0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Tăng cường công tác đánh giá, thông tin, dự báo thị trường, cung cấp số

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP VIỆT NAM CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (Trang 78 -78 )

liệu thống kê thị phần xuất khẩu của Việt Nam và giá cả của sản phẩm cùng loại tương tự của các nước khác và các thị trường chính thuộc lĩnh vực của mình quản lý.

- Hướng dẫn doanh nghiệp liên kết với các nhà nhập khẩu nước ngoài đấu tranh và vận động ngăn chặn vụ kiện.

- Phổ biến thông tin liên quan đến vụ kiện, nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về các nguy cơ bị kiện, nguy cơ tổn thất nếu thua kiện.

- Chỉ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tiến hành điều tra, khảo sát tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu chính nằm trong danh sách bị kiện (trong một số trường hợp cần thiết).

- Đề xuất các biện pháp hạn chế rủi ro như tự nguyện hạn chế số lượng xuất khẩu, điều chỉnh giá.. phù hợp với các quy định của WTO và thông lệ quốc tế.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là công tác hậu kiểm liên quan đến việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật nói chung và của Luật chuyên ngành như Luật Kế toán, luật Kiểm toán, Luật doanh nghiệp, đất đai và đầu tư... của các doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu.

f) Các Cơ quan khác như Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước...

- Phối hợp với các bộ/ngành có liên quan trong quá trình xử lý vụ kiện liên quan đến cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật của Việt Nam về lĩnh vực cải cách thể chế, pháp luật; đầu tư nước ngoài (ví dụ như giải thích một số các quy định của Việt nam về giấy phép xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu. của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), hoạt động của doanh nghiệp; lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng...

- Trong quá trình đàm phán, ký kết các dự án hỗ trợ tài chính hoặc các phiên họp thường niên với một số tổ chức quốc tế lớn như WB, IMF, ADB... liên quan đến nội dung công việc của những tổ chức này hỗ trợ cho Việt Nam trong Chương trình cải cách thể chế, hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là chương trình xoá đói giảm nghèo của Việt Nam, phía Việt Nam có thể kêu gọi những tổ chức này có tiếng nói ủng hộ ta trong các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và có những chương trình hỗ trợ ta trong việc đánh giá những tác động tiêu cực của vụ kiện những người dân nghèo; tận dụng được như cơ hội trong việc tự do hoá mâu dịch, sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ tài chính cho phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam.

- Đối với Ngân hàng Nhà nước cần xem xét, nghiên cứu hoàn tất các thủ tục chấp nhận toàn bộ các nghĩa vụ theo Điều VIII Điều lệ Quỹ tiền tệ Quốc tế (đây là căn cứ quan trọng để chứng minh khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam); Cung cấp các thông tin về khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam; Phối hợp cung cấp thông tin về cải cách hệ thống ngân hàng và việc phân bổ nguồn vốn trong nền kinh tế nước ta thông qua hệ thống ngân hàng.

- Các cơ quan Việt Nam có chức năng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc cấp C/O; phối

hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan ở trong nước cũng như nước ngoài; tuyên truyền phổ biến các kiến thức pháp luật về C/O theo pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài và các Điều ước quốc tế cho các doanh nghiệp xuất khẩu; Tránh tình trạng gian lận thương mại.

g) Các địa phương

Phối hợp với các Bộ ngành hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đối phó với các vụ kiện như:

- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc cung cấp các giấy tờ, tài liệu có liên quan để giải quyết vụ kiện.

- Tuyên truyền phổ biến cho cộng đồng các doanh nghiệp về hệ thống luật pháp trong thương mại quốc tế nói chung và của Việt Nam nói riêng liên quan đến các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ .

- Theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn để hạn chế các hành vi có ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình và kết quả điều tra của vụ kiện.

- Kết phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành Trung ương, các Hiệp hội, các tổ chức ngành hàng về hoạt động xuất khẩu cả nước, tăng cường thông tin dự báo nhu cầu thị trường, chính sách của các nước tiêu thụ sản phẩm của địa phương để từ đó định hướng quy hoạch sản xuất hàng hoá xuất khẩu phù hợp.

3.3.3. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

- Tích cực thúc đẩy và tận dụng các quan hệ hợp tác, đối ngoại với các Phòng Thương mại quốc tế, Hiệp hội và các tổ chức phi Chính phủ, tổ chức đại diện cộng đồng doanh nghiệp của các nước nhằm tạo dư luận khách quan ủng hộ doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ kiện chống bán phá giá tại nước xuất khẩu;

- Trợ giúp hữu hiệu và tư vấn cho các Hiệp hội ngành hàng xây dựng Quy chế hợp tác giữa các doanh nghiệp thành viên để chủ động công tác phòng tránh và các vụ kiện chống bán phá giá; xây dựng cơ chế hợp tác giữa VCCI với các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp thành viên để hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu, cảnh báo về các khả năng bị kiện, tuyên truyền phổ biến các kiến thức, kinh nghiệm pháp lý liên quan;

- Tăng cường sự phối hợp với Bộ Thương mại, tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lực chọn luật sư, công ty tư vấn nước ngoài, vận động hành lang và quan hệ công chúng;

- Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc cấp C/O, phải kiểm tra chặt chẽ nguồn gốc hàng hoá và có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn và phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng kiên quyết ngăn chặn việc giả mạo hoặc cấp sai C/O nhằm gian lận thương mại.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP VIỆT NAM CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (Trang 78 -78 )

×