1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các biện pháp quản lý đào tạo nghề ở trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

104 296 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 537 KB

Nội dung

Mỗi tỉnhthành phố có ít nhất một trường trung cấp nghề hoặc trường cao đẳng nghề;mỗi quận, huyện, thị xã có ít nhất một trung tâm dậy nghề hoặc cụm huyện cótrường trung cấp nghề nhằm tạo

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nhân lực là yếu tố then chốt đối với sự phát triển bền vững của đấtnước, vì vậy việc đầu tư để đào tạo một nguồn nhân lực có chất lượng luônđược Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Yêu cầu này đòi hỏi giáo dục

và đào tạo phải đổi mới và nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngàycàng phát triển của Đất nước Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa –hiện đại hóa, để có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động có kỹ thuật cầnthiết phải có chiến lược đào tạo nghề Việc xây dựng chiến lược đào tạo nghềkhông chỉ đơn thuần là việc định hướng cho sự phát triển của một lĩnh vực màcòn là yếu tố cấu thành góp phần thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đã

đề ra

Ở Việt Nam, đào tạo nghề có lịch sử phát triển trên 35 năm và đã gópphần rất lớn vào sự phát triển nguồn nhân lực của đất nước Giáo dục nghềnghiệp là một phân hệ của hệ thống giáo dục, có vị trí tiếp thu thành quả giáodục của phổ thông và tạo nguồn lao động trực tiếp cho xã hội Luật giáo dục

năm 2005 đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là: “Đào tạo người

lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội củng cố quốc phòng an ninh”.

Quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/6/2006 của Bộ trưởng

Bộ Lao động thương binh và xã hội về “Quy hoạch mạng lưới trường cao

đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” là một pháp lý giúp cho hệ thống nghề phát triển Bởi vậy cho

đến nay cả nước có khoảng 135 trường cao đẳng nghề (trong đó có hơn 50trường chất lượng cao, 5 trường tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực);

Trang 2

khoảng 320 trường trung cấp nghề và 830 trung tâm dạy nghề Mỗi tỉnh(thành phố) có ít nhất một trường trung cấp nghề hoặc trường cao đẳng nghề;mỗi quận, huyện, thị xã có ít nhất một trung tâm dậy nghề hoặc cụm huyện cótrường trung cấp nghề nhằm tạo điều kiện thuận lời cho người lao động họcnghề nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và vùngnông thôn

Đứng trước những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về nguồn nhân lực,vấn đề đào tạo công nhân lành nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội đang trởthành vấn đề quan trọng và cấp bách của các cơ sở đào tạo nghề cũng là nhằmthực hiện mục tiêu phát triển giáo dục nghề trong chiến lược phát triển giai

đoạn 2010-2020 là: “Đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng dạy nghề gắn

với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định

sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, cần tạo sự chuyển biến cơ bản toàn diện về giáo dục, trong đó ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực”.

Tuy nhiên cho đến nay, việc đào tạo nghề ở nước ta hiện nay vẫn cònmột số bộc lộ những hạn chế như số nghề dạy còn ít, đơn điệu; chất lượng đàotạo còn thấp; sự phối hợp giữa địa phương với doanh nghiệp, cơ sở đào tạotrong việc tổ chức làm việc cho người lao động sau học nghề chưa có hiệuquả dẫn đến chất lượng lao động hiện nay chưa đáp ứng được đòi hỏi củadoanh nghiệp Sinh viên mới tốt nghiệp vào công tác ở xí nghiệp, công tythường gặp khó khăn khi tiếp cận với các thiết bị khoa học kỹ thuật ngày cànghiện đại Một trong những nhược điểm lớn nhất của họ hiện nay là thiết khảnăng tư duy, sáng tạo và tính chủ động trong công việc Trong khi đó, khoảngcách giữa cung - cầu nhân lực ngày càng lớn, khiến cuộc đua giữa các doanh

Trang 3

nghiệp để tranh giành nguồn nhân lực chất lượng cao và tìm người lao độngtheo đúng chuyên ngành còn nhiều bất cập.

Xác định được nhu cầu của xã hội nói chung cũng như trên địa bàn tỉnhBắc Ninh nói riêng, từ khi được thành lập, trường Cao đẳng Công nghệ Bắc

Hà, tỉnh Bắc Ninh đã có một số giải pháp trong công tác quản lý hoạt độngđào tạo nghề cũng như quản lý dạy học thực hành nghề Tuy nhiên việc tổchức quản lý các hoạt động dạy học chưa thực sự có tính lý luận cao, chưamang tính hệ thống cụ thể Điều đó đặt ra cho nhà trường phải xem xét mộtcách tổng thể về việc tổ chức, quản lý đào tạo nghề, đặc biệt là thực hànhnghề cho học sinh Vấn đề ở đây là quản lý dạy học nghề chưa thực sự phùhợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong khi đó hiệnnay, Bắc Ninh đã vươn lên là tỉnh khá trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,tạo lập được những nền tảng kinh tế - xã hội để cơ bản trở thành tỉnh côngnghiệp vào năm 2015

Gần 17 năm trôi qua, tăng trưởng bình quân đạt trên 14%, năm 2012 GDPtính theo giá cố định tăng gấp 4, 5 lần; thu ngân sách ước đạt 6.500 tỷ đồng, gấp28,5 lần; thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 2.500USD, gấp 11,2 lần; giátrị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) ước 28.000 tỷ đồng, gấp 42,4 lần;kim ngạch xuất khẩu đạt 1.85 tỷ USD, gấp 69,5 lần so với năm 1997

Dự kiến đến năm 2020, quy mô dân số toàn tỉnh 1,183 triệu người, năm

2030 là 1,443 triệu người Giai đoạn 2011 - 2030 kinh tế giữ mức tăng trưởngnhanh, ổn định, bình quân hàng năm khoảng 8 - 10%; thu nhập bình quân đạt6.500 USD/người/năm (năm 2020) và lên từ 10.000 - 14.000 USD/người/năm(năm 2030)

Cơ cấu kinh tế tiếp tục đẩy mạnh phát triển theo hướng công nghiệp,dịch vụ và nông nghiệp, từng bước chuyển dịch theo hướng dịch vụ, côngnghiệp và nông nghiệp sau năm 2030 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực với

Trang 4

tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng rất nhanh, ước năm 2015, tỷ trọng cơcấu ngành công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ tương ứng là:44.8%- 33.8%-21.4%.

Toàn tỉnh đã quy hoạch 15 khu công nghiệp, trong đó 10 khu đi vàohoạt động và hàng chục khu công nghiệp nhỏ, cụm công nghiệp; đến nay,tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký ước khoảng 3 tỷ USD và vốn đầu tưtrong nước đăng ký đạt gần 30 nghìn tỷ đồng Xây dựng các khu công nghiệp

đô thị thân thiện với môi trường, thu hút được nhiều tập đoàn đa quốc gia,nhiều sản phẩm mới, công nghệ hiện đại, hình thành khu công nghiệp hỗ trợđầu tiên ở Việt Nam; kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn được tăng cườngtheo hướng hiện đại, đời sống nhân dân được nâng cao; nhiều chỉ tiêu về kinh

tế, văn hóa - xã hội đều nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước

Nhằm đáp ứng được yêu cầu của thực tế đó, đòi hỏi tỉnh Bắc Ninh phải

có một nguồn nhân lực đảm bảo về các yếu tố như đạo đức, pháp luật, trí tuệ,

kỹ năng, nghề nghiệp thì mới đáp ứng được tốc độ phát triển trên địa bàntỉnh Xuất phát lý luận và thực tế nói chung cũng như trên địa bàn tỉnh Bắc

ninh nói riêng, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Các biện pháp quản lý đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn Thạc sĩ

quản lý giáo dục

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đề xuất một số biện pháp quản lý đào tạo theo định hướng “Đào tạođáp ứng nhu cầu thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” của trườngCao đẳng Công nghệ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh nhằm góp phần nâng cao chấtlượng đào tạo của nhà trường

Trang 5

3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1 Khách thể nghiên cứu:

Hoạt động quản lý đào tạo nghề của trường Cao đẳng Công nghệ Bắc

Hà, tỉnh Bắc Ninh

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Các biện pháp quản lý đào tạo nghề ở trường Cao đẳng Công nghệ Bắc

Hà đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu những biện pháp quản lý đào tạo nghề bảo đảm tính đồng bộ vớinội dung, quá trình quản lý đào tạo của nhà trường và có tính thực tiễn thìhiệu quả đào tạo nghề của nhà trường sẽ có chất lượng cao và đáp ứng tốt nhucầu của thị trường lao động trong tỉnh Bắc Ninh hiện nay

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

5.1 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động dạynghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động của các trường dạy nghề

5.2 Đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo nghề (hệ trungcấp) ở Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà đáp ứng yêu cầu thị trường laođộng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo nghề đáp ứng thị trườnglao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ở Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà

Trang 6

6.3 Các biện pháp quản lý đào tạo nghề được áp dụng cho Ban giámhiệu và các cán bộ quản lý đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc

Hà thực hiện để đáp ứng thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về côngtác đào tạo nghề

- Nghiên cứu lý luận về công tác đào tạo nghề và công tác quản lýđào tạo nghề

- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến quản lý đào tạo nghề nhằmphân tích, tổng hợp và khái quát hóa khung lý thuyết của đề tài luận văn

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Quan sát sư phạm:

+ Dự giờ lên lớp của một số lớp thực hành nghề

+ Tìm hiểu những điều kiện dạy học nghề ở trường;

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý hoạt động dạy nghềqua các báo cáo thực hiện nhiệm vụ dạy nghề của trường, của ngành giáodục đào tạo;

- Tọa đàm: Tổ chức hội thảo khoa học về “Đổi mới công tác quản lý

và giảng dạy trong đào tạo nghề nhằm đáp ứng thị trường lao động trên địabàn tỉnh Bắc Ninh”;

- Điều tra bằng phiếu hỏi: Thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý, giáoviên, học sinh và cán bộ quản lý của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnhBắc Ninh

7.3 Các phương pháp nghiên cứu khác

- Phương pháp sử dụng thống kê toán học: Thu thập xử lý các thôngtin số liệu điều tra và nghiên cứu các hồ sơ thống kê

Trang 7

- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của các nhà quản lý, của giáoviên có nhiều kinh nghiệm, ý kiến của học sinh nhằm thẩm định các biệnpháp quản lý đã đề xuất.

8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,luận văn được kết cấu thành 3 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo nghề theo nhu cầu thị

trường lao động của các trường đào tạo nghề

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý trong đào tạo nghề ở Trường

Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà

Chương 3: Các biện pháp quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị

trường lao động ở Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà

Trang 8

Vào giữa thế kỷ XIX (1984) do sự phát triển của công nghiệp, ở Phápxuất hiện nhiều cuốn sách viết về sự phát triển đa dạng của nghề nghiệp.Người ta đã ý thức được rằng hệ thống nghề trong xã hội rất đa dạng và phứctạp Sự chuyên môn hóa được chú trọng Do vậy, nội dung các cuốn sáchkhẳng định tính cấp thiết phải hướng nghiệp trang bị cho thế hệ trẻ đi vào laođộng sản xuất, có nghề nghệp phù hợp với năng lực của mình và phù hợp vớiyêu cầu của xã hội.

Đào tạo công nhân ở Hoa Kỳ được tiến hành trong các trường THPTphân ban, các trường dạy nghề trung học, các cơ sở đào tạo sau trung học.Học sinh tốt nghiệp được cấp bằng chứng nhận và chứng chỉ công nhân lànhnghề và có quyền được đi học tiếp theo Thời gian đào tạo từ 2 đến 7 năm tùytừng nghề

Ở Đài Loan, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học tại trường trungcấp nghề ra trường được công nhận là công nhân lành nghề Học sinh tốtnghiệp trung cấp nghề và công nhân lành nghề được học tiếp ở bậc Cao đẳng,tốt nghiệp được cấp bằng kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật bậc cao được họctiếp lên Đại học

Trang 9

Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thị trường thương mại tự doASEAN năm 2003, APEC năm 2020, hệ thống đào tại Inđônêxia từ năm 1993

đã được nghiên cứu và phát triển mạnh Trong đó kết hợp đào tạo nghề giữanhà trường và doanh nghiệp được quan tâm đặc biệt

Nhìn chung trên thế giới, các nước đều bố trí hệ thống giáo dục kỹthuật và dạy nghề bên cạnh hệ phổ thông và đại học, các nghiên cứu về đàotạo theo nhu cầu xã hội đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản lý chất lượng giáodục của các cơ sở đào tạo, coi đó như yếu tố hàng đầu để thỏa mãn nhu cầucác khách hàng của giáo dục

1.1.2 Ở trong nước

Giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta coi “Quốc sáchhàng đầu” Từ sau Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986),thực hiện theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN với nhiều thànhphần kinh tế có sự điều tiết của nhà nước, ĐTN ở nước ta đã bước vào giaiđoạn phát triển mới, vươn lên đáp ứng nhu cầu chuyển đổi của kinh tế theo cơchế thị trường định hướng XHCN, hiện đại hóa, chuẩn hóa, hội nhập khu vực

và quốc tế

Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, Đảng và Nhà nước tangày càng quan tâm tạo điều kiện để cho nhà trường hợp tác với doanh nghiệptrong đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, nhất là trongnhững năm gần đây đã ban hành cơ chế chính sách thông thoáng giúp cho sựhợp tác này được thuận lợi, điều này được cụ thể hóa trong Luật giáo dục năm

2005, Luật dạy nghề năm 2006 và Điều lệ trường CĐ nghề năm 2007, Điều lệtrường Trung cấp nghề năm 2007, Điều lệ trường Trung cấp chuyên nghiệpnăm 2008, quy chế mẫu của trung tâm dạy nghề năm 2007,

Lịch sử Việt Nam có từ lâu đời và luôn gắn với đào tạo con người trong

đó có ĐTN Tuy nhiên do sự phát triển chung của đất nước qua các thời kỳ

Trang 10

lịch sử, thực trạng ĐTN nói chung và ĐTN trong mối quan hệ hợp tác giữanhà trường với DN nói riêng còn những hạn chế cơ bản và cũng còn ít cáccông trình nghiên cứu về vấn đề này.

Trong những năm gần đây, do cơ chế và chính sách thông thoáng củanước ta, đồng thời do nhu cầu lao động của thị trường hiện nay nên đã xuấthiện một số công trình nghiên cứu có ý nghĩa tác động không nhỏ đến các cơ

sở ĐTN Năm 1993, tác giả Phạm Khắc Vũ với luận văn tốt nghiệp “Cơ sở lýluận và thực tiễn phương thức tổ chức đào tạo nghề kết hợp tại trường và cơ

sở sản xuất” Năm 2004, trường Trung học kỹ thuật xây dựng Hà Nội có đềtài nghiên cứu khoa học cấp thành phố: “Các giải pháp gắn đào tạo với sửdụng lao động của hệ thống dạy nghề Hà Nội trong lĩnh vực xây dựng” có nêu

ra các giải pháp thiết lập quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp Năm

2007, Nguyễn Anh Tuấn có luận văn tốt nghiệp “ Hoàn thiện và đổi mới cácbiện pháp quản lý đào tạo nghề của trường Trung học công nghiệp quốcphòng trong giai đoạn hiện nay (từ năm 2007 đến năm 2015)” đi sâu nghiêncứu về các biện pháp quản lý đào tạo nghề theo quan điểm hệ thống: Quản lýmục tiêu, quản lý nội dung, quản lý phương pháp đào tạo nghề, quản lý kếtquả và chất lượng đào tạo nghề

Trên đây là sự khái lược về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

có liên quan đến vấn đề chất lượng đào tạo nghề đặc biệt là chất lượng đàotạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động để nâng cao chấtlượng đào tạo nghề Tuy nhiên, vấn đề chất lượng đào tạo nghề ở trình độtrung cấp, đặc biết trong xu thế hội nhập hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, ít

được quan tâm nghiên cứu Vì vậy tôi chọn vấn đề: “Các biện pháp quản lý đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” nghiên cứu làm luận văn

Thạc sĩ quản lý giáo dục cũng là nhằm mục đích ngày càng nâng cao chất

Trang 11

lượng ĐTN của nhà trường theo đúng nhu cầu của thị trường lao động, gópphần thành công vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.2.MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.2.1 Quản lý và quản lý giáo dục

Quản lý là một hoạt động đặc biệt, là yếu tố không thể thiếu được trongđời sống xã hội Nó gắn liền với quá trình phát triển, đặc biệt trong xã hộihiện này thì quản lý có vai trò cực kỳ lớn, nó giúp cho mọi hoạt động có trật

tự, kỷ luật và có hiệu quả

Theo C.Mác, quản lý là chức năng được sinh ra từ tính chất xã hội hóalao động Nó có tầm quan trọng đặc biệt vì mọi sự phát triển của xã hội đềuthông qua hoạt động của con người và thông qua quản lý

Như vậy hoạt động quản lý là tất yếu tồn tại ở mọi loại hình thức

tổ chức, mọi xã hội Khái niệm quản lý đã được tiếp cận ở nhiều góc độkhác nhau

Theo F.W.Taylor: Quản lý là biết được chính xã điều bạn muốn ngườikhác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốtnhất và rẻ nhất

Ở Việt Nam quản lý cũng hiểu theo nhiều khái niệm khác nhau.

Theo từ điển Tiếng Việt: Quản lý là tổ chức và điều hành các hoạt độngtheo những yêu cầu nhất định

Giáo sư Mai Hữu Khuê cho rằng: Quản lý là tác động có mục đích tớitập thể những người lao động nhằm đạt được những kết quả nhất định và mụcđích đã định trước

Theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: Quản lý là một quá trình địnhhướng quá trình có mục tiêu, quản lý có hệ thống là quá trình tác động đến hệ

Trang 12

thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặctrưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn.

Theo tác giả Nguyễn Văn Bình: Quản lý là một nghệ thuật đạt đượcnhững mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉhuy hoạt động của những người khác

Nhìn chung, khái niệm quản lý đều phản ánh một dạng lao động trí tuệcủa con người có chức năng bảo đảm và khuyến khích những nỗ lực củanhững người khác để thực hiện thành công công việc nhất định Quản lý làcông tác phối hợp có hiệu quả hoạt động của những người cộng sự khác cùngchung một tổ chức Quan niệm hiện đại về quản lý thừa nhận đó là toàn bộcác hoạt động huy động, tổ chức, thực thi các nguồn lực vật chất và tinh thần,

sử dụng chúng nhằm tác động và gây ảnh hưởng tích cực đến những ngườikhác để đạt được những mục tiêu của tổ chức hay cộng đồng

Hình 1.1 Sơ đồ của khái niệm quản lý

Khách thể quản lý

Từ những điểm chung của các quan niệm trên có thể hiểu:

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lýlên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơhội của hệ thống để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động củamôi trường Với khái niệm trên quản lý phải bao gồm các yếu tố (các điềukiện) sau:

Chủ thểquản lý

Mục tiêu quản lý

Đối tượng quản lý

Trang 13

- Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đã đặt ra cho cả đối tượng vàchủ thể Mục tiêu này là căn cứ để tạo ra các tác động.

