Phân tích quy trình hoạch định chiến lược phát triển sản phẩm vào thị trường toàn cầu
Trang 1PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM VÀO THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU
I Các dạng phát triển sản phẩm ra thị trường toàn cầu
1 Phát triển hoặc thêm sản phẩm mới
Sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường: Những sản phẩm mới tạo ra một thị trường hoàn toàn mới
Thêm dòng sản phẩm mới: Những sản phẩm mới cho phép công ty lần đầu tiên xâm nhập một thị trường đã có sẵn
Bổ sung vào dòng sản phẩm hiện có: Những sản phẩm mới bổ dung thêm vào các chủng loại sản phẩm đã có của công ty ( kích cỡ, hương vị,…)
Những sản phẩm hiện có được nhắm vào những thị trường hay khúc thị trường mới
Các cách để thêm sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm:
Tự mình nghiên cứu và phát triển
Mô phỏng các sản phẩm thành công của các công ty khác
Xuất khẩu sản phẩm trong nước ra thị trường thế giới
Mua lại một công ty,một bằng sáng chế,một giấy phép để sản xuất một sản phẩm
mà sản phẩm của công ty được mua đó được coi là có tiềm năng tiêu thụ tại thị trường nước ngoài.Bằng cách thức này công ty có thể nhanh chóng thâm nhập vào thị trường nước ngoài
Sát nhập, kết hợp giữa hai hay nhiều công ty để tạo ra một sản phẩm mới hoặc mộtcông ty mới Việc này giúp cho việc cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao nhất , có lợi thế cạnh tranh tốt hơn việc tự nghiên cứu phát triển sản phẩm vd: Sony và Ericsson với sản phẩm điện thoại di động
Tìm ra công dụng mới của sản phẩm
vd: thuốc Aspirin là một lại dược phẩm có nhiều công dụng đặc biệt, những công dụng này không được biết tới khi Aspirin mới được sản xuất, thông qua việc nghiên cứu các tác dụng phụ của thuốc mà người ta phát hiện ra những công dụng mới của nó như: có thể ngăn ngừa đột quỵ, giúp cải thiện niêm mạc, phòng chống
Trang 2kết tập tiểu cầu, phòng và điều trị huyết khối ở mạch máu và phòng ngừa nhồi máu
cơ tim, hạn chế nguy cơ ung thư trực tràng, thực quản…
2 Thay đổi sản phẩm hiện có
Là những thay đổi, cải tiến về mẫu mã, kiểu dáng, tính năng
Những sản phẩm mới có tính năng tương tự nhưng được đầu tư thiết kế mới lại mẫu mã, hình dáng bên ngoài
Cải tiến từ dòng sản phẩm hiện có, đưa ra những sản phẩm mới có những tính năng tốt hơn hay giá trị nhận thức được lớn hơn
3 Loại bỏ sản phẩm
Các quyết định về sản phẩm chủ yếu là phát triển thêm sản phẩm mới hoặc thay đổi sản phẩm Nhưng những quyết định về loại bỏ sản phẩm cũng không kém phầnquan trọng
Với những sản phẩm không hiệu quả, công ty cần loại bỏ nó ra khỏi thị trường để
có nhiều cơ hội cũng như chi phí liên quan tới việc duy trì sản phẩm trong những quốc gia được coi là tiềm năng
II Quy trình phát triển sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Thu thập ý tưởng
Sàng lọc ý tưởng
Phân tích kinh doanh
Triển khai sản phẩm
Kiểm nghiệm thị trường
Tung sản phẩm ra thị trường toàn cầu
1 Thu thập ý tưởng
Trang 3 Bắt đầu bằng việc tìm kiếm những ý tưởng, xây dựng ý tưởng cho sản phẩm.
Nguồn ý tưởng: nội bộ, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, trung gian marketing, các nhà khoa học, nhân viên, ban lãnh đạo,… Một nguồn quan trọng trong việc cung cấp các ý tưởng sản phẩm mới là từ các hội chợ thương mại trong nước và quốc tế.Tại các hội chợ này, các công ty có thể tiếp xúc với các khách hàng tiền năng để tìm hiểu các nhu cầu của họ, đồng thời việc tìm hiểu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh cũng có thể giúp cho các công ty có thể có được các ý tưởng sản phẩm mới
Cần chú ý: nhu cầu và ước muốn của khách hàng chính là cơ sở cho phát triển ý tưởng về sản phẩm
Cơ hội:
Đa dạng các nguồn thông tin từ các thị trường, các khách hàng, các chuyên gia để doanh nghiệp có nhiều ý tưởng kinh doanh hơn, có nhiều cơ hội thâm nhập vào thịtrường toàn cầu
Tiết kiệm được thời gian, nguồn lực vì có nhiều nguồn thông tin miễn phí
Các ý tưởng được sàng lọc thông qua hội đồng sàng lọc
Thẩm định các ý tưởng khả thi cần phải đánh giá kỹ lưỡng về dạng ý tưởng mới, mức độ mới, phải luôn đi liền với dự đoán cụ thể về thị trường mục tiêu, cạnh tranh, thị phần, giá cả, chi phí phát triển và sản xuất, suất hoàn vốn, để tránh sai lầm bỏ đi ý tưởng hay hoặc lựa chọn những ý tưởng nghèo nàn
Cơ hội:
Có thể chọn được vài ý tưởng hay trong vô số ý tưởng, thông tin mà doanh nghiệp
có được
Trang 4 Ý tưởng khả thi, phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.
Thách thức:
Hội đồng thẩm định không dùng phương pháp phù hợp để loại bỏ các ý tưởng, đánh giá thiếu chính xác, có thể dẫn đến sai lầm như bỏ qua các ý tưởng hay, lựa chọn những ý tưởng nghèo nàn
Không chọn được ý tưởng nào khả thi để công ty kinh doanh
Tốn thời gian và nguồn lực để sàng lọc
3 Phân tích kinh doanh
Phân tích, đánh giá lại mức độ hấp dẫn của nó, cũng như mức độ phù hợp với mụctiêu và sứ mạng chung của công ty
Nội dung chính: Đánh giá về mặt doanh thu, chi phí sản xuất và marketing, lợi nhuận đem lại, điểm hoà vốn, thời gian hoàn vốn, phân tích rủi ro
4 Triển khai sản phẩm
Ở những bước trước: chỉ là thuyết minh, bản vẽ, mô hình Tại bước này, sau khi phân tích kinh doanh, ý tưởng sản phẩm tốt nhất sẽ được phát triển khai thành sản phẩm vật chất
Chuyển đổi các thuộc tính từ khách hàng thành các thuộc tính kỹ thuật: nhà
marketing kết hợp chặt chẽ với kỹ sư thiết kế và chế tạo Phòng nghiên cứu và phát triển sẽ phát triển một hay nhiều dạng mẫu vật chất của khái niệm sản phẩm,
và mong muốn sẽ có một nguyên mẫu mà người tiêu dùng thấy rằng nó có đủ những thuộc tính then chốt được mô tả trong khái niệm sản phẩm, hoạt động an toàn trong điều kiện sử dụng bình thường và có thể sản xuất trong pham vi chi phí sản xuất đã dự toán
Trang 5 Khi sản phẩm được triển khai thành sản phẩm vật chất thì nó cần được kiểm tra xem có cần được kiểm tra xem có đạt được những tiêu chuẩn về sản phẩm hay không, như: độ tin cậy, an toàn, chức năng, chất lượng…
5 Kiểm nghiệm thị trường
Thử thị trường cho thương hiệu đó
Mục đích: Xem xét các phản ứng và tiềm năng của thị trường: mức độ chấp nhận, mua hàng, sử dụng của người tiêu dùng, các kênh phân phối
Nếu công ty có nhiều thị trường nước ngoài thì việc thử ngiệm thị trường có thể tốn rất nhiều chi phí, nên công ty có thể lựa chộn một số thị trường nước ngoài chính để thử nghiệm và thay vì thử nghiệm trên toàn bộ thị trường nước ngoài này, công ty chỉ cần thử nghiệm ở một vài thành phố hay khu vực của nước đó
Cơ hội:
Doanh nghiệp thu thập được phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm
Doanh nghiệp biết được những thiếu sót cần nâng cao và phát triển của sản phẩm
Trang 6 Việc thử nghiệm thị trường đã cung cấp các dữ kiện để đi tới quyết định sau cũng
là có tung ra sản phẩm ra hay không
Công ty cần quyết định về vị trí địa lý và thời gian để tung sản phẩm
Cơ hội:
Doanh nghiệp thâm nhập được thị trường quốc tế
Có khả năng mở rộng thị trường trong tương lai
Thách thức:
Người tiêu dùng chỉ quan tâm thời gian đầu, sau đó thì quay lưng với sản phẩm
Các yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm tiêu chuẩn quốc tế, đông thời sản phẩm phải phù hợp với môi trường địa phương nên yêu cầu các doanh nghiệp phải
nỗ lực rất lớn
Bị các chính sách bảo hộ ở các nước hạn chế việc thâm nhập và mở rộng thị trường
Có nhiều sản phẩm ở các công ty khác trên toàn thế giới cạnh tranh
III Vấn đề về tiêu chuẩn hóa và thích nghi hóa sản phẩm
1 Tiêu chuẩn hóa
Sản xuất ra một hệ sản phẩm theo một tiêu chuẩn giống nhau, một kiểu dáng giốngnhau, một chất lượng giống nhau Nhằm có thể cung cấp sản phẩm đó cho nhiều thị trường
Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí
Theo luật lệ, quy định của chính phủ, ngôn ngữ, văn hóa ở mỗi nước
Do có sự khác biệt về điện thế, đo lường thậm chí do yêu cầu của chính phủ
Tự nguyện:
Trang 7 Do nhà xuất khẩu quyết định sửa đổi, bổ sung để tạo cho sản phẩm những nét hơn hẳn đối với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, điều chỉnh sao cho phù hợp với thị trường.
Thích nghi hóa làm chi phí tăng cao nên doanh nghiệp khó có thể đạt được lợi nhuận cao
VÍ DỤ MINH HỌA
I CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY THÁI TUẤN VÀO THỊ TRƯỜNG ẢRẬP
Doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh
Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vải và quần áo thời trang, Công ty Cổ phần Dệt may Thái Tuấn (Thái Tuấn Textile & Garment Corp.) được biết đến như một trongnhững doanh nghiệp dệt may cung cấp sản phẩm và dịch vụ thời trang hàng đầu tạiViệt Nam
Trong chiến lược phát triển của mình, Thái Tuấn chủ trương “Lấy thị trường nội địa làm nền tảng và phát triển thông qua đẩy mạnh xuất khẩu” Để đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu,Thái Tuấn không ngừng sáng tạo và cho ra những mẫu mã, chất liệu vải mới phục
vụ khách hàng
Định hướng của Thái Tuấn đến năm 2010 “Sẽ trở thành Công ty cung cấp vải và quần áo thời trang hàng đầu tại Việt Nam” và vươn xa hơn- trở thành tập đoàn chuyên cung cấp vải và các dịch vụ thời trang hàng đầu khu vực Châu Á trong tương lai
Bước 1: Thu thập ý tưởng
Người dân Ảrập theo Đạo Hồi nên có những nguyên tắc ràng buộc rất khắt khe trong việc ăn mặc đòi hỏi phải tìm hiểu thật kĩ và có kế hoạch thâm nhập thị trường cụ thể
Trang phục truyền thống của người Ảrập là những bộ đồ truyền thống sẫm màu rộng thùng thình được may từ vải 100% cotton
Trang 8 Phụ nữ Ảrập có thói quen mặc áo gấm nhiều màu dưới lớp áo choàng đen khi đi rangoài Áo gấm được coi là biểu tượng của sự giàu sang, quyền quý, nhẹ nhàng, bóng bẩy và đẹp tự nhiên là những sắc thái khác của chất liệu này.
Ả rập được mệnh danh là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ Chính vì lẽ đó mọi nguồn lực của quốc gia đều tập trung vào ngành công nghiệp chủ lực này để tăng nguồn thu ngoại tệ dẫn đến tình trạng các ngành công nghiệp khác sẽ kém phát triển hơn
và không đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước
Điều kiện tự nhiên của Ả rập không thuận lợi cho việc trồng trọt nên những ngành công nghiệp lấy nguyên liệu từ nông nghiệp sẽ không được khuyến khích phát triển tại quốc gia này
Phụ nữ Ảrập có thói quen mặc áo gấm nhiều màu dưới lớp áo choàng đen khi đi rangoài Vì vậy một loại vải nữa được công ty xuất sang Ảrập là gấm, với tên là gấmMina Ta biết gấm là mặt hàng quý giá và khó sản xuất nhất trong tất cả các mặt hàng tơ lụa Nên từ xưa, trong các loại vải quý có thể nói vải Gấm là Nữ Hoàng của lụa Áo gấm ( áo được may bằng vải gấm) được coi là biểu tượng của sự giàu sang, quyền quý Sự sang trọng và quý phái là điều đầu tiên mà chất liệu lụa mang đến Nhẹ nhàng, bóng bẩy và đẹp tự nhiên là những sắc thái khác của chất liệu này.Dựa vào những đặc điểm này gấm Mina của Thái Tuấn nhắm vào ngách thị trường những người thuộc tầng lớp thượng lưu Vì khách hàng được nhắm tới là
Trang 9giới thượng lưu nên gấm Mina đảm bảo chất lượng cũng như màu sắc, hoa văn vượt trội hơn so với các loại vải gấm của những doanh nghiệp khác có mặt trên thịtrường Với độ mềm, rủ, hoa văn được dệt ép trên nền vải… tất cả mọi chi tiết được thiết kế dựa trên những khảo sát, nghiên cứu thị hiếu từ các hội chợ ở Trung Đông.
Ngách thị trường những người thuộc tầng lớp thượng lưu nên sản phẩm phải đảm bảo về mặt chất lượng cũng như màu sắc, hoa văn vượt trội hơn
Bước 3: Phân tích kinh doanh
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ta sang thị trường này theo trị giá từ cao đến thấp gồm: dệt may, giày dép, hạt tiêu, hải sản, linh kiện và phụ tùng xe gắn máy, linh kiện điện tử, máy móc thiết bị, gốm sứ, hạt điều, rau quả, thủ công mỹ nghệ mây tre đan, mỳ ăn liền, túi xách, ví, vali, ô dù, tivi và đầu video, thuốc lá, sợi, chè, cao
su, cà phê, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa…
Tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam sang thị trường Ả rập Xê
Trang 10 Tiền nguyên liệu, do nguồn nguyên liệu trong nước không đủ cung cấp nên hầu hết nguyên liệu phải nhập khẩu từ các nước bên ngoài Dự tính khoảng 0,2kg sợi /
m vải, chi phí cho 1kg sợi = 80.000VND, nên tổng chi phí cho nguyên liệu sợi nhập là 8 tỷ VND
Tiền bao bì : 1 cây vải = 50m, sản xuất 800.000m vải thì khoảng 16.000cây vải , trong đó 10.000 VND/ cây
Tiền thuê nhân công : công ty hiện có khoảng 1300 nhân công , tiền lương trung bình trả cho mỗi người hàng tháng là 2500000VND Ước tính cho việc thuê nhân công khoảng 3,25 tỷ VND
Tiền thuê vận chuyển hàng hóa : thuê tàu container 2.500 TEU khoảng
20000USD, tiền vận chuyển từ công ty đến cảng Sài Gòn và tiền bốc vác khoảng
100 triệu VND
Chi phí cho Marketing sản phẩm : gồm quảng cáo , tham gia hội chợ trưng bày sảnphẩm ước tính khoảng 1 tỷ VND
Thuế hải quan 12%
Thuê kho bãi: 10.000USD, tỉ giá 21000/USD
Bước 4: Triển khai sản phẩm
Công ty sản xuất gấm có nhiều màu sắc khác nhau gồm: gấm lam, gấm hồng cánh chấu, gấm đỏ, gấm vàng… Hoa trên gấm thường có màu tươi rực rỡ, được dệt nổi,giống như thêu chỉ màu, nên hình ảnh coi rất hấp dẫn Một tấm gấm màu, thường
có 5 hay 7 màu thường gọi là gấm ngũ thể hay gấm thất thể
Vải cotton cứng thường gây cảm giác khô Vì thế vải cotton Ceta của Thái Tuấn khắc phục nhược điểm bằng cách pha thêm sợi Spandex để tạo thêm sự mềm mại Loại vải này dùng để may lớp áo choàng ngoài nên thích hợp với mọi loại khách hàng
Trang 11 Hình ảnh logo của Thái Tuấn được in dọc trên các phiên vải với câu khẩu hiệu
“hàng Việt Nam chất lượng cao” Logo của Thái Tuấn nằm trong tổng thể hình con thoi - tượng trưng cho ngành dệt với hình elip tượng trưng cho thị trường rộnglớn của công ty trên khắp thế giới
Sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ theo hệ thống quản lý chất lượng quốc tế: ISO
9000, ISO 14000, SA 8000, 5S
Bước 5: Kiểm nghiệm sản phẫm:
Doanh nghiệp không thể chọn hình thức đầu tư trực tiếp hay đầu tư gián tiếp mà tachỉ mới có thể tiếp cận thị trường qua hình thức xuất khẩu Cụ thể ở đây là xuất khẩu trực tiếp đến các đối tác người Ảrập (đại lý phân phối vải,đầu mối,cửa hàng vải trong các trung tâm thương mại ) Công ty chủ yếu tiếp cận ở các thành phố lớn của Ảrập như: Riyadh, Jeddah , Dammam, Medina ,Mecca nơi tập trung chủ yếu những người có thu nhập cao của Ả rập – đối tượng khách hàng chủ yếu mà doanh nghiệp nhắm đến Do Ảrập là đất nước của Hồi Giáo nên quốc gia này có rất nhiều điều cấm kị cũng như là những quy định khá khác biệt so với các quốc gia khác trên thế giới Một điều cần lưu ý nữa là các doanh nghiệp Việt Nam còn hiểu biết khá ít thông tin về thị trường Ảrập, và ngược lại các doanh nghiệp của Ả rập cũng chưa hiểu biết nhiều về thị trường Việt Nam
Bước 6: Tung sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Thái Tuấn đã xuất gần 3 triệu mét vải sang Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, trị giá hơn 5,3 triệu USD và dự kiến sẽ còn tăng , đem lại doanh thu không nhỏ cho công ty Và công ty đã cho xuất khẩu sang các vùng lân cận, cụ thể là ở Dubai khi mà 310.000m vải gấm được thiết kế hoa văn, màu sắc theo kiểu Trung Đông trị giá 56.000 USD
Cùng với việc đó công ty sẽ dần mở rộng thị phần nếu các cam kết về chất lượng được giữ vững cũng như tuân thủ nghiệm ngặt các quy tắc về phân phối sản phẩm.Tóm lại đây là một một chiến lược khả thi và công ty nên tranh thủ các nguồn lực thâm nhập vào thị trường khá mới mẻ này để có được lợi thế là người đi tiên phong Điều đó sẽ giúp ích khá nhiều cho công ty về sau, khi có nhiều đối thủ cạnh tranh thâm nhập thị trường thì công ty vẫn giữ vững được vị trí vốn có của mình
Trang 12 Hành động của đối thủ cạnh tranh: với Trung Quốc chắc chắn giá sẽ rẻ hơn, TrungQuốc có khả năng cạnh tranh về giá Tuy nhiên chất lượng của sản phẩm không bảo đảm mặt khác, Trung Quốc nổi tiếng trên thị trường thế giới về hàng rẻ và kém chất lượng Vì thế mặc dù là một đối thủ lớn trong thị trường nhưng không ảnh hưởng gì đến phân khúc thị trường của công ty – nhắm vào khách hàng giới thượng lưu.
Cơ hội và thách thức của Thái Tuấn khi phát triển sản phẩm vào Ảrập
Cơ hội
Ảrập Xêút là thị trường rất có tiềm năng của Việt Nam tại Trung Đông Hiện Ảrập
có nhu cầu rất lớn đối với một số mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như hàng dệt may, hải sản, đồ gỗ, hàng nông sản (hạt tiêu, chè, gạo, hạt điều ), hàng thủ công
mỹ nghệ, sản phẩm gỗ Khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay không phải là nỗi
lo kinh tế chính của các nước Ảrập Các nước Ảrập ít bị ảnh hưởng hơn phần còn lại của thế giới Các nhà sản xuất năng lượng vẫn hốt được tiền trước khi giá dầu giảm và giờ đây giá dầu lại tăng Khó khăn lớn nhất đối với các nước Ảrập giờ đây
là dân số bùng nổ Vậy nên, khi mở rông nhập khẩu vào thị trường Ảrập sẽ tránh được nỗi ám ảnh của khủng hoảng kinh tế thế giới đối với thị phần của doanh nghiệp Góp phần ổn định quá trình sản xuất của công ty
Mặt khác, Ảrập Xêút thực hiện chính sách tự do thương mại dựa trên cơ sở cạnh tranh, không kiểm soát ngoại hối hoặc hạn chế số lượng hoặc rào cản về thuế Nhờ
đó hàng của công ty tuy khó có thể cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài khác về mặt giá cả nhưng có thể cạnh tranh về mặt chất lượng cao
Thị hiếu người Ảrập đơn giản, ít thay đổi Do tôn giáo chính của người Ảrập là Đạo Hồi nên điều đó cũng chi phối rất nhiều đến sở thích cũng như cách ăn mặc của người dân Họ luôn mang tư tưởng truyền thống nên người dân luôn mặc những loại trang phục theo truyền thống của người Ảrập từ xa xưa và xu hướng đócũng khó mà thay đổi theo thời gian
Thách thức:
Yêu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Ảrập có nhiều qui cách và tiêuchuẩn, đòi hỏi về chất lượng có nhiều khác biệt so với những thị trường mà doanh
Trang 13nghiệp Việt Nam vẫn quen buôn bán Điều này đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng tìm hiểu thị trường để nắm bắt thông tin.
Công ty phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh rất mạnh đến từ Trung
Quốc ,Ấn Độ ,Pakistan.Các đối thủ này không chỉ mạnh về nhiều mặt như: tiềm lực về các nguồn lực: con người , vật chất , thông tin mà còn có kinh nghiệm và hệthống phân phối rất mạnh ,kể cả việc bán lẽ cũng chuyên nghiệp hơn các doanh nghiệp Việt Nam
Việc xóa bỏ hạn ngạch cũng vô hình chung làm cho các doanh nghiệp Việt Nam phải đối đầu với Trung Quốc, Ấn Độ trong việc xuất khẩu hàng hóa sang các nướcWTO, cụ thể ở đây là Ảrập Hàng hóa của các doanh nghiệp rất khó cạnh tranh về mặt giá cả so với hàng hóa cùng chủng loại từ những quốc gia này Vì đây là những quốc gia phát triển hơn Việt Nam và có nhiều kinh nghiệm sản xuất hàng hóa cũng như xuất khẩu hàng hóa
Hiện nay các chính sách hỗ trợ của nhà nước không còn, công ty phải tự mình đối mặt với các biến động của thị trường trong và ngoài nước Điều đó đòi hỏi công typhải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh hợp lý và chuẩn bị sẵn nguồn lực tài chính để không bị ảnh hưởng bởi những biến động trên thị trường thế giới
II CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA APPLE RA THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU
Quy trình hoạch định phát triển sản phẩm iPhone 4 vào thị trường Việt Nam Bước 1: Khởi động ý tưởng
Để khởi động ý tưởng cải tiến sản phẩm hiện có , Apple đã tìm kiếm nguồn ý tưởng từ nhiều nguồn thông tin
Thứ nhất là dựa vào đánh giá của khách hàng cũng như giới truyền thông về sản phẩm hiện có iPhone 3GS của mình.Sau khi tung ra sản phẩm iphone 3GS thì Apple nhận được khá nhiều đánh giá trái chiều Bên cạnh những ưu điểm thì phiênbản 3GS này cũng nhận được nhiều phản ứng không tốt từ phía khách hàng, thứ nhất đó là về hình dáng, cách thiết kế, iPhone 3GS được thiết kế bầu bầu ở mặt sau, kiểu thiết kế này trông khá “quê”, và chỉ có một màu duy nhất là màu đen không đem lại sự lựa chọn cho người tiêu dùng Không nhưng thế, chất lượng
Trang 14hiển thị của iPhone 3GS theo đánh giá người tiêu dùng không được cao… Từ những điểm trên, Apple mong muốn cải tiến sản phẩm 3GS lên một mức cao hơn
về thiết kế cũng như chất lượng sản phẩm về tốc độ,vi xử lý,chất lượng hiển thị sắc nét,…
Tiếp theo, Apple tiến hành nghiên cứu các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để có thêm những ý tưởng mới.IPhone 3GS tung ra và ngay sau đó thì cạnh trạnh với khá nhiều sản phẩm như Palm Pre, HTC Touch Pro2, BlackBerry storm…Và khi nghiên cứu, so sánh sản phẩm của mình đối với các sản phẩm của đối thủ cạnh trạnh, Apple nhận định các sản phẩm có lợi thế hơn về kích thước màn hình rộng,
vi xử lý nhanh hơn, có thể mở rộng bộ nhớ trong…Điều này cũng tạo nên ý tưởngcải tiến sản phẩm này thành sản phẩm tốt hơn đối với Apple
Không những thế, như ta đã biết Apple được biết đến bởi sự sáng tạo không ngừngcủa đội ngũ nhân viên cũng như các nhà nghiên cứu, họ luôn mong muốn đem lại cho khách hàng những gì tốt hơn nữa, vì vậy mong muốn có một sản phẩm mới tốthơn sản phẩm cũ cũng đem lại cho Apple ý tưởng cải thiện sản phẩm này
Thứ hai, sản phẩm có được những tính năng ưu việt về độ sắc nét,vi xử lý, bộ nhớ,màn hình quay camera,kích cỡ phải nhỏ gọn, nhưng thật tinh tế Không nhữngthế sản phẩm cung cấp thêm ứng dụng khác chạy với tốc độ nhanh nhạy hơn…
Bước 3: Phân tích kinh doanh