1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam

116 373 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 3,22 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Đối với một nước đang phát triển, do khan hiếm về vốn để công nghiệp hoá, hiện đại hoá việc phát triển các ngành kinh tế có lợi thế của quốc gia là điều kiện quan trọng hàng đầu. Trong những năm qua, ngành thuỷ sản Việt Nam từng bước khẳng định lợi thế và vị trí trong cơ cấu kinh tế, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cao nhất thế giới giai đoạn 1998-2008. Khi hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới hàng xuất khẩu Việt Nam nói chung và thủy sản nói riêng gặp không ít khó khăn. Một trong những khó khăn thường gặp nhất là quốc gia nhập khẩu tiến hành kiện bán phá giá nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Kể từ năm 1994, số vụ kiện chống bán phá giá lên đến 47 vụ. Thực tế cho thấy, các vụ kiện chống bán phá giá có tác động lớn đến kinh tế Việt Nam, thể hiện ở chi phí tốn kém do phải thuê luật sư tư vấn, tham gia tố tụng, kim ngạch xuất khẩu giảm do doanh nghiệp giảm nhập khẩu những mặt hàng là đối tượng chịu sự điều tra vì lo ngại nguy cơ phải trả thêm các khoản thuế chống bán phá giá. Các tác động kinh tế không chỉ dừng lại ở các nhà sản xuất sản phẩm bị kiện bán phá giá mà còn lan rộng sang các ngành công nghiệp khác. Đó là phản ứng mang tính dây chuyền của các ngành công nghiệp sử dụng các sản phẩm bị điều tra bán phá giá làm nguyên liệu đầu vào. Nhằm giảm thiểu các vụ kiện bán phá giá đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời giúp các doanh nghiệp chủ động phòng tránh các vụ kiện có thể xảy ra, Cục quản lý cạnh tranh đã xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm đối với các vụ kiện chống bán phá giá của nước ngoài đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Hệ thống được khai trương và bắt đầu hoạt động từ ngày 22/9/2010. Hệ thống cảnh báo sớm hiện nay thực hiện cảnh báo cho 10 mặt hàng xuất khẩu trên 8 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam với cùng một cơ chế cảnh báo. Do đó, cơ chế cảnh báo hiện tại khó phát huy hiệu quả trong việc cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá cho từng mặt hàng nói riêng và mặt hàng thủy sản nói chung. Để hệ thống cảnh báo sớm thực sự là công cụ hỗ trợ cho việc điều chỉnh chính sách kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu thủy sản trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam, đề tài “Nghiên cứu hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam” được chọn để nghiên cứu.

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam” tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của các thầy cô Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và cán bộ Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công Thương. Trước hết, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện Đào tạo Sau đại học và các Khoa, Viện, Bộ môn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu. Tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Hoàng Đức Thân và tập thể Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ của Bộ môn Kinh tế Quốc tế - Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế đã có những ý kiến đóng góp quý báu cho luận văn. Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Thường Lạng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện của bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Trong quá trình thực hiện đề tài, do hiểu biết và điều kiện nghiên cứu có hạn, luận văn khó tránh khỏi thiếu xót. Tác giả kính mong nhận được những góp ý xây dựng để luận văn được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội,ngày 6 tháng 12 năm 2012 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện của bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii CHƯƠNG 1 5 NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN HÌNH THÀNH HỆ THỐNG 5 CẢNH BÁO SỚM CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ 5 2.1.1.3. Cơ cấu xuất khẩu 39 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam 42 CHƯƠNG 3 72 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CẢNH BÁO SỚM 72 CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG THỦY SẢN 72 CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 72 Về mặt hàng, ngoài mặt hàng tôm và cá da trơn, mặt hàng cá ngừ là mặt hàng cần chú ý nghiên cứu xem xét trong thời gian tới 74 3.3. Giải pháp tăng cường nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam đến năm 2020 78 3.3.1. Mở rộng quan điểm nghiên cứu 78 Việc mở rộng quan điểm nghiên cứu còn thể hiện trong phạm vi nghiên cứu về các biện pháp phòng vệ thương mại khác ngoài vấn đề kiện chống bán phá. Cụ thể, nghiên cứu các vấn đề kiện chống trợ cấp và kiện lẩn tránh thuế chống bán phá giá để kết hợp chung trong mô hình cảnh báo chống bán phá giá với mục tiêu xây dựng hệ thống cảnh báo sớm cho các vụ kiện phòng vệ thương mại của Việt Nam 79 KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ tiếng Việt CBPG Chống bán phá giá Q Khối lượng xuất khẩu BCT Bộ Công Thương CP Chính Phủ NĐ Nghị Định NQ Nghị Quyết QĐ Quyết định XK Xuất khẩu TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ Tiếng Anh Tiếng Việt AD Antidumping Chống bán phá giá ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á AHP Analytic Hierarchy Process Mô hình phân tích phân cấp AUV Average Unit Value Giá trị đơn vị trung bình CFA Commonwealth Fisheries Association Hiệp hội Thủy sản Liên Bang DOC Department of Commerce Bộ Thương mại EU European Union Liên minh Châu Âu GATT General Agreement on Tariffs and Trade Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GCF Global Competitiveness Facility Chương trình hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu HS Harmonized Commodity Description and Code System Hệ thống hài hòa IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế ITC International Trade Commission Ủy ban Thương mại Quốc tế STAC Shrimp Trade Action Committee Ủy ban hành động Thương mại về Tôm TRC Trade Remedies Council Hội đồng tư vấn về các biện pháp Phòng vệ Thương mại UNCTAD Conference on Trade and Development Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc USA United States of America Hợp chủng quốc Hoa Kỳ USD United States Dollar Đô la Mỹ USDOC United States Department of Commerce Bộ Thương mại Hoa Kỳ USITC United States International Trade Commission Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ V1.0 Version 1.0 Phiên bản 1.0 VASEP The Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam VCAD Vietnam Competition Authority Department Cục Quản lý cạnh tranh VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH HỘP DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Trị giá xuất khẩu thủy sản từ 2006-2012 Error: Reference source not found Bảng 2.2. Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu Việt Nam từ 2008-2011 Error: Reference source not found Bảng 2.3. So sánh tỷ lệ số vụ kiện có kết luận chống bán phá giá với số vụ kiện khởi xướng Thời kỳ 1995-2011 Error: Reference source not found Bảng 2.4. Danh sách các vụ kiện sản phẩm thuỷ sản của Hoa Kỳ Error: Reference source not found Bảng 2.5. Danh sách thiết bị phần cứng cung cấp cho hệ thốngError: Reference source not found DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng trị giá xuất khẩu thủy sản qua các năm Error: Reference source not found Biểu đồ 2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam Error: Reference source not found Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ kiện chống bán phá giá thành công trên thế giới Từ 1995-2011 Error: Reference source not found Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ các mặt hàng bị kiện chống bán phá giá Thời kỳ 1995-2011 Error: Reference source not found Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện 10 nước khởi kiện chống bán phá giá nhiều nhất thế giới thời kỳ 1995-2011 Error: Reference source not found Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện của bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii CHƯƠNG 1 5 NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN HÌNH THÀNH HỆ THỐNG 5 CẢNH BÁO SỚM CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ 5 2.1.1.3. Cơ cấu xuất khẩu 39 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam 42 CHƯƠNG 3 72 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CẢNH BÁO SỚM 72 CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG THỦY SẢN 72 CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 72 Về mặt hàng, ngoài mặt hàng tôm và cá da trơn, mặt hàng cá ngừ là mặt hàng cần chú ý nghiên cứu xem xét trong thời gian tới 74 3.3. Giải pháp tăng cường nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam đến năm 2020 78 3.3.1. Mở rộng quan điểm nghiên cứu 78 Việc mở rộng quan điểm nghiên cứu còn thể hiện trong phạm vi nghiên cứu về các biện pháp phòng vệ thương mại khác ngoài vấn đề kiện chống bán phá. Cụ thể, nghiên cứu các vấn đề kiện chống trợ cấp và kiện lẩn tránh thuế chống bán phá giá để kết hợp chung trong mô hình cảnh báo chống bán phá giá với mục tiêu xây dựng hệ thống cảnh báo sớm cho các vụ kiện phòng vệ thương mại của Việt Nam 79 KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 DANH MỤC HỘP Hộp 1.1. Tiêu chí DOC đánh giá “tình hình nghiêm trọng” trong điều tra chống bán phá giá Error: Reference source not found TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn với đề tài: "Nghiên cứu hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam" là kết quả nghiên cứu độc lập của tác giả. Quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành hệ thống cảnh báo sớm chống bán phá giá hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam do Cục quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương phụ trách, luận văn đã làm rõ được một số vấn đề sau: Luận văn đã nghiên cứu được cơ sở lý luận hình thành hệ thống cảnh báo sớm chống bán phá giá hàng xuất khẩu của Việt Nam. Những nội dung này được thể hiện trên các khía cạnh sau: Một là, tác giả khái quát một số vấn đề về hệ thống cảnh báo sớm chống bán phá giá: khái niệm hệ thống cảnh báo sớm, cốt lõi của vấn đề cảnh báo sớm chống bán phá giá, sự cần thiết phải xây dựng hệ thống cảnh báo sớm. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra mục tiêu mà hệ thống cảnh báo sớm được xây dựng cần đạt được gồm: - Cung cấp thông tin về mối đe dọa/nguy cơ sẽ bị điều tra áp dụng các biện pháp chống bán phá giá trước khi có thông báo chính thức của nước nhập khẩu. - Hệ thống cần được cung cấp nguồn dữ liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời để đưa ra các mức độ cảnh báo phù hợp cho từng mặt hàng ở từng giai đoạn. - Hệ thống cảnh báo sớm là nguồn dữ liệu tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách của Chính phủ, các Bộ ngành, các cơ quản quản lý nhà nước và doanh nghiệp xuất khẩu. Hai là, tác giả đi sâu vào nghiên cứu những nội dung hình thành hệ thống cảnh báo sớm để có những đánh giá đúng về hệ thống. Cụ thể những nội dung nghiên cứu hình thành hệ thống cảnh báo sớm gồm có: i Đầu tiên là nghiên cứu các chỉ số cho hệ thống cảnh báo. Việc nghiên cứu các chỉ số được thực hiện thông qua việc nghiên cứu những dấu hiệu của các vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trước đây. Mỗi dấu hiệu được nghiên cứu xây dựng thành một chỉ số phù hợp: Chỉ số tầng lọc thị phần không đáng kể: phân tích liệu hàng hóa xuất khẩu có thị phần đáng kể tại nước nhập khẩu theo quy định của WTO hay không? Chỉ số tầng lọc định lượng ban đầu: theo dõi và phân tích sự tăng lên về khối lượng xuất khẩu và sự giảm giá xuất khẩu khi hàng Việt Nam xuất sang thị trường xem xét. Chỉ số tầng lọc định lượng tổng thể: theo dõi và phân tích sự tăng lên về khối lượng xuất khẩu và sự giảm giá xuất khẩu của hàng hóa từ các nước khi xuất sang thị trường xem xét. Chỉ số tầng lọc thị phần Việt Nam: đánh giá nguy cơ tiềm ẩn dựa trên mức tăng trưởng của thị phần Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định cũng như độ lớn của thị phần Việt Nam so với quy mô thị trường mục tiêu. Chỉ số tầng lọc thị phần chung: xem xét nguy cơ tiềm ẩn dựa trên mức tăng trưởng về thị phần chung của tất cả các nước xuất khẩu vào thị trường mục tiêu. Chỉ số tầng lọc phòng vệ thương mại: bổ sung, hỗ trợ cho kết quả cảnh báo thông qua việc cung cấp các thông tin liên quan về vấn đề phòng vệ thương mại: lịch sử áp dụng, hiện tại áp dụng của các nước, thông tin về một nguy cơ sắp xảy ra Sau khi nghiên cứu các chỉ số là việc nghiên cứu cơ sở dữ liệu để giúp hệ thống có cơ sở đầu vào phân tích các chỉ tiêu đó. Cơ sở dữ liệu cung cấp cho hệ thống gồm: Dữ liệu xuất nhập khẩu; Dữ liệu về thị trường mục tiêu; Dữ liệu về các thông tin phòng vệ có liên quan. ii Để kết nối dữ liệu với các chỉ số cần có cơ chế cảnh báo phân tích trả kết quả. Cơ chế cảnh báo được thể hiện qua việc thiết lập các mức độ cảnh báo: cảnh báo đèn đỏ (nguy cơ bị kiện cao), cảnh báo đèn vàng (nguy cơ bị kiện vừa), cảnh báo đèn xanh (nguy cơ bị kiện thấp), cảnh báo đèn nâu (không có nguy cơ) và cảnh báo đèn xanh da trời (mặt hàng đang bị áp thuế chống bán phá giá, không thể có khả năng bị kiện). Một hệ thống sau khi có cơ chế hoạt động cần có hệ thống công nghệ bao gồm các thiết bị phần cứng, các chương trình phần mềm và mạng truyền thông để hỗ trợ quá trình tính toán, ra quyết định và công khai kết quả cảnh báo cho đối tượng tiếp nhận thông tin. Yếu tố quan trọng cuối cùng chính là nhân lực của hệ thống. Vai trò của nó là thiết lập mục tiêu để xây dựng các chỉ số cảnh báo và thực hiện toàn bộ việc vận hành hệ thống. Ngoài nghiên cứu hệ thống Việt Nam, luận văn liên hệ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá hàng xuất khẩu của Trung Quốc để thu được những bài học kinh nghiệm. Về hệ thống Trung Quốc, nhìn chung cách tiếp cận cũng khá tương đồng với cách tiếp cận của Việt Nam. Tuy nhiên việc triển khai nghiên cứu và xây dựng hệ thống do Trung tâm tư vấn WTO - Thượng Hải thực hiện tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Thứ nhất, tuy cùng xuất phát chung cách tiếp cận nhưng hệ thống của Trung Quốc thiếu nhiều tiêu chí tiếp cận so với hệ thống của Việt Nam: Chỉ tiếp cận khía cạnh biến động khối lượng xuất khẩu và biến động giá xuất khẩu. Thứ hai, hệ thống do Trung tâm tư vấn WTO - Thượng Hải xây dựng không giành được nhiều quan tâm từ phía cộng đồng doanh nghiệp Thượng Hải khi ra đời. iii [...]... thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam Chương 3: Định hướng và giải pháp tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá hàng thủy sản của Việt Nam đến năm 2020 5 CHƯƠNG 1 NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN HÌNH THÀNH HỆ THỐNG CẢNH BÁO SỚM CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ 1.1 Một số vấn đề khái quát về hệ thống cảnh báo sớm 1.1.1... giải pháp tiếp tục nghiên cứu 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về việc hình 4 thành hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ 2007-2012 và định hướng đến năm 2020 + Phạm vi không gian: Hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. .. Nghiên cứu hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam được chọn để nghiên cứu 2 Tổng quan các công trình nghiên cứu Cho đến nay, ở Việt Nam và thế giới đã có một số đề tài nghiên cứu về mô hình cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá Trong đó, một số công trình nghiên cứu có đề cập đến hệ thống cảnh báo sớm như: Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hữu Trường... để nghiên cứu và ứng dụng mô hình đó vào thực tế 3 Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài được nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm chống bán phá giá đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành hệ thống cảnh báo hiện tại của Việt Nam và kinh nghiệm của Trung Quốc Từ những nội dung nghiên cứu và đánh giá về quá trình nghiên cứu hệ thống. .. tránh các vụ kiện có thể xảy ra, Cục quản lý cạnh tranh đã xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm đối với các vụ kiện chống bán phá giá của nước ngoài đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam Hệ thống được khai trương và bắt đầu hoạt động từ ngày 22/9/2010 2 Hệ thống cảnh báo sớm hiện nay thực hiện cảnh báo cho 10 mặt hàng xuất khẩu trên 8 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam với cùng một cơ chế cảnh báo. .. Hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam xây dựng là một hệ thống thực hiện việc thu thập, theo dõi, tổng hợp và phân tích các thông tin liên quan đến các vụ kiện bán phá giá các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường nước ngoài để đưa 6 ra các tín hiệu cảnh báo kịp thời nguy cơ bị kiện bán phá giá có thể xảy ra đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nhằm ngăn... thiệt hại của những vụ kiện chống bán phá giá mang lại vi Việc nghiên cứu xây dựng hệ thống cảnh báo sớm cho các mặt hàng nói chung và mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam nói riêng là phù hợp với nhu cầu tất yếu của thực tiễn, cụ thể là xuất phát từ việc nghiên cứu hai vụ kiện hàng thủy sản trong lịch sử: vụ kiện cá tra,basa và Tôm do Hoa Kỳ khởi xướng (2002 và 2004) Thông qua nghiên cứu thực... “Hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm về các vụ kiện chống bán phá giá hàng nông sản của Việt Nam Nội dung chính của luận văn trình bày tổng quan về hệ thống cảnh báo sớm: khái niệm, bộ máy tổ chức, nội dung, mục tiêu vai trò và thực trạng hoạt động của hệ thống cảnh báo sớm Thông qua các kết quả cảnh báo mà hệ thống đưa ra, luận văn đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế của hệ thống để đề... hai cách hiểu vấn đề cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá Từ góc độ xuất khẩu, đó là việc cảnh báo sớm nguy cơ hàng xuất khẩu bị nước nhập khẩu kiện bán phá giá Từ góc độ nhập khẩu, đó là việc cảnh báo sớm nguy cơ hàng xuất khẩu bán phá giá Hai cách hiểu này đều dựa trên việc bán phá giá hàng xuất khẩu, nhưng về vai trò khác nhau Theo quan điểm, lợi ích nước xuất khẩu, cảnh báo sớm các vụ kiện chống. .. chế cảnh báo hiện tại khó phát huy hiệu quả trong việc cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá cho từng mặt hàng nói riêng và mặt hàng thủy sản nói chung Để hệ thống cảnh báo sớm thực sự là công cụ hỗ trợ cho việc điều chỉnh chính sách kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu thủy sản trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam, đề tài Nghiên cứu hệ thống . khẩu hàng thủy sản của Việt Nam 42 CHƯƠNG 3 72 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CẢNH BÁO SỚM 72 CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG THỦY SẢN 72 CỦA VIỆT NAM. TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CẢNH BÁO SỚM 72 CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG THỦY SẢN 72 CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 72 Về mặt hàng, ngoài mặt hàng tôm và cá da trơn, mặt hàng cá. cho Việt Nam: Một là hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam phải đảm bảo phân tích được nguyên nhân dẫn tới hành vi kiện bán phá giá của các

Ngày đăng: 21/05/2015, 15:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w