Có bán phá giá
Các Nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài chiếm một tỷ lệ lớn trong khối lượng xuất khẩu sang Mỹ bị điều tra có quyền yêu cầu kéo dài thêm 60 ngày
Ra lệnh áp dụng thuế chống bán
phá giá và gửi cho Cơ quan Hải quan
thủ tục quyết định
Vào sổ đăng ký liên bang
Điều trần công khai
Gửi Bảng câu hỏi cho các Nhà sản xuất Mỹ, nhập khẩu Mỹ, các nhà sản xuất nước ngoài
2.2.2 Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ
Theo đánh giá thì thị trường Hoa Kỳ vẫn là một trong những thị trường áp dụng tích cực nhất các biện pháp chống bán phá giá. Do vậy, các nước xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này, trong đó có Việt Nam phải hết sức chú ý và chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trên thị trường này.
Bảng: Thống kê các vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng Đơn khởi kiện 47 75 35 37 26 12 7 10 247 Áp thuế chống bán phá giá 17 35 32 15 16 18 5 8 146
( Nguồn: ban thư ký WTO )
Bảng số liệu thể hiện số đơn khởi kiện và số vụ kiện bị áp thuế chống bán phá giá trong từng năm, nhưng nó không thể hiện tất cả các pháp lệnh thuế chống bán phá giá đó là của đơn khởi kiện trong năm cùng đó mà của cả những năm trước đó nữa, vì một vụ điều tra chống bán phá giá có thể kéo dài 12 đến 18 tháng.
Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2007, Hoa Kỳ đã khởi kiện 247 vụ kiện chống bán phá giá. Cũng như nhiều quốc gia khác, các mặt hàng Hoa Kỳ kiện chủ yếu tập trung vào các sản phẩm thuộc nhóm ngành sử dụng nhiều lao động, và có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên mà các nước đang phát triển có lợi thế. Mặt hàng thuỷ sản ít bị kiện trên thị trường này nhưng Việt Nam lại bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá ở mặt hàng này là hai vụ kiện cá da trơn và tôm, gây ảnh hưởng rất lớn đến ngành thuỷ sản của Việt Nam.
Dựa vào bàng trên ta thấy những vụ kiện mới ít dần đi, mà thay vào đó là những vụ kiện phá giá trước đó và rà soát hoàng hôn với các mặt hàng của các nước xuất khẩu vào bị áp thuế chống bán phá giá khi đã hết hạn 5 năm sau khi có pháp lệnh áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Nhưng điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp xuất khẩu được lơ là việc cung cấp thông tin cho các cơ quan điều tra để được huỷ bỏ thuế chống bán phá giá áp đặt cho doanh nghiệp mình.
2.3 Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu đàm phán chính thức về bình thường hoá quan hệ vào năm 1991.Tháng 2 năm 1994, Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế với Việt Nam. Hai nước thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào ngày 12 tháng 7 năm 1995 và tiến hành trao đổi đại sứ đầu tiên vào tháng 5 năm 1997. Kể từ đó đến nay, các chuyến viếng thăm của các quan chức hai nước, trong đó có các chuyến thăm của các phó thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Mạnh Cầm và Vũ Khoan, và chuyến thăm Việt Nam của cựu Tổng thống Mỹ Binclinton đã góp phần tích cực củng cố và tăng cường quan hệ giữa hai nước. Chuyến thăm Hoa Kỳ của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Văn Trà tháng 10 năm 2003 đã đánh dấu sự bình thường hoá quan hệ giữa hai quốc gia trên tất cả các lĩnh vực.
Song song với quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng không ngừng phát triển. Việc thông qua hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ (BTA) đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Nhờ đó, kim ngạch thương mại hàng hoá hai chiều tăng nhanh trong những năm tiếp theo.
* Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ
Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã nhảy vọt từ 1,065 tỷ USD năm 2001 lên 3,938 tỷ USD năm 2003. Nếu tính riêng về xuất khẩu hàng hoá, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 35 vào thị trường Hoa Kỳ.
