Những sản phẩm của MHB Cần Thơ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 39)

3.3.2.1. Cho vay mua, xây dựng, sữa chữa nhà ở

Là sản phẩm hổ trợ cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để mua, xây dựng hoặc sữa chữa nhà cửa.

Mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị phương án nếu TSĐB là tài sản hình thành từ vốn. Tối đa 85% đối với những TSĐB khác.

Thời hạn cho vay: không quá 60 tháng đối với việc xây dựng, sữa chữa nâng cấp nhà ở, không quá 180 tháng đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở, hoặc căn hộ.

Lãi suất theo quy định hiện hành của MHB Cần Thơ.

3.3.2.2. Cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn

Là sản phẩm hỗ trợ khách hàng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

+ Không có TSĐB: Lên đến 500 triệu đồng.

+ Có TSĐB: Tối đa 85% tổng nhu cầu vốn nhưng không vượt quá giới hạn cho vay đối với từng loại TSĐB.

Thời hạn cho vay: Không quá 60 tháng Lãi suất theo quy định của MHB Cần Thơ.

3.3.2.3. Cho vay tiêu dùng

Đây là giải pháp để phục vụ nhu cầu mua sắm vật dụng trong gia đình, đóng học phí cho con, đi du lịch… của cá nhân và gia đình.

Mức cho vay: Tối đa 500 tr

Thời hạn cho vay: không quá 60 tháng

Lãi suất theo quy định hiện hành của MHB Cần Thơ.

3.3.2.4. Cho vay tiểu thương

Đây là sản phẩm phục vụ cho khách hàng là những người có kiot, quầy sạp, cửa hàng kinh doanh hợp pháp tại các chợ, trung tâm đầu mối trên địa bàn để bổ sung nguồn vốn kinh doanh.

Mức cho vay: Tối đa 80% nhu cầu vốn của phương án kinh doanh nhưng không vượt quá giá trị cho vay tối đa của từng loại TSĐB.

Thời hạn cho vay: Tối đa không quá 12 tháng, nhưng không vượt quá thời hạn thuê quầy sạp còn lại.

Lãi suất theo quy định hiện hành của MHB Cần Thơ.

Đây là những sản phẩm kinh doanh chủ yêu của ngân hàng, ngoài ra còn có những sản phẩm khác như: cho vay mua xe cá nhân, cho vay cầm cố sổ tiết kiêm, GTCG, cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay cán bộ và công nhân viên, cho vay đảm bảo bằng các khoản phải thu…

3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MHB CẦN THƠ TRONG 2008 – 2010 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011

Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì mục đích cuối cùng vẫn là lợi nhuận. Dù là một ngành kinh tế khá đặc biệt nhưng Ngân hàng thương mại cũng không ngoại lệ. Kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện tất cả những vấn đề của doanh nghiệp. Vì vậy khi đánh giá về một vấn đề nào đó, kết quả hoạt động kinh doanh là một vấn đề quan trọng không thể bỏ qua.

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Cần Thơ Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 6 tháng đầu năm 2010 6 tháng đầu năm 2011 Tổng thu nhập 162.633 131.886 146.961 73.481 74.608 1. Thu từ HĐ tín dụng 161.618 130.908 145.237 72.619 73.318 2. Thu từ dịch vụ 1.015 978 1.724 862 1.290 Tổng chi phí 137.637 113.299 126.436 63.218 66.082 1. Chi phí từ HĐ tín dụng 77.200 47.676 50.349 25.175 22.906 2. Chi phí khác 60.437 65.623 76.087 38.043 43.176 Lợi nhuận 24.996 18.587 20.525 10.263 8.526

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh)

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Cần Thơ trong 3 năm 2008 – 2010 và 6 tháng đầu năm 2011. Ta nhận thấy rằng trong năm 2009 tình hình hoạt động của MHB Cần Thơ không tốt. Tất cả các chỉ số đều giảm đáng kể so với năm 2008. Bước sang năm 2010 tình hình hoạt động đã được cải thiện hơn nhưng vẫn còn thấp so với năm 2008. Tình hình kinh tế vào đầu năm 2011 cũng có xu hướng tốt hơn nhưng nhưng chi phí lại tăng quá cao so với doanh thu. Điều này làm cho lợi nhuận của ngân hàng bị kéo giảm. Cụ thể tình hình tăng giảm sẽ đươc thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2: Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Đơn vị tính: triệu đồng So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 So sánh 6 tháng đầu năm 2011/2010 Chỉ tiêu Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng thu nhập (30.747) (18,90) 15.075 11,43 1.127 1,53 1. Thu từ HĐ tín dụng (30.710) (19,00) 14392 10,09 699 0,96 2. Thu từ dịch vụ (37) (3.64) 746 76,28 428 49,65 Tổng chi phí (24.338) (17,68) 13.137 11,59 2.864 4,53 1. Chi phí HĐ tín dụng (29524) (38,24) 2.673 5,61 (2.269) (9,01) 2. Chi phí khác 5.186 8,58 10.464 15,95 5.133 13,49 Lợi nhuận (6.409) (25,64) 1.938 10,43 (1.737) (16,93)

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh)

Tổng thu nhập: Trong năm 2009 thu nhập của MHB Cần Thơ giảm đáng kể

so với năm 2008 về cả thu nhập từ hoạt động tín dụng và cả mảng dịch vụ. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2009 chính phủ có chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm hãm tình hình lạm phát tăng cao nên. Mặt khác, trong vài năm gần đây, hàng loạt ngân hàng mới xuất hiện và mở rộng hoạt động. Do chưa chuẩn bị tốt nên lượng khách hàng trong năm 2009 giảm đáng kể đã làm ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng. Bước sang năm 2010, tình hình kinh tế đã trở lại khá ổn định nên hoạt động của MHB Cần Thơ đã dần được cải thiện. Tổng thu nhập đã tăng 15.075 triệu đồng so với năm 2009 tương đương 11,43%. Trong 6 tháng đầu năm 2011, tuy doanh thu có tăng so với 6 tháng đầu năm 2010 nhưng không đáng kể. Cụ thể chỉ tăng 1,53% so với cùng kỳ năm trước. Trong những năm gần đây tình hình kinh tế nước ta luôn trong tình trạng không ổn định, lạm phát tăng cao đã gây ra nhiều vấn đề kinh tế và thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp. Chúng ta nhận thấy răng trong năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 doanh thu từ hoạt động dịch vụ tăng rất nhanh cụ thể là 76,28% trong năm 2010 và 49,65% chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011.

Tổng chi phí: trong năm 2009 chi phí hoạt động của MHB Cần Thơ cũng

giảm mạnh từ 137.637 xuốn còn 113.299 triệu đồng tương đương 17,68%. Có thể đây là một điều đáng mừng? Tuy nhiên chúng ta nên xem xét rằng trong năm 2009 doanh thu của MHB Cần Thơ cũng giảm mạnh đến 18,9%. Điều này chứng tỏ rằng quy mô hoạt động và thị phần của MHB Cần Thơ trong năm 2009 giảm mạnh. Mặt khác, doanh thu giảm mạnh hơn chi phí nên đây là một mối lo ngạy rất lớn làm cản trở sự phát triển của MHB Cần Thơ trong tương lai. Vì vậy cần tìm ra nguyên nhân và sớm khắc phục. Trong năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011, do doanh thu tăng nên chi phí hoạt động cũng tăng theo. Qua đó tình hình hoạt động của ngân hàng cũng từng bước được cải thiện. điều đáng lưu ý là trong năm 2011, tình hình tín dụng của MHB Cần Thơ đã có bước tiến bộ. Tuy trong 6 tháng đầu năm 2011 doanh thu từ hoạt động tín dụng tăng 699 triệu đồng tương đương 0,96% nhưng chi phí trong lĩnh vực này lại giảm 2.269 triệu đồng tương đương 9,1%.

Lợi nhuận: năm 2009 lợi nhuận của MHB Cần Thơ giảm từ 24.996 xuống

còn 18.587 triệu đồng tương đương giảm 6.409 (25,64%) so với năm 2008. Bước sang năm 2010 tình hình có được cải thiện hơn khi lợi nhuận trước thuế đã tăng lên 20.525 tương đương tăng 10,43%. Tuy nhiên vẫn còn thấp hơn so với 2008, nhưng đây cũng là một dấu hiệu khả quan. Sang năm 2011 tuy doanh thu có tăng lên nhưng chi phí lại tăng lên quá nhanh nên đã làm chi lợi nhuận giảm 16,93% so với cùng kỳ năm 2010. Nhìn nhận chung hoạt động của MHB Cần Thơ trong năm 2009 bị trì trệ khá trầm trong, tuy năm 2010 có phục hồi nhưng không đáng kể. Bước sang 6 tháng đầu năm 2011 MHB lại có xu hướng chửng lại so với cùng kỳ năm 2010. Để hiểu thêm về vấn đề chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu kỹ hơn trong những phần của chương sau.

3.5. THẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA MHB CẦN THƠ 3.5.1. Thuận lợi

- Trong những năm qua Ngân hàng MHB Cần Thơ đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ các cơ quan chức năng: Thành ủy, UBND TP. Cần Thơ, Ngân hàng nhà nước tại Cần Thơ, Hội sở ngân hàng MHB… Những sự giúp đỡ này đã giúp cho MHB chi nhánh Cần Thơ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho MHB Cần Thơ hoạt động trong tương lai.

- Là ngân hàng quốc doanh thứ 3 được cổ phần hóa, MHB đã phát triển mạnh mẽ cùng với sự chỉ đạo sang suốt của Ban lãnh đạo Ngân hàng nên đã tạo được niềm tin của khách hàng. Đây là một lợi thế rất lớn mà MHB Cần Thơ cần phải phát huy để tiếp tục phát triển trong tương lai

- Chi nhánh MHB được đặt tại trung tâm của TP Cần Thơ nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch và quản bá thương hiệu MHB. Ngoài ra, MHB Cần Thơ còn có một đội ngủ cán bộ giàu kinh nghiệm, nhiệt tình trong công việc, có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao. Đây là một ưu thế lớn, nếu biết phát huy thì MHB Cần Thơ sẽ tạo được một tìm lực rất lớn để phát triển trong tương lai.

- Có một bộ phận lớn các khách hàng uy tính đã gắ bó lâu dài với MHB Cần Thơ.

3.5.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, MHB Cần Thơ cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn:

- Năm 2010 Việt Nam chính thức chấp nhận cho thành lập Ngân hàng có 100% vốn nước ngoài. Đây là một áp lực rất lớn cho những Ngân hàng trong nước. Ngoài ra, trong những năm qua hàng loạt ngân hàng đã thành thập chi nhánh, phòng giao dịch tại Cần Thơ tạo nên một môi trường cạnh tranh ngày càng khóc liệt. Nếu không kịp thời cải thiện, cách tân thì những Ngân hàng không bắt kịp được xu thế mới sẽ bị loại bỏ.

- Ý thức chấp hành pháp luật của người dân không cao gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi vốn. Mặt khác, những thủ tục phức tạp của chính sách nhà nước gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc phát mãi tài sản thế chấp.

- Nền kinh tế nước ta nói riêng và tình hình kinh tế thế giới nói chung đang bất ổn, lạm phát tăng cao, những chính sách kinh tế của nhà nước vẫn chưa phát huy được hiệu quả. Tình trạng lãi suất leo thang, sự cạnh tranh chay đua lãi suất của nhiều Ngân hàng làm cho sự phát triển của Ngân hàng MHB Cần Thơ trở nên bất ổn.

- Huy động vốn là một trong những vấn đề nhức nhối nhất của MHB trong những năm qua. MHB Cần Thơ hoạt động dựa vào nguồn cung từ Hội sở, mang tính

không ổn định. Muốn phát triển trong tương lai, MHB Cần Thơ cần chú trọng việc huy động nguồn vốn hơn nữa để đảm bảo sự phát triển bền vững của mình.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA

NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1. CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1.1. Khái quát chung về nguồn vốn 4.1.1. Khái quát chung về nguồn vốn

Nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bởi vì tất cả hoạt động của ngân hàng đều dựa trên nguồn vốn và nguồn vốn sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chi phí sử dụng vốn là loại chi phí lớn nhất mà ngân hàng phải chịu trong quá trình hoạt động. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thì việc xem xét tsinh hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng là điều rất cần thiết. Một ngân hàng có tỷ trọng mỗi loại nguồn vốn hợp lý sẽ làm giảm bớt chi phí sử dụng vốn của ngân hàng đồng thời giảm thiểu rủi ro.

Bảng 3: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng MHB Cần Thơ

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 6 tháng đầu năm 2011 1. Vốn huy động 446.831 532.271 670.271 749.588 2. Vốn điều chuyển từ Hội sở 659.234 506.502 321.200 269.627 3. Vốn khác 40.709 76.456 78.958 91.374 Tổng nguồn vốn 1.146.774 1.115.229 1.070.429 1.110.589 (Nguồn: Phòng nguồn vốn)

Nhìn chung, trong nhung năm qua tổng nguồn vốn của MHB Cần Thơ có sự biến động không lớn. Trong năm 2009 và 2010 thì tổng nguồn vốn có giảm so với 2008, bước sang đầu năm 2011 tổng nguồn vốn đã có xu hướng tăng trở lại. Trong khi đó, vốn huy động lại liên tục tăng lên, còn nguồn vốn chuyển từ Hội sở thì lại liên tục giảm. Cụ thể tình hình tăng giảm từng loại nguồn vốn sẽ được thể hiện trong bản sau:

Bảng 4: Tình hình tăng giảm nguồn vốn của MHB Cần Thơ

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng nguồn vốn)

Trong những năm qua tổng nguồn vốn của ngân hàng đã giảm từ 1.146.774 xuống còn 1.070.429 triệu đồng trong năm 2010, bước sang 6 tháng đầu năm 2011 thì tổng nguồn co xu hướng tăng nhẹ lên 1.110.589 triệu đồng so với năm 2010 tương đương 3,4%. Dù mức tăng không nhiều nhưng đây là dấu hiệu cho thấy sự phục hồi trong nền kinh tế nói chung và bản thân MHB Cần Thơ nói riêng.

Trong khi đó, nguồn vốn từ việc huy động lại liên tục tăng trong những năm qua trung bình tăng khoản 20% / năm. Năm 2009 nguồn vốn huy động đã tăng lên 19,12% so với 2008 (từ 446.831 lên 532.271). Sang năm 2010 thì vốn huy động của ngân hàng lại tăng thêm 25,39% so với 2009. Đặc biệt, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011 vốn huy động của ngân hàng đã tăng thêm 23,66%. Điều này cho thấy sự chú trọng vào việc xây dựng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Nếu hoạt động kinh doanh của ngân hàng dựa vào vốn huy động thì sẽ tạo nên sự linh hoạt cho nguốn, làm giảm chi phí sử dụng vốn, tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, bất ổn nhưng MHB Cần Thơ vẫn có thể tăng được nguồn vốn huy động rất đáng kể. Đó là nhờ sự quyết tâm của ban Giám đốc ngân hàng cùng sự cố gắng của cả một tập thể cán bộ ngân hàng MHB Cần Thơ.

So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 6 tháng đầu năm 2011 so với 2010 Chỉ tiêu

Tuyệt đối Tương

đối (%) Tuyệt đối

Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Vốn huy động 85.440 19,12 138.000 25,93 79.287 23,66 2. Vốn điều chuyển từ Hội sở (152.732) (23,17) (158.302) (36,58) (51.573) (32,11) 3. Vốn khác 35.747 87,81 2.502 3,27 12.417 31,45 Tổng nguồn vốn (31.545) (2,75) (43.800) (4,02) (19.239) (3,40)

Ngược lại, nguốn vồn chuyển từ Hội sở ngân hàng MHB lại liên tục giảm. Chỉ trong vòng 2,5 năm vốn điều chuyển từ Hội sở đã giảm từ 659.234 vào năm 2008 xuống còn 269.627 trong năm 2011, tương đương giảm 389.607 triệu đồng (59,1%). Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của MHB Cần Thơ không còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ Hội sở như trước.

Những nguồn vốn khác: đây là loại nguồn vốn chiếm một tỷ trọng không lớn trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Tuy nhiên nguồn vốn này cũng tăng qua các năm. Năm 2009 tăng 37.747 triệu đồng so với 2008, tăng đến 87,81%. Bước sang 6 tháng đầu năm 2011 thì loại nguồn vốn này cũng tăng lên 31,45%. Nguồn vốn khác bao gồm nhiều loại nguồn vốn khác nhau. Mỗi loại lại có ưu và nhược điểm riêng. Vi vậy, nếu biết hợp lý hóa nguồn vốn đó thì ngân hàng sẽ tạo được ưu thế lớn hơn. Ngược lại, nó có thể làm tăng chi phí sử dụng vốn, tăng rủi ro cho ngân hàng.

4.1.2. Tình hình cơ cấu nguồn vốn của MHB Cần Thơ

Trong những năm qua cơ cấu nguồn vốn của MHB Cần Thơ cũng đã có sự chuyển biến khá tích cực. Vốn huy động ngày càng tăng, vốn điều chuyển từ Hội sở ngày càng giảm dần. Cụ thể như sau:

Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn của MHB Cần Thơ

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nguồn vốn)

Trong năm 2008, nguồn vốn huy động chỉ chiếm 38,96%, còn nguồn vốn chuyể từ Hội sở lại chiếm đến 57,49% trong cơ cấu nguồn vốn. Hoạt động của ngân

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 39)