- Chủ thể phải thực hành việc tác động

- Quản lý bao giờ cũng có chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý

- Quản lý bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin và đều cómối liên hệ ngược

- Quản lý bao giờ cũng có khả năng thích nghi

Hoạt động và các quan hệ quản lý chính là đối tượng của khoa họcquản lý Quản lý ra đời chính là để tạo ra một hiệu quả hoạt động cao hơn hẳn

so với việc làm của từng cá nhân riêng rẽ, của một nhóm người khi họ tiếnhành các công việc có mục tiêu chung gần gũi với nhau Nói một cách khác,thực chất của quản lý là quản lý con người trong tổ chức, thông qua đó sửdụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của tổ chức Ngày nay côngtác quản lý được coi là một trong năm nhân tố phát triển kinh tế xã hội là: vốn– nguồn lực lao động – khoa học kỹ thuật công nghệ - tài nguyên và quản lý.Trong đó quản lý có vai trò quyết định sự thành bại của công việc

Về khái niệm quản lý giáo dục cũng có nhiều cách hiểu Do giáo dục là

một lĩnh vực hoạt động xã hội nên quản lý giáo dục được xem là quản lý xãhội Quản lý giáo dục luôn bám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội,phát triển kinh tế trong từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử của mỗi quốc gia

Có thể hiểu khái niệm quản lý giáo dục là quản lý những tác động có hệthống, khoa học, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượngquản lý là quá trình dạy học và giáo dục diễn ra ở các cơ sở giáo dục như cáctrường học, trung tâm khoa học kỹ thuật, hướng nghiệp dạy nghề hay một tậphợp các cơ sở phân bố trên địa bàn dân cư Đa số các nguồn và tác giả tuydiễn đạt khác nhau song căn bản đều hiểu khái niệm quản lý giáo dục tương

tự như trên

Trang 14

Từ việc phân tích các khái niệm trên và quan điểm tiếp cận khác nhau

về quản lý, chúng ta hiểu rằng: Quản lý là hoạt động có ý thức có chủ thểquản lý nhằm điều khiển tác động lên đối tượng, khách thể quản lý để đạtđược mục tiêu của quản lý

Như vậy, quản lý trở thành nhân tố của sự phát triển xã hội Quản lý trởthành một hoạt động phổ biến, diễn ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ vàliên quan đến con người mà quản lý trong giáo dục và đào tạo là một nhiệm

vụ quan trọng Quản lý có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của

xã hội tùy theo trình độ quản lý cao hay thấp

1.2.2 Quản lý nhà trường và quản lý dạy học

Nhiều người giải thích quản lý nhà trường (quản lý trường học) là quản

lý giáo dục ở cấp vi mô, tức là thực hiện toàn bộ những nhiệm vụ quản lý giáodục tại cơ sở giáo dục, trong phạm vi cơ sở giáo dục

Theo Trần Kiểm, quản lý trường học là hệ thống những tác động tựgiáo (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủthể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹhọc sinh, và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện

có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường (2006)

Trong luận văn này chúng tôi tán thành cách hiểu trên nhưng khôngphân biệt các cấp vĩ mô và vi mô, bởi vì trong quản lý nhà trường thì các chủthể quản lý vẫn là mọi cấp quản lý từ cao xuống thấp, chẳng hạn Chính phủcũng là chủ thể quản lý nhà trường chú không riêng Hiệu trưởng mới là chủthể quản lý Chúng tôi sử dụng quan niệm của Đặng Thành Hưng (Giáo trìnhgiáo dục so sánh – 1998) coi quản lý nhà trường là quản lý giáo dục ở cấp cơ

sở, phản ảnh đầy đủ mục tiêu, chức năng, nội dung và phương tiện quản lýgiáo dục trong phạm vi trường học

Trang 15

Trong quản lý nhà trường có những đối tượng quản lý cụ thể tạo nênnhững lĩnh vực quản lý tương đối khác nhau, cụ thể như sau: Quản lý hànhchính và tài chính; Quản lý hoạt động chuyên môn; Quản lý nhân sự; Quản lý

cơ sở hạ tầng kỹ thuật; Quản lý các quan hệ giáo dục trong nhà trường, giữanhà trường với gia đình, cộng đồng địa phương

Với quản lý dạy học là một mảng trong quản lý nhà trường và là mảng quan trọng nhất Quản lý các lĩnh vực khác chẳng qua là để quản lý

dạy học có hiệu quả cao Quản lý dạy học chính là quản lý các nguồn lực vàhoạt động của nhà trường nhằm thực hiện chương trình đào tạo Nội dung chủyếu của quản lý dạy học là:

- Quản lý mục tiêu dạy học;

- Quản lý kế hoạch hoạt động dạy học;

- Quản lý nội dung, kế hoạch, chương trình giảng dạy;

- Quản lý phương pháp dạy và học;

- Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên;

- Quản lý hoạt động học tập của học sinh

1.2.3 Nghề, đào tạo nghề và Quản lý đào tạo nghề

Nghề:

Nghề là một loại hình hoạt động mang tính chất riêng, đặc thù của conngười, nó được hình thành và phát triển của xã hội loài người Đó là một dạnglao động vừa mang tính xã hội, vừa mang tính cá nhân, trong đó con ngườivới tư cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi thỏa mãn những yêu cầu nhất địnhcủa xã hội, của cá nhân

Khái niệm nghề của Nga được định nghĩa là một loại hoạt động laođộng đòi hỏi có đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sống

Khái niệm nghề của Pháp được định nghĩa là một loại hoạt động có thóiquen và kỹ năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống

Trang 16

Ở Đức, nghề được định nghĩa là hoạt động cần thiết cho xã hội ở mộtlĩnh vực lao động nhất định, đòi hỏi phải được đào tạo ở một trình độ nào đó.

Từ điển Tiếng Việt (năm 1998) đưa ra định nghĩa “Nghề là công việcchuyên môn làm, theo sự phân công của xã hội”

Như vậy, qua các khái niệm trên, chúng ta đều hiểu rằng: Nghề là một

dạng lao động đòi hỏi con người phải trải qua một quá trình đào tạo chuyên biệt để có những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nhất định Nhờ quá trình hoạt động nghề nghiệp, con người có thể tạo ra sản phẩm để thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân và xã hội.

Đào tạo nghề:

ĐTN thực chất là nhằm phát triển nguồn nhân lực Hiện nay các cơ sởgiáo dục nghề nghiệp đào tạo ra hai loại hình cơ bản công nhân kỹ thuật vànhân viên nghiệp vụ Sản phẩm đào tạo là nhân cách hay nói cách khác làphẩm chất và năng lực của người lao động ở một tiêu chuẩn quy định củanghề đào tạo

Như vậy, ĐTN là quá trình truyền thụ và lĩnh hội một hệ thống tri thức,

kỹ năng, thái độ nghề nghiệp nhất định đã được khái quát hóa trong nghề đàotạo; là quá trình rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo, thái độ và năng lực nghềnghiệp ở người học để hình thành nhân cách nghề nghiệp Quá trình này đượcthực hiện chủ yếu thông qua việc giảng dạy theo chuẩn mực của các ngànhđào tạo

Quá trình dạy học trong giáo dục và đào tạo nói chung và trong ĐTNnói riêng thường được phân chia ra một cách tương đối thành hai quá trình

bộ phận là dạy học lý thuyết và dạy học thực hành Dấu hiệu quan trọng của

quá trình dạy học đặc biệt là dạy thực hành trong giáo dục chuyên nghiệp là dạy học không phải chủ yếu là truyền đạt, cung cấp thông tin mà phải chủ yếu là hình thành kỹ năng, rèn luyện kỹ xảo, phát triển khả năng tìm tòi,

Trang 17

phát hiện, quản lý và xử lý thông tin thành sản phẩm có ý nghĩa đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp.

Quản lý đào tạo nghề

Quản lý đào tạo nghề chính là quản lý dạy học trong khi thực hiện cácnhiệm vụ và hoạt động học tập lý thuyết và thực hành của người học nhằmvào mục tiêu là hình thành kỹ năng, rèn luyện kỹ xảo, phát triển khả năngthực hành và ứng dụng tương ứng với môn học, ngành học hoặc chuyên mônnghề nghiệp

Nội dung quản lý đào tạo nghề cũng bao gồm những mặt sau: Quản lýmục tiêu dạy học; Quản lý kế hoạch hoạt động dạy học; Quản lý nội dung, kếhoạch, chương trình phương pháp dạy học lý thuyết; Quản lý nội dung,phương pháp dạy học thực hành; Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên;Quản lý hoạt động học tập thực hành của học sinh

1.3.CÁC YẾU TỐ CỦA QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1.3.1 Mục tiêu của đào tạo nghề

Văn kiện Đại hội XI của Đảng xác định: “Phát triển giáo dục là quốcsách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướngchuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong

đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộquản lý là khâu then chốt Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo,coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành,khả năng lập nghiệp Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục Thực hiện kiểm địnhchất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học Xây dựng môi trường giáodục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội” Mụctiêu của chiến lược phát triển giáo dục 2010-2015 cho giáo dục nghề nghiệplà:

Trang 18

Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế vàchính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đàotạo Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực cho cácngành, lĩnh vực mũi nhọn; đồng thời chú trọng đào tạo nghề cho nông dân,nhất là đối với những người thuộc diện thu hồi đất; nâng cao tỷ lệ lao độngqua đào tạo Quan tâm hơn tới phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng

xa, vùng khó khăn Bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục; thực hiện tốtchính sách ưu đãi, hỗ trợ người có công, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinhgiỏi, học sinh nghèo vượt khó, học sinh khuyết tật, giáo viên công tác ở vùngsâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn

Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng nhu cầu pháttriển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng phát triển đào tạo nghề ngắn hạn vàđào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có trình độcao dựa trên nên học vấn trung học phổ thông hoặc trung học chuyên nghiệp

Luật giáo dục năm 2005, điều 33 quy định về mục tiêu của giáo dục

nghề nghiệp như sau: “Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người

lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm được việc làm,

tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh”.

Trong giai đoạn 2011-2020, công tác dạy nghề ở nước ta phải thực hiệnđược hai nhiệm vụ chiến lược cơ bản, đó là: đào tạo đội ngũ công nhân kỹthuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh có trình độ cao, đủ về số lượng, hợp

lý về cơ cấu ngành nghề; có đủ điều kiện và khả năng đáp ứng yêu cầu pháttriển của các ngành, vùng kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn,vùng kinh tế trọng điểm, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước và hội nhập

Trang 19

quốc tế Trong thời gian tới, việc mở rộng quy mô đào tạo nghề cho người laođộng, phục vụ có hiệu quả việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp,nông thôn, tạo nhiều việc làm có thu nhập cao, cải thiện đời sống cho ngườilao động; giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội; đẩy nhanh chuyểndịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp, nông thôn.

Trước những yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, Bộ Lao động, Thươngbinh và Xã hội đang xây dựng Chiến lược Công tác dạy nghề giai đoạn 2011-

2020, và đặt ra mục tiêu tổng quát phát triển dạy nghề Việt Nam đến năm

2020 là tạo sự đột phá về chất lượng dạy nghề theo hướng tiếp cận trình độkhu vực và thế giới, nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất,kinh doanh; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp đápứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động

Điều này có nghĩa là, giáo dục nghề nghiệp trong đó có đào tạo nghềphải lấy mục tiêu đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng, thái độ, ýthức nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu lao động xã hội là chính, đồng thời với khảnăng phát triển toàn diện của chính họ trong nghề nghiệp và trong xã hội, phùhợp với chiến lược phát triển nguồn lực, phát triển con người của đất nước tatrong thời ký công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.3.2 Nội dung đào tạo nghề

Nội dung đào tạo nghề bao gồm các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghềnghiệp đòi hỏi người học phải nắm vững Trên cơ sở đó hình thành thế giớiquan và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để người học bước vào cuộc sống vàlao động Để thực hiện được mục đích giáo dục nghề nghiệp nói riêng và thựchiện cấc nhiệm vụ dạy học nói chung, trong thực hành nghề cũng phải bảođảm các yêu cầu như:

- Nội dung dạy học phải phù hợp với mục tiêu đào tạo Mục tiêu đàotạo nghề là đào tạo nguồn nhân lực lao động có kỹ thuật, nội dung dạy học

Trang 20

phải đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống, liên tục giữa các môn học, tỷ lệgiữa lý thuyết và thực hành; kỹ năng, kỹ xảo cần có của ngành đào tạo.

- Nội dung dạy học phải đảm bảo tính cân đối và toàn diện giữa cácmặt: Thể hiện ở chỗ bên cạnh việc cung cấp kiến thức kỹ năng, kỹ xảo cần coitrọng việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức

- Nội dung đào tạo phải gắn liền với thực tế sản xuất

- Nội dung dạy học phải đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại phùhợp với trình độ người học

1.3.3 Phương pháp đào tạo nghề

Điều 26 khoản 1 Luật dạy nghề quy định về phương pháp dạy nghề:

“Phương pháp dạy nghề trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện nănglực thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tíchcực, tự giác, năng động, khả năng tổ chức làm việc theo nhóm”

Về đổi mới phương pháp đào tạo, Nghị quyết Trung ương 4 ghi: Đổi

mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học Kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưởng học sinh năng lực giải quyết vấn đề.

Phương pháp dạy học gồm 4 nhóm: Nhóm phương pháp dạy học dùnglời, nhóm phương pháp dạy học trực quan, nhóm phương pháp thực hành vànhóm phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh Như vậy, mỗiphương pháo có một phạm vi nhất định, có quy định trình tự kế tiếp của cácbước riêng rẽ cua tư duy và hành động Toàn bộ các phương pháp dạy họckhông những có ý nghĩa đối với công tác giáo dưỡng, mà còn phải góp phầnvào việc giáo đạo đức, ý thức nghề nghiệp cho học sinh học nghề

Như vậy, phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt độngcủa thày và trò nhằm thực hiện tối ưu mục đích, nhiệm vụ dạy học Trong

Trang 21

thực tiễn giảng dạy mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng chonên để có lựa chọn và vận dụng phối hợp tốt nhất các phương pháp dạy học,cần căn cứ vào mục đích yêu cầu, nội dung và đặc trưng từng môn học; căn

cứ vào đặc điểm nhận thức, đặc điểm lứa tuổi người học, điều kiện cơ sở vậtchất, Trên cơ sở đó giáo viên tổ chức điều khiển hoạt động dạy, học sinh tự

tổ chức điều khiển hoạt động học để thực hiện tốt mục tiêu dạy học

1.3.4 Hoạt động dạy học và hoạt động học tập

Quá trình dạy học là quá trình phối hợp thống nhất hoạt động điều khiển,

tổ chức hướng dẫn của giáo viên với hoạt động lĩnh hội, tự giác, tích cực, sángtạo của học sinh nhằm làm cho học sinh đạt tới mục tiêu dạy học Quá trình dạyhọc bao hàm trong đó hoạt động dạy và hoạt động học, được thực hiện đồngthời cùng với một nội dung và hướng tới cùng với một mục đích

1.3.4.1 Hoạt động dạy học

Trong dạy thực hành, người giáo viên dạy nghề phải đạt trình độ chuẩn

về chuyên môn nghiệp vụ theo quy định tại Điều 11 Nghị định số02/2001/NĐ-CP ngày 09/01/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộluật lao động và Luật giáo dục về dạy nghề

Trong dạy học các điều kiện đảm bảo chất lượng và hiệu quả trongdạy học các môn học thực hành chuyên môn nghề là: Phẩm chất và năng lựccủa giáo viên kỹ thuật, mục tiêu và nội dung môn học; phương pháp dạyhọc, trình độ nhận thức của học sinh, điều kiện cơ sở vật chất và đánh giákiểm tra,

1.3.4.2 Hoạt động học tập

Là quá trình hoạt động của học sinh trong đó học sinh dựa vào nội dungdạy học, vào sự chỉ đạo của giáo viên để lĩnh hội tri thức Hoạt động học làmột nhận thức độc đáo, thông qua hoạt động mà người học chủ yếu thay đổichính bản thân mình và ngày càng có năng lực hơn trong hoạt động tích cực

Trang 22

nhận thức và cải biến hiện thực khách quan Hoạt động dạy và học luôn gắn

bó mật thiết với nhau, thống nhất biện chứng với nhau, dạy tốt dẫn đến họctốt, học tốt đòihỏi phải dạy tốt

1.3.5 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Kiểm tra và đánh giá kết quả thành tích học tập của học sinh là khâukhông thể thiếu trong quá trình dạy học Kiểm tra đánh giá có quan hệ hữu cơvới quá trình dạy học Đánh giá là động lực thúc đẩy tích cực hoạt động dạyhọc và là công cụ đo trình độ người học Qua kiểm tra đánh giá giúp cho cácnhà quản lý điều chỉnh, cải tiến nội dung chương trình, kế hoạch dạy họcđồng thời giúp cho giáo viên luôn đổi mới nội dung, phương pháp dạy học

Những yêu cầu cơ bản của việc đánh giá kết quả học tập của học sinh gồm:

- Đảm bảo việc đánh giá là đánh giá kết quả đạt được mục tiêu giáo

dục Đây là yêu cầu cơ bản nhất và quan trọng nhất của việc đánh giá kết quả

học tập của học sinh và đó chính là độ giá trị của đánh giá Không đạt yêu cầunày thì coi như cả quá trình đánh giá là không đạt

- Đảm bảo tính khách quan Yêu cầu đảm bảo tính khách quan của

đánh giá kết quả học tập của học sinh vừa đòi hỏi kết quả đánh giá phải phảnánh đúng kết quả lĩnh hội kiến thức và kỹ năng của học sinh vừa đòi hỏi kếtquả đánh giá không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của những người đánhgiá

- Đảm bảo tính công khai Đảm bảo tính công khai trong đánh giá kết

quả học tập của học sinh từ khâu chuẩn bị tiến hành đến khâu công bố kết quảkhông những có ý nghĩa giáo dục mà còn có ý nghĩa xã hội, thể hiện tính dânchủ cũng như góp phần hạn chế tiêu cực trong giáo dục

Ba yêu cầu cơ bản trên có thể dùng làm thước đo giá trị của việc đánhgiá kết quả học tập của học sinh

Trang 23

Ngoài ra, cần phải bảo đảm ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá kết quảnhư sau:

- Đối với giáo viên ĐTN: Xác định được thành tích và thái độ của

từng học sinh học nghề và của toàn bộ lớp học, qua đó phân tích nguyênnhân của những kết quả thu được từ đó tìm ra biện pháp để cải tiến côngtác sư phạm

- Đối với học sinh học nghề: Họ tự xác định được sự hiểu biết và

nâng cao của chính mình so với yêu cầu đặt ra trong chương trình giáo dục

- Đối với người quản lý giáo dục: Rút ra được những trọng tâm của

công tác giáo dục và giáo dưỡng ở cơ sở đào tạo của mình từ đó có nhữngbiện pháp trong công tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động đào tạocủa trường

1.4 ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA DẠY HỌC NGHỀ

1.4.1 Đặc điểm của dạy học nghề

1.4.1.1 Sự khác nhau giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành nghề

Dạy lý thuyết nghề và dạy thực hành nghề trong ĐTN có cùng một mụcđích, nhưng lại có những nhiệm vụ khác nhau:

+ Trong dạy thực hành nghề xuất hiện mối liên hệ tức thời giữa lýthuyết với thực tiễn sản xuất, trong khi đó nói chung thì trong dạy lý thuyếtnghề không có sự sản xuất

+ Trong dạy thực hành thì đơn vị thời gian là ngày, học ở nơi đào tạonghề như: Xưởng thực hành, hoặc phân xưởng sản xuất ngoài xí nghiệp hoặc

ở phòng học thực nghiệm Nhưng trong dạy lý thuyết nghề, thời gian là tiếthọc ở lớp hoặc ở phòng học

+ Trong dạy thực hành nghề, số lượng học sinh nghề rất khác nhau(thường có từ 15 đến 25 học sinh cho mỗi ca) Trong dạy lý thuyết nghề thì số

Trang 24

lượng học sinh lớn hơn (thường từ 30 đến 50 học sinh) và không thay đổitrong toàn bộ thời gian.

+ Trong dạy thực hành nghề trên cơ sở của lao động thực tế trong sảnxuất mà tự tổ chức nơi làm việc, vị trí đứng máy, các quy định về an toàn, vềbảo hộ lao động phức tạp hơn trong dạy lý thuyết nghề

+ Trong dạy thực hành nghề, học sinh học nghề tiếp xúc với giai cấpcông nhân, được giáo dục và đào tạo thông qua các tập thể lao động Điều đótrong dạy lý thuyết nghề chỉ là ngoại lệ

+ Lao động sư phạm của giáo viên và lao động học tập của học sinhtrong dạy học thực hành nghề không đơn thuần là lao động trí óc, mà có tínhchất thể chất rõ rệt, đòi hỏi nỗ lực thể chất lớn hơn khi dạy học lý thuyết

1.4.1.2 Tính chất xã hội của lao động học tập trong ĐTN

Quá trình dạy học trong ĐTN có liên hệ chặt chẽ với quá trình lao động

xã hội Đây là một vấn đề cơ bản trong đào tạo nghề nghiệp người giáo viêndạy phải nghiên cứu một cách nghiêm túc, bởi vì chính thông qua lao độngthực tiễn đã rút ra để rồi xây dựng mục đích và nhiệm vụ của dạy học thựchành nghề

+ Trong đào tạo nghề, tính chất của sự lĩnh hội nhận thức của học sinh

đã từng bước chuyển biến từ hoạt động có tính chất học tập thuần túy sangtính chất học tập lao động rồi đến tính chất lao động – học tập và cuối cùngtrong giai đoạn thực tập ở vị trí người công nhân, hoạt động của học sinh hầunhư hoàn toàn mang tính chất lao động Trong đào tạo nghề nguyên lý giáodục: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trườnggắn liền với xã hội” thể hiện rõ nét, đồng thời cũng có điều kiện khách quanthuận lợi để thực hiện một cách triệt để

+ Trong dạy học nghề lao động học tập có tính chất phân hóa cao do sự

đa dạng phong phú cảu các yêu cầu đặc trưng của hàng trăm nghề đào tạokhác nhau của các loại hình và con đường đào tạo khác nhau

Trang 25

1.4.2 Vai trò của dạy học nghề

Bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào, muốn đạt kết quả tốt bao giờ cũngphải bảo đảm 2 mặt chủ yếu:

1/ Tính chính xác, nhanh gọn của các thao tác, động tác chính là kỹ xảo.2/ Cách tổ chức hoạt động sản xuất – việc điều hành thành thạo kỹ năng

và phát triển tư duy Vai trò cốt lõi của dạy học thực hành nghề hình thành kỹnăng, rèn luyện kỹ xảo nghề và phát triển khả năng hành dụng trên cơ sởnhững liên hệ hữu cơ giữa tri thức, kỹ năng và kỹ xảo

1.4.2.1 Kỹ năng và kỹ xảo

Kỹ năng và kỹ xảo là hai thuật ngữ thường được đung để chỉ sự thựchiện các hành động, hoạt động trong đời sống hoặc trong lao động nghềnghiệp Hai thuật ngữ này có quan hệ chặt chẽ với nhau và phát triển trên nềnkiến thức thu nhận được

Theo từ điển Tiếng Việt (2002), kỹ năng là khả năng vận dụng nhữngtri thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế Từ góc độ tâm

lý học về dạy thực hành, kỹ năng được hiểu là: “Khả năng của con người thựchiện công việc một cách có hiệu quả trong một thời gian thích hợp, trong cácđiều kiện nhất định và dựa vào các tri thức, kỹ xảo đã có”

Trong tâm lý học dạy thực hành, người ta coi: “Kỹ xảo là hoạt độnghay thành phần của hoạt động đã được tự động hóa nhờ quá trình luyện tập”

Trong đào tạo nghề kỹ xảo thường bao gồm 3 loại kỹ xảo: Kỹ xảo vậnđộng; kỹ xảo cảm giác và kỹ xảo trí tuệ Các loại kỹ xảo này có quan hệ mậtthiết với nhau, khó có thể tách rời trong hoạt động nghề nghiệp Ví dụ nhưviệc đánh búa của người thợ rèn bao gồm cả 3 loại kỹ xảo

1.4.2.2 Mối quan hệ giũa tri thức, kỹ năng và kỹ xảo

Tri thức là thành tố tạo thành kỹ năng, có hiểu biết công việc mới cóthể thực hiện được công việc, mặt khác tri thức cũng là cơ sở để hình thành

và hoàn thiện kỹ xảo Kỹ năng, kỹ xảo có tác dụng ngược trở lại đến tri thức,

Trang 26

nhờ hình thành kỹ năng, kỹ xảo mà học sinh càng hiểu rõ thêm về hoạt động

ấy Sự hình thành và phát triển của kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp phụ thuộcrất nhiều vào nội dung của các bài luyện tập Những bài luyện tập nghèo nàn

về nội dung, đơn điệu sẽ không tạo ra sự hứng thú của học sinh, ngược lạicác bài luyện tập đa dạng, phong phú sẽ giúp học sinh say mê luyện tập, tạocho họ có khả năng vận dụng sáng tạo vào thực tế sau này Do vậy trong quátrình luyện tập kỹ năng, kỹ xảo cần phải bố trí các bài tập luyện tập tạo racác sản phẩm, tăng dần độ khó của mỗi bài tập, nhằm phát huy tính tích cựccủa học sinh

1.5.THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Ngày nay, ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi, trong đó bao gồm cảViệt Nam, song song với việc mở rộng tự do kinh doanh, phát triển thị trườnghàng hóa và dịch vụ, thị trường vốn và chứng khoán, thì thị trường lao độngcũng đang được hình thành Bài viết này giới thiệu khái niệm, bản chất, ýnghĩa và những đặc thù của thị trường lao động trong quá trình hình thành vàphát triển, đặc biệt trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam

1.5.1 Khái niệm về thị trường lao động

Có rất nhiều khái niệm về thị trường lao động, mỗi một thị trường laođộng lại có những đặc điểm riêng của mình Thị trường lao động khác biệt sovới thị trường hàng hóa ở chỗ, nó thể hiện phần lớn những biểu hiện kinh tế

xã hội của cả xã hội và có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của nó

Vì vậy, thị trường lao động của Mỹ, Nhật, Tây Âu, Nga, Trung Quốc và ViệtNam có rất nhiều khác nhau

Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: “Thị trường lao động là thịtrường trong đó có các dịch vụ lao động được mua bán thông qua quá trình đểxác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công” Khái

Trang 27

niệm này nhấn mạnh đến các dịch vụ lao động được xác định thông qua việclàm được trả công.

Các nhà khoa học Mỹ cho rằng: “Thị trường mà đảm bảo việc làm chongười lao động và kết hợp giải quyết trong lĩnh vực việc làm, thì được gọi làthị trường lao động”; hoặc, “Thị trường - đó là một cơ chế, mà với sự trợ giúpcủa nó hệ số giữa những người lao động và số lượng chỗ làm được điều tiết”

Theo các nhà khoa học kinh tế Việt Nam, khái niệm này còn đa dạng

và phong phú hơn nhiều: “Thị trường lao động là toàn bộ các quan hệ laođộng được xác lập trong lĩnh vực thuê mướn lao động (nó bao gồm các quan

hệ lao động cơ bản nhất như thuê mướn và sa thải lao động, tiền lương và tiềncông, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động, ), ở đó diễn ra sự trao đổi, thỏathuận giữa một bên là người lao động tự do và một bên là người sử dụng laođộng” Hoặc: “Thị trường lao động là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữangười bán sức lao động và người mua sức lao động, thông qua các hình thứcthỏa thuận về giá cả và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồnglao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng haythỏa thuận khác

Bất kỳ khái niệm nào đều có những khía cạnh đúng Tuy nhiên, theoquan điểm của chúng tôi, phương pháp tiếp cận của một vài tác giả trên đây sẽdẫn đến sẽ đánh giá sai lệch một cách nghiêm trọng những tình huống đangxuất hiện trong lĩnh vực việc làm và triển vọng hình thành, phát triển của thịtrường lao động trong nền kinh tế đang chuyển đổi mạnh mẽ sang quan hệ thịtrường

Từ đó, khái niệm “thị trường lao động” chúng tôi thấy cần thiết phải bổsung thêm, dựa vào những gì thị trường lao động tồn tại và nó hoạt độngtrong bối cảnh không gian nào

Trang 28

Theo ý kiến của chúng tôi, khái niệm “thị trường lao động” mà nhàkhoa học kinh tế Nga Kostin Leonit Alecxeevich đưa ra là tương đối đầy đủ:

