1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh ba đình

81 560 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 460,57 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế hiện đại, tín dụng được coi như phương tiện hiệu quả nhất đểđầu tư cho sản xuất, mở rộng hoạt động kinh doanh của các thành phần t

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng ngân hàng 6

1.1 Tín dụng ngân hàng 6

1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 6

1.1.2 Đặc trưng của hoạt động tín dụng ngân hàng 7

1.1.3 Nguyên tắc tín dụng ngân hàng 8

1.1.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng 10

1.1.5 Các hình thức cấp tín dụng ngân hàng 12

1.2 Chất lượng tín dụng 15

1.2.1 Khái niệm chung về chất lượng tín dụng ngân hàng 15

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ở các ngân hàng thương mại 17

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng 19

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 23

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công thương Ba Đình (2010 – 2013) 31

2.1 Tổng quan về Ngân hàng Công thương Ba Đình 31

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 31

2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình 35

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Ba Đình (2010 – 2013) 37

2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công thương Ba Đình (2010 – 2013) 49

2.2.1 Phân tích chất lượng tín dụng thông qua các chỉ tiêu định tính 49

2.2.2 Phân tích chất lượng tín dụng thông qua các chỉ tiêu định lượng 52

2.3 Đánh giá chung chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công thương Ba Đình (2010 – 2013) 60

2.3.1 Thành tựu đạt được 60

Trang 2

2.3.2 Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu 61

Chương 3:Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công thương Ba Đình 64

3.1 Định hướng hoạt động của Ngân hàng Công thương Ba Đình trong năm 2014 64

3.1.1 Định hướng chung hoạt động 64

3.1.2 Mục tiêu kinh doanh chủ yếu 65

3.1.3 Quan điểm của chi nhánh về hiệu quả hoạt động tín dụng 65

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công thương Ba Đình 66

3.2.1 Nâng cao năng lực phân tích tài chính khách hàng 67

2.3.2 Đa dạng hóa các hình thức mở rộng hoạt động cho vay 68

3.2.3 Tăng cường hoạt động giám sát tín dụng và thực hiện tốt việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng 69

3.2.4 Nâng cao công tác tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ tín dụng 70

2.3.5 Đẩy mạnh hoạt động marketing nhằm mở rộng thị trường 71

3.2.6 Thực hiện tốt công tác tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng 72

3.3 Một số kiến nghị 74

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 74

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 75

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 76

KẾT LUẬN 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

PHỤ LỤC 79

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 4

Bảng 1.1: Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo nhóm nợ 29

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Vietinbank Ba Đình (2010 - 2013) 38

Bảng 2.2: Tình hình cho vay của Vietinbank Ba Đình (2010 – 2013) 43

Bảng 2.3: Tình hình phát hành thẻ giai đoạn (2010 – 2013) 46

Bảng 2.4: Tình hình kinh doanh của Vietinbank Ba Đình (2010 - 2013) 47

Bảng 2.5: Diễn biến nợ quá hạn, nợ xấu ( 2010- 2013) 52

Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn (nợ xấu)/Tổng dư nợ (2010 - 2013) 54

Bảng 2.7: Trích lập và sử dụng dự phòng tại Vietinbank Ba Đình ( 2010 – 2013) 57

Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ theo tài sản đảm bảo (2010- 2013) 58

Bảng 2.9: Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng (2010 – 2013) 60

DANH MỤC HÌNH V Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của chi nhánh 35

Hình 2.2: Tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng VND và ngoại tệ (2010 - 2013) 40

Hình 2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo khu vực (2010 - 2013) 41

Hình 2.4: Cơ cấu cho vay theo đồng tiền cho vay (2010 – 2013) 44

Hình 2.5: Cơ cấu cho vay theo thời hạn ( 2010 – 2013) 45

Hình 2.6: Cơ cấu chi phí - lợi nhuận của Vietinbank Ba Đình (2010 - 2013) 48

Hình 2.7: Tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank Ba Đình và trung bình ngành ngân hàng (2010 – 2013) 55

Hình 2.8: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng sáu tháng đầu năm 2013 56

Hình 2.9: Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo của Vietinbank Ba Đình và Vietinbank Hoàn Kiếm 59

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế hiện đại, tín dụng được coi như phương tiện hiệu quả nhất đểđầu tư cho sản xuất, mở rộng hoạt động kinh doanh của các thành phần thuộc mọi tầnglớp trong nền kinh tế.Chính vì vậy, quan tâm tới sức khỏe tín dụng luôn được coi mộttrong những hoạt động quan trọng nhất của một ngân hàng, nhất là trong hoàn cảnhhiện nay, dưới sức ép của sự phát triển, ngày càng có nhiều những tồn tại được bộc lộhoặc nảy sinh ra cần được xem xét giải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả nhằmđảm bảo lợi ích cho các ngân hàng và cho toàn nền kinh tế

Là một chi nhánh của Vietinbank, Chi nhánh Vietibank Ba Đình đã và đanghoàn thiện, phát huy hơn nữa vai trò và thế mạnh của mình trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Vì vậy, việc nâng cao chất lượng hoạt động tíndụng của Vietinbank Ba Đình là một trong những yêu cầu bức thiết hiện nay

Đứng trước những đòi hỏi của thực tiễn, qua thực tế hoạt động của Vietinbank

Ba Đình, tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình" làm đề tài luận văn tốt nghiệp

Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động tín dụng của Vietinbank giai đoạn

2010-2013, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tíndụng tại Vietinbank Ba Đình

Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính, những thông tin qua traođổi với cán bộ chuyên môn trong công ty để đảm báo thông tin được thu thập là chínhxác, đầy đủ và mang tính thực tiễn

Trang 6

Phương pháp xử lý số liệu: phân loại, tính toán số liệu để tìm ra các chỉ tiêugiải quyết vấn đề Sau đó phân tích, lý luận, tổng hợp thông tin để đưa ra giải phápkiến nghị.

Đối tượng nghiên cứu.

Đề tài này được thực hiện tại Ngân hàng Công thương Ba Đình, chỉ xem xét cácchỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụngtại chi nhánh

Số liệu phân tích chủ yếu trong 4 năm 2010 - 2011 – 2012 - 2013

Kết cấu của đề tài

Đề tài: : "Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương ViệtNam – Chi nhánh Ba Đình" được chia làm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng ngân hàng

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHCT Ba Đình

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCT Ba Đình

Do thời gian nghiên cứu không nhiều cũng như kiến thức và kinh nghiệm thực

tế còn hạn chế nên bài luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mongnhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và bạn đọc

Em xin chân thành cảm ơn:

Ban giám đốc và nhân viên phòng Kế toán Ngân hàng Công thương Ba Đình đãchấp nhận em vào thực tập và tạo điều kiện để tiếp xúc với môi trường làm việc thực

tế và cung cấp số liệu cho việc phân tích

Giảng viên Th.s Nguyễn Phương Anh – Giảng viên hướng dẫn đã nhiệt tìnhđóng góp ý kiến, góp khắc phục và hoàn thiện bài luận văn

Các thầy cô giáo trong khoa Quản Lý Kinh Doanh, trường ĐH Công Nghiệp HàNội

Đã giúp em hoàn thành bài luận văn này Một lần nữa gửi lời tri ân!

Trang 7

Chương 1

Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng của

Ngân hàng thương mại

1.1 Tín dụng ngân hàng

1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại được hình thành và phát triển qua một quá trình lâu dài vàgắn liền với nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau Sự ra đời và phát triển của hệthống ngân hàng Thương mại gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá.Cừng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế ngân hàng Thương mại đã vàđang phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng trở thành trung gian tài chínhlớn nhất trong nền kinh tế

NHTM có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc các nhiệm vụ màchúng thực hiện Hiện nay, có khá nhiều khái niệm khác nhau về NHTM đã được đưa

ra tuỳ thuộc vào tập quán, luật lệ của mỗi quốc gia, phụ thuộc vào quan điểm của từngnhà kinh tế học, và sự khác nhau trên mỗi góc độ nghiên cứu ví dụ như:

Tại Mỹ đưa ra khái niệm “NHTM là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính”.

Tại Pháp, theo luật được ban hành vào ngày 13/06/1941: “Ngân hàng là một xí nghiệp hay cơ sở mà ngành nghề thường xuyên là nhận tiền của dân chúng dưới hình thưc ký thác hay dưới hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vu chiết khấu, tín dụng, tài chính.”

Tại nước ta, theo luật TCTD số 47/2010/QH12 “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.

Có thể nói rằng, NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt hoạt động kinhdoanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng Như vậy, về mặt bản chất thì NHTM cũnggiống như các doanh nghiệp khác ở chỗ: đều là tổ chức được pháp luật thừa nhận vàkinh doanh với mục đích lợi nhuận

Trang 8

Khái niệm tín dụng

Tín dụng có nguồn gốc từ tiếng La-tinh: Creditum tức là sự tín dụng, tín nhiệmhoặc nói cách khác là sử dụng sự tin tưởng tín nhiệm để thực hiện các quan hệ vaymượn một lượn giá trị vật chất hoặc tiền tệ trong một thời gian Có thể định nghĩa “Tíndụng là sự vận động đơn phương của giá trị từ người cho vay sang người đi vay và sẽquay lại với người cho vay cả vốn lẫn lãi suất sau một thời gian xác định nào đó”

Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng là hoạt động rất đa dang và phong phú.Nếu căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng ta có thể chia tín dụng thành: tín dụngthương mại, tín dụng ngân hàng và tín dụng nhà nước

Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là một trong ba hình thức tín dụng nếu chia theo chủ thể tíndụng trong quan hệ tín dụng chính vì vậy tín dụng ngân hàng mang đầy đủ bản chấtcủa tín dụng đó là quan hệ vay mượn giữa các thành phần kinh tế Căn cứ vào đó, các

nhà kinh tế đưa ra khái niệm: “Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, trong đó ngân hàng (TCTD) chuyển giao tài sản cho khách hàng vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, và khách hàng vay có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng (TCTD) khi đến hạn thanh toán.”

