Phân tích hiệu quả tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 51)

4.2.1.1. Doanh thu thuần từ hoạt động tín dụng

Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều vị mục đích lợi nhuận. Ngân hàng thương mại cũng vậy, Ngân hàng hoạt động dựa vào việc chuyển giao nguồn vốn giữa các cá nhân, tổ chức để tạo nên lợi nhuận dựa vào sự chênh lệch lãi suất. Vì vậy, muốn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thì trước tiên ta phải xem xét hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng, lợi nhuận mà nguồn vốn tạo ra như thế nào. Từ đó ta sẽ xem xét các chỉ tiêu liên quan để đưa ra kết luận hợp lý về tình hình sử dụng vốn của ngân hàng.

Bảng 7: Doanh thu từ hoạt động tín dụng

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 6 tháng đầu năm 2010 6 tháng đầu năm 2011 1. Thu từ HĐ tín dụng 161.618 130.908 145.237 72.619 73.318 1. Chi phí từ HĐ tín dụng 77.200 47.676 50.349 25.175 22.906 Doanh thu thuần từ hoạt

động tín dụng 84.418 83.232 94.888 47.444 50.412

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh)

Doanh thu của ngân hàng thường xuất phát từ : Hoạt động tín dụng, dịch vụ và một phần nhỏ từ các những hoạt động khác. Trong đó, thu nhập từ hoạt động tín dụng được xem là nguồn doanh thu chính yếu của ngân, nghiệp vụ tín dụng cũng được xem là một nghiệp vụ bắt buộc đối với ngân hàng. Hiệu quả tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trong những năm qua, doanh thu thuần từ hoạt động tín dụng của ngân hàng có sự biến đổi không đồng nhất qua các năm. Cụ thể như sau:

Bảng 8: Bảng so sánh doanh thu thuần từ hoạt động tín dụng Đơn vị tính: triệu đồng So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 So sánh 6 tháng đầu năm 2011/2010 Chỉ tiêu Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Thu từ HĐ tín dụng (30.710) (19,00) 14392 10,09 699 0,96 1. Chi phí HĐ tín dụng (29.524) (38,24) 2.673 5,61 (2.269) (9,01) Doanh thu thuần từ hoạt

động tín dụng

(1.186) (1,41) 11.656 14,01 2.968 6,26

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh)

Trong năm 2009 do chính sách thắt chặt iền tệ nhằm kiềm chế làm phát của Ngân hàng nhà nước đã làm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng bị trì trệ. Doanh thu từ hoạt động tín dụng của ngân hàng đã giảm 19% tương đương 30.710 triệu đồng. Do hoạt động kinh doanh bị thu hẹp lại nên chi phí cho hoạt động tín dụng cũng giảm xuống 29.524 triệu đồng tương đương 38,24% so với năm 2008. Bước sang năm 2010, tình hình kinh tế có sự phục hồi nên hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng tăng trưởng theo. Doanh thu tăng lên 10,06% so với năm 2009, chi phí tăng 5,61% đã làm cho doanh thu thuần từ hoạt động tín dụng tăng lên 14,01% tương đương 11.656 triệu đồng. Đây là dấu hiệu cho thấy tình hình kinh doanh của ngân hàng đang dần khôi phục lại.

Trong 6 tháng đầu năm 2011, tuy doanh thu tăng không nhiều (chỉ 0.96%) nhưng chi phí đã giảm đáng kể 6.26%. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn của ngân hàng đã tăng lên trong 6 tháng đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng đã tạo được tính hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn của ngân, linh hoạt trong việc sử dụng vốn nên đã làm giảm chi phí trong lĩnh vực này.