“Thị trường lao động - đó là một cơ chế hoạt động tương hỗ giữa người sửdụng lao động và người lao động trong một không gian kinh tế xác định, thểhiện những quan hệ kinh tế và pháp lý giữa họ với nhau” Hay nói chi tiếthơn, thị trường lao động là tập hợp những quan hệ kinh tế, pháp lý, xuất hiệngiữa người sở hữu sức lao động (người lao động) và người sử dụng nó (ngườithuê lao động) về vấn đề chỗ làm việc cụ thể, nơi và hàng hóa và dịch vụ sẽđược làm ra Quá trình sử dụng sức lao động, lao động sẽ được hình thànhtrong sản xuất chứ không phải trên thị trường Đối với người nắm giữ sức laođộng sẽ được tạo ra cơ hội để nhận chỗ làm việc, nơi mà anh ra có thể làmviệc, thể hiện khả năng, và nhận thu thập để tái sản xuất sức lao động củamình Đối với người thuê lao động sẽ có cơ hội tăng lợi nhuận kinh tế Trênthị trường sẽ hình thành những quan hệ việc làm Vì vậy nó xác định nội dungđích thực của thị trường lao động như thị trường việc làm

1.5.2 Bản chất của thị trường lao động

Thị trường đó là một khái niệm rất tổng hợp, nếu chúng ta nói thịtrường hàng hóa, thì nó gồm rất nhiều loại hàng khác nhau như: lương thực,thực phẩm, chất đốt, xe máy, ô tô, được xác định rất cụ thể đối tượng mua

và bán Vậy đối tượng mua và bán của thị trường lao động là gì? Chúng tôithiết nghĩ rằng, đó là câu hỏi không đơn giản Một nhóm các nhà kinh tế chorằng, trên thị trường lao động, người ta mua và bán “lao động”, nhóm các tácgiả khác lại cho rằng, trên thị trường lao động được mua và bán “sức laođộng” Nhà kinh tế người Mỹ Ronald Erenberg và Robert Smith thì lại khẳngđịnh, trên thị trường lao động được mua và bán “dịch vụ lao động”

Dân số tích cực kinh tế - đó là phần dân số đảm bảo nguồn cung cấpsức lao động cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả những người đang

Trang 29

lao động và những người thất nghiệp, hay chính xác hơn là những người làmcông ăn lương, người thuê lao động và những người tự tổ chức lao động.

Hay nói cách khác, đó là một phần dân số, bao gồm những người đanghoạt động lao động, có thu nhập, và những người thất nghiệp, đang tích cựctìm kiếm việc làm và luôn sẵn sàng làm việc Ngày nay trong nhiều ấn phẩmkhoa học chúng ta thường thấy sự đồng nhất giữa 2 khái niệm “dân số tíchcực kinh tế” và “sức lao động” Tuy nhiên nếu xem xét thật kỹ những cặpphạm trù này thì giữa chúng có những khác nhau thật sự

Cùng với sự phát triển của Luật Lao động, người lao động là người chủ

sở hữu sức lao động đã nhận được sự đảm bảo về mặt pháp lý nhiều hơn trongquá trình đàm phán với người thuê lao động về điều kiện thuê mướn Ký kếthợp đồng thuê mướn cho phép người làm thuê được tiếp cận tư liệu sản xuất,sức lao động được hoạt động, có nghĩa là quá trình lao động được bắt đầu.Thêm vào đó, người lao động hoàn toàn không mất quyền sở hữu sức laođộng của mình, bao gồm quyền nắm giữ, làm chủ và quyền sử dụng Theo cácđiều kiện của hợp đồng thì người lao động chỉ chuyển quyền sử dụng sức laođộng của mình trong thời gian mà quá trình lao động diễn ra

1.5.3 Ý nghĩa của thị trường lao động

Trong nền kinh tế, mỗi một thị trường đều rất cần thiết, phải giải quyếtnhững nhiệm vụ đặt ra trước nó và có ý nghĩa quan trọng khác nhau Thịtrường lao động được coi như một đầu tàu để kéo theo sự chuyển động củacác thị trường khác Thị trường lao động khác với các loại thị trường khác(như: hàng hóa, vốn, nhà ở, bất động sản v.v ) ở chỗ nó phức tạp hơn, baogồm hoạt động của những lực lượng và các công cụ điều tiết mà phần lớn ởcác thị trường khác không có Vậy ý nghĩa của thị trường lao động trong đờisống xã hội ở chỗ nào?

Trang 30

Trước hết, thị trường lao động đảm bảo việc làm cho dân số tích cựckinh tế, kết nối họ vào lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tạo khả năng cho họ nhậnđược những thu nhập thiết yếu để tái sản xuất sức lao động của chính bản thânmình, cũng như nuôi sống gia đình mình Thị trường lao động dễ dàng chuyểnđổi người lao động sang chỗ làm việc thích hợp hơn với họ, nơi mà thành quảlao động của họ có năng suất hơn và có cơ hội nhận được thu nhập cao hơn.

Thông qua thị trường lao động các công ty, xí nghiệp được trang bịđồng bộ sức lao động cần thiết theo khối lượng đặt ra và chất lượng đòi hỏi

Dĩ nhiên, không phải luôn luôn trong mỗi một khu vực đều có sẵn lực lượnglao động cần thiết Nhưng chính thị trường lao động sẽ cung cấp đầy đủnhững thông tin về ngành nghề nào đang cần, nơi nào đang dư thừa sức laođộng, những người đang đi tìm kiếm việc làm cần phải trang bị và bồi bổnhững chuyên môn nghiệp vụ gì, phải mở rộng kiến thức và kỹ năng theohướng nào để có thể nhận được việc làm theo mong muốn Đó là sự tiếp cậnkhông đơn giản đến gần sự cân đối cung và cầu sức lao động Từ đó chochúng ta thấy rằng, thị trường lao động là nguồn thông tin rất quan trọng và

nó quan hệ chặt chẽ với tất cả các thị trường

Cạnh tranh giữa những người lao động sẽ thúc đẩy mở rộng vùng thợchuyên nghiệp làm thuê, nâng cao chuyên môn và khả năng tổng hợp của họ.Mặt khác, sự cạnh tranh của các ông chủ trên thị trường lao động sẽ bắt buộc

họ không chỉ duy trì mức lương đã đặt ra, mà còn tạo ra những môi trườnglàm việc thuận lợi, thể hiện sự quan tâm nhất định về thỏa mãn những nhu cầucần thiết và đảm bảo những quan hệ qua lại bình thường trong tập thể laođộng giữa những người lao động, cũng như giữa lãnh đạo và nhân viên

Thị trường lao động đảm bảo việc phân chia và sắp xếp lại dân số tíchcực kinh tế trong trường hợp cải cách cấu trúc nền kinh tế ngày nay ở ViệtNam, vấn đề này đặc biệt quan trọng và không kém phần khó khăn khi đất

Trang 31

nước bước vào thời kỳ đổi mới, các xí nghiệp chịu sự sắp xếp lại theo chiềuhướng khác nhau: sáp nhập, giải thể, liên kết, liên doanh, cổ phần hóa, chothuê hoặc bán doanh nghiệp đã làm cho số người mất việc làm trong các xínghiệp quốc doanh lên tới hàng triệu người.

Thị trường lao động làm tăng tính cơ động của sức lao động giữa các xínghiệp trong một ngành, giữa các ngành và các khu vực với nhau Trong thời

kỳ đầu của cải cách kinh tế ở Việt Nam, dòng chuyển động này vẫn chưamang tính cơ động cao vì hàng loạt những nguyên nhân như: tính ỷ lại vàtrông chờ vào sự sắp xếp công việc của Nhà nước, thói quen thích ứng với nơi

đã sống thường xuyên, sự gắn bó với công việc, gánh nặng gia đình cùng việchọc hành của con cái, những thủ tục hành chính nhiêu khê,… Nhưng đến nay

đã qua gần 20 năm đổi mới , Nhà nước đã có nhiều thay đổi trong chính sáchđiều tiết kinh tế vĩ mô, cải cách từng bước các thủ tục hành chính cũng nhưhoàn thiện dần cơ sở hạ tầng của thị trường lao động thì tính cơ động của sứclao động Việt Nam cũng đang dần dần có nhiều chuyển bieens tích cực, đặcbiệt là trong giới trẻ

Tóm lại, thị trường lao động điều tiết dòng chuyển sức lao động đangđược hình thành trên thị trường đi theo 4 hướng cơ bản sau: Thứ nhất, chuyểnnhững người làm thuê bị mất việc vào hàng ngũ người thất nghiệp Thứ hai,sắp xếp những người thất nghiệp ở xí nghiệp hoặc các công sở và chuyển họvào đội ngũ người lao động Thứ ba, bố trí về hưu hoặc giảm việc tìm kiếmcông việc, có nghĩa là chuyển họ từ dân số tích cực kinh tế vào dân số khôngtích cực kinh tế Thứ tư, tìm kiếm và sắp xếp công việc cho những người mớithất nghiệp các trường đào tạo, cũng như những người trước đây không làmviệc và chưa bao giờ tìm kiếm việc làm, có nghĩa là chuyển họ từ dân sốkhông tích cực kinh tế vào dân số tích cực kinh tế

Trang 32

1.5.4 Các mối quan hệ cơ bản trong thị trường lao động

Thị trường lao động luôn chịu tác động của các quy luật kinh tế thịtrường: giá trị, cạnh tranh và cung cầu, và hướng tới tối đa hóa lợi ích của cácbên liên quan Lao động bao gồm lao động đơn giản và lao động qua đào tạo(lao động kỹ thuật) Tỷ lệ giữa hai thành phần này trong lực lượng lao độngphụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, trình độ khoa học kỹ thuật được ứng dụng,cũng như cách thức và quản lý doanh nghiệp

Trước yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đặcbiệt là khi nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), để cóthể đứng vũng trên thị trường các doanh nghiệp phải không ngừng ứng dụngkhoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất và theo đó là phải nâng cao tỷ lệlao động qua đào tạo trong doanh nghiệp Lao động giản đơn không thể tự nóchuyển thành lao động có trình độ kỹ thuật mà buộc phải đào tạo Nhà nước

đã đặt ra chỉ tiêu nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo như bảng sau:

Bảng 1.5.4 Tỷ lệ lao động qua đào tạo

Năm Lao động qua đào tạo (%)

So với lao động làm việc

Lao động qua đào tạo nghề (%)

So với lao động làm việc

Như vậy cho dù muốn hay không thì giữa đào tạo nghề và doanhnghiệp vẫn tồn tại mối quan hệ cung - cầu sức lao động qua đào tạo và mối

Trang 33

quan hệ này tất nhiên cũng chịu tác động trước hết của quy luật cung - cầu.Cung và cầu ở đây được hiểu là sự đồng bộ của ba mặt: số lượng, cơ cấu,ngành nghề trình độ và chất lượng đào tạo.

