YẾU TỐ MA TRONG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI TÀY, NÙNG THỂ HIỆN QUA CÁC TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN VI HỒNG KHẢO SÁT QUA 3 TÁC PHẨM: VÃI ĐÀNG, ĐẤT BẰNG, NÚI CỎ YÊU THƯƠNG Thành viên trong nhóm : Nguyễ
Trang 1YẾU TỐ MA TRONG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI TÀY, NÙNG THỂ HIỆN QUA CÁC TÁC PHẨM
CỦA NHÀ VĂN VI HỒNG
(KHẢO SÁT QUA 3 TÁC PHẨM: VÃI ĐÀNG, ĐẤT BẰNG, NÚI CỎ YÊU THƯƠNG)
Thành viên trong nhóm :
Nguyễn Thị Lệ
Nguyễn Thị Hoài
Nguyễn Thị Kiều Như
Nguyễn Thị Ngân
Trần Thị Thu Huyền
Nguyễn Thị Anh
Vũ Thị Hằng
Lương Thị Ngân
Trang 2YẾU TỐ MA TRONG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI TÀY, NÙNG THỂ HIỆN QUA CÁC TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN VI HỒNG
(KHẢO SÁT QUA 3 TÁC PHẨM: VÃI ĐÀNG, ĐẤT BẰNG, NÚI CỎ YÊU
THƯƠNG)
I.TÁC GIẢ VI HỒNG.
II “MA” TRONG QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI TÀY, NÙNG.
III “MA” TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN VI HỒNG 3.1: Ma gà.
3.2: Ma gây bệnh cho người.
3.3: Ma nguyền.
3.4: Ma Thuồng Luồng.
IV KẾT LUẬN
Trang 3I MỘT VÀI ĐIỀU VỀ TÁC GIẢ VI HỒNG
Nhà văn Vi Hồng (1936-1997) Dân tộc Tày
Quê quán: Đức Long, Hoà An, Cao Bằng
Ông là giảng viên trường Đại học Sư phạm Việt Bắc (sau này là Đại học Sư phạm Thái Nguyên) Ông là tác giả của khoảng 30 đầu sách, chủ yếu là tiểu thuyết
(Đất bằng, Núi cỏ yêu thương, Thung lũng đá rơi, Tình yêu hai nửa, Người
trong ống, Dòng sông nước mắt, Tháng năm biết nói, Gã ngược đời…)
Giải thưởng chính: Giải thưởng Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam năm
1971 Giải thưởng Uỷ ban Dân tộc Chính phủ năm 1985 Giải thưởng Nhà Xuất bản Kim Đồng 1997 Giải thưởng Nhà nước năm 2012
Các tác phẩm của ông thu hút người đọc qua giọng kể sinh động với nét văn hóa đặc trưng của người dân tộc ( mà tiêu biểu là dân tộc Tày và Nùng) Đôi khi thông qua văn chương ông kể lại cuộc đời mình, bạn bè mình trong câu truyện
phải vượt đường rừng đi học “ cái chữ ” Đi bộ hàng trăm cây số đường rừng để
đến với trường Lương Ngọc Quyến mà đã được ông mô tả trong cuốn tự truyện
“Đường về với mẹ chữ” (tác phẩm đoạt giải Nhất Cuộc Vận động Sáng tác cho
Thiếu nhi 1996-1997 của Nhà xuất bản Kim Đồng, đồng thời cũng là một trong hai
tác phẩm xét trao tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2012) làm cho người đọc“ sởn
tóc gáy” về sức chịu đựng phi thường của con người Đôi khi là bản tình ca đẹp
của chàng trai, cô gái Tày rồi một ý chí vượt lên số phận đi tìm chân lý, nguồn sống hướng tới ánh sáng cách mạng, một tình yêu với quê hương sâu đậm…
Trang 4Vào cuối những năm 90, do ông nhận thức được rằng việc trần thuật theo dòng tuyến tính sẽ giúp cho độc giả là người dân tộc thiểu số dễ theo dõi, nắm bắt nội dung ý nghĩa của truyện nhưng cơ hội đem lại những hiệu quả thẩm mĩ từ sự
so le giữa diễn biến cốt truyện với trật tự trần thuật đã bị bỏ phí đã tạo ra những
đảo lộn thời gian nhất định mà tác phẩm Đất Bằng ra đời Đất Bằng của Vi Hồng
do Nhà xuất bản Tác phẩm mới cho phát hành gồm có 2 truyện: Vãi Đàng và
Đin Phiêng( Đất Bằng)
