Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề vềmôi trường, trong đó tranh chấp môi trường với sự gia tăng đột biến về cả số lượng vàchất lượng đang là một
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
*****
LUẬT MÔI TRƯỜNG
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG
Trang 2MỤC LỤC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1
KHOA LUẬT 1
***** 1
1
1
Hà Nội, tháng 3 năm 2012 1
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 2
I.Tranh chấp môi trường và dấu hiệu đặc trưng 3
1.Khái niệm 3
2.Những dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp môi trường 6
3.Yêu cầu đặt ra với giải quyết tranh chấp môi trường 7
II.Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường 8
4.Cơ sở pháp lý để giải quyết vụ việc tranh chấp 8
5.Những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp môi trường 10
6.Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường 14
2.1.Thương lượng 15
2.2.Hòa giải 15
2.3.Giải quyết tranh chấp tại các cơ quan có thẩm quyền 28
2.3.1.Theo thủ tục hành chính 29
2.3.2.Thủ tục tư pháp 30
III.Trình tự giải quyết tranh chấp về môi trường 34
IV.Kinh nghiệm các nước trong vấn đề giải quyết tranh chấp môi trường 36
1.Kinh nghiệm của Singapore trong việc tạo dựng khuôn khổ pháp lý và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường 36
2.Thành lập các tổ chức giải quyết tranh chấp môi trường trực tiếp ở Nhật Bản 39
KẾT LUẬN 43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
LỜI MỞ ĐẦU
Mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, sự gia tăng nhanh chóng của các khu công nghiệp, nhà máy, cùng với nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã làm đảo lộn trật tự của môi trường sống Sự thiếu quan tâm, sự vô tâm trong việc bảo vệ môi
Trang 3trường đã gây ra những hậu quả không thể bù đắp được Sự khan hiếm và sự phân bốkhông đồng đều về các nguồn tài nguyên, các dịch vụ môi trường ngày càng trở nên gaygắt trong bối cảnh các nguồn tài nguyên môi trường ngày càng trở nên hạn hẹp Điều này
đã nảy sinh ra các xung đột về lợi ích, dẫn đến xung đột về môi trường Dưới tiếp cận xãhội học, nguyên nhân sâu xa của tranh chấp môi trường bắt nguồn từ việc tranh giành lợithế trong khai thác và sử dụng các nguồn lực tự nhiên, trong đó nổi lên vai trò của cácnhóm xã hội trong những tác động bảo vệ hoặc phá hoại môi trường sống Khai thác vàbảo vệ môi trường tự nhiên là một vấn đề liên quan đến nhiều nhóm xã hội, có thể lànhóm trực tiếp khai thác môi trường như các công ty, các doanh nghiệp; nhóm bảo vệ môitrường như cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội hay chính những nhóm đại diện cho các
cơ quan quản lý môi trường Trong quá trình khai thác và bảo vệ môi trường, các vấn đềmôi trường như tranh chấp môi trường và xung đột môi trường, kỳ thị môi trường giữacác nhóm xã hội này thường xuyên xảy ra và có xu hướng ngày càng gia tăng cùng với sựgia tăng dân số, tiến bộ khoa học và công nghệ và đồng nghĩa với nó là sức ép ngày cànglớn đối với môi trường tự nhiên (Gladwin 1979) Sự tranh giành lợi thế này dẫn đến hậuquả là đã khoét sâu bất bình đẳng xã hội, đối chọi lợi ích giữa các nhóm xã hội, và cuốicùng là tranh chấp, xung đột giữa các cá nhân, các nhóm quyền lợi Những vấn đề nàyngày càng trở lên bức thiết đối với con người trong việc bảo vệ môi trường sống của mìnhtrong hiện tại và cho thế hệ tương lai
Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề vềmôi trường, trong đó tranh chấp môi trường với sự gia tăng đột biến về cả số lượng vàchất lượng đang là một bài toán khó đối với các nhà quản lý trong việc điều hòa mối quan
hệ này, và quan trọng hơn là làm thế nào để có thể bảo vệ môi trường dưới tác động như
vũ bão của công nghiệp hóa – hiện đại hóa
I Tranh chấp môi trường và dấu hiệu đặc trưng
1 Khái niệm
Trang 4Trên phạm vi toàn cầu cũng nhu tại Việt Nam, chất lượng môi trường đang cónhững bất lợi đối với cuộc sống của con người bên cạnh những biểu hiện xấu đi của môitrường như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tầng o zon, cạn kiệt các nguồn tài nguyên và đadạng sinh học là sự xuất hiện ngày càng nhiều xung đột, tranh chấp về môi trường
Nguyên nhân chính gây xung đột tranh chấp môi trường là sự gia tăng nhu cầu hưởng thụchất lượng môi trường sống, nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên chống lại các giá trịhữu hạn của chúng Môi trường với các yếu tố cấu thành nhu đất, rừng, hệ sinh vật, nước,đều có giới hạn và có khi hiếm hoi ở nơi này nơi khác Trong bối cảnh đó sự đấu tranh lẫnnhau để giành lấy các yếu tố về môi trường, lợi ích của nó dẫn đến xung đột về môitrường
Từ góc độ xã hội học, xung đột môi trường được hiểu là xung đột về quyền lợi giữacác nhóm xã hội khác nhau trong khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên và môitrường Nhóm này muốn tước đoạt lợi thế của nhóm khác, dẫn đến sự đấu tranh giữa cácnhóm để phân phối lại lợi thế về tài nguyên về các yêu tố môi trường
Từ góc độ môi trường xung đột môi trường được nhìn theo hai khía cạnh: một làxung đột giữa nhu cầu phát triển kinh tế xã hội với nhu cầu bảo vệ môi trường sống tronglành của loài người Hai là, xung đột giữa các nhóm cư dân khác nhau trong quá trình khaithác và sử dụng các nguồn tài nguyên và môi trường
Trong khoa học pháp lý tranh chấp môi trường là thuật ngữ có nguồn gốc từ thông
lệ quốc tế , được hình thành qua thực tiễn xét xử các vụ kiện quốc tế về môi trường vàođầu thế kỉ XX Ở phạm vi quốc gia, tính đến cuối thập kỉ 70 thuật ngữ tranh chấp môitrường đã được sử dụng khá phổ biến ở Ấn Độ, Hoa Kì, Canada, Singapore, Thái Lan,Malayxia…Ở các nước này thường xuyên xuất hiện các vụ kiện liên quan đến việc khaithác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên làm ảnh hưởng đến lợi ích của người khác,cũng như các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại về môi trường, sức khỏe và tài sản do hành
vi làm ô nhiễm môi trường gây nên
Tại Việt Nam, từ giữa năm 1980 trở lại đây, xung đột, tranh chấp trong lĩnh vựcbảo vệ môi trường đã nảy sinh và có chiều hướng gia tăng trên phạm vi cả nước Nhiềuđơn thư khiếu kiện về vấn đề môi trường đã được gửi tới các cấp có thẩm quyền, vớinhững nội dung chính như sau:
