Giả thiết nghiên cứu là điều kiện tiên quyết tạo nên sự thành công của bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Nó ảnh hưởng đến mục tiêu, phương pháp và nội dung nghiên cứu. Để việc nghiên cứu hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá nói chung và cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thủy sản nói riêng được hoàn thiện thì cần phải mở rộng thêm quan điểm nghiên cứu.
Một hệ thống cảnh báo chống bán phá giá toàn diện phải bao gồm hai khía cạnh. Một mặt sản phẩm xuất khẩu có thể sẽ là đối tượng bị truy tố phá giá, mặt khác cần cảnh báo việc phá giá của các sản phẩm nhập khẩu. Hiện nay, hệ thống cảnh báo sớm chống bán phá giá của Việt Nam chỉ nhằm vào mục đích cảnh báo cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam những nguy cơ bị kiện chống bán phá giá từ các doanh nghiệp và chính phủ của nước nhập khẩu. Trong tương lai hệ thống cần thiết lập một cơ sở dữ liệu thu thập thông tin, ước định khả năng ứng dụng của nhiều dấu hiệu, và theo dõi các thiết bị, số lượng hàng xuất khẩu, giá cả, yếu tố cạnh tranh trong nền công nghiệp nội địa, các mục tiêu và mục đích của các dấu hiệu kinh tế chính trong chính sách thương mại quốc gia, ngành công nghiệp quốc gia để theo dõi mọi thay đổi liên quan đến những khía cạnh quan trọng, cơ quan phân tích và dự báo các tác động một cách chuyên nghiệp, hỗ trợ cảnh báo định kỳ cho các doanh nghiệp.
xem xét khả năng xảy ra vụ kiện chống bán phá giá thì các nhà nghiên cứu cần mở rộng thêm quan điểm nghiên cứu liên quan xây dựng và tiếp tục phát triển các mô hình cảnh báo. Mô hình cảnh báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống cảnh báo hiện nay và ảnh hưởng đến kết quả cảnh báo. Mô hình cảnh báo hiện nay chỉ tập trung liệt kê các chỉ số tầng lọc - tương ứng với các biến của mô hình, xác định các ngưỡng và mức độ quan trọng của từng chỉ số để có được tham số cho các biến. Ví dụ:
Giả sử mô hình Y = A*X1 + B*X2 + C*X3...
Trong đó:
Y: Biến phụ thuộc (kết quả điểm số cảnh báo của hệ thống) X1,X2...: là biến độc lập (các tầng lọc của hệ thống)
A,B,C...: là số điểm trọng số
Như vậy, số điểm có được của hệ thống dựa trên việc tính toán tổng các điểm số của từng tầng lọc sau khi nhân với điểm trọng số của từng tầng lọc.
Số điểm này mang giá trị tuyệt đối nhằm so sánh với các khoảng của mức độ cảnh báo để đưa kết quả cảnh báo có nguy cơ bị kiện hay không bị kiện.
Tuy nhiên, muốn xem xét được Y dưới dạng tỷ lệ % phải tính được xác xuất của Y. Vì thế cần phải thay đổi mô hình nghiên cứu. Điều này dẫn tới các giả thiết của mô hình gắn với các khía cạnh cần quan tâm đến đề cập trên đây.
Việc mở rộng quan điểm nghiên cứu còn thể hiện trong phạm vi nghiên cứu về các biện pháp phòng vệ thương mại khác ngoài vấn đề kiện chống bán phá. Cụ thể, nghiên cứu các vấn đề kiện chống trợ cấp và kiện lẩn tránh thuế chống bán phá giá để kết hợp chung trong mô hình cảnh báo chống bán phá giá với mục tiêu xây dựng hệ thống cảnh báo sớm cho các vụ kiện phòng vệ thương mại của Việt Nam.
3.3.2. Xây dựng chiến lược và kế hoạch nghiên cứu tổng thể, lâu dài
Muốn tăng cường công tác nghiên cứu cần thiết phải có một chiến lược và kế hoạch nghiên cứu lâu dài. Trong đó xác định cụ thể những mục tiêu cần
nghiên cứu trong thời gian tới, từ đó xây dựng kế hoạch để cụ thể hoá hướng nghiên cứu và nội dung nghiên cứu.
