho vay ngành xây dựng tăng lên đạt 209 tỷ đồng. Tuy nhiên, bước sang năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 thị trường bất động sản bị đóng băng, ngân hàng hạn chế việc cho vay xây dựng nhà ở để bán cho dân cư nhằm tránh rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy doanh số cho vay ngành xây dựng của ngân hàng đã giảm mạnh xuống còn 7,45% trong doanh số cho vay của ngân hàng, tương đương 72.550 triệu đồng.

Để lợi nhuận không bị ảnh hưởng, khi doanh số cho vay ngành xây dựng giảm xuống đáng kể, thì cho nhánh đã mở rộng cho vay qua các ngành kinh tế khác đặc biệt là thương mại. Năm 2008 doanh số cho vay ngành thương mại là 444.467 triệu đồng tương đương 43,33%. Ngành thương mại là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay của ngân hàng và liên tục tăng lên trong các năm 2009, 2010 và 6 tháng đàu năm 2011. Cụ thể trong năm 2010 doanh số cho vay của ngành thương mại đã đạt 856.996 triệu đồng tương đương 57,56%. Sang 6 tháng đầu năm 2011 doanh số cho vay ngành thwong mại cũng tăng không ngừng chiếm 60,52% doanh số cho vay của ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do trong những năm qua hoạt động mua bán ở tại Thành phố Cần Thơ vô cùng nhộn nhịp. Nhiều mặt hàng Chỉ tiêu 2008 Tỷ trọng (%) 2009 Tỷ trọng (%) 2010 Tỷ trọng (%) 6 tháng đầu năm 2011 Tỷ trọng (%) 1. Thủy sản 87.170 8,50 151.602 9,45 11.127 0,75 14.413 1,48 2. Xây dựng 154.983 15,11 209.559 13,05 136.818 9,19 72.550 7,45 3. Thương mại 444.467 43,33 694.152 43,23 856.996 57,56 589.362 60,52 4. Ngành khác 339.149 33,06 550.252 34,27 483.798 32,50 297.505 30,55 Tổng cộng 1.025.769 100 1.605.566 100 1.488.739 100 973.830 100

tiêu dùng của nước ngoài xâm nhập và thị trường trong nước, giá rẻ hơn hàng nội nhưng chất lượng lại tốt hơn. Mặt khác, năm 2010 với khẩu hiệu “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” điều này đã thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì thế các nhà phân phối cũng không ngần ngạy mà mở rộng quy mô kinh doanh nên nhu cầu vốn cũng vì thế mà tăng theo.

Đối với ngành thủy sản, năm 2008 và 2009 doanh số cho vay tương đối ổn định trung bình khoản 9%. Nhưng bước sang năm 2010 thì con số này đã giảm đáng kể xuống còn 11.127 triệu đồng chiếm 0,75% trong doanh số cho vay của ngân hàng. Doanh số cho vay chủ yếu trong lĩnh vực này chủ yếu tập trung vào nuôi cá tra, cá basa để xuất khẩu sang thị trường Mĩ. Tuy nhiên, trong năm 2010 Việt Nam bị Mỹ kiện bán phá giá sản phẩm cá tra, ca basa nên đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động chăn nuôi và sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này. Người chăn nuôi không bán được cá, không có vốn để trả gốc và lãi cho ngân hàng. Vì vậy nhiều ngân hàng cũng hạn chế cho vay trong lĩnh vực này.

4.2.1.3. Doanh số thu nợ

Th nợ là một trong những hoạt động quan trọng của ngân hàng, ngân hàng sử dụng nguồn vốn được xem là có hiệu quả khi các khoản vay được thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn. Hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng cao hay thấp chủ yếu là nhờ vào hoạt động tín dụng. Nếu ngân hàng thu nợ đúng hạn sẽ giúp vòng quay vốn liên tục, tránh được nhiều rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 55)