Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một mốc quan trọng trong quá trình chuyển đổi của đất nước từ nền kinh tế với cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra những triển vọng to lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu của các thành phần kinh tế nước ta. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, thị trường mở rộng cho hàng hoá của Việt Nam, tạo điều kiện để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi, triển vọng to lớn, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp không ít rào cản về thuế quan cũng như phi thuế quan, trong đó các vụ kiện chống bán phá giá càng ngày càng gây thêm nhiều khó khăn cho việc thâm nhập thị trường quốc tế của các mặt hàng vốn là thế mạnh của chúng ta. Trên thực tế, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu cũng đang trở thành đối tượng của các vụ kiện chống bán phá giá ở nhiều thị trường như: Hoa Kỳ, EU, Canada, Mexico, Peru, ... Hàng hoá bị kiện là những sản phẩm mà chúng ta có thế mạnh xuất khẩu ( thuỷ sản, giày dép, gạo ). Nhưng những mặt hàng chúng ta xuất khẩu với số lượng chưa đáng kể cũng đã bị kiện ( đèn huỳnh quang, ván lướt sóng.,.). Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần được trang bị những hiểu biết cơ bản về thực tế các vụ kiện chống bán phá giá để từ đó có biện pháp phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại. Làm thế nào để ứng phó có hiệu quả đối với các vụ kiện chống bán phá giá đang là một vấn đề hết sức mới mẻ, bỡ ngỡ của các doanh nghiệp Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Chỉ ra những quy định trong luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ và WTO. Phân tích thực trạng áp dụng luật chống bán phá giá đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, dự báo các tình huống có thể xảy ra và hành động ứng phó của Việt Nam. Đưa ra các giải pháp để ngăn ngừa và giảm tối thiểu thiệt hại cho các doanh nghiệp và ngành hàng kinh tế Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề chốngsss bán phá giá hàng hoá. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các quy định về chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Thực trạng áp dụng biện pháp chống bán phá giá hàng Việt Nam ở thị trường Hoa Kỳ với trường hợp cụ thể là vụ kiện chống bán phá giá cá da trơn và tôm. Thời gian nghiên cứu : từ sau hiệp định Thương mại Việt Nam Hoa Kỳ ( từ 2001 đến nay) Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng , phân tích tổng hợp và so sánh số liệu. Kết cấu bài viết: Ngoài phần mở đầu và kết luận bài viết gồm 3 phần chính: Chương I: Tổng quan về bán phá giá hàng hoá trong Thương mại quốc tế. Chương II: Thực trạng và bài học kinh nghiệm ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Đây là một vấn đề tương đối mới mẻ, có ít tài liệu nghiên cứu và trở thành đề tài nổi cộm trong thời gian gần đây. Bài viết của em chỉ mang tính tổng hợp dựa trên phân tích diễn biến hàng hoá Việt Nam đang bị kiện bán phá giá ở thị trường Hoa Kỳ nên chắc chắn còn sơ sài và nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy giáo Th.s Vũ Thành Hưởng và các chuyên viên thuộc ban nghiên cứu các vụ kiện chống bán phá giá thuộc Cục quản lý cạnh tranh Bộ công thương để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn
Trang 1Đề tài: Một số giải pháp giúp Việt Nam chủ động ứng phó với các vụ kiện
chống bán phá giá hàng hoá xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
Bài học từ vụ kiện hàng thuỷ sản
LỜI MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một mốcquan trọng trong quá trình chuyển đổi của đất nước từ nền kinh tế với cơ chế kếhoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường Quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế đã mở ra những triển vọng to lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu của các thànhphần kinh tế nước ta Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, thị trường mở rộng chohàng hoá của Việt Nam, tạo điều kiện để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư,tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu
Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi, triển vọng to lớn, hoạt động xuất nhậpkhẩu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp không ít rào cản về thuế quancũng như phi thuế quan, trong đó các vụ kiện chống bán phá giá càng ngày cànggây thêm nhiều khó khăn cho việc thâm nhập thị trường quốc tế của các mặthàng vốn là thế mạnh của chúng ta
Trên thực tế, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu cũng đang trở thành đối tượng củacác vụ kiện chống bán phá giá ở nhiều thị trường như: Hoa Kỳ, EU, Canada,Mexico, Peru, Hàng hoá bị kiện là những sản phẩm mà chúng ta có thế mạnhxuất khẩu ( thuỷ sản, giày dép, gạo ) Nhưng những mặt hàng chúng ta xuất khẩuvới số lượng chưa đáng kể cũng đã bị kiện ( đèn huỳnh quang, ván lướt sóng.,.)
Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần được trang bị những hiểu biết cơ bản về thực
Trang 2tế các vụ kiện chống bán phá giá để từ đó có biện pháp phòng tránh và giảmthiểu thiệt hại.
Làm thế nào để ứng phó có hiệu quả đối với các vụ kiện chống bán phá giáđang là một vấn đề hết sức mới mẻ, bỡ ngỡ của các doanh nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Chỉ ra những quy định trong luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ và
WTO
- Phân tích thực trạng áp dụng luật chống bán phá giá đối với hàng hoáxuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, dự báo các tình huống có thểxảy ra và hành động ứng phó của Việt Nam
- Đưa ra các giải pháp để ngăn ngừa và giảm tối thiểu thiệt hại cho cácdoanh nghiệp và ngành hàng kinh tế Việt Nam
Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề chốngsss bán phá giá hàng hoá.
Phạm vi nghiên cứu:
- Tập trung nghiên cứu các quy định về chống bán phá giá của Hoa Kỳ
- Thực trạng áp dụng biện pháp chống bán phá giá hàng Việt Nam ở thịtrường Hoa Kỳ với trường hợp cụ thể là vụ kiện chống bán phá giá cá da trơn vàtôm
Thời gian nghiên cứu : từ sau hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ ( từ
2001 đến nay)
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện
chứng , phân tích tổng hợp và so sánh số liệu
Kết cấu bài viết:
Ngoài phần mở đầu và kết luận bài viết gồm 3 phần chính:
Chương I: Tổng quan về bán phá giá hàng hoá trong Thương mại quốc tế.
Trang 3Chương II: Thực trạng và bài học kinh nghiệm ứng phó với các vụ kiện chống
bán phá giá của Hoa Kỳ đối với Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá
giá hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ
Đây là một vấn đề tương đối mới mẻ, có ít tài liệu nghiên cứu và trở thành đề tàinổi cộm trong thời gian gần đây Bài viết của em chỉ mang tính tổng hợp dựatrên phân tích diễn biến hàng hoá Việt Nam đang bị kiện bán phá giá ở thị trườngHoa Kỳ nên chắc chắn còn sơ sài và nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp ýkiến của thầy giáo Th.s Vũ Thành Hưởng và các chuyên viên thuộc ban nghiêncứu các vụ kiện chống bán phá giá thuộc Cục quản lý cạnh tranh - Bộ côngthương để bài viết được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BÁN PHÁ GIÁ HÀNG HOÁ TRONG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Bán phá giá
Theo tinh thần của Điều 2.2, GATT, một sản phẩm được coi là bán phá giá nếunhư giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nướckhác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêudùng tại nước xuất khẩu theo điều kiện thương mại thông thường
1.1.2 Thuế chống bán phá giá
Thuế chống bán phá giá là một sắc thuế mà nước nhập khẩu đánh vào một mặthàng nhập khẩu được bán phá giá với mục đích ngăn cản sự tiếp diễn của việcbán phá giá đó để tránh gây thiệt hại cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự ởtrong nước
1.1.3 Sản phẩm tương tự
Được quy định ở Điều 2.6 của Hiệp định như sau: “sản phẩm giống hệt , tức làsản phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang được xem xét, hoặctrong trường hợp không có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm khác mặc dùkhông giống ở mọi đặc tính nhưng có nhiều điểm giống với sản phẩm đang đượcxem xét ”
Việc quyết định một sản phẩm là “ sản phẩm tương tự ” là một yếu tố rất quantrọng trong bất kỳ một vụ việc điều tra nào, vì nó không chỉ xác định sản phẩmnào sẽ thuộc phạm vi để phân tích cho thiệt hại, do đó sẽ xác định ngành côngnghiệp nội địa nào để điều tra xác định thiệt hại, mà còn liên quan đến xác địnhsản phẩm nào của thị trường nội địa nước xuất khẩu sẽ được sử dụng để xác địnhgiá trị thông thường Việc quyết định một sản phẩm là “ sản phẩm tương tự ” sẽ
Trang 5liên quan đến việc quyết định biên độ phá giá, cũng như quyết định về tình trạngthiệt hại.
Hiệp định WTO không bao gồm thêm bất cứ một sự hướng dẫn ngoài địnhnghĩa tại Điều 2.6, trong việc xác định “ sản phẩm tương tự” Trong thông lệđiều tra của các cơ quan điều tra đã phát triển thêm một số tiêu chí mà họ ápdụng cho từng trường hợp cụ thể Các thành viên của WTO đã áp dụng các tiêuchí khác nhau để xác định, bao gồm các tiêu chí sau:
Các đặc tính vật lý của hàng hoá;
Mức độ chuyển đổi thương mại của các sản phẩm;
Các nguyên liệu thô được sử dụng trong sản xuất;
Những phương thức sản xuất và các công nghệ sản xuất được sử dụng trongquá trình sản xuất hàng hoá;
Những chức năng và mục tiêu sử dụng cuối cùng của hàng hoá;
Phân loại ngành công nghiệp;
Giá cả;
Chất lượng;
Thông thường các cơ quan điều tra có thẩm quyền lớn hơn trong việc sử dụngcác nhân tố này để phân định một cách rõ ràng giữa các sản phẩm tương tự tiềmnăng và ít nhấn mạnh vào những nhân tố mà những nhân tố này chỉ ra những sựkhác biệt nhỏ của sản phẩm Chính vì vậy, cái tạo thành “ ranh giới phân chia rõràng” giữa các sản phẩm tương tự tiềm năng, thỉnh thoảng là một trong nhữngvấn đề tranh chấp nóng bỏng, gay gắt trong một vụ việc điều tra
Phân loại thuế quan;
Các kênh phân phối và tiếp thị của hàng hoá;
Trang 6 Sự hiện diện của điều kiện thuận lợi sản xuất thông thường hoặc sử dụngnhân công trong nhà máy sản xuất;
Nhận thức của khách hàng và nhà sản xuất về sản lượng hàng hoá;
Uy tín thương mại / thương hiệu;
“Sản phẩm tương tự” nên được xác định càng sớm càng tốt trong vụ việc chốngbán phá giá, vì nó sẽ hình thành và tác động tới toàn bộ quá trình điều tra Tuynhiên, nó sẽ là cần thiết, trong một vài trường hợp, để xem xét lại vấn đề này sau
đó trong quá trình điều tra
1.1.4 Giá xuất khẩu
Mặc dù Hiệp định chống bán phá giá của WTO không đưa ra định nghĩa hoặc sự
mô tả về “ giá xuất khẩu” nhưng cũng quy định các cách thức tính giá xuất khẩukhác nhau ( tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể):
Phương pháp 1: Giá xuất khẩu là giá trong giao dịch mua bán giữa nhà sản xuấthoặc nhà xuất khẩu của nước xuất khẩu với nhà nhập khẩu của nước nhập khẩu; Phương pháp 2: Giá xuất khẩu là giá trị tính toán trên cơ sở giá bán sản phẩmnhập khẩu đó cho người mua độc lập đầu tiên tại nước nhập khẩu; hoặc một giátrị tính toán theo những tiêu chí hợp lý do cơ quan thẩm quyền quyết định
Cách tính giá xuất khẩu thứ nhất là cách tính giá xuất khẩu chuẩn và được ưutiên áp dụng trước Chỉ khi hoàn cảnh cụ thể như giá xuất khẩu không đáng tincậy vì lý do nhà nhập khẩu hoặc một bên thứ 3 nào đó có quan hệ với nhau ( ví
dụ như công ty liên kết…) hoặc có thoả thuận về bù trừ; hoặc nếu như sản phẩm
đó không được bán lại hoặc được bán lại nhưng không theo những điều kiệngiống với điều kiện nhập khẩu hàng hoá, không đáp ứng các điều kiện để ápdụng cách tính 1 thì giá xuất khẩu mới được tính theo cách 2
1.1.5 Giá trị thông thường
Trang 7Giá trị thông thường được quy định tại Điều 2.1 của Hịêp định WTO “ giá có thể
so sánh được, trong điều kiện thương mại thông thường, đối với sản phẩm tương
tự khi được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác”
1.1.6 Các khái niệm khác:
- Sản phẩm bị điều tra: là sản phẩm bị cáo buộc là bị bán phá giá và đượcxuất khẩu vào nứơc nhập khẩu và bị cáo buộc là gây ra sự thiệt hại cho ngànhcông nghiệp nội địa sản xuất sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu
- Ngành công nghiệp nội địa: đề cập đến ngành công nghiệp của nước nhậpkhẩu được coi là bị thiệt hại bởi hàng hoá bị bán phá giá
Điều quan trọng cần ghi nhận trong Hiệp định Chống bán phá giá của WTO,những cuộc điều tra chống bán phá giá chỉ được khởi xướng trên cơ sở khiếu nạicủa “ ngành công nghiệp nội địa hoặc của ngành đại diện” Hơn nữa, để đảm bảorằng việc áp thuế chống bán phá giá chỉ tiến hành khi số lớn nhà sản xuất nội địa
bị tác động, theo đó Hiệp định cũng đã đưa ra hai tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Các ngành sản xuất ủng hộ việc áp dụng biện pháp chống bán phá
giá phải chiếm trên 50% tổng sản lượng của những nhà sản xuất bày tỏ ý kiếnủng hộ hoặc phản đối việc điều tra
Tiêu chí 2: Các nhà sản xuất ủng hộ việc điều tra chiếm tối thiểu 25% tổng sản
lượng sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra
Những tiêu chí này đã đặt ra yêu cầu đối với cơ quan điều tra phải có nghĩa vụxác định liệu bên khởi kiện có đủ tư cách pháp lý khởi kiện (standing issue) haykhông trước khi tiến hành điều tra
- Thị trường nội địa: Ở đây đề cập tới thị trường nội địa của nước xuất xứcủa hàng hoá bị cáo buộc là bán phá giá, nói một cách khác, thị trường nội địacủa nước xuất khẩu
Trang 8- Biên độ phá giá: Đây là mức độ mà giá trị thông thường vượt qua giá xuấtkhẩu và được thể hiện bằng phần trăm hoặc một lượng cụ thể.
- Biên độ phá giá không đáng kể (De minimis): Nếu biên độ phá giá đó thấphơn 2% của giá xuất khẩu
- Khối lượng hàng nhập khẩu bán phá giá sẽ được coi là không đáng kể:Nếu khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá từ một nước cụ thể nào đóchiếm ít hơn 3% tổng lượng nhập khẩu các sản phẩm tương tự vào nước nhậpkhẩu đó
Tuy nhiên, ở đây chúng ta cần đặc biệt lưu ý về quy định cộng gộp tổng kimngạch xuất khẩu của Hiệp định Thông thường, việc đánh giá xem xét hàng nhậpkhẩu có đang gây thiệt hại đến ngành sản xuất trong nước hay không phải đượctiến hành riêng biệt đối với từng nước Tuy nhiên, tại Điều 5.8 của Hiệp định đãcho phép trong một số tình huống nhất định,cơ quan điều tra sẽ xem xét, đánhgiá kết hợp những tác động của tất cả các hàng nhập khẩu đang bị điều tra để xácđịnh thiệt hại Việc cộng gộp này cho phép trường hợp số lượng nhập khẩu củacác sản phẩm tương tự từ mỗi nước dưới 3% ( tức là mức không đáng kể), nhưngtổng số các sản phẩm nhập khẩu từ những nước này chiếm trên 7% nhập khẩusản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu thì một cuộc điều tra chống bán phá giávẫn có thể xảy ra
1.2 Quy định của WTO về chống bán phá giá
1.2.1 Mục tiêu và bản chất của chống bán phá giá
Bán phá giá thường được bị coi là hành vi thương mại quốc tế không côngbằng Do đó,Chính phủ nhiều nước cho rằng họ cần phải có hành động để chốnglại những hành vi đó nhằm bảo vệ ngành công nghiệp trong nước mà thông
Trang 9thường là thông qua việc đánh thuế chống bán phá giá để bù đắp lại những thiệthại cho ngành sản xuất nội địa phải gánh chịu do hành vi bán phá giá gây ra Ngay từ năm 1974, Hiệp định GATT đã quy định thuế chống bán phá giá chỉđược áp dụng trong những trường hợp chứng minh được rõ ràng có hành vi bánphá giá và hành vi đó gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại vật chất tới một ngànhsản xuất trong nước.Tại ĐiềuVI nói trên, căn cứ xác định khi nào bán hang dướigiá trị thông thường được quy định Tình huống này xảy ra khi giá xuất khẩuthấp hơn “ giá so sánh trong kênh thương mại bình thường của sản phẩm tương
tự được bán cho tiêu dung nôi địa tại nước xuất khẩu” Trong trường hợp không
có giá nội địa để so sánh thì giá trị thông thường có thể căn cứ vào “ giá so sánhcao nhất của sản phẩm tương tự xuất khẩu tới bất cứ một nước thứ 3 nào trongkênh thương mại; hoặc giá thành sản xuất ra sản phẩm tại nước xuất xứ cộngthêm một khoản lợi nhuận và chi phí bán hàng hợp lý ” Khi các tiêu chí phứctạp này được đáp ứng thì nước nhập khẩu được quyền áp thuế chống bán phá giátương đường với phần chênh lệch giữa giá trị thông thường và giá xuất khẩu
Mặ dù, mục tiêu của các biện pháp chống bán phá giá ( cũng như các biện phápchống trợ cấp và tự vệ ) được cho là để đảm bảo sự công bằng trong thương mạiquốc tế nhưng trên thực tế không đơn giản như vậy
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực này thì chống bán phá giákhông phải là chính sách công mà là chính sách tư Đó là một phương tiện màmột đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng quyền lực của Nhà nước để giành lợi thếcạnh tranh trước các đối thủ khác Xét từ góc độ bảo hộ sản xuất trong nước, bênhưởng lợi là ngành công nghiệp nội địa và nạn nhân của biện pháp này là các nhàsản xuất, xuất khẩu nước ngoài Chúng ta có thể nhận thấy rõ hơn bản chất vàmục đích này thông qua một bản báo cáo của Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa
Trang 10Kỳ (ITC) “… mục đích của pháp luật chống bán phá giá và chống trợ cấp khôngphải bảo vệ người tiêu dùng mà là bảo vệ nhà sản xuất…Thực chất, chức năngcủa pháp luật chống bán phá giá là bảo vệ cho các công ty và những người laođộng tham gia vào các hoạt động sản xuất ở Hoa Kỳ Vì vậy, chẳng có gì đángngạc nhiên khi người được hưởng lợi từ các lợi ích kinh tế này là các nhà sảnxuất, ngược lại các chi phí kinh tế sẽ do người tiêu dùng gánh chịu Chính phủHoa Kỳ, thông qua luật pháp, đã đưa ra một sự lựa chọn chính trị tỉnh táo, khônngoan để đưa những biện pháp đảm bảo công bằng này được công nhận trên thựctế…”
Hơn nữa, các quy định chống bán phá giá là một biện pháp khắc phục thươngmại mà các thành viên của WTO đã đồng ý rằng là cần thiết để duy trì hệ thốngthương mại đa phương Động cơ kinh tế để sử dụng biện pháp chống bán phá giá
là nhằm để duy trì thương mại công bằng Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gầnđây cho thấy, có tới hơn 90% các biện pháp này không nhằm bảo vệ cạnh tranhlành mạnh hoặc thương mại công bằng Ngày nay, chống bán phá giá vẫn là một
vũ khí bảo hộ cho các ngành công nghiệp truyền thống như thép, hoá chất, dệtmay và các lĩnh vực khác là những ngành có sức cạnh tranh yếu do nền tảngcông nghệ của chính họ
Như vậy, biện pháp này được sử dụng để làm phương tiện bảo hộ, và sẽ cónhững tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại của nước xuất khẩu, nhưngngược lai, việc bảo hộ này làm tổn hại đến nền kinh tế của chính nước sử dụngbiện pháp chống bán phá giá, đặc biệt trong trường hợp nguồn cung không lớnhoặc sản xuất sản phẩm bị áp thuế phá giá lại có vai trò của nguyên liệu đầu vàoquan trọng của ngành công nghiệp khác như thép, điện tử, hoá chất… cũng nhưảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng
Trang 111.2.2 Nguyên nhân làm nảy sinh vụ kiện chống bán phá giá
1.2.2.1 Xu hướng tự do hoá mậu dịch dẫn đến tình trạng lạm dụng biện phápchống bán phá giá
* Trong xu thế tự do hoá mậu dịch ngày càng trở nên phổ biến việc từng bước
dỡ bỏ hàng dào thuế quan và phi thuế quan buộc nhiều nước phi áp dụng cácbiện pháp tài chế đơn phương để bảo hộ sản xuất trong nước Một kết quả củaviệc mở cửa thị trường chính là sự cạnh tranh lành mạnh và nền kinh tế nhờ quy
mô đem lại hiệu quả Nhưng cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu có thể làm thiệthại đến ngành sản xuất trong nước Chính vì vậy, biện pháp chống bán phá giáđược coi là “ biện pháp bảo hộ có chỉ đạo”, sử dụng các thủ tục pháp lý và cáchlập luận kinh tế không rõ ràng nhằm gây nhầm lẫn và thanh minh cho việc bảo
hộ cho các ngành công nghiệp
Nói cách khác, chống bán phá giá là một rào cản phi thuế quan cho phép mộtnhóm các nhà sản xuất giành được sự bảo hộ, thậm chí trong khi các chính sáchthương mại quốc gia tổng thể đang hướng về thương mại tự do
* Bản thân các ngành công nghiệp nội địa đã ngày càng nhận thức được vai trò
và hiệu quả của các biện pháp chế tài này, nhất là biện pháp kiện chống bán phágiá, chống trợ cấp…trong thương mại quốc tế trong việc giúp họ bảo hộ sản xuấttrong nước
* Ngoài ra, các vụ kiện chống bán phá giá đem lại thuế suất cao hơn so với các
vụ kiện chống trợ cấp
* Bên cạnh đó, việc tăng thâm hụt thương mại đã làm dấy lên khuynh hướnggây sức ép bảo hộ trong các nước nhập khẩu Dẫn lời của ông SupachaiPanikchakdi, tổng giám đốc WTO nói với BBC rằng:” Các nước phát triển đang
đi ngược lại những điều mà họ thuyết giáo, đặc biệt là chính sách bảo hộ ngày
Trang 12càng tăng của Hoa Kỳ Điều này làm xói mòn lòng tin của các nước đang pháttriển trong hợp tác tự do hóa thương mại ”.
1.2.2.2 Các quy định về chống bán phá giá còn phức tạp và chứa đựng nhiều yếu
tố bất lợi
Theo luật chống bán phá giá của WTO và một số nước như Hoa Kỳ, EU,Canada… trong trường hợp số lượng sản phẩm nhập khẩu từ một nước thấp hơn3% tổng số lượng sản phẩm nhập khẩu từ các nước khác trên thế giới thì đơnkhởi kiện sẽ bị bác bỏ và vụ kiện sẽ được chấm dứt Vì số lượng “ không đáng
kể ” này không thể là nguyên nhân gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại chongành công nghiệp nội địa nước nhập khẩu
Chính vì vậy, khi số lượng sản phẩm nào đó của một nước xuất khẩu cao hơn3% thì đó sẽ là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để ngành côngnghiệp nội địa khởi kiện
Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật chống bán phá giá nêu trên còn chophép cộng gộp thị phần xuất khẩu của các nước cùng xuất khẩu sản phẩm bị kiệnvào nước nhập khẩu Điều đó đã giúp cho các ngành công nghiệp nội địa cóthêm cơ hội trong việc chứng minh hàng nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc
đe doạ gây ra thiệt hại cho ngành công nghiệp nội địa của họ Bằng phương phápnày các cơ quan điều tra sẽ cộng gộp tất cả các hàng hoá nhập khẩu tương tự từtất cả các nước bị điều tra để đánh giá tác động gộp đối với ngành sản xuất nộiđịa Mặc dù quy định này đã được hợp pháp hoá trong WTO, đây vẫn là mộtvấn đề lớn trong các vụ kiện chống bán phá giá Các nghiên cứu đã cho thấy rằngcác phương pháp cộng dồn đã đem đến lợi thế đáng kể cho các quyết định khẳngđịnh có thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa Theo các nghiên cứu của cơ sở dữliệu chống bán phá giá WTO về việc điều tra của Hoa Kỳ, cộng dồn đã làm thay
Trang 13đổi kết quả từ phủ định sang khẳng định trong phần lớn số vụ kiện Phương phápcộng dồn đã làm tăng lợi ích cho việc bảo vệ ngành sản xuất nội địa lên khoảng30% Một phân tích về các vụ kiện chống bán phá giá của EU cũng đã cho thấyrằng có một sự thay đổi mạnh mẽ trong các kết luận của vụ điều tra về thiệt hại
và các quyết định kết luận là có thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa EU đã tănglên 42%
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy các vụ kiện chống bán phá giá thườngđem lại nhiều lợi thế so sánh hơn so với việc vụ kiện chống trợ cấp như thuế suấtthường cao hơn; thời gian áp dụng dài hơn Theo đánh giá của các chuyên gia thìthời gian áp dụng thuế chống bán phá giá thường kéo dài từ 10 đến 20 năm hoặc
vô thời hạn; có nhiều khả năng điều chỉnh luật lệ hơn; sự phản hồi mang tínhngoại giao yếu hơn và có thể đạt được kết quả khả quan khi vụ kiện chống bánphá giá nhằm vào các nền kinh tế phi thị trường
Một điều đáng quan tâm hơn nữa là trên thực tế, việc sử dụng biện pháp chốngbán phá giá là một phần quan trọng luôn có trong chiến lược kinh doanh củanhiều ngành công nghiệp nội địa nhằm bảo vệ lợi ích của ngành mình trước sựcạnh tranh mạnh mẽ và gay gắt từ hàng hoá nhập khẩu
Trong phần lớn các lập luận, các nghiên cứu và các cuộc tranh luận trong cácvòng đàm phán của WTO như vòng đàm phán Kenedy (1964-1967), vòng đàmphán Tokyo ( 1973-1979 ), vòng đàm phán Uruguay (1994) và đặc biệt trongcác vòng đàm phán Doha (2001) các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ,Canada, Australia, EU…thường tập trung nhiều vào nguyên tắc “ thương mạicông bằng ” và các hành vi bán phá giá trong thương mại quốc tế được coi như “hành vi thương mại không công bằng”.Trên thực tế, biện pháp chống phá giá đã
bị lạm dụng và nhiều nước, đặc biệt là những nước công nghiệp phát triển đã
Trang 14biến nó thành rào cản thương mại, duy trì chủ nghĩa bảo hộ thương mại Nóicách khác, biện pháp được coi là hợp pháp của WTO, đến lượt nó, quay lại bópméo dòng chảy thương mại quốc tế và hạn chế sự phát triển nội tại khách quancủa hoạt động này, đi ngược lại mục đích của WTO là giảm đáng kể thuế và cácrào cản thương mại khác theo hướng loại bỏ sự phân biệt đối xử trong các mốiquan hệ thương mại quốc tế.
1.2.2.3 Vấn đề chính trị trong các vụ kiện chống bán phá giá
Nếu nhìn vào sự linh hoạt, biến đổi liên tục của hệ thống pháp luật chống bánphá giá của EU, Hoa Kỳ, Canada thông qua việc cải cách, sửa đổi, bổ sung củacác văn bản pháp luật, chúng ta sẽ thấy yếu tố chính trị có vai trò không nhỏtrong các vụ kiện chống bán phá giá
Chúng ta sẽ thấy rõ hơn qua một vi dụ điển hình sau
Dưới sức ép mạnh mẽ từ ngành công nghiệp nội địa và với động cơ chính trịnhằm giành được sự ủng hộ của cử chi trong ngành công nghiệp nội địa nhưthép, nông nghiệp, điện tử, điện tử bán dẫn,…, ngày 28/10/2000 Tổng thống BillClinton ký sắc lệnh ban hành tu chính án Byrd bất chấp sự phản đối mạnh mẽ và
đe doạ trả đũa từ các đối tác thương mại lớn như EU, Nhật Bản, Canada…Theoquy định của văn bản pháp luật này thì hàng năm ngành công nghiệp nội địa Hoa
Kỳ có thể thu về một khoản tiền khổng lồ từ thuế chống bán phá giá hàng nhậpkhẩu Theo ước tính của hãng luật này thì trong vụ kiện chống bán phá giá tômđến khoảng tháng 1/2006 ngành công nghiệp tôm Hoa Kỳ có thể nhận được mộtkhoản tiền từ 100-120 triệu USD theo quy định này
Điều đáng chú ý hơn nữa là Chính phủ Hoa Kỳ vẫn thường áp dụng chính sáchkép kín trong thương mại quốc tế, đặc biệt trong ngành thương mại nội địa thép
và nông nghiệp, Chính phủ Hoa Kỳ một mặt vẫn trợ giá, đồng thời sử dụng vũ
Trang 15khí chống bán phá giá chống lại các nhà xuất khẩu nước ngoài Chính vì vậy,một khi các nhà sản xuất Hoa Kỳ cảm thấy không thể cạnh tranh được, họ chỉcần kiện các nhà xuất khẩu nước ngoài bán phá giá.
1.2.2.4 Sự phức tạp của pháp luật chống bán phá giá
Theo đánh giá của các cơ quan pháp lý, luật pháp chống bán phá giá là mộttrong những phần phức tạp nhất trong hệ thống pháp luật thương mại quốc tế.Một số vấn đề như trả lời các câu hỏi, điều tra, thẩm tra tại chỗ, phương pháptính giá, sử dụng thông tin sẵn có, xem xét lại thủ tục hành chính, quy định vềnền kinh tế phi thị trường, gánh nặng của nghĩa vụ chứng minh bên bị khởikiện… đã làm cho tính chất của một vụ kiện rất phức tạp, thời gian giải quyết vụkiện thường kéo dài và thời hạn áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá chosản phẩm bị kiện thường là vô thời hạn
Cùng với việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật chống bán phá giá củacác nước như Hoa Kỳ, EU, Canada và một số thành viên khác của WTO thì Bảncâu hỏi dành cho các nhà xuất khẩu theo thời gian dường như ngày càng dài hơn
và phức tạp hơn Vào năm 1987, Bản câu hỏi dài 52 trang, thì đến năm 1988 đãtăng lên 73 trang, năm 1989 là 128 trang và đến năm 1990 thì số trang đã tănglên là 158, dài gấp 3 lần số trang của 3 năm trước đó Những lời chỉ trích đưa rakhông chỉ về tính phức tạp của Bản câu hỏi mà còn về số lượng ngày càng nhiềuthông tin cần cung cấp về việc bán phá giá ở thị trường nội địa, việc bán hàngsang nước thứ ba…
Hơn nữa, các cơ quan điều tra còn đưa ra các quy định, các đòi hỏi quá cao vàkhông tương thích về việc cần phải hệ thống hoá và hiện đại hoá hệ thống sổsách kế toán, chứng từ, tài liệu liên quan… theo đúng như tiêu chuẩn của mình
Trang 16đặt ra Hiện nay, các cơ quan điều tra, đặc biệt là Hoa Kỳ và EU, yêu cầu việc trảlời thông tin cần phải đưa vào đĩa CD rom theo hệ thống định dạng riêng biệt Tình hình còn phức tạp hơn khi hệ thống pháp luật và bộ máy thực thi các quyđịnh chống bán phá giá đối xử một cách thiếu công bằng đối với các nước bị coi
là có nền kinh tế phi thị trường (NME) Ví dụ, số nhân viên của bộ phận điều tra,tính toán biên độ phá giá của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) là 129 người, trong
đó 2/3 lực lượng này (80 người) có nhiệm vụ điều tra 7 nước mà theo luật phápcủa Hoa Kỳ bị coi là có nền kinh tế phi thị trường Trong khi đó chỉ có 40 nhânviên điều tra những nước có nền kinh tế thị trường ( hơn 100 nước), trong đó cónhững nước kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ rất lớn và cũng lànhững nước bị Hoa Kỳ kiện bán phá giá rất nhiều đó là Nhật Bản, Hàn Quốc,Đài Loan, Đức… Câu hỏi được đặt ra ở đây là, tại sao phải cần đến một lượngnhân viên lớn như vậy để xử lý các vụ kiện bán phá giá tư các nước NME Câutrả lời ở đây rất đơn giản “ đó là sự phức tạp từ các nước NME “ Nhưng sựphức tạp trong quá trình xử lý lại nằm trong chính sự phức tạp, cồng kềnh và yêucầu quá cao của các quy định trong hệ thống pháp luật chống bán phá giá củanước này nhằm chống lại hàng hoá xuất khẩu giá rẻ từ các nước NME
Có lẽ chỉ có các bên có lợi ích liên quan như ngành công nghiệp nội địa là ưathích sự phức tạp của hệ thống pháp luật này vì như thế vô hình chung đã tạothêm gánh nặng nghĩa vụ chứng minh lên vai của các nhà sản xuất và xuất khẩunước ngoài
1.2.3 Cơ chế giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO
Trong 25 năm, qua nhiều nước đã bắt đầu nhận thức được vai trò quan trọngcủa việc giải quyết tranh chấp tại WTO Nhìn chung, cơ chế giải quyết tranhchấp của WTO được đánh giá là khá hữu hiệu Tuy nhiên, trong lĩnh vực chống
Trang 17bán phá giá, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này nhận xét rằng: “ giải quyếttranh chấp trong lĩnh vực phá giá sẽ là một trong những thách thức chính đối với
hệ thống WTO…Nhận thức được sự phức tạp về sự kiện cũng như tính pháp lýcủa các vấn đề điển hình nảy sinh trong quá trình tranh chấp về chống bán phágiá, giải quyết có hiệu quả các tranh chấp ở cấp độ pháp lý cao hơn này sẽ không
dễ dàng ”.Theo quy định tại điều 17 của Hiệp định chống bán phá giá của WTO(ADA) về tham vấn và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chống bán phá giá,các quốc gia thành viên phải tuân thủ Bản ghi nhớ về giải quyết tranh chấp trongkhuôn khổ WTO (DSU)
Những vấn đề có thể đưa ra để giải quyết tranh chấp liên quan đến chống bánphá trong khuôn khổ DSU của WTO bao gồm:
(i) Hành động cuối cùng để áp đặt thuế chống bán phá giá ( như quyếtđịnh cuối cùng )
(ii) Cam kết giá;
(iii) Các biện pháp tạm thời với điều kiện là biện pháp này có ảnh hưởngđáng kể và quốc gia khiếu nại thấy rằng biện pháp này không tuân thủ các quyđịnh về điều kiện áp dụng biện pháp tạm thời;
Tuy nhiên, các quyết định tiến hành điều tra chống bán phá giá đã không đượcđưa ra xử lý theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Một quốc gia thành viên có quyền yêu cầu tham vấn đối với một thành viênkhác nếu nhận thấy rằng:
(i) Bất kỳ lợi ích nào của nước này, trực tiếp hoặc gián tiếp theo Hiệp địnhnày, đang bị mất đi hoặc suy giảm; hoặc
(ii) Bất kỳ mục đích nào bị ngăn cản bởi thành viên khác
Trang 18Thành viên yêu cầu tham vấn có thể đưa vấn đề ra cơ quan giải quyết tranhchấp (DSB) nếu:
(i) Thành viên đó nhận thấy việc tham vấn không giúp đạt được một (ii) Thành viên khác đã đánh thuế chống bán phá giá chính thức hoặc đãchấp nhận cam kêt giá; hoặc
(iii) Trong trường hợp biện pháp tạm thời có tác động nghiêm trọng và đã
bị áp dụng trái với quy định của Hiệp định này về biện pháp tạm thời như quyđịnh tại Điều 7.1
Trên cơ sở đó, DSB sẽ thành lập Ban hội thẩm xét xử theo đúng các thủ tục đãđịnh Ban hội thẩm xem xét vấn đề căn cứ vào:
(i) Văn bản của thành viên khiếu nại;
(ii) Các căn cứ thực tế mà cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu cóđược phù hợp với các thủ tục nội bộ của nước nhập khẩu
Tuy nhiên, Ban hội thẩm chỉ xem xét, xác định sự việc: (i) liệu cơ quan cóthẩm quyền của nước nhập khẩu đã thiết lập các căn cứ thực tế có đầy đủ, hợp lýhay không; và (ii) cách đánh giá các căn cứ thực tế đó có công bằng và kháchquan hay không Nếu hai yêu cầu này được đáp ứng và thoả mãn thì Ban hộithẩm sẽ tôn trọng quyết định của các cơ quan có thẩm quyền của nước nhậpkhẩu
Hơn nữa, trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu Ban Hội thẩm thấy có ítnhất hai cách giải thích, diễn giải có thể chấp nhận được cho một quy định củaHiệp định chống bán phá giá và nếu biện pháp có liên quan của cơ quan có thẩmquyền của nước nhập khẩu dựa trên một trong hai cách giải thích đó thì biệnpháp này được Ban hội thẩm coi là phù hợp với Hiệp định
Trang 19Việc hạn chế vai trò của Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp của WTO trongcác vụ việc chống bán phá giá chỉ đơn thuần là xác định liệu “ Việc thiết lập các
dữ liệu của cơ quan có thẩm quyền có thích hợp và việc đánh giá đó công bằng
và khách quan hay không” Hiệp định đã đưa ra các điều kiện để Ban hội thẩmxem xét lại các kết luận chống bán phá giá bị hạn chế hơn rất nhiều so với việccho phép thẩm quyền của các Ban hội thẩm khác trong WTO Việc khác nhau
và sự hạn chế các vấn đề cần xem xét của Ban hội thẩm đã cho phép các cơ quan
có thẩm quyền của nước nhập khẩu thoát ra khỏi việc xem xét cẩn trọng của Banhội thẩm WTO và đưa ra sự hạn chế quá mức đã làm giảm tính hiệu quả của việcxem xét lại
Hầu hết các vụ kiện chống bán phá giá đều liên quan nhiều nội dung khiếu nại.Điều này thể hiện một thức tế là một quyết định chống bán phá giá là một chuỗicác quyết định về nhiều vấn đề khác nhau như về thiệt hại, phương pháp tìnhtoán sai, quy trình xử lý… Ở đây câu hỏi đặt ra là liệu Ban hội thẩm của củaWTO có bị ràng buộc bởi thời gian nghiên cứu nghiêm ngặt của DSU haykhông Đặc biệt là thời hạn 6 tháng theo quy định tại Điều 12.8 Thực tế cho thấyphần lớn các quyết định của WTO thường kéo dài đến 1 năm và dễ bị quá tải nếucùng một lúc có quá nhiều vụ tranh chấp Điều này có thể phương hại tới chấtlượng và tính nhất quán của các quyết định của Ban hội thẩm chống bán phá giá Thêm vào đó, do quy chế giải quyết tranh chấp của WTO không đề cập tớiNME nên vấn đề xác định giá trị thông thường trong các vụ kiện chống bán phágiá thương gây tranh cãi nhiều lại không thể giải quyết tại DSB
Khi chưa là thành viên của WTO, Việt Nam chưa có cơ hội sử dụng cơ chếgiải quyết tranh chấp chống bán phá giá để tự bảo vệ mình trong thời gian qua.Khi gia nhập WTO, chúng ta sẽ hoàn toàn bình đẳng với các thành viên khác
Trang 20trong sử dụng cơ chế tham vấn và giải quyết tranh chấp trong thương mại nóichung, tranh chấp chống bán phá giá nói riêng theo DSU Điều này sẽ hạn chếbớt các hành vi đối xử thiếu công bằng, bớt tình trạng lạm dụng các biện phápchống bán phá giá chống lại hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu những điểm trình bày trên đây có thể hoàn toàn đúng về mặt lýthuyết thì về mặt thực tiễn chúng ta vẫn cần nhận thức rõ các khó khăn, tháchthức không chỉ về mặt lý luận, kiến thức, kinh nghiệm, nguồn nhân lực được đàotạo cơ bản…mà còn cả về tiềm lực tài chính để theo đuổi các vụ tranh chấp này Chính vì vậy, công tác chuẩn bị ngay từ bây giờ, cần phải được quan tâm thíchđáng
1.3 Những khó khăn thiệt hại khi Việt Nam bị kiện bán phá giá
Các vụ kiện chống bán phá giá đã gây ra tác động lớn đến nền kinh tế ViệtNam Một khi bị kiện bán phá giá, dù chưa có kết luận cuối cùng về việc có bánphá giá hay không, ảnh hưởng bao trùm lên nền kinh tế chính là sự lo lắng vềnguy cơ bị áp thuế và các công tác kháng kiện đã làm đảo lộn các hoạt động kinhdoanh bình thường của doanh nghiệp và của người lao động Có thể thấy sự tácđộng này trên các mặt sau:
1.3.1 Đối với các doanh nghiệp trong nước
Trước hết, các doanh nghiệp Việt Nam phải gánh chịu những tổn thất về mặttài chính ngay từ những ngày đầu tiến hành điều tra vụ kiện Từ năm 1994 chođến nay, mặc dù có những vụ kiện chống bán phá giá nhưng không áp thuế chodoanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp này cũng này cũng đã trải qua nhữngkhoản chi phí khổng lồ liên quan đến công việc kháng kiện Các chi phí đóthường bao gồm các chi phí liên quan đến trả lời Bản câu hỏi, thuê luật sư tưvấn, chi phí vận động hành lang, tham gia tố tụng,… Ví dụ như trong vụ kiện
Trang 21chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với các sản phẩm tôm, các doanh nghiệpViệt Nam đã phải bỏ ra cả triệu đô la để tiến hành thuê Hãng Luật Wilkie Farr
& Gallagheer tư vấn và làm đại diện cho mình Đây quả là một chi phí đáng kểđối với các doanh nghiệp Việt Nam
1.3.2 Ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu
Một tác động rất lớn về mặt kinh tế do các vụ kiện chống bán phá giá đó là sựgiảm sút đáng kể kim ngạch xuất khẩu Điều này hoàn toàn lý giải được vì ngay
từ khi cuộc điều tra mới bắt đầu, các doanh nghiệp nhập khẩu của Hoa Kỳ hay
EU đều cắt giảm nhập khẩu do có những lo ngại về nguy cơ phải trả thêm khoảnthuế chống bán phá giá khi nhập khẩu các sản phẩm tôm, cá hay da giày từ ViệtNam Điều này đồng nghĩa với việc khả năng tiếp cận thị trường này đã bị thuhẹp lại ngay trong quá trình diễn ra điều tra Ví dụ: trong vụ tôm, ngay khi cóquyết định chính thức của DOC và ITC, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đã chuẩn bịnhững dự phòng rủi ro khi có quyết định chính thức về bán phá giá Đồng thời,
họ đã chuyển sang nhập tôm thẻ chân trắng có giá thấp hơn Đặc biệt khi Hảiquan Hoa Kỳ có dự thảo yêu cầu các nhà nhập khẩu phải ký quỹ cho cơ quan hảiquan theo tỷ lệ 10% giá trị nhập khẩu ( từ các năm trước ) của các nước bị kiện,các nhà nhập khẩu càng e ngại nhập khẩu tôm từ Việt Nam Chính những phảnứng của các nhà nhập khẩu này đã làm cho các mặt hàng đang bị điều tra củaViệt Nam khó có thể thâm nhập vào thị trường xuất khẩu chủ yếu này
Sự tác động này thể hiện ngày càng rõ nét khi có quyết định áp thuế chống bánphá giá Khi có quyết định áp thuế, các sản phẩm của Việt Nam sẽ bị bất lợi vềgiá cả trong cạnh tranh với các hàng hoá của nước khác không bị áp thuế hoặc bị
áp thuế ở mức thấp hơn Hơn nữa, do người tiêu dùng Hoa Kỳ cũng phải muahàng với giá cao hơn, nhu cầu tại thị trường này đã giảm xuống và điều này đã
Trang 22tác động đến nhu cầu nhập khẩu các hàng hoá bị áp thuế sẽ giảm Trong trườnghợp tôm của Việt Nam, rất nhiều hợp đồng nhập khẩu giữa các doanh nghiệpHoa Kỳ và Việt Nam đã giảm đáng kể vào dịp tháng 9-10/2004 so với cùng kỳ
2003 do tác động của giá tôm tăng Kim ngạch xuất khẩu tôm trong năm 2004 đãgiảm xuống một cách rõ rệt
Một ví dụ khác cho sự suy giảm kim ngạch nhập khẩu do tác động của thuếchống bán phá giá là ngành sản xuất xe đạp Kim ngạch xuất khẩu xe đạp củaViệt Nam trong tháng 7/2005 chỉ còn 10tr USD, giảm từ 18tr USD trong thángtrước do tác động từ việc EU quyết định áp thuế chống bán phá giá với mức thuếsuất từ 15,8- 34,5% trong tháng 7
Ngoài ra, những quy định liên quan tới các biện pháp đặt cọc bảo đảm khi xuấtkhẩu vào Hoa Kỳ cũng đã góp phần tác động tiêu cực không nhỏ cho các doanhnghiệp Việt Nam Trong vụ cá basa, các nhà nhập khẩu phải đóng một khoảntiền đặt cọc là 50000 USD và họ sẽ thanh toán khoản thuế còn nợ theo từngcontainer hàng Ví dụ, với cá basa nhập khẩu từ Việt Nam, khoản tiền thuế cóthể khoảng 20000-25000 USD/contạiner Khoản tiền đặt cọc này thậm chí còntăng lên cao hơn, tương đương với giá trị thuế chống bán phá giá tính trên tổnglượng hàng mà một công ty nhập khẩu ( từ nước bị áp thuế) trong vòng 12 tháng.Điều đó đồng nghĩa với việc các nhà xuất khẩu tôm và cá basa sau này sẽ phảichấp nhận các khoản tiền đặt cọc khổng lồ lên tới hàng chục triệu USD nếumuốn xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ Một lần nữa các khoản đặt cọc này đãlàm cản trở sự tăng trưởng xuất khẩu của các ngành công nghiệp liên quan củaViệt Nam
Mặc dù, vụ kiện chống bán phá giá đối với giày da xuất khẩu từ Việt Nam sangthị trường EU đang trong giai đoạn điều tra, nhưng ngay trong năm 2005, ngành
Trang 23công nghiệp giày da của ta đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề khi kimngạch xuất khẩu vào thị trường này đã bị suy giảm tới 300 triệu USD so với kếhoạch đề ra từ đầu năm Nghiêm trọng hơn cả, các doanh nghiệp nhận gia công
từ nước ngoài đã bắt đầu cắt giảm đơn đặt hàng
1.3.3 Tác động tới các ngành công nghiệp khác
Các tác động kinh tế không chỉ dừng lại ở các nhà sản xuất sản phẩm bị chốngbán phá giá mà lan rộng sang các ngành công nghiệp khác Đó chính là phản ứngmang tính dây chuyền của các ngành công nghiệp sử dụng các sản phẩm bị điềutra bán phá giá làm nguyên liệu đầu vào Ví dụ trường hợp xuất khẩu tôm và cá,doanh nghiệp tư nhân nuôi tôm, cá và cả những doanh nghiệp chế biến xuất khẩuđều chịu chung một số phận Mặc dù các doanh nghiệp chế biến đã xuất khẩu đãrất cố gắng chuyển hướng sang tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới như NhậtBản, các nước Trung Đông nhưng khó khăn về giá cả và quy mô thị trường xuấtkhẩu mới này vẫn không thể bù đắp được những thiệt hại do các vụ kiện chốngbán phá giá gây ra, kéo theo sự ảnh hưởng tới chính các nhà nuôi trồng Các vụkiện chống bán phá giá còn gây tác động tiêu cực đến tình hình đầu tư nướcngoài vào Việt Nam Sau các vụ kiện xe đạp, đèn huỳnh quang và hiện tại là giày
mũ da, không ít doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực nóitrên đã hoặc đang tính đến phương án đóng cửa các cơ sở sản xuất tại Việt Nam
và dịch chuyển đi nơi khác Như vậy, nguy cơ mất thị trường xuất khẩu cũngnhư hiểm hoạ phá sản đối với nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành sản xuất khác-xuất khẩu sẽ tác động tiêu cực tới nhiều vấn đề kinh tế - xã hội khác
Từ khi vụ kiên da giày xảy ra, đơn hàng giảm, sản lượng giảm dẫn đến thunhập doanh nghiệp bị giảm 15 đến 60% Bên cạnh đó, thu nhập doanh nghiệpgiảm còn do phải trả lương chờ việc, bù lương cho công nhân trong khi không có
Trang 24đơn hàng hoặc đơn hàng có giá trị thấp Cùng với hậu quả thu nhập giảm, cácdoanh nghiệp còn bị thiệt hại nặng nề về kinh tế do chỉ sử dụng được tối đa 60-70% công suất thiết kế, thiệt hại trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, hao mòn vôhình, hao mòn hữu hình… Vụ kiện phá giá đang đẩy các chủ doanh nghiệp vàotình trạng “tiến thoái lưỡng nan” đầu tư tiếp hay dừng lại hẳn vẫn là câu hỏi chưa
Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trước
dư luận thế giới
Cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng rà soát và xâydựng lại chiến lược xuất khẩu của mình
Cơ hội để doanh nghiệp nâng cao nhận thức về thương mại quốc tế nóichung và pháp luật chống bán phá giá nói riêng, bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế, đồng thời hoàn chỉnh công tác kế toán, lưu trữ hồ sơ tài liệu…
Điều này cũng có thể được chứng minh trong 2 vụ kiện chống bán phá giá cátra, basa và tôm vào thị trường Hoa Kỳ Xuất khẩu thuỷ sản ngày càng gặp nhiềukhó khăn trên thị trường Hoa Kỳ sau 2 vụ kiện này Tuy nhiên, các doanh nghiệp
đã chủ động xúc tiến mạnh việc xuất khẩu vào thị trường khác, đặc biệt là thịtrường EU và Nhật Bản Cùng với viêc mở rộng thị trường, các doanh nghiệp đãtrú trọng tới việc đa dạng hoá sản phẩm, thay thế dần sản phẩm xuất khẩu sơ chế
Trang 25bằng những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, phù hợp với các thị trường truyềnthống Nhờ đó, hiện nay cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã thayđổi theo chiều hướng tích cực: thị trường Nhật Bản đã chiếm 24,4%, EU vươnlên vị trí thứ hai là 23,4%, Hoa Kỳ chỉ còn 18,1%.
1.4 Bài học kinh nghiệm của một số nước
từ 1995 – 2005, Trung Quốc là bị đơn của 469 vụ kiện chống bán phá giá trong
đó phần lớn các vụ kiện đều đi đến kết quả là các sản phẩm của Trung Quốc bị
áp dụng thuế chống bán phá giá, bị buộc nâng giá hoặc bị hạn chế về số lượngxuất khẩu Điều đáng lưu ý là mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm xuấtkhẩu của Trung Quốc thông thường rất cao do Trung Quốc vẫn bị coi là mộtnước có nền kinh tế phi thị trường
Sức ép từ các vụ kiện chống bán phá giá đối với Trung Quốc gia tăng sauthời điểm Trung Quốc gia nhập WTO Thực tiễn cho thấy, việc gia nhập WTO
đã tạo cho các doanh nghiệp cơ hội về thị trường xuất khẩu Tuy nhiên, cùng vớităng trưởng xuất khẩu, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng phải đối mặt vớinhiều nguy cơ bị kiện chống bán phá giá hơn Theo thống kê của WTO, tronggiai đoạn 1995 – 2000, trung bình Trung Quốc phải chịu 34,5 vụ kiện/năm Con
số này đã tăng lên đến 51,25 vụ kiện/năm kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO.
Sức ép từ các vụ việc chống bán phá giá càng trở nên nặng nề hơn khi Chính phủ
Trang 26Trung Quốc trong quá trình đàm phán gia nhập WTO đã chấp nhận vị thế kinh tếphi thị trường sau ít nhất 15 năm kể từ thời điểm gia nhập
Chính phủ Trung Quốc luôn hết sức coi trọng công tác mậu dịch côngbằng trong đó có việc đối phó với các vụ kiện AD từ các đối tác thương mạinước ngoài Trước khi gia nhập WTO, để đáp ứng yêu cầu về việc nước này gianhập WTO, lợi dụng triệt để những quyền lợi mà WTO dành cho nước thànhviên và để đảm bảo lợi ích xuất khẩu và lợi ích của toàn Trung Quốc, tháng11/2001, được sự phê duyệt của Quốc vụ viện Trung Quốc, Bộ Thương mạiTrung Quốc đã thành lập riêng Cục Thương mại công bằng xuất nhập khẩu để
xử lý các vụ việc liên quan đến chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ
Để đối phó với tình trạng này, trong những năm gần đây Trung Quốc đãđặc biệt coi trọng công tác phòng chống các vụ kiện chống phá giá với mục tiêubảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của TrungQuốc Qua nghiên cứu thực tiễn kháng kiện của Trung Quốc chúng tôi thấy cơchế phối hợp giữa doanh nghiệp, thương hội và cơ quan quản lý nhà nước, vấn
đề đàm phán song phương với các bên của nước khởi kiện, công tác cảnh báosớm, vấn đề tổ chức kháng kiện, thuê luật sư là các vấn đề cần đặc biệt chútrọng để giảm thiểu được rủi ro do các vụ kiện chống bán phá giá mang lại
Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, để có được kết quả tích cực trong các
vụ kiện chống bán phá giá, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhànước và hiệp hội ngành hàng cũng như các doanh nghiệp liên quan, trong đóhiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp phải đóng vai trò chủ đạo, chủ độngkháng kiện Mặc dù các tranh chấp chống bán phá giá vừa là vấn đề của Chínhphủ, vừa là vấn đề của doanh nghiệp, nhưng cần lưu ý rằng hỗ trợ của Chính phủ
là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm đối với các nền kinh tế hiện đang bị coi là “phi
Trang 27thị trường” Hỗ trợ của chính phủ trong trường hợp này có thể có ảnh hưởng tiêucực đến kết quả cuối cùng của vụ kiện Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nướccủa Trung Quốc cũng như cộng đồng các doanh nghiệp đều thống nhất quanđiểm hỗ trợ của nhà nước chỉ nên dừng lại ở mức hướng dẫn về mặt thông tincho các doanh nghiệp bị kiện và tiến hành các đàm phán cấp chính phủ - chínhphủ với các cơ quan có thẩm quyền của nước khởi kiện trong trường hợp cầnthiết.
Trên thực tế, Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán với các nướckhởi kiện và đã đạt được những kết quả nhất định Gần đây, qua đàm phán vớiphía Ấn Độ, Trung Quốc đã có thể trì hoãn thời gian tiến hành điều tra đối vớihàng tơ lụa xuất khẩu vào Ấn Độ Ngoài ra, có thể kể đến các cuộc đàm phán vớiNam Phi (năm 2003), với Peru (năm 2002) Trong các cuộc đàm phán nàyTrung Quốc đều nhắm vào hai mục tiêu chính là đình chỉ vụ kiện hoặc đẩy lùithời gian khởi kiện để các doanh nghiệp liên quan có thời gian chuẩn bị khángkiện tốt hơn và giảm thiệt hại do vụ kiện mang lại Theo kinh nghiệm của TrungQuốc, đàm phán có thể không đạt được mục tiêu đình chỉ vụ kiện tuy nhiên chắcchắn sẽ ảnh hưởng tích cực đến kết quả của vụ kiện Vì vậy cần tiến hành cácđàm phán song phương cần thiết với các bên liên quan ở nước khởi kiện ngaytrước khi vụ kiện xảy ra và cả trong thời gian diễn ra vụ kiện
Khả năng thành công trong đàm phán còn phụ thuộc nhiều vào sự phốihợp giữa doanh nghiệp, các thương hội, Hiệp hội ngành hàng và các cơ quanquản lý nhà nước Nghĩa là song song với các đàm phán cấp chính phủ với chínhphủ, phải tiến hành các đàm phán cấp doanh nghiệp với doanh nghiệp Ví dụ, đểgóp phần giải quyết các tranh chấp mặt hàng tơ lụa giữa Ấn Độ và Trung Quốc,ngoài các đàm phán giữa Cục Mậu dịch Công bằng Xuất nhập khẩu của Trung
Trang 28Quốc với Vụ Ngoại thương (Văn phòng về Chống bán phá giá và Chống trợ cấp)của Ấn Độ, kể từ 2001 – 2004, Thương hội dệt may của Trung Quốc hàng năm
đã tổ chức các cuộc gặp giao lưu với Thương hội dệt may của Ấn Độ Các đàmphán cấp doanh nghiệp với doanh nghiệp này đã góp phần quan trọng kéo dàithời gian khởi kiện, tạo điều kiện tốt để các doanh nghiệp Trung Quốc chuẩn bịkháng kiện Năm 2002, sau một thời gian kiên trì đàm phán, thương lương, traođổi với phía Chính phủ Australia, nước này đã công nhận ngành xi măng củaTrung Quốc hoạt động theo định hướng thị trường và đã đưa ra phán quyết vềđiều tra chống bán phá giá có lợi cho Trung Quốc Năm 2001 trong vụ kiện ADkính chắn gió ô tô, phía Canada xác nhận vị thế kinh tế thị trường cho ngànhcông nghiệp sản xuất kính chắn gió ô tô Trung Quốc Canada và Australia là 2nước phương tây đầu tiên xác nhận vị thế kinh tế thị trường cho một ngành côngnghiệp của Trung Quốc
Một bài học đáng lưu ý trong đàm phán là với mỗi thị trường cần đặtnhững trọng tâm đàm phán phù hợp Ngoài ra, cần có các hoạt động lôi kéo cácnhà nhập khẩu, người tiêu dùng cũng như các bên có cùng lợi ích khác ở nướckhởi kiện tham gia vào quá trình đối thoại Kinh nghiệm của Trung Quốc chothấy với các thị trường khu vực Châu Á như Ấn Độ, Pakistan đàm phán cấpchính phủ - chính phủ sẽ phát huy tác dụng tốt Ngược lại, đối với khu vực thịtrường Châu Âu và Hoa Kỳ, cần chú trọng vào đối thoại cấp doanh nghiệp –doanh nghiệp vì các đối thoại cấp chính phủ - chính phủ thường ít mang lại hiệuquả tốt
Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, EU và Hoa Kỳ là một trong các đối tácrất khó đàm phán Bản thân các nhà đàm phán Trung Quốc cũng chưa đạt được
Trang 29thành công nào đáng kể thông qua đối thoại với các đối tác ở hai khu vực thịtrường trọng yếu này
Ngoài công tác đàm phán, Trung Quốc cũng đã xây dựng hệ thống thôngtin cảnh báo sớm cho các doanh nghiệp xuất khẩu Lợi ích của thông tin cảnhbáo sớm thể hiện ở chỗ nó cho phép các doanh nghiệp liên quan một khoảng thờigian dài hơn để chuẩn bị và tổ chức kháng kiện Vì vậy, công tác cung cấp cácthông tin cảnh báo sớm về vụ kiện một cách kịp thời và đầy đủ được các hiệp hộingành hàng cũng như các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt chú trọng Kênhchuyển thông tin cảnh báo sớm của Trung Quốc là các thương hội ngành hàng.Ngoài ra, các công ty tư vấn luật cũng góp phần quan trọng giúp doanh nghiệpchuẩn bị tốt hơn cho quá trình kháng kiện Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã đặtquan hệ đối tác lâu dài với các công ty luật chuyên về chống bán phá giá, “cácdoanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp hoặc Hiệp hội đã chủ động trích một nguồnkinh phí cố định thuê các công ty luật hoặc công ty phân tích thị trường để ràsoát, thu thập thông tin, đánh giá và cảnh báo sớm cho họ về nguy cơ xảy ra vụkiện”, giúp họ định hình chiến lược phát triển dài hạn, xây dựng kế hoạch xuấtkhẩu và hình thành cơ chế ngăn chặn đối với các vụ kiện chống bán phá giá Nóicách khác, các công ty luật sẽ giúp các doanh nghiệp khách hàng chủ động phảnứng rất nhanh ngay trong quá trình phía nguyên đơn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện,giúp họ chuẩn bị từ khâu trả lời bản câu hỏi, chuẩn bị tư liệu chứng minh, chuẩn
bị cho thẩm tra tại chỗ, bình luận, vv
Khi có các thông tin cảnh báo sớm từ các nguồn như cơ quan hải quanhoặc cơ quan thống kê, các thương hội luôn luôn nắm vai trò chủ đạo tổ chứckháng kiện Đặc thù của Trung Quốc là họ có một số lượng lớn các doanh nghiệpnằm rải rác trên toàn quốc Vì vậy, công tác tập hợp lực lượng và thống nhất
Trang 30chiến lược kháng kiện là cực kỳ khó khăn Trong hoàn cảnh đó, các thương hộiphải là diễn đàn quan trọng gắn kết các doanh nghiệp liên quan với nhau, giúp họtrao đổi thông tin, và tư vấn cho các doanh nghiệp định hình chiến lược khángkiện Các tư vấn của Thương hội có thể bao gồm từ việc cung cấp các thông tinliên quan đến vụ kiện, tư vấn chuẩn bị hồ sơ kiện, thuê luật sư Trong quá trìnhdiễn ra vụ kiện, thương hội phải tiếp tục theo dõi và phối hợp với đội ngũ luật sư
để phối hợp các doanh nghiệp và đưa ra các bình luận về các vấn đề quan trọngcủa vụ kiện như về mẫu điều tra, vấn đề kinh tế phi thị trường, về thiệt hại, vềphương pháp tính biên độ phá giá
Trong công tác kháng kiện, Trung Quốc cũng đặc biệt chú trọng tới việclựa chọn các công ty tư vấn luật Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, việc lựachọn các công ty tư vấn luật sẽ có ảnh hưởng lớn đến kết quả của vụ kiện Vìvậy, các doanh nghiệp bị đơn cần cân nhắc kỹ lưỡng và đặc biệt cần tham khảo ýkiến của thương hội khi quyết định chọn thuê công ty tư vấn Trước đây khi xảy
ra vụ kiện, các doanh nghiệp Trung Quốc thường chọn các công ty luật nướcngoài tại địa bàn nước khởi kiện vì họ cho rằng chỉ có công ty luật nước ngoàimới hiểu rõ hệ thống luật pháp của nước khởi kiện Tuy nhiên, trong quá trìnhkháng kiện các doanh nghiệp Trung Quốc đã gặp hai khó khăn lớn Thứ nhất làkhó khăn về chi phí thuê luật sư vì thông thường mức phí các doanh nghiệp phảitrả cho các hãng luật nước ngoài là rất cao, ví dụ mức phí thuê một công ty tưvấn của Hoa Kỳ có những vụ việc đã lên tới hàng triệu USD Khó khăn thứ hai
là bản thân các hãng luật nước ngoài có kiến thức hạn chế về luật pháp củaTrung Quốc cũng như hệ thống doanh nghiệp và thông lệ sản xuất kinh doanh tạiTrung Quốc Vì vậy, phương án thuê luật sư kháng kiện tốt nhất là kết hợp cảcông ty luật nước ngoài và các công ty tư vấn của Trung Quốc
Trang 31Hơn nữa, một vấn đề được nêu ra trong Bản báo cáo của Cục mậu dịchcông bằng Trung Quốc khi đánh giá nguyên nhân dẫn đến nguy cơ làm tăng các
vụ kiện AD đối với nước này đó chính là cơ cấu kinh tế và hình thức kinh doanhcủa chính bản thân các doanh nghiệp Trung Quốc Cơ cấu kinh tế hiện nay củaTrung Quốc vẫn còn tồn tại những điều bất hợp lý, sự phát triển các ngành nghềthiếu quy hoạch lâu dài, tương đối chú trọng các lợi ích trước mắt Một khingành nghề nào đó thu được lợi nhuận khá thì xảy ra tình trạng đầu tư quá mức,xây dựng mù quáng Thêm vào đó, số lượng doanh nghiệp ở Trung Quốc rấtnhiều, hình thức kinh doanh phân tán, việc quản lý và điều hòa của ngành nghềyếu kém, thường xuất hiện hiện tượng tự cạnh tranh nhau và ép giá lẫn nhau Ví
dụ, sản phẩm than cốc - TQ chiếm tới 60% thị phần thế giới, nếu có thể duy trì
“xuất khẩu có trật tự” thì có thể đảm bảo giá xuất khẩu tăng lên vững chắc.Nhưng do việc cạnh tranh về giá liên tiếp giữa các doanh nghiệp TQ đã dẫn tớicác vụ kiện AD của EU, Ấn Độ, Hoa Kỳ khiến cho việc xuất khẩu than cốc củanước này chịu thiệt hại rất lớn Như vậy, nếu việc quản lý và điều hòa của cácHiệp hội không theo kịp với xu hướng và động thái phát triển của thị trườnghàng hóa quốc tế thì sẽ dẫn đến việc sản phẩm của TQ cùng đua nhau cạnh tranhvới mức giá thấp sẽ tăng lên và nguy cơ xảy ra các vụ kiện chống bán phá cũngtăng lên sẽ là điều tất yếu
Điều đáng lưu ý là những bài học được đúc rút qua các vụ kiện chống bánphá giá này đã được phổ biến lại cho cộng đồng các doanh nghiệp xuất khẩuthông qua các khoá đào tạo, các hội thảo, các diễn đàn và nhiều loại hình phổbiến kiến thức khác Vì vậy, có thể nói, tuy trình độ nhận thức chưa thật đồngđều và ở mức cao như mong muốn, ngày nay các doanh nghiệp xuất khẩu củaTrung Quốc đã nhận thức một cách rõ ràng hơn về các vấn đề cần phải đặc biệt
Trang 32lưu ý khi xảy ra các tranh chấp về chống bán phá giá Đây cũng là một kinhnghiệm phòng chống các vụ kiện chống bán phá giá rất đáng học tập
1.4.2 Các nước ASEAN
Các vụ kiện mà các nước ASEAN phải đối mặt chủ yếu do các nước phát triểnnhư Liên minh Châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Australia tiến hành Đây cũng là điềukhá dễ hiểu khi các nước phát triển thường sử dụng nhiều, thậm chí lạm dụngcác biện pháp chống bán phá giá1 để bảo hộ các ngành công nghiệp nội địa của
họ trước sự phát triển mạnh mẽ của các con rồng Châu Á nói chung và các nướcASEAN nói riêng Theo thống kê của Ban thư ký WTO, từ năm 1995-2005, cácnước thành viên của WTO đã tiến hành 365 cuộc điều tra áp dụng biện phápchống bán phá giá đối với các mặt hàng xuất khẩu của các nước thành viênASEAN, chiếm 12,6% trên tổng các cuộc điều tra chống bán phá trên thế giới.Indonesia, Thái Lan, Malaysia là 03 nước bị khởi kiện chống bán phá giá nhiềunhất, chiếm 83,51% trên tổng số cuộc điều tra đối với các nước thành viênASEAN Điển hình là Indonesia với 121 cuộc điều tra, Thái Lan (111 cuộc điềutra)
Trong số 10 nước thành viên của ASEAN chỉ có 6 nước là Indonesia, TháiLan, Malaysia, Singapore, Việt nam và Philliphine là bị kiện chống bán phá giá,các nước thành viên khác tính đến thời điểm này hoàn toàn chưa bị khởi kiện.Một trong những nguyên nhân là do kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Lào,Cambođia, Myanmar, Brunei là rất nhỏ
Trang 33Bảng : Số vụ điều tra chống bán phá giá đối với các nước thành viên ASEAN
Biểu : Xu thế khởi kiện chống bán phá giá đối với các nước thành viên ASEAN
Nguồn: Ban Thư ký WTO
Trang 34Theo số liệu của WTO, các nước ASEAN chủ yếu bị kiện đối với các sảnphẩm hóa chất và phụ trợ, nhựa, cao su, gỗ và giấy, may mặc, đá, xi măng, thủytinh, kim loại thường, máy móc và thiết bị âm thanh điện tử Đây cũng là các mặthàng xuất khẩu chủ lực của các nước ASEAN Trong đó, Thái Lan đã bị kiện tới
22 vụ liên quan đến các sản phẩm hóa chất và phụ trợ Riêng đối với các sảnphẩm kim loại thường, Indonexia, Thái Lan và Malaysia cũng đều bị kiện khánhiều, theo đó Thái lan và Malaysia mỗi nước chiếm tới 19 vụ và Indonexia là
16 vụ Hàng dệt may cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực củacác nước ASEAN và cũng đã bị kiện bán phá giá khá cao Thái Lan đã bị kiệntới 12 lần trong khi Indonexia bị kiện 10 lần và Malaysia bị kiện 7 lần
Cũng như các nước đang phát triển khác, các nước là thành viên ASEAN
đã đang và sẽ vẫn tiếp tục là nạn nhân của sự lạm dụng các biện pháp chống bánphá giá trong thương mại quốc tế Luật sư Kenneth J Pierce, nhà tư vấn luật
chống bán phá giá của Thái Lan cho rằng "khi các nhà sản xuất của Hoa Kỳ cảm thấy không thể cạnh tranh được, họ chỉ cần kiện các nhà xuất khẩu nước ngoài bán phá giá" Tuy nhiên, trong quá trình xử lý các vụ kiện AD, các nhà sản xuất/
xuất khẩu của một số nước thành viên ASEAN thường thiếu kiến thức về nhữngquy đinh, những yêu cầu, nguyên tắc mà thủ tục kiện bán phá giá đòi hỏi và do
đó họ thường bị đặt vào một vị thế yếu hơn và chịu thiệt thòi khi xử lý vụ kiện
Để phòng chống, các nước ASEAN cũng sớm hình thành chính sách chủđộng kháng kiện, cơ chế cảnh bảo sớm, tăng cường vai trò của Hiệp hội ngànhhàng, sự hỗ trợ của cơ quan Chính phủ v.v Tuy nhiên, mức độ thực hiện vàhiệu quả của các giải pháp phòng chống này ở từng nước là rất khác nhau
Một điều đặc biệt là các nước ASEAN là thành viên WTO đã tích cực sửdụng cơ chế đa phương để giải quyết các tranh chấp chống bán phá giá Ví dụ
Trang 35Thái Lan và Indonexia với tư cách thành viên của WTO cũng đã rất tích cựctham gia vào diễn đàn giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO khi các nướcthành viên khác của WTO có các quyết định về điều tra và áp dụng các biệnpháp chống bán phá giá không phù hợp với các quy định của WTO Thông qua
tổ chức này, Thái Lan và Indonexia có thể có được tiếng nói công bằng hơn vớicác nước phát triển hơn đã có sự phân biệt đối xử hay lạm dụng các biện phápchống bán phá giá mà WTO đã cho phép Ví dụ như trong vụ tôm mà Việt Namcũng là một trong 6 bị đơn, ngày 9/12/2004 Thái Lan đã đề nghị tham vấn vớiHoa Kỳ thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO về các biện pháp chốngbán phá giá tạm thời mà Hoa Kỳ đã áp dụng khi cho rằng các biện pháp này đã
vi phạm các quy định tại Điều 1, 2.4, 2.4.2, 6.8, 6.13, 7.1 và các đoạn 3, 5, 6, 7của Phụ lục II của Hiệp định chống bán phá giá của WTO Vụ kiện lên WTO củaThái Lan cũng đã được dư luận ủng hộ và có thêm Brazin cùng tham gia.2 Vàotháng 8/2004, Indonexia cũng đã yêu cầu thành lập Ban hội thẩm để xem xét cácbiện pháp chống bán phá giá mà Hàn Quốc đã áp dụng đối với các sản phẩmgiấy nhập khẩu từ Indonexia
Ngoài ra, cơ chế giải quyết tranh chấp này còn cho phép các nước thànhviên WTO phản đối chính thức về những thay đổi sai lệch trong hệ thống phápluật của các nước thành viên WTO khác trong đó có cả luật pháp về chống bánphá giá Ví dụ, ngày 21/12/2000, Thái Lan, Indonexia đã cùng với Úc, Brazin,Chilê, Ấn Độ và EU đã kiện lên WTO về những thay đổi năm 2000 đối với Đạoluật Thuế quan của Hoa Kỳ năm 1930 đã trái với các quy định của WTO Từ các
vụ kiện này có thể giúp cho các nước thành viên giám sát lẫn nhau trong việcban hành chính sách và pháp luật phù hợp với những cam kết trong hệ thống
Trang 36thương mại đa phương này Bên cạnh đó, Thái Lan là một trong những nước kháchủ động tham gia vào các diễn đàn quốc tế và khu vực, khi vào tháng 12/2002Giám đốc phòng thương mại Thái lan, Chủ tịch phòng thương mại quốc tế ICCThái Lan đã được bầu vào Ủy ban ICC tại Paris, hai thành viên khác của Phòngthương mại Thái Lan cũng đã bầu vào Tòa trọng tài quốc tế ở Paris - cơ quanchịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp kinh doanh và thương mại quốc tế.Đây được coi là một bước tiến mới của Thái Lan có tiếng nói trong việc giảiquyết những xung đột thương mại trong tương lai.
Trang 37CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA VIỆTNAM ỨNG PHÓ VỚI CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ.2.1 Tổng quan về các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hoá của Việt Nam
Từ năm 1994 đến tháng 7/2006, đã có 23 vụ kiện chống phá giá và 5 vụ tự vệliên quan đến một số sản phẩm như: giày dép, hàng nông sản, thỷ sản, một số sảnphẩm cơ khí, sản phẩm công nghiệp… của các nước kiện Việt Nam, trong đó có
15 vụ đã có kết luận cuối cùng, cụ thể như sau:
(1) Năm 1994, Colombia kiện Việt Nam bán phá giá gạo sang Colombia, mặc dù
có kết luận là có bán phá giá với biên độ là 9,07% nhưng phía Colombia đãkhông đánh thuế vì không gây thiệt hại cho ngành trồng lúa gạo của nước này.(2) Năm 1998, liên minh Châu Âu kiện Việt Nam bán phá giá mỳ chính vào thịtrường Châu Âu, đã áp đặt thuế chống bán phá giá là 16,8%
(3) Năm 1998, EU kiện Việt Nam bán phá giá giày dép vào thị trường EU Eucũng không áp thuế chống bán phá giá vị thị phần xuất khẩu và tốc độ tăngtrưởng của Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc,Indonesia và Thái Lan nên khônggây thiệt hại cho ngành sản xuất trong cộng đồng Châu Âu
(4) Năm 2000, Ba Lan đã kiện Việt Nam bán phá giá ga bật lửa gas vào BaLan
và đánh thuế chống bán phá giá với mức thuế 0,09 Euro/chiếc đối với sản phẩmbất lửa gas Việt Nam
(5) Năm 2001, Canada đã đánh thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tỏi củaViệt Nam là 1,48$ Canada/kg
(6) Năm 2001, Canada kiện chống bán phá giá giày và đế giày không thấm nướccủa Việt Nam xuất khẩu vào Canada Canada đã kết luận Việt Nam không cóđộc quyền trong ngoại thương liên quan đến xuất khẩu giày chống thấm; ngànhcông nghiệp giày chống thấm Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường,do vậy
Trang 38khi tính giá thị thông thường phía Canada đã không sử dụng nước thứ 3 mà tínhtheo thông tin mà nhà xuất khẩu và nhập khẩu cung cấp Ngày 07/01/2004 Toà
án Thương mại Quốc tế Canada (CITT) đã đưa phán quyết “ Giầy và đế giàykhông thấm nước có nguồn gốc hoặc được xuất khẩu từ Việt Nam không gây tổnhại và cũng không đe doạ ngành sản xuất giày Canada.”
(7) Năm 2002, EU kiện chống bán phá giá đối với bật lửa gas của Việt Nam xuấtkhẩu sang thị trường Châu Âu Tuy nhiên, sau đó ngành công nghiệp sản xuấtbật lửa gas của Châu Âu đã rút đơn kiện
(8) Trong vụ kiện cá tra, basa ( năm 2002), Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ra quyếtđịnh cuối cùng áp đặt mức thuế chống bán phá giá từ 36,84% đến 63,88%
(9) Năm 2003, Hàn Quốc cũng tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với bậtlửa gas của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc Sau đó, ngành côngnghiệp của Hàn Quốc đã rút đơn kiện, do đó vụ kiện đã được chấm dứt Đặc biệtphía Hàn Quốc đã công nhận nền kinh tế Việt Nam hoạt động theo định hướngkinh tế thị trường
(10) Trong vụ kiện Oxyde kẽm (năm 2003), EU quyết định áp thuế chống bánphá giá đối với sản phẩm Oxyde kẽm xuất khẩu từ Việt Nam vào
EU là 93% nhằm ngăn chặn các doanh nghiệp Trung Quốc lẩn tránh thuế chốngbán phá giá theo nhiều cách khác nhau, trong đó có việc xuất khẩu qua nước thứ
3 ( Việt Nam) Nhưng sau này nếu các công ty Việt Nam có xuất khẩu sản phẩmnày sang thị trường EU thì EU cho phép các công ty này có thể gửi hồ sơ để đềnghị miễn trừ áp dụng
(11) Ngày 31/12/2003, Liên minh tôm miền Nam (SSA) đã đệ đơn lên BộThương mại (DOC) và Uỷ ban Thương mại Quốc tế (USITC) của Hoa Kỳ đểkiện 6 nước trong đó có Việt Nam bán hàng tôm vào thị trường Hoa Kỳ Ngày
Trang 3926/01/2005, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành lệnh áp thuế cuối cùng đối vớimột số sản phẩm tôm nhập khẩu từ 6 nước trong đó có Việt Nam Biên độ phágiá đối với các doanh nghiệp của Việt Nam là từ 4,03% đến 25,76%.
(12) Ngày 28/04/2004, trong quyết định về vụ vòng khuyên kim loại, EU chorằng các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc chuyển tải qua Việt Nam đượchoàn thiện và các bộ phận của sản phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU Liênminh Châu Âu cho rằng đây là hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá
(13) Ngày 27/09/2004, Cục ngoại thương Thổ Nhĩ Kỳ đã ra quyết định cuối cùng
về biên độ phá giá đối với mặt hàng săm lốp xe đạp, xe máy của Việt Nam xuấtkhẩu vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, với mức thuế cuối cùng sẽ được áp đặt cho mặthàng này của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Thổ là: Lốp xe máy chịumức thuế là 30%; săm xe máy là 44%; Lốp xe đạp 29%; săm xe đạp 49%
(14) Ngày 29/04/2004, Liên minh Châu Âu đã thông báo tiến hành điều tra vụkiện chông bán phá giá đối với sản phẩm xe đạp có xuất xứ từ Việt Nam bán vàothị trường EU Ngày 14/07/2005, EC đã ra thông báo áp dụng mức thuế chốngbán phá giá đối với xe đạp của Việt Nam từ 15,8% đến 34,5%
(15) Ngày 11/08/2004, EU đã chính thức tiến hành điều tra vụ kiện chống bánphá giá đối với ồng, tuýt thép hoặc cút thép có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam
và Đài Loan Ngày08/07/2005, Tổng vụ Thương mại- Uỷ ban Châu Âu đã rathông báo chính thức về việc chấm dứt cuộc điều tra này do bên khởi kiện đã rútđơn kiên, theo đó EC không áp dụng bất kỳ biện pháp chống bán phá giá nào đốivới các sản phẩm này của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Châu Âu
(16) Ngày 24/08/2004, EU đã chính thức tiến hành điều tra vụ kiện chông bánphá giá đối với chốt, then cửa bằng inox và các phụ tùng có nguồn gốc xuất xứ
từ Trung Quốc và Việt Nam Ngày 23/-8/2005, Uỷ ban Châu Âu đã tra thông báo
Trang 40cuối cùng về mức thuế áp dụng chốt cài bằng kim loại của Việt Nam xuất khẩuvào thị trương EU là 7,7%.
(17) Ngày 10/09/2004, EU bắt đầu tiến hành điều tra chống bán phá giá đối vớimặt hàng đèn huỳnh quang (CFL-i) có nguồn gốc từ Trung Quốc xuất khẩu vào
EU qua thị trường Việt Nam Ngày 09/06/2005, EU đã thông báo quyết địnhcuối cùng của cuộc điều tra này, theo đó mức thuế chống bán phá giá cho cácdoanh nghiệp Việt Nam là 66,1%
(18) Vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng ván lướt sóng của Việt Namnhập khẩu vào Peru Ngày30/05/2005, Uỷ ban về các biện pháp Chống bán phágiá và Chống trợ cấp, thuộc cơ quan điều tra vể Bảo hộ cạnh tranh và Bảo hộquyến sở hữu trí tụê của Peru đã có quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá
có hạn định là 5,2USD/01 đơn vị sản phẩm đối với hàng ván trượt nhập khẩuchiều dài 55-120 cm có xuất xứ từ Việt Nam
(19) Ngày 7/7/2005, Uỷ ban Châu Âu tiến hành điều tra chống bán phá giá đốivới hàng giày mũ da của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường châu Âu EC đãđưa ra quyết định cuối cùng và đề xuất áp dụng mức thuế chống bán phá giá đốivới Việt Nam là 10%
(20) Ngày 31/10/2005, cơ quan chống bán phá giá, Chống trợ cấp và Tự vệ thuộc
bộ Ngoại thương và Công nghiệp của Ai Cập đã chính thức ra quyết định tiếnhành điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng đèn huỳnh quang thông thường
có công suất từ 18-40 W và các sản phẩm tương tự từ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn
Độ, Indonesia và Việt Nam
(21) Ngày 21/12/2005, Achentina đã tiến hành điều tra chống bán phá giá đối vớinan hoa xe đạp, xe máy của Việt Nam Hiện nay cuộc điều tra đang được tiếnhành và chưa có kết luận cuối cùng