Từ chiến lược này cần xây dựng kế hoạch nghiên cứu với từng nội dung nghiên cứu sâu hơn về hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam và nghiên cứu sâu hơn luật pháp về chống bán phá giá cũng như xu hướng kiện bán phá giá của các nước nhập khẩu đối với từng mặt hàng. Bởi mỗi hàng hóa xuất khẩu sẽ có những đặc điểm riêng biệt, khả năng kiện bán phá giá ở các nước khác nhau cũng khác nhau. Công việc nghiên cứu muốn hoàn thiện phải có sự nỗ lực rất lớn của các nhà nghiên cứu trong khoảng thời gian tương đối dài, không thể có kết quả một sớm một chiều. Vì vậy, chính sách động viên và hỗ trợ từ phía cơ quan Nhà nước, hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp dành cho công tác nghiên cứu là yếu tố cần phải được quan tâm đúng mức.
3.3.3. Nâng cao chất lượng nhân lực làm công tác nghiên cứu
Việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu có hiệu quả đòi hỏi trình độ và năng lực của đội ngũ nhân lực làm công tác nghiên cứu phải được chú trọng và nâng cao. Do vậy, cần đẩy mạnh công tác xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cơ quan chống bán phá giá Việt Nam để đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết và ngày càng cao của việc nghiên cứu các hoạt động chống bán phá giá trong thương mại quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc và quy định của WTO để đảm bảo có hướng nghiên cứu phù hợp với thực tiễn. Điều này đỏi hỏi Chính phủ cần phải có những chính sách cơ bản như sau:
- Tăng cường công tác hợp tác quốc tế để có được những chương trình tài trợ hoặc hợp tác của các tổ chức quốc tế khác, ví dụ như chương trình đào tạo về chống bán phá giá (trong khuôn khổ chung về giải quyết tranh chấp) của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) và quan trọng nhất là tham khảo học hỏi được các kinh nghiệm quý báu của các nước trong
lĩnh vực này.
- Tiếp tục đẩy mạnh nội dung, kiến thức của pháp luật chống bán phá giá trong thương mại hàng hoá quốc tế vào trong công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học chuyên ngành luật, tài chính, kinh tế... hoặc các Viện nghiên cứu thông qua việc tổ chức các cuộc thi xây dựng chuyên đề, đề án liên quan. Đối với những chuyên đề, đề án có hiệu quả áp dụng trong thực tiễn được lựa chọn đầu tư kinh phí và chế độ đãi ngộ đối với cá nhân, tổ chức nghiên cứu xứng đáng nhằm đẩy mạnh hoạt động tự nghiên cứu của sinh viên, cán bộ của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu này.
- Tổ chức các khoá đào tạo chuyên sâu về pháp luật chống bán phá giá của WTO và các nước sẽ nghiên cứu nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp và hiệp hội những kiến thức, kinh nghiệm, bài học trong việc ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá. Thu thập, tổng hợp và nghiên cứu, phân tích các vụ kiện cụ thể, đặc biệt cần đặt trọng tâm nghiên cứu các vụ kiện chống bán phá giá đã và đang xảy ra đối với các sản phẩm giống hoặc tương tụ những sản phẩm xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam của các nước láng giềng (Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ...).
- Nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, hiệp hội trong công tác phòng, chống các vụ kiện chống bán phá giá, cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cần thiết phù hợp với luật pháp quốc tế để các doanh nghiệp xây dựng hệ thống thông tin hiệu quả thông qua phát triển mạng lưới và nhân sự.
3.3.4. Vấn đề tài chính cấp cho hoạt động nghiên cứu
Thông thường, phải mất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu để xây dựng được một hệ thống cảnh báo sớm. Hệ thống cảnh báo sớm đòi hỏi nhiều hoạt động nghiên cứu đồng thời. Đưa kế hoạch tài chính cho từng hoạt động nghiên cứu vào kế hoạch tài chính chung của từng cơ quan, đơn vị để thực hiện. Các hoạt động nghiên cứu có thể là:
- Nghiên cứu các chỉ số cho hệ thống cảnh báo
- Nghiên cứu mô hình kinh tế lượng phù hợp với yêu cầu của hệ thống cảnh báo.
- Nghiên cứu hệ thống thu thập và cơ chế thu thập dữ liệu đáp ứng yếu tố kịp thời, chính xác, và hiệu quả.
- Nghiên cứu và phát triển các lập trình máy tính ứng dụng để đảm bảo khả năng vận hành mô hình kinh tế đưa ra.
- Nghiên cứu và cập nhật thường xuyên tình hình kinh tế - xã hội của các nước nói chung và liên quan đến vấn đề bảo hộ thương mại, phòng vệ thương mại nói riêng.
Đối với những hoạt động nghiên cứu liên quan đến những nội dung mới, cần nhiều kinh phí để đầu tư có thể đưa vào kế hoạch chi ngân sách nghiên cứu hoặc lập dự án xin tài trợ vốn của tổ chức quốc tế như: nghiên cứu mô hình cảnh báo mới, nghiên cứu xây dựng hệ thống công nghệ thông tin liên quốc gia đáp ứng nhu cầu thu thập thông tin quốc tế, nghiên cứu các phần mềm ứng dụng hiệu quả cao ở nhiều lĩnh vực...
Đối với những hoạt nghiên cứu mang tính chất duy trì thường xuyên, không đòi hỏi nhiều kinh phí đầu tư, kết quả nghiên cứu phục vụ cho hoạt động thường xuyên của hệ thống thì cần được xem xét trong kế hoạch ngân sách chi thường xuyên của từng năm, từng cơ quan, đơn vị như: nghiên cứu cập nhật số liệu, duy trì hoạt động và bổ sung chỉ số cho mô hình cũ, mở rộng cơ chế thu thập thông tin hiện tại...
Để quản lý tốt vấn đề này, Chính phủ, Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư cùng với các Bộ, ngành liên quan cần có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình lập và xem xét phê duyệt kế hoạch tài chính hàng năm của từng đơn vị.
3.4. Một số kiến nghị
Chính phủ và các bộ ngành đóng vai trò quan trọng và then chốt trong việc nghiên cứu phát triển hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá.
Chính phủ đưa ra nội dung chiến lược, phân công các Bộ ngành liên quan thực hiện kế hoạch nghiên cứu phát triển hệ thống về các mặt để từng Bộ ngành phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan cấp dưới nhằm phân công nhân sự tham gia vào dự án nghiên cứu.
Chính phủ có thể giao cho một cơ quan thực hiện lập kế hoạch nghiên cứu để trình Chính phủ phê duyệt. Trên cơ sở những ý kiến thảo luận,đóng góp của các cơ quan bộ ngành khác liên quan, Chính phủ sẽ ra quyết định đưa dự án vào nghiên cứu ở tầm dự án quốc gia. Trong nội dung quyết định phải thể hiện nội dung sau:
- Phân công cụ thể trách nhiệm đầu mối chủ trì cho một hoặc nhiều bộ. - Phân công cụ thể trách nhiệm cho các cơ quan bộ ngành tham gia vào dự án: Bộ nào chịu trách nhiệm nghiên cứu lĩnh vực nào, thời gian hoàn thành, và báo cáo kết quả nghiên cứu theo tiến độ thực hiện.
Việc phân công trách nhiệm cụ thể tới từng cơ quan nhằm tránh sự chồng chéo trong chức năng nhiệm vụ và tránh sự thờ ơ chủ quan trong quá trình nghiên cứu của các cơ quan. Đối với những kế hoạch nghiên cứu liên quan đến chức năng nhiệm vụ của cơ quan nào thì giao cho cơ quan đó đầu mối phụ trách. Ví dụ: Kế hoạch nghiên cứu phát triển kênh thu thập thông tin liên quan đến dữ liệu các vụ kiện chống bán phá giá trên thế giới giao Bộ Công Thương kết hợp với Bộ ngoại giao, VCCI, Trung tâm tư vấn WTO và các Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài...Đối với kế hoạch tài chính giao cho Bộ tài chính đầu mối, kế hoạch về đầu tư dự án giao cho Bộ kế hoạch và đầu tư làm đầu mối phối hợp...
Nghiêm túc kiểm điểm những cơ quan trốn tránh trách nhiệm và không hoàn thành nhiệm vụ. Vấn đề cảnh báo sớm chống bán phá giá là một vấn đề cấp bách đối với vấn đề xuất nhập khẩu của quốc gia, nên không được phép có sai sót trong việc ra quyết định, chỉ được phép sai lệch một phạm vi nhất định nhưng không được ảnh hưởng tới các quyết định của doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng.
Thời gian tới, chính phủ cần linh hoạt hơn nữa trong quá trình tham gia đàm phán và tìm hiểu để đưa ra được những nội dung quan trọng trong luật chống bán phá giá của các nước đối tác. Ngoài ra, vấn đề nhạy cảm trong chính trị cũng khiến các nước có thể khởi kiện chống bán phá giá đối với nước xuất khẩu vào quốc gia mình. Vì thế, vấn đề đàm phán, tăng cường khả năng hợp tác quốc tế là một vấn đề hết sức quan trọng.
3.4.2. Bộ, Ban, Ngành liên quan
Trên cơ sở phân công chức năng nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ ban ngành có thể giao nhiệm vụ nghiên cứu dự án dưới dạng đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước để huy động nguồn lực tham gia từ các trường Đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo chuyên ngành trong cả nước hoặc công bố rộng rãi về nhu cầu tuyển chọn đề tài nghiên cứu để thu hút các công trình nghiên cứu khoa học từ sinh viên nước ngoài, các nhà khoa học nước ngoài. Đối với các công trình nghiên cứu khoa học có tính khả thi, được lựa chọn để tài trợ nghiên cứu sâu hơn nhằm triển khai ứng dụng vào thực tiễn.
Lập kế hoạch tài chính cho nghiên cứu dự án phù hợp. Trong đó đưa ra các chính sách khuyến khích, khen thưởng và chế độ đãi ngộ đặc biệt để thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia trong và ngoài nước.
Để làm được điều này, trên cơ sở những chuyến đàm phán hợp tác của Chính phủ và Nhà nước Việt Nam, Bộ kế hoạch đầu tư phối hợp với Bộ tài chính, Bộ ngoại giao có trách nhiệm tìm kiếm cơ hội hỗ trợ và quản lý nguồn ODA từ các tổ chức quốc tế, như: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB),… hoặc sự giúp đỡ, hợp tác của các cơ quan thực hiện cảnh báo chống bán phá giá tại các nước đã và đang có hệ thống cảnh báo chống bán phá giá tương đối phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc,… Sự giúp đỡ đó có thể là cả nội dung phần mềm hoặc có thể về mặt kỹ thuật với sự hướng dẫn, cùng làm việc của các chuyên gia của họ.
Sau khi lựa chọn được mô hình nghiên cứu phù hợp cho hệ thống, giai đoạn triển khai xây dựng cần có sự tham gia chặt chẽ của các cán bộ chuyên môn của các cơ quan liên quan: Bộ Công Thương, Bộ Thủy sản, Bộ Công Nghiệp, Bộ Thương Mại,VCCI, Trung tâm tư vấn WTO... Các bộ ban ngành cần bố trí nhân lực tham gia vào dự án hợp lý, tránh chồng chéo chuyên môn với các cơ quan tham gia khác và đảm bảo nhân lực là những người thực sự tâm huyết với hệ thống, có điều kiện về thời gian nghiên cứu và không vướng bận tới công tác chuyên môn khác để tập trung toàn lực cho quá trình nghiên cứu.
Ngoài sự tham gia trực tiếp của các cơ quan trong nước, hoạt động nghiên cứu cần có sự hỗ trợ rất lớn từ phía các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài. Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài sẽ là nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy và nhanh chóng nhất. Nếu thực hiện được điều này sẽ đảm bảo việc cung cấp thông tin được đảm bảo thông suốt, đều đặn và không phụ thuộc vào việc mua, thuê dữ liệu từ các văn phòng luật sư, văn phòng tư vấn nước ngoài. Cần nhấn mạnh rằng, các cơ quan đại diện của Việt Nam được đặt ở rất nhiều nước trên thế giới, nếu đảm bảo việc cung cấp
dữ liệu cho hệ thống sẽ rất hiệu quả trong việc mở rộng phạm vi thị trường của hệ thống cảnh báo.
3.4.3. Các hiệp hội ngành hàng và Hiệp hội Thủy sản
Các hiệp hội ngành hàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình