1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

biện pháp quản lý đào tạo nghề nhà hàng - khách sạn tại trường cao đẳng nghề trần hưng đạo

10 311 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 641,61 KB

Nội dung

Biện pháp quản lý đào tạo nghề nhà hàng - khách sạn tại trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo Nguyễn Thành Hưng Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 05 Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Xuân Thức Năm bảo vệ: 2013 104 tr . Abstract. Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý đào tạo nghề của Trường Cao đẳng nghề. Khảo sát thực trạng hoạt động đào tạo nghề và quản lý đào tạo nghề Nhà hàng- Khách sạn ở Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo. Đề xuất biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề Nhà hàng - Khách sạn ở Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo đã đề xuất. Keywords.Quản lý giáo dục; Trường dạy nghề; Chất lượng đào tạo Content. 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Một trong những vấn đề bức xúc của Giáo dục và đào tạo nghề của nước ta hiện nay là vấn đề chất lượng, Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã nêu rõ: “Công tác quản lý giáo dục đào tạo có những mặt yếu kém, bất cập có nhiều thiếu sót trong việc quản lý chương trình, nội dung và chất lượng, thiếu những biện pháp hữu hiệu để kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo”. Rõ ràng, việc quản lý chất lượng quá trình đào tạo trong các nhà trường nói chung và trong các trường nghề nói riêng vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Chất lượng đào tạo nghề đang gặp nhiều bất cập do sự mâu thuẫn giữa nhu cầu học tập của người học và nhu cầu của người sử dụng nguồn lực với khả năng còn hạn chế của hệ thống giáo dục nói chung và đào tạo nghề nói riêng, mâu thuẫn giữa đào tạo với khả năng sử dụng thu hút nguồn nhân lực của nền kinh tế còn bị hạn chế. Nước ta đang bước vào thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước văn minh hiện đại. Trong sự nghiệp cách mạng to lớn đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực luôn giữ vai trò quan trọng. Nghị quyết lần thứ XI Ban chấp hành Trung ương Đảng khẳng định vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo nghề: " phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững". Ngày 29/5/2012 Thủ Tướng chính phủ ban hành Quyết định 630/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020, trong đó nêu rõ: “Phát triển dạy nghề là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội; là một nội dung quan trọng của chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia. Thực hiện đổi mới cơ bản, mạnh mẽ quản lý nhà nước về dạy nghề, nhằm tạo động lực phát triển dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”. Sang thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới chuyển sang kinh tế tri thức, nền kinh tế cơ bản dựa vào trí tuệ. Động lực để phát triển kinh tế tri thức đó là giáo dục và đào tạo nghề, đồng thời với xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam phải nhanh chóng rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực. Phát triển giáo dục và đào tạo nghề sẽ góp phần nhanh chóng rút ngắn khoảng cách đó. Ngày nay các ngành nghề dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế, nên yêu cầu về đào tạo nhân lực cho các ngành dịch vụ tăng lên không ngừng. Việc giao lưu, mở rộng quan hệ, đầu tư, mở rộng kinh doanh, du lịch… khiến cho nhu cầu đi lại, ăn ở ngày càng lớn; Vì vậy, đào tạo nghề về lĩnh vực Nhà hàng - Khách sạn chất lượng cao đang là yêu cầu cấp bách của các cơ sở đào tạo nghề nhằm đáp ứng với nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. 1.2. Trong định hướng phát triển của Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo từ năm 2010 đến năm 2020, đã lựa chọn các nghề về Nhà hàng – Khách sạn là lĩnh vực đầu tư trọng điểm của Nhà trường; Quyết định 1477/ QĐ-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phê duyệt các nghề trọng điểm giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020, trong đó Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo được phê duyệt nghề Quản trị khách sạn là nghề trọng điểm quốc tế và nghề Kỹ thuật chế biến món ăn là nghề trọng điểm khu vực ASEAN; Chính vì vậy việc nghiên cứu các biện pháp quản lý đào tạo nghề về lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn của Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo là một đòi hỏi cấp bách trong định hướng phát triển Nhà trường đến năm 2020. 1.3. Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo – Đóng tại Phú Mỹ, Mỹ Đình Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà nội, đã trải qua 5 năm hình thành và phát triển, công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn nói riêng tuy đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận: quy mô số lượng ngày một tăng nhanh (năm 2010 nghề Nhà hàng - Khách sạn mới có khoảng 30 sinh viên, đến năm 2012 đã có số lượng khoảng trên 800 HSSV); chất lượng đào tạo đã phần nào đã đáp ứng với thị trường trong nước. Tuy nhiên, quản lý đào tạo nghề Nhà hàng - Khách sạn tại Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập: Vấn đề nội dung, chương trình đào tạo còn thiếu đổi mới, thiếu tính đặc thù là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Phương pháp giảng dạy chủ yếu vẫn là phương pháp giảng giải, sử dụng phấn, bảng, thiếu sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và các công cụ giảng dạy hiện đại khác, không thích ứng với khối lượng tri thức mới tăng nhanh, không khuyến khích sự chủ động sáng tạo của sinh viên. Giảng viên ít quan tâm đến phương pháp dạy học theo nhóm và trau dồi các kỹ năng khác như tác phong lao động công nghiệp, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm, kỹ năng giao tiếp thuyết trình, chưa rèn khả năng sáng tạo và năng lực nghề nghiệp cho HSSV. Việc đầu tư cho công tác đào tạo còn quá thấp, cơ sở vật chất – trang thiết bị còn thiếu và yếu, cơ chế quản lý đào tạo còn mang nặng tính hành chính thiếu sự phân công, phân cấp hợp lý, tính chuyên nghiệp trong quản lý trong đào tạo là chưa cao. 1.4. Để công tác quản lý đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn nói riêng của Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo đạt chất lượng hiệu quả cao đáp ứng với nghề trọng điểm quốc tế và khu vực thì việc nghiên cứu và đưa ra những biện pháp quản lý hoạt động đào tạo có hiệu quả là vấn đề hết sức cấp thiết của Nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ các lí do trên học viên đã lựa chọn đề tài: “Biện pháp quản lý đào tạo nghề Nhà hàng - Khách sạn tại Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo” nhằm nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý đào tạo nghề Nhà hàng - Khách sạn với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động đào tạo nghề Nhà hàng - Khách sạn để đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo nghề Nhà hàng – Khách sạn của Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu - Quản lý đào tạo nghề Nhà hàng - Khách sạn tại Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo. 3.2. Đối tượng nghiên cứu - Biện pháp quản lý đào tạo nghề Nhà hàng - Khách sạn tại Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo. 4. Giả thuyết nghiên cứu Nếu đề xuất và áp dụng những biện pháp quản lý đào tạo nghề Nhà hàng - Khách sạn một cách phù hợp hơn tại Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề Nhà hàng-Khách sạn của nhà trường và góp phần phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong nước. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý đào tạo nghề của Trường Cao đẳng nghề 5.2. Khảo sát thực trạng hoạt động đào tạo nghề và quản lý đào tạo nghề Nhà hàng- Khách sạn ở Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo. 5.3. Đề xuất biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề Nhà hàng - Khách sạn ở Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo đã đề xuất. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài 6.1. Một số biện pháp quản lý đào tạo nghề Nhà hàng - Khách sạn của Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo 6.2. Địa bàn nghiên cứu Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo. 6.3. Khách thể khảo sát Cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên của Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo; một số Khách sạn, Nhà hàng trên địa bàn Hà Nội, Thái Bình, Bắc Giang. 7. Phương pháp nghiên cứu đề tài 7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Phân tích, tổng hợp… các tài liệu lí luận để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Điều tra bằng phiếu, tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia… 7.3. Phương pháp xử lý số liệu Dùng các công thức toán thống kê để xử lý số liệu đề tài như số trung vị, trung bình cộng, hệ số tương quan… 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8.1. Ý nghĩa lý luận Tổng kết thực tiễn công tác quản lý đào tạo nghề nói chung và nghề Nhà hàng- khách sạn nói riêng của của Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo, chỉ ra những bài học thành công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng quy trình quản lý đào tạo nghể 8.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho các cơ sở khác trong cả nước đang đào tạo nghể. Nó còn có giá trị tham khảo cho các nhà quản lý giáo dục. 9. Dự kiến cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo nghề ở trường Đại học, cao đẳng. Chương 2: Thực trạng quản lý đào tạo nghề Nhà hàng - Khách sạn ở trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo. Chương 3: Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề Nhà hàng - Khách sạn tại trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam(2009), Thông báo Kế luận của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết TƯ 2 khoá 8 về Giáo dục đào tạo, Hà Nội 2. Ban Bí thư Trung ương Đảng(2004), Chỉ thị số 40- CT/TW về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Bình (Tổng chủ biên) (1999), Khoa học tổ chức và quản lí - Một số lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu tập huấn kiểm định chất lượng giáo dục TCCN, Hà Nội. 5. Bộ Lao động TB&XH (2005), Quyết định số 1000/2005/QĐ- BLĐTBXH về việc phê duyệt đề án phát triển dạy nghề đến 2010, Hà Nội. 6. Bộ Lao động TB&XH(2006), Quyết định số 76/2006/QĐ- BLĐTBXH Phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới trường CĐN, trường TCN, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, Hà Nội. 7. Bộ Lao động TB&XH (2008), Điều lệ mẫu trường trung cấp nghề Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ- BLĐTBXH , Hà Nội. 8. Chính phủ (2001), Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg của Chính phủ về việc Phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010". 