CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 46)

4.1.1. Khái quát chung về nguồn vốn

Nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bởi vì tất cả hoạt động của ngân hàng đều dựa trên nguồn vốn và nguồn vốn sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chi phí sử dụng vốn là loại chi phí lớn nhất mà ngân hàng phải chịu trong quá trình hoạt động. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thì việc xem xét tsinh hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng là điều rất cần thiết. Một ngân hàng có tỷ trọng mỗi loại nguồn vốn hợp lý sẽ làm giảm bớt chi phí sử dụng vốn của ngân hàng đồng thời giảm thiểu rủi ro.

Bảng 3: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng MHB Cần Thơ

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 6 tháng đầu năm 2011 1. Vốn huy động 446.831 532.271 670.271 749.588 2. Vốn điều chuyển từ Hội sở 659.234 506.502 321.200 269.627 3. Vốn khác 40.709 76.456 78.958 91.374 Tổng nguồn vốn 1.146.774 1.115.229 1.070.429 1.110.589 (Nguồn: Phòng nguồn vốn)

Nhìn chung, trong nhung năm qua tổng nguồn vốn của MHB Cần Thơ có sự biến động không lớn. Trong năm 2009 và 2010 thì tổng nguồn vốn có giảm so với 2008, bước sang đầu năm 2011 tổng nguồn vốn đã có xu hướng tăng trở lại. Trong khi đó, vốn huy động lại liên tục tăng lên, còn nguồn vốn chuyển từ Hội sở thì lại liên tục giảm. Cụ thể tình hình tăng giảm từng loại nguồn vốn sẽ được thể hiện trong bản sau:

Bảng 4: Tình hình tăng giảm nguồn vốn của MHB Cần Thơ

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng nguồn vốn)

Trong những năm qua tổng nguồn vốn của ngân hàng đã giảm từ 1.146.774 xuống còn 1.070.429 triệu đồng trong năm 2010, bước sang 6 tháng đầu năm 2011 thì tổng nguồn co xu hướng tăng nhẹ lên 1.110.589 triệu đồng so với năm 2010 tương đương 3,4%. Dù mức tăng không nhiều nhưng đây là dấu hiệu cho thấy sự phục hồi trong nền kinh tế nói chung và bản thân MHB Cần Thơ nói riêng.

Trong khi đó, nguồn vốn từ việc huy động lại liên tục tăng trong những năm qua trung bình tăng khoản 20% / năm. Năm 2009 nguồn vốn huy động đã tăng lên 19,12% so với 2008 (từ 446.831 lên 532.271). Sang năm 2010 thì vốn huy động của ngân hàng lại tăng thêm 25,39% so với 2009. Đặc biệt, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011 vốn huy động của ngân hàng đã tăng thêm 23,66%. Điều này cho thấy sự chú trọng vào việc xây dựng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Nếu hoạt động kinh doanh của ngân hàng dựa vào vốn huy động thì sẽ tạo nên sự linh hoạt cho nguốn, làm giảm chi phí sử dụng vốn, tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, bất ổn nhưng MHB Cần Thơ vẫn có thể tăng được nguồn vốn huy động rất đáng kể. Đó là nhờ sự quyết tâm của ban Giám đốc ngân hàng cùng sự cố gắng của cả một tập thể cán bộ ngân hàng MHB Cần Thơ.

So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 6 tháng đầu năm 2011 so với 2010 Chỉ tiêu

Tuyệt đối Tương

đối (%) Tuyệt đối

Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Vốn huy động 85.440 19,12 138.000 25,93 79.287 23,66 2. Vốn điều chuyển từ Hội sở (152.732) (23,17) (158.302) (36,58) (51.573) (32,11) 3. Vốn khác 35.747 87,81 2.502 3,27 12.417 31,45 Tổng nguồn vốn (31.545) (2,75) (43.800) (4,02) (19.239) (3,40)

Ngược lại, nguốn vồn chuyển từ Hội sở ngân hàng MHB lại liên tục giảm. Chỉ trong vòng 2,5 năm vốn điều chuyển từ Hội sở đã giảm từ 659.234 vào năm 2008 xuống còn 269.627 trong năm 2011, tương đương giảm 389.607 triệu đồng (59,1%). Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của MHB Cần Thơ không còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ Hội sở như trước.

Những nguồn vốn khác: đây là loại nguồn vốn chiếm một tỷ trọng không lớn trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Tuy nhiên nguồn vốn này cũng tăng qua các năm. Năm 2009 tăng 37.747 triệu đồng so với 2008, tăng đến 87,81%. Bước sang 6 tháng đầu năm 2011 thì loại nguồn vốn này cũng tăng lên 31,45%. Nguồn vốn khác bao gồm nhiều loại nguồn vốn khác nhau. Mỗi loại lại có ưu và nhược điểm riêng. Vi vậy, nếu biết hợp lý hóa nguồn vốn đó thì ngân hàng sẽ tạo được ưu thế lớn hơn. Ngược lại, nó có thể làm tăng chi phí sử dụng vốn, tăng rủi ro cho ngân hàng.

4.1.2. Tình hình cơ cấu nguồn vốn của MHB Cần Thơ

Trong những năm qua cơ cấu nguồn vốn của MHB Cần Thơ cũng đã có sự chuyển biến khá tích cực. Vốn huy động ngày càng tăng, vốn điều chuyển từ Hội sở ngày càng giảm dần. Cụ thể như sau:

Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn của MHB Cần Thơ

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nguồn vốn)

Trong năm 2008, nguồn vốn huy động chỉ chiếm 38,96%, còn nguồn vốn chuyể từ Hội sở lại chiếm đến 57,49% trong cơ cấu nguồn vốn. Hoạt động của ngân Chỉ tiêu 2008 Tỷ trọng (%) 2009 Tỷ trọng (%) 2010 Tỷ trọng (%) 6 tháng đầu năm 2011 Tỷ trọng (%) 1. Vốn huy động 446.831 38,96 532.271 47,73 670.271 62,62 749.588 67,49 2. Vốn điều chuyển từ Hội sở 659.234 57,49 506.502 45,42 321.200 30,.1 269.627 24,28 3. Vốn khác 40.709 3,55 76.456 6,85 78.958 7,37 91.374 8,23 Tổng nguồn vốn 1.146.774 100 1.115.229 100 1.070.429 100 1.110.589 100

hàng phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ Hội sở. Điều này đã gây nên tình trạng thiếu cân bằng, không linh hoạt trong kinh doanh, gây nhiều áp lực vốn lên Hội sở ngân hàng. Nhận thấy điều này trong những năm gần đây, MHB Cần Thơ đã chú trọng cho việc huy động nguồn vốn nhằm tạo nên sự ổn định và linh hoạt dồng thời giảm áp lực vốn lên Hội sở.

Bước sang năm 2009, cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng đa có sự chuyển biến tích cực hơn. Nguồn vốn huy động tăng lên 47,73%, còn nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở lại giảm xuống còn 45,42% trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Đây là kết quả cho sự nổ lực của MHB Cần Thơ. Tuy nhiên, so với những ngân hàng khác thì tỷ trọng vốn huy động trong cơ cấu nguồn vốn của MHB Cần Thơ vẫn còn thấp. Vì vậy, cần phải nổ lực hơn nữa để nâng cao tính hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng.

Năm 2010 và 2011, cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng đã có sự chuyển biến rõ rệt. Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trong lớn hơn trong cơ cấu nguồn vốn – 67,49% trong 6 tháng đầu năm 2011. Trong khi đó, nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở đã giảm mạnh xuống còn 24,28%. Đây là kết quả của sự nổ lực và quyết tâm rất lớn của MHB Cần Thơ.

Tuy nhiên, tỷ lệ Vốn huy động trên vốn điều chuyển từ Hội Sở của ngân hàng trong năm 2011 chỉ ở khoản 3 lần, vẫn còn thấp hơ nhiều so với tiềm năng phát triển của ngân hàng. Điều này làm cho hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng chưa cao. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình, thì MHB Cần Thơ cần phải tăng cường hơn nữa việc huy động vốn. Bởi vì, vốn huy động là một loại nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn thấp. Nếu vốn huy động chỉ ở một mức thấp thì sẽ làm cho giảm hiệu quả sử dụng của vốn VCSH.

4.1.3. Tình hình vốn huy động của ngân hàng

Bảng 6: Cơ cấu vốn huy động của ngân hàng

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng nguồn vốn)

Đối với ngân hàng thương mại nguồn vốn huy động đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn huy động không chỉ ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng mà nó còn thể hiện khả năng hoạt động, niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay, lãi suất huy động trung và dài hạn thường không lớn hơn mà thậm chí còn nhỏ hơn lãi suất huy động ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường vốn đang bất ổn, hàng loạt ngân hàng đang thiếu hụt vốn nên tăng lãi suất huy động ngắn hạn lên nhằm thu hút vốn.

Trong những năm qua, nguồn vốn huy động của ngân hàng đang tăng rất nhanh nhưng chủ yếu ở nguồn vốn ngắn hạn. Tiền gửi dài hạn tăng lên chưa đến 20 tỷ đồng. Trong khi đó, tiền gửi ngắn hạn của khách hàng đã tăng lên hơn 280 tỷ đồng. Năm 2008 nguồn vốn huy động dài hạn chiếm đến hơn 20% trong tổng nguồn vốn huy động thì sang 6 tháng đàu năm 2011 thì chỉ khoản 15% trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng bất ổn trên thị trường vốn, lãi suất huy động ngắn hạn và dài hạn lại bằng nhau nên người dân chủ yếu gửi tiền với thời hạn ngắn. Nếu ngân hàng huy động vốn dài hạn với lãi suất cao thì trng dài hạn ngân hàng sẽ gặp một rủi ro lãi suất rất lớn. Vì vậy, dù muốn huy động vốn dài hạn nhưng ngân hàng cũng không thể tăng lãi suất lên qua cao.

Chỉ tiêu 2008 Tỷ trọng (%) 2009 Tỷ trọng (%) 2010 Tỷ trọng (%) 6 tháng đầu năm 2011 Tỷ trọng (%) 1. Ngắn hạn 356.348 79,75 416.768 78,3 564.302 84,19 640.448 85,44 2. Trung và dài hạn 90.483 20,25 115.503 21,7 105.969 15,81 109.140 14,56 Tổng vốn huy động 446.831 100 532.271 100 670.271 100 749.588 100

4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ NHÁNH CẦN THƠ

4.2.1. Phân tích hiệu quả tín dụng của ngân hàng 4.2.1.1. Doanh thu thuần từ hoạt động tín dụng 4.2.1.1. Doanh thu thuần từ hoạt động tín dụng

Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều vị mục đích lợi nhuận. Ngân hàng thương mại cũng vậy, Ngân hàng hoạt động dựa vào việc chuyển giao nguồn vốn giữa các cá nhân, tổ chức để tạo nên lợi nhuận dựa vào sự chênh lệch lãi suất. Vì vậy, muốn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thì trước tiên ta phải xem xét hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng, lợi nhuận mà nguồn vốn tạo ra như thế nào. Từ đó ta sẽ xem xét các chỉ tiêu liên quan để đưa ra kết luận hợp lý về tình hình sử dụng vốn của ngân hàng.

Bảng 7: Doanh thu từ hoạt động tín dụng

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 6 tháng đầu năm 2010 6 tháng đầu năm 2011 1. Thu từ HĐ tín dụng 161.618 130.908 145.237 72.619 73.318 1. Chi phí từ HĐ tín dụng 77.200 47.676 50.349 25.175 22.906 Doanh thu thuần từ hoạt

động tín dụng 84.418 83.232 94.888 47.444 50.412

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh)

Doanh thu của ngân hàng thường xuất phát từ : Hoạt động tín dụng, dịch vụ và một phần nhỏ từ các những hoạt động khác. Trong đó, thu nhập từ hoạt động tín dụng được xem là nguồn doanh thu chính yếu của ngân, nghiệp vụ tín dụng cũng được xem là một nghiệp vụ bắt buộc đối với ngân hàng. Hiệu quả tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trong những năm qua, doanh thu thuần từ hoạt động tín dụng của ngân hàng có sự biến đổi không đồng nhất qua các năm. Cụ thể như sau:

Bảng 8: Bảng so sánh doanh thu thuần từ hoạt động tín dụng Đơn vị tính: triệu đồng So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 So sánh 6 tháng đầu năm 2011/2010 Chỉ tiêu Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Thu từ HĐ tín dụng (30.710) (19,00) 14392 10,09 699 0,96 1. Chi phí HĐ tín dụng (29.524) (38,24) 2.673 5,61 (2.269) (9,01) Doanh thu thuần từ hoạt

động tín dụng

(1.186) (1,41) 11.656 14,01 2.968 6,26

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh)

Trong năm 2009 do chính sách thắt chặt iền tệ nhằm kiềm chế làm phát của Ngân hàng nhà nước đã làm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng bị trì trệ. Doanh thu từ hoạt động tín dụng của ngân hàng đã giảm 19% tương đương 30.710 triệu đồng. Do hoạt động kinh doanh bị thu hẹp lại nên chi phí cho hoạt động tín dụng cũng giảm xuống 29.524 triệu đồng tương đương 38,24% so với năm 2008. Bước sang năm 2010, tình hình kinh tế có sự phục hồi nên hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng tăng trưởng theo. Doanh thu tăng lên 10,06% so với năm 2009, chi phí tăng 5,61% đã làm cho doanh thu thuần từ hoạt động tín dụng tăng lên 14,01% tương đương 11.656 triệu đồng. Đây là dấu hiệu cho thấy tình hình kinh doanh của ngân hàng đang dần khôi phục lại.

Trong 6 tháng đầu năm 2011, tuy doanh thu tăng không nhiều (chỉ 0.96%) nhưng chi phí đã giảm đáng kể 6.26%. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn của ngân hàng đã tăng lên trong 6 tháng đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng đã tạo được tính hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn của ngân, linh hoạt trong việc sử dụng vốn nên đã làm giảm chi phí trong lĩnh vực này.

4.2.1.2. Cơ cấu cho vay của ngân hàng a) Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng a) Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn sẽ có những lợi thế và rủi ro riêng của nó. Cho vay ngắn hạn thường chịu một rủi ro thấp nhưng vì vậy mà nó cũng sẽ có mức lãi suất thấp hơn so với cho vay trung và dài hạn. Vì vậy, khi quyết định tỷ lệ giữa cho vay ngắn hạn với trung và dài hạn thì ngân hàng cần phải xem xét nhiều yếu tố để có thể tạo ra một hiệu quả sử dụng vốn tối ưu. Để xem xét tình hình cụ thể ta sẽ nghiên cứu bảng số liệu sau:

Bảng 9: Cơ cấu cho vay theo thời hạn tín dụng của MHB

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh)

Từ bảng 8 chúng ta nhận thấy rằng doanh số cho vay của ngân hàng MHB Cần Thơ liên tục tăng qua các năm. Trong năm 2009 mặc dù tình hình hoạt động của MHB Cần Thơ rất kém nhưng doanh số cho vay vẫn tăng lên so với năm 2008. Nguyên nhân là do năm 2009 chính phủ thực hiện gói kích cầu kinh tế nên các doanh nghiệp vay tại NHTM sẽ được hỗ trợ 4% lãi suất. Vì vậy các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn hơn.

Doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng trong năm 2009,2010 và 6 tháng đầu năm 2011 liên tục tăng. Tuy trong năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng có tăng nhưng tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong tổng doanh số cho vay lại giảm từ 81,75% xuống còn 77,23%. Nguyên nhân chủ yêu là do tình hình cho vay trung và dài hạn tăng đột biến trên 50% so với 2008. Bước sang năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 thì tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng lên gần 90% trong cơ cấu Chỉ tiêu 2008 Tỷ trọng (%) 2009 Tỷ trọng (%) 2010 Tỷ trọng (%) 6 tháng đầu năm 2011 Tỷ trọng (%) Cho vay ngắn hạn 838.584 81,75 1.239.979 77,23 1.285.187 86,33 798.463 89,81 Cho vay trung và

dài hạn 187.185 18,25 365.587 22,77 203.552 13,67 99.228 10,19 Doanh số cho

doanh số cho vay của ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2010 và 2011 thị trường tiền tệ của Việt Nam có nhiều bất ổn nên nhiều doanh nghiệp ngạy tiếp xúc với những khoản vay có thời hạn dài dễ dẫn đến rủi ro lãi suất. Mặt khác, mặt bằng lãi suất chung của nước ta hiện nay đang rất cao gây khó khăn cho việc đầu tư của các doanh nghiệp. Đặc biệt đầu năm 2011 tình hình leo thang của lãi suất tín dụng đã làm cho các doanh nghiệp ngày càng e dè hơn. Điều này đã làm cho doanh số và tỷ trọng của cho vay trung và dài hạn giảm đi.

b) Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Để có thể đánh giá chính xác được tình hình đầu từ cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng, ngoài việc phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng thì việc phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế cũng đóng một vay trò rất quan trọng. Đối tượng cho vay của ngân hàng bao gồm: Kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể…

Bảng 10: Tình hình doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 46)