Bảng: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ (Đơn vị: triệu USD)
Năm Kim ngạch( triệu USD) Tốc độ tăng(%)
2001 1065,3 45,37 2002 2452,8 30,42 2003 3938,6 60,58 2004 4992,3 26,76 2005 5930,6 18,80 2006 7930,0 33,71 2007 9895,5 25,2 ( Nguồn: Tổng cục thống kê )
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2007 gồm: dệt may( 59,2%); thuỷ sản (18,3% kể cả thuỷ sản chế biến); giày dép (9,2%); nông lâm sản kể cả thực phẩm chế biến (7,2% trong đó chủ yếu là cà phê, hạt điều, mật ong tự nhiên, cao su thiên nhiên); dầu khí và sản phẩm dầu khí (5,6%) và đồ gỗ nội thất (6,2%)
* Xuất khẩu trực tiếp từ Hoa Kỳ sang Việt Nam
Năm 2003, xuất khẩu trực tiếp từ Hoa Kỳ sang Việt Nam đạt 1,291 tỷ USD tăng 134% so với năm trước chủ yếu là nhờ xuất khẩu máy bay Boing. Ngoài máy bay các măt hàng Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là máy móc, thiết bị và phụ tùng máy bay, phân bón, nguyên liệu công nghiệp như: bông, bột
giấy, phụ kiện gia công giày…Nói chung, xu hướng nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ chủ yếu là thiết bị phụ tùng công nghiệp cao, mặc dù rất đắt tiền nhưng là hàng không thể mua từ các nước khác hoặc là các nguyên liệu, phụ kiện phục vụ gia công hàng xuất khẩu.
2.4 Thực trạng hàng hoá bị kiện bán phá giá : tôm và cá da trơn của Việt Nam ở thị trường Hoa Kỳ.
Năm 2002 và năm 2003 có hai vụ kiện chống bán hàng thuỷ sản là cá tra, basa và tôm sang thị trường Hoa Kỳ đã gây tổn hại nghiêm trọng đến đời sống của các hộ gia đình sống nhờ vào ngành nghề này. Cụ thể như sau:
Các sự kiện Vụ kiện Cá Vụ kiện Tôm
Ngày khởi kiện 28/6/2002 31/12/2003
QĐ bắt đầu điều tra 18/7/2002 20/1/2004 Điều trần công khai tại ITC 19/7/2002 21/1/2004
ITC ra QĐ sơ bộ 24/7/2002 17/2/2004
DOC ra QĐ sơ bộ 31/1/2003 02/7/2004
Thẩm tra tại chỗ 17-23/3/2003 27/8-10/9/2004 DOC ra QĐ cuối cùng 23/6/2003 29/11/2004 Sửa đổi QĐ cuối cùng 31/7/2003 26/1/2005
Xem xét lần cuối 2008 2009
Nguồn: Cuc Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương 2.4.1 Vụ kiện cá da trơn
2.4.1.1 Căn cứ, nguồn gốc của vụ kiện
Chúng ta không có nhiều thời gian để chuẩn bị cho vụ kiện chống bán phá giá, chỉ khoảng một tháng rưỡi từ thời điểm kết thúc vụ nhãn hiệu catfish ( ngày 13/05/2002 ) đến ngày bên nguyên đơn Hoa Kỳ khởi kiện cá tra, cá basa bán phá giá (28/06/2002). Đây là vụ kiện bán phá giá lớn đầu tiên mà chúng ta vấp phải vì các vụ trước đó rơi vào các ngành hàng không phải chủ lực hoặc bên nguyên đơn tự nguyện rút đơn kiện, nên chúng ta gặp rất nhiều lúng túng trong vụ kiện này.
Tháng 6/2002, ITC và DOC chấp thuận thụ lý vụ kiện cá tra, basa của Việt Nam bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ. Do đánh giá Việt Nam là nước có nền kinh tế phi thị trường nên DOC đã quyết định giai đoạn điều tra đối với các bị đơn Việt Nam làm tròn khoảng 2 quý tài khóa trước và gần ngày nộp đơn khởi kiện nhất, từ ngày 10/01/2002 đến ngày 31/03/2002.
Ngày 06/08/2002, ITC ra quyết định sơ bộ theo đó ra kết luận rằng việc nhập khẩu cá philê đông lạnh của Việt Nam tuy chưa gây tổn hại nghiêm trọng nhưng có dấu hiệu đe dọa nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa của Hoa Kỳ. Ngày 31/01/2003, Quyết định sơ bộ của DOC hiệu lực, theo đó xác định cá philê đông lạnh của Việt Nam bán thấp hơn giá trị thông thường.
2.4.1.2 Cách ứng phó của Việt Nam
VASEP đưa ra 3 phương án để xử lý vụ kiện như sau: • Phương án 1: Thoả thuận riêng rẽ với CFA
- VASEP tự hạn chế quota trong 3 năm
- CFA rút đơn kiện và cam kết không kiện lại - Hai bên hợp tác phát triển thị trường
- Hạn chế hạn ngạch trong 5 năm - Không bán dưới mức giá sàn - Mỗi năm xem xét lại
• Phương án 3: Đi tới cùng vụ kiện
Đây là vụ kiện thể hiện Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong việc đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá. Trong vụ cá da trơn này, có nhiều doanh nghiệp Việt Nam và các tổ chức xã hội khác đã có phản ứng cảm tính mạnh mẽ, tỏ thái độ không hợp tác với cơ quan điều tra và hậu quả là DOC đã phải lấy những thông tin từ bên nguyên đơn rất bất lợi cho các doanh nghiệp đó. Báo chí Việt Nam và cả VASEP luôn khẳng định là mình không bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ. Chúng ta nên biết là trong các cuộc điều tra chống bán phá giá thì không phải chứng minh là mình đúng hay sai mà cần phải hợp tác với cơ quan điều tra để được hưởng mức thuế chống bán phá giá thấp nhất có thể.
2.4.1.3 Kết quả
Ngày 23-06-2003, Quyết định cuối cùng của DOC có hiệu lực và khẳng định cá philê đông lạnh của Việt Nam bán thấp hơn giá trị thông thường. Thuế suất được thể hiện tại bảng sau:
Bảng: Thuế chống bán phá giá áp cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam theo quyết định của DOC
Tên công ty Mức sơ bộ (%) Mức cuối cùng (%)
Agifish 31,45 47,05 Vĩnh Hoàn 37,94 36,84 Nam Việt 38,09 53,68 CATACO 41,06 45,81 Vĩnh Long 63,88 45,55 Các công ty khác trong vụ kiện ( Việt Hải,
Afiex, Cafatex, QVD, Mekonimex và Đà Nẵng)
Mức thuế suất toàn quốc
63,88 63,88
( Nguồn: Văn phòng luật sư YKVN)
Trong quyết định cuối cùng của ITC khẳng định rằng việc nhập khẩu cá philê đông lạnh từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa Hoa Kỳ. Đồng thời, Quyết định cuối cùng cũng khẳng định luôn có dấu hiệu tình trạng khẩn cấp.
Ngày 8/12/2003, lệnh áp thuế chống bán phá của Hoa Kỳ có hiệu lực, DOC yêu cầu Hải quan Hoa Kỳ chính thức áp dụng thuế chống bán phá giá theo quyết định cuối cùng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam. Đồng thời, DOC cũng quyết định rằng do ITC kết luận không có tình trạng khẩn cấp nên Hải quan Hoa Kỳ sẽ giải phóng bất kỳ trái phiếu và bất kỳ biện pháp đảm bảo nào, và hoàn lại bất kỳ tiền đặt cọc nào để đảm bảo thanh toán cho thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá vào hoặc ra khỏi kho để tiêu thu vào hoặc sau ngày 2/11/2002 nhưng trước ngày 31/1/2003.
Ngày 31/8/2005, DOC xem xét hành chính lần 2 mức thuế chống bán phá giá của 29 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam. Trong đó, chỉ có thuế suất của hai doanh nghiệp thay đổi là : Vĩnh Hoàn từ 36,84% xuống còn 6,81%, CATACO thì bị áp thuế chống bán phá giá tăng lên so với quyết định cuối cùng của DOC từ 45,81% lên 80,88%, còn các doanh nghiệp khác thuế suất xem xét lại không có gì thay đổi.
2.4.2 Vụ kiện tôm
2.4.2.1 Căn cứ và nguồn gốc
Việt Nam nằm trong số 6 quốc gia mà các nhà nuôi tôm Hoa Kỳ kiện vì bán phá giá tôm vào thị trường nước này. Tổ chức có tên là Liên hiệp Tôm Miền Nam Hoa Kỳ (SSA) đã yêu cầu chính quyền liên bang đánh thuế từ 30% đến 230% vào tôm của 6 quốc gia này, gồm có Ecuador, Brazin, Ấn Độ, Trung Quốc , Thái Lan và Việt Nam.
Theo SSA thì hằng năm Hoa Kỳ nhập 2 tỉ 400 đô la tôm của 6 nước nêu trên và chiếm tới ¾ số tôm nhập khẩu của Hoa Kỳ, với gần 350 triệu kg mỗi năm, và đã khiến cho giá tôm giảm xuống 28% trong vòng 3 năm từ năm 2001-2003. Các quốc gia này đã bán phá giá, đưa đến hậu quả là nhiều người Hoa Kỳ sống bằng nghề tôm đang thất nghiệp, và hầu như toàn bộ người dân sống tại các vùng vịnh Mexico của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng.
Vẫn theo đơn kiện, 6 quốc gia đó đã được chính phủ của họ trợ giá để có thể bán tôm ra nước ngoài với giá rẻ hơn giá bán trong nước. Hậu quả là trong năm 2002, doanh thu của các nhà nuôi tôm Hoa Kỳ chỉ có 559 triệu đô la, trong khi 2 năm trước đó, doanh thu của họ là 1 tỷ 250 triệu đô la. Giá bán ra của họ chỉ có 3 đôla 30 xu một pound ( 0,45 kg/pound ), thay vì 6 đôla 8 xu một pound như trước.
2.4.2.2 Cách ứng phó của Việt Nam
Ngay từ đầu, VASEP đã cung cấp cho ITC khá nhiều các thông tin và chứng từ chứng minh rằng tôm nhập khẩu từ Việt Nam không gây ảnh hưởng đến ngành đánh bắt tôm của Hoa Kỳ. Ngày 23/02/2004, DOC thông báo chọn 4 công ty Việt Nam là Minh Phú, Kim Anh, Camiex và Sea Minh Hải là bị bắt buộc và bắt
đầu tiến hành điều tra thông qua các bản câu hỏi . Các doanh nghiệp Việt Nam đã nộp bản trả lời chi tiết, đúng thời hạn.
Các doanh nghiệp tham gia vụ kiện, đặc biệt là các doanh nghiệp bị đơn bắt buộc và tự nguyện tham gia cuộc thẩm tra trực tiếp của DOC tại Việt Nam đã làm việc hết sức hiệu quả. Công ty luật WEG và ID Việt Nam được chọn làm đại diện cho các doanh nghiệp tôm Việt Nam đối phó với vụ kiện đã hoạt động hết sức hiệu quả. Hội nghề cá, tổ chức Action Aid Viet Nam, đông đảo ngư dân nuôi tôm cũng như các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước luôn hỗ trợ và lên tiếng ủng hộ Việt Nam trong vụ kiện này.
2.4.2.3 Kết quả
Ngày 02/07/2004, DOC đã ra quyết định sơ bộ với các mức thuế từ 12,11% - 93,13%, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Việt Nam có 38 công ty tham gia vụ kiện thì DOC chỉ công nhận 21đơn vị được hưởng thuế suất riêng biệt. Từ ngày 27/08 đến 10/09/2004, DOC đã tiến hành thẩm tra tại chỗ các công ty Cafatex, Sea Minh Hải, Kim Anh, Camiex và Minh Phú. Ngày 08/09/2004 các công ty nộp các thông tin về giá trị thay thế. Vơi những thực tế thẩm tra tại các công ty và các thông tin về giá trị thay thế hết sức chi tiết và phù hợp, ngày 29/11/2004, DOC đã ra quyết định cuối cùng và công bố trên báo Hoa Kỳ ngày 08/12/2004, có sự thay đổi đáng kể cho Việt Nam về mức thuế cũng như số lượng các doanh nghiệp được hưởng mức thuế riêng biệt.
Bảng: Thuế chống bán phá giá áp đăt cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam theo quyết định của DOC
Seaprrodex Minh Hải 18,68 4,3
Minh Phú 14,89 4,38
Camimex 19,60 5,24
Mức trung bình cho các doanh nghiệp “ bị đơn tự nguyện ” được thuế suất riêng biệt
16,01 4,57
Ba doanh nghiệp bị đơn còn lại là: Hải Thuận, Trúc An, Nha Trang Fisheries Co, và toàn bộ các doanh nghiệp khác của Việt Nam
93,13 25,76
Kim Anh 12,11 25,76
( Nguồn: www.antidumping.vn )
Ngày 21/01/2005, quyết định cuối cùng của ITC có hiệu lực, theo đó ITC kết luận việc nhập khẩu tôm từ 6 nước trong đó có Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa Hoa Kỳ.
Theo hiệp hội chế biến Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, tháng 9/2007, DOC sẽ xem xét lại mức thuế chống bán phá giá đối với tôm xuất khẩu, trong đó có tôm từ Việt Nam. Quyết định cuối cùng nhưng theo những thông tin có được thì sự