Hai tác phẩm này đã tạo ra những đảo lộn thời gian nhất định (truyện dài này mở đầu bằng hình ảnh cô Đàng khi đã về già, vào một ngày xuân gặp người bạn cũ, cả hai cùng nhớ lại dĩ vãng, từ đó thiên truyện nhập vào hồi ức của họ mà
“chảy dài vào những năm tháng xa xưa”) trong Vãi Đàng, và cuộc hội ngộ của
“hai già hai trẻ, chăn trâu trên núi Ngỗng Ấp…Ngồi dưới gốc cây lan- xau chúa ” của già Viền Và già Xanh kể về mảnh đất Đin Phiêng xưa kia…rồi lại
tiếp tục trở về với hoạt cảnh hiện tai
Các tác phẩm này đã đánh dấu tên tuổi của ông trước công chúng bạn đọc
Tuy không gây được tiếng vang xa đầy tính nhân văn sâu sắc như “ Đường về với
mẹ chữ”, không phải là bản tình ca đẹp như “ Người trong ống” nhưng 3 tác
phẩm : Vãi Đàng và Đin Phiêng ( Đất Bằng) và Núi cỏ yêu thương là một bức
tranh đầy màu sắc của hai dân tộc Tày,Nùng- hai dân tộc anh em , thân thiết mà gắn bó Trong bức tranh đó có đầy đủ các yếu tố văn hóa, không chỉ nét tinh hoa trong văn hóa mà qua ngòi bút của ông cũng như cho ta thấy sự tồn tại của những hủ tục lạc hậu trong hai tộc người này khi mà ánh sáng cách mạng chưa đến, dưới chế độ chủ-nô đặc trưng của vùng miền núi
II: Ma trong quan niệm của người Tày, Nùng
Trang 5Đời sống tin ngưỡng của các dân tộc ở nước ta rất phong phú và dân tộc
Tày, Nùng cũng không ngoại lệ Theo các nhà nghiên cứu, hai dân tộc này không theo một tôn giáo nhất định nào, họ thờ tổ tiên là chính, đồng thời thờ một số vị Phật, Thần thường thấy trong Phật giáo như Phật bà quan âm, trong Đạo giáo thì là các Hoa Vương, Thánh Mẫu….Tín ngưỡng của người Tày, Nùng thì đều là tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, tục tin ở rất nhiều thứ ma, gọi là “ phi”
Theo cuốn sách “ Văn hóa Tày Nùng” của tác giả Lã Văn Lô và Hà Văn
Thư thì đã đưa ra một khái niệm cụ thể về ma (phi) như sau:
“ Danh từ “phi” dịch ra tiếng Việt là ma, ma theo tiếng Việt có nghĩa là
xấu), có một nghĩa rất rộng, chỉ tất cả các thần thánh, ma quỷ có mặt trên trời đất, dưới nước như: ma trời (tiếng Tày là Phi fạ), ma đất ( Phi đin), ma rừng (Phi pá),
ma núi cao rừng già ( Phi slấn), ma thuồng luồng (Phi nguộc), ma những người chết bất đắc kỳ tử ( Phi slương), ma thề nguyền ( Phi mang), ma thiên lôi (Phi lòi),
ma thành hoàng, ma thổ công, ma tổ tiên ( Phi pẩu pú), ma người chết (Phi thai),
ma người sống ( Phi đíp)…“ Phi” đồng nghĩa với linh hồn, mỗi vật đều có phần hồn phần xác
Trong cuốn sách này tác giả còn cho ta thấy rằng có hai loại ma đó là ma lành với ma dữ tức là giống phúc thần và hung thần Hai loại ma này được cúng ở hai nơi khác nhau: Ma lành thường được cúng bái trong nhà hay miếu Thổ công, Thành Hoàng Còn đối với ma dữ, mọi người sẽ không thờ cúng mà còn cúng đuổi
nó đi
Người Tày, Nùng luôn cho rằng có rất nhiều loại ma làm hại người khác nhau Trong mỗi loại lại có những điều tai hại riêng và một trong số đó loại ma gà
là nguy hiểm nhất.Bởi đó là ma người sống (Phi Đíp) Họ tin rằng ở một số người
Trang 6có ma người sống, vì con ma đó luôn luôn đi với người như hình với bóng để làm hại người khác
Ma gà với nhiều tên gọi khác nhau như: “phi cáy”, “phi giống”, “phi
phắn”, “phi Phạm nhan”, “Phi đằm cằm”…Riêng người Nùng Phàn Sính, có ma
đuôi cộc “ phi hang cắn” cũng tác hại như ma gà.
Theo họ thì nguyên nhân sinh ra loại ma này đó là do ngày xưa khi quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta có tên dẫn đường là Phạm Nhan – ông là người Hoa kiều đi sang Trung Quốc học Qua đó, ông đã thành tài Ông đỗ tiến sĩ nhưng do một lần phạm trọng tội mà bị sử tử hình(Trong Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim_ nhà xuất bản Tân Việt trang 105 có đoạn viết“ Có sách ghi chép: Thoát Hoan đánh ta lần thứ 2 có tên dẫn đường là Nguyễn Nhan, chữ là Nguyễn Bá Linh, cha là người Quảng Đông, mẹ là người làng An Bài, huyện Đông Triều, Hải Dương, Nhan sang Trung Quốc học, đỗ tiến sĩ, phạm tội chém, xin tái công chuộc tội,giúpThoát Hoan dùng tà thuật đánh ta, Trần Hưng Đạo bắt được, đem chém tại làng An Bài, hồn biến thành ma, ghẹo đàn bà, con gái Ai phạm đến thì chết, nên gọi là Phạm Nhan ”) Để cứu lấy mạng của mình ông ta đã xin đi theo Mông-Nguyên để lấy công chuộc tội Khi tướng quân lúc bấy giờ là Trần Hưng Đạo bắt được Phạm Nhan đã sai quân chặt xác y thành ba đoạn, sau đó hồn của Phạm Nhan đã bay lên núi để tiếp tục hại dân
Chính vì thế mà ma này con có tên ma “Phạm Nhan slam”( Phạm Nhan ba
đoạn) Một nguyên nhân khác cho rằng những người làm nghề thầy cúng chết đi
mà không có con cháu hoặc con cháu làm ma không chu đáo thì những âm hồn này
sẽ luẩn khuất ở dưới trần gian không có đất dụng võ lâu ngày cũng có thể biến thành ma gà hoặc những người có ma gà chết tuyệt tự mồ mả không ai chăm nom,
cũng có thể biến thành một thứ ma gà đi lang thang (Phi pjống làng) Thứ mà này
Trang 7tuy không bấu víu vào người sống nhưng cũng có thể cắn chết và gia súc Còn nguyên nhân gây ra ma đuôi cộc là do người ta cho rằng do linh hồn của một em bé nhỏ chết vào giờ thiêng mà biến thành Theo quan niệm thì những nhà có chủ yếu
là do từ ngày xưa truyền lại, nghĩa là từ đời cụ đời ông có ma thì đời con cháu sau này cũng sẽ trở thành gia đình có ma
Những gia đình mà mang tiếng ma thì bà con làng xóm không đến vay mượn hoặc lấy của cải của nhà ấy Vì họ nghĩ rằng nếu vay mượn hoặc lấy của cải
mà không trả thì con ma đấy sẽ đên đòi nợ bằng việc nhập vào vía người sống (chủ yếu là những người yếu bóng vía) nhất là đàn bà ở cữ, trẻ sơ sinh và những người
ốm yếu để ăn gan của họ…Vì vậy những nhà có ma sẽ trở thành mối nguy hiểm của hàng xóm và làng bản Người có ma trông thấy người ốm có thể làm cho họ
ốm thêm hoặc chết, trông thấy hoa quả chín hoặc là thức ăn ngon có thể làm cho
nó thành quả ôi quả thối Và họ cho rằng thứ ma này chuyên đi hút máu của người
và vật (rất nguy hiểm cho đàn bà ở cữ, trẻ sơ sinh và các súc vật mới đẻ)
Ma gà hay ma đuôi cộc thường do thầy bói phát hiện mỗi khi gia đình có người ốm hoặc có người nhà đó đến xin quẻ Người ốm tự nói ra là con ma người
nọ người kia đến làm hại mình hoặc tự xưng là người có ma
Trong các tác phẩm Vãi Đàng, Đất Bằng( Đin Phiêng), Núi cỏ yêu thương,
yếu tố ma trong tín ngưỡng của dân tộc Tày, Nùng được khắc họa một cách rõ nét
III “MA” TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA VI HỒNG.
3.1 Ma Gà
Trong tác phẩm Vãi Đàng, nhân vật Đàng là một cô gái xinh đẹp và giỏi
giang Cô là cô gái hiếm hoi của vùng núi biết chữ Nho, chữ Quốc Ngữ, có tình yêu và khát vọng hạnh phúc nhưng cô vẫn không thể thoát khỏi cái xiềng xích
Trang 8phong kiến trên vùng miền núi Cô bị bà vợ cả của lão phó Tổng Vọi vu cho là ma
gà: “Con Đàng ma Gà! ma Gà con Đàng bắt chồng tao! ” khiến cả gia đình cô
bị người trong bản hắt hủi, phải bỏ làng ra đi Rồi lại một lần nữa vì mang tiếng
ma Gà mà Đàng và đứa con Thèn chưa đầy một tháng bị bắt, xích đặt trên cái mảng lớn (giống cái bè bằng tre) ngoài sông, cho thả trôi sông
Sở dĩ mà người bị cho là ma Gà bị đối xử như vậy đó là bởi vì người ta cho rằng loại ma này sẽ làm cho người, trâu , bò, gà, lợn nhà mình bị chết và con gái là
ma gà có xinh đến đâu không lấy được chồng, trai là ma gà dù tài giỏi đến đâu
cũng không lấy được vợ, người đó phải được làm lễ “tống ma gà” (slấy phi cáy)
mà lễ này cần rất nhiều đồ cúng, bạc trắng nên chỉ người giàu mới có đủ tiền bạc
đề làm lễ
Trong tác phẩm tác giả đã nói lên sự nguy hiểm của loại ma này trong quan niệm của người Tày, Nùng Khi gia đình có người bị ma gà thì người ta cho rằng
cả dòng họ sẽ bị lây ma gà và đó là việc “đại họa”, “đại tai” cho cả tộc người cùng chung sống trong vùng đất đấy Người đó sẽ bị “người trong bản, trong
mường khinh bỉ hơn bất cứ loài vật nào Người ta khạc nhổ vào mặt bất cứ kẻ mang tiếng ma gà ấy ở đâu Ma thường là những người nghèo khổ mới bị gán tiếng (người nên ma gà) Người ma gà, sống thui thủi như cái bóng trong bản mường Không ai dám đến nhà , dám chào hỏi…Người ta sợ nếu có quan hệ với
“người nên ma gà” sẽ bị con ma làm cho người , trâu, bò, gà, lợn… của nhà mình bị chết do ma gà bắt Người ma gà dù có đẹp có xinh đến đâu cũng không
ai dám hỏi làm vợ làm chồng”
Để tống khứ ma gà thì cần phải làm lễ “tống ma gà” do thầy Tảo (Thầy Mo,
bà Then) chỉ đạo làm lễ
Trang 9Theo tín ngưỡng của những người Tày, Nùng thì Bà Then, ông Tảo là những người làm nghề cúng bái Họ chủ yếu là những tín đồ của Đạo giáo nhưng trong khi cúng bái họ tụng Kinh Phật, vận dụng một số nghi lễ của Khổng Giáo vì ở nước ta Đạo Giáo, Phật Giáo, Khổng Giáo có liên quan chặt chẽ với nhau Người
ta có thể phân biệt hai loại thầy cúng:
Loại thứ nhất là các Tảo (hay còn gọi Tào), Tào Slang trong đồng bào Tày,
Nùng Cháo, Tào Lài trong đồng bào Nùng Phàn Sình Đây là loại thầy cúng cao tay, khi cúng nhất thiết phải có sách cúng, kinh kệ, sớ tấu bằng chữ Hán và buộc phải biết chữ Hán, phải có một tập thể thầy cúng khoảng dăm bảy người do một thầy cả (Lạo Slay) đứng đầu chủ trì các buổi lễ, lại cần phải có đủ nhạc cụ như Thanh La, Não Bạt, trống, sáo, nhị để hòa nhạc theo nhịp bài ca cúng bái Các Tảo chuyên chủ trì các đám ma, chay đồng thời làm nhiệm vụ cúng bái để chữa bệnh, cầu yên, cầu phúc cho nhân dân Ngoài ra họ còn kiêm nghề bói toán, địa lý, đoán tình trạng người ốm, chọn ngày lành tháng tốt cho việc cưới xin, xem tử vi cho các đôi trai gái, xem đất cát xây nhà xây mộ…Làm nhiệm vụ cấp sắc cho các Mo, Then, Pụt trong buổi lễ thụ phong
Loại thứ hai là Then (Mo, Pụt) Họ cúng bằng tiếng dân tộc theo những bài
đã được học thuộc lòng không có sách cúng Họ thường đi một mình và kèm theo nhạc cụ đơn giản đó là cây đàn Tính ba dây và một bộ nhạc làm bằng đồng tượng trưng cho chiến mã Bà Then thì cúng bái để cầu yên giải hạn làm lễ chuộc hồn cho người chết đưa lên cõi tiên nhưng việc chính vẫn là cũng để chữa bệnh cho nhân dân
Trong Vãi Đàng tác gia Vi Hồng đã miêu tả một cách chi tiết của nghi lễ
“Tống ma gà” Sau khi bị vu cho là ma gà, Đàng được nhà Tổng Nhự (chồng của
Đàng và là chánh Tổng của Nặm Cáp) làm cho cái “lễ tống ma gà” Một cái lễ vô
Trang 10cùng tốn kém với người dân nơi đây, “Trâu, bò, lợn, ngựa phải giết đực cái, mỗi
thứ một đôi để dâng ma gà, đưa ma gà đi nơi khác Mỗi thứ khác, như lợn con, chó con, gà, vịt, ngan, ngỗng, cuốc cày, thóc giống, bát, chảo, nồi niêu,…Mọi dụng cụ trong nhà đầy đủ kể cả chăn màn, quần áo, vải,…Tất cả các thứ ấy sau mấy ngày làm lễ, được đặt trên một cái mảng lớn ngoài sông.”
Người bị ma gà (Đàng và con gái Thèn) bị xích một chân bằng xích sắt nhốt
ở một cái lều Đó là cái lều của đám ma được làm tạm bằng lá cây Cáp Tao bờm xờm như bờm ngựa đặt ở rìa sông, bốn góc và hai đầu nóc lều cắm những chiếc cờ giấy vác lưỡi mác, mép cắt hình răng cưa ở giữa lá cờ vẽ những hình thù kì quái
“Rùng rợn hơn cả là những hình con ma-tựa hình người-cụt đầu và bị chặt bốn
chân tay Những lá cờ bằng giấy màu tím chết vàng úa trên mảng (trôi ma gà), là dấu hiện báo co mọi người ở hai bên sông đó là mảng tống khứ ma gà ra biển lớn
ở tận lối Mặt Trời mọc.”
Trong lễ cúng “thầy Mo sẽ đội mũ Tảo, áo Tảo, thêu màu sắc và hình thù
quỷ quái, tay trái cầm sét bùa, tay phải cầm kiếm, sách mở ra trước mặt hát những lời dọa nạt đuổi con ma gà ra khỏi nhà Mâm hương trước mặt, xung quanh, suốt ngày khói nghi ngút và chân hương luôn luôn thay cho đầy bát” Khi
diễn ra lễ cúng ông Tảo thì viết bùa vào khoảng không trước mặt Thỉnh thoảng cầm kiếm vẽ các đường trên không
Những người phụ giúp ông Tảo thì có nhiệm vụ cầm chiêng để đánh giục các bước tiếp theo trong khi ông Tảo múa Khi ông Tảo ra vẻ đã nhìn thấy con ma
thì: “Tảo đến tận nơi xắn áo, tay trái cầm bát nước có lá thanh thảo và lá bưởi, tay
phải cầm kiếm múa, miệng ngậm nước phun phù phù vào chỗ ma trốn” “Tảo bắt một người cầm bó đuốc và một người cầm một nửa cái nồi đất vỡ có nối cán dài Đuốc đốt dưới mảnh nồi đất đựng dầu lai, dầu lạc,…Trên mảnh nồi sôi sung sục…
Trang 11Tảo chỉ đến đâu, người cầm đuốc và nguời cầm mảnh nồi phải đi đến đấy Tảo ngậm rượu, phun vào dầu đang sôi…” “Tảo vừa đọc bùa chú vừa yểm bùa, vừa phun rượu khắp trong nhà ngoài nhà…”.
Trong lễ cúng khi ông Tảo đuổi ma gà thì bà Then có cái trò là đàn “dập dìu
thánh thót, hát những bài tha thiết để dụ dỗ ma ra khỏi nhà” Theo quan niệm thì
họ cho rằng khi bà Then hát những bài hát thì sẽ đưa con ma gà đến những nơi thật
đẹp thật sung sướng Bà Then bắc cho ma gà “một chiếc cầu” thực chất là một tấm
vải nguyên khổ dài trăm sải được rải từ nhà đến goài đường rồi lại bắc từ bờ sông đến cái mảng để tống tiễn ma gà Sau khi tiến hành xong lễ cho ma gà đi qua cầu vải thì lập tức lấy tấm vải này ném xuống sông, cắt thành dây để buộc mảng
Hai mẹ con Đàng bị xích trêm cái mảng lớn trong một cái lều dùng cho đám
ma Cái mảng này có đầy đủ vật dụng trong nhà, những thứ mà gắn bó với hai mẹ con như con chó Đăm.Trên cái mảng với lều được treo lợi cờ màu tím Có rất
nhiều thứ : “ Trên mảng có hàng trăm thứ của quý, có khi cả vàng bạc, những của
cải để dỗ dành cho con ma rời gia chủ…” “ Trong mảng của mẹ con Đàng ma
gà có giường, chăn đệm, các thức ăn, các đồ quý giá, có vàng lá và bạc thoi” Cái
mảng được thả trôi khi mà ông Tảo cắt đứt dây thừng buộc mảng Thả trên dòng sông Nặm Cáp để nó tự trôi dần ra biển lớn Khi thả trên sông, dù trên mảng có rất nhiều đồ quý giá cũng không ai dám sờ vào cái mảng đó dù chỉ là cái dây, càng không ai dám cứu người trên mảng đó vì người ta sợ rằng khi chạm vào mảng thì con ma trên mảng sẽ bám lấy người đó và người đó lập tức trở thành ma gà
Họ còn cho rằng, to hơn ma gà còn là con “ma gà rồng” khi làm lễ cúng
tống ma cho Đàng, nhưng sau một thời gian mà không thấy mẹ con Đàng đâu (do
được The-vợ hai của chánh tổng Ngự cứu thoát khỏi cái mảng) thì họ nghĩ là “ do
con ma gà này biến thành “ma gà rồng” ăn hết vật cúng và cả con của nó”