1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học trong sinh viên

3 167 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 3,5 MB

Nội dung

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) trong sinh viên Trường Đại học Xây dựng Miền Trung, bài viết nêu quy trình NCKH sinh viên với mục đích là để sinh viên biết được cách thức chọn, đăng ký, thực hiện và báo cáo một đề tài nghiên cứu khoa học tại trường.

Trang 1

QUY TRÌNH TRIỂN KHAI MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG SINH VIÊN

ThS Nguyễn Công Bằng

Phòng KH&HTQT, trường Đại học Xây dựng Miền Trung

Tóm tắt: Để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) trong sinh viên Trường Đại

học Xây dựng Miền Trung, chúng tôi xin nêu quy trình NCKH sinh viên với mục đích là để sinh viên biết được cách thức chọn, đăng ký, thực hiện và báo cáo một đề tài nghiên cứu khoa học tại trường

Triển khai một đề tài NCKH trong

sinh viên thường được trải qua các giai đoạn

sau: Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu; Giai

đoạn thực hiện đề tài; Giai đoạn hoàn thành

đề tài; Giai đoạn đánh giá một đề tài nghiên

cứu khoa học; Quy trình thực hiện đề tài

nghiên cứu khoa học sinh viên; Quyền lợi của

sinh viên khi tham gia nghiên cứu khoa học

1 Các giai đoạn tiến hành nghiên cứu

khoa học

1.1 Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu

Chọn đề tài (xác định đề tài nghiên

cứu) là bước đầu tiên của nghiên cứu khoa

học Điều quan trọng trong chọn đề tài

NCKH là phải có thực tiễn, kết quả nghiên

cứu phải có tính ứng dụng Để kết quả

NCKH mới và có tính ứng dụng, sinh viên

nên chọn những đề tài thực tế, đủ hẹp để đi

sâu tìm tòi, khám phá Công tác chọn đề tài

phải thông qua thông báo của khoa, trường,

gợi ý của giáo viên hoặc sinh sinh tự đề xuất

về phòng chức năng (Phòng Khoa học và

Hợp tác Quốc tế)

Xây dựng đề cương (bố cục) đề tài

NCKH: sinh viên xây dựng bản thuyết minh

về ý nghĩa, nội dung và phương pháp nghiên

cứu một đề tài báo gồm: thu thập tài liệu;

xây dựng giả thuyết; tìm luận cứ chứng

minh; thông qua đề cương nghiên cứu với

giáo viên hướng dẫn hoặc khoa Trong Xây

dựng thuyết minh sinh viên nêu lên tính cấp

thiết của đề tài: tại sao phải chọn đề tài này?

Phát hiện ra những mâu thuẫn, yêu cầu bức thiết cần giải quyết? Lợi ích thiết thực mà sau khi hoàn thành đề tài sẽ mang lại…Nêu

lên mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tóm

tắt lại những gì sẽ đạt được sau khi nghiên cứu, mục tiêu đưa ra phải trình bày được các khía cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu theo trình tự hợp lý và mạch lạc, hành văn rõ ràng, cụ thể chỉ rõ điều sẽ làm, làm ở đâu, thời gian nào và mục đích là gì Mục tiêu đưa ra phải phù hợp với thực tiễn và mang tính khả thi

Xây dựng giả thuyết: là con đường

để khám phá đối tượng nghiên cứu, nghĩa là

ta xây dựng câu trả lời sơ bộ, cần chứng minh, vào câu hỏi nghiên cứu của đề tài Khi xây dựng giả thuyết cần quan tâm đến các yêu cầu sau đây:

+ Không mâu thuẫn với những lý thuyết khoa học đã được chứng minh

+ Giả thuyết được trình bày dễ hiểu

và có thể kiểm tra được

Vì sao cần phải có giả thuyết trong NCKH? Chính bởi vì, NCKH là đi tìm những gì chưa biết Cái khó là làm cách nào

để tìm những điều chưa biết? bằng trải nghiệm khoa học, các nhà nghiên cứu đã đưa

ra phương pháp “giả định” về những điều chưa biết đó Các nhà khoa học kết luận

“mọi giả thuyết khoa học đều phải được chứng minh, vì vậy thực chất một đề tài khoa học là đi chứng minh giả thuyết”

Trang 2

Nhiệm vụ nghiên cứu: trong giai

đoạn này sinh viên cũng cần phải xác định

các công việc cụ thể cần phải làm: xây dựng

mô hình nội dung dự kiến của đề tài; ba

nhiệm vụ chính cần thực hiện: Xây dựng cơ

sở lý luận (Tổng quan về vấn đề nghiên cứu);

Phân tích và làm rõ bản chất và quy luật của

đối tượng nghiên cứu; Đề xuất những giải

pháp (biện pháp) hiện thực liên quan

Phương pháp nghiên cứu: Có nhiều

phương pháp trong khi nghiên cứu như

phương pháp xây dựng giả thuyết, phương

pháp đưa ra giả thuyết khoa học, phương

pháp tiếp cận thu thập thông tin, phương

pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thực

nghiệm , phương pháp phi thực nghiệm…

Tuy nhiên, sinh viên nêu lên phương pháp

nào là phương pháp chủ đạo, được sử dụng

chính trong đề tài

Dự thảo nội dung nghiên cứu: là lập

dàn ý chi tiết của đề tài, nội dung dàn ý phụ

thuộc vào đối tượng nghiên cứu và mục đích

mà đề tài cần phải đạt Thông thường dàn ý

bao gồm các vấn đề sau:

+ Lịch sử của vấn đề nghiên cứu

+ Cơ sở lý luận của đề tài

+ Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

+ Thực nghiệm khoa học và kết quả

thực nghiệm

+ Kết luận, đề xuất và kiến nghị ứng dụng

Xây dựng kế hoạch nghiên cứu: là

công tác xây dựng các phần việc và quỹ thời

gian tương ứng với phần việc sẽ làm, nhằm

góp phần kiểm soát tốt quỹ thời gian và tiến

độ thực hiện đề tài

1.2 Giai đoạn thực hiện đề tài khoa học

Thu thập xử lý thông tin lý luận là

bước chọn lọc các tài liệu liên quan đến đề

tài, chọn lọc các thông tin cần thiết, sắp xếp

các thông tin theo chủ đề Nghiên cứu vấn đề

trên nhiều quan điểm khoa học khác nhau

Sau đó sinh viên thực hiện việc xử lý thông

tin như tìm hiểu sâu những thông tin quan trọng, loại bỏ những thông tin không cần thiết, sắp xếp thông tin thành những hệ thống theo yêu cầu của đề tài Những thông tin này phải được suy luận dựa theo những tài liệu khách quan chính xác

Thu thập và xử lý tài liệu thực tiễn: tiến hành việc thu thập các tài liệu thực

tiễn bằng con đường trực tiếp quan sát, điều tra, thực nghiệm, tổng kết Qua nghiên cứu thực tiễn ta phải thu lại được những tài liệu xác định, chân thực làm toát lên chủ đề, đối tượng nghiên cứu

Tổ chức thực nghiệm: tiến hành

kiểm nghiệm giả thuyết, luận điểm khoa học bằng thí nghiệm Vì vậy việc tổ chức thực nghiệm phải được thực hiện nghiêm túc và

có khoa học

1.3 Giai đoạn hoàn thành đề tài khoa học

Kết thúc quá trình nghiên cứu là thể hiện toàn bộ kết quả nghiên cứu bằng một văn bản chính thức (báo cáo) Cách viết đề nghị người viết phải nêu câu hỏi chính và đề xuất ngay trong phần mở đầu, sau đó mới phân tích tại sao hướng như vậy là cần thiết

Cách viết báo cáo thuyết phục là phải giới hạn điểm tranh luận và sử dụng phép biện chứng Tìm ra nguyên nhân sâu xa của vấn đề

để đề ra giải pháp Khi viết báo cáo tránh dùng

từ quá nặng, hạn chế sử dụng những ngôn từ quá trang trọng hay nặng về tình cảm hơn lý trí như “nâng cao hiểu biết”, “đẩy mạnh công tác”, “cực kỳ quan trọng”… và tránh dùng những từ không rõ ràng như “có ý kiến cho rằng”, “có lẽ”, có khả năng là”…Tóm lại, câu văn càng đơn giản, càng ngắn gọn càng tốt, vì người đọc không cần phải chứng minh các quan điểm phổ biến Tuy nhiên, các vấn đề khó hiểu cần có dẫn chứng và phân tích Báo cáo khoa học phù hợp về mặt kỹ thuật: in ấn, trình bày nội dung, trích dẫn, danh mục, tài liệu tham khảo,…

Trang 3

Đề tài được nghiệm thu hay bảo vệ

thành công cần đưa vào trong thực tiễn

2 Đánh giá một đề tài nghiên cứu khoa học

Đánh giá một đề tài NCKH được

đánh giá ở các khía cạnh: Hiệu quả các quá

trình nghiên cứu khoa học; Đánh giá một

công trình khoa học

Hiệu quả các quá trình nghiên cứu

khoa học: Sản phẩm khoa học là kết quả của

một đề tài nghiên cứu khoa học, hoạt động

sáng tạo của một cá nhân hay tập thể Chính

vì vậy đánh giá quá trình nghiên cứu khoa

học được thể hiện ở chi phí và chất lượng

của đề tài đó Chi phí và chất lượng được thể

hiện qua các mặt:

+ Hiệu quả khoa học: xem xét ở 2

mặt số lượng và chất lượng Số lượng là

tổng số những thông tin tạo nên hệ thống

hiểu biết mới Chất lượng thông tin là hàm

lượng thông tin có giá trị đích thực được thể

hiện ở tính mới mẻ, tính chính xác và tính

triển vọng

+ Hiệu quả xã hội: nghiên cứu khoa

học phải hướng vào sự phát triển của xã hội

+ Hiệu quả kinh tế: đề tài khoa học có

giá trị đem lại lợi ích gì? Chi phí nghiên cứu

bao nhiêu?

Đánh giá một đề tài khoa học: Thứ

nhất là đánh giá quá trình nghiên cứu qua

việc phân tích chi phí cho quá trình nghiên

cứu, việc sử dụng nhân lực, thời gian cho

quá trình và hiệu quả nghiên cứu Thứ hai là

đánh giá đề tài khoa học thông qua hiệu quả

khoa học, hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế

mà công trình đem lại, đồng thời đánh giá khả năng triển khai ứng dụng sự tiếp nhận

của xã hội

3 Quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa hoc sinh viên:

3.1 Đề xuất ý tưởng với các khoa chuyên môn hoặc phòng Khoa học và Hợp tác Quốc

tế của Nhà trường 3.2 Đăng ký, thực hiện và nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học theo quy định của

trường Đại học Xây dựng Miền Trung (theo

mẫu: Mẫu 1: Đăng ký đề tài; Mẫu 2: Thuyết

minh đề tài; Mẫu 3: Phiếu đánh giá thuyết minh; Mẫu 4: Phiếu đánh giá nghiệm thu;

Mẫu 5: Biên bản nghiệm thu; Mẫu 6: Tổng

hợp; Mẫu 7: Nhận xét phản biện; Mẫu 8:

Đơn xác nhân chỉnh sửa )

4 Quyền lợi của sinh viên khi tham gia nghiên cứu khoa học

Được quyền đề xuất chọn giáo viên hướng dẫn đề tài

Được quyền đăng ký sử dụng các trang thiết bị của nhà trường

Đề xuất kinh phí nghiên cứu khoa học Được cộng điểm rèn luyện khi tham gia và cộng điểm học tập nếu đạt giải nghiên cứu khoa học cấp quốc gia (theo quyết định số: 08/2000/QĐ-BGD&ĐT, ngày 30 tháng

03 năm 2000) Được đề nghị khen thưởng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS Phạm Viết Phượng Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục Nhà xuất bản Giáo dục, 1995

[2] G L Ruzavin Các phương pháp nghiên cứu khoa học NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 1983

Ngày đăng: 17/06/2020, 02:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w