(Nguồn: Tr.52, Giáo trình Kế toán ngân hàng, ĐHCNHN)

Ngày nay, do nhu cầu ngày càng tăng của các thành phần trong nền kinh tế,nghiệp vụ của các ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển, các hình thức tíndụng trong ngân hàng theo đó cũng trở nên ngày một phong phú, đa dạng hơn Theoluật tổ chức TD thì "Hoạt động TD là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có,nguồn vốn huy động đế cấp tín dụng"

1.1.2 Đặc trưng của hoạt động tín dụng ngân hàng

Quan hệ tín dụng chỉ được diễn ra khi những cá nhân, tổ chức có nhu cầu đi vay

và cho vay vốn gặp nhau trên thị trường với các ràng buộc về không gian thời gian vàcác điều kiện khác đã được thoả mãn Do đó nó mang các đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất: Quan hệ tín dụng ngân hàng phải được xuất phát từ sự tin tưởng hai

chiều giữa chủ thể cho vay là ngân hàng với chủ thể đi vay là khách hàng Trong đó,ngân hàng cần tin tưởng vào những khía cạnh như khả năng tài chính của người đi vay,mong muốn trả nợ tin tưởng vào khả năng người đi vay sẽ hoàn trả đầy đủ cả gốc vàlãi đúng thời như thời hạn mà hai bên đã cam kết Ngược lại, ngân hàng đó cần có tạodựng được uy tín nhất định đối với người đi vay, giúp người đi vay tin rằng ngân hàng

có khả năng đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu của mình về quan hệ tín dụng

Trang 9

cũng như các dịch vụ ngân hàng được kèm theo và có liên quan như: về số lượng vốnvay, lãi suất cho vay, thời hạn- kế hoạch giải ngân cụ thể

Thứ hai: Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị gốc ban đầu, tức là

nó bao hàm cả gốc và lãi Phần lãi này được coi như một dạng doanh thu cho ngânhàng nhằm bù đắp toàn bộ những khoản chi phí, rủi ro có liên quan và mang lại chongân hàng một phần lợi nhuận

Thứ ba: Quan hệ tín dụng có nguyên tắc hoàn trả, có nghĩa là ngân hàng chỉ

giao vốn cho người đi vay sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định đã được thoảthuận trước và được ghi rõ trong hợp đồng tín dụng, đến khi đáo hạn, nếu như không

có thoả thuận khác thì người đi vay phải hoàn trả toàn bộ số vốn đó cộng thêm phầnthặng dư cho ngân hàng như đã thỏa thuận từ trước

Thứ tư: Hai bên tham gia vào quy trình tín dụng có nghĩa vụ phải thực hiện

chính xác như những gì đã cam kết trong hợp đồng đã ký như một quy định bắt buộccủa pháp luật trừ khi cả hai đi đến một sự đồng thuận trong việc thay đổi một phầnhoặc toàn bộ những gì đã thỏa thuận

Thứ năm: Hoạt động tín dụng luôn ẩn chứa nhiều rủi ro do tính phong phú và

đa dạng của chính hoạt động này Tính đa dạng của nó biểu hiện ở: đối tượng cho vay(có thể là cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp hoạt động ở mọi lĩnh vực ), hình thứccấp tín dụng (cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính ) Những hình thái biểu hiện rủiro: rủi ro trực tiếp từ chính hoạt động của ngân hàng như: rủi ro thanh khoản, rủi romất vốn do hoạt động tín dụng mang lại

Thứ sáu: Hoạt động tín dụng ngân hàng gắn liền với hệ thống lưu thông tiền tệ

của một quốc gia Biểu hiện chính của nó là các ngân hàng thương mại thông qua việchuy động vốn và cho vay đã thực hiện đưa vốn tiết kiệm từ dân cư (vốn ngoài lưuthông) vào quá trình đầu tư có hiệu quả làm tăng vòng quay vốn của nền kinh tế

1.1.3 Nguyên tắc tín dụng ngân hàng

Hoạt động tín dụng ngân hàng dựa trên một số nguyên tắc nhất định nhằm đảmbảo tính an toàn và khả năng sinh lời Các nguyên tắc này được cụ thể hoá trong cácquy định của ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại

1.1.3.1 Mục đích cho vay

Trước khi nhận được khoản vay, ngân hàng phải có một cam kết xác nhận, ghi

rõ mục đích sử dụng của khoản vốn được vay và cam kết thực hiện đúng như mục đích

đã nêu ban đầu Khách hàng có thể được vay để sử dụng với nhiều mục đích khác nhaunhư vay sản xuất, tiêu dùng, đầu tư, bảo lãnh, nhưng không được sử dụng vào các

Trang 10

mục đích mà ngân hàng và pháp luật nghiêm cấm hoặc có thể nằm ngoài phạm vi chophép của ngân hàng, ngoài ra, trong quá trình sử dụng, khác hàng không được phép tự

ý thay đổi mục đích sử dụng dưới mọi hình thức Trong trường hợp khách hàng sửdụng sai mục đích, tùy theo mức độ, ngân hàng có thể quyết định đơn phương ngừngcho vay, thu hồi nợ sớm, phạt tiền, thậm chí khởi kiện trong những trường hợp gây hậuquả nghiêm trọng

1.1.3.2 Khả năng sinh lời

Ngân hàng là một trong những tổ chức kinh doanh đặc biệt trong nền kinh tếvới mặt hàng giao dịch chính là tiền tệ - vốn nhận được những sự đòi hỏi đặc biệt về

uy tín, còn gọi là lĩnh vực kinh doanh lòng tin Chính vì vậy, sinh lời với các ngânhàng không chỉ mang tính chất cơ bản như bù đắp các chi phí, tổn thất phát sinh trongquá trình kinh doanh cũng như thu về một mức lợi nhuận chấp nhận được cho chủ sởhữu, mức sinh lời và sự ổn định, chắc chắn trong sự sinh lời còn được coi như mộttrong những yếu tố quan trọng nhất trong việc đánh giá uy tín, tạo danh tiếng tốt chongân hàng

1.1.3.3 Đa dạng hóa rủi ro

Rủi ro là một trong những yếu tố tiêu biểu luôn hiện hữu trong hoạt động tíndụng ngân hàng Nếu khách hàng không có khả năng hoàn trả những khoản vay donhững điều kiện khách quan thì ngân hàng không thể thu hồi được khoản nợ gốc chưatính đến các khoản lãi Ngân hàng nên trải rộng trên nhiều đối tượng cho vay và nhữngthành phần vốn khác nhau tránh tập trung vốn quá lớn vào một đối tượng vay hoặcmột lĩnh vực, một thành phần kinh tế nhất định nào đó như vậy dễ dàng bị tổn thất khiđối tượng vay gặp khó khăn về vấn đề tài chính Điều này dẫn đến một tập hợp cácmón vay có tính cân bằng và bền vững

1.1.3.4 Tính an toàn

Tín an toàn trong hoạt động tín dụng được hiểu là khả năng hoàn trả nợ đầy đủ

và đúng với thời hạn cam kết Trong thực tế, những yêu cầu về trả nợ luôn được thỏathuận kỹ lưỡng và quy định rõ ràng trong hợp đồng Ngân hàng đánh giá tín an toàncủa một món vay thông qua những tiêu chí như: mục đích sử dụng, phương án kinhdoanh, đạo đức của người đi vay, chất lượng- số lượng tài sản đảm bảo, Tính an toàncủa các khoản vay được coi như một trong những yếu tố sống còn với mọi ngân hàng,ảnh hưởng trực tiếp tới nguy cơ phá sản, khả năng phát triển của ngân hàng

Trang 11

1.1.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng

1.1.4.1 Với ngân hàng

Tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại thu nhập cho ngân hàng, theo thống kê,70% chi phí hoạt động phát sinh thông qua các nghiệp vụ tín dụng, đồng thời hoạtđộng này cũng đóng góp trung bình khoảng trên 70% thu nhập cho các ngân hàngthương mại Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng ngân hàng, nómang tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Đồng thời tíndụng ngân hàng cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, do vậy các ngân hàng thươngmại thường coi vấn đề "Quản trị rủi ro tín dụng" là vấn đề trọng tâm trong công tácquản trị

1.1.4.2 Với khách hàng

Tín dụng ngân hàng bắt nguồn từ nhu cầu của thị trường, nó thoả mãn chínhnhu cầu về phương tiện thanh toán của chủ thể đi vay- khách hàng Thực tế, một kháchhàng với nhu cầu cấp thiết là y tế mà không có nguồn thanh toán lúc đó thì hậu quả sẽ

ra sao? Tương tự khi một nhà kinh doanh đứng trước một cơ hội đầu tư lớn có khảnăng sinh lời cao và độ an toàn cao mà lại bất lực bởi vốn đầu tư thì thiệt hại đó quảkhông nhỏ

Đặc biệt đối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư lớn, có tổ chức thì việc tiếpcận với nguồn tín dụng ngân hàng được coi là một nguồn vốn tương đối dễ dàng,nhanh chóng và chi phí cho việc sử dụng nguồn vốn này tương đối thấp (chi phí đầuvào cho hoạt động kinh doanh thấp), tức là nó đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinhdoanh của họ do vậy nó làm tăng khả năng sinh lời, tăng tính hiệu quả cho những kếhoạch đầu tư của khách hàng

cả vốn cố định, vốn lưu động và các nguồn vốn chuyên dụng khác Vốn là một yếu tốđầu vào hết sức quan trọng, là điều kiện cần thiết để đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng

và phát triển bền vững của bất kỳ đơn vị kinh doanh nào, là nguồn gốc của mọi đồnglãi được sinh ra Sự cần thiết không thể thiếu vốn được thể hiện thông qua hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp

Trang 12

Vốn vay của ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, khôngchỉ riêng đối với các doanh nghiệp mà đối với cả nền kinh tế quốc dân Sự hoạt động

và phát triển của các công ty, doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính củaNHTM cung cấp, trong đó có hoạt động cấp tín dụng Không một doanh nghiệp nào làkhông vay vốn ngân hàng nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại vững chắc trên thịtrường Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng để đảmbảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng hoặc đầu tư theochiều sâu của doanh nghiệp Trong nền sản xuất hàng hóa, tín dụng ngân hàng là mộttrong những nguồn hình thành vốn lưu động và vốn cố định cho doanh nghiệp vì vậytín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới ra đời.Đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục,thúc đẩy đầu tư công nghệ dây chuyền hiện đại

Nhìn chung đối với hoạt động của doanh nghiệp thì nguồn vốn đi vay từ tíndụng Ngân hàng là nguồn vốn quan trọng và tương đối ổn định Nếu doanh nghiệp chỉ

sử dụng nguồn vốn tự có của mình sẽ không đủ sức cạnh tranh và không thúc đẩyđược quá trình sản xuất kinh doanh hiệu quả, khó phát triển được trên thị trường

Thứ hai, tín dụng ngân hàng thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Hoạt động của hàng là trung gian tài chính, tập trung các nguồn vốn tạm thờinhàn rỗi chưa sử dụng nằm phân tán ở dân cư và trong các doanh nghiệp, cơ quan nhànước Từ đó cấp tín dụng cho các chủ thể kinh tế cần vốn vay, qua hoạt động này đãgóp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển Tạo đòn bẩy để thực hiện tái sản xuất, ứngdụng công nghệ từ đó nâng cao năng suất sản xuất và hiệu quả kinh tế

Thứ ba, tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ thực hiện các dự án nhà nước

Nhà nước luôn có các dự án nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện mụctiêu xóa đói giảm nghèo và các dự án chương trình mang tính xã hội khác Tuy nhiên,

để thực hiện các dự án phúc lợi xã hội cần một lượng kinh phí lớn nếu chỉ dựa vàongân sách nhà nước hoặc trông chờ vào các khoản vay nước ngoài là không đủ Vì vậytín dụng Ngân hàng là nguồn tài trợ cho những phần còn thiếu để phục vụ tốt hơn cácchính sách của chính phủ Ngoài ra, tín dụng ngân hàng tài trợ cho các ngành kinh tếkém phát triển và các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước

Thứ tư, tín dụng ngân hàng tạo điều kiện quan hệ kinh tế với nước ngoài

Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa ngày càng gia tăng với các biểu hiện mới về vai tròngày càng lớn của hoạt động tài chính, tiền tệ Cùng với sự phát triển cả về chiều rộng

và hiều sâu của quá trình toàn cầu hóa thì tín dụng ngân hàng đã trở thành một trongnhững phương tiện kết nối nền kinh tế các nước với nhau

Trang 13

Thứ năm, góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp.

Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả có lợi tức.Nhờ vậy hoạt động tín dụng đã thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả Khi sử dụngvốn của ngân hàng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả nợ đủ vàđúng hạn Qua đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn,giảm chi phí sản xuất, thực hiện công khai tài chính, thực hiện chế độ kế toán đầy đủtheo đúng quy định của pháp luật

Thông qua hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhà nước có thể kiểm tra, kiểmsoát các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế để đề ra các biện pháp, các chính sáchkinh tế

1.1.5 Các hình thức cấp tín dụng ngân hàng

Điều 49 Luật các tổ chức tín dụng quy định: "Tổ chức tín dụng được cấp tíndụng cho các tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu, cầm cố thươngphiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức kháctheo quy định của ngân hàng nhà nước"

1.1.5.1 Cho vay đối với các tổ chức cá nhân

Đây là hình thức cấp tín dụng phổ biến của các ngân hàng thương mại nhằmđáp ứng vốn cho nền kinh tế Tài sản giao dịch được biểu hiện dưới trạng thái tiền tệ

Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN và các quyết định bổ sung sửa đổi của cácquyết định này như: quyết định 127/QĐ-NHNN, quyết định 783/QĐ-NHNN của thốngđốc ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tíndụng đối với khách hàng, các ngân hàng thương mại có thể áp dụng các phương thứcsau:

Cho vay từng lần: Trong phương thức này, khi khách hàng có nhu cầu tín dụng

thì khách hàng phải đến ngân hàng và hoàn thành các thủ tục đúng như quy định củangân hàng và ký kết giao hẹn với ngân hàng

Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và

thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời gian nhất định

Cho vay theo dự án đầu tư: Khi có nhu cầu đầu tư thực hiện các dự án kinh

doanh dịch vụ, dự án phát triển sản xuất hay các dự án đầu tư cho các công trình côngcộng phục vụ cho lợi ích chung của cả cộng đồng khác, các tổ chức tín dụng và cácnhân đóng vai trò nhà đầu tư sẽ tới ngân hàng xin cấp tín dụng

Cho vay hợp vốn: Là phương thức cho vay trong đó một nhóm các tổ chức tín

dụng cùng cho vay đối với một dự án đầu tư hoặc phương án vay vốn của khách hàng

Trang 14

Trong đó có một tổ chức tín dụng đứng ra dàn xếp, phối hợp các tổ chức tín dụngkhác Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của qui chế cho vay hiện hành vàquy chế đồng tài trợ của tổ chức tín dụng do thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành.

Cho vay trả góp: Là hình thức cho vay mà khi vay vốn, tổ chức tín dụng và

khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc đượcchia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời gian cho vay

Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Trong nhiều trường hợp, khi khách

hàng có nhu cầu thực hiện vay vốn nhằm mục đích bảo đảm tín thanh khoản nhất thờinào đó, tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trongphạm vi hạn mức nhất định Tùy theo nhu cầu, thời gian hiệu lực và hạn mức cụ thểcho mức dự phòng sẽ được giao hẹn từ trước một cách rõ ràng giữa ngân hàng cấp tíndụng và người đi vay

Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín

dụng chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tíndụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại các máy rút tiền tựđộng

Cho vay theo hạn mức thấu chi: Tổ chức tín dụng cho phép khách hàng chi

vượt mức số tiền ghi trên tài khoản tiền gửi thanh toán của mình phù hợp với các quiđịnh của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thanh toán qua các tổ chứccung ứng dịch vụ thanh toán

 Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quy địnhcủa quy chế cho vay và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặcđiểm của khách hàng vay

(Nguồn: Tr.53 Giáo trình Kế toán ngân hàng, ĐHCNHN)

1.1.5.2 Chiết khấu cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá

Là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trong đó khách hàng chuyển nhượngthương phiếu và các giấy tờ có giá khác cho ngân hàng để đổi lấy một số tiền bằngmệnh giá, trừ đi lãi chiết khấu và hoa hồng phí (nếu có) Đây là một trong nhữngnghiệp vụ lâu đời nhất, xuất hiện từ thời các ngân hàng thương mại được thành lập,nhưng nghiệp vụ cho vay cổ điển này của ngân hàng vẫn chiếm vai trò đáng kể và vẫnđược áp dụng rộng rãi cho đến ngày nay

Xét trên góc độ quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia, có hai loại chiết khấu:

Chiết khấu truy đòi: Là hình thức chiết khấu trong đó TCTD mua lại thương

phiếu theo giá trị hiện tại và khi đáo hạn có quyền yêu cầu thanh toán từ người pháthành Trong trường hợp người phát hành không có khả năng thanh toán thì TCTD cóquyền truy đòi đến khách hàng vay chiết khấu

Trang 15

Chiết khấu miễn truy đòi: Là hình thức chiết khấu trong đó TCTD mua hẳn

thương phiếu theo giá trị hiện tại và khi đáo hạn chỉ có quyền yêu cầu thanh toán từngười phát hành

Số tiền cho vay chiết khấu (PV) được tính theo công thức toán tài chính, theo đó

PV phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu và thời hạn còn lại của thương phiếu

PV=FV*(1+i)-n

Trong đó:

 PV: Số tiền cho vay chiết khấu (giá trị hiện tại)

 FV: Giá trị nhận được khi đáo hạn trong tương lại

 i: Lãi suất chiết khấu

 n: Thời hạn còn lại của thương phiếu

(Nguồn: Tr.64 Giáo trình Kế toán ngân hàng, ĐHCNHN)

1.1.5.3 Cho thuê tài chính

Cho thuê tài chính là nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn, trong đó ngân hàngtheo đơn đặt hàng của khách hàng mua tài sản về cho thuê và kết thúc hợp đồng thuêkhách hàng có thể mua lại tài sản theo giá thỏa thuận trong hợp đồng thuê

Nội dung của cho thuê tài chính:

Thời hạn thuê: Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thời gian cần thiết để khấu hao tàisản theo quy định, ít nhất 60% thời gian để khấu hao tài sản

Ngân hàng không trích khấu hao tài sản cho thuê tài chính mặc dù tài sản nàyvẫn thuộc sở hữu của ngân hàng vì giá trị của tài sản được thu hồi dần qua tiền thuê

Kết thúc hợp đồng thuê, nếu người thuê trả tài sản, gọi là giao dịch cho thuê tàichính (leasing), nếu người thuê mua lại tài sản, gọi là giao dịch thuê mua (leasing –purchase)

Định kỳ (thông thường là theo năm) ngân hàng thu tiền cho thuê tài chính baogồm cả tiền thuê gốc và lãi

(Nguồn: Tr.68,69 Giáo trình Kế toán ngân hàng, ĐHCNHN)

Mặc dù hoạt động cho thuê đã trải qua hàng nghìn năm, nhưng cho đến thế kỷ

XX, loại hình nghiệp vụ này mới thực sự được nhìn nhận một cách đáng kể hơn, từngbước trở thành một ngành kinh doanh thật sự hấp dẫn với các ngân hàng thương mại

So với các nước trên thế giới hoạt động cho thuê tài chính xâm nhập vào Việt Nam

Trang 16

muộn hơn, hiện nay cả nước ta mới chỉ có khoảng 12 công ty cho thuê tài chính baogồm: các công ty cho thuê trực thuộc các ngân hàng thương mại, các công ty liêndoanh và công ty cho thuê 100% vốn nước ngoài.

Hoạt động cho thuê tài chính ra đời là hình thức tài trợ bổ sung, nhằm tạo thêmnhững điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong việc hoàn thiện và nâng cao nănglực cạnh tranh

1.1.5.4 Bảo lãnh

Bảo lãnh ngân hàng được coi là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng(bên bảo lãnh) cam kết bằng văn bản với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việcthực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàngkhông thực hiện đúng nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh Khách hàng phải nhận nợ và trả

nợ cho ngân hàng số tiền đã trả thay

 Cam kết thanh toán L/C trả chậm

(Nguồn: Tr.66 Giáo trình Kế toán ngân hàng, ĐHCNHN)

1.2 Chất lượng tín dụng

1.2.1 Khái niệm chung về chất lượng tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng về bản chất là mối quan hệ giữa người cho vay- ngân hàng

và người đi vay- khách hàng của ngân hàng dựa trên nền tảng uy tín và sự hiểu biết lẫnnhau Ngoài ra, xét trong tổng thể toàn nền kinh tế, sự hợp tác lẫn nhau này còn tạo ra

sự thuận lợi, phù hợp, lợi ích cho những thành phần khác có thể trực tiếp hay gián tiếp

có liên quan tới mối quan hệ này Như vậy, theo một góc nhìn rộng hơn, mối quan hệtín dụng đó còn góp phần làm lợi chung cho toàn nền kinh tế Do đó, chất lượng tíndụng dưới giác độ vi mô chính là mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng là ngườigửi tiền cũng như người vay tiền và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng,còn khi xét trên giác độ vĩ mô, đó là khả năng phù hợp với sự phát triển kinh tế củatoàn xã hội nói chung Chất lượng tín dụng ngân hàng được hiểu cụ thể như sau:

Đối với khách hàng: Về mục đích, khoản tín dụng được cấp phải phù hợp với lý

do, nhu cầu tín dụng của khách hàng Ngoài ra, một số yếu tố cơ bản, thiết yếu kháckhông thể không nhắc đến như lãi suất và kỳ hạn cần có sự hợp lý, cũng như đảm bảo

Trang 17

thủ tục đơn giản thuận tiện, vừa thu hút được khách hàng nhưng vẫn đảm bảo đượcnguyên tắc tín dụng.

Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: Tín dụng được sinh ra nhằm giải quyết, đáp

ứng những yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất cũng nhưng thúc đẩy quátrình lưu thông, phân phối hàng hóa, qua đó một mặt mang lại công ăn việc làm chongười dân, một mặt tạo ra những hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội.Nói rộng hơn, tín dụng giúp thúc đẩy quá trình sản xuất, tạo sự phát triển cho nền kinhtế

Đối với bản thân các ngân hàng thương mại: cần đảm bảo các nhân tố như

phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng đã thực hiện phải phù hợp với năng lực của ngânhàng và đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và

có lãi, hạn chế mức thấp nhất rủi ro trong hoạt động, đồng thời đảm bảo lợi nhuận vàkhả năng thanh khoản

Như vậy, Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, mà dựa trên chỉ tiêu đó, người ta có thể nhìn ra được sức đề kháng, khả năng thích ứng, biến đổi để bắt kịp với những đòi hỏi không ngừng tăng của thị trường cũng như thể hiện sức mạnh của ngân hàng với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành và uy tín, tầm ảnh hưởng của nó với toàn nền kinh tế

Chất lượng tín dụng ngân hàng là một khái niệm vừa cụ thể (có thể thể hiện quacác chỉ tiêu định lượng như: kết quả kinh doanh, tỷ lệ nợ quá hạn, hiệu suất sử dụngvốn vay ) lại vừa mang tính trừu tượng (thể hiện ở khả năng thu hút khách hàng, tácđộng đến vấn đề xây dựng hình ảnh thương hiệu cho ngân hàng, tác động của nó đếnnền kinh tế ) .

Chất lượng tín dụng là kết quả của một quá trình kết hợp hoạt động giữa nhữngcon người trong một tổ chức, giữa các tổ chức với nhau vì mục đích chung, do đó để

có chất lượng tín dụng cần có sự quản lý đồng bộ trong ngân hàng từ việc theo dõi, tìmhiểu và loại trừ những nguyên nhân gây ra những cản trở trong việc cấp tín dụng

Qua đó có thể rút ra kết luận là để có được chất lượng tín dụng thì hoạt động tíndụng phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở tin cậy và uytín trong hoạt động

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ở các ngân hàng thương mại

Trong chiều dài lịch sử hàng trăm năm hình thành và phát triển, tín dụng ngânhàng vẫn luôn giữ vững vị thế độc tôn, đóng vai trò là trung tâm trên mọi phương diệncủa các ngân hàng thương mại Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường thì rủi ro trong

Trang 18

kinh doanh là không thể tránh khỏi, đặc biệt, trong lĩnh vực tín dụng, khi mối quan hệđược xây dựng trên yếu tố tâm lý, lòng tin,những rủi ro trong hoạt động kinh doanhngân hàng còn trở nên đặc biệt nghiêm trọng do có tính dây chuyền, tính lây lan mạnh

mẽ và với thực tế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, những hệ lụy từ rủi ro tín dụngngày càng có ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế và có thể lan rộng sang quy

mô quốc tế

Chính vì vậy, không giống với các thành phần khác trong nền kinh tế, Chínhphủ của tất cả các quốc gia trên thế giới luôn dành sự quan tâm, giám sát và đưa ranhững quy định mang tính đăc thù, hết sức chặt chẽ cho khối ngân hàng và các hoạtđộng liên quan

Đối với các ngân hàng thương mại, chất lượng tín dụng luôn là yếu tố hàng đầu

quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng:

Chất lượng tín dụng tốt làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các ngân hàngthương mại do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng vòng quay vốn tín dụng và thu hútđược nhiều khách hàng, bởi lẽ sự phong phú và chất lượng của các sản phẩm dịch vụtạo ra một hình ảnh, uy tín cho ngân hàng tạo ra những khách hàng trung thành vớingân hàng

Chất lượng tín dụng tạo thuận lợi cho sự tồn tại của ngân hàng bởi vì chất lượng tíndụng cho phép ngân hàng có những khách hàng trung thành và những khoản lợi nhuận

để bổ sung vào vốn đầu tư

Một ngân hàng muốn giảm thiểu sự chậm trễ, yếu kém còn tồn đọng trong nhữnghoạt động nghiệp vũ cũng như công tác quản lý, tránh nguy cơ thất thoát tài sản từnhững khoản vay rủi ro cao, đồng thời vẫn đảm bảo đem về lợi nhuận cao cho ngânhàng thì yêu cầu tất yếu là phải không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng củng cố mối quan hệ xã hội của ngân hàng bằng những điềukiện lao động tốt nhất

Chất lượng tín dụng cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng, nâng cao uy tín,tạo thế mạnh cho các ngân hàng trong cạnh tranh

Đứng trước sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ phía các đối thủ, mức độ yêucầu ngày một cao của thị trường cũng như những đòi hỏi, giám sát gắt gao của chínhphủ cùng mục tiêu chung là tăng trưởng kinh tế - xã hội và sự phát triển vững mạnhcủa hệ thống ngân hàng, việc không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng làcần thiết khách quan

Trang 19

Ngoài ra, với toàn nền kinh tế, việc chất lượng tín dụng ngày càng nhận được

những sự quan tâm sâu sát do:

Muốn thực hiện tốt vai trò là trung tâm thanh toán chủ yếu trong nền kinh tế,thực tế bặt buộc phải ngày càng đảm bảo hơn nữa chất lượng tín dụng: chất lượng tíndụng được đảm bảo sẽ làm tăng vòng quay vốn tín dụng, qua đó, chỉ một số lượng tiềnnhư cũ có thể thực hiện số lần giao dịch lớn hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưuthông và củng cố sức mua của đồng tiền

Chất lượng tín dụng góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởngkinh tế và nâng cao uy tín quốc gia: Thực vậy, do sự gắn bó mật thiết giữa hoạt độngtín dụng của các ngân hàng thương mại với khối lượng tiền mặt trong lưu thông, chonên thông qua các nghiệp vụ hiện đại như cho vay chuyển khoản, thực hiện thanh toánkhông dùng tiền mặt, các ngân hàng thương mại được coi như một mắt xích vô cùngquan trọng trong cơ chế tạo tiền, mở rộng số nhân tiền tệ trong nền kinh tế

Chất lượng tín dụng tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng trung giantín dụng trong nền kinh tế: tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, gópphần điều hoà vốn trong nền kinh tế Tăng cường chất lượng tín dụng đồng nghĩa vớiviệc giảm thiểu lãng phí vốn do không sử dụng hết lượng tiền trong lưu thông giảiquyết mối quan hệ về cung cầu vốn trên thị trường, điều hoà và ổn định lưu thông tiền

tệ

Chất lượng tín dụng góp phần làm lành mạnh hoá quan hệ tín dụng: Hoạt độngtín dụng được mở rộng với các thủ tục đơn giản, thuận tiện, đảm bảo nguyên tắc tíndụng góp phần cho vay đúng các đối tượng cần thiết, giảm thiểu và xoá bỏ tình trạngcho vay nặng lãi chủ yếu hiện nay ở khu vực nông thôn và miền núi xa xôi

Tín dụng là một trong những công cụ đắc lực nhất của chính phủ trong việcthực hiện các chủ trương, đường lối, định hướng về phát triển kinh tế - xã hội theophân bố địa lý, các ngành nghề và lĩnh vực đầu tư Như vậy, nâng cao chất lượng tíndụng là góp phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội, đảm bảo sự phát triển cân đối giữa cácngành các vùng trong cả nước, ổn định và phát triển nền kinh tế

Từ những đòi hỏi thiết thực, khắt khe đó, sự hoàn thiện, nỗ lực của riêng nhữngngân hàng thương mại là không đủ trong việc cải thiện chất lượng tín dụng Điều nàycòn đòi hỏi có sự tham gia, trợ giúp, quản lý đắc lực từ phía chính phủ bằng việc đưa

ra các cơ chế chính sách phù hợp, thêm vào đó là sự phối hợp nhịp nhàng và có hiệuquả giữa các cấp các ngành là điều cần thiết

Trang 20

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng

Được tổng hợp từ rất nhiều chỉ tiêu khách quan, độc lập, không chỉ đến từ phíakhách hàng mà còn từ phía môi trường hoạt động kinh doanh, chất lượng tín dụng trởthành một biến số hết sức nhạy cảm trong kinh doanh Dưới đây là một số những nhân

tố có ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng tín dụng ngân hàng:

1.2.3.1 Nhân tố từ phía khách hàng

Khách hàng đến với ngân hàng nhằm mục đích kiếm nguồn tài trợ phục vụ chomục đích của mình dù là mục đích tài chính hay phi tài chính, do vậy chất lượng tíndụng mà ngân hàng cấp cho khách hàng phụ thuộc lớn vào khách hàng và phương án

sử dụng vốn của khách hàng:

Mục đích sử dụng vốn: Được coi là vấn đề đầu tiên được ngân hàng xem xét tới

khi khách hàng yêu cầu được cấp tín dụng Dựa trên mục đích của khoản vay quyếtđịnh trực tiếp tới sự thành bại của kế hoạch, dự án sẽ được triển khai cũng như quy

mô, thời gian cần tài trợ, mức độ rủi ro, khả năng thu hồi của dự án

Mục đích của phương án: Dự án có phù hợp với mục tiêu của ngành, của địa

phương và của cả nước không (mục tiêu này căn cứ vào định hướng phát triển củatừng địa phương, của đất nước trong từng thời kỳ)

Tính khả thi của phương án dự án: Quyết định khả năng thực hiện và tạo ra

nguồn để trả nợ cho ngân hàng

Tính hợp pháp của phương án, dự án: Đây là đièu kiện tối thiểu đối với mọi

hoạt động nói riêng cũng như kinh doanh nói chun, một hoạt động dù có đem lạinguồn lợi nhuận lớn đến đâu, nhưng không được pháp luật cho phép thì cũng khôngđược ngân hàng chấp nhận cấp tín dụng để đảm bảo an toàn cho mình và đảm bảo tuânthủ hoạt động đúng luật pháp

Uy tín, khả năng của khách hàng: Tính khả thi của phương án, dự án không

những ảnh hưởng lớn bởi mục đích sử dụng vốn của khách hàng mà còn phụ thuộc vàonăng lực của khách hàng: Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, nănglực tài chính, năng lực thị trường, năng lực quản lý, khả năng đáp ứng các điều kiện tíndụng của ngân hàng, tư cách đạo đức:

1.2.3.2 Nhân tố từ phía ngân hàng

Là các nhân tố bên trong ngân hàng thuộc về bản thân ngân hàng trên tất cả cácmặt hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng Sự tác động đó đượcbiểu hiện:

Chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng là nguyên tắc cơ bản chi phối sự mở rộng tín dụng giúpngân hàng thiết lập kế hoạch tín dụng một cách chủ động trên cơ sở nghiên cứu tình

Trang 21

hình thị trường của ngân hàng Chính sách tín dụng có nhiệm vụ nêu rõ những yếu tốbao gồm quy mô cho vay tối đa trong danh mục cho vay, yếu tố pháp luật, cơ cấu danhmục cho vay, những tiêu chuẩn chất lượng tín dụng.

Đảm bảo mỗi quyết định tín dụng đều khách quan, tuân thủ quy định củaNHNN Việt Nam và phù hợp với thông lệ chung quốc tế Ngân hàng tự quyết trongviệc xác định: Đối tượng có thể cho vay vốn, ràng buộc về tài chính, phương thứcquản lý hoạt động tín dụng, các loại sản phẩm tín dụng khác nhau do ngân hàng cungcấp, thời hạn điều kiện áp dụng các loại sản phẩm tín dụng khác nhau

Xác định giới hạn áp dụng trong hoạt động tín dụng, đồng thời thiết lập môitrường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng

Khi có được chính sách tín dụng đúng đắn, ngân hàng sẽ đáp ứng được cơ bảnnhững điều kiện để thu hút khách hàng, trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luậtcũng như đường lối chính sách của Đảng và nhà nước mà đảm bảo khả năng sinh lờicủa hoạt động tín dụng ngân hàng Do đó, việc xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt,phù hợp đối với ngân hàng trước những điều kiện mới của môi trường kinh doanh làđiều kiện để ngân hàng có chính sách tín dụng tốt

Chất lượng tín dụng ngân hàng có được đảm bảo hay không tuỳ thuộc vào việcthực hiện tốt quy trình tín dụng ở các khâu và sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ ở mỗikhâu

Công tác tổ chức và chất lượng nguồn nhân lực trong ngân hàng:

Nhằm tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, đồn thời có thểtheo dõi quản lý sát sao các khoản vốn huy động cũng như các khoản cho vay, tổ chứcngân hàng cần được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ nhịpnhàng giữa các phòng ban trong từng ngân hàng, trong toàn bộ hệ thống ngân hàngcũng như giữa ngân hàng với các cơ quan tài chính pháp lý khác Đây là cơ sở để tiếnhành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh và quản lý có hiệu quả nguồn vốn tín dụng

Trang 22

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, bên cạnh những máy móc, thiết bị tiêntiến thì con người vẫn luôn là yếu tố quyết định sự thành bại trong hoạt động kinhdoanh nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng Khi xã hội ngày càng pháttriển thì chất lượng nhân sự ngày càng phải được nâng cao để có thể đối phó kịp thời

và có hiệu quả với các tình huống khác nhau của hoạt động tín dụng ngân hàng

Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt, trình độ chuyên môn caothể hiện bằng khả năng phân tích, xử lý các yêu cầu vay vốn, kiểm tra giám sát việc sửdụng vốn vay của khách hàng sẽ giúp nâng cao hiệu quả các khoản vay Việc vận hànhcác hoạt động tín dụng ngân hàng bởi các nhân viên đủ tiêu chuẩn là yếu tố quyết định

sự thành công trong cho vay của ngân hàng

Thiết bị công nghệ phục vụ hoạt động tín dụng ngân hàng

Nền kinh tế càng phát triển thì yêu cầu áp dụng các công nghệ tiên tiến vàotrong các nghiệp vụ của ngành tài chính ngân hàng là một ngành có vai trò quan trọng

và có tốc độ phát triển chóng mặt là cần thiết Vì nó không những làm giảm khoản chiphí bình quân cho các nghiệp vụ tiết kiệm thời gian giao dịch tạo cho cả ngân hàng

và khách hàng dễ dàng hơn trong việc nắm bắt các cơ hội đầu tư mới, đồng thời làmgiảm gánh nặng trong công tác quản trị nhân sự đối với ngân hàng sự phân tích của

hệ thống công nghệ hiện đại sẽ nhanh, nhạy, chính xác và hạn chế được sự lợi dụngquyền hạn của một số cán bộ ngân hàng đưa ra quyết định cho vay không đủ tiêuchuẩn Như vậy sự áp dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động tín dụng ngân hàngcũng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng cũng như sự tác động của các nhân tố nàyđến hoạt động tín dụng ngân hàng nhằm tìm ra biện pháp ngăn ngừa hạn chế rủi ro tíndụng có thể xảy ra

1.2.3.3 Nhân tố ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh

Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng từ môi trường kinh doanh baogồm các nhóm nhân tố sau:

Nhân tố kinh tế:

Đây là nhân tố đầu tiên quan trọng trong nhóm nhân tố thuộc môi trường kinhdoanh bởi bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng diễn ra trong một môi trường kinh tếnhất định và chịu tác động mạnh mẽ bởi môi trường đó

Chính sách kinh tế của nhà nước:

Nhằm ưu tiên hay hạn chế sự phát triển của một ngành, một lĩnh vực để hạn chếnhững tiêu cực và đảm bảo sự phát triển cân đối trong nền kinh tế cũng có tác độngđịnh hướng cho hoạt động tín dụng và ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng

Chu kỳ kinh tế:

Trang 23

Chu kỳ kinh tế có tác động trực tiếp và rõ nét đến hoạt động tín dụng ngânhàng Được biểu hiện qua các chỉ số kinh tế vĩ mô như: GDP, lãi suất, tỷ giá, lạmphát khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng là nền tảng cho quá trình sản xuất kinhdoanh của các đơn vị kinh tế diễn ra bình thường và không chịu tác động tiêu cực củalạm phát và khủng hoảng Trên cơ sở đó hoạt động tín dụng diễn ra một cách thuận lợinhu cầu tín dụng tăng phục vụ cho mục tiêu phát triển sản xuất, khả năng hoàn trả nợcủa khách hàng được đảm bảo Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế lại là mục tiêu của bất

kỳ một quốc gia nào, để tăng trưởng kinh tế có thể duy trì mức lạm phát nhất định đểtăng trưởng tín dụng, kích cầu đầu tư Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế đình trệ, sảnxuất kinh doanh bị thu hẹp, hoạt động tín dụng gặp khó khăn trên tất cả các lĩnh vực.Nhu cầu vốn tín dụng giảm trong thời kỳ này, với các khoản tín dụng được thực hiệncũng khó có thể được sử dụng có hiệu quả và trả nợ đúng hạn cho các ngân hàngthương mại Trường hợp mở rộng quy mô tín dụng quá mức có thể làm cho giá cảtăng, lạm phát cao, các ngân hàng thương mại sẽ chịu thiệt hại do mất giá đồng tiền

Sự tăng trưởng quá nóng của một nền kinh tế luôn báo trước những rủi ro Đó là chưa

kể đến xu hướng tăng trưởng của một nền kinh tế trong thời kỳ hưng thịnh của nó cóthể dẫn đến chạy đua trong sản xuất kinh doanh, nạn đầu cơ tích trữ làm nhu cầu vốntín dụng tăng quá cao và quá nhiều khoản tín dụng được thực hiện nhưng những khoảnnày có thể khó được hoàn trả nếu sự phát triển sản xuất kinh doanh không có kế hoạchdẫn đến suy thoái và khủng hoảng

Tính cạnh tranh của thị trường: ảnh hưởng tới nguồn thu, lợi nhuận thậm chí

suy thoái và phá sản của khách hàng

Môi trường tự nhiên:

Có thể mang lại khó khăn nhưng cũng có thể mang tới những điều kiện thuậnlợi cho ngân hàng và khác hàng mà khó có thể dự báo trước, thay đổi ngẫu nhiên quacác năm Đặc biệt đối với các khoản tín dụng được cấp cho các đơn vị hoạt động chịutác động lớn của môi trường tự nhiên như ngành nông nghiệp, khai thác thuỷ hản sản,khai khoáng đòi hỏi ngân hàng luôn phải thận trọng trong việc cấp tín dụng, khôngnên tập trung nguồn tín dụng quá lớn vào một hoặc một số lĩnh vực hoạt động trongmôi trường chung tiềm ẩn nhiều rủi ro bất khả kháng

Môi trường khoa học - công nghệ:

Sự tiến bộ của khoa học - công nghệ quyết định đến hiệu quả sản xuất kinhdoanh, năng lực cạnh tranh và hoạt động của các ngân hàng và đặt ra vấn đề thời đạicho cả doanh nghiệp và ngân hàng về việc nắm bắt tiếp cận và sử dụng có hiệu quảkhoa học và công nghệ tiên tiến

Môi trường chính trị - pháp luật:

Sự ổn định về chính trị, sự thống nhất và hoàn thiện, sự thay đổi của chính sáchpháp luật có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động cũng như nguồn thu của các chủ thể

Trang 24

và mọi cá nhân trong nền kinh tế do đó cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hoạtđộng tín dụng ngân hàng.

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu quan trọng và phức tạp: nó không nhữngđược thể hiện qua những góc cạnh, cách nhìn khác nhau mà khi đánh giá, nó vừa mangtính chất trừu tượng lại vừa có nét cụ thể Về cơ bản, việc cung cấp tín dụng cho kháchhàng phải đảm bảo mục tiêu hiệu quả, an toàn và lợi nhuận cho ngân hàng, do vậy chấtlượng tín dụng cần được thỏa mãn các yêu cầu theo những chỉ tiêu sau:

1.2.4.1 Các chỉ tiêu định tính

1.2.4.1.1 Việc thực hiện quy trình tín dụng

Đây là những trình tự, những giai đoạn, những bước cần phải thực hiện theomột thủ tục nhất định trong việc cho vay Bắt đầu từ việc xem xét đơn xin vay củakhách hàng đến khi thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng Chất lượng tín dụngphụ thuộc vào việc lập ra một quy trình tín dụng đảm bảo tính khoa học, vừa nhanhchóng, thuận tiện vừa đảm bảo thực hiện nghiêm túc các bước của quy trình

Một quy trình tín dụng thường gồm ba bước chính sau:

Bước 1: Xét đề nghị vay của khách hàng và thực hiện cho vay: Giai đoạn này

chất lượng tín dụng phụ thuộc nhiều vào công tác thẩm định khách hàng và việc chấpnhận các quy định về điều kiện và thủ tục cho vay của ngân hàng

Bước 2: Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và theo dõi dự báo rủi ro: Việc thiết lập hệ thống kiểm tra hữu hiệu, áp dụng hiệu quả các hình thức kiểm tra

sẽ góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng tín dụng

Bước 3: Thu nợ và thanh lý: Sự linh hoạt của cán bộ tín dụng của ngân hàng

trong khâu thu nợ sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro và hạn chế nợ quá hạn, bảo toànvốn và nâng cao chất lượng tín dụng

1.2.4.1.2 Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ

Đây là biện pháp giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng có được những thông tin vềthực trạng tín dụng cũng như hoạt động kinh doanh chung trong ngân hàng, nhằm xâydựng, điều chỉnh, bổ sung các chính sách kinh doanh một cách hiệu quả nhất Tronglĩnh vực tín dụng thì kiểm soát bao gồm:

Kiểm tra định kỳ do kiểm toán viên nội bộ thực hiện, báo cáo các trường hợpngoại lệ, những vi phạm chính sách, thủ tục, kiểm soát kế toán và các nghiệp vụ khácliên quan đến cho vay

Trang 25

Kiểm soát chính sách tín dụng và các thủ tục liên quan đến các khoản vay như:kiểm soát thẩm quyền và điều hành, quản lý giám sát các khoản cho vay, kiểm soát hồ

sơ thủ tục cho vay

Hoạt động kiểm soát giúp phát hiện những sai sót và nguyên nhân các sai sótphát sinh trong quá trình thực hiện các khoản tín dụng, chính vì vậy mà ban lãnh đạo

có thể kịp thời khắc phục sai sót, tránh rủi ro và đảm bảo chất lượng tín dụng

1.2.4.1.3 Mức độ hài lòng của khách hàng

Một trong những thách thức lớn nhất đối với hệ thống ngân hàng thương mạitrong điều kiện hội nhập là năng lực cạnh tranh Một ngân hàng muốn phát triển bềnvững không thể không quan tâm đến giữ khách hàng sẵn có và tìm kiếm khách hàngmới Để làm được điều này cần phải thấu hiểu được mức độ hài lòng của khách hàng

về dịch vụ ngân hàng cung cấp cho họ, nhận diện những yếu tố làm khách hàng hàilòng Có thể đánh giá mức độ hài lòng thông qua các phiếu khảo sát, sản phẩm dùngthử, phản hồi của khác hàng về các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, các ý kiến đónggóp, thắc mắc qua trang web hoặc điện thoại

Có nhiều yếu tố đánh giá trên bao trùm toàn bộ các khâu liên quan đến quátrình cung cấp dịch vụ Có yếu tố thể hiện trình độ chuyên môn của nhân viên ngânhàng, có yếu tố phụ thuộc vào kỹ năng, thái độ phục vụ cũng như tác phong lịch sự củangười cung cấp dịch vụ, nhưng cũng có nhiều yếu tố không liên quan đến người trựctiếp cung cấp dịch vụ như cách bài trí nơi giao dịch, công nghệ ngân hàng sử dụng,quy trình cung cấp sản phẩm và bản thân sản phẩm,… Điều này nói lên một sự thậtrằng, chất lượng dịch vụ ngân hàng phụ thuộc vào nhiều khâu, liên quan đến nhiềungười ở các vị trí công việc khác nhau Tất cả các yếu tố đó tổng hợp lại không nằmngoài mục đích nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu, sự kỳ vọng của khách hàng

1.2.4.2 Các chỉ tiêu định lượng

Bên cạnh những chỉ tiêu định tính, chất lượng tín dụng cũng được phản ánhbằng các chỉ tiêu mang tính định lượng nhằm hỗ trợ cho công tác quản trị ngân hàngmột cách có hiệu quả như: Nợ quá hạn, nợ xấu, trích lập dự phòng

1.2.4.2.1 Nợ quá hạn, nợ xấu

Khi cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng hướng tới hai mục tiêu cơ bản: antoàn và sinh lời Song song với mục tiêu sinh lời các ngân hàng còn quan tâm đến cácchỉ số an toàn, đo lường mức độ rủi ro tín dụng như: nợ quá hạn, nợ rủi ro, nợ xấu, tỷ

lệ nợ có tài sản đảm bảo, tình hình trích lập và sử dụng dự phòng tín dụng

Trang 26

Trước khi tìm hiểu về các chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu ta tìm hiểu về quy địnhphân loại nợ theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Điều 1khoản 3 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi bổ sung một

số quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD, TCTDthực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm sau:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm:

Các khoản nợ mà TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúngthời hạn

Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ

cả gốc và lãi đúng hạn

Nhóm 2: Nợ cần chú ý, bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày

Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổchức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc

và lãi đúng kỳ hạn điều chỉnh lần đầu)

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả

nợ lần đầu phân vào nhóm 2 theo quy định trên

Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy

đủ theo hợp đồng tín dụng

Các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn dưới 30 ngày

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả

nợ được cơ cấu lại lần đầu

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai

Các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn từ 30 ngày đến 90 ngày

Trang 27

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thờihạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được

cơ cấu lại lần thứ hai

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc

đã quá hạn

Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc (hoặc) và lãi đã quáhạn Hoặc khi ngân hàng nhận thấy khách hàng sử dụng vốn sai mục đích ghi tronghợp dồng tín dụng, hoặc tài sản đảm bảo giảm hoặc mất giá trị

Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn thường được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức

độ chất lượng tín dụng và được xác định theo công thức:

lệ này còn có xu hướng tăng, nhất là khi nền kinh tế có những dấu hiệu không thuậnlợi Vì vậy, biện pháp điều chỉnh tổng dư nợ nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn đòi hỏi sựnghiên cứu, tính toán thận trọng và chỉ có thể áp dụng trong những điều kiện kinh tếthích hợp

Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng Nếu tỷ lệ

nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng tốt vì khảnăng thu hồi nợ cao, rủi ro tín dụng ở mức thấp và ngược lại nếu tỷ lệ nợ quá hạn cànglớn thì mức độ rủi ro tín dụng càng cao Theo quy định thì tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nhóm 5chỉ được phép nhỏ hơn 5% tổng dư nợ

Như vây, nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn là lời cảnh báo ngân hàng rằng việcthu hồi được nợ là rất mong manh và khó khăn Tuy nhiên ở các ngân hàng khác nhau

Trang 28

thì có mức độ sử dụng chỉ tiêu định lượng khác nhau Để đánh giá chính xác hơn mức

độ RRTD ngân hàng còn sử dụng thêm chỉ tiêu nợ xấu

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5

Tỷ lệ nợ xấu được tính theo công thức:

Tỷ lệ nợ xấu= Dư nợ xấu

1.2.4.2.2 Tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo

Khi không thể nhìn vào những cái vô hình và khó phân tích như giá trị vô hìnhcủa doanh nghiệp, giá trị của vốn chủ sở hữu, giá trị thực của các khoản phải thu, cáckhoản tồn kho Nhất là lần đầu tiên thiết lập quan hệ tín dụng thì việc này càng khókhăn hơn Các tổ chức tín dụng Việt Nam chọn việc làm đơn giản nhất là xem xétnhững cái gì hiện hữu nhất Đó chính là các tài sản hữu hình mà chủ yếu là tài sản cốđịnh dùng để đảm bảo cho các khoản vay

Bảo đảm tiền vay là công cụ ngân hàng sử dụng nhằm: Nâng cao trách nhiệmthực hiện cam kết trả nợ của bên vay, phòng ngừa rủi ro khi phương án trả nợ dự kiếncủa bên vay không thực hiện được Nhiều khoản cho vay của ngân hàng được đảm bảobởi chính tài sản của khách hàng Tài sản đảm bảo càng cao trên tổng dư nợ cho thấyngân hàng đang cấp tín dụng cho những khách hàng có rủi ro cao nhưng lại cũng gópphần làm giảm tổn thất cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng không trả đượcnợ

Các tài sản hữu hình là thứ dễ xác định giá trị nhất Việc cấp tín dụng sẽ cảmthấy yên tâm hơn rất nhiều nếu nó được đảm bảo bằng tài sản, nhất là các loại tài sản

có tính thanh khoản và giá trị cao Việc quản lý các loại tài sản cũng sẽ dễ dàng hơnkhi các tổ chức tín dụng nắm giữ tài sản hoặc giữ những giấy tờ sở hữu chúng và đượcnhà nước xác nhận Đây chính là nguyên giải thích tại sao các tổ chức tín dụng coi tàisản đảm bảo là yếu tố quan trọng rất quan trọng trong quyết định cấp tín dụng củamình

Trang 29

Chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ cho vay có đảm bảo bằng tài sản đang được xem là tiêuchuẩn quan trọng của các tổ chức tín dụng Tài sản đảm bảo có vai trò rất lớn trongquyết định cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng Việt nam hiện nay không đơn giản vì

nó là chỗ dựa tin cậy trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng mà hơn thế nữa, tài sảnđảm bảo có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa sự xuất hiện của tâm lý ỷ lại sau khicho vay

Vai trò của tài sản đảm bảo: Khi những khoản tín dụng được cấp mà không cótài sản đảm bảo, phần vốn của bên vay tham gia rất ít hoặc không tham gia vào dự ánđầu tư, thì xu hướng tất yếu là bên vay sẽ thực hiện các dự án có mức độ rủi ro cao đểđem lại lợi nhuận cao vì nếu dự án thất bại thì cái mà họ mất là không đáng kể, ngượclại nếu dự án thành công thì lợi ích của họ là rất lớn Hành vi của bên vay sẽ hoàn toànngược lại khi họ phải đem thế chấp các tài sản hiện có của mình để được cấp tín dụng.Khi tài sản được thế chấp, cấm cố tại các tổ chức tín dụng thì người vay sẽ bị mất nónếu khoản vay của họ được đầu tư không cẩn thận và xảy ra rủi ro Chính vì vậy mà họphải thận trọng hơn khi thực hiện quyết định đầu tư của mình Do lợi ích từ việc thựchiện các dự án đầu tư là rất lớn trong khi trách nhiệm không rõ ràng nên các cấp điềuhành doanh nghiệp chỉ muốn thực hiện đầu tư mà không muốn trả nợ Điều này đã gâyrất nhiều khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc giải quyết các khoản nợ xấu.Chính điều này đã đặt các tổ chức tín dụng vào lựa chọn coi tài sản đảm bảo là mộttrong những tiêu chuẩn quan trọng trong quyết định cấp tín dụng của mình Vì trongđiều kiện thị trường tài chính chưa đạt được độ hoàn hảo cần thiết, tài sản đảm bảo là

cơ chế tốt nhất đểgiảm thiểu lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại do thông tin bất cân xứnggây ra, nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng Việt Nam

Bảo đảm tín dụng là chiếc phao cuối cùng giúp ngân hàng thu hồi được cáckhoản cho vay có vấn đề Nhưng nếu ngân hàng quá chú trọng đến tài sản đảm bảotrong quá trình cho vay sẽ dẫn đến tâm lý chủ quan của nhà tín dụng Điều này dễ dẫnđến sai lầm trong quyết định cho vay và quá trình quản lý các khoản vay sau khi cấpvốn

1.2.4.2.3 Tỷ lệ trích lập và sử dụng dự phòng

Theo quy định của các TCTD: “Các ngân hàng cần trích lập dự phòng rủi ro,khoản dự phòng rủi ro này phải được hạch toán vào chi phí hoạt động Việc phân loạitài sản có mức trích, phương pháp lập khoản dự phòng và sử dụng các khoản dự phòng

để xử lý rủi ro được Thống đốc NHNN Việt Nam quy đinh sau khi thống nhất với BộTài Chính”

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo các nhóm nợ như sau:

Trang 30

1.2.4.2.4 Lợi nhuận thu hồi được từ hoạt động tín dụng

Tổng dư nợ tín dụng

Đây là chỉ tiêu cơ bản nhất thể hiện khả năng sinh lời của khoản tín dụng đượccấp Ngân hàng thương mại hoạt động vì mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận, chính vì vậy,ngân hàng sẽ không thể cấp cho khách hàng một khoản tín dụng được cho là không cólợi nhuận Sự thành lập, tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng đều là vì lợi nhuận,trong đó tín dụng ngân hàng được coi là hoạt động chính, mang lại cho ngân hàngthương mại nói chung nhiều lợi nhuận nhất, do vậy, chất lượng tín dụng đi kèm vớihiệu xuất sinh lời là mối quan tâm hàng đầu với các ngân hàng thương mại Dựa trênnguyên tắc đó, những phương án nào đem lại lợi nhuận cao hơn so với các phương án

có ít lợi nhuận hơn nếu có các chỉ tiêu khác tương đương nhau như: mức độ an toàn,

uy tín chất lượng thì các ngân hàng sẽ lựa chọn các phương án đem lại lợi nhuậnnhiều hơn

Trên thực tế, việc xác định được chính xác những chỉ tiêu này là một vấn đềhoàn toàn không dễ dàng do đặc thù của tín dụng ngân hàng: lợi nhuận từ một hoạtđộng riêng rẽ luôn có những ảnh hưởng tới các hoạt động khác qua đó tác động tớitổng lợi nhuận chung một cách phức tạp

Vì vậy, cần hết sức tránh gặp phải tình trạng sử dụng cái nhìn phiến diện khiđánh giá bất kỳ một sự việc nào, vấn đề đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng cũngvậy không thể chỉ căn cứ vào một chỉ tiêu đơn lẻ, cụ thể nào mà phải sử dụng tổng hợp

Trang 31

một hệ thống các chỉ tiêu để đưa ra kết luận một cách chính xác và xác thực nhất Bởi

lẽ vấn đề chất lượng tín dụng là một vấn đề mang tính chất phức tạp mang cả tính trừutượng và cụ thể nên hệ thống các chỉ tiêu đánh giá không mang tính tuyệt đối chínhxác

Việc áp dụng các chỉ tiêu vào xem xét chất lượng tín dụng cần đảm bảo yêu cầutính toán phân tích chỉ tiêu trên cả hai mặt định tính và định lượng: Đánh giá chấtlượng trên quan niệm của cả ngân hàng và khách hàng, trên cơ sở lợi nhuận thuần tuýcủa ngân hàng và lợi ích của xã hội

Chương 2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công

thương Ba Đình (2010 -2013)

Trang 32

2.1 Tổng quan về Ngân hàng Công thương Ba Đình

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt

Nam (VietinBank) được thành lập từ năm

1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam

Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai

trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng

Việt Nam

Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh

và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm

Có 9 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứngkhoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểmVietinBank, Công ty Quản lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty Công đoàn,Công ty Chuyển tiền toàn cầu, Công ty VietinAviva và 3 đơn vị sự nghiệp là Trungtâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhânlực

Là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA

Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia vàvùng lãnh thổ trên toàn thế giới

Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000

Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệphội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành vàThanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế

Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện

tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh doanh

Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước pháttriển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới

Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sảnphẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng

Trang 33

Hướng đến sự hoàn hảo;

Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại;

Trung thực, chính trực, minh bạch, đạo đức nghề nghiệp;

Sự tôn trọng;

Bảo vệ và phát triển thương hiệu;

Phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội

Triết lý kinh doanh

An toàn, hiệu quả và bền vững;

Trung thành, tận tụy, đoàn kết, đổi mới, trí tuệ, kỷ cương;

Sự thành công của khách hàng là sự thành công của VietinBank

Slogan: Nâng giá trị cuộc sống.

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Công thương

Ba Đình

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Ba Đình, gọi tắt làNgân hàng Công thương Ba Đình được thành lập năm 1959, theo Quyết định số số 53/NĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), cùng với sự thành lập Ngânhàng Công Thương Việt Nam Trải qua chặng đường 55 năm, với không ít những giannan thử thách, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba Đình luôn phát huy tinh thầnsáng tạo, không ngừng nỗ lực vươn lên, từng bước làm chủ nghiệp vụ, chiếm lĩnh thịtrường, đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả và phát triển

Ngân hàng Công Thương Ba Đình được nâng cấp thành Ngân hàng cấp I, làđơn vị thành viên thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam Đến nay Chi nhánh đã cómạng lưới bao gồm 01 trụ sở và 21 phòng giao dịch Chi nhánh có màng lưới hoạtđộng được xác lập tại các vị trí trọng yếu trên địa bàn 04 Quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm,

Trang 34

Đống Đa, Tây Hồ), làm đầu mối thu chi tiền mặt cho 13 chi nhánh trên địa bàn Hà nội.Tổng số 253 lao động, VietinBank Ba Đình đã bám sát những định hướng của cấp trên

để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đề ra

Hàng năm chi nhánh luôn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh doanh nằmtrong top 5 của hệ thống Năm 2007 Chi nhánh vinh dự được đón nhận Huân chươnglao động Hạng Nhì của Chủ tịch nước trao tặng

Qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, NHCT Ba Đình đã và đang góp phầnvào sự phát triển của NHCT Việt Nam, chung tay góp sức vào sự trưởng thành củaThành phố Hà Nội Với phương châm phục vụ: "tin cậy, hiệu quả, hiện đại" chắc chắntrong thời gian tới NHCT Ba Đình sẽ gặt hái nhiều thành công hơn nữa, góp phầncùng cả nước vững bước đi lên trên chặng đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước

Thông tin giao dịch

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank industry and Trade – Badinh branch

Địa chỉ: 34 Cửa Nam - Quận Hoàn Kiếm - Tp Hà Nội

Điện thoại: 04.38452826

Fax: 04.393880946

Phòng giao dịch

1 PGD Tây Hồ D5B Khu biệt thự Vườn Đào - Tây Hồ - Hà Nội

2 PGD Tây Đô 303 Lạc Long Quân - Cầu Giấy - Hà Nội

3 PGD Nguyễn Du ĐT : 0439472449; Fax: 0439472449

4 PGD số 02 22 Thành Công - Ba Đình - Hà Nội

5 PGD số 23 124 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội

6 PGD Văn Cao 121 Văn Cao - Ba Đình - Hà Nội

7 PGD Chùa Láng 185 Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội

8 PGD Quốc Tử Giám 29 Quốc Tử Giám

9 PGD Tân Ấp 35 Tân Ấp - Ba Đình - Hà Nội

10 PGD Xuân La 34 tổ 5 Xuân La - Tây Hồ - Hà Nội

11 PGD số 01 0 Quán Thánh - Ba Đình - Hà Nội

Trang 35

12 PGD số 3 K1 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội

13 PGD số 15 100 Yên Phụ - Ba Đình - Hà Nội

14 PGD số 17 102 A5 Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội

15 PGD số 18 393 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội

16 PGD số 20 14 Lê Duẩn- Ba Đình - Hà Nội

17 PGD số 22 81 Thuỵ Khuê - Ba Đình - Hà Nội

Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu

Cho vay, đầu tư

Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài

Bảo lãnh

Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thựchiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán

Thẻ và ngân hàng điện tử

Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế

Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card)

Hoạt động khác

Trang 37

Vietinbank Ba Đình gồm có 8 phòng với các chức năng, nhiệm vụ chính như sau:

Phòng Tổ chức - Hành chính:

Với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu cho lãnh đạo cơ quan về cơ cấu

tổ chức của các phòng ban trong chi nhánh và phối hợp với các phòng ban khác thựchiện các nhiệm vụ chuyên môn do lãnh đạo chi nhánh giao để hoàn thành các mục tiêucủa chi nhánh trong hoạt động kinh doanh

Phòng Kiểm tra - kiểm soát nội bộ:

Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động về chỉ đạo điều hành, tàichính, kinh doanh để từ đó tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh có các biện pháp chấnchỉnh kịp thời các sai phạm trong hoạt động kinh doanh

Phòng Kế toán:

Tham mưu cho lãnh đạo cơ quan về xây dựng chỉ tiêu kế hoạch về tài chính;thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; cung cấp các dịch vụ ngân hàng cóliên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch Quản lý và chịutrách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy; thực hiện việc mở tài khoản tiền gửi,tiền vay và các dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của khách hành; thực hiện công tácthanh toán, chi tiêu nội bộ của chi nhánh; quyết toán tài chính năm

Tham mưu cho Giám đốc dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích đánh giá tìnhhình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của Chi nhánh

Trang 38

Phòng Tiền tệ – Kho quỹ:

Thực hiện chức năng thu, chi tiền mặt nội ngoại tệ một cách chính xác, kịp thời;thực hiện chế độ an toàn kho quỹ theo quy định của ngân hàng Công thương và ngânhàng nhà nước, ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong vàngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có nhu cầu thu chi tiền mặt lớn

Phòng Thanh toán Xuất Nhập khẩu:

Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán Xuất Nhập Khẩu

và kinh doanh tiền tệ tại Chi nhánh Thực hiện chức năng chủ yếu là mở, thanh toán

LC cho các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu Xuất Nhập khẩu

Phòng Quản lý rủi ro:

Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh;quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tíndụng cho từng khách hàng Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương

án đề nghị cấp tín dụng Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộcác hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của ngân hàng Công thương Việt Nam

Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề Quản lý khai thác

và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của ngân hàng Công thương nhằm thuhồi các khoản nợ gốc và tiền lãi vay; theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lýrủi ro

Ngoài hội sở chính ra còn có 21 phòng giao dịch được phân bố trên địa bànThành phố Hà Nội

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Ba Đình (2010 – 2013)

2.1.3.1 Tình hình huy động vốn

Ban lãnh đạo chi nhánh đã xác định tăng trưởng nguồn vốn là chỉ tiêu quantrọng, quyết định đến việc đánh giá thi đua và cơ chế lương, thưởng của chi nhánh VÌvậy từ đầu năm Ban lãnh đạo đã chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ và linh hoạt các giải pháp

để tăng trưởng nguồn vốn, giao từng chỉ tiêu đến từng cán bộ và gắn trách nhiệm cholãnh đạo phòng chi nhánh, đồng thời thường xuyên kiểm tra sát sao tiến độ thực hiệntừng tuần từng tháng để có biện pháp kịp thời Kết quả cụ thể như sau:

Trang 39

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Vietinbank Ba Đình (2010 - 2013)

ĐVT: Tỷ đồng

ST 2011/2010 ST 2012/2011 ST 2013/201 2 Tổng nguồn vốn huy động 8.234 9.873 11.808 12.398 1.63

II Phân theo thành phần kinh tế

1 Tiền gửi tổ chức kinh tế 4.894 4.494 5.786 5.594 -400 -8,17% 1.292 28,75% -192 -3,32%

3 Tiền vay của định chế tài

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2010-2013)

Trang 40

- Huy động vốn từ VNĐ năm 2011 là 8.231 tỷ đồng tăng so với năm 2010 là

1293 tỷ đồng (+18,64%), năm 2012 là 10.238 tỷ đồng tăng so với năm 2011 là 2.007

tỷ đồng (+24,38%) và tăng thêm 409 tỷ đồng năm 2013 lên thành 10647 tỷ đồng(+3,99%)

- Huy động vốn từ ngoại tệ quy VNĐ năm 2011 là 1.642 tỷ đồng tăng 346 tỷđồng (+26,70%), năm 2012 là 1579 tỷ đồng, giảm 63 tỷ đồng (-3,84%) so với năm

2011 Nhưng đến năm 2013 thì tăng thêm 172 tỷ đồng (+10,89%) so với năm 2012

- Huy động tiền gửi từ tổ chức kinh tế năm 2011 là 4.494 tỷ đồng, so với năm

2010 giảm 400 tỷ đồng (-8,17%), năm 2012 là 5.786 tỷ đồng, tăng 1.192 tỷ đồng(+28,75%) so với năm 2011 Tuy nhiên đến năm 2013 lại giảm 192 tỷ đồng (-3,32%)

so với năm trước

- Huy động tiền gửi tiết kiệm năm 2011 là 3.925 tỷ đồng, tăng 822 tỷ đồng(+26,49%) so với năm 2010, năm 2012 tăng 642 tỷ đồng (+16,36%) so với năm 2011

và tiếp tục tăng thêm 547 tỷ đồng năm 2013 (+11,98%)

- Tiền vay của định chế tài chính khác năm 2011 tăng 293 tỷ đồng (+123,63%) sovới năm 2010, năm 2012 tăng 70 tỷ đồng (+13,21) so với năm 2011 Đến năm 2013 là

724 tỷ đồng, tăng 124 tỷ đồng so với năm 2012 (+20,67%)

- Tền gửi của định chế tài chính năm 2012 là 680 tỷ đồng giảm 135 tỷ đồng(-16,565) so với năm 2011 và tiếp tục giảm 123 tỷ đồng năm 2013 (-18,09%)

- Tiền gửi ATM và huy động liên chi nhánh năm 2012 cũng tăng mạnh so vớinăm 2011 và tiếp tục tăng với tốc độ mạnh năm 2013 chứng tỏ việc quảng bá thươnghiệu nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng, đồng thời chứng tỏnăng lực của Vietinbank đã tạo được lòng tin đối với khách hàng

Ngày đăng: 17/11/2015, 15:56

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w