4.2.1.2. Cơ cấu cho vay của ngân hàng a) Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng a) Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn sẽ có những lợi thế và rủi ro riêng của nó. Cho vay ngắn hạn thường chịu một rủi ro thấp nhưng vì vậy mà nó cũng sẽ có mức lãi suất thấp hơn so với cho vay trung và dài hạn. Vì vậy, khi quyết định tỷ lệ giữa cho vay ngắn hạn với trung và dài hạn thì ngân hàng cần phải xem xét nhiều yếu tố để có thể tạo ra một hiệu quả sử dụng vốn tối ưu. Để xem xét tình hình cụ thể ta sẽ nghiên cứu bảng số liệu sau:

Bảng 9: Cơ cấu cho vay theo thời hạn tín dụng của MHB

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh)

Từ bảng 8 chúng ta nhận thấy rằng doanh số cho vay của ngân hàng MHB Cần Thơ liên tục tăng qua các năm. Trong năm 2009 mặc dù tình hình hoạt động của MHB Cần Thơ rất kém nhưng doanh số cho vay vẫn tăng lên so với năm 2008. Nguyên nhân là do năm 2009 chính phủ thực hiện gói kích cầu kinh tế nên các doanh nghiệp vay tại NHTM sẽ được hỗ trợ 4% lãi suất. Vì vậy các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn hơn.

Doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng trong năm 2009,2010 và 6 tháng đầu năm 2011 liên tục tăng. Tuy trong năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng có tăng nhưng tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong tổng doanh số cho vay lại giảm từ 81,75% xuống còn 77,23%. Nguyên nhân chủ yêu là do tình hình cho vay trung và dài hạn tăng đột biến trên 50% so với 2008. Bước sang năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 thì tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng lên gần 90% trong cơ cấu Chỉ tiêu 2008 Tỷ trọng (%) 2009 Tỷ trọng (%) 2010 Tỷ trọng (%) 6 tháng đầu năm 2011 Tỷ trọng (%) Cho vay ngắn hạn 838.584 81,75 1.239.979 77,23 1.285.187 86,33 798.463 89,81 Cho vay trung và

dài hạn 187.185 18,25 365.587 22,77 203.552 13,67 99.228 10,19 Doanh số cho

doanh số cho vay của ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2010 và 2011 thị trường tiền tệ của Việt Nam có nhiều bất ổn nên nhiều doanh nghiệp ngạy tiếp xúc với những khoản vay có thời hạn dài dễ dẫn đến rủi ro lãi suất. Mặt khác, mặt bằng lãi suất chung của nước ta hiện nay đang rất cao gây khó khăn cho việc đầu tư của các doanh nghiệp. Đặc biệt đầu năm 2011 tình hình leo thang của lãi suất tín dụng đã làm cho các doanh nghiệp ngày càng e dè hơn. Điều này đã làm cho doanh số và tỷ trọng của cho vay trung và dài hạn giảm đi.

b) Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Để có thể đánh giá chính xác được tình hình đầu từ cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng, ngoài việc phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng thì việc phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế cũng đóng một vay trò rất quan trọng. Đối tượng cho vay của ngân hàng bao gồm: Kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể…

Bảng 10: Tình hình doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh)

Qua bảng số liệu ta thấy rằng doanh số cho vay của thành phần kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Trong năm 2008 doanh số cho vay cá thể chiếm 74,38% trong cơ cấu cho vay của ngân hàng, kinh tế tư nhân thì chiếm hơn 20 %, còn lại kinh tế nhà nước và các ngành kinh tế Chỉ tiêu 2008 Tỷ trọng (%) 2009 Tỷ trọng (%) 2010 Tỷ trọng (%) 6 tháng đầu năm 2011 Tỷ trọng (%) 1. Kinh tế nhà nước 29.300 2,86 97.180 6,05 75.223 5,05 53.090 5,45 2. Kinh tế tư nhân 210.236 20,49 259.785 16,18 216.793 14,56 117.299 12,05 3. Kinh tế cá thể 762.968 74,38 1.085.192 67,59 1.096.484 73,65 734.559 75,43 4. Kinh tế khác 23.265 2,27 163.409 10,18 100.239 6,74 68.882 7,07

khác chỉ chiếm khoản 5% cơ cấu cho vay của ngân hàng. Bước sang năm 2009 tuy doanh số cho vay thành phần kinh tế cá thể có tăng lên nhưng chỉ chiếm 67,59% trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Điều này cho thấy sự tăng trưởng trong doanh số cho vay của các thành phần kinh tế khác nhất là kinh tế nhà nước và các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên bước sang năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011, doanh số cho vay kinh tế cá thể lại tăng lên chiếm 73,65% trong năm 2010 và 75,43% trong năm 2011. Trong khi doanh số cho vay của thành phần kinh tế cá thể có sự tăng trưởng thì Thành phần kinh tế tư nhân lại liên tục giảm trong những năm qua cả về doanh số và tỷ trọng. Cụ thể trong năm 2008 thì cho vay tư nhân chiếm hơn 20% thì sang đầu năm 2011 con số này đã giảm xuống còn 12,75%. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong những năm qua ngân hàng đã khuyến khích người dân đi vay dưới hình thức cầm cố sổ tiết kiệm và kỳ phiếu chưa đến hạn, bên cạnh việc mở rộng thị phần giải ngân đến các vùng nông thôn, cán bộ công nhân viên…giúp họ cải thiện và nâng cao đời sống tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Điều này làm cho doanh số cho vay kinh tế cá nhân luôn tăn và chiếm một tỷ trọng cao trong doanh số cho vay của ngân hàng

c) Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh doanh

Góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương cùng với chiến lược phát triển knh doanh của mình cùng với việc phát triển hoạt động tín dụng tại các vùng kinh tế trọng điểm, chi nhánh còn tiến hành phát triển đến tận các vùng sâu vùng xa của thành phố. Cơ cấu cho vay được xác định dự trên chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhà, vì vậy cơ cấu cho vay của ngân hàng rất đa dạng: chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng, công nghiệp, thương nghiệp… từ các mục đích phát triển khác nhau đã góp phần tăng trưởng kinh tế, làm cho đời sống của người dân được cải thiện.

Bảng 11: Tình hình doanh số cho vay theo ngành nghề kinh doanh

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh)

Doanh số cho vay của ngành của ngành xây dựng chiếm 15,11% cơ cấu cho vay của ngân hàng trong năm 2008 tương đương 154.983 triệu đồng. Bước sang năm 2009 doanh số cho vay ngành xây dựng tăng lên đạt 209 tỷ đồng. Tuy nhiên, bước sang năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 thị trường bất động sản bị đóng băng, ngân hàng hạn chế việc cho vay xây dựng nhà ở để bán cho dân cư nhằm tránh rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy doanh số cho vay ngành xây dựng của ngân hàng đã giảm mạnh xuống còn 7,45% trong doanh số cho vay của ngân hàng, tương đương 72.550 triệu đồng.

Để lợi nhuận không bị ảnh hưởng, khi doanh số cho vay ngành xây dựng giảm xuống đáng kể, thì cho nhánh đã mở rộng cho vay qua các ngành kinh tế khác đặc biệt là thương mại. Năm 2008 doanh số cho vay ngành thương mại là 444.467 triệu đồng tương đương 43,33%. Ngành thương mại là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay của ngân hàng và liên tục tăng lên trong các năm 2009, 2010 và 6 tháng đàu năm 2011. Cụ thể trong năm 2010 doanh số cho vay của ngành thương mại đã đạt 856.996 triệu đồng tương đương 57,56%. Sang 6 tháng đầu năm 2011 doanh số cho vay ngành thwong mại cũng tăng không ngừng chiếm 60,52% doanh số cho vay của ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do trong những năm qua hoạt động mua bán ở tại Thành phố Cần Thơ vô cùng nhộn nhịp. Nhiều mặt hàng Chỉ tiêu 2008 Tỷ trọng (%) 2009 Tỷ trọng (%) 2010 Tỷ trọng (%) 6 tháng đầu năm 2011 Tỷ trọng (%) 1. Thủy sản 87.170 8,50 151.602 9,45 11.127 0,75 14.413 1,48 2. Xây dựng 154.983 15,11 209.559 13,05 136.818 9,19 72.550 7,45 3. Thương mại 444.467 43,33 694.152 43,23 856.996 57,56 589.362 60,52 4. Ngành khác 339.149 33,06 550.252 34,27 483.798 32,50 297.505 30,55 Tổng cộng 1.025.769 100 1.605.566 100 1.488.739 100 973.830 100

tiêu dùng của nước ngoài xâm nhập và thị trường trong nước, giá rẻ hơn hàng nội nhưng chất lượng lại tốt hơn. Mặt khác, năm 2010 với khẩu hiệu “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” điều này đã thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì thế các nhà phân phối cũng không ngần ngạy mà mở rộng quy mô kinh doanh nên nhu cầu vốn cũng vì thế mà tăng theo.

