TÓM TẮT Nghiên cứu khoa học NCKH là một trong những hoạt động quan trọng nhất của sinh viên ở các trường đại học và cao đẳng, tăng cường các hoạt động NCKH trong sinh viên sẽ nâng cao c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
KỶ YẾU HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG SINH VIÊN NĂM 2015
Trang 2Nhằm hưởng ứng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2015, Trường Đại học Cửu
Long tổ chức Hội nghị Nghiên cứu khoa học trong sinh viên năm 2015 nhằm góp phần
gắn kết, tạo điều kiện để các bạn sinh viên có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học, từ đó nâng cao chất lượng kết quả thực hiện đề tài
Hội nghị cũng là nơi ghi nhận các góp ý, đề xuất của các vị lãnh đạo, các cán bộ, giảng viên trong trường nhằm phát triển phong trào và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên
Nhà trường hy vọng thông qua hội nghị này có thể thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên, bên cạnh đó nhằm nâng cao nhận thức cho các giáo viên về tầm quan trọng của công tác nghiên cứu khoa học đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo
để các giáo viên tự giác và tích cực hơn trong công tác thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong sinh viên
Ban tổ chức Hội nghị chân thành cám ơn sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường, lãnh đạo các đơn vị, các cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường đã tham gia thảo luận, góp ý, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển phong trào và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên Điều đó đã góp phần cho thành công của hội nghị Trân trọng./
BAN TỔ CHỨC
Trang 3NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG SINH VIÊN LÀ YẾU TỐ ĐỀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
TS Nguyễn Thanh Dũng
I TÓM TẮT
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong những hoạt động quan trọng nhất của sinh viên ở các trường đại học và cao đẳng, tăng cường các hoạt động NCKH trong sinh viên sẽ nâng cao chất lượng đào tạo và giáo dục, sẽ giúp các sinh viên có phương pháp học tập chủ động và tích cực hơn, điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả đầu ra trong quá trình đào tạo tại các trường
II NỘI DUNG
* Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ thường xuyên và rất quan trọng đối với các trường đại học và cao đẳng, đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là uy tín và sự tồn tại của trường Nâng cao chất lượng đào tạo cũng chính là sự khẳng định thương hiệu của trường trong giai đoạn phát triển công nghệ và hội nhập quốc tế hiện nay
* NCKH trong sinh viên không những giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với lĩnh vực chuyên môn của mình mà còn giúp sinh viên rèn luyện khả năng nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, rèn luyện khả năng làm việc theo nhóm, cách thuyết trình, báo cáo và qua
đó rèn luyện một tác phong làm việc khoa học
* NCKH trong sinh viên sẽ nâng cao năng lực NCKH, giúp sinh viên tự trang bị cho mình những kiến thức về phương pháp NCKH và qua việc NCKH giúp sinh viên phát hiện những lỗ hổng kiến thức, chính điều này sẽ giúp sinh viên tích cực hơn, kiên trì hơn trong quá trình NCKH
1 NCKH trong sinh viên sẽ hình thành thông qua chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo:
Nghiên cứu khoa học của sinh viên là hoạt động trí tuệ giúp sinh viên vận dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học trong học tập và trong thực tiễn, trong đó sinh viên bước đầu vận dụng một cách tổng hợp những tri thức đã học để tiến hành hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu, bước đầu góp phần giải quyết những vấn đề khoa học do thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp đặt ra để từ đó có thể đào sâu, mở rộng và hoàn thiện vốn hiểu biết của mình
Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Cửu Long
Trang 4NCKH là công việc đi tìm lời giải thích và thực hiện các dự báo cho các câu hỏi
mà các nhà khoa học và thực tiễn chưa có đáp án nhằm góp phần gia tăng tri thức nhân loại Trong nghiên cứu khoa học thì hai thành phần quan trọng đó là hoạt động nghiên cứu và kết quả nghiên cứu
Việc NCKH trong sinh viên chủ yếu đặt nặng thành phần thứ nhất đó là hoạt động NCKH chứ chưa phải là kết quả nghiên cứu Trong các năm sinh viên được đào tạo trong trường, mục tiêu chính của việc NCKH trong sinh viên ở bậc đại học và cao đẳng
là trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng NCKH độc lập để hỗ trợ các hoạt động học tập và thông qua chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo ở trường đại học sẽ hỗ trợ để phát triển các kỹ năng và kiến thức NCKH cho sinh viên Vì chính thông qua yêu cầu các môn học như làm tiểu luận các môn học, đề án môn học, luận văn tốt nghiệp sẽ đặt các sinh viên trong tình huống đặt vấn đề, xây dựng đề cương, các phương pháp thực hiện, tìm kiếm tài liệu trong thư viện, trên internet, tìm đọc tài liệu, tổng kết, phân tích các tài liệu, tiến hành các thí nghiệm, quan sát, phân tích số liệu, xác định kết quả, viết báo cáo, trình bày báo cáo
Thật sự, việc NCKH trong sinh viên chính là từ các hoạt động đào tạo trong trường đại học
2 Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên
Mục đích NCKH là góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và tự đào tạo, phát hiện
và bồi dưỡng tài năng trẻ cho đất nước Giúp sinh viên củng cố, tổng hợp và nâng cao kiến thức đã học, tiếp cận và biết vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện để sinh viên đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cụ thể mà chuyên môn đặt ra Vận dụng kiến thức đã học và phương pháp nghiên cứu khoa học để giải quyết một số vấn đề khoa học gắn với thực tiễn
NCKH trong sinh viên có thể xem như một bài tập nghiên cứu giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn nội dung các môn học
Thông qua việc NCKH sẽ nâng cao được vị trí của sinh viên trong trường và trong
xã hội, qua đó sinh viên có thể có được học bổng hỡ trợ cho sinh viên trong quá trình học tập
Vậy để đẩy mạnh hoạt động NCKH trong sinh viên thì:
- Chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo hợp lý sẽ thúc đẩy việc NCKH trong sinh viên Trong từng môn học sinh viên nên làm các tiểu luận và đề án môn học
- Tài liệu ở thư viện và các thiết bị ở phòng thí nghiệm đầy đủ sẽ hỗ trợ nhiều trong công tác NCKH
Trang 5- Trong chương trình đào tạo ở đại học và cao đẳng luôn có môn phương pháp NCKH
- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các buổi báo cáo khoa học trong khoa, trong trường Điều này sẽ giúp sinh viên có cơ hội học hỏi kinh nghiệm và phương pháp nghiên cứu
- Nâng cao trình độ ngôn ngữ cho sinh viên để có điều kiện tiếp cận các kiến thức mới phục vụ NCKH
- Sẽ tăng kinh phí cho sinh viên trong các hoạt động NCKH và có cơ chế thích hợp
để thúc đẩy NCKH trong sinh viên
- Phát huy vai trò của các giáo viên, các tổ bộ môn, các khoa trong việc thúc đẩy NCKH trong sinh viên
- Nâng cao nhận thức cho các giáo viên về tầm quan trọng công tác NCKH đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo để các giáo viên tự giác và tích cực trong công tác thúc đẩy NCKH trong sinh viên
3 Hoạt động NCKH trong sinh viên của Trường Đại học Cửu Long
Tình hình NCKH của sinh viên qua các năm, tính từ giai đoạn 2012 – 2015
XẾP LOẠI
Xuất
Trung bình
Trang 6THỐNG KÊ
LƯỢNG
NGHIỆM THU
XẾP LOẠI
Xuất
Trung bình
XẾP LOẠI
Xuất
Trung bình
Trang 7Ngoài ra, trong thời gian qua sinh viên trường Đại học Cửu Long đã tham gia một số cuộc thi và đạt thành tích đáng kể, điển hình như:
- Năm 2013, Trường Đại học Cửu Long đã đạt giải cao trong cuộc thi Olympic
Cơ học toàn quốc tổ chức tại Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh gồm
03 giải Nhất cá nhân môn Ứng dụng tin học trong Cơ học, 02 giải Khuyến khích cá nhân môn Sức bền vật liệu, và giải Ba đồng đội môn Ứng dụng tin học trong Cơ học
BẢNG THỐNG KÊ CHI TIẾT
GIAI ĐOẠN
2013 - 2014
9 47.000.000
GIAI ĐOẠN
2014 - 2015
6 30.000.000
Tổng kinh phí qua các
PHÂN LOẠI THEO LĨNH VỰC
Trang 8- Năm 2014, Trường Đại học Cửu Long đăng cai tổ chức cuộc thi Olympic Cơ học toàn quốc, đạt 4 giải Khuyến khích cá nhân trong hội thi này
- Năm 2015, đạt 1 giải Khuyến khích cá nhân tại cuộc thi Olympic Cơ học toàn quốc được tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
- Năm 2014, đạt một giải Nhì cá nhân tại cuộc thi “Sáng tạo ứng dụng di
động” do Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức Nhận giải thưởng: 25/11/2014 tại
Đại học FPT, Hà Nội
- Năm 2015, đạt 1 giải Nhất cá nhân, 2 giải Nhì cá nhân, và 5 giải Khuyến khích
cá nhân tại cuộc thi “App Studio” do Microsoft Việt Nam tổ chức dành cho
sinh viên Đại học Cửu Long, với 120 sản phẩm tham dự Ngày trao giải: 29/1/2015
III KẾT LUẬN
NCKH là một công việc không dễ dàng đối với sinh viên, nhưng với lòng đam mê NCKH, với tinh thần dám nghĩ dám làm, với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, với những kiến thức tích lũy trong thời gian học và cùng với sự hỗ trợ của các giảng viên và môi trường học tập, nghiên cứu thuận lợi thì công tác NCKH trong sinh viên sẽ có những kết quả tốt trong thời gian tới
Trang 9THAM LUẬN SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ThS Nguyễn Cao Đạt
I TÓM TẮT
Một trong những nhiệm vụ của sinh viên là NCKH phục vụ cho học tập Nắm rõ yêu cầu của công tác này sẽ giúp đỡ, hướng dẫn và động viên các em từ việc học tập đến NCKH
Trong bài viết này, tôi muốn lồng ghép việc đã từng chỉ đạo công tác này từ những khóa đầu đến những khóa cận gần đây Hy vọng là sẽ đóng góp được những ý kiến nhỏ của mình để xây dựng một quy trình giúp cho việc chỉ đạo NCKH của sinh viên ngày càng tốt hơn
II NỘI DUNG: ĐỊNH HÌNH CÔNG TÁC NCKH CỦA SINH VIÊN
Trường đại học Cửu Long đã tổ chức cho sinh viên NCKH từ rất sớm, chỉ sau vài năm thành lập, khi mà đội ngũ thầy cô cơ hữu cũng mới trong giai đoạn “tập NCKH”!
Ở đây cần nghĩ và hiểu thế nào là NCKH của sinh viên? Suy nghĩ và định hướng đúng sẽ giúp cho công tác này phát triển vững chắc và có hiệu quả cao Quan điểm của tôi và tôi cũng đã thể hiện quan điểm này trong công tác chỉ đạo Đối với sinh viên và công tác đã tiến triển khá tốt
1 Trước hết cho sinh viên năm thứ nhất làm quen với cách dạy ở đại học, cách học ở đại học Từ đó có “đôi bạn” học tập, hay là cách làm việc theo nhóm
2 Năm thứ hai cho các em làm quen với các “bài tập vừa và lớn”, các bài tập này chủ yếu vận dụng những kiến thức đã học để quay trở lại “thực tế” để chiêm nghiệm, để so sánh Hoặc dùng những kiến thức vừa học trong môn học thực hành một vài kết luận của môn học, ứng dụng vào thực tế địa phương
3 Năm thứ ba, chúng ta cho các em bắt đầu “nghiên cứu” để hoàn thành một đề tài
Đề tài đó có thể mở rộng ra ở một vài môn học các em đã học, đã đi thực tế Các
em có thể nhóm lại ở một vài môn “gần nhau”, sử dụng những khái quát, những kết luận của thầy để về một địa phương nào đó mà ở đó các em thấy có thể vận dụng kiến thực đã học, đã tổng hợp nghiên cứu một vấn đề mà địa phương đó đang cần
Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Cửu Long
Trang 104 Năm thứ 4, các em đã được trải nghiệm từ những năm học trước các em đi sâu vào thực tiễn ( thông qua các đơn vị thực tập), để có một đề tài dưới sự hướng dẫn của thầy và kiểm chứng qua thực tế của doanh nghiệp
Trên thực tế tại Đại học Cửu Long, những năm trước đã thực hiện công tác này như thế nào?
Ở năm thứ 1
Các em mang theo mình cách học của thời học sinh phổ thông, nên có các xu hướng sau:
- Không tiếp thu nổi cách dạy và quản lý việc học của thầy đại học
- Cách học không giống phổ thông, có nghĩa là thầy cứ dậy, không kiểm tra (hoặc
có thầy còn không để ý đến việc em có lên lớp hay không), và như thế các em không tiếp thu được bài, không cần học ( vì thầy không cần biết em có hiểu bài, có học bài, có đến lớp không?) Vì thế các em bỏ đi chơi, không học và đọc bài nên không biết, không nắm được kiến thức vừa được thầy đại học cung cấp Các em thấy nhàn rỗi, thấy thoải mái và không học gì Vì vây, chuyên đề học ở đại học như thế nào? Là rất cần thiết? Ai giúp các em bù đắp chỗ này? Khoa và các bạn sinh viên các năm trước Vì thế Phòng QL công tác sinh viên, vận động hội sinh viên, lãnh đạo các khoa giải quyết chuyên đề này
- Thực tế ở các khóa 2,3,4,5 chúng ta đã làm tốt chuyên đề “Cách học ở đại học như thế nào?”; và từ đó xuất hiện những nhóm học tập, mà sau này ta gọi là “ kỹ năng làm việc theo nhóm!” Và Đoàn TNCS đã có những buổi tổ chức báo cáo công tác này trong toàn trường
Sang năm thứ 2
Sang năm thứ hai các em đã quen với cách học và dạy ở đại học, đã biết học theo nhóm, nhờ sự giúp đỡ từ nhóm để chiếm lĩnh kết quả cao trong học tập Có lợi thế, nhưng cũng bắt đầu phát sinh ra một số tật “tật ngủ trễ, tật bỏ giờ, tật tổ chức sinh nhật, ” để bắt đầu bước vào con đường “ bia rượu, và một số tệ nạn” Nếu nắm được yếu điểm này, hướng từng nhóm đi nghiên cứu theo chủ đề, từ những bài tập của các thầy cô Như nghiên cứu về ẩm thực của đồng bào khme Trà Vinh, nghiên cứu về kiến trúc các chùa khme, hay công nghệ thông tin có đề tài về nhóm nghe nhạc, nông nghiệm nghiên cứu
về cây lúa, về bệnh của tôm nước lợ, Những bài tập này thuộc dạng “ bài tập vừa” và
“lớn” Đòi hỏi nhóm nghiên cứu có từ 2 đến 03 sinh viên Các em ở đâu, động viên các
em về đó làm bài?
Cách cho sinh viên tập NCKH kiểu này rất có hiệu quả, và trên thực tế từ khóa 1
Trang 11triển nông thôn làm rất tốt, có hiệu quả Cách làm này cũng có hiệu quả và không khí sinh hoạt học thuật ở mỗi khoa
Năm thứ 3
Năm học này sinh viên đã trưởng thành hơn vì đã ở độ tuổi có suy nghĩ chín chắn,
có “kiến thức nền” phong phú hơn Mặt khác, qua việc trải nghiệm với thực tế, các em đã bắt đầu có suy nghĩ và chuẩn bị cho tương lai của mình Ở năm học này, về kiến thức nên trang bị cho các em phương pháp nghiên cửu khoa học Qua môn học, qua những ví dụ trong môn học các em định hướng cho mình cần trang bị những gì để chuẩn bị cho đề tài tốt nghiệp Trước mắt, đề tài đó được “thử thách” một lần nữa trong nghiên cứu theo nhóm, và chúng ta sẽ định hướng cho các em loại đề tài Ở đây, các em, khoa và Phòng QLKH-SĐH sẽ đưa về các khoa định hướng nghiên cứu và sẽ thẩm định đề tài cho từng
em, từng nhóm ( bây giờ nếu có nhóm cũng tối đa 03 em trong một nhóm nghiên cứu) Đương nhiên trong đề tài phải phân công rõ em nào chịu trách nhiệm nội dung nghiên cứu nào? Ở đây số lượng và chất lượng đề tài phải được đánh giá như nhau Việc NCKH của sinh viên dạng này trước 2009 chưa được phổ biến, tuy nhiên những năm trước đó chỉ tập trung ở khoa QTKD, Khoa NN & PTNT, Khoa CNTT
Năm thứ 4
Đây là năm sinh viên đã có đủ điều kiện về kiến thức cũng như thực tế để là một
đề tài cỡ “ lớn” hơn? Song vì là năm cuối, các em còn những lo toan khác, như : luận văn tốt nghiệp, thực tập tốt nghiệp, chỗ làm khi ra trường Cho nên lượng sinh viên đăng ký tham gia làm đề tài NCKH giảm Đó là thực tế và cũng là tất yếu? Những năm trước
2009, số đề tài rơi vào năm cuối, phải nói là ít Nhưng những sinh viên nào làm thì chất lượng hơn hẳn những đề tài của những năm học trước.Tháng 10 năm 2014, tôi dẫn đầu đoàn sinh viên Trường ta đi dự Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học các trường kinh
tế và QTKD toàn quốc ” tại Đại học Hải Phòng Do các em do dự nên trường không đăng
ký tham gia báo cáo, nhưng theo các em, đề tài của hai em không thua kém đề tài xuất sắc của đại học thương mại Hà Nội Điều đó nói lên chất lượng của việc NCKH của sinh viên trường ta là rất tốt
Nhìn chung, trường Đại học Cửu Long, tuy mới thành lập đến nay được 15 năm Việc NCKH của thầy và trò trường ta tuy có triển khai chậm, nhưng đã từng bước đi vững chắc, đảm bảo chất lượng và hướng đi của công tác nghiên cứu Chúng ta đã có những phương pháp để dần hướng sinh viên vào con đường học thuật, hữu ích
Ngày nay, khi trường ta đã có Phòng quản lý công tác NCKH của sinh viên, ta đã
có Quy chế NCKH cho sinh viên và nhất là sự hưởng ứng nhiệt tình của khoa và giảng viên các khoa tham gia hướng dẫn sinh viên, thì công tác này sẽ có những kết quả tốt
Trang 12hơn, vững chắc hơn, thiết thực hơn Chúng ta chỉ cần phân bố đề tài, cấp độ phù hợp chúng ta sẽ kết quả như mong muốn
Về cách quản lý, đâu đây cũng có những thông tin về cán bộ làm việc chưa sát với giảng viên, sinh viên nên đôi khi gây ra sự hiểu lầm không đáng có Mong rằng các chuyên viên trong phòng phối hợp chặt chẽ hơn, uyển chuyển hơn thành công sẽ lớn hơn
Trang 13THAM LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG SINH VIÊN
TS Bùi Hữu Thuận
I TÓM TẮT
Năng lực nghiên cứu của sinh viên là một tiêu chí được thể hiện trong chuẩn đầu
ra của các loại hình đào tạo đại học Nghiên cứu khoa học còn là một tiêu chí để xếp loại trường đại học
Hoạt động của sinh viên nghiên cứu khoa học là kết quả của sự phối hợp hành động của các cấp quản lý, thầy cô giảng viên và sinh viên cùng với việc đầu tư các trang
bị, hỗ trợ tài chánh …mang đến những lợi ích thiết thực về phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên, tạo được điều kiện tốt để sinh viên phát triển sau tốt nghiệp
Khuyến khích để xuất hiện các ý tưởng khoa học trong sinh viên, phát triển ý tưởng khoa học dẫn đến các kết quả hữu ích là cách làm để phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên và nâng cao vị thế của nhà trường
II NỘI DUNG CỦA THAM LUẬN
1 Nghiên cứu khoa học, một tiêu chí phân loại trường Đại Học và sinh viên
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có đề án phân cấp trường đại học Theo đề án này nghiên cứu khoa học là một tiêu chí quan trọng để xếp loại các trường đại học thành
trường đại học nghiên cứu và trường đại học không nghiên cứu Loại “Trường Đại Học
Nghiên Cứu” thuộc một đẳng cấp cao hơn loại “Trường Đại Học Không Nghiên Cứu”,
theo đó hình thành cách đối xử phân biệt của Bộ, người tuyển dụng sinh viên và sự chọn lựa theo học của sinh viên đối với hai loại hình đại học này
Văn bằng đại học ngày nay ít hấp dẫn, ít được trọng vọng hơn trước đây Tuy nhiên, một sinh viên ra trường vừa có văn bằng đại học vừa có một hiểu biết khoa học đã được chứng thật bằng thực nghiệm, thực tế có thể mang đến các lợi ích thiết thực cho các công ty rõ ràng có tính hấp dẫn hơn đối với các nhà tuyển dụng
Hiểu biết nghiên cứu, có kinh nghiệm nghiên cứu, biết được kết quả trở thành “thế
để tìm việc làm” của sinh viên Được trang bị những tri thức này, sinh viên ra trường sáng giá hơn, làm cho sinh viên tốt nghiệp có thể mặc cả với nhà tuyển dụng, có quyền lựa chọn việc làm thích hợp hơn
2 Phương thức giúp phát triển nghiên cứu khoa học của sinh viên
Trưởng khoa Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Cửu Long
Trang 14Với những lợi ích mang lại do nghiên cứu khoa học, sinh viên cần được trang bị những kiến thức, phương pháp nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm thực hành
Các em sinh viên muốn tích lũy được những hiểu biết hữu dụng để biết làm việc,
để tiến thân Năng lực sinh viên tốt nghiệp được công nhận ở phạm vi quốc gia và quốc tế thể hiện ở giá trị thật của văn bằng
Các nhà tuyển dụng đều biết, văn bằng có giá trị chứng nhận nhưng không đủ, những nhà tuyển dụng còn muốn hơn nữa trong sự chọn lựa người để làm việc Những chứng nhận năng lực cụ thể, biết nghiên cứu, có công trình thành công, có các bài báo khoa học, các sáng kiến, phát minh được công bố trên các tạp chí khoa học luôn được đánh giá cao, và được ưu tiên trong tuyển dụng
Do đó, học đại học không chỉ có mục tiêu là văn bằng mà còn học được những năng lực tự học, tự nghiên cứu, làm việc nhóm để làm được việc Để đáp ứng được làm được các yêu cầu này, thầy trò, trường lớp đều phải cố gắng tạo mọi điều kiện dạy học và nghiên cứu
Trường đại học chúng ta cần tiến hành các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học Các hoạt động này cần thể hiện ngay từ chương trình đào tạo (% giờ học và nghiên cứu trong chương trình đào tạo thể hiện phần đào tạo năng lực nghiên cứu), giá trị định lượng này có thể được kiểm định dễ dàng theo tiêu chí chuẩn đầu ra bởi các cơ quan đánh giá chương trình đào tạo Để các hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường tiến
hành tốt, nhà trường cần có những “Tiềm lực khoa học và công nghệ” bao gồm nhân lực
khoa học và công nghệ; tài sản trí tuệ; cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, trang thiết bị; nguồn tài chính thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
3 Sinh viên là một lực lượng nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là quyền lợi của sinh viên Nghiên cứu khoa học để nâng cao giá trị trí tuệ của chính bản thân sinh viên, tạo được một nội lực thích ứng có thể đối phó với các tình huống khoa học khác nhau trong chuyên môn Khả năng này rất có lợi cho chính các em để tự nâng cao trình độ cũng như lợi thế chủ động săn tìm việc làm khi tốt nghiệp
Sinh viên trong trường đại học là một lực lượng lớn có sức khỏe, có tâm huyết, có chí hướng vươn lên Sinh viên muốn nắm bắt các thành tựu khoa học có ích cho sự tiến thân Sinh viên có trí lực do chính nhà trường đào tạo Sinh viên chính là lực lượng lao động khoa học quan trọng bậc nhất đảm bảo về nhân lực cho các hoạt động khoa học của nhà trường Tất cả các hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường từ những nghiên cứu thử ở bậc đại học, nghiên cứu khẳng định ở bậc thạc sĩ đến nghiên cứu mang tính
Trang 15các bài báo khoa học danh giá cũng phần lớn là sinh viên Quả thật sinh viên là lực lượng thực hành chích, lực lượng nghiên cứu khoa học của trường đại học
4 Hỗ trợ cho sinh viên hoạt động khoa học
Họạt động khoa học của sinh viên bắt đầu nhen nhóm từ nhận thức mà các em
biết Hoạt động này có thể được thực hiện nhờ sự dìu dắt về phương pháp nhận thức, tư
duy, thực hiện và đánh giá của thầy cô và sự hổ trợ vật chất của nhà trường
Phát triển tư duy từ kiến thức chuyên ngành : việc thực hiện này xuất phát ở sinh viên, nhưng thường từ các hướng khoa học của các thầy cô hay từ các nhận thức từ thật tiễn sản xuất Vấn đề khoa học được đặt ra từ thực tiễn sản xuất thường gắn liền với các lợi ích Với các hiểu biết thực tế và tri thức khoa học, sinh viên có thể nhận ra những bất cập trong sản xuất, từ đó xuất hiện những tư tưởng khoa học
Đối với các ngành thực nghiệm phương tiện đánh giá nhận thức thật quan trọng Phòng thí nghiệm là công cụ hổ trợ cần thiết trong nghiên cứu thực nghiệm, nhất là những phương tiện để khống chế yếu tố nghiên cứu và đánh giá các kết quả nghiên cứu
Đó là dụng cụ đo lường Thể loại dụng cụ đo lường không nhiều nên trang thiết bị của
nhà trường nên có đầy đủ các loại dụng cụ này và chất lượng đủ để phục vụ nghiên cứu của sinh viên
Các phương tiện thí nghiệm khác xuất phát từ tư duy nhiên cứu mới, thường không thể mua được trên thị trường mà phải tự chế Vì vậy nhà trường cần có những cán
bộ thiết kế giỏi để làm đồ dùng thí nghiệm có tính thục nghiệm đặc biệt và rẽ tiền Các đồ dùng này có thể chỉ sử dụng trong một vài tuần, vài tháng, chỉ để đánh giá, nhưng chúng
là đồ dùng rất quan trọng để có thể tiến hành các nghiên cứu mới
Nhân sự quản lý phòng thí nghiệm hiện nay chỉ là người giữ phòng thí nghiệm
Chúng ta cần tìm các trưởng phòng thí nghiệm, đó là người đứng đầu về khoa học của
các dự án nghiên cứu, người đó có thể làm đề án, tìm tài chánh cho đề án và điều hành các thí nghiệm hướng đến các kết quả khoa học có giá trị đáp ứng yêu cầu của đề án khoa học
Các kết quả được sinh viên tìm ra do nghiên cứu có thể so sánh được với các nhóm làm khoa học khác hay ứng dụng được vào thực tế Thành tích đó sẽ giúp các em muốn tìm thêm những điều hay ho hơn nữa trong nghiên cứu khoa học Kết quả đạt được như vậy thật sự giúp các em sinh viên Thông qua cách làm khoa học, các em không chỉ học được phương pháp nghiên cứu, có được kết quả tốt mà còn giúp các em trong tìm việc làm, đặc biệt là làm khoa học gắn liền với các hoạt động sản xuất của các công ty, xí nghiệp nâng cao vị thế của các em và nhà trường
Trang 16Theo Nghị định số: 99/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014 về quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, hằng năm, nhà trường dành tối thiểu 3% kinh phí từ nguồn thu học phí của cơ sở giáo dục đại học để cho sinh viên và người học hoạt động nghiên cứu khoa học Bên cạnh đó, chúng ta có thể tranh thủ các nguồn tài trợ có mục tiêu phát triển khoa học từ xã hội, hay từ các hợp đồng với các công ty muốn nâng đỡ các đề tài của sinh viên Các phần kinh phí này giúp cho các em sinh viên của trường có thể làm những hoạt động khoa học yêu thích như một hoạt động ở trường Đại Học
5 Hội đồng đánh giá đề cương và đánh giá kết quả
Các hội đồng đánh giá các bước của quá trình không chỉ kết cấu các nhà khoa học
mà nên kết cấu các nhà tài trợ gồm các hiệp hội khoa học, các doanh nghiệp, các nhà đầu
tư để tìm kiếm sự ủng hộ về cách làm, tăng uy tín và đa dạng nguồn tài chánh
Trong khoa học, ý tưởng hay thật quan trọng, thật quí giá Nhà trường cần khuyến khích mạnh mẽ các ý tưởng sáng tạo của sinh viên bằng cách nêu lên những thử thách mang tính khoa học, mang đến lợi ích lao động, kinh tế, lợi ích nhân sinh, xã hội …, tổ chức những buổi thảo luận, thi đua nhóm … để kích thích động não các em sinh viên sao cho ý tưởng sáng tạo các em đạt được trạng thái thăng hoa để xuất hiện
Nhà trường cần tìm cách để khuyến khích các em sinh viên và với tổ chức của mình, các ý tưởng mới cần được phát hiện, thông qua các hội đồng để giúp đỡ nghiên cứu Những ý tưởng mới, hay, khả thi cần được đánh giá để khen thưởng Những ý tưởng hay, sáng tạo như những viên ngọc trong đá cần được phát hiện để nuôi dưỡng thành những hoạt động khoa học bắt đầu từ sinh viên, hay nhóm sinh viên, hình thành các hướng nghiên cứu khoa học có sự chỉ dẫn của giáo viên hay những nhà khoa học giỏi
am hiểu về đề tài
Những ý tưởng này cần được giúp đỡ phát triển mọi mặt từ tư liệu, phương tiện vật chất, phương pháp tư duy, phương pháp thực nghiệm, phương pháp đánh giá … để thành những đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên đạt kết quả mong muốn Tài chánh lúc bấy giờ là phương tiện để nghiên cứu
Những ý tưởng khoa học hay những thành tựu trong nghiên cứu khoa học của sinh viên cần được đánh giá, khen thưởng xứng đáng về vật chất và cấp các chứng nhận khoa học để các em có điều kiện, có cơ hội tìm kiếm sự phát triển năng lực nghiên cứu cao hơn nữa trong tương lai
Đánh giá đúng để ươm mầm, nuôi dưỡng, phát triển ý tưởng khoa học có hiệu quả
Trang 17Đánh giá không đúng, nghiên cứu khoa học chạy theo các mục tiêu số lượng, không mang tính khoa học sẽ dẫn đến những kết quả rỗng và lép, không có tính sống và phát triển
Với cách làm này, bắt đầu từ các nghiên cứu khoa học có triển vọng của sinh viên, nhà trường có được khuynh hướng nghiên cứu để đầu tư tài chánh cho nghiên cứu đúng hướng, mua sắm phương tiện vật chất có trọng điểm Như vậy mỗi trường sẽ có thế mạnh nhất định theo các khuynh hướng phát triển, hình thành tính đặc sắc khoa học rất riêng, độc đáo của từng trường đại học
III KẾT LUẬN
Hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên vô cùng quan trọng đối với sự đánh giá của xã hội đối với chất lượng đào tạo của nhà trường, giảng viên và sinh viên Việc tích lũy này làm cho trình độ của sinh viên và giáo viên được nâng cao mang lại lợi ích chung cho nhà trường và xã hội
Hoạt động nghiên cứu này cần được nhà trường khuyến khích, phát hiện, giúp đỡ nhiều mặt về tài chánh công cụ, quan hệ … để các ý tưởng tốt được triển khai một cách hiệu quả và gặt hái được các kết quả hữu ích
Làm tốt việc quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên, trường đại học dùng khoa học tác động đến xã hội làm thay đổi vị thế của nhà trường mang đến những kết quả quan trọng bậc nhất, khẳng định hình ảnh, đẳng cấp của một nhà trường đại học
Trang 18ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
TS Đặng Danh Lợi
Để phấn đấu trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học có uy tín của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều năm qua Trường Đại học Cửu Long đã rất chú trọng đến hoạt động nghiên cứu khoa học thông qua nhiều cách thức, từ tổ chức hợp tác trong nước đến hợp tác quốc tế Nghiên cứu khoa học đã tạo được động lực và diễn đàn thu hút các nhà khoa học, đội ngũ cán bộ, giáo viên, sinh viên tham gia Trong đó hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên góp phần rất quan trọng để đạt mục tiêu, sứ mạng của nhà trường
Nghiên cứu khoa học của sinh viên là một nhiệm vụ cơ bản và là cách học tốt nhất có hiệu quả nhất đối với học tập ở bậc đại học và trên đại học Vì vậy, NCKH đã trở thành hạt nhân trung tâm của phương pháp học tập ở đại học Nhận thức được ý nghĩa lớn lao đó của nghiên cứu khoa học đối với việc học tập của sinh viên nên từ khi thành lập trường đến nay Ban Giám hiệu đã xác định nghiên cứu khoa học của sinh viên là một nội dung quan trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo của nhà trường Theo
đó trong hoạt động của nhà trường Ban giám hiệu đã tập trung chỉ đạo và có sự đầu tư xứng đáng về công sức và trí tuệ, tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên Kết quả là hoạt động này trong những năm qua đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là tạo ra động lực, phong trào nghiên cứu khoa học của nhà trường, đưa hoạt động này ngày càng đi vào chiều sâu
Để hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngày càng có hiệu quả cao góp phần to lớn vào việc nâng cao vị thế, thương hiệu và trở thành một nhiệm vụ trung tâm trong hoạt động giáo dục đào tạo của nhà trường, theo chúng tôi cần tập trung vào giải quyết những vấn đề sau đây:
1 Định hướng phát triển hoạt động NCKH và nghiên cứu khoa học sinh viên của nhà trường
Một là, Cần phải xác định và quán triệt sâu sắc quan điểm NCKH là nhiệm vụ
trung tâm, là con đường cơ bản nhất để đưa trường Đại học Cửu Long trở thành trung
Trang 19tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học có chất lượng,uy tín của khu vực
Hai là, Coi phát triển nghiên cứu khoa học của sinh viên là yêu cầu là nhiệm vụ cơ
bản đển nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường nhằm nâng cao vị thế, thương hiệu trường Đại học cửu Long Để đạt đươc mục tiêu đó cần quan tâm hơn nữa đến việc tổ chức, hướng dẫn sinh viên NCKH ngay từ những ngày đầu vào trường Coi trọng việc phát hiện sớm những sinh viên giỏi có năng khiếu và lòng đam mê NCKH để định hướng sự phấn đấu cho các sinh viên đó theo hướng trở thành cán bộ khoa học Đồng thời có kế hoạch cụ thể và tạo những điều kiện thuận lợi nhất để cho các sinh viên đó phát huy khả năng về NCKH
Ba là, quá trình tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên cần phải tạo
được mối quan hệ thực sự khoa học giữa các đơn vị trong nhà trường với sinh viên, giữa giáo viên và sinh viên coi đó là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn quyết định sự
thành công trong hoạt động NCKH sinh viên Thực tế cho thấy không có sự hướng dẫn
của giáo viên, thiếu sự kết hợp NCKH giữa thầy và trò với cơ quan quản lý thì sinh viên
dù rất giỏi cũng không thể thực hiện nghiên cứu được những đề tài có chất luợng cao
Bốn là, Tăng kinh phí đầu tư, các quĩ hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học đây là
vấn đề cốt lõi quan trọng trong nghiên cứu khoa học Thực tế hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên nhà trường trong những năm qua cho thấy số lượng đề tài chất lượng của đề tài phục thuộc vào nhiều yếu tố, song kinh phí hoạt động nghiên cứu của sinh viên
là yếu tố quyết định Vì vậy, theo chúng tôi thời gian tới để hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên ngày càng phát triển đi vào chiều sâu chất lượng, hiệu quả thì nhà trường phải tạo được động lực trên cơ sở tạo ra nguồn tài chính đủ mạnh để cho hoạt động này phát huy hiệu quả tối đa bởi các yếu tố tích cực của nó
2 Định hướng hoạt động hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học
Hướng dẫn hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học là nghệ thuật tổ chức và điều khiển sinh viên tìm tòi, sáng tạo dựa trên nền tảng sinh viên đã tiếp cận các tri thức khoa học ở bậc đại học, đặc biệt là khoa học chuyên ngành mà sinh viên được đào tạo Mục tiêu của hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học trước hết là làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện khả năng tự phát hiện các vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống, cách thu thập thông tin, tư liệu và cách giải quyết vấn đề cho phù hợp để có một báo cáo khoa học đạt được mục tiêu đề ra Cao hơn nữa là giải quyết được yêu cầu thực tiễn của một lĩnh vực khoa học nhằn đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn cuộc sống đặt
Trang 20ra Để đạt được mục tiêu đó người hướng dẫn khoa học sinh viên phải tập trung vào các vấn đề sau:
Một là, Cần tạo cho sinh viên một tâm thế đam mê nghiên cứu khoa học Đó là
tâm thế của người say mê tìm tòi nghiên cứu, phát hiện khoa học, chọn vấn đề nghiên cứu khoa học Đây là điều hết sức quan trọng, vì chỉ có trên tinh thần đam mê mới có sự sáng tạo Lịch sử ra đời và phát triển khoa học của nhân loại đã cho thấy những phát minh vĩ đại của các nhà khoa học đều xuất hiện bắt đầu từ sự đam mê khoa học của họ Do vậy,
để có vấn đề khoa học và kết quả nghiên cứu khoa học tốt, người thầy, nhà hoa học phải kích thích đươc sự đam mê khoa học của sinh viên tạo cho họ sự hứng thú, say mê trong nghiên cứu, tìm tòi khám phá, giúp cho họ đủ tự tin trong hoạt động khám phá chinh phục tri thức mới…
Hai là, Định hướng chọn đề tài, phù hợp với điều kiện và khả năng nghiên cứu của
sinh viên
Việc lựa chọn đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ cơ sở khoa học ngành đào tạo, yêu cầu từ cuộc sống, từ lĩnh vực sinh viên đam mê nghiên cứu Đề tài phải xác định được mục tiêu, đối tượng, nhiệm vụ phạm vi nghiên cứu đây là yêu cầu có ý nghĩa quan trọng trong định hướng nghiên cứu cho sinh viên Đề tài khoa học lựa chọn cho sinh viên nghiên cứu phải đảm bảo tính vừa sức, không quá phức tạp, phạm vi nghiên cứu không quá rộng, không đòi hỏi phải xử lý quá nhiều thông tin từ thực tế Bởi vì, sinh viên vừa nghiên cứu khoa học vừa phải học tập theo chương trình nếu đề tài quá sức sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập, gây tâm lý mệt mỏi căng thẳng, sự sáng tạo sẽ suy giảm Có thể nói lựa chọn đề tài đúng hướng, vừa sức phù hợp với điều kiện nghiên cứu của sinh viên và người hướng dẫn có ý nghĩa quyết định sự thành công
Ba là,Trong hướng dẫn khoa học cho sinh viên, người hướng dẫn khoa học trước
hết phải hướng cho sinh viên thực hiện đúng qui trình, trình tự nghiên cứu một đề tài khoa học
Đây là vấn đề rất quan trọng trong thực hiện một đề tài khoa học mà người hướng dẫn cần phải quan tâm trước hết, vấn đề này không những giúp sinh viên nắm được qui trình, thủ tục mà điều quan trọng giúp người nghiên cứu làm việc khoa học có tính logic, chặt chẻ Thực hiện theo đúng qui trình nghiên cứu khoa học, từ làm đề cương, các bước tiến hành, phân tích xử lý thông tin tài liệu, viết bản thảo, đến hoàn thiện đề tài là một yêu cầu bắt buộc và khoa học giúp cho việc nghiên cứu đề tài có kết quả cao, đỡ tốn thời gian và công sức
Trang 21Ở mỗi khâu có các bước tiến hành mà yêu cầu người hướng dẫn phải luôn theo sát sinh viên, vừa luận giải tính khoa học của qui trình, yêu cầu cần đạt được của mỗi công đoạn; kịp thời khích lệ những ý tưởng sáng tạo, đồng thời kịp điều chỉnh những bước nghiên cứu sai lệch Thầy không làm thay, song phải luôn theo sát và uốn nắn kịp thời từng hoạt động khoa học của sinh viên
Bốn là, Hướng dẫn sinh viên thu thập, xử lý thông tin một cách khoa học
Một đề tài nghiên cứu khoa học một khi đã xác định được vấn đề nghiên cứu đối tượng, phạm vi nghiên cứu thì vấn đề còn lại có ý nghĩa quan trọng nhất là chất liệu để làm cơ sở nghiên cứu Do vậy, thu thập tài liệu và xử lý thông tin từ nguồn tài liệu là khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với kết quả nghiên cứu một đề tài khoa học Đây là vấn đề cốt tử mà người hướng dẫn khoa học cần phải truyền cho sinh viên Cái còn lại với sinh viên sau khi xác định được đề tài nghiên cứu chính là phương pháp thu thập và xử lý thông tin một cách khoa học
Người hướng dẫn giúp sinh viên xác định được mục tiêu, nội dung, đối tượng nghiên cứu của đề tài nhằm đảm bảo cho quá trình thu thập và xử lý thông tin được đúng hướng; Giúp sinh viên trong quá trình nghiên cứu tìm lời giải cho các câu hỏi: mục tiêu cần đạt và cần giải quyết được nội dung nào? dựa trên những thông tin, số liệu nào? Các thông tin ấy có thể tìm kiếm ở đâu? Làm thế nào để tiếp cận và nghiên cứu được nguồn tin đó? Cách thu tin ra sao? Sắp xếp và xử lý tin thế nào? người hướng dẫn phải định hướng cho sinh viên cân nhắc kỹ lưỡng từng thông tin, sử dụng cho phù hợp với từng phần nội dung của đề tài cần giải quyết để đảm bảo logic chặt chẽ và khoa học
Trang 22THÀNH TỰU VÀ GIỚI HẠN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG
SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
ThS Trần Thanh Thy
Chất lượng chung của các trường Đại học có lẽ không chỉ là việc quảng bá thương hiệu mà điểm nổi bật là chất lượng nghiên cứu và giảng dạy Việc đưa nghiên cứu khoa học (NCKH) đến sinh viên (SV) trường Đại học Cửu Long đã mang lại cho nhà trường nói chung và giảng viên (GV) – sinh viên nói riêng nhiều thành tựu nổi bật: GV-SV thu nhận được những thông tin khoa học, những kinh nghiệm cần thiết, tiếp cận được những tiến bộ khoa học trong khu vực và thế giới SV năm cuối thực hiện NCKH và kết hợp để làm luận văn tốt nghiệp, nhiều đề tài được đánh giá cao có khả năng đưa vào ứng dụng thực tiễn Các bài báo của GV được đăng trên các tạp chí phong hàm chức danh nhà nước
đã sử dụng các kết quả NCKH này Hằng năm, nhà trường đã xuất bản Thông tin NCKH đăng các đề tài của SV, đồng thời xây dựng và quảng bá “thương hiệu” của trường trong khu vực ĐBSCL và toàn quốc
Tuy nhiên, SV NCKH còn rất thụ động, các em có được đề tài là do GV gợi ý và cho đề tài để đăng ký Số lượng đề tài nghiên cứu của SV còn rất khiêm tốn, hàng năm nhà trường nghiệm thu dưới 12 đề tài NCKH trong SV
II NỘI DUNG
1 Mở đầu
Trong những năm qua, hoạt động NCKH của ĐH Cửu Long đã đạt được một số thành tựu khả quan So với các trường ĐH trong khu vực, hoạt động NCKH trong SV của
ĐH Cửu Long được Ban giám hiệu (BGH) đầu tư một khoản kinh phí Hoạt động NCKH
đã góp phần bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao chất lượng đào tạo Đại học thông qua việc kết hợp chặc chẽ giữa NCKH với giảng dạy gắn kết với hoạt động NCKH của SV
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động NCKH trong SV tại ĐH Cửu Long còn một số mặt tồn tại Một bộ phận GV chưa coi trọng hoạt động NCKH, nhiều
SV rất thụ động, số lượng và chất lượng đề tài còn khiêm tốn, các đề tài được ngiệm thu chưa được chuyển giao rộng rãi đến SV,…Tất cả đều đó làm hạn chế hoạt động NCKH nói chung và hoạt động NCKH trong SV tại ĐH Cửu Long nói riêng
Bài viết này nhằm nhìn lại một số thành tựu và giới hạn của NCKH trong SV ĐH Cửu Long, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động NCKH
Trang 23này, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi mô hình một đại học mạnh về NCKH trong giai đoạn mới
2 Thành tựu của NCKH trong SV từ năm 2011 đến nay
Trường ĐH Cửu Long hàng năm (từ năm 2011 đến nay) thường tổ chức cho SV năm thứ 3, 4 tham gia NCKH dưới các hình thức như chủ trì đề tài NCKH, tham gia cùng nhóm SV, tham gia cùng với GV chủ trì đề tài Trong đó, SV chủ trì và cùng tham gia thực hiện đề tài sau khi nghiệm thu đề tài được BGH cấp chứng nhận SV NCKH
Hoạt động NCKH này được BGH tạo điều kiện để SV năm cuối kết hợp thực hiện làm luận văn tốt nghiệp, từ đó SV thực hiện được ý tưởng và nâng cao trình độ chuyên môn trong NCKH Một số đề tài của SV được hội đồng đánh giá cao và có nhiều khả năng đưa vào ứng dụng thực tiễn
Bảng 1: Thống kê số lượng đề tài NCKH và kinh phí thực hiện từ năm 2011 đến nay
Theo bảng thống kê trên, cho thấy hoạt động NCKH trong SV sau 4 năm thực hiện
đã có tổng số 32 đề tài nghiên cứu, với tổng kinh phí BGH chi gần 160 triệu đồng cho hoạt động này, và với khoản kinh phí này đã tham gia đào tạo hơn 32 Kỹ sư/ cử nhận tốt nghiệp ĐH
Song, với hoạt động NCKH trong SV, GV- người hướng dẫn khoa học đã có ít nhất 03 bài báo được đăng và báo cáo trong Hội nghị Quốc gia tổ chức tại Hà Nội và 02 bài báo được đăng trong tạp chí Phát triển Nông Thôn, Đại học Cần Thơ – hai trong những tạp chí phong hàm chức danh nhà nước
Thực tiễn trong các trường ĐH, cao đẳng, hoạt động NCKH là con đường hiệu quả nhất để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, và phát triển năng lực của GV và SV
Trang 24làm công tác giảng dạy và học tập NCKH là một trong hai tiêu chí chính để đánh giá chất lượng của quá trình đào tạo NCKH trong SV tại trường ĐH Cửu Long sau hơn 04 năm thực hiên, các đề tài được viết thành bài báo được đưa lên trang Web của trường và nhà trường đã xuất bản Thông tin NCKH đến nay đã 5 ấn bản số và sắp xuất bản thành Tạp chí ĐH Cửu Long làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho GV và SV, đồng thời là cách chuyển giao kết quả NCKH và xây dựng “thương hiệu” ĐH Cửu Long trong khu vực ĐBSCL và toàn quốc
3 Giới hạn của NCKH trong SV tại ĐH Cửu Long
Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy, dường như trong quá trình học ĐH, SV bỏ nhiều công sức để “học thuộc bài” nhiều hơn là cho hoạt động tìm tòi sáng tạo – hoạt động NCKH Điều này phản ánh những hạn chế cần khắc phục của hệ thống đào tạo ĐH nặng lý thuyết ở các trường ĐH như hiện nay
Trong NCKH, SV có rất nhiều thuận lợi như sự tận tình hướng dẫn của Thầy/cô hướng dẫn khoa học, hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho NCKH từ phía khoa,…Tuy nhiên, khi tham gia NCKH SV và người hướng dẫn khoa học gặp không ít những khó khăn như sau, những việc này làm giới hạn NCKH trong SV
- Thiếu kinh phí: Thực tế, một đề tài do nhóm SV thực hiện tại trường ĐH Cửu Long
được hỗ trợ kinh phí khoảng 5 triệu đồng, với kinh phí này thì đúng là giới hạn cho việc NCKH đối với những đề tài không dừng lại khảo sát/ điều tra mà phải bố trí thí nghiệm
và như thế chỉ giải quyết được những đề tài nghiên cứu cơ bản
- Thiếu kinh nghiệm thực tế: Hầu hết các đề tài mà SV có được đều do GV phát động và
viết phiếu đăng ký đề tài để SV đăng ký và chỉ có SV năm 3, 4 tham gia (SV năm 1, 2 còn rất bỡ ngỡ với việc NCKH) Đây cũng là một trong những giới hạn cơ bản, bởi NCKH đòi hỏi phải có kiến thức vững vàng, có tư duy sáng tạo, có kinh nghiệm thực tế,…những yêu cầu này đối với SV không dễ dàng
- Trang thiết bị còn nghèo nàn: Đây cũng là giới hạn cơ bản trong NCKH hay giảng dạy
tại ĐH Cửu Long Trang thiết bị, khu thực nghiệm, phòng thí nghiệm còn rất hạn chế, lạc hậu nên ít nhiều làm giới hạn đến hoạt động hay hiệu quả NCKH
- GV – hướng dẫn khoa học chỉ cục bộ: vài bộ phận GV chưa coi trọng việc NCKH mà
chỉ biết đọc bài giảng để lên lớp Điều này có thể không phải do họ thụ động, mà có thể
do cơ chế quản lý của cán bộ quản lý (CBQL) khoa học và thái độ NCKH của SV trong nhà trường
GV – người làm công tác hướng dẫn khoa học không được coi trọng: khi nghiệm thu đề tài, đề xuất hội đồng nghiệm thu là CBQL của khoa/ phòng mà không một lần tham khảo
Trang 25GV – người làm công tác hướng dẫn khoa học, chúng tôi chưa một lần được xứng danh trong những buổi lễ tuyên dương vào các dịp Nhà giáo Việt Nam, cuối năm học, Kỹ niệm
10 hay 15 năm thành lập Trường,…
Ngoài một số vấn đề chủ quan và khách quan cơ bản nêu trên, còn một số vấn đề chủ quan khác mà làm giới hạn việc NCKH trong SV thường gặp, đó là: Phương pháp và khả năng nghiên cứu còn hạn chế; Khó khăn lúc thu thập số liệu; Chưa có kỹ năng nghiên cứu và Phong trào NCKH của SV chưa phát triển
Như vậy, bên cạnh những vấn đề khách quan và chủ quan nêu trên đã làm giới hạn NCKH của SV tại ĐH Cửu Long thì những vấn đề chủ quan cần rất đáng quan tâm, đặc biệt những vấn đề liên quan đến các kỹ năng cần thiết trong NCKH
4 Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH trong SV tại ĐH Cửu Long
* Đối với nhà trường
- Giải quyết tốt hơn các vấn đề đã nêu trong giới hạn của NCKH trong SV tại ĐH Cửu
Long
- Song, cần nâng cao nhận thức của SV và CBQL về hoạt động NCKH trong SV
- Tạo môi trường hoạt động sôi nổi: hình thành các giải thưởng khoa học công nghệ với quy mô khác nhau để thu hút cũng như tạo nên một môi trường khoa học năng động, có
cơ chế khuyến khích GV tham gia hướng dẫn khoa học thông qua việc khen thưởng về vật chất và tinh thần để tôn vinh công việc NCKH
- Tổ chức các cuộc thi sáng tạo trong khoa học tại Trường
* Đối vơi khoa
- Tổ chức những buổi trao đổi kinh nghiệm NCKH trong SV
- Tổ chức nhiều hội thảo về chuyên ngành
- Tăng cường cho SV đi thực tế
III KẾT LUẬN
Trên cơ sở phân tích, đánh giá với những năm đã thực hiện NCKH, bài viết đã nêu
rõ những thành tựu và giới hạn của việc NCKH trong SV tại ĐH Cửu Long Chất lượng hoạt động NCKH trong SV tại ĐH Cửu Long ngày càng được quan tâm và đầu tư từ phía nhà trường và đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu và thực tiễn đến SV Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động NCKH là chưa tương xứng với tiềm năng của ĐH Cửu Long, việc tổ chức thực hiện các hoạt động NCKH trong SV còn nhiều bất cặp
Trang 26TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đại học Cửu Long, Kỷ yếu 15 năm thành lập trường Đại Học Cửu Long, 2015
2 Đại học Cửu Long, Tập san hội thảo 15 năm hình thành và phát triển Đại Học Cửu
Long, 2015
3 Phòng QLKH – SĐH & HTQT, Thống kê đề tài, dự án nghiên cứu khoa học qua các
năm, Đại Học Cửu Long, 2014
Trang 27BÁO CÁO KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
Trang 28TÍNH TOÁN VÀ MÔ PHỎNG MÁY PHUN THUỐC LÚA TỰ HÀNH
Phạm Hửu Trọng
I TÓM TẮT
Từ việc đi thực tế nắm bắt những hạn chế của các máy phun thuốc đi trước và hiểu được những yêu cầu của người sử dụng đối với máy phun thuốc lúa tự hành Đưa ra hướng giải quyết các mặt hạn chế và đáp ứng những yêu cầu của người sử dụng bằng cách kế thừa những sản phẩm đã có, những sản phẩm được thương mại hóa, để không mất thời gian kiểm chứng và dể dàng thay thế các chi tiết đó khi hư hỏng Sau khi tiến hành nghiên cứu đạt được kết quả là: giải quyết được các bài toán đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, bài toán về cần phun, bài toán về đường vết bánh xe để lại trên mặt ruộng và bài toán di chuyển trên nền đất yếu Cụ thể là lựa chọn được phương án thiết kế cần phun hệ thống khung gầm, hệ thống dẫn hướng 4 bánh cũng như hệ thống dẫn động 2 cầu Từ các phương án thiết kế mô phỏng trên máy tính
II ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta đặc thù là một nước nông nghiệp chiếm tới gần 75% sản xuất cả nước, trong đó cây lúa chiếm tỉ trọng cao nhất, việc sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫn còn sử dụng những công cụ lao động thô sơ hoặc dựa vào lao động chân tay Trong thời gian gần đây đã có những công trình nghiên cứu để đưa thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhưng vẫn còn mang tính sơ khai, việc đưa máy móc vào đồng ruộng còn rất hạn chế chỉ tập trung ở khâu thu hoạch Do đó để giảm công lao động và tiết kiệm thời gian chăm sóc thì vấn đề cần đặt ra là phải giải phóng sức lao động trong khâu phun thuốc trừ sâu và phòng trừ bệnh hại vì đây là khâu ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe của người lao động
Các mặt hạn chế của các máy phun thuốc đã có trên thị trường và yêu cầu sử dụng
đã đặt ra những yêu cầu cần giải quyết đối với máy phun thuốc lúa tự hành như sau:
Diện tích vết bánh xe trên để lại trên mặt ruộng là ít nhất
Thiết bị có thể di chuyển ổn định trên địa hình đồng ruộng
Cần phun phải gọn nhẹ và có tính cơ động cao
Để giảm thời gian tính toán và thiết kế tác giả đã sử dụng phần mềm Autodesk Inventor Professional 2015 thiết kế và giải quyết các bài toán về sức bền, kết cấu và tính toán các chi tiết máy Đây là công cụ gọn nhẹ và cho phép tính toán nhanh trong nhiều môi trường thiết kế có sự trợ giúp của máy vi tính (CAD) Phần mềm Inventor là một sản
Trang 29phẩm của hãng Autodesk, có khả năng xây dựng các vật thể 3D tiện lợi, trực quan và thông minh, được sử dụng rộng rãi trong thiết kế cơ khí và các lĩnh vực kỹ thuật khác
Bài báo giới thiệu một số kết quả tính toán và thiết kế máy phun thuốc lúa tự hành trên cơ sở mô phỏng bằng phần mềm Autodesk Inventor Professional 2015
III CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Công cụ: Máy vi tính với phần mềm Autodesk Inventor Professional 2015
Phương pháp nghiên cứu: Khai thác sử dụng phần mềm Autodesk Inventor Professional
2015 trong môi trường thiết kế chi tiết, thiết kế lắp ráp, thiết kế kết cấu và tính toán chi tiết máy
IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Những thông số cơ bản
Máy phun hoặc vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp phục chủ yếu phục vụ cho cây lúa, hoa màu và có thể dùng để phun xịt các dung dịch phân bón
Các thông số cơ bản của máy như sau:
Dung tích thùng chứa: 350÷400 lít
Chiều rộng cần phun thuốc: 4,5÷13,5m
Công suất bơm: 24÷32 lít dung dịch/phút
Công suất động cơ: 12,5 mã lực
Chiều cao cơ bản từ khung máy là: 1,4m
Các bộ phận chính của máy:
Hệ thống lái và hệ thống nâng hạ cần phun
Khung máy và khớp nối
Trang 302 Chi tiết kết cấu
2.1 Hệ thống lái
Vị trí của người lái đảm bảo có một góc nhìn rộng và có thể quan sát toàn bộ quá trình hoạt động của máy từ bánh xe đến cần phun Quá trình điểu khiển máy dễ dàng vì chỉ cần sử dụng cần hướng qua trái hoặc phải để điều khiển máy và cần phun được điều khiển thông qua một cần nâng lên hoặc hạ xuống cho vị trí tương ứng của cần phun
Hình 1 Vị trí người điều khiển
Trang 31Suất tiêu thụ nhiên liệu (g/Mã lực/giờ) 185
Trang 322.3 Sơ đồ hệ thống phun thuốc
Hệ thống cần phun có thể làm việc với nhiều kích thước khác nhau và đảm bảo sự đồng đều giữa các vòi phun trong quá trình làm việc Hệ thống cần phun được điều khiển bởi một xilanh thủy lực để có được khoảng cách nhất định từ vòi phun đến phần trên của lá Hệ thống được vận hành tốt nhất trong vận tốc từ 2÷3km/giờ
Trang 33Hình 4 Kết cấu cần phun Bảng 3 Bảng phân bố vòi phun tương ứng với chiều rộng phun
Hình 5 Vòi phun
2.4 Nguyên lý hoạt động của hệ thống lái
Trang 34Nguyên lý hoạt động của hệ thống lái dựa trên nguyên lý tác hai khâu độc lập và khớp nối đóng vai trò là khớp nối
Hình 6 Máy đi thẳng
Hình 7 Máy rẽ trái
Khi máy rẽ trái và rẽ phải chỉ cần điều chỉnh vị trí cần lái về hướng tương ứng, xilanh thủy lực đóng vai trò điều hướng và trợ lực trong quá trình lái
3 Hiệu quả đạt được của giải pháp
Hiệu quả kinh tế:
Nếu so sánh hiệu quả của máy phun tự hành với các phương pháp truyền thống
ví dụ điển hình là chi phí thuê phun bằng bình xịt vác vai theo giá hiện tại thì
có thể tính toán như sau:
Nông dân có diện tích đất khoảng 5ha
Mỗi 1000m2 cần phải xịt hết 02 bình loại 25 lít
Chi phí thuê xịt mỗi bình 25 lít khoảng 12.000đ
Mỗi mùa lúa trung bình nông dân phun xịt khoảng 8÷12 lần
Một năm nông dân tiến trồng 2÷3 vụ lúa tùy vùng
Chi phí cho một năm trồng 2 vụ lúa khoảng: 19.200.000đ ÷ 28.800.000đ
Chi phí cho một năm trồng 3 vụ lúa khoảng: 28.800.000đ ÷ 43.200.000đ
Vị trí cần lái
Trang 35 Chi phí vận hành máy 2 lít dầu/1giờ có giá khoảng 36.000đ
Tiết kiệm thời gian: với 5ha chỉ cần 2 giờ máy là có thể hoàn thành
Dùng máy làm nguồn kéo cho thiết bị sạ hàng có thể tiết kiệm lúa giống (thiết bị sạ hàng chỉ cần khoảng 14÷18kg lúa giống)
Như vậy chỉ cần 1.5 năm là hoàn vốn đầu tư ban đầu
Hiệu quả kỹ thuật:
Năng suất cao 3ha/giờ phun đều trên toàn bề mặt diện tích, cần phun điều chỉnh nhẹ nhàn với hệ thống trợ lực thủy lực
Người điều khiển ngồi phía trước cần phun và cao hơn cần phun nên hạn chế tới mức thấp nhất gây ảnh hưởng đến sức khỏe người vận hành
Máy có khả năng vận hành tốt trên nhiều địa hình khác nhau và nhiều loại cây trồng và hoa màu khác nhau như: rau, mè, đậu xanh, đậu nành, đậu phộng, khoai lang, bắp… (yêu cầu hoa màu phải có chiều cao tối đa không quá 140÷160cm)
Thể tích thùng chứa lớn (400 lít) nên hiệu quả làm việc được nâng lên vì tiết kiệm được thời gian nạp nước (với mỗi lần nạp đầy 400 lít nước cần 5÷7 phút)
Máy được thiết kế đáp ứng được việc kéo thiết bị sạ hàng giúp giảm lượng lúa giống so với phương pháp sạ tay hiện nay
4 Hướng phát triển đề tài
Hệ thống dẫn động bánh xe có thế thay thế bằng động cơ thủy lực
Ngoài ra cải tiến máy phun thuốc để phục vụ cho các loại cây trồng: cây đậu, cây mè…
Sử dụng bơm thủy lực trong hệ thống lái, bơm thủy lục trong hệ thống cần phun và hệ thống nâng hạ làm cho máy trở nên tự động hóa hơn không cần điều khiển bằng thủ công tay tính cơ động cao hơn
Có nhà đầu tư để tiếp tục nghiên cứu và phát triển sản phẩm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Hữu Lộc, Cơ sở thiết kế máy, NXB đại học quốc gia thành phố HCM, 2012
2 Nguyễn Hữu Lộc, Mô hình hóa sản phẩm cơ khí với Autodese Inventor, NXB Khoa
học Kỹ thuật, 2007
Trang 363 Nguyễn Hữu Lộc, Thiết kế sản phẩm với Autodesk Inventor, NXB tổng hợp TP Hồ
Chí Minh, 2006
4 Trịnh Chất, Lê Văn Uyển, Tính toán thiết kế hệ thống dẫn động cơ khí, Tập 1, 2, NXB
Giáo dục, 2010
5 Nguyễn Hữu Cẩn, Lý thuyết ô tô máy kéo, NXB đại học Bách khoa Hà Nội, 2009
6 GS TS Trần Văn Địch, Công nghệ chế tạo máy, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội
Trang 37NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 12 Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH LONG
Nguyễn Hoàng Minh 1 , Lê Trường Khanh 1 , Lương Văn Út 1 ,
Trần Đăng Khoa 1 , Nguyễn Minh Thắng 1
TÓM TẮT
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc chọn Trường Đại học của học sinh lớp 12
ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Vĩnh Long Số liệu điều tra tực tiếp 305 bạn học sinh lớp 12 đang học tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Vĩnh Long và áp dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá kết hợp với hồi quy cho thấy, các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn trường Đại học của học sinh lớp 12 là: cơ hội trúng tuyển, cơ hội việc làm trong tương lai, sự nhận định của bản thân
về trường Đại học, sự định hướng của các cá nhân có ảnh hưởng, đặc điểm trường Đại học và cơ hội khẳng định bản thân Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao công tác tư vấn tuyển sinh cho các bạn học sinh lớp 12 trong thời gian tới
Từ khóa: chọn trường, trúng tuyển, sự định hướng
1 Đặt vấn đề
Hiện nay, trên cả nước ta có hơn 300 cơ sở đào tạo đại học cao đẳng chất lượng của các trường đại học ngày càng được nâng cao Số lượng các trường có tổ chức thi tuyển
sinh đại học không nhiều nhưng số lượng các trường tổ chức xét tuyển lại rất nhiều (Theo
Nguyễn Tuyết Khanh – Trường Đai học Quảng Bình) Trong năm 2014 tỷ lệ học sinh đỗ
tốt nghiệp trung học phổ thông là hơn 880.000 thí sinh (Theo Tin giáo dục của báo
Vietnamnet.vn số ra ngày 19/06/2014) Trong đó tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông
của tỉnh Vĩnh Long là 9.213 thí sinh (Theo tin.tuyensinh247 số ra ngày 16/06/2014)
Với kết quả như trên thì số thí sinh dự thi và xét tuyển vào các trường Đại hoc – Cao đẳng là rất lớn Nhưng khó khăn hơn là việc các bạn nên chon trường nào để theo học để đạt được ước mơ của mình được ngồi trên ghế giảng đường Đại học Theo
Nguyễn Tuyết Khanh – Trường Đại học Quảng Bình: “Thì sau khi tốt nghiệp được trung
học phổ thông rồi các em phải đối mặt với việc chọn trường và chọn ngành để học đại hoc Thường thì các bạn luôn quan tâm đến việc trường tư hay công” Vì vậy các bạn
1 Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh, Khóa 12, Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cửu Long
Trang 38học sinh rất lưỡng lự giữa hai sự lựa chon này nếu xác định được thì các bạn vẫn mắc phải vấn đề học phí có cao không, trường dạy tốt không? Để giúp quý phụ huynh và các bạn học sinh đưa ra quyết định chọn trường như thế nào là chính xác nhất thì chúng tôi
chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc chọn trường Đại học của học
sinh lớp 12 ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Vĩnh Long”
nhằm đưa ra những giải pháp, kiến nghị giúp cho quý phụ huynh và các trường trung học phổ thông nâng cao được công tác tư vấn tuyển sinh từ đó giúp cho các bạn học sinh có cái nhìn khách quan hơn về việc chon trường Đại học của mình trong tương lai
Kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng Cronbach alpha
Các thành phần của thang quyết định lựa chọn Trường Đại học của học sinh lớp
12 THPT ở Thành phố Vĩnh Long đều có hệ số tin cậy Cronbach alpha khá cao Cụ thể, hệ số Cronbach alpha của thành phần cơ hội việc làm trong tương lai là 0,714; thành phần đặc điểm Trường Đại học là 0,787; thành phần bản thân cá nhân học sinh
là 0,761; thành phần cơ hội trúng tuyển là 0,918; thành phần nỗ lực giao tiếp với học sinh là 0,861; thành phần sự định hướng của các cá nhân có ảnh hưởng là 0,815; thành phần sự đa dạng và hấp dẫn của ngành nghề đào tạo là 0,806; thành phần danh tiếng của Trường Đại học là 0,897 Hơn nữa, phần lớn các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,5 trừ biến SDH2 với hệ số tương quan biến tổng là 0,336 (Bảng 1) Tóm lại,
do tương quan biến-tổng đều đạt yêu cầu cho nên tất cả các biến thành phần sẽ được đưa vào phân tích EFA tiếp theo
Trang 39Bảng 1: Kết quả kiểm định Cronbach alpha cho các thang đo
Các biến quan sát Trung bình thang đo
nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến tổng
Alpha nếu loại biến này
Thành phần cơ hội việc làm trong tương lai (CHVL): Alpha = 0,714