Trang 5Một là, yêu cầu các cơ quan nhà nước xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật môitrường, buộc người gây ô nhiễm phải chấm dứt ngay hành vi gây thiệt hại môi trườnghoặc yêu cầu họ di chuyển địa điểm sản xuất đi nơi khác
Hai là, yêu cầu người gây ô nhiễm phải có các biện pháp khôi phục lại tình trạngmôi trường bị ô nhiễm, phải bồi thường thiệt hại về người và tài sản do hành vi làm ônhiễm môi trường gây nên
Ba là, yêu cầu các tổ chức, cá nhân sử dụng chung các thành phần môi trườngkhông được khai thác quá mức giá trị sinh thái các nguồn tài nguyên thiên nhiên làm ảnhhưởng đến sử dụng công cộng các yếu tố môi trường
Bốn là, yêu cầu các chủ dự án không được triển khai các hoạt động phát triển cókhả năng gây ô nhiễm môi trường, suy thoái, sự cố môi trường, phá vỡ cân bằng sinh tháitại những khu vực có độ nhạy cảm cao hoặc những nơi có đông dân cư Nêu vì lợi íchcông cộng, lợi ích quốc gia, mà hoạt động này nhất thiết phải được triển khai thì chủ dự
án, chủ công trình hoặc cơ quan chủ quản của dự án phải bù đắp cho người dân xungquanh những thiệt thòi về môi trường sống bị giảm sút do việc triển khai dự án
Năm là, yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước xem xét các quyết định hành chính hoặc cáchành vi hành chính có liên quan đến lĩnh vực quản lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ môitrường Trong các trường hợp này, người dân có cơ sở cho rằng các quyết định hànhchính hoặc hành vi hành chính chưa tuân thủ các quy định của pháp luật môi trường, chưa
dự liệu hết các tác động xấu đến môi trường để có biện pháp loại trừ hoặc giảm thiểu hợp
lý
Từ những yêu cầu, đòi hỏi nêu trên có thể xác định được nội dung cơ bản của tranhchấp môi trường như sau:
Tranh chấp môi trường là những xung đột giữa các tổ chức, cá nhân, các cộng đồng dân
cư về quyền, lợi ích liên quan đến việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, về khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên môi trường, về quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản do ô nhiễm môi trường gây nên
Với định nghĩa nêu trên, tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có thể nhận biết quamột số dạng chủ yếu sau:
Trang 6- Tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức, các nhà đầu tư, nhà sản xuất trong khai thác,
sử dụng chung các nguồn tài nguyên, các yếu tố môi trường
- Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư với cá nhân, tổ chức khác
về việc đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên Dạng này bao gồm cảnhững tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại gây ra từ các sự cố môi trường
- Tranh chấp nảy sinh trong quá trình tiến hành các dự án phát triển gây ảnh hưởngđến các yếu tố môi trường thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của các chủ thể khác
2 Những dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp môi trường.
- Tranh chấp môi trường là xung đột mà trong đó lợi ích tư và lợi ích công thường gắnchặt với nhau
Đây là nét đặc trưng cơ bản nhất của tranh chấp môi trường, bắt nguồn từ lợi ích mà cácbên tham gia quan hệ pháp luật môi trường hướng tới mang tính chất đa chiều Trong lĩnhvực bảo vệ môi trường, các bên tham gia quan hệ, dù tham gia với mục đích tư thì vẫnhướng tới lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội Lợi ích của cộng đồng, lợi ích của xãhội mà mỗi người quan tâm là chất lượng môi trường sống chung của con người, gồm:chất lượng không khí, chất lượng nước, âm thanh, sinh vật,…khi lợi ích này bị xâm hại thìyêu cầu trước tiên mà người thụ hưởng đưa ra là chất lượng môi trường sống của họ đượcphục hồi, cải thiện Bên cạnh đó, từng cá nhân trong cộng đồng ngoài mối quan tâm kểtrên còn là những lợi ích gắn với tình trạng sức khỏe , tài sản của họ bị ảnh hưởng bởi chấtlượng môi trường sống của họ bị giảm sút Như vậy, đặc trưng của tranh chấp môi trường
là trong mỗi vụ kiện về môi trường thường có sự gắn kết của lợi ích công – tư
- Tranh chấp môi trường thường xảy ra với quy mô lớn, liên quan đến nhiều tổ chức,
cá nhân, các cộng đồng dân cư, thậm chí đến nhiều quốc gia
Do môi trường là một tổng thể thống nhất không thể tách rời, không bị giới hạn bởikhông gian, thời gian nên các tác động xấu tới thành phần môi trường này sẽ ảnh hưởngxấu đến thành phần môi trường khác Các tác động đến môi trường thường diễn ra trênquy mô lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng, kiên quan trực tiếp đến điều kiện sống của nhiềungười
Tranh chấp môi trường có thể nảy sinh giữa bất kỳ chủ thể nào Sự đa dạng về chủ thểtham gia tranh chấp cộng với trách nhiệm pháp lý chủ yếu phát sinh ngoài hợp đồng khiếncho các tranh chấp môi trường trở nên khó kiểm soát, dễ chuyển thành các xung đột có
Trang 7quy mô lớn, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội, an toàn pháp lý cũng như mốiquan hệ giữa các quốc gia
Sự đa dạng về chủ thể dẫn đến viêc khó xác định cụ thể số lượng các đương sự trong mỗi
vụ tranh chấp môi trường Trong lĩnh vực môi trường các tranh chấp có liên quan đến lợiích của nhiều chủ thể khác nhau
- Vị thế của các bên trong tranh chấp thường không công bằng
Phần lớn tranh chấp môi trường thường diễn ra giữa một bên là các chủ dự án phát triểnhoặc các cơ quan quản lý, trong khi đó phía bên kia chỉ là những thường dân với yêu cầu ,đòi hỏi về chất lượng môi trường sống chung của con người Điều dễ nhận thấy là bên thứnhất thường có ít động cơ hơn trong việc tìm kiếm giải pháp để điều hòa lợi ích xung đột
Sự bất tương xứng về vị thế giữa các bên là một trong những trở ngại lớn trong quá trìnhgiải quyết tranh chấp Ưu thế của quá trình giải quyết tranh chấp thường nghiêng về phíagây hại cho môi trường
- Tranh chấp môi trường có thể nảy sinh ngay từ khi chưa có sự xâm hại thực tế đếnquyền và các lợi ích hợp pháp về môi trường
Khả năng xâm hại đến môi trường mà con người có thể dự báo trước được thường liênquan đến các dự án đầu tư, thậm chí ngay từ khi dự án chưa đi vào hoạt động
Mặc dù thiệt hại thực tế chưa diễn ra nhưng các bên xung đột cho rằng nguy cơ nội tại sẽxảy ra thiệt hại đối với môi trường nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời
- Giá trị của những tranh chấp môi trường thường rất lớn và khó xác định
3 Yêu cầu đặt ra với giải quyết tranh chấp môi trường.
- Ưu tiên bảo vệ các quyền và lợi ích chung về môi trường của cộng đồng, của xã hội.Trong quá trình tìm kiếm cơ chế giải quyết tranh chấp phải dung hòa được lợi ích của cả 2bên tư và công, nhưng trước hết là phải bảo vệ được lợi ích của cộng đồngg, của xã hội
- Đảm bảo duy trì mối quan hệ bảo vệ môi trường giữa các bên để hướng tới mục tiêu pháttriển bền vững Giải quyết tranh chấp môi trường không đơn thuần là giải quyết tranh chấpgiữa các bên tranh chấp mà điều quan trọng là phải duy trì được mối liên hệ giữa các bêntranh chấp trong quá trình khắc phục, cải thiện chất lượng môi trường sống một cách liêntục, thường xuyên
- Ngăn chặn sớm nhất sự xâm hại đối với môi trường Xuất phát từ tính chất không thể sửachữa được đối với các thiệt hại môi trường nên các tranh chấp môi trường khi thiệt hạithực tế chưa xảy ra thì cũng phải giải quyết triệt để để ngăn chặn hậu quả Cần hướng tới
Trang 8các biện pháp vừa tính tới yếu tố tăng trường vừa đảm bảo sự cảnh giác cao độ với nhữngthiệt hại gây ra cho môi trường
- Đảm bảo một các có căn cứ giá trị thiệt hại về môi trường dựa trên những căn cứ khoahọc nhất định, trên cơ sở thu thập, đánh giá, kết luận của những nhà chuyên môn Điềunày có nghĩa là cần phải có cách tiếp cận khác đối với nghĩa vụ chứng minh, thủ tục tranhtụng trong quá trình giải quyết các vụ tranh chấp môi trường
- Giải quyết nhanh chóng, kịp thời các tranh chấp môi trường nảy sinh Kiểm soát mộtcách chặt chẽ xung đột môi trường đang tiềm ẩn và giải quyết chúng một cách nhanhchóng, kịp thời góp phần bảo đảm trật tự xã hội, tránh sự chuyển hóa một cách nhanhchóng những tranh chấp nhỏ, đơn giản, trong phạm vi hẹp thành các cuộc biểu tình chínhtrị, khiếu kiện kéo dài, gây rối trật tự xã hội
II Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường
4 Cơ sở pháp lý để giải quyết vụ việc tranh chấp
Về vấn đề xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường: Luật bảo vệ môi trường năm
1993 trước đây có quy định tại chương VI Khen thưởng và xử lý vi phạm Luật bảo vệ môi
trường năm 2005 không quy định thành chương riêng mà chỉ quy định tại Điều 7 về 16hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Điều 127 Luật này quy định về
xử lý đối với hành vi vi phạm trong đó quy định về xử lý vi phạm đối với các cá nhân, tổchức gây ô nhiễm và cả với cán bộ, công chức vi phạm khi thi hành công vụ về bào vệmôi trường tùy theo mức độ mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự và bồithường thiệt hại
Về giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về môi trường: Vấn đề giải quyết tranhchấp về môi trường đã được quy định tài Luật bảo vệ môi trường năm 1993 Cũng giốngnhư các tranh chấp khác, tranh chấp môi trường thường phát sinh từ các hành vi vi phạmpháp luật hoặc vi phạm quyền và lợi ích của người khác gây ảnh hưởng đến trật tự phápluật Trước đây, Luật bảo vệ môi trường năm 1993 chưa có quy định cụ thể về giải quyếttranh chấp môi trường Vì vậy, cơ chế giải quyết chưa hình thành một cách rõ ràng và cơquan tòa án cũng chưa thực sự tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp môi trường.Song, do đòi hỏi của thực tế đời sống, hoạt động giải quyết tranh chấp đã được áp dụng ởmột số địa phương, thông qua những cơ chế khác của pháp luật Đối với tranh chấp có tínhchất hành chính, căn cứ quan trọng để người dân có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
Trang 9mình trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là quyền khiếu nại của công dân, cho đếnnay, cơ quan tòa án cũng chưa thụ lý giải quyết vụ án hành chính có nội dung về môitrường vì theo pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì trong lĩnh vực môitrường tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại về xử lý vi phạm hành chính, còncác tranh chấp khác được giải quyết bằng con đường khiếu nại Đối với các tranh chấpgiữa tổ chức, cá nhân với nhau thì cơ chế giải quyết các yêu cầu đòi chấm dứt hành vi gây
ô nhiễm, bồi thường thiệt hại do hành vi ô nhiễm môi trường gây nên thường được thựchiện thông qua thương lượng, hòa giải với sự tham gia của cơ quan quản lý về môi trường
mà chủ yếu là thanh tra môi trường đảm nhận vai trò làm trung gian hòa giải
Từ thực trạng trên, Luật bảo vệ môi trường năm 2005 tiếp tục hoàn thiện cơ chế giảiquyết tranh chấp về môi trường Theo đó, tranh chấp về môi trường được xác định là tranhchấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môitrường, tranh chấp về việc xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môitrường, về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suythoái, sự cố môi trường gây ra (khoản 1 điều 129)
Điều 128 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 cũng quy định rõ tổ chức, cá nhân có quyềnkhiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại tòa án về hành vi viphạm về bảo vệ môi trường, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình Việc giải quyếttranh chấp môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tranhchấp dân sự ngoài hợp đồng và các quy định khác có liên quan Việc giải quyết khiếu nại
về môi trường được thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo và Luật bảo vệ môi
trường (khoản 3 điều 129).
Về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường Trong quá trình giảiquyết tranh chấp về môi trường, vấn đề bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môitrường cũng đã được đặt ra Điều 131 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định rõvấn đề xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
Để xác định mức độ thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường thìgiám định là một vấn đề rất quan trọng Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định việcgiám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được thực hiệntheo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết việc bồi thườngthiệt hại về môi trường Căn cứ giám định thiệt hại là hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại và đối
Trang 10tượng gây thiệt hại Việc lựa chọn cơ quan giám định thiệt hại phải được sự đồng thuậncủa bên đòi bồi thường và bên phải bồi thường (Điều 132)
Về thẩm quyền giải quyết việc bồi thường thiệt hại về môi trường thì do tòa ánhoặc trọng tài giải quyết hoặc do sự thỏa thuận của các bên qua con đường thương lượng,hòa giải (Điều 133)
5 Những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp môi trường
Nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp môi trường là những tư tưởng pháp lý chủđạo, định hướng , áp dụng vào toàn bộ các giai đoạn của quá trình giải quyết các tranhchấp về môi trường
• Nguyên tắc công quyền can thiệp:
Giải quyết tranh chấp về môi trường không chỉ là mong muốn riêng của các bêntranh chấp mà còn là nhiệm vụ của nhà nước Chức năng quản lý xã hội và nghĩa vụ bảođảm phúc lợi công cộng của nhà nước không cho phép công quyền đứng ngoài nhữngxung đột mang tính xã hội sâu sắc này Hay nói cách khác, trong lĩnh vực bảo vệ môitrường, sự can thiệp của công quyền vào việc giải quyết tranh chấp cần được xem là mộtloại trách nhiệm công vụ hay còn được gọi là công quyền đương nhiên can thiệp
Tuy nhiên, để tránh tình trạng tuyệt đối hóa vai trò của Nhà nước, coi bảo vệ môitrường nói chung, giải quyết tranh chấp môi trường nói riêng là trách nhiệm chỉ của Nhànước thì yêu cầu đặt ra là cần phải làm rõ mức độ can thiệp của công quyền trong lĩnh vựcnày Thực tế cho thấy, áp dụng một cách tuyệt đối hóa vai trò của nhà nước, áp dụng mộtcách cứng nhắc các phương pháp quản lý hành chính như mệnh lệnh, cưỡng chế…đã vàđang bộc lộ những bất cập và hậu quả rõ nét nhất là triệt tiêu tính tự chủ của người dântrong việc tìm các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường, điều hòa xung đột Thậm chí,trong nhiều trường hợp còn đẩy người sử dụng, khai thác các thành phần môi trường vàotình trạng đối phó, trốn tránh trách nhiệm bảo vệ môi trường Ngày nay, cách tiếp cận bảo
vệ môi trường nói chung, giải quyết tranh chấp môi trường nói riêng theo hướng coi sựcan thiệp của cơ quan công quyền là yếu tố không thể thiếu nhưng chỉ nên xem là giảipháp cuối cùng đang dần chiếm ưu thế Xu hướng “kinh tế hóa” hoạt động quản lý, bảo vệmôi trường thông qua các phương pháp phân tích chi phí – cơ hội, chi phí – lợi ích, với sựtham gia ngày càng đầy đủ hơn của các yếu tố thị trường đã cho phép người khai thác, sửdụng các nguồn tài nguyên và môi trường chủ động hơn trong việc tính toán, cân đối giữa
Trang 11lợi ích kinh tế thu được với những chi phí phải bỏ ra để bảo vệ, phục hồi môi trường Từkhía cạnh giải quyết tranh chấp, sử dụng các công cụ, phương pháp kinh tế sẽ giúp các bên
có điều kiện lựa chọn các phương thức thương lượng, hòa giải với ưu điểm vốn có là tiếtkiện thời gian, tiền bạc và công sức của các bên, cũng như góp phần làm giảm đáng kể chiphí xã hội
• Nguyên tắc phòng ngừa:
Nguyên tắc phòng ngừa có ý nghĩa đặc biệt trong việc giải quyết những vụ kiện đòichấm dứt các mối nguy hiểm tiềm tàng đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng từ cáchoạt động phát triển, nhất là các dự án có quy mô lớn, như: dự án xây dựng các nhà máyhóa chất, các công trình thủy điện, nhiệt điện, điện nguyên tử, công trình xử lý chất thải…Tiền đề của nguyên tắc này là nếu có những điều không chắc chắn hoặc không rõ về bảnchất, mức độ, quy mô của sự nguy hại đến môi trường thì người ra quyết định cần hết sứcthận trọng Cần phải cân nhắc giữa cái được và cái mất ( giữa chi phí và lợi ích) để cácbên có thể đi đến thống nhất các phương án loại trừ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất tácđộng xấu đến môi trường từ các hoạt động phát triển
Để thực hiện đầy đủ nguyên tắc phòng ngừa trong giải quyết xung đột, cần thiếtphải tuân thủ các quy định về đánh giá tác động môi trường Đây được xem là một công
cụ vừa mang tính pháp lý vừa mang tính kĩ thuật để giải quyết tranh chấp Ý nghĩa khoahọc và thực tiễn của hoạt động đánh giá tác động môi trường trong giải quyết tranh chấpthể hiện ở chỗ: thông qua hoạt động này cơ quan tài phán sẽ có cơ sở xem xét một số vấn
đề như: các bên đã cân nhắc tất cả các yếu tố có liên quan đến môi trường chưa? Các bên
có liên quan cũng như cơ quan có thẩm quyền có nhận thức được đầy đủ những nguy cơnội tại mà hoạt động phát triển có thể gây nên cho môi trường hay không? Nếu trả lời làchưa thì nguyên tắc phòng ngừa sẽ được áp dụng để buộc các bên phải tiến hành việc xemxét, đánh giá các vấn đề nêu trên một cách đầy đủ và nghiêm túc nhất
• Nguyên tắc phối hợp, hợp tác
Để có thể duy trì mối quan hệ lâu dài giữa các bên tranh chấp trong việc cùng tìm
ra các giải pháp khắc phục, cần áp dụng nguyên tắc phối hợp, hợp tác giữa các bên khitiến hành giải quyết tranh chấp Từ phương diện xã hội thì đây được xem là phương cáchtốt nhất để tổng hợp mọi nguồn lực xã hội vào việc khắc phục và cải thiện chất lượng môitrường sống chung của con người
Trang 12Nguyên tắc phối hợp, hợp tác hành động có thể được hiểu là thông qua hoạt độnggiải quyết tranh chấp để liên kết tất cả các bên tham gia Họ có cơ hội đối thoại trực tiếpvới nhau, thông tin đầy đủ cho nhau và cùng nhau xây dựng những cam kết có tính đồngthuận xã hội, cùng nhau xác định trách nhiệm, chia sẻ quyền lợi và tìm kiếm tiếng nóichung để ngăn chặn các nguy cơ hủy hoại môi trường, nhằm hướng tới phát triển bềnvững
• Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả giá
Nội dung của nguyên tắc này là xác định cái giá phải trả trả đối với người có hành
vi gây ô nhiễm môi trường Cái giá đó là:
+ Phải áp dụng các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường, suythoái môi trường, sự cố môi trường
+ Bồi thường thiệt hại về môi trường, về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho các nạn nhânnếu có
Khoản 5 điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy đinh: “Tổ chức, hộ gia đình, cánhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại vàchịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật”
Với nội dung này, nguyên tắc người gây ô nhiễm môi trường phải trả giá đặc biệt
có ý nghĩa trong việc giải quyết các tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại về môi trường,thiệt hại về người và của do làm ô nhiễm môi trường gây nên
• Nguyên tắc tham vấn chuyên gia
Để xác định một cách có căn cứ khoa học các thiệt hại xảy ra đối với môi trường,tính mạng, sức khỏe, tài sản của các nạn nhân trong các tranh chấp môi trường cần sửdụng cơ chế tham vấn chuyên gia Những bằng chứng góp phần làm sáng tỏ nội dung các
vụ kiện về môi trường phải là kết quả làm việc của một tập thể các chuyên gia, các nhàkhoa học trong nhiều lĩnh vực: kinh tế học, y học, sinh học, hóa học, lý học, bảo về môitrường…Các chuyên gia phải dựa vào các phương tiện kĩ thuật đo đạc, xét nghiệm mẫu, từ
đó mới có các kết luận khách quan, trung thực về mối liên hệ giữa nguyên nhân và hậuquả, về mức độ thiệt hại Khi đó, các số liệu mới trở thành căn cứ khoa học – pháp lý giúpcác bên giải quyết tranh chấp cũng như cơ quan có thẩm quyền đánh giá, dự báo và kếtluận đầy đủ về tính chất, mức độ cũng như ảnh hưởng đến các vấn đề môi trường, để đưa
ra các phán quyết, đảm bảo tính chính xác, khách quan
• Nguyên tắc khuyến khích các bên tranh chấp tự thương lượng, hòa giải tại cơ sở
Trong nền kinh tế thị trường nói chung, các bên tranh chấp luôn có mối quan hệchặt chẽ, xét trên nhiều phương diện Do vậy, việc giải quyết các tranh chấp phát sinh
Trang 13không chỉ là đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tại thời điểm hiện tại mà vấn đề cơ bản,lâu dài là phải xây dựng được sự tin tưởng lẫn nhau và duy trì các mối quan hệ lâu dài tốtđẹp Phương thức giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải là một trongnhững phương thức quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp nói chung và tranh chấpmôi trường nói riêng
Trước hết thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp môi trường bằngcách các bên có tranh chấp gặp nhau và nêu ra các quan điểm, yêu cầu của mình, thôngqua đàm phán, trao đổi trực tiếp để tìm ra cách giải quyết vụ tranh chấp mà các bên đều cóthể chấp nhận được, Theo PGS.TS Trần Đình Hảo thì đặc điểm cơ bản của thương lượng
là các bên cùng trình bày và phát biểu quan điểm, chính kiến, bàn bạc, tìm các biện phápthích hợp đi đến thống nhất thỏa thuận để tự giải quyết bất đồng.1
Hòa giải là phương thức các bên tranh chấp chấp nhận hay lựa chọn hòa giải viên ( trung gian hòa giải) để hỗ trợ, giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp thích hợp trong quá trìnhđàm phán, giải quyết tranh chấp Kết quả của việc hòa giải là một phương thức giải quyếttranh chấp mà các bên đều có thể chấp nhận được
Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở tôn trọng ý kiến, lợi ích của các bêntranh chấp cũng như lợi ích của xã hội hướng các chủ thể cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận
đi đến thống nhất các phương án giải quyết bất đồng và tự nguyện thực hiện phương án
đó Tính ưu việt của nguyên tắc này là đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém, giúp các bêntiết kiệm được thời gian, công sức, tiền của Thương lượng, hòa giải xuất phát từ sự tựnguyện và ý chí của các bên nên khi đạt được phương án giải quyết tranh chấp các bêncũng tự nguyện thực hiện , không gây ra tình trạng đối đầu căng thẳng, góp phần bảo đảm
sự ổn định của xã hội và giữ được sự đoàn kết giữa các bên tranh chấp Bên cạnh đó, tranhchấp nếu được giải quyết thông qua thương lượng , hòa giải sẽ hạn chế tình trạng ùn ứ cáckhiếu nại, khiếu kiện tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
• Nguyên tắc ưu tiên áp dụng các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng môi trường
bị suy thoái, ô nhiễm.
Khi môi trường bị tổn hại, không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của các bên có tranh chấp mànghiêm trọng hơn còn ảnh hưởng đến lợi ích của cả cộng đồng Môi trường bị suy thoái,
bị ô nhiễm chậm được khắc phục thì hậu quả để lại là sự thiệt hại ngày càng lớn và mangtính chất lâu dài Với ý nghĩa bảo vệ môi trường, không chỉ là bảo vệ môi trường trong
1 Hòa giải, thương lượng trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế / Trần Đình Hảo/ Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1/2000
Trang 14thời điểm hiện tại mà còn bảo vệ trong tương lai lâu dài Do vậy, nguyên tắc này được xâydựng trên cơ sở đề cao mục đích bảo vệ môi trường và quan tâm đến lợi ích chung của cảcộng đồng và toàn xã hội Điều này có nghĩa là các giải pháp khắc phục tình trạng môitrường sẽ được ưu tiên áp dụng trước khi xem xét đến thiệt hại của cá nhân, tổ chức.
“Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp vớikhắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường…Tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại
và chịu trách nhiệm khác.”2
6 Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường
Thật không dễ dàng khi đưa ra một biện pháp chung nhất để giải quyết mọi loạitranh chấp môi trường Bởi lẽ, tranh chấp môi trường thường diễn ra rất phức tạp, cónhững hình thức; quy mô và cấp độ khác nhau Do vậy, cần phải có những cách tiếp cậnlinh hoạt trong việc xử lý các tranh chấp môi trường
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra hàng loạt các biện pháp trong đó nhấn mạnh cácphương pháp:
+ Dự báo xung đột môi trường (Conflict anticipation): Đây là giải pháp hữu hiệu để giảiquyết các tranh chấp môi trường, xung đột môi trường ở giai đoạn tiền dự án
+ Liên kết cùng giải quyết (Joint Problem Solving) bao gồm sự đạt được các thỏa thuậnkhông chính thức giữa các bên tham gia liên quan nhằm khẳng định khả năng chấp thuậncủa những người ra quyết định Thông thường, quá trình này bắt đầu ở giai đoạn sớm khigiải quyết tranh chấp
+ Hòa giải môi trường (Environmental Mediation) là quá trình đàm phán mang tính chínhthức hơn và ngắn gọn hơn giữa các đại diện chính thức được thừa nhận của các bên chịutác động Bước này được thực hiện sau khi xung đột đã diễn ra hoàn toàn Các bên đương
sự mong muốn tham gia hòa giải đã có thể xác định rõ Trong các tình huống tranh chấp,các đương sự chỉ thực sự mong muốn đàm phán khi họ cảm thấy rằng họ không thể đạtđược mục tiêu của mình mà không mất chi phí
+ Đối thoại chính sách (Policy dialogue) được thực hiện thông qua các hội nghị khôngchính thức để thỏa thuận và cố vấn cho các cơ quan Cuộc đối thoại này được thực hiện từ
2 Điều 4 – Luật bảo vệ môi trường năm 2005
Trang 15các cơ quan khác nhau trên một nhóm liên cơ quan, hoặc họ có thể là các chuyên gia bênngoài-người sẽ phải đệ trình báo cáo cho những người ra quyết định.
+ Phân xử ràng buộc (Binding arbitration) là hướng giải quyết do trọng tài quyết định Nó
có áp lực pháp luật với các bên tham gia
sự việc, giải tỏa những hiểu lầm, khúc mắc và cùng tìm đến các giải pháp tối ưu trong điềukiện chi phí về thời gian, sức lực, tài chính thấp nhất
So với các cuộc thương lượng để giải quyết tranh chấp khác, thương lượng tronggiải quyết tranh chấp về môi trường thường diễn ra giữa các chủ thể đại diện Do số lượngnhững người có liên quan trong mỗi vụ tranh chấp môi trường quá đông nên trong quátrình thương lượng không thể diễn ra trực tiếp giữa tất cả những người có liên quan
Tùy thuộc vào các mối quan hệ xung đột sẽ có các đại diện cụ thể sau:
+ Đại diện cho lợi ích công cộng, lợi ích xã hội bị xâm hại Loại đại diện này thường xuấthiện trong các vụ tranh chấp môi trường có yếu tố nước ngoài, tranh chấp đòi bồi thườngthiệt hại do sự cố môi trường gây nên
+ Đại diện cho nhóm đồng lợi ích Người đại diện trong trường hợp này thường được cácbên có cùng mối quan tâm, có chung yêu cầu chỉ định Họ thường là các chuyên gia ( gồmchuyên gia kinh tế, kĩ thuật…) , các tổ chức, các hiệp hội, trưởng các cụm dân cư, tổ dânphố…thay mặt những nhóm người có cùng lợi ích để tiến hành thương lượng giải quyếtcác xung đột môi trường, khái niệm “khiếu kiện tập thể được thừa nhận rộng rãi”
+ Đối với các bên gây hại, tùy từng trường hợp cụ thể, chủ thể tiến hàng thương lượng sẽ
là người trực tiếp có hành vi gây hại cho môi trường, người đại diện hoặc tổ chức bảohiểm
2.2 Hòa giải
Hòa giải là một biện pháp truyền thống để giải quyết các tranh chấp trong đời sống
xã hội, nhưng quan niệm về hòa giải còn nhiều vấn đề chưa thống nhất Trên thế giới có
Trang 16nhiều quan niệm khác nhau về hòa giải: Hòa giải (conciliation) là sự can thiệp, sự làmtrung gian hòa giải; hành vi của người thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhằmthuyết phục họ dàn xếp hoặc giải quyết tranh chấp giữa họ Việc giải quyết tranh chấpthông qua người trung gian hòa giải (bên trung lập); Hòa giải là một quá trình mà bên thứ
ba tạo điều kiện và phối hợp để các bên thương lượng với nhau Từ điển pháp lý củaRothenberg định nghĩa hòa giải là “hành vi thỏa hiệp giữa các bên sau khi có tranh chấp,mỗi bên nhượng bộ một ít” Một định nghĩa khác của hòa giải là “việc giải quyết tranhchấp giữa hai bên thông qua sự can thiệp của bên thứ ba, hoạt động một cách trung lập vàkhuyến khích các bên xóa bớt sự khác biệt” Theo Từ điển tiếng Việt, “hòa giải là việcthuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột, xích mích một cách ổn thoả” 3
Từ những quan niệm trên, có thể rút ra một số đặc trưng chung của hòa giải như sau:
Một là, hòa giải là một biện pháp giải quyết tranh chấp.
Hai là, chủ thể trung tâm của hòa giải là bên trung gian giúp cho các bên tranh chấp thỏa
thuận với nhau về giải quyết tranh chấp Điều này làm cho hòa giải có sự khác biệt vớithương lượng Người trung gian có thể là cá nhân, tổ chức luật sư, tư vấn, hoặc các tổchức khác do các bên thỏa thuận lựa chọn Người này phải có vị trí độc lập với các bên vàhoàn toàn không có lợi ích liên quan đến tranh chấp Bên thứ ba làm trung gian không đạidiện cho quyền lợi của bất cứ bên nào và không có quyền đưa ra phán quyết
Ba là, sự điều chỉnh, thỏa thuận về giải quyết các tranh chấp phải do chính các bên tranh
chấp quyết định Các thỏa thuận, cam kết từ kết quả của quá trình hòa giải không có giá trịbắt buộc cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên
Như vậy, có thể hiểu hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp với sự
giúp đỡ của một bên thứ ba trung lập, các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận giải quyết các tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật, truyền thống đạo đức xã hội.
Hòa giải tranh chấp là quyền của các bên đương sự, pháp luật khuyến khích cácbên tranh chấp áp dụng hình thức này
“Điều 62 Giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước
3Hòa giải – một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế/ ThS Dương Quỳnh Hoa/ Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
Trang 171 Nhà nước khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp về tài nguyên nước.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc hòa giải các tranh chấp về tài nguyên nước phù hợp với quy định của pháp luật.” 4
“Điều 135 Hòa giải tranh chấp đất đai
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở” 5
Trong hòa giải tranh chấp môi trường, trung gian hòa giải thường được tổ chức thành cácnhóm, bao gồm: đại diện chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước về tàinguyên, môi trường, các tổ chức dịch vụ công cộng, đại diện cộng đồng dân cư, các tổchức phi chính phủ…Do tranh chấp môi trường liên quan đến nhiều lợi ích, động chạmđến nhiều khía cạnh của đời sống, cần đến kiến thức chuyên môn của nhiều lĩnh vực nênchỉ có thông qua mô hình này các vấn đề có liên quan mới được xem xét một cách kháchquan và toàn diện Ngoài ra, tổ chức các nhóm trung gian hòa giải còn góp phần làm cânbằng các vị thế của các bên đương sự vốn luôn ở trong trạng thái bất tương xứng trongmỗi vụ tranh chấp môi trường
Ưu điểm của hòa giải:
- So với thương lượng, hòa giải có mức độ thành công cao hơn do có sự hỗ trợ củatrung gian là những người có kiến thức chuyên môn nhất định
- Linh hoạt về thủ tục: Hòa giải có thể được tiến hành trong nhiều môi trường khác
nhau, thủ tục có thể được thỏa thuận và điều chỉnh cho thích nghi Tính linh hoạt đem lạilợi thế là các bên được bày tỏ ý kiến xem quá trình nào thì phù hợp với họ; cho phép cónhững điều chỉnh khi bản chất của tranh chấp và các bên tranh chấp đòi hỏi phải vậy;tránh khả năng về việc có những yêu cầu về thủ tục kỹ thuật quá phức tạp Ngược lại,phương thức tố tụng Tòa án có một cách thức tổ chức cứng nhắc hơn, có những quy định
và thủ tục cố hữu Có một vài yếu tố mang tính kỹ thuật đòi hỏi rất cao, buộc các bên phảinghiêm chỉnh chấp hành cả trong thời gian trước và đang diễn ra quá trình xét xử
Tuy nhiên cũng có những giới hạn đối với tính linh hoạt của hoạt động hòa giải Mặc dù
nó không phải là một quá trình cứng nhắc, nhưng khi các hòa giải viên hướng dẫn, các bênvẫn phải có sự thống nhất cao trong các giai đoạn khác nhau Các hòa giải viên phải thực
4 Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998
5 Luật đất đai số 13/2003/QH11 tháng 11 năm 2003 sửa đổi bổ sung năm 2009
Trang 18hiện một cách có hệ thống qua từng giai đoạn của hoạt động hòa giải theo trình tự cụ thể.Điều này giúp khai thác được từng điểm mạnh trong toàn bộ quá trình hòa giải, vì mỗimột giai đoạn trong quá trình đó đều có cái lý lẽ riêng của nó Vì thế, mặc dù có sự linhhoạt, nhưng hòa giải mang tính tổ chức hơn so với những cuộc đàm phán có tính chất tùytiện Một trong những đóng góp của một hòa giải viên là có thể xác lập trật tự trong nhữngcuộc đàm phán vô tổ chức và thiếu thống nhất.
- Tính thân mật: Tính thân mật trong hòa giải luôn luôn gắn liền với tính linh hoạt
của nó Ở đây, tính thân mật là muốn nói đến không gian và môi trường, phong thái vàngôn ngữ trong hòa giải, hành vi giao tiếp và ứng xử của những người tham gia Hòa giảikhông có thủ tục nghi lễ và không gian trầm tĩnh huyền bí như của hoạt động xét xử Giátrị của tính thân mật là ở chỗ nó có thể làm cho quá trình trung gian hòa giải gần gũi vàthân thiện với các bên tranh chấp hơn, không tạo ra sự lo lắng và căng thẳng so với hoạtđộng xét xử tại tòa Đặc biệt hơn là trong trung gian hòa giải, các bên có thể sử dụng ngônngữ thông tục hàng ngày, khác hẳn với những hình thức giao tiếp được phong cách hóatrong môi trường Tòa án
- Sự tham gia của các bên vào quá trình hòa giải: Chính tính thân mật và tính
linh hoạt của hòa giải cho phép sự tham gia trực tiếp của các bên vào quá trình này Tronghòa giải, các bên tranh chấp có thể nói chuyện, trao đổi, đàm phán và thảo luận về các giảipháp trong toàn bộ quá trình Quá trình hòa giải tạo cơ hội cho mỗi bên bày tỏ quan điểmcủa mình về tranh chấp Đây là một bước rất quan trọng trong việc giải quyết các tranhchấp của hòa giải Sự tham gia trực tiếp của các bên tranh chấp trong hòa giải là rất cầnthiết vì nó đề cao được tinh thần trách nhiệm của các bên đối với các lựa chọn của mình.Nếu các bên nhận thấy rằng họ “làm chủ” quá trình, thì họ có thể dễ dàng ủng hộ kết quảhơn Không một phương pháp giải quyết tranh chấp nào có thể đảm bảo sự tham gia trựctiếp của các bên được như hình thức hòa giải, các bên đánh giá rất cao “quyền tự quyết”của hình thức này dù tranh chấp chưa được giải quyết
- Đặt con người ở vị trí trung tâm: Trong khi phần lớn việc giải quyết tranh chấp
có xu hướng tập trung vào hành vi, vào tình tiết là chính thì trong hòa giải, trọng tâm làcon người chứ không phải tình tiết vụ việc Việc này đòi hỏi hòa giải viên phải xét đếnnhu cầu hiện tại cũng như mối quan tâm của các bên Hòa giải cho phép giải quyết vụ việc
Trang 19dựa trên lợi ích mong muốn của các bên Hòa giải viên thường không yêu cầu các bênphải thuyết phục hay làm cho họ tin về những tình tiết thực tế, hơn nữa, họ cũng thiếunhững cơ chế hỗ trợ điều tra hoặc kiểm nghiệm sự thật Mặt khác, các bên cũng không cóđiều kiện để chất vấn hay kiểm chứng những lời nói hay tuyên bố của nhau theo nhữngcách thức giống như trong tố tụng Tòa án.
- Duy trì mối quan hệ: Hòa giải còn đặt trọng tâm vào khía cạnh duy trì mối quan
hệ Điều này mang ý nghĩa nhân văn, các bên có cơ hội thể hiện tình cảm, bày tỏ sự quantâm đến các quan hệ trong tương lai giữa các bên Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải cóthể duy trì hoặc cải thiện quan hệ giữa các bênnhờ việc xem xét đến lợi ích và quan tâmthực tế của các bên, có thủ tục dễ dàng và áp dụng phương pháp cùng tham gia, xây dựng
mô hình đàm phán và các kỹ thuật giải quyết vấn đề mang tính xây dựng, có cách quản lýxung đột đầy tính nhân văn… làm cho hòa giải trở thành một phương thức giải quyết tranhchấp mềm dẻo chứ không cứng nhắc như tố tụng Tòa án Mặc dù hoạt động tố tụng cũng
sẽ giải quyết được tranh chấp thông qua xét xử, nhưng nó có thể dẫn đến sự thiệt hại màkhông thể sửa chữa được trong các mối quan hệ vì gắn với hoạt động tố tụng là nhữngngôn ngữ không thiện chí.
- Sự kín đáo và tính bảo mật: Sự kín đáo và tính bảo mật được thể hiện ở việc:
phiên họp hòa giải được tổ chức kín, người ngoài chỉ có thể biết được trình tự thủ tục vànội dung nếu được các bên đồng ý; không công bố công khai nội dung được trao đổi trongphiên họp; việc công bố điều khoản giải quyết là vấn đề phải được hai bên thỏa thuận.Trình tự, thủ tục hòa giải được tiến hành trên cơ sở “không có sự phản cung”, nghĩa làkhông cho phép các bên được sử dụng những tuyên bố trong hòa giải làm chứng cứ nếusau này phải xét xử tại Tòa và hòa giải viên cũng thường bị ràng buộc bởi nguyên tắc bảomật Những yêu cầu này tạo điều kiện để có các cuộc đàm phán thẳng thắn và cởi mở và
vì lợi ích của một bên hay của các bên nếu muốn tránh để các vấn đề riêng tư của họ bịcông bố với các đối thủ cạnh tranh làm ăn kinh doanh, những người thân quen hoặc bạnbè
Nhược điểm của hòa giải:
Trang 20Tuy nhiên, khó khăn trong hòa giải tranh chấp môi trường lại bắt nguồn từ tính chất đathành phần của các nhóm trung gian, đa phần cũng có nghĩa là sẽ có nhiều ý kiến, quanđiểm khác nhau, tiếp cận các lợi ích không giống nhau Nếu việc hòa giải không được tổchức khoa học, hợp lý thì bất đồng có thể nảy sinh ngay giữa các hòa giải viên Thêm nữa,một trong những thành phần chính của nhóm trung gian hòa giải là chính quyền địaphương, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, trong khi chính chủ thể này lạithường giữ vai trò là người đại diện cho các nạn nhân trong các vụ khiếu kiện môi trường.Tính đa nguyên trong vai trò chủ thể, sự trùng lặp, chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ
án phát triển, trong khi phía bên kia chỉ là những người dân thường với những lời yêu cầu
vì mục đích bảo vệ môi trường sống chung của họ hoặc các thiệt hại về sức khỏe và tài sảncủa họ do ô nhiễm môi trường Như vậy, bên gây ô nhiễm và chủ dự án thường ít có động
cơ hơn để thực hiện việc hòa giải và dường như người dân gánh chịu ô nhiễm luôn ở vị tríyếu thế hơn Vậy làm thế nào để tạo ra được sự cân bằng về quyền lực (vị thế) giữa cácbên, cũng như tạo ra động cơ tích cực cần thiết cho việc tiến hành hòa giải vì đấy là yếu tốtiên quyết cho trung gian thành công
Điều này có thể thực hiện thông qua việc tiếp cận với bên gây ô nhiễm và giải thích thúcđẩy vị trí vai trò của cộng đồng dân cư đang gánh chịu ô nhiễm Đối với từng cá nhânhoặc hộ gia đình riêng lẻ đang bị thiệt hại vì ô nhiễm môi trường thì khả năng cân bằngthế lực thấp hơn rất nhiều so với bên gây ô nhiễm thường là các công ty lớn Đối với mộtcộng đồng dân cư, yêu cầu đòi bồi thường sẽ có vị thế cân bằng hơn, ở nhiều góc độ.Trước hết, xét về bản chất, thì ô nhiễm môi trường gây ra tác động tới cả một vùng, khuvực dù diện tích có thể rộng hoặc hẹp cũng bao gồm nhiều người, cả cộng đồng dân cư
Trang 21sinh sống ở khu vực đó Vai trò của cộng đồng dân cư sinh sống quanh khu vực của công
ty gây ô nhiễm cũng đáng phải để công ty đó xem xét
- Thứ nhất, cộng đồng dân cư đóng góp một phần quan trọng lực lượng lao động cho
chính công ty gây ô nhiễm Một đặc trưng ở Việt Nam (cả Hà Nội) là những người laođộng đang làm việc cho các nhà máy, khu vực sản xuất của công ty gây ô nhiễm thườngđịnh cư sống quanh đó để đi lại cho gần, hoặc trong quá trình di dân giải phóng mặt bằngcho dự án xây dựng nhà máy, khu vực sản xuất của công ty, công ty phải có chính sách ưuđãi tuyển dụng lao động địa phương, nên cộng đồng dân cư sinh sống từ trước quanh đóđóng góp phần lao động chính cho công ty
- Thứ hai, cộng đồng dân cư cung cấp các dịch vụ thiết yếu, hậu cần cho hoạt động
của chính đơn vị sản xuất của công ty Ví dụ, người dân mở các hàng quán cung cấp dịch
vụ ăn uống, nghỉ ngơi giải trí giữa giờ, sau giờ làm việc cho cán bộ công nhân viên củacông ty, cung cấp thực phẩm, vật dụng cho nhu cầu của công ty Có thể nói hoạt động củacác công ty gây ô nhiễm cũng không thể thiếu được cộng đồng dân cư xung quanh, nênnếu cộng đồng dân cư xung quanh bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm của công ty đó, hoạt độngcủa công ty cũng bị ảnh hưởng ngược lại ít nhiều, sớm muộn
- Thứ ba, dưới góc độ uy tín và tiếng tăm của công ty trên thị trường và trong cộng
đồng dân cư Việc được cộng đồng dân cư đánh giá cao dưới góc độ quan tâm bảo vệ môitrường, đảm bảo quyền và lợi ích cho cộng đồng dân cư là cách tốt nhất để gây dựng uytín, danh tiếng của cộng đồng, một hình thức tốt để quảng bá sản phẩm hoạt động công ty,trong tình hình hiện nay, người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ ngày càng quan tâm đến tínhchất bảo vệ môi trường, đóng góp cho lợi ích chung của xã hội của công ty sản xuất hànghóa, dịch vụ đó Trường hợp của công ty Vedan là một ví dụ, sau khi có làn sóng tẩy chaysản phẩm của Vedan thì công ty này buộc phải xem xét lại vị thế của mình trong tranhchấp và chấp nhận thương lượng và thanh toán tiền bồi thường như yêu cầu
Một trong những yếu tố quan trọng nữa mà người trung gian hòa giải có thể huyđộng để góp phần cân bằng vị thế quyền lực đối với cộng đồng dân cư yếu thế bị gây thiệthại do ô nhiễm môi trường đó là huy động được sự ủng hộ, đồng tình của các bên liênquan Sự ủng hộ này có thể đến từ các cơ quan truyền thông, phương tiện thông tin đạichúng, có thể là chính là các tổ chức phi chính phủ, cơ quan nghiên cứu như các viện,trường, trung tâm để cung cấp các bằng chứng, tài liệu, cơ sở khoa học chứng minh nhất
Trang 22định cho những ảnh hưởng của ô nhiễm gây ra, hay là chính sự ủng hộ của cơ quan nhànước các cấp trong việc chấp thuận cho tổ chức các cuộc họp giữa các bên, cung cấp các
số liệu thông tin công khai theo quy định của pháp luật
Ngược lại, sự đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng dân cư địa phương của dự
án, công ty, là không thể phủ nhận mặc dù là công ty có gây ô nhiễm Vai trò này đượcnhìn nhận rõ ràng hơn Hầu hết, các khu công nghiệp, các khu vực sản xuất của công tytrước đây được đặt ở khu vực xa khu dân cư, kinh tế kém phát triển, vùng ngoại ô hoang
vu hoặc đất nông nghiệp để có diện tích rộng, ít gặp trở ngại về giải phóng mặt bằng, didân tái định cư và để đặt nền tảng kinh tế Khi sản xuất của công ty phát triển đã thu hútlực lượng lao động đến làm việc và dân cư đến để cung cấp các dịch vụ cho nhà máy, hìnhthành nên một cộng đồng dân cư mới đông đúc hơn, đời sống của người dân cũng đượcnâng lên do các thu nhập phát sinh từ các hoạt động kinh tế đi kèm này Ví dụ, tại khu vựccủa nhà máy sản xuất Supe Phot phat và Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ, dân cư của xãThạch Sơn nơi nhà máy đóng, sinh sống chủ yếu dựa vào cung cấp dịch vụ và lao độnglàm việc cho nhà máy Cùng với đó, là sự hình thành đô thị hóa do việc định cư của nhữngngười lao động quanh khu công nghiệp hoặc khu sản xuất của công ty đã làm cho khu vựcsản xuất nằm lẫn với khu dân cư, mức độ ảnh hưởng ô nhiễm tới sức khỏe người dân vàmôi trường xung quanh ngày càng cao vì vậy
• Duy trì sự thoả hiệp.
Điều kiện tiên quyết thứ hai để dẫn đến thành công của trung gian môi trường là phảitạo ra những cơ hội để các bên có thể thoả hiệp được với nhau Tiêu chí để khẳng định có
sự thoả hiệp là quan điểm hợp lí của tất cả các bên Thực tế trong những năm qua cho thấy
sự thoả hiệp vẫn thường xuất hiện đối với các tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại về môitrường Ví dụ, trong một vụ tranh chấp môi trường mà cộng đồng dân cư mong muốnđược bồi thường thiệt hại từ hoạt động gây ô nhiễm của một nhà máy gần đó, họ có thểthoả thuận với chủ nhà máy về mức độ và phương thức bồi thường cũng như các biệnpháp khắc phục ô nhiễm Song, khả năng này sẽ khó hơn nhiều đối với những tranh chấp
có liên quan đến các quyết định phát triển, ví dụ, khó có sự thoả hiệp giữa người dân vớingười được giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch quốc gia về xây dựng nhà máy điện nguyên
tử, hay giữa người quản lý khu bảo tồn thiên nhiên với chủ dự án phát triển du lịch trongcác khau bảo tồn đó Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là việc giải quyết những tranh
Trang 23chấp như vậy sẽ đi đến bế tắc hoặc là chỉ đạt được mục đích môi trường, hoặc là chỉ cóđược dự án phát triển Ở đây, quan điểm phát triển bền vững cần được tôn trọng và "cáiđược, cái mất" cần được cân nhắc để các bên có thể đi đến thống nhất là làm thế nào đểloại trừ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất các tác động xấu đến môi trường từ các hoạt độngphát triển đó.
Như Indria Granhi đã đúc kết "Nghèo đói là một hình thức ô nhiễm tồi tệ nhất" và Maurince tổng kết lại "Phát triển kinh tế bền vững là cách thức duy nhất để chúng ta làm
cho việc bảo vệ môi trường hiệu quả" Như vậy, với quan điểm phát triển bền vững ở đây,
thì không thể không có phát triển kinh tế, tuy nhiên phát triển kinh tế như thế nào để hạnchế mức thấp nhất ô nhiễm tới môi trường và từ phát triển kinh tế để thực hiện bảo vệ môitrường Một điều đơn giản không cần chứng minh là đã phát triển kinh tế là có chất thảihoặc làm thay đổi môi trường (hay sự ô nhiễm) chứ không thể "không có ô nhiễm môitrường" tuyệt đối, con người chỉ có thể giảm thiểu, giảm nhẹ hoặc phục hồi môi trường.Chính vì vậy, thực tế người dân đã chấp nhận ô nhiễm môi trường để đến sinh sống quanhkhu vực nhà máy hoặc không chấp nhận di chuyển định cư ở nơi ở mới ngoài vùng ônhiễm để có sự ổn định đảm bảo kinh tế cho cuộc sống của mình từ lao động cho nhà máyhoặc cung cấp dịch vụ phát sinh
Một vấn đề nữa phát sinh là đối với nhà máy hoặc dự án sản xuất hoạt động từ
những thập niên trước khi mà Luật Bảo vệ môi trường chưa được ban hành, các tiêu chuẩn
môi trường cũng còn hạn chế, thì đối với những hoạt động gây ô nhiễm vào thời gian đó
và những thiệt hại do ô nhiễm thời gian đó rất khó giải quyết Vì một trong những nguyêntắc của luật là không áp dụng hồi tố Tuy vậy, đối với những thiệt hại về sức khỏe, haybệnh tật gây ra bởi ô nhiễm thì đó có thể lại là kết quả của ô nhiễm môi trường từ nhiềunăm về trước chứ không chỉ trong thời gian hiện tại hay là sau khi Luật Bảo vệ Môitrường có hiệu lực áp dụng Đặc trưng một số bệnh tật gây ra từ ô nhiễm môi trường đặcbiệt là ung thư thì một trong nguyên nhân chính đó là kết quả của sự tích tụ lâu dài cácchất độc hại từ môi trường bị ô nhiễm Việc cần chứng minh mối quan hệ nhân quả trựctiếp giữa các chất ô nhiễm gây ra với bệnh tật của người dân sẽ gặp khó khăn do hạn chế
về phương tiện khoa học kỹ thuật, các phòng xét nghiệm có đủ năng lực để phân tích.Việc chứng minh này cũng rất tốn kém do việc phải lấy mẫu từ các nguồn gây ô nhiễm: