Kiến thức Người học cần hiểu được các khái niệm cơ bản về môi trường, mối quan hệ giữa văn hoá và môi trường.. Chuyên đề giúp học viên nâng cao nhận thức của mình về Môi trường, hiểu rõ
Trang 1ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC:
VĂN HÓA VÀ MÔI TRƯỜNG
1 Thông tin về giảng viên
1.1 Họ và tên giảng viên 1: Nguyễn Văn Dũng
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ
- Thời gian, địa điểm làm việc:
+ Thời gian: Thứ 2 & thứ 6 + Địa điểm: Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2, phường Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
- Điện thoại (CQ): 0211.3512101 ; Mobile: 0987002279
- Email: dungsuhpu2@gmail.com
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam + Biến đổi kinh tế - xã hội ở nông thôn Việt Nam thời hiện đại + Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam
+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
1.2 Họ và tên giảng viên 2: Ninh Thị Sinh
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ
- Thời gian, địa điểm làm việc:
+ Thời gian: Thứ 3 & thứ 5 + Địa điểm: Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2, phường Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
- Điện thoại (CQ): 0211.3512101; Mobile: 0916123445
- Email: sinhninh@gmail.com
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Lịch sử Việt Nam hiện đại + Vấn đề ruộng đất trong cách mạng Việt Nam + Đường lối quân sự của Đảng
2 Thông tin chung về môn học
2.1 Tên môn học: Văn hóa và môi trường
Trang 22.2 Mã môn học: LS649
2.3 Số tín chỉ: 02
2.4 Loại môn học: Tự chọn
2.5 Môn học tiên quyết:
2.6 Môn học kế tiếp:
2.7 Giờ tín chỉ đối với các hoạt động
- Nghe giảng lý thuyết: 22
2.8 Đơn vị phụ trách môn học: Tổ Lịch sử Việt Nam, Khoa Lịch sử, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2
3 Mục tiêu môn học
3.1 Kiến thức
Người học cần hiểu được các khái niệm cơ bản về môi trường, mối quan hệ giữa văn hoá và môi trường Quá trình hình thành môi trường tự nhiên ở Việt Nam, những tác động của chúng đối với văn hoá Sự khác biệt môi trường giữa các vùng, miền tại Việt Nam và tác động của nó tới văn hoá Chuyên đề giúp học viên nâng cao nhận thức của mình về Môi trường, hiểu rõ mối liên hệ giữa Văn hoá và Môi trường, giúp cho sinh viên có lối ứng xử tôn trọng, hoà hợp với môi trường
3.2 Kỹ năng
- Đọc tài liệu
- Chuẩn bị xeminar theo yêu cầu của giáo viên
- Phân tích và tổng hợp các tri thức về môi trường và văn hóa, mối quan hệ giữa môi trường, văn hóa và con người, đặc trưng của môi trường văn hóa Việt Nam
- Mối quan hệ giữa đa dạng sinh thái và đa dạng văn hóa trên thế giới, trong khu vực Đông Nam Á và đặc biệt là ở Việt Nam
- Làm việc nhóm, tự học và tự nghiên cứu tài liệu
- Trình bầy vấn đề nghiên cứu trước tập thể
3.3 Thái độ
Sinh viên tự khẳng định được:
Trang 3- Tính đa dạng của môi trường tự nhiên Việt Nam có tác động quan trọng tới
sự đa dạng của văn hoá Việt Nam
- Mối quan hệ giữa đa dạng sinh thái ở khu vực là một nhân tố quan tọng quyết định tính đa dạng sinh thái của Việt Nam trong tương quan với các nước khác
- Xác định thái độ nghiêm túc, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, tích cực nghe giảng và tham gia thảo luận cũng như các hoạt động ngoại khóa
4 Tóm tắt nội dung môn học
Chuyên đề cung cấp cho sinh viên những kiến thức về MÔI TRƯỜNG, SINH THÁI HỌC tự nhiên sinh thái học nhân văn, và mối quan hệ giữa CON NGƯỜI, MÔI TRƯỜNG và VĂN HOÁ
Sinh viên hiểu được khái niệm môi trường, về sinh thái học tự nhiên và sinh thái học nhân văn cùng các nguyên lý của nó Sinh viên được lần lượt tìm hiểu các hệ sinh thái trên thế giới, hệ sinh thái Đông Nam Á Việc nắm được các khái niệm môi trường, hệ sinh thái Đông Nam Á giúp cho sinh viên có thể hiểu rõ hơn sự hình thành
và phát triển của hệ sinh thái Việt Nam
Từ những khái niệm căn bản về MÔI TRƯỜNG, sinh viên sẽ tìm hiểu được những tác động của MÔI TRƯỜNG tới các thành tố của VĂN HOÁ và ngược lại Vị trí của con người trong mối quan hệ với môi trường, và việc tác động của môi trường đối với sự hình thành bản sắc văn hoá Việt Nam
5 Nội dung chi tiết môn học
Hình
thức
tổ
chức
dạy
học
tiết
Yêu cầu đối với sinh viên
Thời gian, địa điểm
Ghi chú
Trang 4Lý
thuyết
CHƯƠNG 1: CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ
MÔI TRƯỜNG VÀ HỆ SIN THÁI
1.1 Vị trí của môn học: đối tượng, mục
đích, yêu cầu của môn học
1.1.1 Đối tượng 1.1.2 Mục đích 1.1.3 Yêu cầu của môn học
1.2 Khái niệm môi trường
1.3 Quan niệm môi trường ở Phương
Đông, Phương Tây
1.4 Hệ sinh thái: khái niệm, cấu trúc,
chức năng, dòng năng lượng, hoạt động
và quản lý hệ sinh thái
02
Đọc trước học liệu 2,5,10,
20, 25
Lớp học
CHƯƠNG 2: SINH THÁI HỌC NHÂN
VĂN
2.1 Khái niệm sinh thái học nhân văn
2.2 Sự thích ứng với môi trường thiên
nhiên
2.3 Môi trường con người – Môi
trường văn hóa
02
Đọc trước học liệu 1,3,4,8, 15,16,18
Lớp học
CHƯƠNG 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA
CON NGƯỜI – MÔI TRƯỜNG – VĂN
HÓA
3.1 Khái niệm con người – sinh vật xã
hội lịch sử
3.2 Mối quan hệ giữa con người với
02
Đọc trước học liệu 1,3,4,8, 15,16,18
Lớp học
Trang 5môi trường
3.3 Những sự thích nghi và biến đổi tự
nhiên trong giai đoạn đầu của xã hội
loài người
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ MÔI TRƯỜNG,
SINH THÁI VĂN HÓA ĐIỂN HÌNH
TRÊN THẾ GIỚI
4.1 Những môi trường sinh thái điển
hình
4.2 Những biến đổi của môi trường
sinh thái theo các giai đoạn
4.3 Về tác động của môi trường sinh
thái tới sự hình thành của các nền văn
hóa
4.4 Sự khác biệt của một số thành tố
văn hóa Phương Đông và Phương Tây
thông qua cái nhìn văn hóa và môi
trường
4.4.1 Ăn
4.4.2 Mặc
4.4.3 Kiến trúc
03
Đọc trước học liệu 9,16,18, 27,28
Lớp học
CHƯƠNG 5: MÔI TRƯỜNG VÀ VĂN
HÓA ĐÔNG NAM Á
5.1 Phạm vi, khái niệm Đông Nam Á
5.2 Đặc điểm môi trường, sinh thái văn
hóa Đông Nam Á
5.3 Môi trường sinh thái văn hóa một
02
Đọc trước học liệu 6,9,11,13, 16,18,19, 20,21,22,
23
Lớp học
Trang 6số nước trong khu vực
Thảo
luận
Vấn đề ô nhiễm môi trường trên thế giới
hiện nay với mối quan hệ văn hoá và môi
trường
04
Đọc học liệu 8,15, 16,18
Lớp học, theo nhóm
Tự
học
Chinh phục thống trị hay hòa hợp với tự
Đọc học liệu 19,20,21, 22,23;
Hoạt động nhóm
Thư viện, ở nhà
Lý
thuyết
CHƯƠNG 6: MÔI TRƯỜNG SINH
THÁI VÀ SỰ ĐA DẠNG VĂN HÓA Ở
VIỆT NAM
6.1 Sự hình thành môi trường sinh thái
ở Việt Nam
6.2 Những đặc điểm của môi trường,
sinh thái Việt Nam
6.3 Mối quan hệ giữa đa dạng sinh thái
và đa dạng văn hoá ở Việt Nam
6.4 Khái niệm vùng sinh thái, vùng văn
hoá
6.5 Đặc điểm sinh thái một số vùng văn
hoá Việt Nam
04
Đọc trước học liệu
1, 2, 5, 6,
10, 11
Lớp học
CHƯƠNG 7: HỆ SINH THÁI NÔNG 04 Đọc trước Lớp học
Trang 7NGHIỆP VIỆT NAM
7.1 Đặc điểm hệ sinh thái nông nghiệp
Việt Nam
7.2 Tổ chức của hệ sinh thái nông
nghiệp Việt Nam
7.3 Hoạt động của hệ sinh thái nông
nghiệp
7.4 Hệ sinh thái nông nghiệp và mối
quan hệ Nông dân – Nông nghiệp –
Nông thôn
học liệu 7,24,26
CHƯƠNG 8: CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM
8.1 Những vấn đề của môi trường ở
Việt Nam hiện nay
8.2 Vai trò của những chiến lược thích
nghi truyền thống
8.3 Chiến lược Phát triển bền vững –
bảo tồn sự đa dạng sinh thái – đa dạng
văn hóa tại Việt Nam
03
Đọc trước học liệu
24
Thảo
luận
Yếu tố Nước trong văn hoá Việt Nam
Yếu tố Thực vật trong văn hóa Việt Nam 04
Đọc trước học liệu
22, 24;
Hoạt động nhóm
Lớp học
Tự
học
Quan niệm của người Việt về Môi trường
thông qua tư liệu Ca dao, Tục ngữ và
Hương ước
30
Đọc học liệu 7,8,22
Thư viện, ở nhà
Trang 86 Học liệu
6.1 Học liệu bắt buộc:
1 Mai Đình Yên (cb) , Con người và Môi trường, NXB Giáo dục, H, 1997
[Thƣ viện Quốc gia Việt Nam]
2 Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết Sinh thái môi trường học cơ bản Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 2000, [Thƣ viện Quốc gia Việt Nam]
3 Georges Olivier, Sinh thái học nhân văn, NXB Thế giới, H, 2002 [Thƣ viện
Bảo tàng Nhân học]
4 Trần Quốc Vƣợng, Con người, môi trường, văn hoá, NXB Văn hoá Thông
tin, H., 2005 [Đại học Quốc gia Hà Nội, Thƣ viện Khoa Lịch sử, Bảo tàng Nhân học]
6.2 Học liệu tham khảo:
5 Jacques Vernier, Môi trường sinh thái, NXB Thế giới, H, 2002 [Thƣ viện
Bảo tàng Nhân học]
6 Trần Quốc Vƣợng, Việt Nam cái nhìn địa văn hóa, NXB Văn hóa Dân tộc,
Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, 1998 [Thƣ viện Khoa Lịch sử, Bảo tàng Nhân học]
7 Đào Thế Tuấn, Hệ sinh thái nông nghiệp, NXB KH&KT, H, 1984 [Thƣ viện
Quốc gia Việt Nam]
8 Lâm Thị Mỹ Dung Tập bài giảng môn học và tài liệu tham khảo chuyên đề
“Con người - Kỹ thuật - Môi trường”, 2005 [Thƣ viện Bảo tàng Nhân học]
9 Chu Khắc Thuật, Nguyễn Văn Thủ (Chủ biên) Văn hóa, lối sống với môi
trường TT NC và Tƣ vấn về phát triển và NXB VHTT H, 1998 [Thƣ viện
Bảo tàng Nhân học]
10.Vũ Trung Tạng, Cơ sở sinh thái học, NXB Giáo dục, 2001 [Thƣ viện Quốc
gia Việt Nam]
11 Lê Bá Thảo, Thiên nhiên Việt Nam, NXB, KHKT, Hà Nội, 1990 [Thƣ viện
Quốc gia Việt Nam]
Trang 912 Ngô Đức Thịnh, Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa và Việt Nam, NXB
Khoa học Xã hội, H, 1993 [Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội]
13 Hà Văn Tấn, Theo dấu các văn hoá cổ, NXB Khoa học xã hội, H, 2000
[Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội]
14 Vũ Thế Long, Nguyễn Khắc Sử, Môi trường và văn hoá trong bước chuyển
Pleisocên-holocene ở miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, H, 2002
[Thư viện Bảo tàng Nhân học]
15 Tadao Umesao, Lịch sử nhìn từ quan điểm Sinh thái học – Văn minh Nhật
Bản trong bối cảnh thế giới, NXB Thế giới, H, 2007 [Thư viện Bảo tàng Nhân
học]
16 Vũ Minh Chi, Nhân học Văn hóa – Con người với thiên nhiên, xã hội và thế
giới siêu nhiên, NXB Chính trị Quốc gia, H, 2004 [Thư viện Quốc gia Việt
Nam]
17 Sauders Co Những nguyên tắc và khái niệm về sinh thái học cơ sở Do
Phạm Bình Quyền, Hoàng Kim Nhuệ, Lê Vũ Khôi, Mai Đình Yên dịch Tập I Nhà Xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp H, 1978 [Thư viện Quốc gia Việt Nam]
18 Đỗ Thị Ngọc Lan Môi trường tự nhiên trong hoạt động sống của con
người NXB KHXH Hà Nội, 1996 [Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội]
19 Phạm Đức Dương, Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, NXB
Khoa học Xã hội, H, 2000 [ Thư viện Quốc gia Việt Nam]
20 Phạm Đức Dương, Tiếp xúc, giao lưu và phát triển văn hóa: quan hệ giữa
văn hóa Việt Nam và thế giới, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4-1994,
tr.3,4 [Thư viện Quốc gia Việt Nam]
21 Phan Huy Xu, Mai Phú Thanh, Địa lý Đông Nam Á, NXB Giáo dục, H,
1999 [Thư viện Quốc gia Việt Nam]
22 Trần Quốc Vượng, Văn hóa Việt Nam – Tìm tòi và suy ngẫm, NXb Văn hóa
Dân tộc và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, H, 2000 [Thư viện Khoa Lịch sử]
23 Phạm Đức Dương, Văn hóa Đông Nam Á, NXB Giáo dục, H, 2002 [Thư
viện Quốc gia Hà Nội]
Trang 1024 Phạm Xuõn Nam, Văn húa vỡ phỏt triển, NXB Khoa học Xó hội, H, 2005
[Thƣ viện Bảo tàng Nhõn học]
25 Trần Văn Kiờn (cb), Sinh thỏi học & Mụi trường, NXB Giỏo dục, Hà Nội
[Thƣ viện Quốc gia Việt Nam]
26 Nguyễn Xuõn Kớnh (cb), Kho tàng ca dao Việt Nam, NXB Văn húa Thụng
tin, H [Thƣ viện Quốc gia Việt Nam]
27 Samuel Huntington, Sự va chạm của cỏc nền văn mỡnh, NXB Lao động, H,
2003 [Thƣ viện Đại học Quốc gia, phũng đọc Khoa lịch sử, Bảo tàng Nhõn học]
28 Alvin Toffler, Làn súng thứ 3, NXB Thế giới, H, 2000 [Thƣ viện Quốc gia
Việt Nam]
7 Kế hoạch giảng dạy cụ thể
Tuần
Giảng viên lên lớp (tiết)
Sinh viên tự học,
tự nghiên cứu (tiết)
Lý thuyết
cơ bản
Bài tập Thực
hành
Xêmina, thảo luận
Chuẩn
bị tự
đọc
Bài tập
ở nhà, bài tập lớn
Tổng
Trang 1110 2 4 6
Tæng
8 Yêu cầu của giảng viên đối với môn học
- Đối với các tiết lý thuyết, sinh viên phải tham dự đầy đủ theo quy định của nhà trường Trong giờ học sinh viên phải nghiêm túc Tích cực tham gia xây dựng bài
- Sinh viên phải chủ động, tích cực trong những giờ tự học, tự nghiên cứu Nội dung bài học, bài tập ở nhà, các vấn đề sẽ thảo luận sinh viên phải chuẩn bị trước theo yêu cầu của giáo viên
- Ngoài giờ học trên lớp, sinh viên có thể gặp giáo viên để trao đổi những nội dung có liên quan tới môn học tại nơi làm việc của giáo viên hoặc qua điện thoại, email,
9 Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá môn học
9.1 Kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập: đánh giá nhận thức và thái
độ tham gia thảo luận, chuyên cần
9.2.
9.3 Thi hết môn học:
- Hình thức thi: tự luận, theo ngân hàng đề
- Thời gian: 90 phút
(Trọng số: Mục 9.1 chiếm 1/10; Mục 9.2 chiếm 2/10; Mục 9.3 chiếm 7/10)
Trang 12Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2012 GIẢNG VIÊN 1 GIẢNG VIÊN 2
ThS Nguyễn Văn Dũng ThS Ninh Thị Sinh
TRƯỞNG BỘ MÔN P.TRƯỞNG KHOA
ThS Nguyễn Văn Dũng