Đối với ngành thủy sản, năm 2008 và 2009 doanh số cho vay tương đối ổn định trung bình khoản 9%. Nhưng bước sang năm 2010 thì con số này đã giảm đáng kể xuống còn 11.127 triệu đồng chiếm 0,75% trong doanh số cho vay của ngân hàng. Doanh số cho vay chủ yếu trong lĩnh vực này chủ yếu tập trung vào nuôi cá tra, cá basa để xuất khẩu sang thị trường Mĩ. Tuy nhiên, trong năm 2010 Việt Nam bị Mỹ kiện bán phá giá sản phẩm cá tra, ca basa nên đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động chăn nuôi và sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này. Người chăn nuôi không bán được cá, không có vốn để trả gốc và lãi cho ngân hàng. Vì vậy nhiều ngân hàng cũng hạn chế cho vay trong lĩnh vực này.

4.2.1.3. Doanh số thu nợ

Th nợ là một trong những hoạt động quan trọng của ngân hàng, ngân hàng sử dụng nguồn vốn được xem là có hiệu quả khi các khoản vay được thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn. Hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng cao hay thấp chủ yếu là nhờ vào hoạt động tín dụng. Nếu ngân hàng thu nợ đúng hạn sẽ giúp vòng quay vốn liên tục, tránh được nhiều rủi ro cho ngân hàng.

a) Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng

Cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay, doanh số thu nợ của ngân hàng MHB Cần Thơ cũng liên tục tăng trong những năm qua đặc biệt là cho vay ngắn hạn. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2011 doanh số thu nợ của ngân hàng đã cao hơn doanh số thu nợ của năm 2008. Trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn doanh số thu nợ trung và dại. Vì lợi nhuận cao hơn nên cho vay trung và dài hạn thường gặp rủi ro cao hơn. Không thu hồi được gốc và lãi là một trong những rủi ro lớn nhất mà khi cho vay ngân hàng phải chấp nhận.

Bảng 12: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh)

Qua bảng trên, ta nhận thấy rằng do doanh số cho vay của ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn nên doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm một tỷ trọng rất lớn. Tuy nhiên, doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng từ 79,70% trong năm 2008 lên đến 86,41% trong 6 tháng đàu năm 2011 trong doanh số thu nợ của ngân hàng. Theo đó, tỷ trọng của doanh số thu nợ trung và dài hạn cũng giảm đều qua các năm. Nguyên nhân của tình trạng này là do doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng chiếm một tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Mặt khác, tình hình kinh tế trong những năm gần đây gặp nhiều bất ổn, cho vay trung và dài hạn lại gặp một rủi ro lớn hơn.

b) Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Để tìm hiểu rỏ hơn vè công tác thu hồi nợ của ngân hàng theo từng thành phần kinh tế ta tìm hiểu bảng số liệu sau:

Chỉ tiêu 2008 Tỷ trọng 2009 Tỷ trọng 2010 Tỷ trọng 6 tháng đầu năm 2011 Tỷ trọng 1. Ngắn hạn 784.056 79,70 1.265.653 83,55 1.348.810 84,56 842.027 86,41 2. Trung và dài hạn 199.739 20,30 249.124 16,45 246.357 15,44 132.418 13,59 Doanh số thu nợ 983.795 100 1.514.777 100 1.595.167 100 974.445 100

Bảng 13: Tình hình doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh)

Do doanh số cho vay của thành phần kinh tế cá thể chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay của ngân hàng nên doanh số thu nợ của nó cũng vì thế mà chiếm một tỷ trọng rất lớn trong doanh số thu nợ của ngân hàng. Ta nhận thấy rằng doanh số thu nợ của kinh tế cá nhân luôn ở mức cao chiếm khoản 75% doanh số thu nợ của ngân hàng. Tuy nhiên, trong năm 2009 thì con số này chỉ ở khoản 69,41%, thấp hơn rất nhiều so với các năm khác. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2009

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 51)