Hình 1.5.4 Hệ thống dạy nghề - Thị trường lao động – Hệ thống làm việc

Nếu nhà trường đào tạo ra lao động có chất lượng, với số lượng và cơcấu tương thích với yêu cầu của bên sử dụng thì thị trường lao động được cânbằng và nâng cao được hiệu quả Nếu ngược lại sẽ gây khủng hoảng thừahoặc thiếu như hiện nay, làm cho sản xuất không thể phát triển còn đào tạo trởnên kém hiệu quả Từ những vấn đề nêu trên ta thấy sự liên kết giữa DN và

cơ sở ĐTN là điều kiện bắt buộc nếu các trường muốn đào tạo cho DN vớichất lượng cao và là tiền đề phát triển công tác đào tạo DN và nhà trườngphải ý thức được điều này, chủ động hợp tác toàn diện, cùng nhau điều hànhcho mối quan hệ đi đúng quy luật để cùng nhau phát triển

1.5.5 Thị trường lao động ở Việt Nam và những đặc điểm của nó

trong giai đoạn hiện nay

Hình thành thị trường lao động ở Việt Nam không thể diễn ra trongchốc lát, bởi vì chúng ta đang chuyển đổi từ hệ thống tổ chức lao động tập

HỆ THỐNG

ĐÀO TẠO NGHỀ

Cầu Cung

Thị trường lao động

HỆ THỐNG VIỆC LÀM (Doanh nghiệp)

Trang 34

trung sang thị trường, do vậy phải cần một thời gian dài để tạo lập những bảntính của nền kinh tế thị trường tổng hợp Xây dựng thị trường lao động tự do

là yếu tố quan trọng nhất cho việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường,đồng thời cũng là điều kiện để tăng trưởng có hiệu quả của nền kinh tế đó.Tuy nhiên, thị trường lao động Việt Nam mới chỉ đạt được những bước đi banđầu trên con đường giải phóng khỏi những tồn đọng từ hệ thống kinh tế mệnhlệnh hành chính trước đây

Theo chúng tôi thì ở Việt Nam quan điểm có tính nguyên tắc của chínhsách phát triển thị trường lao động là phải giữ nguyên sự duy trì đầy đủ vai tròlớn lao cùa Nhà nước đối với nhân dân trong vấn đề điều tiết việc làm Tuynhiên điều tiết của Nhà nước không phải là sử dụng để trấn áp cơ chế tự điềuchỉnh của thị trường Điểm khác biệt của nền kinh tế thị trường xã hội chủnghĩa là định hướng vào việc làm có hiệu suất cao dựa trên cơ sở tổng hợpnhững kết quả của nền kinh tế và xã hội Điều kiện quan trọng nhất của việcthực hiện chính sách này là phải tuân theo hàng loạt những nguyên tắc như:phát triển đa dạng các loại hình sở hữu và hoạt động kinh doanh với mục đích

mở rộng những khả năng lựa chọn các khu vực bổ sung lao động; tự do pháp

lý và kinh tế đối với người lao động và người thuê lao động khi thuê mướn và

sa thải; tự do di chuyển lao động và vốn; phát triển hệ thống điều tiết các quan

hệ lao động, đặc biệt khi giải quyết những tranh chấp lao động tập thể và cánhân Kết hợp những nguyên tắc này có nghĩa là chuyển sang một mô hìnhviệc làm mới dựa trên cơ sở tổng hợp những nguyên tắc điều tiết của thịtrường và sự tham gia tích cực của Nhà nước trong việc ấn định nhữngnguyên tắc hoạt động cho thị trường lao động, trong đó có lĩnh vực tư doanh.Chính sách việc làm phải đưa vào và phối hợp chặt chẽ với quan niệm chungcủa cái cách kinh tế, phù hợp với những nguyên tắc chùng và chiến lược thựchiện nó

Trang 35

1.6 QUẢN LÝ ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

LAO ĐỘNG TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ

1.6.1 Thị trường lao động và yêu cầu của nó đối với đào tạo nghề

Thị trường lao động là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hóa sức lao động, làmột thị trường nên thị trường lao động hoạt động tuân thủ các quy luật giá trị và

bị điều tiết của những quy luật này Theo đó người sử dụng lao động có quyềnlựa chọn để tuyển dụng các lao động đáp ứng được các yêu cầu mà họ đặt ra

Các yêu cầu mà thị trường lao động đặt ra với người lao động và các cơ

sở đào tạo lao động, các cơ sở dạy nghề là:

- Năng lực của người lao động phải đáp ứng được các yêu cầu côngviệc mà người lao động được phân công

- Chú trọng kỹ năng và mức độ thích ứng, di chuyển nghề của ngườilao động;

- Nhu cầu sử dụng người lao động linh hoạt theo nhu cầu sản xuất vàphát triển của cơ sở sản xuất, do vậy các cơ sở đào tạo nghề phải linh hoạttrong kế hoạch tuyển sinh và tổ chức các khóa đào tạo;

- Xu hướng đào tạo nhân lực tại chỗ đòi hỏi các cơ sở đào tạo lao động,các cơ sở dạy nghề phải có quan hệ mật thiết với các cơ sở sản xuất và có khảnăng đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực tại chỗ của các cơ sở sản xuất, dịch vụ

1.6.2 Nội dung quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường

lao động

Quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động nhằm làmcho hệ thống đào tạo nghề phát triển theo tiếp cận thị trường với một cơ chếmang nhiều tính tự quản, tăng cường quyền chủ động của các cơ sở đào tạo,buộc họ phải nâng cao tinh thần trách nhiệm và năng động để đào tạo gắn vớithị trường lao động luôn biến động nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đàotạo

Trang 36

Để đào tạo nghề có thể phát triển trong cơ chế thị trường, đào tạo phảituân thủ các quy luật cơ bản của thị trường lao động trong các doanh nghiệp.Trong quá trình hình thành thị trường lao động ở nước ta, đào tạo nghề là mộttrong những thành tố quan trọng cung cấp một lực lượng lao động rất lớn chocác doanh nghiệp Vì thế, nếu chất lượng đào tạo nghề ngày càng phù hợp vớinhu cầu của các doanh nghiệp thì sẽ làm cho thị trường lao động được ổn định

- Mục tiêu đào tạo nghề và mục tiêu đào tạo chung;

- Thời gian và phân bổ thời gian cho khóa học;

- Thời gian thực học tối thiểu trong mỗi hoạt động

1.6.2.2 Quản lý nội dung, kế hoạch, chương trình giảng dạy

Quản lý nội dung, kế hoạch giảng dạy là một biện pháp quan trọngtrong quá trình đào tạo nhằm bảo đảm chất lượng và mục tiêu đào tạo về mặt

kỹ thuật và chuyên môn, thường gọi là công tác giáo vụ bao gồm:

- Quản lý thực hiện kế hoạch tiến độ thời gian và các hoạt độnggiảng dạy, học tập và các hoạt động khác Tức là theo dõi, điều tiết để đảmbảo hoạt động giảng dạy, học tập, lao động, thể dục, quân sự, được thực hiện

đủ nội dung và thời gian quy định bảo đảm cho khóa học kết thúc đúng thờigian không bị kéo dài Căn cứ để theo dõi là bảng tiến độ năm học và lịch học

Trang 37

tập toàn khóa Trong quá trình triển khai thực hiện tiến độ trên thực tế có thể

do điều kiện khách quan mà tiến độ có thể bị thay đổi Vì vậy người quản lýphải hết sức nhạy bén, chủ động, một mặt phải giữ vững được các quy định đãghi trong kế hoạch đào tạo, mặt khác phải tranh thủ mọi điều kiện thuận lợibảo đảm cho đào tạo được kết quả cao, không được cắt xén tùy tiện chươngtrình và thời gian đào tạo

- Quản lý nội dung, kế hoạch giảng dạy, học tập lý thuyết Yêu cầucủa công tác quản lý là tổ chức và điều khiển để thực hiện đúng và tốt cácchương trình chuyên môn học để đảm bảo khối lượng và chất lượng kiến thứccho học sinh theo đúng với mục tiêu đào tạo, làm cho học sinh tích cực họctập, lao động biến kiến thức truyền thụ của thầy thành kiến thức của mình từ

đó vận dụng vào thực tiễn

- Quản lý hoạt động thực tập tay nghề Trong thực hành nghề thì côngtác quản lý phải tận dụng mọi điều kiện sẵn có, bám sát tình hình sản xuất,nhu cầu của các doanh nghiệp để đảm báo cho học sinh được thực tập đầy đủ

3 khâu: Thực tập nghề liên quan, thực tập nghề chuyên môn và thực tập kếthợp với sản xuất để làm tốt điều này cần phải xây dựng được đề cương thựctập, lựa thầy cô có kinh nghiệm, có tay nghề cao hướng dẫn hoặc ký kết vớicác doanh nghiệp, nhà máy, công ty hợp đồng kèm cặp

1.6.2.3 Quản lý phương pháp dạy học trong đào tạo nghề

Trong đào tạo, quản lý phương pháp là một khâu vô cùng quan trọng.Việc đổi mới phương pháp dạy học là nhằm hình thành cho học sinh năng lực

tự học, tự nghiên cứu Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo Côngtác quản lý đòi hỏi người quản lý phải tìm hiểu bản chất và cách thức áp dụngnhững mô hình phương pháp dạy học hiệu quả phù hợp với điều kiện địaphương và học sinh nhưng vẫn đảm bảo quy trình đào tạo Quản lý phươngpháp dạy học thực hành phải bảo đảm định hướng cho giáo viên và học sinh

Trang 38

áp dụng các phương pháp hiệu quả với từng nghề hay chuyên môn, thườngxuyên khuyến khích giáo viên sáng tạo trong áp dụng phương pháp tiên tiến

và học sinh rèn luyện các kỹ năng học tập theo các phương pháp đó Tính chấtchung của các phương pháp là:

- Phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh

- Dựa vào hoạt động chủ động của chính người học

- Tạo ra môi trường học tập năng động, giàu tính nhân văn và cácquan hệ sư phạm có tính dân chủ

- Tuân thủ các quy trình công nghệ, thao tác mẫu để hình thành kỹnăng nghề nghiệp cho học sinh

- Thích hợp với các phương tiện kỹ thuật dạy học, trong đó có côngnghệ thông tin hiện đại

- Tạo ra nhiều cơ hội thực hành để học sinh trải nghiệm và phát huy

sở trường cá nhân

1.6.2.4 Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên

Quản lý giảng dạy của giáo viên có ý nghĩa là một mặt nâng cao nhiệttình, tinh thần trách nhiệm và phương pháp giảng dạy của giáo viên, mặt kháchướng dẫn kiểm tra đôn đốc, để giáo viên hoàn thành đầy đủ các khâu trongquy định về nhiệm vụ của người giáo viên Nội dung quản lý bao gồm:

- Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu quán triệt nguyên lý phươngchâm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, vị trí của công tác đàotạo nguồn lao động có kỹ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước

- Đôn đốc và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch, nội dunggiảng dạy các môn học và phương pháp giảng dạy của giáo viên: Chỉ đạo thựchiện tốt kế hoạch thời gian, khối lượng và kiến thức; kiểm tra việc thực hiệncác bước lên lớp, phương pháp giảng dạy và nội dung kiến thức giảng dạy của

Trang 39

giáo viên; Thường xuyên kiểm tra việc ghi chép sổ sách mẫu biểu giáo vụ như

sổ ghi đầu bài, sổ tay giáo viên, sổ tay giáo viên chủ nhiệm, các phiếu ghiđiểm, các báo cáo qua đó đối chiếu với chương trình và tiến độ môn học đểxem xét quá trình giảng dạy của giáo viên; Dự lớp để theo dõi kiểm tra pháthiện tình hình Trong quá trình dự giờ phải phân tích các nội dung yêu cầu vềbài giảng lý thuyết và yêu cầu về bài giảng thực hành và đánh giá rút kinhnghiệm sau mỗi lần dự giờ của giáo viên

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên:Thông qua việc học tập, trao đổi kinh nghiệm thực tế, hội giảng giáo viên dạygiỏi các cấp; Bồi dưỡng về nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên về phương phápgiảng dạy, nghiên cứu các tài liệu, gửi đi đào tạo, bồi dưỡng,

1.6.2.5 Quản lý hoạt động học tập của học sinh

Yêu cầu của công tác quản lý là làm cho học sinh hăng hái tích cựctrong lao động, học tập, phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập đồng thời cókhả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất Hiện nay một sốhọc sinh cũng như một số gia đinh quá thiên về học để có bằng cấp mà bỏ quamục tiêu học để biết, học để làm, học để chung sống, học đề làm người đểphát triển cho nên không có mục tiêu học tập rõ ràng, cho nên xảy ra hiệntượng học tủ, học lệch, học thêm tràn lan, hiện tượng dạy học theo kiểu ápđặt, chủ yếu là để thi đỗ Chính vì vậy trong quá trình dạy học đặc biệt là dạythực hành rèn luyện kỹ năng và năng lực hành nghề công tác quản lý rất quantrọng Nội dung quản lý bao gồm:

- Xây dựng động cơ, thái độ đúng đắn cho học sinh, điều này rất quantrọng vì học sinh học nghề với đối tượng đầu vào như hiện nay về trình độvăn hóa đại đa số là yếu do mới học hết trung học cơ sở hoặc do không thi đỗvào các trường đại học, cao đẳng nên ngại học lý thuyết, cho lý thuyết làkhông quan trọng, cứ rèn tay nghề giỏi là được Do nhận thức lệch lạc nên

Trang 40

chất lượng học tập bị hạn chế, học sinh giỏi không nhiều Cho nên trong côngtác quản lý phải quán triệt với đội ngũ giáo viên để trong quá trình giảng dạy,giáo viên phải có sự liên hệ chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn để học sinhhiểu được bản chất của vấn đề cần làm.

- Quản lý việc chấp hành chế độ quy định của học sinh, trong côngtác quản lý phải quán triệt cho học sinh những quy định, quy chế về đào tạonhư quy chế tuyển sinh, quy chế kiểm tra, xét lên lớp, xét công nhận tốtnghiệp, các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước

- Quản lý việc tự học của học sinh, đôn đốc giáo viên thực hiệnnghiêm túc chế độ kiểm tra bài thường xuyên, định kỳ và kết thúc môn học

- Hàng tháng và định kỳ phải nắm vững tình hình học tập, kết quả họctập và rèn luyện của học sinh

1.6.2.6 Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học

Quản lý trang bị cơ sở vật chất, phương tiện dạy học chính là quản lýnhững nguồn lực quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện đúng và đủ mục tiêu,chương trình đào tạo Quản lý tốt cơ sở vật chất kỹ thuật không chỉ là xâydựng kế hoạch tăng cường các trang thiết bị, vật tư thực hành mà quan trọnghơn là tổ chức thực hiện kế hoạch và chỉ đạo sao cho phát huy cao nhất hiệuquả sử dụng các trang thiết bị đó

Nội dung của việc quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm:

- Xác định các nguồn lực đảm bảo cho việc đầu tư tăng cường cơ sởvật chất kỹ thuật:

+ Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được cấp hàng năm để đầu tưcho việc mua sắm cơ sở vật chất kỹ thuật;

Ngày đăng: 08/11/2015, 19:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Phạm Thị Châu - Trần Thị Sinh (2000), Một số vần đề quản l ý giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vần đề quản l ý giáo dục
Tác giả: Phạm Thị Châu - Trần Thị Sinh
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
6. Nguyễn Hữu Dũng, Những vấn đề đổi mới công tác ĐT và BD giáo viên. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, tháng 11-1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề đổi mới công tác ĐT và BD giáo viên
11. Hà Sỹ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học, Tập 2 Nhà xuất bản giáo đục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài giảng về quản lý trường học, "Tập 2
Tác giả: Hà Sỹ Hồ
Nhà XB: Nhàxuất bản giáo đục
Năm: 1985
16. Luật dạy nghề 2006, Nhà xuất bản lao động thương binh và xã hội 2007 17. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáodục, Trường CBQL GD&ĐT TWI, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà xuất bản lao động thương binh và xã hội 2007"17. Nguyễn Ngọc Quang (1989), "Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo
Tác giả: Luật dạy nghề 2006, Nhà xuất bản lao động thương binh và xã hội 2007 17. Nguyễn Ngọc Quang
Nhà XB: Nhà xuất bản lao động thương binh và xã hội 2007"17. Nguyễn Ngọc Quang (1989)
Năm: 1989
20. Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010
21. Đỗ Hoàng Toàn (1998), Lý thuyết quản lý, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết quản lý
Tác giả: Đỗ Hoàng Toàn
Năm: 1998
25. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), NXB Từ điển BK Việt Nam 26. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thứ XI của Đảng Sách, tạp chí
Tiêu đề: NXB Từ điển BK Việt Nam
Tác giả: Từ điển Bách khoa Việt Nam
Nhà XB: NXB Từ điển BK Việt Nam"26. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thứ XI của Đảng
Năm: 2003
1. Đặng Quốc Bảo, một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo Hà Nội 1997 Khác
2. Đinh Quang Báo (2005), Giải pháp đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, Tạp chí Gỉáo dục (Số 105/1-2005) Khác
3. Chỉ thị số 40 CT/TW ngày 15/6/2004, Chỉ thị của Ban bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Khác
4. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Những cơ sở khoa học về quản lý giáo dục, Trường CBQLGD và ĐT Hà Nội 1997 Khác
7. Nguyễn Minh Đạo, Cơ sở KHQL, Viện KHGD. Hà Nội 1997 Khác
8. Đảng cộng sản Việt Nam, Chỉ thị số 40-CT/2004/TƯ về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, CBQLGD của Ban Bí thư Khác
9. Phạm Minh Hạc (1998), Một số vấn đề về GD học và khoa học GD, Hà Nội Khác
10. Trần Bá Hoành. Vị trí của tự học, tự đào tạo trong quá trình dạy học, giáo dục đào tạo, Giáo viên nhà trường, số 10 Khác
12. Nguyễn Sinh Huy, Một số vấn đề cơ bản về giáo dục THCS. NXBGD 1998 Khác
14. Luật giáo dục (2005) và nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành -NXB lao động xã hội năm 2006 Khác
18. Nguyễn Gia Quý, Quản lý trường học, quản lý đội ngũ. Đề cương bài giảng khoa học quản lý Trường cán bộ quản lý giáo dục năm 2000 Khác
19. Quyết định số 09/QĐ-CP ngày 11/01/2005 của Chính phủ phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010 Khác
22. Nguyễn Cảnh Toàn, Quá trình dạy tự học. NXBGD 1997 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w