9. Chính Phủ (2002), Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề giai đoạn 2002-2010, Hà Nội. 10. Chính phủ (2005), Nghị quyết số 139/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ Luật lao động về dạy nghề, Hà Nội. 11. Chính phủ (2008), Quyết định số 07/2008/QĐ-TTg của Chính phủ về việc Phê duyệt "Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giáo dục đào tạo đến năm 2010". 12. Nguyễn Bá Dương (1999), Tâm lí học cho người lãnh đạo. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCH TƯ khoá VIII. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 17. Bùi Minh Hiền (Chủ biên 2009): Quản lí giáo dục (in lần 2). Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội. 18. Học viện hành chính Quốc gia (1992), Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước; Hà Nội. 19. Nguyễn Văn Hộ-Đặng Quốc Bảo (1997), Khái lược về Khoa học quản lí. Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên. 20. Nguyễn Hùng chủ biên (2008), Sổ tay Tư vấn Hướng nghiệp và chọn nghề. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 21. D.V Khuđômixki (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội. 22. Mai Hữu Khuê (1982), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí. Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. 23. Trần Kiểm (1990): Quản lý giáo dục và quản lý trường học; Viện khoa học giáo dục; Hà Nội. 24. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lí giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 25. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lí giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội. 26. Nguyễn Kì - Bùi Trọng Tuân (1984), Một số vấn đề của lí luận quản lí giáo dục. Trường CB QLGD và đào tạo TƯ 1-Bộ giáo dục, Hà Nội. 27. Harold Kootz, Cyri O’donnell, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu về quản lý; Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 28. M.I. Kônđakôp (1984), Cơ sở lý luận của khoa học quản lí giáo dục quốc dân, Trường cán bộ quản lí giáo dục và đào tạo trung ương, Hà Nội. 29. C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 30. Hà Thế Ngữ -Đặng Vũ Hoạt (1988), Giáo dục học tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 31. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2005), Luật Giáo dục số 38/2005/ QH 11, Hà Nội. 32. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2006), Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11, Hà Nội. 33. Nguyễn Ngọc Quang (1999), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lí giáo dục. Trường CB quản lí giáo dục đào tạo TƯ 1, Hà Nội. 34. Nguyễn Ngọc Quang (1999), Dân chủ hoá quản lí trường phổ thông. Nội san Trường CB QLGD và đào tạo trung ương 1, Hà Nội. 35. Thomas J. Robbins-Wayned Morryn (1999), Quản lí và kỹ thuật quản lí. Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội. 36. Fredrick Winslow Taylor (1991), Những nguyên tắc khoa học của quản lí. 37. Trần Quốc Thành (2004), Khoa học quản lý đại cương; Đề cương bài giảng dành cho học viên cao học, chuyên ngành Quản lí, khoa tâm lýgiáo dục, Trường Đại học sư phạm, Hà Nội. 38. Nguyễn Xuân Thức (2007), Tổ chức nghiên cứu trong quản lý giáo dục, Bài giảng lớp Cao học QLGD tại Cần Thơ. 39. Nguyễn Thị Tính (2007), Bài giảng Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, Khoa Tâm lí giáo dục, Trường ĐH Sư phạm, Thái Nguyên. 40. Đỗ Hoàng Toàn (1995), Lý thuyết quản lí, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 41. Trung tâm Từ điển ngôn ngữ - Viện ngôn ngữ (1992), Từ điển tiếngViệt. Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội. 42. Hồ Văn Vĩnh (Chủ biên) (2004), Giáo trình khoa học quản lí. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. . sở lý luận quản lý đào tạo nghề của Trường Cao đẳng nghề. Khảo sát thực trạng hoạt động đào tạo nghề và quản lý đào tạo nghề Nhà hàng- Khách sạn ở Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo. Đề xuất biện. biện pháp quản lý đào tạo nghề Nhà hàng - Khách sạn một cách phù hợp hơn tại Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề Nhà hàng- Khách sạn của nhà trường. cơ sở lý luận quản lý đào tạo nghề của Trường Cao đẳng nghề 5.2. Khảo sát thực trạng hoạt động đào tạo nghề và quản lý đào tạo nghề Nhà hàng- Khách sạn ở Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo. 5.3.

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w