Phát triển tổng công ty lắp may Việt nam đến năm 2020

27 380 0
Phát triển tổng công ty lắp may Việt nam đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát triển tổng công ty lắp may Việt nam đến năm 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN HIỀN PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 62.34.05.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học : TS. Hồ Tiến Dũng TS. Nguyễn Thanh Hội Phản biện 1 : PGS.TS Nguyễn Xuân Quế - Trường Đại học Marketing TP. Hồ Chí Minh Phản biện 2 : PGS.TS Nguyễn Quang Thu - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Phản biện 3 : PGS.TS Phan Đăng Tuất - Bộ Công thương Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc ……giờ…….ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện Quốc gia hoặc Thư viện Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 1 MỞ ĐẦU I. Lý do nghiên cứu Năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên của WTO, đã đem lại nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các doanh nghiệp trong nước, vì phải đối mặt với các tổng công ty, tập đoàn quốc tế lớn có công nghệ tiên tiến, thương hiệu nổi tiếng và có nhiều kinh nghiệm về quản lý kinh doanh hiện đại. Đối với Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA), đơn vị đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia về: điện, dầu khí, thép, hoá chất và phải thường xuyên cạnh tranh với các tập đoàn công nghiệp lớn trên thế giới, ngay cả các dự án trong nước. Cho nên, việc xây dựng định hướng phát triển Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam, nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế là một yêu cầu hế t sức cấp thiết. II. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1. Ngoài nước Việc nghiên cứu quá trình phát triển nhằm để tái cấu trúc các công ty đã và đang được nhiều quốc gia nghiên cứu và thực hiện, nhằm làm cho các công ty phát triển thành công trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa kỳ, Singapore, Malaysia . Các công trình trên đã để lại nhiều kinh nghiệm quý về lý luận và thực tiễn, có thể làm tài liệu tham khảo t ốt cho tiến trình phát triển Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam. 2. Trong nước Có nhiếu bài viết đề cấp đến mô hình hoạt động của các Tổng Công ty 90 và 91 của các tác giả; Hồ Xuân Hùng, Phó ban đổi mới DNNN trực thuộc Thủ tướng Chính phủ [I.17], PGS.TS. Trần Ngọc Thơ [I.48], Ông Trần Đức Lai Thứ trưởng Bộ Truyền thông- Thông tin [I.47] và của TS. Nguyễn Trọng Hoài [I.27], đều có chung nh ận định là các Tổng Công ty nhà nước, đã có vai trò nhất 2 định trong việc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời gian qua. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất cập, cần phải đánh giá toàn diện, để tiếp tục đổi mới mô hình hoạt động, nhằm phát huy vai trò chủ đạo của các Tổng Công ty nhà nước, trong sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước và để phù hợp với xu h ướng hội nhập kinh tế quốc tế. Song, chưa có công trình nào nghiên cứu một các toàn diện về phát triển các tổng công ty nhà nước trong ngành công nghiệp lắp máy. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quá trình phát triển của ngành công nghiệp lắp máy Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam. IV. Mục tiêu nghiên cứu Các nghiên cứu của luận án nhằm: (1) Xây dựng cơ sở lý luận về vai trò của ngành công nghiệp lắp máy đối với phát triển kinh tế xã hội; (2). Phân tích quá trình phát triển và hiện trạng hoạt động của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam. Từ đó, đề xuất mụ c tiêu và các giải pháp phát triển Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam đến năm 2020. V. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu và thực hiện đề tài luận án, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, phương pháp thống kê - mô tả, phân tích tổng hợp, phương pháp chuyên gia và phương pháp dự báo. VI. Những đóng góp khoa học của luận án Luận án sẽ có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau. 1. Về mặt lý luận : - Trình bày cơ sở khoa học về vai trò của ngành công nghiệp lắp máy trong quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam. 3 - Xây dựng hệ thống các phương pháp đánh giá thực trạng để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ và quy trình xây dựng các chiến lược phát triển Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam. - Khái quát bài học kinh nghiệm về phát triển của một số tổng công ty công nghiệp nặng trên thế giới hoạt động trong ngành công nghiệp lắp máy, làm cơ sở tham khảo để xây dựng định hướng phát tri ển ngành công nghiệp lắp máy nói chung và Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam. 2. Về thực tiễn: - Vận dụng hệ thống các phương pháp để đánh giá thực trạng hoạt động của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam trong thời gian vừa qua, nhằm tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp đồng bộ và cụ thể v ề phát triển Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam đến năm 2020, thành Tổng Công ty Công nghiệp nặng LILAMA. - Giúp các Bộ ngành tham khảo bổ ích trong xây dựng chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển ngành công nghiệp lắp máy Việt Nam. - Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn làm tài liệu tham khảo để phát triển các Tổng Công ty nhà nước ở các ngành khác. VII. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, tài liệu tham khả o, luận án được tổ chức thành 3 chương sau đây: Chương 1: Cơ sở khoa học về phát triển ngành công nghiệp lắp máy. Chương 2: Hiện trạng hoạt động của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam. Chương 3: Giải pháp phát triển Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam đến năm 2020. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP LẮP MÁY 1.1. Tổng quan về ngành công nghiệp lắp máy 1.1.1. Sự hình thành của ngành công nghiệp lắp máy Các nước công nghiệp phát triển trên thế giới trong quá trình công nghiệp hóa, đã xuất hiện nhiều công ty chế tạo thiết bị, nhằm sản xuất và cung cấp thiết bị, phục vụ cho việc xây dựng nền công nghiệp nước nhà. Ban đầu, các công ty này vừa chế tạo thiết bị vừa đảm nhận luôn việc lắp máy, đến lúc công nghiệp phát triển cao, việc cung cấp thiết bị cho một công trình gồm nhiều ch ủng loại do nhiều nhà cung cấp khác nhau. Cho nên, cần có một công ty sản xuất cung cấp thiết bị chính cùng với nhiều công ty cung cấp thiết bị phụ, công ty cung cấp thiết bị chính đảm nhận toàn bộ công việc lắp máy. Vì thế, có nhiều doanh nghiệp chuyên lắp máy ra đời và đã hình thành nên ngành công nghiệp lắp máy. Ở các quốc gia như: ở Đức có SIEMENS, ở Nhật Bản có Mitsubishi Heavy Industries, Itochu Heavy Industries, Ở Hàn Quốc có Hyundai Heavy Industries, Samsung Heavy Industries, ở Trung Quốc Donfang Electric, Tianjin, ở Malaysia có RANHIL, ở Singapore có Samberwang Corporation. Hầu hết các tổng công ty này đều thực hiện các dự án quan trọng của quốc gia họ dưới hình thức tổng thầu EPC. Ở Việt Nam, trong thời kỳ đầu xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội, đã xây dựng các nhà máy như: Thủy điện Hòa Bình, Nhiệt điện Ph ả Lại, Xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Giấy Bãi Bằng, Thủy điện Trị An… Trong thời kỳ này, nhà nước đang thực hiện việc quản lý các doanh nghiệp theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, vì vậy tất cả các dự án đều được thực hiện theo kế hoạch nhà nước giao và Bộ Xây dựng có trách nhiệm đảm nhận toàn bộ công việc xây dựng và lắp máy. Để thự c hiện công việc này, Bộ Xây dựng đã thành lập nhiều 5 tổng công ty xây dựng và một tổng công ty chuyên ngành lắp máy, cho nên, lúc đầu ngành lắp máy thuộc lĩnh vực xây lắp. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, các dự án FDI hoặc các dự án do nhà nước đầu tư, đều thực hiện đấu thầu theo hình thức tổng thầu trọn gói EPC. Để phù hợp với xu thế, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam đã đổi mới về thiết bị, công nghệ, con người nhằm phát tri ển theo hướng tổng thầu EPC và đã thắng thầu nhiều dự án EPC lớn trong nước như : Nhiệt điện Cà Mau 1 và Cà Mau 2, Nhơn Trạch 1, Xi măng Thăng Long…. Thực tế, LILAMA đã trở thành tổng thầu EPC có thể cạnh tranh được với các tập đoàn, tổng công ty công nghiệp nặng hàng đầu quốc tế tại Việt Nam. 1.1.2. Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp lắp máy trên thế giới. Tổng quan : Mô hình tổng thầu EPC (E : Engineering - thiết kế, P : Procurement - cung cấp thiết bị, C : Construction - xây dựng, lắp máy, chạy thử và bàn giao) đang được các tổng công ty công nghiệp lắp máy hàng đầu thế giới áp dụng và đã trở thành thông lệ phổ biến trên thị trường quốc tế. Xu thế phát triển của ngành công nghiệp lắp máy trên thế giới: Các nước công nghiệp phát triển như G7, Châu Âu, họ đã có ngành công nghiệp cơ khí phát triển từ lâu và hi ện nay đạt đến một trình độ công nghệ cao và cùng với với thực trạng thiếu nguồn nhân lực, cho nên, các tổng công ty công nghiệp nặng ở các nước này có xu hướng phát triển như sau : Họ tâp trung vào việc nghiên cứu thiết kế công nghệ ; chế tạo các thiết bị chủ lực ; đảm nhận việc lắp các thiết bị chủ lực này ; thực hiện quản lý tiến độ, chất lượng và ch ạy thử dự án. Các công việc khác còn lại của dự án EPC đều lựa chọn nhà thầu phụ của địa phương hoặc quốc gia thứ 3 thực hiện. 1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành công nghiệp lắp máy 1.2.1. Quy trình sản xuất 6 Quy trình công nghệ lắp máy thực hiện qua các công đoạn sau : (1) Thiết kế ; (2) Chế tạo thiết bị ; (3) Thi công xây dựng và lắp máy; (4) Chạy thử và bàn giao công trình. 1.2.2. Nguyên liệu Nguyên liệu sử dụng trong ngành công nghiệp lắp máy bao gồm 4 nhóm chính như sau: Thiết bị trọn gói, thiết bị dạng bán thành phẩm, vật liệu chính và vật liệu phụ. 1.2.3. Máy móc và thiết bị thi công Máy móc và thiết bị thi công trong ngành lắp máy chia thành hai nhóm: (1) Nhóm máy móc phục vụ cho việc chế tạo thiết bị cơ khí: Đây là các máy móc được bố trí tại các nhà máy chế tạo thiết bị cơ khí. (2) Nhóm các thiết bị thi công lắp máy tại công trường: Đây là các thiết bị đặc chủng như; các cần cẩu thủy lực, các thiết bị căn chỉnh, các thiết bị hàn, các thiết bị thử thủy lực, thông thổi làm sạch, thiết bị kiểm tra độ chính xác, các thiết b ị kiểm tra không phá hủy (NDT), các thiết bị thí nghiệm điện 1.2.4. Lao động Lao động trong ngành công nghiệp lắp máy có thể chia thành 4 nhóm chính: Nhóm cán bộ quản lý và kinh doanh; nhóm kỹ sư thiết kế và nghiên cứu phát triển; nhóm kỹ sư kỹ thuật; nhóm công nhân kỹ thuật và công nhân kỹ thuật bậc cao. 1.2.5. Vốn Ngành công nghiệp lắp máy là ngành cần có vốn lớn. 1.2.6. Mô hình tổ chức và quản lý Ngành công nghiệp lắp máy có mô hình tổ chức theo dạng chuyên môn hoá cao. 1.2.7. Thị trường Là các dự án đầu tư lớn trong nước và nước ngoài. 1.3. Vai trò của ngành công nghiệp lắp máy trong phát triển kinh tế xã hội 7 Ngành công nghiệp lắp máy có các vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội như sau: (1) Tạo ra giá trị sản lượng lớn đóng góp vào GDP cho quốc gia; (2) Góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước; (3) Góp phần vào việc thay đổi cơ cấu kinh tế ngành; (4) Góp phần vào việc phát triển ngành cơ khí chế tạo; (5) Góp phần vào việc đào tạo và thu hút lao động kỹ thuật bậc cao . 