Kinh tế môi trường là môn khoa học non trẻ, tập trung nghiên cứu giải quyết các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và môi trường, nghiên cứu hành vi ứng xử của các cá nhân, các tổ chức
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
TS NGUYẾN MẬU DŨNG – TS VŨ THỊ PHƯƠNG THỤY - PGS TS NGUYỄN VĂN SONG ðồng chủ biên: TS NGUYỄN MẬU DŨNG – TS VŨ THỊ PHƯƠNG THỤY
GIÁO TRÌNH KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
Hà Nội - 2009
Trang 2MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ðẦU 2
Chương 1 3
NHẬP MÔN 3
1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ MÔI TRƯỜNG 3
1.1.1 Khái niệm kinh tế môi trường 3
1.1.2 Vai trò của kinh tế môi trường 3
1.1.3 Lịch sử phát triển của khoa học kinh tế môi trường 4
1.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT KINH TẾ CỦA KHOA HỌC KINH TẾ MÔI TRƯỜNG 4
1.2.1 Cơ sở khoa học kinh tế vi mô áp dụng trong kinh tế phúc lợi và môi trường 4
1.2.2 Quyền sở hữu và chất lượng môi trường 11
1.2.3 Thất bại thị trường và thất bại chính phủ 12
1.3 ðỐI TUỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu 13
1.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của môn học 13
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu 13
Chương 2 17
MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN 17
2.1 MỐI LIÊN KẾT GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 17
2.1.1 Hoạt ñộng của hệ kinh tế 17
2.1.2 Chất thải từ hệ thống kinh tế và tác ñộng của nó tới môi trường 18
2.1.3 Vai trò của hệ thống môi trường 21
2.1.4 Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển 23
2.1.5 ðường Kuznets môi trường 24
` 24
2.2 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 25
2.2.1 Các quan ñiểm cơ bản kết hợp giữa môi trường và phát triển 25
2.2.2 Khái niệm phát triển bền vững 26
2.2.3 ðiều kiện về phát triển bền vững 27
2.2.4 Nguyên tắc phát triển bền vững 28
2.2.5 Thước ño phát triển bền vững 30
Chương 3 36
NGOẠI ỨNG VÀ MỨC Ô NHIỄM TỐI ƯU 36
3.1 NGOẠI ỨNG VÀ SỰ THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG 36
3.1.1 Ngoại ứng và phân loại ngoại ứng 36
3.1.2 Ngoại ứng và sự thất bại thị trường 38
3.2 MỨC Ô NHIỄM TỐI ƯU 45
3.2.1 Khái niệm về mức ô nhiễm tối ưu 45
3.2.2 Xác ñịnh mức ô nhiễm tối ưu 46
Trang 3Chương 4 53
CÁC CÔNG CỤ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 53
4.1 LÝ THUYẾT RONALD COASE VỀ QUYỀN SỞ HỮU VÀ THỊ TRƯỜNG 53
4.1.1 Quyền sở hữu và cơ sở hình thành lý thuyết 53
4.1.2 Lý thuyết Ronald Coase và khả năng thỏa thuận thông qua thị trường 53
4.1.3 Hạn chế của lý thuyết Ronald Coase 55
4.2 TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG 56
4.2.1 Khái niệm về tiêu chuẩn môi trường 56
4.2.2 Cơ chế hoạt ñộng 57
4.2.3 Tiêu chuẩn cá nhân và tiêu chuẩn ñồng bộ 59
4.2.4 Ảnh hưởng của chi phí cưỡng chế ñến tiêu chuẩn môi trường 60
4.3 THUẾ Ô NHIỄM 62
4.3.1 Thuế ô nhiễm tối ưu (thuế Pigou) 62
4.3.2 Thuế thải hiệu quả 64
4.3.3 Một số nhược ñiểm của thuế ô nhiễm 66
4.4 TRỢ CẤP GIẢM THẢI 67
4.4.1 Cơ chế hoạt ñộng của trợ cấp giảm thải 67
4.4.2 Một số nhược ñiểm của trợ cấp giảm ô nhiễm 68
4.5 HỆ THỐNG GIẤY PHÉP ðƯỢC THẢI CÓ THỂ CHUYỂN NHƯỢNG 68
4.5.1 Cơ chế hoạt ñộng 68
4.5.2 Lợi ích của việc sử dụng giấy phép ñược thải có thể chuyển nhượng 70
4.6 HỆ THỐNG ðẶT CỌC – HOÀN TRẢ 73
Chương 5 75
SO SÁNH CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 75
5.1 CÁC TIÊU CHÍ ðÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 75
5.1.1 Tính hiệu quả và hiệu quả chi phí 75
5.1.2 Tính công bằng 77
5.1.3 Khả năng khuyến khích ñổi mới 78
5.1.4 Tính hiệu lực 79
5.1.5 Khía cạnh ñạo ñức 80
5.2 SO SÁNH CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 80
5.3 VẤN ðỀ KHÔNG CHẮC CHẮN TRONG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM 83
5.4 TIẾT LỘ THÔNG TIN VỚI CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ 85
5.4.1 ðộng cơ tiết lộ thông tin khi có tiêu chuẩn 85
5.4.2 ðộng cơ tiết lộ thông tin khi có thuế 86
5.4.3 ðộng cơ tiết lộ thông tin khi có hệ thống giấy phép có thể chuyển nhượng 88
Chương 6 90
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦAVIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 90
6.1 KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 90
6.2 CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN 91
6.2.1 Chính sách giảm lượng phát thải khí sulfur 91
6.2.2 Chính sách giảm lượng phát thải khí ôxít nitơ 96
6.2.3 Chính sách thuế xanh của Thụy ðiển và ðức 100
Trang 46.3 CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC NƯỚC ðANG PHÁT TRIỂN
103
6.3.1 Khái quát chung 103
6.3.2 Các chính sách quản lý môi trường của các nước ñang phát triển 104
6.4 MỘT SỐ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 124
6.4.1 Luật bảo vệ môi trường 2005 124
6.4.2 Một số công cụ kinh tế ñược áp dụng trong quản lý môi trường ở Việt Nam 128
Chương 7 136
ðÁNH GIÁ GIÁ TRỊ MÔI TRƯỜNG 136
7.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA ðÁNH GIÁ GIÁ TRỊ MÔI TRƯỜNG 136
7.1.1 Khái niệm và cơ sở của ñánh giá giá trị môi trường 136
7.1.2 Vai trò của ñánh giá giá trị môi trường 137
7.2 KHÁI QUÁT CÁC PHƯƠNG PHÁP ðÁNH GIÁ GIÁ TRỊ MÔI TRƯỜNG 138
7.2.1 Các vấn ñề môi trường 138
7.2.2 Lựa chọn các phương pháp ñánh giá 139
7.2.3 Kết hợp các phương pháp ñánh giá 140
7.2.4 Lựa chọn nguồn dữ liệu ñể ñánh giá 141
7.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP ðÁNH GIÁ GIÁ TRỊ MÔI TRƯỜNG 144
7.3.1 Phương pháp trực tiếp (sử dụng giá thị trường) 144
7.3.2 Một số phương pháp sử dụng chi phí 146
7.3.3 Phương pháp sử dụng giá sẵn lòng trả - Willingness to pay 147
7.3.4 Phương pháp chuyển ñổi lợi ích 150
7.3.5 Phương pháp Meta Analysis 153
7.4 ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ðÁNH GIÁ GIÁ TRỊ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 154
7.4.1 Một số nghiên cứu áp dụng phương pháp ñánh giá giá trị môi trường 154
7.4.2 Những khó khăn khi áp dụng các phương pháp ñánh giá giá trị môi trường ở Việt Nam 156
Trang 5LỜI NÓI ðẦU
Giáo trình “Kinh tế môi trường” do tập thể giáo viên môn học Kinh tế môi trường
trong Bộ môn Kinh tế Tài nguyên môi trường – Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội biên soạn ðây là giáo trình chuyên ngành phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực quản lý tài nguyên môi trường của các trường ñại học
Kinh tế môi trường là môn khoa học non trẻ, tập trung nghiên cứu giải quyết các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và môi trường, nghiên cứu hành vi ứng xử của các cá nhân, các tổ chức và chính phủ dưới góc ñộ kinh tế xã hội nhằm khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường một cách có hiệu quả và bền vững nhất
Nội dung của giáo trình ñược trình bày trong 7 chương với các câu hỏi, bài tập theo từng chương, với sự phân công biên soạn như sau:
- TS Nguyễn Mậu Dũng ñồng chủ biên biên soạn các chương 3, 4, 5, 6
- TS Vũ Thị Phương Thuỵ ñồng chủ biên biên soạn các chương 2, 3
- PGS TS Nguyễn Văn Song biên soạn chương 1, 7
Kinh tế môi trường là một môn học ñòi hỏi nhiều kiến thức tổng hợp và chuyên sâu về
lý luận và thực tế Mặc dù các tác giả ñã rất cố gắng nhưng việc biên soạn giáo trình này không tránh khỏi những khiếm khuyết Vì vậy, chúng tôi kính mong nhận ñược sự góp ý của bạn ñọc và các ñồng nghiệp
Mọi ý kiến ñóng góp cho giáo trình “Kinh tế môi trường” xin gửi về Bộ môn Kinh tế
tài nguyên môi trường – Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Trường ðại học Nông nghiệp
Hà Nội
Xin trân trọng cảm ơn!
TẬP THỂ TÁC GIẢ
Trang 6Chương 1
NHẬP MÔN
Mục ñích của chương này là nhằm cung cấp cho sinh viên những vấn ñề cơ bản của khoa học kinh tế môi trường Các nội dung cơ bản ñược ñề cập trong chương này bao gồm khái niệm và vai trò của kinh tế môi trường, cơ sở lý thuyết của khoa học kinh tế tài nguyên môi trường trong ñó ñặc biệt nhấn mạnh cơ sở khoa học kinh tế vi mô, vấn ñề quyền sở hữu
và thất bại thị trường áp dụng trong kinh tế môi trường Từ ñó giúp cho người học thấy ñược ñối tượng, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp nghiên cứu môn học
1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
1.1.1 Khái niệm kinh tế môi trường
Kinh tế môi trường nghiên cứu các vấn ñề về môi trường với cách nhìn và phương pháp tiếp cận và phân tích của kinh tế học
Theo Barry C Frield 1997, Kinh tế môi trường là môn khoa học vận dụng các nguyên
lý cơ bản của kinh tế nghiên cứu làm thế nào ñể tài môi trường ñược trong sạch và phát triển Kinh tế môi trường tập trung nghiên cứu các khía cạnh khác nhau và mối liên hệ giữa chất lượng môi trường và các hành vi ứng xử kinh tế của các cá nhân hoặc nhóm cá nhân, của chính phủ
Chúng ta không nên nghĩ rằng, kinh tế học chỉ nói về các quyết ñịnh trong kinh doanh
và làm thế nào ñể có ñược lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường Kinh tế học ñược chia ra thành kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi của các cá nhân hay nhóm cá nhân (hộ gia ñình, hoặc hãng), nghiên cứu thị trường các yếu tố ñầu ra, thị trường các yếu tố ñầu vào Kinh tế vĩ mô nghiên cứu hoạt ñộng của toàn bộ nền kinh tế Kinh tế môi trường có nguồn gốc và dựa trên các nguyên lý của cả hai chuyên ngành này nhưng chủ yếu vẫn là từ kinh tế vi mô
Có rất nhiều vấn ñề trong việc làm như thế nào ñể ño ñược lợi ích, chi phí của các hoạt ñộng kinh tế của các cá nhân, nhóm cá nhân hoặc của chính phủ tới môi trường
1.1.2 Vai trò của kinh tế môi trường
ðiều không có gì ñáng ngạc nhiên là chất lượng của môi trường ñang suy giảm nghiêm trọng và ñang là mối quan tâm hàng ñầu của mọi thành viên trong xã hội, các nhà kinh tế, các nhà sinh thái học, các nhà chính sách, cơ quan quản lý nhà nước, nhiều tổ chức phi chính phủ và các chính phủ cũng như các tổ chức có tính chất toàn cầu
Kinh tế môi trường sử dụng những khái niệm của kinh tế học ñể phân tích, ñánh giá các hoạt ñộng kinh tế của các cá nhân và các nhóm cá nhân Sự khác biệt giữa kinh tế môi trường với các môn học kinh tế khác nằm ở chỗ kinh tế môi trường tập trung nghiên cứu, xem xét các hoạt ñộng kinh tế ảnh hưởng như thế nào ñễn môi trường tự nhiên – không khí, nước, ñất và các loài ñộng thực vật Các quyết ñịnh kinh tế của con người, các nhà sản xuất, các chính phủ có thể gây những ảnh hưởng có hại ñến môi trường tự nhiên Việc chôn lấp chất
Trang 7không tính ñến các ảnh hưởng từ các hoạt ñộng kinh tế lên môi trường thiên nhiên? Kinh tế môi trường sẽ trả lời các câu hỏi này Bên cạnh ñó kinh tế môi trường còn nghiên cứu, phân tích và ñánh giá các phương cách khác nhau ñể ñạt ñược mục ñích sử dụng tài nguyên môi trường tối ưu trong xã hội
1.1.3 Lịch sử phát triển của khoa học kinh tế môi trường
Từ những năm ñầu của thập kỷ 60, khoa học kinh tế môi trường bắt ñầu ñược hình thành và phát triển, do tốc ñộ tăng trưởng kinh tế, do khí thải, nước thải, chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng dẫn tới những thất bại của thị trường (ngoại ứng tiêu cực) Từ
ñó khoa học kinh tế môi trường ñã phát triển như là một môn học chính của ngành kinh tế Nó bao gồm các kiến thức lý thuyết cơ bản về phúc lợi xã hội với kinh tế phát triển kết hợp với các công cụ chính sách ñảm bảo sự phát triển bền vững (David Pearce, 2002)
Những nguyên lý cơ bản của kinh tế môi trường nhằm giải quyết những thất bại của thị trường nhằm tối ña hóa phúc lợi ích của con người (to maximize human well-being) ñó là chất lượng môi trường nơi con người sinh sống ñược cải thiện và các công cụ chính sách, quản lý, ñịnh hướng cho sự phát triển bền vững và hiệu quả của mỗi nền kinh tế
1.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT KINH TẾ CỦA KHOA HỌC KINH TẾ MÔI TRƯỜNG 1.2.1 Cơ sở khoa học kinh tế vi mô áp dụng trong kinh tế phúc lợi và môi trường
a Hiệu quả Pareto và cải thiện Pareto
Trong nền kinh tế hỗn hợp, thị trường cạnh tranh có vai trò quan trọng và quyết ñịnh trong việc phân bổ, sử dụng các nguồn lực con người và nguồn lực tự nhiên hiệu quả Nếu không có các thất bại của kinh tế thị trường (market failures) và các thất bại do chính chính sách của Chính phủ gây ra (goverment failures) như: ñộc quyền, hàng hoá công cộng, ngoại ứng, thông tin không hoàn hảo, thất nghiệp, lạm phát, mất trắng của nền kinh tế do chính sách thuế, chính sách giá trần và giá sàn thì thị trường sẽ ñiều chỉnh sự phân bổ các nguồn lực trong xã hội nhằm ñạt tới ñiểm hiệu quả xã hội thông qua hoạt ñộng và chức năng của mình
Do vậy hãy ñể cho thị trường làm công việc và chức năng của nó ñó là phân phối có hiệu quả
các nguồn tài nguyên còn khi ñó chính phủ làm chức năng phân phối lại thặng dư của nền
kinh tế, khắc phục hậu quả của sự phân phối không công bằng trong nền kinh tế thị trường gây ra
Hiệu quả Pareto ñạt ñược khi chính sách, chương trình làm tăng phúc lợi của bất kỳ thành viên nào trong xã hội thì buộc phải giảm phúc lợi của người khác Cải thiện Pareto là khi tăng phúc lợi của một thành viên nào ñó trong xã hội nhưng không phải giảm phúc lợi của thành viên khác Khi một chính sách, một chương trình tác ñộng vào nền kinh tế có thể là tác ñộng vào khu vực sản xuất, có thể là tác ñộng vào khu vực tiêu dùng và có thể là tác ñộng vào
cả sản xuất và tiêu dùng làm cho phúc lợi xã hội của một thành viên nào ñó tăng lên mà không làm giảm phúc lợi của người khác thì chính sách hay chương trình ñó ñã làm cải thiện phúc lợi pareto
(1) ðiều kiện ñể ñạt ñược hiệu quả Pareto và cải thiện Pareto
Trang 8- ðạt ñược hiệu quả trong sản xuất
Trong sản xuất, hai yếu tố ñầu vào quan trọng và tổng hợp nhất ñó là lao ñộng và vốn Hai yếu tố này trong ngắn hạn có thể ñược xem như là một giới hạn về nguồn lực trong quá trình sản xuất của một doanh nghiệp, của một ñịa phương, cũng như của một quốc gia Sử dụng hiệu quả hai nguồn lực cơ bản này trong khâu sản xuất ñòi hỏi thỏa mãn các ñiều kiện
về kinh tế nhất ñịnh ðể làm rõ ñược vấn ñề này chúng ta giả sử trong nền kinh tế sản xuất hai loại hàng hoá X và Y; nếu chúng ta cố ñịnh hàng hoá X ở lượng sản xuất X0 và tìm cách tối
ña sản sản lượng hàng hoá Y, và trong các ñiều kiện ràng buộc về hai nguồn lực cơ bản là lao ñộng và vốn, ta có:
Trong ñó: MRTSKL là tỉ lệ thay thế biên kỹ thuật giữa vốn và lao ñộng; r là giá vốn và
w là tiền lương (giá lao ñộng)
Các ñường Ixi và Iyi là các ñường ñồng lượng sản xuất hàng hoá X và hàng hoá Y khi phối hợp tỉ lệ các ñầu vào vốn, lao ñộng khác nhau Tại ñiểm A, xã hội sản xuất lượng hàng hoá X nằm trên ñường ñồng lượng Ix2; ñồng thời xã hội sản xuất lượng hàng hóa Y nằm trên ñường ñồng lượng Iy4 Tại ñiểm A và các ñiểm nằm dọc theo ñường OxOy thoả mãn ñiều kiện
hệ số góc của hai ñường ñồng lượng và ñường ñồng phí bằng nhau xét về trị tuyệt ñối Tại ñiểm F, hiêu quả trong sản xuất chưa ñạt ñược bởi vì: tại F hệ số góc của hai ñường ñồng lương (Ix3 và Iy2) bằng nhau nhưng lại không bằng với hệ số góc của ñường ngân sách Chính
vì vậy, nếu chúng ta dịch chuyển trên ñường Ix3 từ F về B, chúng ta có thể tăng lượng hàng hoá Y mà không làm giảm lượng hàng hoá X (vẫn nằm trên ñường ñồng lượng Ix3) Hoặc
r MRTSKLY = MRTSKLX = -
Iy4
C
Hình 1.1 Hiệu quả trong sản xuất
Trang 9từ ñường ñồng lượng Ix3 lên Ix4 mà không phải tăng thêm vốn và lao ñộng Như vậy, ñây là trường hợp cải thiện pareto trong sản xuất
Mô hình này thường ñược áp dụng ñể tính ñiểm sản xuất tối khi phân phối nguồn lực hạn chế cho nhiều loại sản phẩm của một cơ sở, ñịa phương hoặc một quốc gia và khái niệm
về chi phí cơ hội trong sản suất
Tóm lại: ñể ñạt ñược hiệu quả trong quá trình sản xuất ñòi hỏi tỉ lệ thay thế biên (marginal rate of technological substitution) giữa vốn và lao ñộng sản xuất hàng hoá X bằng với tỉ lệ thay thế biên giữa vốn và lao ñộng của hàng hoá Y ñồng thời bằng với tỉ lệ giữa lãi suất và tiền lương)
- Hiệu quả trong tiêu dùng
Sự giới hạn về vốn và lao ñộng của một nền kinh tế trong ñiều kiện khoa học kỹ thuật hiện tại sẽ dẫn tới sự giới hạn về lượng hàng hoá X và hàng hoá Y của xã hội Bài toán ñặt ra
ở ñây là giả sử trong xã hội chỉ có hai người (ñể cho ñơn giản); như vậy, cá nhân 2 sử dụng lượng hàng hoá X2 và Y2 thì cá nhân 1 sẽ chỉ còn lượng hàng hoá X1 và Y1
Trong ñó: MRSXY là tỉ lệ thay thế biên giữa hai loại hàng hoá X và Y; PX và PY là giá hai loại hàng hóa
ðường U1i là ñường hữu dụng của người tiêu dùng 1 khi tiêu dùng hàng hoá X và Y ở những mức khác nhau U2i là ñường hữu dụng của người tiêu dùng 2 khi tiêu dùng hàng hoá
Trang 10Y ở các mức khác nhau Tại ñiểm A, người tiêu dùng 1 sử dụng X1 và Y1, người tiêu dùng 2
sử dụng X2 và Y2. Tại ñiểm A, tiêu dùng ñạt mức hiệu quả nhất vì hệ số góc của các ñường
U12 bằng hệ số góc của ñường U24 và bằng hệ số góc của ñường ngân sách Tại ñiểm F, hiệu quả tiêu dùng chưa ñạt ñược vì nếu ta giữ nguyên mức hữu dụng của người tiêu dùng thứ nhất
là U13 nhưng chúng ta có thể tăng mức thoả dụng của người tiêu dùng 2 từ U22 lên U23 mà không cần giảm mức thoả dụng của người tiêu dùng 1 ðây là trường hợp cải thiện Pareto trong tiêu dùng
Mô hình này thường ñược áp dụng ñể phân tích hành vi ứng xử của người tiêu dùng trong việc chọn lựa tiêu dùng các hàng hoá tại ñiểm tối ưu và khái niệm về chi phí cơ hội trong tiêu dùng
Tóm lại : ñể ñạt ñược hiệu quả trong tiêu dùng tỉ lệ thay thế biên (marginal rate sustitution) giữa hai loại hàng hoá X và Y (MRS XY ) ñối với người tiêu dùng 1 phải bằng tỉ lệ thay thế biên của X và Y của người tiêu dùng 2 và bằng tỉ số giá của hàng hoá X (P X ) và giá hàng hoá Y (P Y )
Tóm lại: Hiệu quả hỗn hợp trong phân phối nguồn lực (con người và tự nhiên) ñạt ñược khi tỉ lệ thay thế biên giữa hai loại hàng hoá X và hàng hoá Y (MRS XY ) bằng với tỉ lệ chuyển ñổi biên (MRT xy ) giữa hai hàng hoá X và Y và bằng với tỉ số giá giữa hai loại hàng hoá ñó
Khi thị trường hoạt ñộng không hoàn hảo, hoặc có các thất bại của thị trường (ñộc
MRTX1Y1 = PX1/PY1
Y
A
B MRTX2Y2 = PX2/PY2
MRS xY
Xìn
Hình 1.3 Mô hình hiệu quả hỗn hợp
Y2
Y1
O
Trang 11ñạt ñược hoặc trong khâu sản xuất hoặc trong tiêu dùng hoặc trong hỗn hợp cả sản xuất và tiêu dùng, ở ñó phải có sự can thiệp của Chính phủ Chính sách can thiệp của Chính phủ vào
thị trường sẽ làm “cải thiện pareto” nếu chính sách phù hợp và sẽ “suy giảm pareto” nếu
chính sách không phù hợp Nếu thị trường ñã ñạt ñược hiệu quả Pareto thì ñiều mà một chính phủ cần làm là duy trì nó bằng các công cụ kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ chính, sách tài khóa, chống lạm phát, thất nghiệp, thuế và thực hiện chức năng phân phối lại thặng dư xã hội ñể ñạt ñược sự công bằng phân phối thặng dư xã hội của các thành viên trong một quốc gia, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo
Trong kinh tế môi trường, ngoại ứng là một thất bại truyền thống của kinh tế thị trường, ñiều ñó có nghĩa là ngoại ứng sẽ làm cho hiệu quả Pareto không ñạt ñược (hoặc trong sản xuất, hoặc trong tiêu dùng hoặc hỗn hợp giữa sản xuất và tiêu dùng) khắc phục ngoại ứng thông qua các công cụ quản lý môi trường sẽ dẫn tới cải thiện pareto của xã hội
(2) ðiều kiện ñể ñạt ñược hiệu quả xã hội tối ña
(1) Hiệu quả trong sản xuất
(2) Hiệu quả trong tiêu dùng
(3) Hiệu quả tổng hợp
(4) Công bằng xã hội Lý thuyết của sự chọn lựa
b ðo sự thay ñổi phúc lợi xã hội thông qua thay ñổi bổ sung và thay ñổi tương ñương
Với giá của hàng hoá q1 giảm từ p11 xuống p21, ngân sách của người tiêu dùng sẽ chuyển lên phía trên (theo chiều mũi tên ñậm); lúc này người tiêu dùng sẽ ñương nhiên ñạt ñược một mức thoả dụng mới cao hơn, từ ñiểm A của U11 tới ñiểm B của U22 ðể ño sự thay ñổi của thu nhập cần thiết ñể cho người tiêu dùng không thay ñổi tình trạng thoả dụng ban ñầu, khi tập hợp giá mới (ñã thay ñổi) chúng ta sử dụng thay ñổi bổ sung CV (Compensation variation) ðể ño sự thay ñổi của thu nhập cần thiết ñể cho người tiêu dùng ñạt ñược một mức hữu dụng mới trong trường hợp tập hợp giá cũ (không thay ñổi) chúng ta sử dụng thay ñổi tương ñương EV (Equipvalent variation)
CV = Y0 – E(P1, U0) (trong ñó E là chi phí), EV= E(P0, U1) – Y0
CV = A + B < CS = A + B + C < EV = A + B + C + D
Trong ñó: E là chi phí CS là thặng dư của người tiêu dùng,
Khi chất lượng môi trường của cộng ñồng dân cư ñược cải thiện, ñiều này tương ñương với giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường giảm dẫn tới người dân ñược hưởng lợi Trong kinh tế vi mô trước ñây, chúng ta ñã ño sự thay ñổi lợi ích của người tiêu dùng, hoặc người sản xuất thông qua phần thặng dự của người tiêu dùng (Consumer Surplus – CS) và phần thặng dư của người sản xuất (Producer Surplus – PS) Nhưng khi thị trường không có giá cả, hoặc chất lượng môi trường thay ñổi theo chiều hướng tốt lên (giá hạ), theo chiều hướng sấu ñi (giá tăng), CV và EV cho phép chúng ta ño sự thay ñổi này
Tối ña hoá phúc lợi xã hội Hiệu quả Pareto
Trang 13Bảng 1.1 CV và EV ựược sử dụng như là ựo sự thay ựổi phúc lợi xã hội
Sự thay ựổi của phúc lợi
CV (trong ựiều kiện quyền sở
hữu không thay ựổi Ờnhư ban
ựầu)
Bằng lòng chấp nhận cho sự ựền bù vì sự suy thoái môi trường (WTA)
Bằng lòng trả ựể ựạt ựược sự cải thiện môi trường (WTP)
EV (trong ựiều kiện quyền sở
hữu thay ựổi)
Bằng lòng trả ựể tránh sự ô nhiễm, suy thoái môi trường
(WTP)
Bằng lòng chấp nhận nhằm
sự hy sinh sự cải thiện
(WTA)
c đánh ựổi giữa hàng hóa, dịch vụ với chất lượng môi trường và sự bền vững
Các nhà kinh tế học và kinh tế môi trường minh họa sự ựánh ựổi giữa hàng hóa, dịch
vụ với chất lượng môi trường bằng cách sử dụng ựường giới hạn khả năng sản xuất (Production Possibility Frontier Ờ PPF) đường khả năng sản xuất biểu hiện hai trục, một trục thể hiện hàng hóa dịch vụ mà một quốc gia sản xuất ra trong một năm, một trục biểu hiện chất lượng môi trường bị ảnh hưởng trực tiếp của quá trình sản xuất và phát triển kinh tế đường cong này kết tạo thành các tổ hợp khác nhau giữa sản lượng hàng hóa dịch vụ và chất lượng môi trường mà một quốc gia nào ựó tạo ra trong một giới hạn về nguồn lực nhất ựịnh
Một quốc gia có thể ựánh ựổi giữa chất lượng môi trường với tốc ựộ tăng trưởng kinh
tế thể hiện mức sản lượng làm ra trong một ựiều kiện kinh tế kỹ thuật nhất ựịnh đường PPF thể hiện sự ựánh ựổi này, nếu quốc gia nào ựó chọn sự ựánh ựổi tại ựiểm A, sản lượng sẽ là Qa
và chất lượng môi trường sẽ là Ea ựồng thời sự chọn lựa của xã hội ựược thể hiện bằng ựường
Trang 14lợi ích cộng ñồng (Community Indifference Curve – CIC) sẽ ñạt ñược là CICA1 Nếu quốc gia này chọn lựa tại ñiểm B có nghĩa là hy sinh (ñánh ñổi giảm sản lượng) từ Qa xuống Qb sẽ ñạt ñược chất lượng môi trường cao hơn là Eb lúc này xã hội sẽ ñạt ñược ñường lợi ích cộng ñồng
là tối ña CICB tiếp xúc giữa ñường PPF và ñường ñẳng ích của cộng ñồng tại ñiểm B Trong trường hợp này người ta chấp nhận giảm tốc ñộ tăng trưởng “nóng” ñể ñạt ñược một chất lượng môi trường cao hơn ðương nhiên ñường CICA2 là ñường ñẳng ích mà chưa ñạt ñược hiệu quả Pareto, bởi vì nếu thực hiện một chính sách nào ñó “cải thiện pareto” chuyển ñường CICA2 lên ñường CICA1 theo hướng mũi tên thì xã hội ñược cải thiện mức sống và kể cả về chất lượng môi trường
Sự bền vững không chỉ chọn lựa các ñường PPF và ñường CIC trong vòng một năm
mà còn là sự lựa chọn cho cả quá trình dài trong nhiều năm Chúng ta ñã biết sự phát triển về khoa học công nghệ cũng như sự ñầu tư thêm về nguồn lực, sự hợp tác trong sản xuất có thể ñẩy ñường PPF lên phía trên hoặc làm cho ñường PPF chuyển xuống phía dưới nếu các chính sách làm “cải thiện” hay “suy giảm” pareto của nền kinh tế Phát triển bền vững là việc tác ñộng làm cho ñường PPF chuyển hướng lên phía phải (kịch bản lạc quan) ñồng thời làm cho chất lượng môi trường cũng ñược cải thiện theo chiều hướng tích cực và như vậy ñường ñẳng ích cộng ñồng CIC cũng ñược ñẩy lên phía trên
1.2.2 Quyền sở hữu và chất lượng môi trường
Quyền sở hữu một tài sản (tài nguyên môi trường) là tập hợp toàn bộ các ñặc ñiểm của tài sản, mà các ñặc ñiểm này xác lập cho chủ sở hữu của nó có một quyền lực thực sự ñể quản
lý và sử dụng nó Chủ sở hữu ở ñây có thể là một cá nhân, có thể là một nhóm người, có thể là Nhà nước Chủ sở hữu tài sản có quyền lực thực sự thể hiện ở 2 mặt: quyền chiếm hữu và quyền ñịnh ñoạt trong việc quản lý và sử dụng tài sản
Quyền sở hữu nguồn tài sản có các ñặc ñiểm sau:
- Quyền sở hữu một nguồn tài sản có thể bị giới hạn bởi chính phủ
- Khoảng thời gian khai thác là yếu tố quan trọng cho quyền sở hữu tồn tại
Ví dụ, một người nào ñó có quyền sở hữu một tài sản do ông cha ñể lại, như vậy quyền sở hữu và các ñặc ñiểm trên của tài sản sẽ là lâu dài, nhưng nếu là tài sản ñi thuê thì các ñặc ñiểm
cơ bản trên về quyền sở hữu là tạm thời, hoặc trong khoảng thời gian ñi thuê
- Chủ sở hữu có nhiều quyền khác nhau: Chủ sở hữu có thể loại trừ, có thể tiến hành các hoạt ñộng sử dụng, có thể chia và có thể chuyển ñổi các nguồn tài sản Ví dụ: một mảnh ñất,
có chứng nhận sổ ñỏ cho phép chủ hộ sử dụng và thu những khoản lợi nhuận do mảnh ñất tạo
ra Chủ mảnh ñất có thể sử dụng nó vào các hoạt ñộng khác nhau như cho thuê, xây dựng công trình
- Quyền loại trừ là một ñặc ñiểm quan trọng và có thể chia ra các loại:
+ Quyền sở hữu tư nhân cho phép chủ sở hữu có quyền loại trừ sử dụng của bất kỳ ai và cũng không phải chia lợi nhuận lại từ tài sản này cho người khác ðối với quyền sở hữu tư nhân, thị trường sản xuất và trao ñổi tài sản sẽ tồn tại ðiều này cho phép việc sử dụng nguồn
Trang 15+ Quyền sở hữu chung ñược thiết lập bởi một nhóm cá nhân và ñặc ñiểm có thể loại trừ
sẽ không tồn tại trong cơ chế sở hữu chung ðiều này, ngược lại với quyền loại trừ của sở hữu
tư nhân
+ Tài sản vô chủ sẽ không có một số ñặc ñiểm như quyền loại trừ, không ai có quyền loại trừ người khác khai thác, sử dụng chúng Chính ñặc ñiểm này của tài sản vô chủ dẫn tới nhiều vấn ñề trong quản lý sử dụng tài sản của một quốc gia, một vùng
Tài sản vô chủ sẽ không bao giờ ñược sử dụng, khai thác có hiệu quả nếu không có sự can thiệp của chính phủ, hoặc các luật lệ về quyền sở hữu cụ thể cho các loại tài sản ñó Thị trường của quá trình sản xuất và trao ñổi loại tài sản vô chủ sẽ không tồn tại hoặc hoạt ñộng không hiệu quả bởi vì ở ñây mọi người ñều muốn khai thác với một sản lượng cao nhất, mà không ai quan tâm tới việc gìn giữ, phục hồi chúng Nguồn tài sản này sẽ nhanh chóng bị kiệt quệ hoặc tuyệt chủng Ví dụ: việc ñánh bắt thuỷ sản tại hải phận quốc tế, nguồn nước, không khí
Kết luận: quyền sở hữu có vai trò quan trọng trong quản lý môi trường, quyền sở hữu tài nguyên môi trường chẳng những có vai trò quan trọng trong quản lý, khai thác môi trường
mà còn là một công cụ ñể quản lý môi trường (xem lý thuyết Coase)
1.2.3 Thất bại thị trường và thất bại chính phủ
a Thất bại của thị trường (market failures)
Trong kinh tế thất bại của thị trường là tình trạng ở ñó việc sản xuất, hoặc tiêu dùng hàng hóa dịch vụ trong thị trường tự do không hiệu quả Thất bại của thị trường có thể ñược xem như là trong những tình huống của sự theo ñuổi của tự bản thân các cá nhân mà nếu nhìn dưới góc ñộ xã hội có thể sẽ ñược cải thiện Pareto
Thất bại của thị trường thường là nguyên nhân dẫn ñến sự can thiệp của chính phủ vào thị trường tự do Các nhà kinh tế học, ñặc biệt là các nhà kinh tế học vi mô ñang sử dụng rất nhiều mô hình và lý thuyết nhằm phân tích nguyên nhân của các thất bại của thị trường Như vậy, phân tích kinh tế ñang thể hiện vai trò hết sức quan trọng trong các quyết ñịnh về chính sách và nghiên cứu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
Các thất bại của thị trường tựu trung lại bao gồm: Thứ nhất, một thị trường có quyền lực “market power”, thị trường này thường dùng sức mạnh và các hàng rào ngăn cản không
cho các thành viên mới tham gia thị trường, tạo ra sự ñộc quyền, tạo ra một sự cạnh tranh
không hoàn hảo, giá cả thị trường không ñược thiết lập do bàn tay vô hình “invisible hand” của thị trường; Thứ hai, một tổ chức hoặc cá nhân nào ñó hoạt ñộng sản xuất hoặc tiêu dùng gây ra ngoại ứng “externality” ñiều này sẽ bóp méo giá cả của xã hội; Thứ ba, một số thị trường thường thất bại xuất phát từ bản thân nó như thị trường hàng hóa công cộng “public goods”, tài nguyên sở hữu chung, vô chủ “common – pool resources hoặc open access”, thị
trường này thể hiện sự thất bại chủ yếu và nguyên nhân cơ bản là do ảnh hưởng của quyền sở
hữu “property rights”
Trang 16b Thất bại của chính phủ (governmental failures)
Thất bại của chính phủ xảy ra là do sự can thiệp của chính phủ làm cho sự phân bổ sử dụng các nguồn lực không hiệu quả bằng việc không can thiệp hoặc vẫn không ñạt ñược mức phân phối hiệu quả Cũng có thể thất bại xuất phát từ bản chất chính sách của chính phủ là ña
mục tiêu vì vậy, không thể ñòi hỏi các mục tiêu ñều có thể ñạt ñược cùng một lúc (Weimer and Vining, 2004)
Thất bại của chính phủ mới ñược quan tâm trong những năm gần ñây thể hiện trong
chủ yếu trong khoa học Lý thuyết lựa chọn công “Public choice theory” và Kinh tế học thể chế mới “New Institutional Economics (NIE)”
Mặc dù vậy, một số chính sách can thiệp của chính phủ nhằm sửa chữa những thất bại của thị trường như thuế, trợ giá, tiền lương, giá trần hoặc giá sàn (can thiệp vào giá) sẽ dẫn tới việc phân bổ nguồn lực xã hội không hiệu quả, làm suy giảm pareto của nền kinh tế và xã hội
1.3 ðỐI TUỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
Kinh tế tài nguyên môi trường vận dụng các lý thuyết kinh tế, chủ yếu là các lý thuyết về
kinh tế vi mô nghiên cứu sự ñánh ñổi (trade –off) giữa chất lượng môi trường với sản xuất và
tiêu dùng nhằm tối ña hoá phúc lợi của cộng ñồng và xã hội
ðối tượng chính của khoa học kinh tế môi trường ñó là mối quan hệ giữa chất lượng môi trường và quá trình phát triển, tăng trưởng nền kinh tế; nghiên cứu ñưa ra các lý thuyết tối ưu hoá quá trình ô nhiễm môi trường, các công cụ quản lý môi trường ñồng thời thiết lập các phương pháp ñánh giá môi trường nhằm ñảm bảo phát triển kinh tế hài hà và thân thiện môi trường
1.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của môn học
Kinh tế môi trường là một ngành khoa học còn non trẻ nhưng lại rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế bền vững, hài hòa và thân thiện trơng những thập kỷ gần ñây Nhiệm
vụ của Kinh tế môi trường là trang bị cơ sở khoa học kinh tế cho người ñọc, người học, người nghiên cứu và các ñối tượng liên quan ñến vấn ñề môi trường các kiến thức kinh tế nhằm tối
ưu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Nghiên cứu các công cụ kinh tế tối ưu hóa sự hài hòa trong phát triển và ñảm bảo chất lượng môi trường Kinh tế môi trường còn trang bị cho người ñọc, người học các kiến thức và các công cụ nhằm ñánh giá các tác ñộng tiêu cực, tích cực ñến môi trường của các chương trình dự án nhằm lượng hóa (tiền tệ hóa) ñược các tác ñộng ñó tới môi trường và cộng ñồng xã hội, tính ñúng tính ñủ các chi phí, lợi ích của xã hội của các chương trình, dự án phát triển kinh tế dưới góc ñộ toàn xã hội
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu
Khoa học kinh tế môi trường là môn khoa học mới, nhưng phương pháp nghiên cứu môn học này lại chủ yếu dựa vào các phương pháp nghiên cứu kinh tế học, mà phần ña là kinh tế vi mô Lợi ích, chi phí của xã hội có ảnh hưởng trực tiếp từ chất lượng của môi trường mang lại, nhưng lợi ích cũng như chi phí ñó lại không có giá thị trường, phạm vi về không
Trang 17ñổi, chi phí cơ hội, lợi ích cận biên, chi phí cận biên là chìa khóa ñể tìm hiểu về các vấn ñề môi trường và cách thức giải quyết các vấn ñề ñó
a Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí mở rộng (extended BCA)
Phân tích lợi ích – chi phí mở rộng EBCA ñược sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu kinh tế môi trường, trong ñánh giá các dự án trong lĩnh vực kinh tế môi trường có nội dung
mở rộng, tính toán ñầy ñủ hơn các lợi ích - chi phí có liên quan ñến nhiều cá nhân, nhiều cộng ñồng trong xã hội Giữa lợi ích - chi phí doanh nghiệp với lợi ích - chi phí xã hội có thể mâu thuẫn nhau và có nhiều quan ñiểm khác biệt
Lợi ích - chi phí doanh nghiệp thường ñược xác ñịnh qua giá thị trường, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, lợi ích - chi phí xã hội nhiều khi không thể ñánh giá qua giá thị trường và báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà bằng giá xã hội Giá xã hội phản ánh cả chi phí cơ hội và các chi phí lợi ích do ngoại ứng tạo ra và bằng nhiều phương pháp ước tính, không có sẵn trên thị trường
Quy luật lợi ích - chi phí biểu hiện trong phương trình:
B - C > 0 hay nhiều năm, có: 0
)1(
][
i i i
r
C B
Trong ñó: B: Lợi ích C: Chi phí
Một cách khái quát, lợi ích là tăng thoả mãn nhu cầu còn chi phí là giảm mức thoả mãn nhu cầu của con người
Lợi ích ñược ño bằng sự sẵn lòng trả (WTP) của người tiêu thụ về một mặt hàng nào
ñó trên thị trường Chi phí ñược tính bằng số tiền sẵn lòng chấp nhận (WTA) trên thị trường hoặc nếu có thị trường ñể ñền bù những hàng hoá - dịch vụ mà họ phải bỏ ra hoặc ñể chịu ñựng những ñiều họ không thích
ðể nhấn mạnh chi phí và lợi ích của môi trường, ta tách phần môi trường thành số hạng E Phương trình trên trở thành:
0)
1(
][
i i i i
r
E C B
b Phương pháp tiếp cận cận biên
Trong kinh tế học, phương pháp tiếp cận cận biên là phương pháp tìm ñiểm dừng tối
ưu của các hoạt ñộng kinh tế, các ñiểm dừng ñó chủ yếu là các ñiểm dừng về ñầu vào, các ñiểm dừng về ñầu ra của sản phẩm, hàng hóa dịch vụ của chương trình, dự án hoặc các hoạt ñộng kinh tế nói chung
Tiếp cận cận biên chủ yếu nhìn nhận dựa trên mối quan hệ giữa giá ñầu vào (Input Price) và giá trị sản phẩm biên (Value of Marginal Product – VMP) ñối với thị trường ñầu vào; ðối với thị trường ñầu ra, chủ yếu nghiên cứu dựa trên mối quan hệ giữa chi phí cận biên (Marginal Cost – MC) và doanh thu cận biên (Marginal Revenue-MR) Trong kinh tế học, phân tích biên dựa trên chi phí biên (MC) và doanh thu biên (MR) là có ñiểm dừng tối ưu
Trang 18Trong kinh tế môi trường, chí phí cần phải tính tới chi phí xã hội (Marginal Social Cost – MSC), lợi ích cũng ñược tính dưới góc ñộ xã hội (Marginal Social Benefit – MSB) sự cân bằng giữa MSC và MSB là ñiểm ñạt lợi ích tối ña xã hội tối ña, do ñó tổng chi phí biên (ñường cung) và tổng lợi ích biên (ñường cầu) có tính ñến phạm vi xã hội
c Phương pháp tiếp cận hệ thống
Môi trường và hoạt ñộng kinh tế là một thể thống nhất không thể tách rời, môi trường
là nơi cung cấp các nguyên vật liệu và cũng là nơi ñồng hóa các chất thải từ các hoạt ñộng kinh tế Bên cạnh ñó, môi trường còn là một hệ thống tổng hợp các mối quan hệ thống nhất, phụ thuộc lẫn nhau trong phạm vi không gian và thời gian rất rộng lớn và rất dài Trong lĩnh vực kinh tế môi trường, phương pháp này ñược sử dụng ñể phân tích mối quan hệ qua lại giữa phát triển kinh tế và môi trường, kết hợp hiệu quả kinh tế với hiệu quả môi trường sinh thái trong từng giai ñoạn phát triển kinh tế xã hội nhất ñịnh
d Phương pháp toán học và ñồ thị
Kinh tế học và Kinh tế môi trường sử dụng phương pháp toán học ñể mô hình hoá các mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường, ñánh giá và ñiều kiện tối ưu các quan hệ ñó ðây là những ñiều kiện tương thích với mục tiêu phát triển bền vững kết hợp hiệu quả kinh tế với hiệu quả bảo vệ môi trường ðây cũng là các bài toán giải quyết mối quan hệ giữa tối ña hóa lợi ích xã hội trong sự ràng buộc chặt chẽ về các nguồn lực ðể giải quyết các bài toán kinh tế dưới góc ñộ môi trường các bài toán này thường ñược mở rộng phạm vi cho toàn xã hội, cho toàn khu vực với cách nhìn hệ thống và với sự tương tác thống nhất các mối quan hệ kinh tế -
xã hội – môi trường Bên cạnh ñó, Phương pháp ñồ thị ñược ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu và minh hoạ các lý thuyết kinh tế hiện ñại, hỗ trợ cho phương pháp toán học
Câu hỏi ôn tập chương 1
1) Kinh tế học là gì? Phân biệt sự khác nhau cơ bản của khoa học Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ
mô và Kinh tế môi trường?
2) Nêu các mô hình kinh tế cơ bản liên quan ñến khoa học Kinh tế môi trường?
3) Trình bày mô hình ñể ñạt ñược hiệu quả Pareto trong sản xuất, trong tiêu dùng và mô hình ñạt ñược hiệu quả Pareto trong hỗn hợp?
4) Hiệu quả Pareto ñã ñạt ñược tối ña hoá phúc lợi xã hội hay chưa? Cần ñiều kiện gì ñể ñạt ñược tối ña hoá phúc lợi toàn xã hội?
5) Cơ sở và ñặc ñiểm quyền sở hữu là gì? Cho ví dụ?
6) Thế nào là sự thay ñổi tương ñương (EV), sự thay ñổi bù ñắp (CV)? Vai trò của chúng trong việc ño sự thay ñổi phúc lợi xã hội, so sánh với chỉ tiêu thặng dư người tiêu dùng?
7) Phân biệt giữa phương pháp phân tích lợi ích chi phí và phương pháp phân tích lợi ích chi phí mở rộng?
8) Trình bày ñối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của khoa học Kinh tế môi trường?
Trang 19Tài liệu tham khảo
1 A Mas-Collell; M.D Whinston & J R Green (1995) Microeconomic Theory INC
2 Annual Review of Energy and the Environment (2002) Vol 27: 57-81 (Volume publication date November 2002)
3 Avinash K Dixit (1996) The making of economic policy: A transaction –Cost Politics Perspective
4 Barry C Frield (1997) Environmetal Economics An Introduction The McGraw – Hill
Companies, Inc
5 Bator, Francis M (August 1958) "The Anatomy of Market Failure" The Quarterly Journal of Economics 72(3): 351–379
6 http://en.wikipedia.org/wiki/Market_failure
7 Joseph E Stiglitz (1988) Economics of the Public Sector Second edition W.W Norton &
Company New York London
8. Weimer and Vining (2004) Policy Analysis and Concepts 4th edition p 206
Trang 20Chương 2
MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
Mục ñích của chương này là nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế Nội dung cơ bản ñược ñề cập trong chương này bao gồm: khái quát các hoạt ñộng kinh tế, các tác ñộng của hoạt ñộng kinh tế ñến môi trường, vai trò của hệ thống môi trường trong quá trình phát triển kinh tế, khái niệm
và phân loại phát triển bền vững, ñiều kiện, nguyên tắc phát triển bền vững và thước ño phát triển bền vững
2.1 MỐI LIÊN KẾT GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Trong khi môi trường là tổng hợp các ñiều kiện sống của con người thì phát triển kinh
tế là quá trình sử dụng và cải thiện các ñiều kiện ñó Giữa phát triển kinh tế và môi trường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: Môi trường là ñịa bàn cho hoạt ñộng của hệ kinh tế và hoạt ñộng của hệ kinh tế là nguyên nhân tạo nên những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực ñối với môi trường
2.1.1 Hoạt ñộng của hệ kinh tế
ðể nền kinh tế hoạt ñộng, cung cấp hàng hoá dịch vụ, của cải cho con người thì nền kinh tế phải khai thác tài nguyên (nguyên liệu, nhiên liệu) từ môi trường, chế biến (hay chuyển ñổi) những tài nguyên này thành những sản phẩm hoàn tất ñể tiêu thụ ðồng thời với quá trình
ñó là việc thải trở lại môi trường xung quanh một khối lượng lớn tài nguyên bị hao mòn ñã qua quá trình biến ñổi hoá học thành những chất thải Như vậy, có một ñiều mang ý nghĩa thiết thực
và rất quan trọng là các hoạt ñộng kinh tế bị giới hạn bởi khả năng của môi trường xung quanh
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ ñược ñặt ra nhằm không ngừng nâng cao mức sống của nhân loại nói chung và người dân trong từng quốc gia nói riêng Cùng với sự phát triển vượt bậc về khoa học kỹ thuật, hoạt ñộng kinh tế ñã sản xuất ngày nhiều loại sản phẩm chất lượng cao Cường ñộ, quy mô các hoạt ñộng kinh tế ñang ñược nâng cao, mở rộng trở thành hệ thống bao quát nhiều mặt của xã hội Tuy nhiên, hệ thống này không hoạt ñộng ñơn lẻ mà có mối quan hệ mật thiết với hệ thống khác, trong ñó có hệ thống môi trường Việc phát hiện và làm rõ quan hệ giữa hai hệ thống này là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học kinh tế và môi trường
Hoạt ñộng của hệ kinh tế tạo ra của cải phục vụ xã hội loài người thể hiện qua hình 2.1
R: tài nguyên P: sản xuất C: tiêu dùng
Hình 2.1: Hoạt ñộng của hệ thống kinh tế
C
P
R
Trang 21vụ cho con người và quá trình này là quá trình sản xuất (P) Các sản phẩm ñược phân phối lưu thông và quá trình tiếp theo là quá trình tiêu thụ (C) Như vậy hệ thống kinh tế ñó hình thành một dòng năng lượng ñi từ tài nguyên ñến sản xuất và tiêu thụ
Có thể thấy rằng trong bất kỳ nền kinh tế nào, những hoạt ñộng cơ bản là sản xuất, phân phối và tiêu dùng dều diễn ra trong một thế giới tự nhiên bao quanh Một trong những vai trò của thể giới tự nhiên là cung cấp nguyên vật liệu thô và năng lượng ñể phục vụ cho quá trình sản xuất Các hoạt ñộng sản xuất và tiêu dùng tạo ra nhiều sản phẩm phế thải, gọi là chất thải, và các chất này cuối cùng sẽ quay về thế giới tự nhiên dưới dạng này hay dạng khác Các chất thải này có thể gây ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên Mối quan hệ này có thể ñược mô tả thông qua hình 2.2
Mối liên kết (a) mô tả các nguyên vật liệu thô chuyển vào quá trình sản xuất và tiêu dùng Lĩnh vực nghiên cứu vai trò cung cấp nguyên vật liệu thô của thiên nhiên ñược gọi là
‘Kinh tế tài nguyên thiên nhiên” Mối liên kết (b) thể hiện sự tác ñộng của hoạt ñộng kinh tế
ñến chất lượng môi trường tự nhiên Lĩnh vực nghiên cứu về sự vận chuyển của các chất thải
từ hoạt ñộng kinh tế và các tác ñộng tổng hợp của nó ñối với thế giới tự nhiên gọi là “Kinh tế môi trường” Mặc dù kiểm soát ô nhiễm là một chủ ñề chính trong kinh tế môi trường nhưng
nó không phải là chủ ñề duy nhất Con người tác ñộng ñến môi trường bằng nhiều cách mà không có liên quan gì ñến ô nhiễm Chẳng hạn phá huỷ môi sinh do việc phát triển nhà cửa, ñường xá và thuỷ lợi, do làm suy giảm cảnh quan và việc tháo khô ñất ngập nước ñể sản xuất nông nghiệp là những ví dụ về tác ñộng môi trường không liên quan ñến việc thải các chất ô nhiếm ñặc trưng vào môi trường
2.1.2 Chất thải từ hệ thống kinh tế và tác ñộng của nó tới môi trường
Nền kinh tế có thể ñược phân chia thành hai bộ phận chính là nhà sản xuất và người tiêu dùng Trong ñó nhà sản xuất bao gồm tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức sử dụng các yếu tố ñầu vào và chuyển hoá chúng thành hàng hoá và dịch vụ phục vụ cho cuộc sống của
Môi trường tự nhiên
Kinh tế
Hình 2.2 Liên kết giữa kinh tế và môi trường
Trang 22con người Nguồn ñầu vào chủ yếu mà môi trường tự nhiên cung cấp cho các lĩnh vực sản xuất là các nguyên vật liệu ở dạng nhiên liệu, khoáng sản, gỗ, các chất lỏng như nước, xăng dầu, và các dạng khí khác nhau như không khí, ô xy Tất cả các hàng hoá dịch vụ ñều có nguồn gốc từ các nguyên vật liệu này kết hợp với các ñầu vào là năng lượng
Người tiêu dùng trong nền kinh tế bao gồm tất cả các hộ gia ñình riêng biệt sử dụng các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng phục vụ cho sự tồn tại và thụ hưởng của họ Người tiêu thụ cũng có thể sử dụng các nguyên liệu ñầu vào lấy trực tiếp từ thiên nhiên mà không qua trung gian nhà sản xuất Nước ñược bơm từ các giếng gia ñình hay củi có thể ñược các hộ gia ñình thu gom trực tiếp Con người cũng sử dụng môi trường tự nhiên một cách trực tiếp cho các hoạt ñộng thư giãn như là ñi bộ trong rừng hay quát sát chim muông Các hoạt ñộng này không nhất thiết bao hàm sự tiêu thụ môi trường tự nhiên Trong bối cảnh rộng lớn hơn, nhà sản xuất và người tiêu thụ thực tế có thể cùng là một người với những vai trò khác nhau
Hình 2.3 Vòng tuần hoàn liên hệ giữa môi trường và kinh tế
Sản xuất và tiêu dùng tạo ra các dạng chất thải, có thể ñược thải vào không khí, nước hoặc vứt bỏ trên mặt ñất Có rất nhiều loại chất thải khác nhau bao gồm khí sulfur, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, các dung môi ñộc hại, chất thải ñộng vật, thuộc bảo vệ thực vật, bụi, kim loại nặng Năng lượng thải cũng là những chất thải quan trọng của quá trình sản xuất, chúng có thể ñược thải ra ở dạng nhiệt, âm thanh, năng lượng phóng xạ Người tiêu dùng
Môi trường tự nhiên
Rpd
Rcd
Môi trường tự nhiên
Người sản xuất
Trang 23cùng ñều là những chất thải cho dù chúng có thể ñược tái chế trước ñó ðây chính là nguồn của phần lớn chất thải rắn cũng như các chất thải nguy hại như chất ñộc hóa học có trong thuốc bảo vệ thực vật, pin, sơn, dầu cặn
Mối quan hệ có tính vòng tuần hoàn giữa môi trường và kinh tế ñược thể hiện trong hình 2.3 ðầu tiên nguyên vật liệu và năng lượng (M) ñược lấy từ môi trường tự nhiên phục
vụ cho quá trình sản xuất và các chất thải từ quá trình sản xuất và tiêu dùng (Rpd và Rcd) ñược thải trở lại vào môi trường Theo quy luật thứ nhất của nhiệt ñộng học về bảo toàn vật chất thì trong dài hạn hai dòng vật chất này phải bằng nhau ñiều ñó có nghĩa là:
M = Rpd + Rcd Trong ngắn hạn, nếu hệ thống ñang phát triển, nó có thể lưu giữ lại một tỷ lệ các ñầu vào tài nguyên sử dụng cho việc gia tăng kích thước của hệ thống thông qua sự tăng trưởng dân số, sự tích luỹ công cụ tư bản hư hỏng Ngoài ra tái chế có thể làm chậm quá trình thải các chất thải Do ñó sự cân bằng vật chất cơ bản chỉ ñạt ñược trong dài hạn ðiều này chứng
tỏ một ñiều rất cơ bản là ñể giảm bớt khối lượng các chất thải ra môi trường tự nhiên cần giảm bớt nguyên vật liệu thô ñưa vào hệ thống
Theo biểu ñồ dòng vật chất, lượng nguyên liệu thô (M) bằng với sản phẩm ñầu ra (G) cộng với chất thải từ sản xuất (Rp) trừ ñi lượng tái chế chất thải từ sản xuất (Rpr) và lượng tái chế chất thải từ tiêu dùng (Rcr) Cần chú ý rằng G = Rc, nghĩa là mọi thứ ñược ñưa vào lĩnh vực tiêu dùng thì rốt cuộc cũng sẽ kết thúc dưới dạng chất thải ra từ lĩnh vực này Như vậy:
Rpd + Rcd = M = G + Rp – (Rpr + Rcr) Theo phương trình cân bằng trên, có ba cách cơ bản ñể giảm M và do ñó giảm các chất ñược thải vào môi trường tự nhiên
- Giảm số lượng hàng hoá và dịch vụ ñược sản xuất ra (G) Nhiều người cho rằng ñây
là câu trả lời tốt nhất trong dài hạn cho sự suy thoái môi trường: Giảm lượng sản phẩm sản xuất ra hay ít nhất ngưng tốc ñộ tăng trưởng của nó lại sẽ cho phép một sự thay ñổi tương tự trong số lượng chất thải ñược thải ra Một số người ñã ủng hộ giải pháp “tốc ñộ tăng dân số bằng không – ZPG” nhằm ñạt ñược mục tiêu trên Một sự tăng trưởng chậm hay giữ nguyên dân số có thể làm cho việc kiểm soát tác ñộng môi trường dễ dàng hơn, nhưng cũng không ñảm bảo kiểm soát ñược ðiều này là do có thể dân số ổn ñịnh vẫn có thể tăng trưởng về mặt kinh tế do ñó vẫn tăng nhu cầu sử dụng nguyên liệu thô
- Giảm chất thải từ sản xuất Rp: ðiều này có nghĩa là cần phải giảm lượng chất thải trên mỗi ñơn vị sản phẩm sản xuất ra ðiều này chỉ có thể ñược thực hiện thông qua việc phát minh và sử dụng các công nghệ sản xuất mới hoặc sử dụng ñầu vào sạch hơn, tức là giảm cường ñộ chất thải trong sản xuất Một cách có thể khác ñể giảm lượng chất thải trên mỗi ñơn
vị sản phẩm là thay ñổi kết cấu sản phẩm Sản phẩm bao gồm một số lượng lớn các hàng hoá
và dịch vụ khác nhau, sản sinh ra lượng chất thải khác nhau Do ñó thay ñổi thành phần sản phẩm từ những vật liệu có tỷ lệ chất thải cao xuống loại có tỷ lệ chất thải thấp hơn sẽ góp phần giảm tổng lượng chất thải sản xuất ra Chẳng hạn việc chuyển nền kinh tế nặng về sản xuất sang nền kinh tế dịch vụ là một trong những giải pháp nhằm ñạt ñược mục tiêu này Khách hàng cũng có thể tác ñộng ñến những quyết ñịnh sản xuất và lượng chất thải từ sản xuất bằng cách yêu cầu sản phẩm phải trở nên thân thiện với môi trường hơn so với các sản
Trang 24phẩm khác Một sản phẩm thân thiện với môi trường là sản phẩm tạo ra ít chất thải hơn hoặc
ít ñộc hại cho môi trường hơn Chẳng hạn xe sử dụng nhiên liệu sinh học hay có hệ thống tiết kiệm năng lượng
- Tăng khả năng tái chế (Rpr + Rcr): Thay vì thải chất thải từ quá trình sản xuất và tiêu dùng vào môi trường, chúng ta có thể tái chế chúng ñể phục vụ trở lại cho quá trình sản xuất Vai trò chính của tái chế là thay thế một phần dòng nhiên liệu thô (M), qua ñó có thể giảm lượng chất thải vào môi trường trong khi vẫn duy trì ñược khối lượng sản phẩm sản xuất ra của các loại hàng hoá và dịch vụ Mặc dù tái chế có thể tạo cơ hội ñể giảm các luồng thải cho các nền kinh tế, nhưng cũng cần lưu ý rằng theo quy luật nhiệt ñộng học thứ hai tái chế không bao giờ là hoàn hảo thậm chí ngay cả khi chúng ta tiêu tốn nhiều nguồn lực cho vấn ñề này Quá trình sản xuất thường làm thay ñổi cấu trúc vật lý của vật liệu ñược ñưa vào, làm cho chúng trở nên khó sử dụng một lần nữa Sự chuyển biến trong năng lượng của các vật liệu làm cho không thể phục hồi vật liệu, và bản thân quá trình tái chế cũng tạo ra chất thải
2.1.3 Vai trò của hệ thống môi trường
a Môi trường là nơi chứa ñựng chất thải
Chất thải của hệ thống kinh tế ñược ñưa vào môi trường, trong ñó một phần nhỏ ñược con người tái chế (r) sử dụng lại ñể ñưa vào hệ kinh tế bổ sung cho nguồn tài nguyên (R) Việc tái chế lại các chất thải hoàn toàn phụ thuộc vào loại chất thải và khả năng của con người, cụ thể hơn là phụ thuộc vào công nghệ tái chế Xét theo khía cạnh kinh tế nếu chi phí tái chế chất thải nhỏ hơn chi phí khai thác mới thì chúng ta nên tái chế, ngược lại nếu chi phí tái chế chất thải cao hơn thì chúng ta nên sử dụng nguồn tài nguyên mới Nhưng nếu xét về mặt ý nghĩa môi trường thì chúng ta nên cố gắng tìm mọi cách tái chế hay sử dụng lại các chất thải, cho dù hiệu quả nó không lớn lắm
Trong ñó: r là vật liệu tái chế; A là khả năng ñồng hoá của môi trường)
Hình 2.4 Môi trường - nơi chứa ñựng chất thải
Trang 25Phần lớn chất thải tồn tại trong môi trường, tuy nhiênmôi trường có một khả năng ñặc biệt, ñó là khả năng ñồng hoá chất thải ðồng hoá ñược coi là khả năng ñặc biệt của môi trường, ñó là quá trình biến ñổi các chất ñộc hại thành các chất không ñộc hại hoặc ít ñộc hại Nếu như khả năng ñồng hoá của môi trường (A) lớn hơn lượng thải (W) thì chất lượng môi trường luôn ñược ñảm bảo, tài nguyên ñược cải thiện Nếu như khả năng ñồng hoá của môi trường nhỏ hơn lượng thải (tức là A<W) thì chất lượng môi trường bị suy giảm, gây tác ñộng xấu ñến tài nguyên
b Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên
Hệ thống kinh tế muốn hoạt ñộng ñược thì phải có các nguyên liệu, nhiên liệu ñầu vào, chúng là các dạng tài nguyên (R) lấy từ môi trường Tài nguyên có thể là tài nguyên tái tạo ñược (RR) như tài nguyên rừng, tài nguyên thuỷ sản hoặc tài nguyên không tái tạo ñược (ER) như khoáng sản, dầu mỏ
c Môi trường là không gian sống của con người
Không gian sống của con người ñược biểu thị qua số lượng và chất lượng của cuộc sống Khi không gian ñó không ñầy ñủ cho yêu cầu cuộc sống thì chất lượng cuộc sống bị ñe doạ Từ môi trường, con người khai thác tài nguyên ñể tiến hành quá trình sản xuất ra các sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu sống của mình Ngoài ra, môi trường còn ñem lại cảnh quan, thoải mái về tinh thần, nâng cao thẫm mỹ Như vậy môi trường ñã ñem lại phúc lợi (U) cho
con người
(Nguồn: Pearce D W và Tuner R K, 1990 )
Hình 2.5: Quan hệ giữa hệ thống kinh tế và môi trường
Trang 26Mục ñích cuối cùng của quá trình phát triển là ñem lại phúc lợi cho con người Tuy nhiên
sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế ở mức ñộ cao có thể dẫn tới suy thoái môi trường Cho nên một mặt phát triển kinh tế, nhưng bên cạnh ñó phải khắc phục hiện tượng suy giảm môi trường, tình trạng cạn kiệt tài nguyên
Từ thời xa xưa, con người ñã biết khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cuộc sống của mình Song, trong thời gian ñó, con người chủ yếu khai thác các tài nguyên tái tạo ñược và mức khai thác thường nhỏ hơn sức chịu ñựng của môi trường Vì vậy, các vấn ñề môi trường nảy sinh không nghiêm trọng Ngày nay, với sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế ở mức ñộ cao nhằm tạo nhiều của cải, hàng hoá cho xã hội, tài nguyên bị khai thác nhiều hơn, môi trường ñang bị suy thoái Mục tiêu bảo vệ môi trường ñang là mục tiêu hết sức quan trọng trong thời ñại ngày nay
Mối quan hệ tổng quát giữa hệ thống môi trường và hệ thống kinh tế với mục ñích cuối cùng là ñem lại phúc lợi cho con người ñược thể hiện qua hình 2.5
d Môi trường là nơi cung cấp các thông tin
Môi trường là nơi cung cấp các thông tin có ý nghĩa và có cơ sở khoa học phục vụ cho phát triển kinh tế và nghiên cứu Các thông tin mà môi trường cung cấp bao gồm các thông tin
từ hoá thạch, các thông tin về khí hậu, thời tiết, các thông tin về sự ña dạng của hệ sinh thái, của nguồn gen
e Môi trường là nơi làm giảm nhẹ những tác ñộng bất lợi từ thiên nhiên
Môi trường có vai trò quan trọng trong việc giúp con người chống lại những bất lợi từ thiên nhiên, duy trì sự sống trên trái ñất Chẳng hạn vai trò của tầng ôzôn trong việc ngăn chặn những tia cực tím từ ánh sáng mặt trời; vai trò của rừng trong việc hạn chế lũ lụt, xói mòn
2.1.4 Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển
Phát triển kinh tế cùng với sự gia tăng dân số nhanh, tăng nhu cầu, tăng mức sống… trong hoàn cảnh tài nguyên khan hiếm và ñiều kiện sống của trái ñất là hữu hạn nên ngay từ thế kỷ XVIII các nhà khoa học kinh tế cổ ñiển ñã có cái nhìn bi quan về sự phát triển kinh tế lâu dài trong tương lai Ngày nay, một số nguyên nhân khác ñang ñe doạ khả năng phát triển trong tương lai, ñó là khai thác không hợp lý, quá mức phục hồi làm suy giảm tài nguyên và nạn ô nhiễm môi trường ñang xảy ra ngày càng nghiêm trọng Do vậy, tìm ra các phương thức tích cực giải quyết tốt các mối quan hệ giữa môi trường và phát triển là quan tâm chung của nhân loại Các mối quan hệ chủ yếu giữa môi trường và phát triển bao gồm:
- Mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên, lâu dài và qua lại
Trong môi trường sống, con người là một bộ phận không thể tách rời, gắn bó mật thiết với từng thành phần của môi trường Mỗi một loại môi trường với những ñặc trưng riêng về các ñiều kiện sẽ có ảnh hưởng to lớn ñến việc xác ñịnh loại hình và quy mô phát triển của các hoạt ñộng kinh tế – xã hội của con người tại ñó Quá trình sinh hoạt, phát triển kinh tế – xã hội của con người lại chính là quá trình liên tục tác ñộng vào môi trường, làm biến ñổi môi
Trang 27- Mối quan hệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, sâu sắc và ngày càng mở rộng
Cùng với quá trình phát triển, các yếu tố của môi trường ngày càng có ý nghĩa nhiều hơn Nhiều yếu tố môi trường trước ñây ñược xem là vô dụng hay nhiều khu vực trước ñây là bất lợi không có người ñến thì nay lại trở thành nguồn tài nguyên quý giá hay là nơi ñược tập trung khai thác và phát triển Khi trình ñộ phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ càng cao thì sự tác ñộng của con người trong quá trình phát triển ñến môi trường ngày càng mạnh mẽ về cường ñộ, sâu sắc và phức tạp về tính chất và ngày càng mở rộng về quy mô Ngày nay, con người tác ñộng ñến môi trường sống làm biến ñổi môi trường không chỉ trên bề mặt hành tinh mà còn cả ở trên tầm cao vũ trụ và cả ở sâu trong lòng ñất Trái ñất trở nên nhỏ bé hơn Do vậy môi trường sống cũng ngày càng trở nên mỏng manh trước vũ lực của con người, nó tuỳ thuộc vào tác ñộng theo hướng tích cực hay tiêu cực của con người vào môi trường
2.1.5 ðường Kuznets môi trường
ðể nghiên cứu khi thu nhập thay ñổi thì chất lượng môi trường có thay ñổi một cách
hệ thống không, các nhà kinh tế ñã thu thập dữ liệu chất lượng môi trường của các nước có mức thu nhập khác nhau và sử dụng phương pháp thống kê ñể khám phá các mối liên hệ Các nghiên cứu này cho thấy có các mối liên hệ giữa mức thu nhập và thước ño chất lượng môi trường khác nhau Mối liên hệ này ñược gọi là ñường Kuznets môi trường (EKC), ñược ñặt theo tên của một nhà kinh tế ñã tìm thấy mối liên hệ giữa thu nhập và bình ñẳng xã hội Có 3 loại liên hệ trong ñường EKC :
- EKC giảm ñều khi thu nhập tăng: Áp dụng cho lĩnh vực nước sạch, nhà vệ sinh và mức khí thải ñioxit sulfur trong những năm 1990 Các kết quả về nước và nhà vệ sinh cho thấy ñây là những hàng hoá thông thường – nghiã là khi thu nhập tăng mọi người sẵn lòng trả cao hơn cho hàng hoá này Tuy nhiên ñối với ñioxit sulfur, EKC có hình chữ U vào những năm 1980 và có dạng ñường cong có ñộ dốc ñi xuống vào những năm 1990 ðiều này có thể
là do tác ñộng của các quy ñịnh về phát thải, ñặc biệt là tại các nước phát triển
`
(Nguồn : Field C B and Olewiler D N., 2002)
Hình 2.6 ðường Kuznets môi trường về sự thiếu vệ sinh năm 1997 và những năm 1980
ðiều kiện vệ sinh ñược cải thiện liên tục khi thu nhập trên ñầu người tăng trong cả hai giai ñoạn, nhưng theo % thiếu vệ sinh giảm mạnh vào năm 1997
Trang 28- EKC lúc ñầu tăng, sau ñó giảm theo thu nhập: Ví dụ SO2 vào những năm 1980 và CO2 vào những năm 1990 ðiều này cho thấy quá trình phát triển trong giai ñoạn ñầu dẫn ñến gia tăng ô nhiễm không khí, nhưng khi thu nhập tăng theo thời gian thì có sự chuyển ñổi sang các laọi hình công nghệ sản xuất sạch hơn do cộng ñồng các nước gia tăng yêu cầu kiểm soát
ô nhiễm
- EKC tăng theo thu nhập: Ví dụ biểu diễn phát thải CO2 tính trên ñầu người vào những năm 1980 Phát thải CO2 tăng là kết quả từ nhu cầu năng lượng hoá thạc ñi cùng với quá trình phát triển Tuy nhiên cần chú ý rằng EKC có lẽ ñang thay ñổi theo thời gian, phản ánh việc giảm sử dụng nhiên liệu hoá thạch trên mỗi ñơn vị GDP
Những mối liên hệ trên chỉ là những hình chụp nền kinh tế thế giới tại một thời ñiểm Các mối liên hệ này ñang thay ñổi theo thời gian, ñôi lúc cho thấy quan hệ giữa phát triển và chất lượng môi trường trở nên lạc quan hơn Tuy nhiên kết quả EKC trong một số trường hợp cảnh báo rằng nếu các quốc gia vẫn cứ tiếp tục tăng trưởng thu nhập thì có thể sẽ dẫn ñến việc làm tồi tệ chất lượng môi trường Cần chú ý rằng EKC chỉ cho thấy một số chỉ số chất lượng môi trường, không phải là thước ño các ảnh hưởng kết hợp của nhiều chất ô nhiễm lên toàn bộ
hệ sinh thái ðiều này là hạn chế chủ yếu của các nghiên cứu thực tiễn cố liên kết chất lượng môi trường với các biến số kinh tế
2.2 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.2.1 Các quan ñiểm cơ bản kết hợp giữa môi trường và phát triển
Năm 1970, câu lạc bộ Roma – một tổ chức của các nhà khoa học - ñã ñưa ra một khuyến cáo quan trọng Khuyến cáo này cho thấy rằng: dân số, lương thực và hàng hoá công nghiệp
sẽ tiếp tục tăng lên theo cấp số nhân, cho tới ngày tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, sẽ làm suy giảm, thậm chí ñình chỉ một số hoạt ñộng sản xuất công, nông nghiệp
Trái ñất là ngôi nhà chung của loài người, chỉ chịu ñựng một tải trọng nhất ñịnh, sự phát triển của nhân loại là có giới hạn Vượt quá giới hạn này sẽ ñi tới diệt vong Thực tế trên thế giới hiện nay ñó một phần minh chứng cho kết luận nêu trên ðể tránh khỏi bị diệt vong, nhiều nhà khoa học ñó ñưa ra những quan ñiểm cơ bản kết hợp giữa môi trường và phát triển
mà ñại diện là quan ñiểm gia tăng số không, quan ñiểm bảo vệ và quan ñiểm phát triển bền vững
a Quan ñiểm “gia tăng số không”
ðại diện cho quan ñiểm này là J.Forrester, D.Meadows, M.Mexxarovits và E.Pestel Theo quan ñiểm này ñể thoát khỏi sự diệt vong, nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt, môi trường sống không bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng thì phải ngừng hẳn gia tăng của sản xuất (tăng trưởng bằng 0 hoặc âm) Tuy nhiên quan ñiểm này mang tính chất duy ý chí và
Trang 29b Quan ñiểm bảo vệ
Quan ñiểm này do một số nhà khoa học ở các nước phát triển ñề xướng với chủ trương lấy bảo vệ làm mục ñích, hạn chế và ngăn chặn mọi hình thức khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên, không can thiệp vào thiên nhiên, nhất là tại các ñịa bàn chưa ñược khảo sát và nghiên cứu ñầy ñủ Tuy nhiên, quan ñiểm này cũng không thể thực hiện ñược, nhất là tại các nước thu nhập thấp, nơi mà nguồn tài nguyên khai thác lại là nguồn sống chủ yếu của ña số người dân ở ñó
c Quan ñiểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là phát triển ñáp ứng ñược những nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn thương năng lực ñáp ứng nhu cầu của các thế hệ trong tương lai ðây là quan ñiểm khoa học nhất, ñược các nhà khoa học trên thế giới ñề xướng và nghiên cứu trong thời gian gân ñây Nó khắc phục cách nhìn phiến diện của các nhà khoa học nêu ra trước ñây trong vấn ñề kết hợp giữa môi trường và phát triển
2.2.2 Khái niệm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là khái niệm khá mới mẻ xuất hiện trên cơ sở ñúc rút kinh nhiệm phát triển của các quốc gia trên hành tinh từ trước ñến nay Nó phản ánh xu thế của thời ñại và ñịnh hướng tương lai của loài người Phát triển bền vững là cách thức phát triển hợp lý mà ña
số các quốc gia hiện nay ñang quan tâm
- Khái niệm của Herman Daly (World Bank): “Một thế giới bền vững là một thế giới không sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo như nước, thổ nhưỡng, sinh vật … nhanh hơn sự tái tạo của chúng (h<y) Một xã hội bền vững cũng không sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo như nhiên liệu hoá thạch, khoáng sản… nhanh hơn quá trình tìm ra loại thay thế chúng, và không thải ra môi trường các chất ñộc hại nhanh hơn quá trình trái ñất hấp thụ
và vô hiệu hoá chúng ”
- Khái niệm của Brundtland: “Phát triển bền vững là một loại phát triển lành mạnh vừa ñáp ứng ñược nhu cầu hiện tại ñồng thời không xâm phạm ñến lợi ích của thế hệ tương lai ”
- Khái niệm của Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển (WCED - World
commission on the Environment and Development): “Phát triển bền vững là phát triển ñể ñáp ứng nhu cầu của ñời nay mà không làm tổn hại ñến khả năng ñáp ứng nhu cầu của ñời sau Hay nói cách khác nó chính là việc cải thiện chất lượng sống của con người trong khả năng chịu ñựng ñược của hệ sinh thái ” Cách hiểu này có ý nghĩa ñối với xã hội thịnh vượng
phải biết kiềm chế trình ñộ tiêu dùng ở thời hiện tại ñể ñem lại sự ñáp ứng nhu cầu các thế hệ trong tương lai
Trong những năm 90 có một vài khái niệm khác xuất hiện Nijkamp, Bergh và
Soetoman cho rằng “sự bền vững ñược xem như một sự cân bằng ñược ñảm bảo giữa phát triển kinh tế và phát triển bền vững ” Pearce và Turner cho rằng “sự phát triển bền vững ñược xem như là sự tối ña hoá lợi ích của việc phát triển kinh tế trên cơ sở ràng buộc việc duy trì chất lượng của nguồn lực tự nhiên theo thời gian và tuân thủ các quy luật trong sử dụng từng loại tài nguyên tái tạo hoặc không tái tạo”
Trang 30Ngày nay sự toàn cầu hoá nền kinh tế, môi trường kinh doanh có tác ñộng ngày càng lớn ñến sự phát triển kinh tế của mỗi nước Một nền kinh tế phát triển phải ñảm bảo hài hoà
và toàn diện các mục tiêu về hiệu quả kinh tế – xã hội - môi trường và bền vững Quá trình phát triển của một quốc gia phải nhằm ñạt tới các mục tiêu nhất ñịnh, tiêu biểu cho mức sống vật chất, tinh thần cho người dân quốc gia ñó Do ñó, phát triển bền vững cần quan tâm ñến
- Mối liên hệ qua lại giữa các thế hệ (Inter Gerational Concern): ñảm bảo sự công
bằng trong từng quốc gia và toàn cầu
Phát triển kinh tế - xã hội phải ñảm bảo tối thiểu hoá những ảnh hưởng của các hoạt ñộng kinh tế ñến tài nguyên thiên nhiên và khả năng hấp thụ chất thải của môi trường, ñảm bảo cho thế hệ tương lai ñược thừa hưởng những thành quả của thế hệ hôm nay về vốn tài nguyên Nguyên tắc chính của khoa học kinh tế môi trường là ñặt ngang nhau cả hai mục tiêu chiến lược tăng trưởng GNP và EQ
ðể có thể ñạt ñược mục tiêu phát triển bền vững, mỗi quốc gia và trên toàn cầu phải thiết lập 2 nền tảng công bằng sau ñây:
- Công bằng giữa cùng một thế hệ: Phát triển bền vững trước hết phải cho phép gia tăng mức sống thế hệ hiện nay, trong ñó ñặc biệt chú ý tới cuộc sống của những người nghèo
- Công bằng liên thế hệ: Phát triển kinh tế - xã hội phải ñảm bảo tối thiểu hoá những ảnh hưởng của các hoạt ñộng kinh tế ñến tài nguyên thiên nhiên và khả năng hấp thụ chất thải của môi trường ðảm bảo cho thế hệ tương lai ñược thừa hưởng những thành quả của thế hệ hôm nay về vốn tài nguyên
Tóm lại: Phát triển bền vững là một sự phát triển lành mạnh trong ñó sự phát triển của
cá nhân này không làm thiệt hại ñến lợi ích của cá nhân khác, sự phát triển của cá nhân không làm thiệt hại ñến sự phát triển của cộng ñồng, sự phát triển của cộng ñồng người này không làm ảnh thiệt hại ñến lợi ích của cộng ñồng người khác và sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâm phạm ñến lợi ích của thế mai sau và sự phát triển của loài người thì không ñe doạ
sự sống còn hay làm suy giảm ñiều kiện sống của các loại sinh vật khác trên hành tinh
2.2.3 ðiều kiện về phát triển bền vững
a Vai trò của Nhà nước
Vai trò của Nhà nước ở tầm vĩ mô có ảnh hưởng quan trọng ñặc biệt, thông qua các ñường lối, chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội tác ñộng ñến môi trường sống Do vậy khi ñề ra một chủ trương, ñường lối, chính sách nào ñó cần phải có sự tính toán, cân nhắc
về khía cạnh ñảm bảo môi trường ñược ổn ñịnh và cải thiện
Một quốc gia có nền chính trị ổn ñịnh, có phương hướng phát triển ñúng ñắn, hợp quy
Trang 31quyết mọi vấn ựề do ựời sống kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường ựặt ra một cách thoả ựáng
và có hiệu quả
b Xây dựng lối sống và sản xuất thắch hợp
Xây dựng một lối sống thắch hợp với phát triển bền vững: lối sống tiết kiệm lành mạnh biết chăm lo cho môi trường sốngẦ
Xây dựng một lối sản xuất thắch hợp, tiết kiệm gắn liền với việc không ngừng nâng cao trình ựộ kỹ thuật, công nghệ và ựổi mới tổ chức quản lý kinh tế - cải tiến các hoạt ựộng Phải kết hợp hợp lý, thống nhất cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong hoạt ựộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
c Kế hoạch hoá và quản lý một cách tổng hợp quá trình phát triển
Mỗi thành tựu của sự phát triển ựều phải là sự thừa kế của quá khứ một cách có chọn lọc
và là sự ựịnh hướng cho tương lai phát triển sau này Phát triển bền vững chỉ có thể ựạt ựược khi mọi hoạt ựộng kinh tế - xã hội ựều phải ựược quản lý chặt chẽ, toàn diện, ựược lập kế hoạch thống nhất và khoa học, ựảm bảo kết hợp tốt nhất giữa môi trường và phát triển
d đưa hao tổn tài nguyên và môi trường vào hệ thống hạch toán quốc gia
Nguồn tài nguyên ựược sử dụng và sinh lợi cho ai thì người ựó phải có trách nhiệm góp phần bù ựắp lại sự thiếu hụt và suy giảm trữ lượng và chất lượng nguồn tài nguyên, môi trường ựã khai thác Nhà nước phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạch toán ựể xác ựịnh ựầy ựủ mọi chi phắ trong các hoạt ựộng phát triển, trong ựó có các chi phắ về khai thác, sử dụng các tài nguyên và thành phần môi trường
2.2.4 Nguyên tắc phát triển bền vững
- Nguyên tắc 1: Tôn trọng và quan tâm ựến cuộc sống cộng ựồng
đây là nguyên tắc quan trọng nhất, cơ sở ựạo lý cho các nguyên tắc tiếp theo khác đó là trách nhiệm phải quan tâm ựến người khác và các hình thức của sự sống, trong hiện tại và trong tương lai Trước hết sự phát triển của một nước không ựược làm thiệt hại ựến quyền lợi của nước khác và của các thế hệ mai sau Mọi người phải chia sẻ sự công bằng những phúc lợi và chi phắ trong việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, giữa các cộng ựồng, giữa người nghèo với giàu, giữa các ựẳng cấp, giữa các chủng tộc, giữa ựịa phương, khu vực và giữa các quốc gia, kể cả giữa thế hệẦ Mặt khác do môi trường là một hệ thống cho nên mọi người cần phải ựiều chỉnh sự phát triển ựể không ựe doạ ựến sự sống còn, nơi sinh sống của các loài Sự sống còn của con người dựa trên các loài khác, nên chúng ta không nên và không ựược khai thác chúng một cách bừa bãi, thiếu giữ gìn và chăm sóc chúng
Tiến tới sự phát triển bền vững, mỗi cộng ựồng và các thành viên của nó phải làm chủ ựất ựai và các nguồn tài nguyên khác một cách ổn ựịnh, cần khuyến khắch nhân dân ựịa phương quản lý môi trường của mình
- Nguyên tắc 2: Cải thiện chất lượng cuộc sống con người
Trang 32Mục ựắch của việc phát triển là cải thiện chất lượng của cuộc sống con người đó là một cách ựể con người biết ựược khả năng của mình và xác lập niềm tin vào mục ựắch sống chân chắnh Phát triển kinh tế là một bộ phận quan trọng nhất của sự phát triển, ựồng thời tạo dựng một cuộc sống lành mạnh, có nền giáo dục tốt, có ựủ tài nguyên cho một cuộc sống vừa phải,
có quyền tự do và chắnh trị, ựược ựảm bảo an toàn và không có bạo lực
- Nguyên tắc 3: Bảo vệ cuộc sống và tắnh ựa dạng của trái ựất
Cuộc sống mà loài người hoàn toàn phụ thuộc vào những hệ thống thiên nhiên trên trái ựất Vì vậy sự phát triển trên cơ sở bảo vệ phải bảo vệ ựược cấu trúc, chức năng
và tắnh ựa dạng của những hệ thống ấy Vì thế chúng ta phải:bảo vệ hệ thống nuôi dưỡng sự sống: ựiều chỉnh khắ hậu, tạo cho nước và không khắ trong lành, ựiều hoà dòng chảy, bảo vệ
và tái tạo ựất màu và làm cho các hệ sinh thái luôn ựược phục hồi; bảo vệ tắnh ựa dạng sinh học bao gồm cả vốn gen di chuyền có trong mỗi loài và các dạng hệ sinh thái khác nhau; bảo ựảm sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên tái tạo (ựất, nước, ựộng vật, thực vậtẦ)
- Nguyên tắc 4: Hạn chế tới mức thấp nhất việc làm suy giảm nguồn tài nguyên không tái tạo
Nguồn tài nguyên tái tạo bao gồm ựất, nước, không khắ, thế giới ựộng thực vật phải ựược sử dụng sao cho chúng có thể phục hồi ựược Nguồn tài nguyên không tái tạo phải ựược kéo dài quá trình sử dụng bằng cách tái sinh tài nguyên, dùng tài nguyên có thể tái tạo ựể thay thế hoặc sử dụng tiết kiệm Chỉ có như vậy mới có nguồn tài nguyên cung cấp cho hàng trăm triệu người tăng lên hàng năm và cuộc sống con người ngày càng tốt ựẹp
- Nguyên tắc 5: Giữ vững khả năng chịu ựựng của trái ựất
Khả năng chiu ựựng của Trái ựất thực chất là tổng hợp khả năng chịu ựựng của tất
cả các hệ sinh thái có trên Trái ựất Các tác ựộng lên các hệ sinh thái do ựó tác ựộng tới sinh quyển sao cho chúng không bị biến ựổi theo hướng xấu ựi nguy hiểm, chúng có thể tự phục hồi, chúng "chịu ựựng" ựược Khả năng chịu ựựng này thay ựổi theo từng vùng và rõ ràng rất phụ thuộc vào mật ựộ tác ựộng tức là phụ thuộc vào số lượng con người và hành vi sử dụng của con người Chắnh sách kinh tế, chắnh sách dân số và cách sống của con người trên một ựịa bàn và khả năng chịu ựựng của thiên nhiên ràng buộc chặt chẽ với nhau và cần quản lý chặt chẽ
- Nguyên tắc 6: Thay ựổi thái ựộ và thói quen của mỗi người
Cuộc sống bền vững ựược xây dựng trên những cơ sở ựạo ựức mới do ựó con người phải xem xét lại các giá trị và thay ựổi cách ứng xử Cuộc sống xã hội phải xây dựng, ựề ra các tiêu chuẩn ựạo ựức và phê phán lối sống không dựa trên nguyên tắc bền vững Dùng mọi hình thức giáo dục chắnh thức và không chắnh thức ựể mọi người có cách ứng xử có các hành vi cần thiết trong việc tác ựộng lên thiên nhiên hướng tới thiên nhiên vững bền
Các nước thu nhập thấp, cần ưu tiên hàng ựầu cho việc nâng cao thu nhập của người dân
và xây dựng cơ sở hạ tầng, y tế, dịch vụ, nhà ở và các trợ giúp khác cần thiết cho cuộc sống
Trang 33hành vi tiêu dùng lãng phắ, thay ựổi các chắnh sách quốc tế về kinh tế, viện trợ ựể giúp các nước khác và người nghèo có thể sống bền vững
- Nguyên tắc 7: Cho phép các cộng ựồng tự quản lý lây môi trường của mình
Phần lớn các hoạt ựộng sáng tạo và có hiệu quả của cá nhân và các nhóm ựều xảy
ra trong cộng ựồng, các cộng ựồng thường tạo ra những ựiều kiện thuận lợi và sẵn sàng thực hiện các hành ựộng có ắch cho xã hội vì các cộng ựồng hơn ai hết biết quan tâm ựến ựời sống của chắnh mình Nhờ nắm vững tình hình môi trường xung quanh nên khi họ có quyền lực họ có thể tự quản lý môi trường họ sống một cách thắch hợp nhất, tiết kiệm và hiệu quả nhờ ựó mà chất lượng môi trường ựược nâng
cao
- Nguyên tắc 8: Tạo ra một cơ cấu quốc gia và quốc tế thông nhất thuận lợi cho việc
phát triển và bảo vệmôi trường
Một chương trình quốc gia nhằm ựạt ựược tắnh bền vững phải tắnh ựến tất cả mọi quyền lợi của quốc gia, của cộng ựồng và của từng cá nhân trong ựó phải tắnh ựến tắnh thắch ứng và phải luôn luôn ựiều chỉnh ựể phù hợp với hoàn cảnh mới
để tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất trước hết phải coi mỗi khu vực, bộ phận lãnh thổ như một yếu tố cấu thành trong một thể thống nhất của ựất nước và nó ựược tạo thành từ
hệ thống các thành phần môi trường có ựược đồng thời, mỗi thành phần ựó ựều chịu ảnh hưởng qua lại ở quy mô khác nhau
Con người phải ựược coi là yếu tố trung tâm trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nhiên thiên và tác ựộng ựên môi trường đồng thời phải ựảm bảo người sử dụng tài nguyên phải trả toàn bộ chi phắ xã hội cần thiết của nguồn lợi mà họ ựược hưởng
Trong thế giới ngày nay, không có một quốc gia nào có thể tự cung tự cấp ựược Muốn ựạt ựược sự bền vững toàn cầu thì phải có sự liên minh chặt chẽ giữa tất cả các nước
Các nguồn tài nguyên chung của hành tinh, ựặc biệt là khắ quyển, ựại dương và các hệ sinh thái chung chỉ có thể quản lý tốt trên cơ sở một mục ựắch và giải pháp chung Tất cả các
cá nhân, các quốc gia và toàn thể thế giới ựều có lợi ắch trong sự bền vững chung, cũng như ựều bị ựe doạn ựến quyền lợi nếu chúng ta không ựạt ựược ựiều này
Hiện nay sự biến ựổi của khắ hậu theo chiều hướng bất lợi, sự suy thoái của tầng ôzon, nạn ô nhiễm nặng nề của không khắ, sông ngoài, biển, ựại dương trên thế giới, ựang là mối
ựe doạn toàn cầu điều ựó chủ có thể ựược giải quyết trên cơ sở có sự hợp lực quốc tế liên minh giúp ựỡ nhau, tương trợ nhau giữa hệ thống các nước, không phân biệt giàu nghèo, ựường lối chắnh trị, trình ựộ kinh tế Ờ xã hội, tập quán quốc gia
2.2.5 Thước ựo phát triển bền vững
Xác lập hệ thống chỉ tiêu ựể ựánh giá mức ựộ phát triển bền vững ựược coi là nhiệm vụ không thể thiếu đó là những căn cứ khoa học ựánh giá mức ựộ, khả năng hay hiệu quả của việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững của các quốc gia Nhìn chung, bộ chỉ tiêu phát triển bền vững thường ựược phân loại theo lĩnh vực và theo tắnh chất Bốn lĩnh vực thường ựược xem xét là kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế Ngoài ra các chỉ tiêu ựánh giá phát triển bền vững còn ựược phân loại theo tắnh chất như các chỉ tiêu trạng thái (state), các chỉ
Trang 34tiêu mục tiêu (target), các chỉ tiêu áp lực (pressure), các chỉ tiêu ñộng lực (driving force), các chỉ tiêu ảnh hưởng (impact), các chỉ tiêu hưởng ứng (response)
Vào năm 1995, trong phiên họp lần thứ ba của Hội ñồng Phát triển bền vững của Liên hiệp quốc (UN CSD), chương trình xây dựng các chỉ tiêu phát triển bền vững ñã ñược thông qua Mục tiêu chính của chương trình là nhằm xây dựng các chỉ tiêu phát triển bền vững hỗ trợ việc hoạch ñịnh chính sách tầm quốc gia, giải thích phương pháp luận xây dựng các chỉ tiêu và tập huấn, ñào tạo nguồn nhân lực Thông qua việc triển khai chương trình ở một số nước lựa chọn trong giai ñoạn 1995-2000 những chủ ñề then chốt ñể phát triển các chỉ tiêu phát triển bền vững nhằm phục vụ quá trình ra quyết ñịnh ở tầm quốc gia ñã ñược mô tả chi tiết Tháng 8 năm
1996, Hội ñồng phát triển bền vững CSD ñã công bố dự thảo 134 chỉ tiêu cho các nước sử dụng
ñể báo cáo cho thế giới về sự phát triển bền vững Sự nỗ lực phối hợp giứa các chính phủ, các
tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân ñã giúp UN CSD công bố vào năm 2001 khuôn khổ mới và 58 chỉ tiêu cốt lõi phát triển bền vững nhằm hỗ trợ các nước trong việc ño lường bước tiến triển hướng tới sự phát triển bền vững Bộ chỉ tiêu cuối cùng gồm 15 chủ ñề và 38 chủ ñề nhánh ñược xây dựng nhằm dẫn dắt việc phát triển các chỉ tiêu quốc gia sau năm 2001 Bộ chỉ tiêu này bao gồm 4 lĩnh vực là xã hội, môi trường, kinh
tế, thể chế
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực xã hội
1 % dân số sống dưới mức nghèo khổ
2 Chỉ số GINI về bất cân ñối thu nhập Nghèo ñói
3 Tỷ lệ thất nghiệp Công bằng
Công bằng về giới 4 Tỷ lệ lương trung bình của nữ so với
nam Tình trạng dinh dưỡng 5 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em
6 Tỷ lệ chết dưới 5 tuổi
Tỷ lệ chết
7 Kỳ vọng sống của trẻ mới sinh ðiều kiện vệ sinh 8 % dân số có thiết bị về sinh phù hợp Nước sạch 9 % dân số ñược sử dụng nước sạch
10 % dân số tiếp cận ñược các dịch vụ y tế ban ñầu
19 Dân số thành thị chính thức và cư trú không chính thức
Trang 35- Lĩnh vực xã hội: gồm 19 chỉ tiêu trong các chủ ựề công bằng, y tế, giáo dục nhà ở, an ninh và dân số Chi tiết các chỉ tiêu này ựược thể hiện trong bảng 2.1
- Lĩnh vực môi trường: gồm 19 chỉ tiêu trong các chủ ựề không khắ; ựất; ựại dương, biến và bờ biển; nước sạch; ựa dạng sinh học Chi tiết các chỉ tiêu này ựược thể hiện trong bảng 2.2
Bảng 2.2 Các chỉ tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực môi trường
6 Sử dụng thuốc trừ sâu
7 Tỷ lệ che phủ rừng Rừng
8 Cường ựộ khai thác Hoang hoá 9 đất bỏ hoang hoá đất
đô thị hoá 10 Diện tắch thành thị chắnh thức và phi
và nước mặt so với tổng nguồn nước
15 BOD trong khối nước
- Lĩnh vực kinh tế: gồm 14 chỉ tiêu trong các chủ ựề cơ cấu kinh tế; mẫu hình sản xuất
và tiêu dùng Chi tiết các chỉ tiêu này ựược thể hiện trong bảng 2.3
Trang 36Bảng 2.3 Các chỉ tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh tế
1 GDP bình quân ñầu người Hiện trạng kinh tế
2 Tỷ lệ ñầu tư trong GDP
3 Cán cân thương mại hàng hoá và dịch vụ Thương mại
4 Tỷ lệ nợ trong GDP Tình trạng tài chính 5 Tổng viện trợ ODA hoặc nhận viện trợ
ODA so với GNP Tiêu dùng vật chất 6 Mức ñộ sử dụng vật chất
7 Tiêu thụ năng lượng bình quân ñầu người hàng năm
8 Tỷ lệ tiêu dùng nguồn năng lượng có thể tái sinh
Cơ cấu kinh tế
Sử dụng năng lượng
9 Mức ñộ sử dụng năng lượng
10 Xả thải rắn của công nghiệp và ñô thị
11 Chất thải nguy hiểm
12 Chất thải phóng xạ
Xả thải và quản lý xả thải
13 Chất thải tái sinh
Mẫu hình sản
xuất và tiêu dùng
Giao thông vận tải 14 Khoảng cách vận chuyển theo ñầu
người theo một cách thức vận chuyển (Nguồn: Dự án VIE/01/021, Bộ Kế hoạch và ðầu tư – tháng 7 năm 2005)
- Lĩnh vực thể chế: gồm 6 chỉ tiêu trong các chủ ñề khuôn khổ thể chế; năng lực thể chế Chi tiết các chỉ tiêu này ñược thể hiện trong bảng 2.4
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực thể chế
Quá trình thực hiện chiến lược phát triển bền vững
1 Chiến lược phát triển bền vững quốc gia Khuôn khổ thể
theo % của GDP Năng lực thể chế
Phòng chống thảm hoạ 6 Thiệt hại về người và của do các thảm
hoạ thiên nhiên
(Nguồn: Dự án VIE/01/021, Bộ Kế hoạch và ðầu tư – tháng 7 năm 2005)
Trang 37chỉ số phát triển giới tính GDI, chỉ thị kinh tế có hiệu chỉnh về ô nhiễm môi trường PAEI, chỉ thị về vốn thiên nhiên NCI, tính ñàn hồi môi trường EE Trong số ñó chỉ số HDI là chỉ số ñược
sử dụng khá phổ biến
Chỉ số HDI là thước ño tổng hợp về sự phát triển của con người dựa vào 3 chỉ số thành phần là sức khoẻ, tri thức và thu nhập
- Chỉ số sức khoẻ tính từ chỉ tiêu tuổi thọ trung bình tính từ khi sinh
- Chỉ số tri thức ñược ño bằng tỷ lệ người lớn biết chữ với quyền số 2/3 và tỷ lệ nhập học tổng hợp các cấp giáo dục (cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) có quyền số là 1/3
- Chỉ số mức sống hay chỉ số thu nhập ño bằng GDP bình quân ñầu người tính theo sức mua tương ñương
Tỷ lệ nhập học ròng cấp i: là tỷ lệ học sinh trong ñộ tuổi học cấp i ñến trường so với
tổng số dân trong ñộ tuổi học cấp i
Trang 38- Chỉ số thu nhập (c):
+ Quy ñổi GDP/người theo giá hiện hành ra GDP theo sức mua tương ñương: PPP GDP = 5250 ngàn ñồng / 2,807 = 1870 (PPP USD)
(hệ số chuyển ñổi của cả nước năm 1999 là 2,807)
+ Tính chỉ số thu nhập theo công thức ñiều chỉnh của Arrand và Sen như sau:
Câu hỏi ôn tập chương 2
1) Hãy cho biết những tác ñộng của hoạt ñộng kinh tế ñến môi trường tự nhiên?
2) Hãy trình bày vai trò của môi trường tự nhiên trong quá trình phát triển kinh tế?
3) Phát triển bền vững là gì? Hãy trình bày mô hình phát triển bền vững mức thấp và mô hình phát triển bền vững mức cao?
4) Hãy trình bày các nguyên tắc phát triển bền vững?
5) Hãy cho biết thước ño của phát triển bền vững?
Tài liệu tham khảo
Barry C Field (1997) Environmental Economics: An introduction, McGraw-Hill Book Co
Barry C Field and Nancy D Oliwiler (2002) Environmental Economics McGraw-Hill Book Co David W Pearce and R Kerry Turner (1990) Economics of Natural Resources and the Environment,
Harvester Wheatsheaf Co
Nguyễn Văn Song, Vũ Thị Phương Thuỵ (2006) Giáo trình Kinh tế Tài nguyên Môi trường, NXB
Trang 39Chương 3
NGOẠI ỨNG VÀ MỨC Ô NHIỄM TỐI ƯU
Chương này nhằm mục ñích cung cấp cho sinh viên khái niệm về ngoại ứng tiêu cực, ngoại ứng tích cực, sự thất bại của thị trường và giải thích tại sao ngoại ứng tiêu cực, ngoại ứng tích cực và hàng hoá công cộng lại gây ra thất bại thị trường Chương này cũng cung cấp cho sinh viên khái niệm về mức ô nhiễm tối ưu và cách xác ñịnh mức ô nhiễm tối ưu trong các trường hợp giảm mức ô nhiễm thông qua giảm sản lượng và trường hợp giảm mức ô nhiễm khi áp dụng biện pháp xử lý chất thải
3.1 NGOẠI ỨNG VÀ SỰ THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG
3.1.1 Ngoại ứng và phân loại ngoại ứng
a Khái niệm ngoại ứng (Externality)
Khi các nhà kinh doanh trong một nền kinh tế thị trường ra một quyết ñịnh về sản xuất cái gì và sản xuất bao nhiêu họ ñều tính ñến giá cả sản phẩm mà họ sản xuất cũng như chi phí
mà họ sẽ phải trả như tiền công lao ñộng, tiền mua nguyên vật liệu, máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất Những chi phí này ñược gọi là chi phí tư nhân của doanh nghiệp, chúng là những khoản chi phí xuất hiện trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp Tuy nhiên trong nhiều hoạt ñộng sản xuất có một dạng chi phí hay lợi ích thể hiện chi phí hay lợi ích thực tế của xã hội nhưng không xuất hiện trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp Chúng ñược gọi
là chi phí hay lợi ích ngoại ứng Chúng ñược gọi là “ngoại ứng” bởi vì chúng là các chi phí hay lợi ích thực tế ñối với một số thành viên trong xã hội nhưng thông thường chúng không ñược tính toán là các khoản chi phí hay lợi ích của doanh nghiệp sản xuất khi họ ñưa ra các quyết ñịnh về mức sản lượng sản xuất ra hay mức ñầu vào ñược sử dụng ðiều tương tự cũng xảy ra ñối với hoạt ñộng tiêu dùng
Như vậy ngoại ứng xuất hiện khi quyết ñịnh sản xuất hay tiêu dùng của một cá nhân hay một tổ chức này có ảnh hưởng trực tiếp ñến lợi ích của cá nhân hay tổ chức khác mà không thông qua giá cả thị trường
Hiểu theo cách khác ngoại ứng là sự ảnh hưởng của một hoạt ñộng xảy ra bên trong một hệ tác ñộng lên các yếu tố bên ngoài hệ ñó hoặc các hoạt ñộng xảy ra gây ảnh hưởng giữa các thành phần trong từng hệ Khi các hoạt ñộng làm xuất hiện ngoại ứng tức là các hoạt ñộng
ñó ñã gây ra tổn thất hoặc mang lại phúc lợi mà không ñược áp ñặt thanh toán Ngoại ứng có thể xảy ra tự bên trong hệ kinh tế ñến hệ môi trường và ngược lại Ngoại ứng xảy ra giữa các ñối tượng hoặc trong hệ kinh tế như giữa những người sản xuất với tiêu dùng, giữa những người sản xuất với nhau và giữa những người tiêu dùng với nhau Ngoại ứng ñược chia làm hai loại là ngoại ứng tiêu cực và ngoại ứng tích cực
b Ngoại ứng tiêu cực (Negative Externality)
Ngoại ứng tiêu cực xảy ra khi hoạt ñộng sản xuất hay tiêu dùng của cá nhân hay tổ chức này gây thiệt hại cho cá nhân hay tổ chức khác mà không thông qua giá cả thị trường
Trang 40Chẳng hạn giả ñịnh có một nhà máy sản xuất bột giấy nằm ở vùng thượng nguồn của một con sông và trong quá trình hoạt ñộng nhà máy này ñã thải ra một lượng lớn nước thải vào dòng sông ñó Nước thải của nhà máy có chứa các hợp chất hữu cơ ñược sinh ra trong quá trình chế biến gỗ thành bột giấy và do vậy gây ô nhiễm dòng sông ðiều này làm ảnh hưởng ñến lợi ích của những người sống ở hạ lưu của dòng sông Tình trạng ô nhiễm dòng sông có thể làm suy giảm lượng cá trong dòng sông và ảnh hưởng ñến ngư dân ở hạ lưu sông Dòng sông cũng có thể bị suy giảm về mặt mỹ quan, ảnh hưởng ñến những người thích bơi lội hay du thuyền trên sông Nghiêm trọng hơn, nước sông có thể ñược dùng như là một nguồn cung cấp nước cho ñịa phương ở vùng hạ lưu và sự suy giảm chất lượng nước trên sông cũng
có nghĩa là ñịa phương ở vùng hạ lưu hoặc phải tiêu tốn chi phí nhiều hơn cho quá trình xử lý nước trước khi sử dụng hoặc sức khoẻ của người dân ở vùng hạ lưu sẽ bị ảnh hưởng do sử dụng nước có chất lượng kém hơn Tất cả các chi phí phát sinh ở vùng hạ lưu ñều là các khoản chi phí thực tế có quan hệ ñến quá trình sản xuất bột giấy của nhà máy và các chi phí này có thể lớn không thua kém các chi phí nguyên liệu thô, lao ñộng, nhiên liệu ñược sử dụng ñể sản xuất ra bột giấy Tuy nhiên, trên quan ñiểm của nhà máy thì những chi phí ở vùng
hạ lưu ñó không phải là những chi phí mà nhà máy phải chịu Trong báo cáo tài chính của nhà máy thông thường sẽ không chứa ñựng bất kỳ các khoản chi phí thực tế nào ñã phát sinh ở vùng hạ lưu Như vậy chỉ những người dân ở vùng hạ lưu phải gánh chịu những chi phí phát sinh do nhà máy gây ra Giá cả của hàng hoá (bột giấy) do nhà máy sản xuất ra không phản ánh ñược những chi phí ngoại ứng ñã phát sinh này trong quá trình sản xuất
Có thể thấy rằng, trong quá trình phát triển thì việc xảy ra các ngoại ứng tiêu cực là ñiều không tránh khỏi Trên thị trường, giá cả hàng hoá mới chỉ phản ảnh chi phí của cá nhân người sản xuất chứ chưa phản ánh ñầy ñủ chi phí xã hội của việc sản xuất ðiều này là nguyên nhân gây ra sự thất bại thị trường
c Ngoại ứng tích cực (Positive Externality)
Ngoại ứng tích cực xuất hiện khi hoạt ñộng sản xuất hoặc tiêu dùng của cá nhân hay tổ chức này mang lại lợi ích cho cá nhân hay tổ chức khác mà không thông qua giá cả thị trường Chẳng hạn việc phát triển kinh tế trang trại theo mô hình nông lâm kết hợp ở vùng ñồi núi mang lại thu nhập cho trang trại và còn tạo ra các ngoại ứng tích cực là hạn chế xói mòn ñất, hạn chế lũ lụt, làm sạch môi trường không khí và tạo cảnh quan Người ñược hưởng những lợi ích ñó có thể là những người dân sống trong vùng hoặc thậm chí cả những người ở các vùng lân cận Tuy nhiên trong việc hạch toán lợi ích mang lại thì người chủ trang trại thường không tính ñến các lợi ích tạo ra từ những ngoại ứng tích cực này Tương tự như vậy, việc sửa sang lại ngôi nhà nào ñó cũng có thể tạo ra cảnh quan, tăng phúc lợi cho cộng ñồng Hoạt ñộng trồng táo kết hợp với nuôi ong sẽ làm giảm chi phí sản xuất, từ ñó làm tăng lợi ích cho
xã hội Như vậy, cũng có thể nói ngoại ứng tích cực là sự ảnh hưởng của một hoạt ñộng xảy
ra bên trong một hệ mang lại phúc lợi cho các yếu tố bên ngoài hệ ñó
Khi ngoại ứng tích cực xảy ra, giá cả thị trường chỉ phản ảnh lợi ích cá nhân người sản xuất chứ chưa phản ánh ñầy ñủ lợi ích xã hội của việc sản xuất ðiều này chính là nguyên nhân gây ra thất bại thị trường