1.4. Những yếu tố tác động đến sự phát triển ngành công nghiệp lắp máy 1.4.1. Những yếu tố bên trong Những yếu tố bên trong của ngành lắp máy bao gồm : Sản phẩm chủ lực, trình độ phát triển công nghệ, mô hình tổ chức quản lý, quy mô và mô hình tổ chức sản xuất, nguồn nhân lực, vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư. 1.4.2. Những yếu tố môi trường bên ngoài Môi trườ ng vĩ mô : Bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP, FDI, tỉ lệ lạm phát, mức độ hội nhập quốc tế, đường lối công nghiệp hóa, dân số và địa lý và chính sách của nhà nước đối với doanh nghiệp. Môi trường vi mô : Bao gồm khách hàng, đối thủ hiện tại, đối thủ tiềm năng, quyền năng của nhà cung cấp và sản phẩm thay thế. 1.5. Kinh nghiệm phát triển của mộ t số tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp lắp máy trên thế giới. Từ kết quả nghiên cứu về mô hình phát triển của một số tổng công ty trên thế giới hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp lắp máy như: Siemens, MHI và HHI, các bài học kinh nghiệm được rút ra như sau: (1) Trong quá trình phát triển họ đều có chiến lược thích hợp và lộ trình vươn ra thị trương thế giới; (2) Có mô hình tổ chức chuyên môn hoá cao, với sự liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị thành viên; (3) Chú trọng đầu tư vào công tác R&D; (4) Bộ máy tổ chức gọn và hiệu quả; (5) Chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực; (6) Thường xuyên tái cấu trúc để phù hợp với thị trường trong từng giai đoạn. 8 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 : Để thực hiện đường lối công nghiệp hóa, xây dựng đất nước thành nước công nghiệp phát triển, mỗi một quốc gia đều có một số tổng công ty công nghiệp lắp máy để thực hiện sứ mạng đó. Trong quá trình phát triển các tổng công ty này chịu sự tác động lớn của môi trường vĩ mô như: Tốc độ tăng GDP, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, đường lối công nghi ệp hóa, mức độ hội nhập kinh tế thế giới cũng như chính sách ưu đãi và quản lý đối với doanh nghiệp. Bên cạnh môi trường vĩ mô, các tổng công ty này còn chịu sự tác động của môi trường trong ngành mà theo M. Porter đó là 5 lực lượng cạnh tranh. Từ các cơ lý luận về việc phát triển ngành công nghiệp lắp máy, chương 1 cũng nghiên cứu về lịch sử phát triển của các tổng công ty công nghiệp lắ p máy lớn trên thế giới, đã rút ra được 6 bài học kinh nghiệm bổ ích cho việc xây dựng các giải pháp phát triển Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam, cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành công nghiệp lắp máy nói chung. CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về Tổng Công ty Lắp máy Việt nam 2.1.1. Lịch sử hình thành Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam được thành lập năm 1960 và đã trải qua 3 giai đọan : Giai đọan 1960 - 1979, có tên gọi là Công ty Lắp máy thuộc Bộ Xây dựng; giai đoạn 1979 - 1995, có tên gọi là Liên hiệp các Xí nghiệp Lắp máy thuộc Bộ Xây dựng; giai đoạn từ 1995 đến nay, có tên g ọi là Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA). 2.1.2. Về cơ cấu sản phẩm hiện trạng của LILAMA Đến thời điểm 2008, LILAMA có 7 lĩnh vực kinh doanh như sau: Các dự án EPC; sản xuất công nghiệp và chế tạo thiết bị cơ khí; [...]... tục phát triển và đóng góp vai trò của mình trong cơng cuộc xây dựng nước ta thành nước cơng nghiệp phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế, LILAMA cần phải có các định hướng phát triển phù hợp, mới đạt được các mục tiêu cũng như để phát triển bền vũng CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TỔNG CƠNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển Tổng Cơng ty Lắp máy Việt Nam đến năm. .. Tổng Cơng ty Lắp máy Việt Nam đến năm 2020 3.1.1 Quan điểm phát triển Tổng Cơng ty Lắp máy Việt Nam đến năm 2020 Xuất phát từ đường lối của Đảng và Nhà nước về CNH-HĐH, về đổi mới nâng cao hiệu quả và vai trò của các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội Đây là những cơ sở quan trong để hình thành quan điểm phát triển Tổng Cơng ty Lắp máy Việt Nam cụ thể như sau: Một là: Phải sắp... của Tổng Cơng ty Lắp máy Việt Nam (7) Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước Tóm lại, các giải pháp về phát triển Tổng Cơng ty Lắp máy Việt Nam đến năm 2020 được trình bày ở trên mang tính ngun tắc định hướng, trong q trình thực hiện cần phải triển khai thành các đề án và kế hoạch cụ thể cho từng lĩnh vực Có như vậy, mới làm cho định hướng phát triển Tổng Cơng ty Lắp máy Việt Nam. .. giải pháp để phát triển Tổng Cơng ty Lắp máy Việt Nam đến năm 2020 2) Lựa chọn các giải pháp bằng việc sử dụng các ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) Trên cơ sở các giải pháp được hình thành từ ma trận SWOT, sử dụng ma trận định lượng QSPM để đánh giá và lựa chọn các nhóm giải pháp 3.2.2 Hệ thống các nhóm giải pháp để phát triển Tổng Cơng ty Lắp máy Việt Nam đến năm 2020 1) Nhóm... cần có quy hoạch tổng thể mạng lưới phát triển ngành cơng nghiệp lắp máy và cơ khí chế tạo Việt Nam đến năm 2020 - Nhà nước cần sáp nhập một số cơng ty nhà nước, để hình thành một số Tổng Cơng ty Cơng nghiệp nặng hàng đầu của Việt Nam - Bổ sung vào Luật Cơng ty và ban hành cụ thể mơ hình Tổng Cơng ty Cơng nghiệp nặng do nhà nước nắm quyền chi phối, hoạt động theo mơ hình tổng cơng ty hàng dọc kiểu... học viện cơng nghệ để đào tạo nguồn nhân lực về quản lý, nghiên cứu, thiết kế, giám sát và kỹ thuật bậc cao 19 3.2 Các giải pháp phát triển Tổng Cơng ty Lắp máy Việt Nam đến năm 2020 3.2.1 Cơ sở hình thành và lựa chọn các giải pháp phát triển Tổng Cơng ty Lắp máy Việt Nam 1) Hình thành các giải pháp trên cơ sở phân tích mơ hình SWOT của Albert S Humphrey Trên kết quả phân tích ở chương 2, đã xác định... khác, năm 2008 là năm Việt Nam có tỉ lệ lạm phát tăng cao, do ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu Cơ chế chính sách: Với đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa và phát triển ngành cơ khí 15 Việt Nam, về đổi mới cơ chế quản lý của các tổng cơng ty nhà nước sẽ là những yếu tố thuận lợi tác động đến sự phát triển của LILAMA Dân số và địa lý: Dân số của Việt Nam năm. .. dựng, Bộ Cơng Thương về việc đào tạo nguồn nhân lực, đề xuất phương án sắp xếp đổi mới và cơ chế hoạt động của mơ hình Tổng Cơng ty Cơng nghiệp nặng Việt Nam TĨM TẮT CHƯƠNG 3: Việc phát triển Tổng Cơng ty Lắp máy Việt Nam thành Tổng Cơng ty Cơng nghiệp nặng hàng đầu Việt Nam, theo mơ hình tổng thầu trọn gói EPC các dự án cơng nghiệp theo thơng lệ quốc tế, để LILAMA có đủ năng lực thực hiện xây dựng các... Heavy Industries của Nhật và Hyundai Heavy Industries của Hàn Quốc Kết hợp với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Cơng ty Lắp máy Việt Nam Có 7 nhóm giải pháp phát triển LILAMA đến năm 2020 trở thành Tổng Cơng ty Cơng nghiệp nặng mạnh của Việt Nam Đồng thời, là tổng cơng ty nòng cốt về chế tạo thiết bị cơ khí, được đề cập như sau: (1) Nhóm giải về sản phẩm chủ lực (2) Nhóm giải pháp về cơng... đãi về vốn đầu tư để phát triển ngành cơng nghiệp lắp máy 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.3.1 Với Chính phủ - Ban hành mơ hình hoạt động và cơ cấu tổ chức của các Tổng Cơng ty cơng nghiệp nặng nhà nước nói chung và Tổng Cơng ty Cơng nghiệp nặng LILAMA - Phê duyệt quy hoạch mạng lưới phát triển ngành cơng nghiệp lắp máy Việt Nam đến năm 2020 - Cho phép sáp nhập và tổ chức lại một số Cơng ty nhà nước hoạt động

Ngày đăng: 21/04/2013, 16:16

Hình ảnh liên quan

Giá trị sản xuất kinh doanh của LILAMA theo bảng 2.1 dưới đây. - Phát triển tổng công ty lắp may Việt nam đến năm 2020

i.

á trị sản xuất kinh doanh của LILAMA theo bảng 2.1 dưới đây Xem tại trang 12 của tài liệu.
6) Nhĩm giải pháp về hồn thiện mơ hình tổ chức sản xuất của - Phát triển tổng công ty lắp may Việt nam đến năm 2020

6.

Nhĩm giải pháp về hồn thiện mơ hình tổ chức sản xuất của Xem tại trang 23 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan