1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Gốm bát tràng xưa và nay

82 395 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Tuy nhiên, trong số các làng gốm nói trên có thể nói Bát Tràng là một làng nghề truyền thống tiêu biểu, không chỉ trong quá khứ mà cả ở hiện tại vẫn giữ được nhịp độ phát triển của một l

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tác giả khóa luận xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc thầy giáo ThS Phùng Gia Thế - người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp tác giả hoàn thành khóa luận này

Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành khóa luận

Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2010

Tác giả khóa luận

Trương Thị Mai Hương

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS Phùng Gia Thế Tôi xin cam đoan rằng:

- Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi

- Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực

- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kỳ công trình nghiên cứu nào từng được công bố

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2010

Tác giả khóa luận

Trương Thị Mai Hương

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

3 Mục đích nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Đóng góp của khóa luận 8

7 Bố cục của khóa luận 8

NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1: LÀNG BÁT TRÀNG 9

1.1 Khái niệm làng nghề 9

1.2 Vị trí địa lý làng gốm 9

1.3 Lịch sử hình thành và phát triển làng gốm 11

1.4 Nét văn hoá làng gốm 18

CHƯƠNG 2: NGHỀ GỐM BÁT TRÀNG 25

2.1 Quy trình sản xuất gốm 25

2.1.1 Quá trình tạo cốt gốm 25

2.1.2 Quá trình trang trí hoa văn và tạo men 30

2.1.3 Quá trình nung 34

2.2 Đặc điểm gốm Bát Tràng 40

2.2.1 Về loại hình 41

2.2.2 Về trang trí 45

2.2.3 Về dòng men 47

2.3 Gốm Bát Tràng trong đối sánh với gốm Phù Lãng 52 CHƯƠNG 3: GỐM BÁT TRÀNG - THỰC TRẠNG VÀ

Trang 4

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 56

3.1 Thực trạng 56

3.1.1 Thực trạng về sản xuất 56

3.1.2 Thực trạng về du lịch 60

3.2 Định hướng phát triển 62

3.2.1 Định hướng phát triển sản xuất 62

3.2.2 Định hướng phát triển du lịch 64

KẾT LUẬN 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Gốm là một trong những phát minh quan trọng đối với loài người nói chung cũng như đối với người Việt Nam nói riêng Từ ngàn đời nay, đồ gốm

đã gắn bó mật thiết với cuộc sống của nhân dân ta Trong cuốn “Nghệ thuật

gốm Việt Nam”, họa sĩ Trần Khánh Chương viết: “Việt Nam là một trong

những nơi xuất hiện gốm sớm Theo các tài liệu cổ, cách đây một vạn năm ở Việt Nam đã ra đời loại gốm đất nung Với văn hóa Bắc Sơn (thời kì đồ đá mới) ngoài những đồ đá được ghè, đẽo, mài, người ta đã tìm thấy những mảnh gốm có niên đại xa xôi như ở Sũng Sàm (Hòa Bình), Bó Lún (Cao Bằng), Thẩm Hơi (Thanh Hóa)… Đồ gốm còn liên tục được phát hiện ở các di chỉ Quỳnh Văn (Nghệ Tĩnh), Mai Pha (Lạng Sơn), Đa Bút (Thanh Hóa) Với chí sáng tạo và bàn tay khéo léo của người thợ gốm, gốm cổ Việt Nam đã trở thành một loại hình nghệ thuật trang trí mang tính dân gian sâu sắc Đến ngày nay, đồ gốm vẫn gắn bó mật thiết với cuộc sống của tất cả mọi người, ở tất cả mọi nơi, giản dị bình thường mà lại vô cùng thân thiết Có thể nói gốm là biểu hiện của đặc trưng văn hóa dân tộc” [2 - tr 18]

Những cái tên Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng, Hương Canh, Thanh Hà… đã trở nên nổi tiếng từ thế kỷ XV, XVI Nhưng không ít làng gốm đã dần mai một theo thời gian bởi những điều kiện khách quan cũng như chủ quan, không còn phát triển thịnh vượng như những thế kỷ trước nữa Tuy nhiên, trong số các làng gốm nói trên có thể nói Bát Tràng là một làng nghề truyền thống tiêu biểu, không chỉ trong quá khứ mà cả ở hiện tại vẫn giữ được nhịp độ phát triển của một làng nghề, lửa ở Bát Tràng chưa bao giờ tắt, thậm chí ngày càng vươn xa hơn, tỏa rộng hơn trong từng bước phát triển của mình

Từ xưa đến nay, gốm luôn gắn liền với đời sống và nghệ thuật, trở thành một chứng nhân cho đời sống của con người, in dấu những biến đổi của

Trang 6

xã hội, kinh tế, văn hóa, tôn giáo ở mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước Trong nhiều lò gốm trên cả nước, gốm Bát Tràng luôn là cái tên quen thuộc với nhiều người dân Vì thế, tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng không chỉ là việc tìm hiểu một làng nghề, mà đó còn là việc tìm hiểu một địa chỉ văn hóa trong đời sống tinh thần của người Việt, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay

Tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng còn có ý nghĩa lí luận - thực tiễn quan trọng đối với một sinh viên ngành Việt Nam học

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Gốm Việt Nam nói chung cũng như gốm Bát Tràng nói riêng có lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời Nó đã thu hút được sự quan tâm chú ý của không ít các nhà nghiên cứu văn hóa cũng như các nhà khảo cổ học Từ lâu, gốm đã là đối tượng nghiên cứu của không ít các học giả Các tài liệu về gốm nói chung khá phong phú nhưng tài liệu đi sâu nghiên cứu về gốm Bát Tràng lại chưa nhiều

Năm 1989, Ủy ban nhân dân xã Bát Tràng đã cho biên soạn cuốn “Quê

gốm Bát Tràng” Trong cuốn sách này, các tác giả đã nêu lên lịch sử hình

thành của làng gốm cũng như phong tục tập quán, nếp ăn ở sinh hoạt của người dân làng gốm: “Là một làng nghề đồng thời là một làng văn học cho nên người đàn ông Bát Tràng sống rất hào hoa còn phụ nữ thì đảm đang tháo vát” [20 - tr 23] Bên cạnh đó, cuốn sách còn miêu tả thực tế lịch sử của làng nghề trong những năm trước Cách mạng tháng Tám, và trong những năm chiến tranh: “Bát Tràng quê gốm, nhưng đâu chỉ có thuần nghề làm gốm Trong mọi bước chuyển mình của đất nước, người Bát Tràng đều có mặt và

để lại nhiều tấm gương tiêu biểu về lòng yêu nước, về tinh thần phấn đấu hy sinh Có biết bao người của làng quê gốm đã đứng trong đội ngũ của thủ lĩnh Trần Thiện Thuật từng góp tiếng súng bắn vào đồn binh Pháp trên đất huyện Gia Lâm, khiến cho chúng vô cùng hoảng sợ” [20 - tr 81] Đồng thời cuốn

Trang 7

sách cũng nêu ra những định hướng phát triển cho làng nghề trong những năm sau đổi mới của đất nước

Năm 1995, một số học giả của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam biên soạn

cuốn “Gốm Bát Tràng thế kỷ XIV - XIX” Trong cuốn sách này, các tác giả

trình bày lịch sử hình thành và qui trình sản xuất đồ gốm Bát Tràng Đặc biệt, cuốn sách có các bức ảnh minh họa đồ gốm của Bát Tràng từ thế kỷ XIV - XIX mà Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã sưu tầm được, ngoài ra còn hệ thống được các minh văn thể hiện bằng khắc chìm hay viết bằng men lam dưới men trắng, cho biết những thông tin về niên đại, họ tên, quê quán tác giả chế tạo cũng như họ tên của người đặt hàng

Có thể nói, đây là hai công trình tiêu biểu đã lấy gốm Bát Tràng làm đối tượng nghiên cứu chính Tuy nhiên cả hai cuốn đều được xuất bản cách đây nhiều năm, do đó chúng ta chỉ thấy được lịch sử hình thành, phát triển cũng như những đặc điểm của gốm xưa mà không thấy được những nét mới của gốm Bát Tràng ngày nay Vì vậy, tác giả khóa luận đã mạnh dạn triển khai nghiên cứu đề tài “Gốm Bát Tràng xưa và nay”

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng: toàn bộ những đặc điểm về lịch sử, văn hoá của làng gốm Bát Tràng, sản phẩm gốm Bát Tràng

Trang 8

4.2 Phạm vi nghiên cứu: làng gốm Bát Tràng từ khi hình thành cho tới giai đoạn hiện nay; có sự so sánh để thấy được sự khác biệt, nét đặc trưng của làng gốm Bát Tràng

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, miêu tả

- Phương pháp khảo sát thực địa

6 Đóng góp của khóa luận

6.1 Chỉ ra và nêu bật được những nét đặc sắc của làng gốm Bát Tràng - một làng nghề truyền thống tiêu biểu của Việt Nam

6.2 Trình bày có hệ thống về qui trình sản xuất và đặc điểm gốm Bát Tràng

6.3 Nêu lên thực trạng của làng gốm hiện nay và đưa ra một số định hướng để bảo tồn và phát triển làng gốm Bát Tràng

7 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Làng Bát Tràng Chương 2: Nghề gốm Bát Tràng Chương 3: Gốm Bát Tràng - thực trạng và định hướng phát triển

Trang 9

1.2 Vị trí địa lý làng gốm

Làng gốm Bát Tràng thuộc địa phận xã Bát Tràng Xã Bát Tràng từ xưa đến nay đều thuộc cấp hành chính của huyện Gia Lâm

Qua nhiều nguồn tài liệu cho biết huyện Gia Lâm từ khi ra đời tới nay có

vị trí tương đối ổn định Theo sách “Đại Việt sử kí toàn thư”, tên gọi Gia Lâm xuất hiện từ thời nhà Lý (1010 - 1225):

Trang 10

“Năm Giáp Thân (1044) đặt trạm Hoài Viễn ở bờ sông Gia Lâm để làm chỗ nghỉ cho người nước ngoài đến chầu” [8 - tr 224]

“Năm Nhâm Dần (1062) mùa xuân, quận Gia Lâm dâng con rùa sáu con ngươi và ba chân” [8 - tr 231]

Sau đó quận Gia Lâm đổi thành huyện vào thời Trần Dưới thời Lý, Trần

và Hồ (1010 - 1400), huyện Gia Lâm thuộc phủ Thiên Đức, lộ Bắc Giang Khi Lê Lợi đại thắng quân Minh đã tiến hành phân chia lại các cấp hành chính cả nước thì huyện Gia Lâm được chia về phủ Thiên Đức thuộc Bắc Đạo

Vào năm thứ sáu niên hiệu Quang Thuận (1466) đời vua Lê Thánh Tông, huyện Gia Lâm chia về phủ Thuận An thuộc thừa tuyên Bắc Giang Ba năm sau thừa tuyên Bắc Giang đổi thành trấn Kinh Bắc

Đến thời Nguyễn, năm thứ ba niên hiệu Minh Mạng (1822), huyện Gia Lâm thuộc phủ Thuận An, trấn Bắc Ninh Năm 1831 trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh Năm 1862, huyện Gia Lâm chia về phủ Thuận Thành, vẫn thuộc tỉnh Bắc Ninh Đến năm 1912, Gia Lâm lại thuộc phủ Từ Sơn

Từ 2/1949 huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Hưng Yên 11/1949 lại thuộc về tỉnh Bắc Ninh Đến 31/5/1961, huyện Gia Lâm nhập về ngoại thành Hà Nội Tính đến thời Nguyễn, niên hiệu Gia Long (1802 - 1820), huyện Gia Lâm

đã có cương vực gần như hiện nay Sử sách ghi lại Gia Lâm dưới thời Đồng Khánh gồm mười tổng: Như Kinh, Kim Sơn, Đặng Xá, Gia Thị, Cự Linh, Đông Dư, Lạc Đạo, Cổ Biên, Nghĩa Trai và Đa Tốn Lúc ấy tổng Đa Tốn có chín xã trong đó có xã Đông Cao (sau đổi thành Giang Cao), tổng Đông Dư

có bốn xã trong đó có xã Bát Tràng Đến năm 1948 xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lấy tên là xã Quang Minh Đến 1964, Quốc hội khóa III nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định cho một số xã trở lại tên cũ, Bát Tràng được trở lại tên gọi cổ truyền

Trang 11

Như vậy xã Bát Tràng bao gồm hai xã Giang Cao và Bát Tràng gộp lại

Xã Bát Tràng nằm ở phần đất phía Đông Nam của huyện Gia Lâm và cũng là

phần đất giáp ranh với tỉnh Hưng Yên Phía Bắc xã Bát Tràng giáp xã Đông

Dư, phía Đông giáp với xã Đa Tốn, phía Nam giáp xã Kim Lan và xã Xuân

Quan

Bát Tràng có một vị trí tương đối thuận lợi, đến Bát Tràng bằng đường bộ

hay đường thủy đều tiện Năm 1958, nhà nước ta thực hiện công trình thủy lợi

Bắc Hưng Hải nhằm mục đích tưới tiêu cho đồng ruộng của ba tỉnh lúc bấy

giờ là Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương Từ đây tạo ra một con đường mới đi

vào xã Bát Tràng Từ Hà Nội, có thể theo đường thủy từ bến Chương Dương

hoặc bến Phà Đen, xuôi theo sông Hồng đến bến đình Bát Tràng (cảng du lịch

Bát Tràng) Nếu đi đường bộ, qua cầu Chương Dương hoặc Long Biên, dọc

theo tuyến đê Long Biên - Xuân Quan, tới cống Xuân Quan rẽ tay phải đi

khoảng một km sẽ tới trung tâm làng gốm Bát Tràng, hoặc đi từ quốc lộ 5, rẽ

vào Trâu Quỳ, qua xã Đa Tốn lên đê tới cống Xuân Quan rồi lại rẽ tay phải là

tới Bát Tràng Ngày nay việc đến Bát Tràng càng thuận lợi và nhanh chóng

hơn khi công ty vận tải Hà Nội mở tuyến xe buýt số 47 về tới tận chợ gốm

Bát Tràng vào năm 2006

1.3 Lịch sử hình thành và phát triển

1.3.1 Quá trình hình thành

Tên gọi Bát Tràng có từ bao giờ? Và nghề làm gốm xuất hiện khi nào?

Theo sử sách ghi chép lại, ta có thể xem thế kỷ XIV - XV là thời gian hình

thành làng gốm Bát Tràng:

Trong “Đại Việt sử ký toàn thư” có nói đến vụ lụt lội xảy ra vào tháng

bảy năm Nhâm Thìn, năm thứ mười hai niên hiệu Thiệu Phong nhà Trần

(1352) “nước sông lớn tràn lan, vỡ đê Bát - Khối, lúa má bị ngập…” [8 - tr 281] Đê Bát - Khối ở đây chính là đê Bát Tràng và Cự Khối Cũng

Trang 12

trong sách này ghi vào tháng mười hai năm Bính Thìn, năm thứ tư niên hiệu

Long Khánh (1376), vua Trần Nhân Tông mang mười hai vạn quân có đi qua

“bến sông xã Bát” (Trần Duy Anh chú giải “xã Bát” chính là xã Bát Tràng)

Trong “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi cũng có nhắc đến làng gốm Bát

Tràng: “Làng gốm Bát Tràng làm đồ bát chén”, “Bát Tràng thuộc huyện Gia

Lâm, Huê Cầu thuộc huyện Văn Giang - hai làng ấy chuyên cung ứng đồ

cống cho Trung Quốc là bảy mươi bộ bát đĩa, hai trăm tấm vải thâm” [18 - tr 33]

Tuy nhiên, theo dân gian truyền lại thì làng gốm Bát Tràng có thể ra đời

sớm hơn Hiện nay vẫn có một huyền thoại được truyền khẩu qua nhiều thế hệ

người làng gốm về nguồn gốc của nghề gốm Chuyện kể rằng: vào thời Trần,

có ba vị đỗ Thái học sinh được triều đình cử đi sứ phương Bắc là Hứa Vĩnh

Kiều người Bát Tràng, Đào Trí Tiến người làng Thổ Hà và Lưu Phương Tú

người làng Phù Lãng Sau khi hoàn tất công việc ngoại giao, trên đường về

nước qua vùng Thiều Châu (Quảng Đông) gặp bão lớn phải dừng nghỉ lại Tại

đây có xưởng gốm Khai Phong nổi tiếng, ba ông đã đến thăm và học lấy nghề

gốm cùng một số kỹ thuật đem về truyền bá cho dân chúng quê mình Hứa

Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men rạn trắng, vì thế mà Bát Tràng đã

nổi tiếng chuyên chế các đồ gốm men sắc trắng; Đào Trí Tiến truyền cho làng

Thổ Hà nước men sắc vàng đỏ; còn Lưu Phương Tú truyền cho làng Phù

Lãng nước men sắc vàng thẫm Ở làng Phù Lãng và Thổ Hà cũng lưu truyền

câu chuyện có nội dung tương tự như trên chỉ có ít khác biệt về tình tiết, đó là

thời điểm ba vị đi sứ là vào cuối thời Lý, vị thứ nhất tên Hứa Vĩnh Cảo và vị

thứ ba có tên Lưu Vĩnh Phong Nếu truyền thuyết trên là đúng thì nghề gốm

Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý

Tuy nhiên cốt lõi thực hư của câu chuyện này ra sao? Tên họ của ba vị

Thái học sinh kể trên tới nay chưa có cơ sở nào để khẳng định và quan trọng ở

Trang 13

Bát Tràng chưa ai thừa nhận Hứa Vĩnh Kiều là ông tổ nghề của mình Còn có một giả thiết khác của học giả nước ngoài cho rằng nghề gốm ở nước ta là do một người thợ Trung Quốc có tên là Hoàng Quảng Hưng - người đã đến định

cư tại Bát Tràng và dạy cho nhân dân ở đây nghề gốm Tuy nhiên giả thiết này đã được các nhà nghiên cứu sử học và khảo cổ học của nước ta kết luận là sai lầm và không có căn cứ chính xác Chưa tính đến gốm Bát Tràng, gốm Việt Nam nói chung với những dấu vết đã tìm được thì các nhà khảo cổ học cho biết chúng có niên đại từ hơn 6.000 năm trước Đến giai đoạn gốm men Đại Việt (thế kỷ XI trở đi) thì trên đất nước ta đã hình thành nhiều trung tâm gốm: Hà Bắc, Thanh Hóa, Thăng Long, Đà Nẵng… Những trung tâm này mọc lên nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng chùa tháp cùng với những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của vua chúa triều đình

Còn có một truyền thuyết nữa về làng Bát Tràng Theo các cụ kể lại, trong số các dòng họ ở Bát Tràng có dòng họ Nguyễn Ninh Tràng Chữ

“Tràng” cũng có thể đọc chệch là “Trường” Vậy phải chăng đây là dòng họ Nguyễn từ Vĩnh Ninh (Thanh Hóa) - nơi đã từng sản xuất loại gạch xây thành

có tiếng trong lịch sử? Tiếp sau dòng họ Nguyễn là dân làng Bồ Bát (Bồ Xuyên và Bạch Bát) thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hóa ngoại; ngày nay Bồ Xuyên và Bạch Bát là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, vùng này có loại đất sét trắng rất thích hợp với nghề gốm Theo truyền thuyết và gia phả một số họ như họ

Vũ ở Bồ Xuyên, ngày xưa cư dân Bồ Bát chuyên làm nghề gốm lâu đời, điều này được xác nhận qua dấu tích của những lớp đất nung và mảnh gốm dày đặc tìm thấy ở nhiều nơi của vùng này Tương truyền lúc đầu có năm cụ thuộc các dòng họ Lê, Trần, Vương, Phạm, Nguyễn đem gia quyến đến vùng bảy hai gò đất trắng này để lập nghiệp Họ sống quần tụ với những người thuộc dòng họ Nguyễn Ninh Tràng, lập thành phường sản xuất gốm gọi là Bạch Thổ

Trang 14

phường, sau đó đổi thành phường Bá Tràng, rồi đến cuối thời Trần mang tên

xã Bát và sang thế kỷ XV mang tên Bát Tràng Từ đây nghề gốm ngày một phát triển, số gia đình từ làng Bồ Bát kéo ra ngày một đông Đình làng Bát Tràng hiện nay còn giữ câu đối ghi dấu việc chuyển cư này:

Lê sơ (đầu thế kỷ XV):

- Gia phả họ Trần có ghi: “Cụ khởi tổ nguyên quán tại xã Bồ Bản tỉnh Thanh Hóa Năm ba mươi tuổi, gia đình bị hỏa hoạn bèn cùng với người trong xã là họ Vương, họ Lê, họ Phạm và họ Nguyễn đến phường Bạch Thổ

để sinh cơ lập nghiệp”

- Gia phả họ Lê cũng ghi: “Trước khi dân Bồ Bát (Thanh Hóa) gặp thời loạn lạc, cuối Trần đầu Lê ông cụ nhà ta là Phúc Thái cùng với cụ bà đến chỗ bến sông, dựng nhà cửa sống bằng nghề làm gốm…”

Dân làng Bát Tràng chủ yếu sống bằng nghề thủ công làm gốm, còn lại làm quan, dạy học, buôn bán Làng Bát Tràng lợi thế sông nước bến bãi nhưng ruộng đất trồng cấy chẳng có là bao Trước đây làng chỉ có bảy mươi, tám mươi mẫu đất bãi để trồng đậu Số đất này được chia đều cho các suất đinh từ 18 - 60 tuổi trong các họ Tuy nhiên số đất đó cũng không cố định vì thỉnh thoảng lại có nạn lở đất nên ba đến bốn năm làng phải chia lại đất cho đều

Trang 15

Như vậy chỉ có câu chuyện về làng Bồ Bát chuyển cư và định cư tại Bát

Tràng là có cơ sở thực tế, gắn liền với thực tiễn lịch sử, với căn cứ gia phả các

dòng họ còn đến nay Nghề gốm ở Bát Tràng gắn liền với quá trình lập làng,

có thể coi thời điểm cuối thời Trần (thế kỷ XIV) là thời điểm mở đầu, hình

đối với công thương nghiệp cởi mở hơn, không chủ trương “ức thương” như

thời kỳ trước nên kinh tế hàng hóa có điều kiện phát triển thuận lợi Sản phẩm

gốm Bát Tràng cũng phong phú và được lưu thông rộng rãi

Đặc biệt trong bộ sưu tập gốm Bát Tràng thời nhà Mạc có nhiều sản

phẩm có minh văn ghi rõ năm chế tạo, họ tên người đặt hàng và người sản

xuất Qua những minh văn này, ta thấy người đặt hàng bao gồm cả một số

quan chức cao cấp và quí tộc nhà Mạc Người đặt hàng trải ra một không gian

rộng lớn bao gồm nhiều phủ huyện vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Bát Tràng đã sản xuất được những sản phẩm cao cấp đáp ứng được nhu cầu

của tầng lớp quí tộc và nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân Người sản xuất

được ghi tên vào sản phẩm gốm có cả nam và nữ Họ đều là những nghệ nhân

nổi tiếng của làng gốm Bát Tràng

1.3.2.2 Thế kỷ XVI - XVII

Vào thời gian này gốm Bát Tràng phát triển trong bối cảnh kinh tế mới

của đất nước và khu vực Sau những phát kiến địa lý cuối thế kỷ XV, nhiều

nước phát triển của Tây Âu như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp… tràn sang

phương Đông, đua nhau lập công ty, xây dựng căn cứ để buôn bán với khu

vực này

Trang 16

Nhà Minh ở Trung Quốc sau khi thành lập (1371) có chủ trương cấm tư nhân buôn bán với nước ngoài, làm cho việc xuất khẩu gốm sứ nổi tiếng của Trung Quốc bị hạn chế, từ đó tạo điều kiện cho gốm sứ Việt Nam mở rộng thị trường ở Đông Nam Á Đến năm 1644 nhà Thanh lại thi hành chính sách cấm vượt biển buôn bán với nước ngoài Chính trong thời gian này, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong đó có gốm sứ không bị hàng Trung Quốc cạnh tranh, lại có điều kiện phát triển hơn

Chính bối cảnh trên đã thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Việt Nam, thế

kỷ XVI - XVII là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất gốm xuất khẩu trong đó ở phía Bắc có hai trung tâm quan trọng và nổi tiếng là Bát Tràng và Chu Đậu Trong khi đó Bát Tràng có may mắn nằm bên bờ sông Nhị, ở khoảng giữa Thăng Long và phố Hiến - hai đô thị, hai trung tâm mậu dịch lớn nhất thời bấy giờ, trên đường thủy nối liền hai đô thị này, là cửa ngõ thông thương với thế giới bên ngoài

1.3.2.3 Thế kỷ XVIII - XIX

Ngay từ cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, việc buôn bán xuất khẩu

đồ gốm sang Đông Nam Á bị giảm sút nhanh chóng Năm 1684 sau khi giải phóng Đài Loan, triều Thanh bãi bỏ chính sách cấm vượt biển buôn bán với nước ngoài Từ đó gốm sứ chất lượng cao của Trung Quốc tràn vào thị trường Đông Nam Á, đồ gốm Việt Nam không đủ sức cạnh tranh Nhật Bản cũng bắt đầu mở cửa, kinh tế phát triển, không phải mua sản phẩm của nước ngoài như trước kia

Bối cảnh trên cùng với chính sách hạn chế ngoại thương của chính quyền Trịnh - Nguyễn (thế kỷ XVIII) và của triều đình nhà Nguyễn (thế kỷ XIX) đã làm cho quan hệ mậu dịch đối ngoại của Việt Nam sa sút và việc xuất khẩu đồ gốm cũng bị suy giảm Đây chính là lý do khiến một số trung tâm gốm bị tàn lụi Ví dụ như gốm Chu Đậu đã từng phát triển rực rỡ ở thế kỷ

Trang 17

XV - XVI nhưng sau đó hầu như bị xóa bỏ, đến mức độ ngày nay cư dân sống trên mảnh đất này không còn biết nghề gốm

Gốm Bát Tràng tuy có bị ảnh hưởng nhưng vẫn giữ được sức sống bền

bỉ nhờ có một thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những sản phẩm đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí và gạch xây dựng - những sản phẩm thiết yếu cho mọi tầng lớp xã hội từ quí tộc đến dân thường Cuối thế kỷ XVIII (năm 1791), nhà thơ Cao Huy Diệu ghé thuyền qua bến Bát Tràng có ghi lại bài thơ

“Bát Tràng vãn bạc” (Buổi trưa đậu thuyền ở Bát Tràng) với lời tiểu dẫn:

“Năm Giáp Dần tôi đi chơi, bèn đáp thuyền buôn cùng đi Đúng trưa đậu thuyền ở bến Bát Tràng, thấy phố chợ đông đúc, hàng bày đầy ắp, mái chèo đi lại tới tấp, ngoài bờ sông một bãi dâu xanh mướt, cảnh xuân như vẽ” Bài thơ như sau:

“ Sông lớn dừng thuyền ở bến ngang

Đến đây lò bát chốn quê hương

Sờ sờ đất mới làn roi nổi Thăm thẳm nương dâu bãi bạt ngàn

Đi lại lối quen nơi phát đạt Bán buôn tấp nập khách giàu sang”

Chỉ qua bài thơ trên ta cũng có thể thấy Bát Tràng vẫn là một trung tâm sản xuất gốm truyền thống có tiếng trong nước

1.3.2.4 Từ thế kỷ XIX trở đi

Trong thời kỳ Pháp thuộc, các lò gốm Bát Tràng tuy bị một số xí nghiệp gốm sứ ngoại nhập cạnh tranh nhưng vẫn duy trì được hoạt động bình thường Bên cạnh những hộ sản xuất cá thể, đã xuất hiện một số chủ lò giàu có

Khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, đến năm 1957 các cá nhân là địa chủ ở đây đã góp vốn thành lập công ty gốm Trường Thịnh, sản xuất đồ gốm sứ dân dụng phục vụ xã hội Năm 1958, khi nhà nước có chính sách công tư hợp

Trang 18

doanh thì công ty được chuyển đổi thành xí nghiệp sứ Bát Tràng với số công nhân có lúc lên tới 1.250 người Với cơ sở vật chất đầy đủ, nhân công Bát Tràng được thử nghiệm, thực hành, sáng tạo trên cơ sở sự cần cù, chịu khó

Từ đó mà một thế hệ có tay nghề gốm vững chãi được hình thành Cũng trong thời gian này, các xí nghiệp và hợp tác xã liên tục ra đời: xí nghiệp X51, X54, hợp tác xã Hợp Thành, Hưng Hà, Hợp Lực… Các cơ sở trên chuyên cung cấp hàng tiêu dùng trong nước, một số hàng thủ công mỹ nghệ và một số mặt hàng xuất khẩu Bên cạnh những nghệ nhân có tiếng như Đào Văn Can, Nguyễn Văn Khiếu, Lê Văn Vấn, Nguyễn Văn Cổn… Bát Tràng đã đào tạo được hàng trăm thợ gốm trẻ cung cấp cho các lò gốm mới mở trên cả nước

Từ 1986 trở đi, trong công cuộc đổi mới chung của cả nước, làng gốm Bát Tràng đã có nhiều chuyển biến lớn theo xu hướng kinh tế thị trường Một

số xí nghiệp kịp thời chuyển hướng sản xuất vẫn tồn tại và phát triển Các hợp tác xã lần lượt giải thể hoặc chuyển thành công ty cổ phần Phổ biến ở Bát Tràng hiện nay là những đơn vị sản xuất theo qui mô hộ gia đình Xã Bát Tràng ngày nay bao gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao, là một trung tâm gốm lớn của nước ta Sản phẩm gốm Bát Tràng ngày càng phong phú đa dạng, có mặt trên thị trường cả nước từ Bắc chí Nam, được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu

1.4 Bát Tràng - làng quê văn hóa

1.4.1 Nhìn lại những dấu tích xưa

Như mọi làng quê Việt Nam xưa, tại Bát Tràng có văn chỉ, đình, chùa, đền, miếu khang trang Dường như những công trình kiến trúc ấy là những dấu hiệu chứng minh về một làng quê văn hiến Nơi đó chẳng những là niềm

tự hào, là nơi thiêng liêng để gửi gắm những ước mơ, khát vọng của mỗi người dân mà còn là nơi mọi người cùng tham gia những sinh hoạt cộng đồng với hội hè đình đám hàng năm

Trang 19

1.4.1.1 Đình Bát Tràng

Là một trong những ngôi đình lớn của xứ Kinh Bắc xưa, đình Bát Tràng không thờ tổ nghề mà thờ Lục vị Thành hoàng Theo bài “Tạo đình kí” thì Đình được làm lại, lợp ngói với qui mô đồ sộ vào tháng Chạp năm Canh

Tý (1720) niên hiệu Bảo Thái đời vua Lê Dụ Tông Đình xây dựng theo kiểu chữ Nhị, phía trong là tòa Đại bái gồm năm gian hai chái, cột đình được làm bằng những cây gỗ lim to, các gian bên được lát bục gỗ để làm chỗ ngồi Địa thế của ngôi Đình rất đẹp, trông ra dòng sông Nhị mênh mông, xa xa là núi Tam Đảo, Ba Vì Trải qua bao cơn dâu bể, hiện nay Đình không còn nguyên vẹn như xưa, nhân dân Bát Tràng nhiều lần sửa sang để lấy nơi thờ cúng

Đình Bát Tràng được chia làm năm nóc:

Nóc Ninh Tràng thờ Hán Cao Tổ và Lữ Hậu Nóc Bảo Ninh thờ Cai Minh Chinh tự đại vương Nóc Đông Hội thờ Phan Đại Tướng

Nóc Kỳ Thiện thờ Hộ Quốc Thần Nóc Đoài thờ thần Bạch Mã Hiện nay, đình Bát Tràng còn giữ được hơn năm mươi đạo sắc của các thời Lê - Tây Sơn và thời Nguyễn phong cho các Thần hoàng Xưa nhất là đạo sắc thời Lê Cảnh Hưng Đặc biệt có nhiều đạo sắc của đời Quang Trung Đây là những di vật vô cùng quí giá mà đình Bát Tràng còn lưu giữ được Và trong đình làng có nhiều câu đối thờ mang ý nghĩa ca tụng quê hương trong thời thái bình thịnh trị

1.4.1.2 Văn chỉ Bát Tràng

Văn chỉ Bát Tràng được dựng ở phía sau đình Bát Tràng Trên Tam quan văn chỉ có ba chữ lớn bằng đá “Ngưỡng di cao” có nghĩa là “trông lên vời vợi” Văn chỉ có kiến trúc theo kiểu chữ Nhị đều dựng năm gian Bức Hoành Phi bằng gỗ sơn son thếp vàng, ở tiền tế có hai chữ “Văn hội” (hội của

Trang 20

làng văn) Trong văn chỉ có bệ thờ Đức Khổng Tử và bảy mươi hai vị học trò Bên trên bệ là bức hoành phi có dòng chữ “Thiên địa đồng lưu” (trời đất cùng luân chuyển)

Trước kia, mỗi khi hội họp làng văn, các quan viên coi việc ở Văn Chỉ lại đem hai bức trướng vóc có ghi đủ họ tên 364 vị khoa bảng của làng treo lên vị trí trang trọng để mọi người chiêm ngưỡng Đây chẳng những biểu hiện nét tự hào riêng của nhân dân Bát Tràng mà còn là nguồn động viên, khuyến khích các thế hệ con cháu chuyên tâm học hành tấn tới

1.4.1.3 Đình Giang Cao và chùa Kim Trúc

Đình Giang Cao hiện chỉ còn tòa tiền tế, tòa hậu cung không còn nữa Trên nền cũ của hậu cung, dân làng đã dựng lại vài gian để thờ cúng Đình thờ ai và được xây dựng từ bao giờ tới nay không còn đủ tư liệu để khảo cứu Chùa Kim Trúc là ngôi chùa chính của làng Bát Tràng Chùa nằm bên cửa sông Nhị Đáng tiếc nay chùa không còn nữa, tuy nhiên theo những gì được truyền lại thì chùa đã từng có kiến trúc với qui mô rất lớn

1.4.1.4 Chùa Bảo Minh và chùa Tiêu Dao

Chùa Bảo Minh xưa kia được dựng ở ngoài bãi sau làng, trên nền của hàng trăm ngôi mộ vô chủ Nay chùa không còn, chỉ còn một quả chuông đồng, trên có bốn chữ lớn “Bảo Minh tự chung” - chuông chùa Bảo Minh Chuông cao gần một mét được đúc vào tháng Chạp năm Ất Mão (1795) năm thứ ba niên hiệu Cảnh Thịnh Đây là một hiện vật quí, góp thêm vào khối di sản văn hóa của thời Tây Sơn

Chùa Tiêu Dao nằm ở địa phận thôn Giang Cao Kiến trúc chùa xưa không còn, trên nền cũ của chùa hiện nay là trường Trung học cơ sở Bát Tràng Tương truyền chùa xưa có qui mô to lớn, xây dựng trên nền đất cao, địa thế đẹp, trông về hướng Nam Hiện vật duy nhất còn lại của ngôi chùa là quả chuông đồng, đúc vào tháng ba năm Giáp Thân (1824), năm thứ ba niên

Trang 21

hiệu Minh Mệnh Nội dung bài minh văn trên chuông cho biết do thời thế loạn lạc, lại thêm gió táp mưa sa lâu ngày nên chùa đổ nát, sau có một số thiện nam tín nữ trong làng đã đóng góp tiền của để sửa sang lại chùa

1.4.2 Những tên tuổi làm rạng rỡ quê hương

Xã Bát Tràng có nhiều người đỗ đạt, nhiều nhân vật không chỉ được dân làng Bát Tràng ghi nhớ mà còn được cả nước biết đến Trong các thư tịch

cổ còn ghi lại ở nơi đây, trong các bia kí được ghi chép thì Bát Tràng có tới ba trăm sáu tư người đỗ đạt từ Tam trường trở lên, đặc biệt có chín người đỗ từ Tiến sĩ đến Trạng Nguyên và nhiều võ quan mà nay tên tuổi còn lưu danh trên bảng vàng bia đá trong Văn miếu ở cả Hà Nội và Huế

1.4.2.1 Trạng Nguyên Giáp Hải (1506 - 1586)

Ông là người mở đầu cho danh mục khoa bảng ở Bát Tràng Ông sinh

ra ở quê mẹ tại làng Công Luận - Văn Giang - Hưng Yên, tuy nhiên cha ông

là người gốc Bát Tràng

Thông minh từ nhỏ và học giỏi khác thường, ông đậu Trạng Nguyên năm 32 tuổi, là năm thứ chín niên hiệu Đại Chính nhà Mạc (1538) Ông làm quan cho nhà Mạc, là người chăm lo việc nước, giàu lòng nhân ái, từng nhiều lần dâng sớ mong nhà vua làm việc nghĩa vì dân Ông rất được vua tín nhiệm, khi tuổi cao nhiều lần xin về hưu nhưng vua Mạc Mậu Hợp quyến luyến không cho về Sau này khi ông mất, Mạc Mậu Hợp đã ban cho câu đối thêu vào cờ:

“Trạng Nguyên, tể tướng Đẩu Nam tuấn

Quốc lão, đế sư thiên hạ tôn”

Trang 22

1.4.2.2 Tiến sĩ Trần Thiện Thuật (1659 - ?)

Tự là Trung Mẫn, đỗ khoa thi Hội tổ chức vào tháng Mười năm Quí Hợi 1638 năm thứ tư niên hiệu Chính Hòa đời vua Lê Hy Tông Trong kỳ thi Đình tổ chức vào năm sau ông là một trong mười bốn người đỗ tiến sĩ Tên ông còn được lưu danh trên tấm bia đá lập ngày 2 tháng 3 năm thứ mười ba niên hiệu Vĩnh Thịnh đời vua Lê Dụ Tông (1717) tại Văn Miếu Hà Nội

1.4.2.3 Tiến sĩ Nguyễn Đăng Cẩm (1677 - 1736)

Ông đỗ tiến sĩ khoa thi Đình, tháng 6 năm Mậu Tuất 1718 năm thứ mười bốn niên hiệu Vĩnh Thịnh Lúc đó ông đang ở chức tri huyện, ở tuổi bốn mốt Ông là tấm gương về sự kiên trì học tập Sau khi đỗ tiến sĩ ông làm đến nhiều chức quan to, để lại nhiều tác phẩm, trong đó có “Bát Tràng xã Nguyễn tộc gia phả thực lục”

1.4.2.4 Tiến sĩ Vũ Văn Tuấn (1806 - ?)

Tự là Trạch Khanh Hiện nay ở Viện nghiên cứu Hán Nôm còn giữ được quyển sách chép về sự tích Vũ Văn Tuấn Theo đó ông mồ côi cha, nhà nghèo nhưng được mẹ chăm lo cho ăn học nên người Năm 1843 vào Huế thi Hội và đỗ Tiến sĩ Trên tấm bia dựng năm Quí Mão 1843 năm thứ ba niên hiệu Thiệu Trị tại Văn miếu ở Huế có tên ông Hiện nay tại nhà thờ họ Vũ ở làng Bát Tràng hiện còn tấm bia đá khắc lại bài ngự chế của Vua Tự Đức khen ngợi công lao đi sứ vất vả của các sứ bộ trong đó có Vũ Văn Tuấn

Ngoài các vị được kể tên trên, quê hương Bát Tràng còn rất nhiều tên tuổi đỗ đạt cao, đóng góp tài năng, trí tuệ và sức lực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước

1.4.3 Nếp sống phong tục

1.4.3.1 Phương châm xử thế

Trong phần mở đầu Hương ước của làng Bát Tràng ghi bằng chữ Hán

có đoạn:

Trang 23

“Đức nghiệp tương khuyến, vật câu cùng đạt

Quá thất tượng qui, vật vong tinh sát

Lễ tục tương giao, vật dung du việt Hoạn nạn tương tuất, vật manh lăng đoạt”

Tạm dịch là:

“Lấy nhân đức khuyên bảo nhau, chớ kể giàu nghèo Lấy điều phải làm lẽ sống, chớ quên tự sửa mình Đối xử với nhau theo lễ tục, không được vi phạm Hoạn nạn giúp nhau, không được manh tâm lấn cướp” Qua những câu trên, phần nào ta thấy được phương châm xử thế của mọi người với nhau, điều đó cũng được thể hiện trong phong tục tập quán của làng Đến Bát Tràng người ta còn thấy một điều đặc biệt là khi giỗ Tổ, trong mâm cỗ cúng bao giờ cũng có bát cháo và nắm cơm Việc này được các cụ già giải thích nhằm giáo dục con cháu sống phải có tình nghĩa thủy chung, biết trước biết sau, khi giàu sang phải nhớ lúc hàn vi, dù khó khăn bần hàn chỉ

có rau cháo cũng phải cưu mang lẫn nhau

1.4.3.2 Lệ làng phép họ

Tuy là làng nghề cổ truyền nhưng Bát Tràng không thờ Tổ nghề mà chỉ thờ Thần Hoàng trong đình làng Làng cũng không chia thành phe, giáp như thiết chế tổ chức thường thấy ở các vùng quê khác trước Cách mạng tháng Tám Cả làng có hai mươi họ chia ra làm nhiều nóc đình Hội làng Bát Tràng diễn ra vào ngày 15 đến 22/2 âm lịch Trước khi diễn ra lễ hội khoảng mười ngày, dân làng tổ chức lễ rước nước - một nghi thức phổ biến của những ngôi làng gần sông Điều khiển lễ rước nước long trọng này là một viên “đầu nước”, các quan viên chở thuyền mang chiếc chóe do chính người Bát Tràng

Trang 24

làm ra giữa sông Hồng để múc nước Người họ Nguyễn Ninh Tràng có vinh

dự được dùng gáo đồng múc nước đổ vào chóe Trước đó họ đốt những tràng pháo thật dài, tiếng pháo giòn giã hòa theo khói tỏa mịt mùng làm xáo động

cả một vùng sông nước Chóe nước được rước về tắm cho các bài vị ở ngôi miếu bên sông, sau đó dân làng rước các bài vị có đề tên tuổi, mỹ hiệu của các Thần ra đình tế lễ Mỗi khi tế xong các bài vị lại được rước về Miếu, tục gọi là “Thánh hoàn cung” Khi tế tại đình, các họ rước Tổ của mình ra phối hưởng, họ Nguyễn Ninh Tràng được rước bát hương có che lọng vàng đi cửa giữa, còn các họ khác lần lượt rước bát hương che lọng xanh đi cửa hai bên

Ngày nay, hội làng Bát Tràng vẫn diễn ra đều đặn vào Rằm tháng Hai

âm lịch hàng năm Ngày đầu tiên vào hội, làng phải sắm sửa lễ cúng Thành Hoàng: chọn một con trâu tơ thật béo đem thui vàng rồi đặt lên chiếc bàn lớn, kèm theo là sáu mâm cỗ và bốn mâm xôi Khi lễ xong cỗ được hạ xuống chia đều cho các họ trong làng cùng nhau ăn uống vui vẻ Tuy ngày nay một số nghi lễ không còn phức tạp, cầu kỳ như xưa nhưng vẫn đầy đủ các nghi thức truyền thống theo phong tục của làng Nhân dân Bát Tràng tự hào về mảnh đất quê mình, hàng năm vào dịp lễ hội, nhân dân thành kính dâng lên Thần Hoàng làng cầu xin cho dân giàu, làng xã văn minh, bình yên Đặc biệt vào những năm gần đây, đời sống của nhân dân Bát Tràng được cải thiện nhiều, đình chùa miếu mạo được sửa chữa trở nên khang trang, lễ hội được tổ chức đúng nghi lễ thủ tục, người dân ai cũng phấn khởi hồ hởi

Có thể nói Bát Tràng là một làng gốm lâu đời, nổi tiếng và cũng là một làng có truyền thống văn hóa lâu đời, vừa mang những sắc thái cộng đồng chung của các làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ, vừa phản ánh những nét đặc thù của một làng gốm lâu đời

Trang 26

đó tác thành nên giá trị của sản phẩm gốm Để cầu mong sự thịnh vượng, người thợ gốm Bát Tràng xưa mỗi khi phát hỏa nhóm lò lại thắp ba nén hương, khấn cầu cho sự hanh thông của Ngũ hành

Để làm ra đồ gốm, người thợ gốm phải trải qua rất nhiều công đoạn: chọn, xử lý, pha chế đất; tạo dáng, tạo hoa văn; phủ men; nung sản phẩm Những công việc ấy từ đời này sang đời khác cứ lặp đi lặp lại không chỉ ở một gia đình, một dòng họ, một làng quê mà ở khắp mọi nơi có nghề gốm Tuy thế ở mỗi làng gốm, qui trình lao động kỹ thuật này đã được đúc kết thành những phong cách truyền thống riêng Có thể chia qui trình sản xuất gốm của người Bát Tràng thành ba công đoạn chính: tạo cốt gốm; trang trí hoa văn, phủ men và cuối cùng là nung sản phẩm

2.1.1.2 Xử lý, pha chế đất

Trang 27

Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất gốm và phải được tiến hành một cách cẩn thận với bất kỳ làng gốm nào bởi vì trong đất dù là đất tốt vẫn chứa rất nhiều tạp chất Hơn thế nữa, tùy theo yêu cầu của từng loại gốm khác nhau mà người thợ gốm có những cách pha chế đất khác nhau Vì thế khâu xử lý đất và pha chế đất phụ thuộc phần lớn vào yêu cầu của loại hình sản phẩm để có thể cho ra đời những sản phẩm phù hợp

Ở Bát Tràng xưa, theo dân làng kể lại thì loại đất sét trắng ở phường Bạch Thổ hay đất non màu vàng xám ở vùng Dâu Canh được xử lý rất đơn giản, có thể làm hàng ngay mà không phải pha chế nghiền lọc Họ chỉ cần bớt tạp chất, ngâm đất trong bể từ ba đến bốn tháng để đất chín, sau đó người thợ dùng cuốc đảo đi đảo lại lần lượt rồi vun thành từng đống, xéo đi xéo lại cho thật nhuyễn, rồi dùng nề (kéo cắt đất làm bằng dây thép mỏng) thái mỏng chung quanh, lần lượt vào đến lõi Đất thái nhỏ được vun lên thành đống, xéo

đi xéo lại một lần nữa cho nhuyễn và có thể thái thêm một vài lần nữa cho thật kĩ trước khi chuyển sang khâu tiếp theo

Tại Bát Tràng hiện nay, phương pháp xử lý đất phổ biến là ngâm đất trong hệ thống bể chứa Thông thường mỗi cơ sở làm gốm đều xây dựng hệ thống bể chứa gồm bốn bể ở độ cao khác nhau Bể thứ nhất ở vị trí cao hơn cả gọi là bể đánh dùng để ngâm đất sét thô trong vòng từ ba đến bốn tháng Đất sét dưới tác động của nước sẽ bị phá vỡ kết cấu hạt nguyên thủy của nó và bắt đầu quá trình phân rã Thời gian ngâm đất càng lâu sẽ càng tốt vì quá trình phân hủy của đất diễn ra từ từ Khi đất đã chín, người ta đánh đất thật đều, thật tơi để các hạt đất thật sự hòa tan trong nước tạo thành một thứ dịch lỏng Sau đó người ta tháo chất dịch lỏng này xuống bể thứ hai thấp hơn gọi là bể lắng hay bể lọc Tại đây, đất sét bắt đầu lắng xuống, một số tạp chất nổi lên và người ta tiến hành loại bỏ chúng Nước ở bể lắng trong dần trở lại Ngày nay

để tiết kiệm nước, nhiều gia đình đã dùng bơm đưa nước trở lại bể đánh để

Trang 28

ngâm cốt đất mới Tiếp theo người ta múc chất hồ loãng từ bể lắng sang bể thứ ba gọi là bể phơi Người Bát Tràng thường phơi đất ở đây khoảng ba đến bốn ngày, sau đó chuyển sang bể cuối cùng là bể ủ Tại bể này, ôxit sắt và các tạp chất khác được khử bằng phương pháp lên men Vì thế mà thời gian ủ cũng không hạn chế, giữ đất trong bể ủ càng lâu thì các tạp chất càng bị khử triệt để hơn

Có thể nói khâu xử lý, pha chế đất của thợ gốm Bát Tràng không có quá nhiều công đoạn phức tạp nhưng lại đòi hỏi phải được tiến hành một cách cẩn thận, tỉ mỉ Trong quá trình xử lý, tùy theo yêu cầu của sản phẩm gốm mà người ta có thể pha chế thêm cao lanh ở mức độ nhiều ít khác nhau để tạo ra sản phẩm gốm ưng ý

2.1.1.3 Tạo dáng

Tạo dáng là quá trình tạo ra hình dáng của sản phẩm Phương pháp tạo dáng cổ truyền của người thợ gốm Bát Tràng là làm bằng tay trên bàn xoay Công đoạn tạo dáng bao gồm bốn thao tác: vuốt tay, be chạch, đắp nặn và in

- Vuốt tay: đất trước khi đưa vào bàn xoay đã được vò cho thật nhuyễn, cuốn thành thoi rồi ném (bắt nảy) cho thu ngắn lại Sau đó người ta đặt vào “mà” giữa bàn xoay, vỗ cho đất dính chặt rồi lại nén và kéo cho đất dẻo mới “định cữ” và “ra hương” chủ yếu bằng hai ngón tay bên phải Sau quá trình kéo đất bằng tay và sành tới mức cần thiết, người thợ sẽ dùng “sành dằn” để định hình sản phẩm Sản phẩm “xén lợi” và “bắt lợi” xong thì được cắt chân, đưa ra đặt vào “bửng” Trước đây công việc vuốt tay trên bàn xoay chủ yếu do người phụ nữ đảm nhiệm Họ ngồi trên một chiếc ghế cao hơn mặt bàn xoay rồi dùng chân quay bàn xoay và tay vuốt đất Cũng có thợ đàn ông làm công việc này, với đàn ông họ dùng bàn xoay quay bằng tay và nặng đà hơn Do cách vận hành bàn xoay, thợ đàn ông dùng tay để giật bàn xoay, thợ phụ nữ dùng chân để đạp đã gây ra một sự dị dạng nghề nghiệp cho những

Trang 29

thợ gốm Bát Tràng, xưa đó là nữ thì đi vòng kiềng (trọng tâm cơ thể rơi vào mép ngoài của bàn chân), nam thì vai bị lệch và cột sống oằn sang một bên Tuy nhiên kỹ thuật vuốt tay đã dần mất đi và hiện nay không còn mấy người thợ gốm Bát Tràng còn có thể làm được công việc vuốt tay này nữa

- Be chạch: cũng là một hình thức vuốt sản phẩm trên bàn xoay nhẹ đà và chủ yếu do đàn ông đảm nhiệm Ống đất trước khi vuốt được lần lượt tách ra thành từng phần tương ứng với sản phẩm vuốt nặn, người thợ vừa

be, vừa kéo, vừa định hình sản phẩm trên từng khoảnh đất này Nhờ be chạch

mà người thợ gốm đã giảm bớt được động tác đặt đất vào bàn xoay Lối be chạch vuốt tay trên bàn xoay được áp dụng cho việc tạo hình các hiện vật có kích thước lớn, có dáng tròn cân đối Tuy vậy trong thực tế người thợ gốm còn phải tạo vật phẩm đa hình, đa dạng nên họ không thể không dùng phương pháp đắp nặn

- Đắp nặn: hình thức này chỉ để tạo hình các vật phẩm không có dáng tròn xoay, chẳng hạn như những sản phẩm có hình bầu dục, hình đa giác hay các sản phẩm gốm công nghiệp Người thợ đắp nặn gốm là người có trình

độ kĩ thuật và mỹ thuật cao Có khi họ đắp nặn một sản phẩm gốm hoàn chỉnh nhưng cũng có khi họ đắp nặn riêng rẽ từng bộ phận của sản phẩm rồi chắp ghép lại sau Loại sản phẩm này thường chỉ làm đơn chiếc - trước đây là để cống nạp, cúng tiến; còn ngày nay là do yêu cầu của sản xuất gốm công nghiệp hay mỹ nghệ thì nghệ nhân gốm có thể đắp nặn một sản phẩm mẫu để

đổ khuôn thạch cao, phục vụ cho việc sản xuất hàng loạt

- In: nghĩa là tạo hình sản phẩm và các họa tiết trang trí theo khuôn gỗ trước đây và khuôn thạch cao ngày nay Để in một sản phẩm, người thợ gốm tiến hành các thao tác: đặt khuôn vào giữa bàn xoay, ghim chặt lại (nhờ các khớp và các vấu), láng một lớp bột men giả đất khô trong lòng

Trang 30

khuôn rồi ném mạnh đất in sản phẩm giữa lòng khuôn cho bám chắc chân, vét đất, lên lợi vành, quay bàn xoay và kéo cán tới mức cần thiết để tạo sản phẩm Người thợ gốm Bát Tràng ngày nay đã sử dụng phổ biến kỹ thuật đúc hiện vật Muốn có hiện vật gốm theo kĩ thuật đúc, trước hết người ta phải tạo khuôn bằng thạch cao Khuôn có cấu tạo từ đơn giản tới phức tạp Loại đơn giản là khuôn có hai mang, loại phức tạp thường có nhiều mang tùy theo hình dáng của sản phẩm định tạo Khi có khuôn thạch cao người thợ gốm chỉ cần rót hồ vào khuôn và phải kiểm tra xem độ khô của khuôn đã đảm bảo chưa và phải quét chất chống dính vào mặt trong của khuôn trước khi rót hồ đầy vào khuôn Đợi đến khi hồ đọng thành lớp mặt trong khuôn thì người ta đổ phần

hồ thừa ra Thời gian tháo khuôn tùy thuộc vào loại sản phẩm định tạo lớn hay nhỏ, dầy hay mỏng Có loại phải sau hai giờ mới có thể tháo khuôn nhưng cũng có loại chỉ phải chờ trong khoảng thời gian không quá mười phút Cách tạo dáng này trong cùng một lúc có thể tạo ra hàng loạt sản phẩm giống nhau, rất nhanh và giản tiện

2.1.1.4 Phơi sấy khô và sửa hàng mộc

Phơi sấy khô: sau khi tạo dáng sản phẩm, dù là đổ khuôn, vuốt nặn hay

in thì sản phẩm vẫn còn rất ướt và dễ bị biến dạng Người ta phải tiến hành phơi sản phẩm sao cho khô đều và không bị nứt nẻ Biện pháp tối ưu mà người thợ gốm Bát Tràng xưa sử dụng là hong khô các sản phẩm mộc này trên giá Người ta đặt các hiện vật mới tạo dáng trên một cái giá gỗ để nơi thoáng mát, thường là trong nhà có mái che mưa nắng Cách phơi này đảm bảo an toàn nhưng không kinh tế, ngày nay các gia đình, xưởng gốm ở Bát Tràng chuyển sang biện pháp sấy hiện vật trong lò Về nguyên tắc kĩ thuật, sấy đòi hỏi tăng nhiệt độ từ từ để nước bốc hơi dần dần, tuy không khử toàn

bộ nước trong các sản phẩm mộc nhưng quá trình sấy vẫn tạo ra cho hiện vật một độ cứng nhất định để khi đem vào nung gốm không bị biến dạng

Trang 31

Sửa hàng mộc bao gồm ba thao tác: dồi, tiện và sửa

- Dồi: sản phẩm sau khi đã định hình được phơi hong cho cương tay rồi đem ủ vóc, chờ sửa lại cho hoàn chỉnh Dồi một sản phẩm bao gồm bốn động tác: thứ nhất là đặt sản phẩm vào mà trên bàn xoay nhẹ đà, người thợ vừa quay bàn xoay vừa đẩy nhẹ vào chân vóc cho cân, động tác này gọi là

“tắt” hoặc “thích” Sau đó dùng dùi vỗ nhẹ vào chân vóc cho đất ở chân vóc chặt lại, động tác này có tác dụng làm cho sản phẩm tròn trở lại gọi là “lùa” Tiếp đó người thợ gốm dùng mây giang thí ngoài chân vóc, lượn bên ngoài quả góc rồi mổ chôn (khoét chôn sản phẩm) Cuối cùng người ta dùng mây vòng áp thành phẩm để mặt sản phẩm chắc, nhẵn và bóng

- Tiện: là thao tác tạo eo cho sản phẩm, thực hiện với những sản phẩm in bằng khuôn

- Sửa: là thao tác mà người thợ gốm tiến hành các động tác cắt gọt chỗ thừa, bồi đắp chỗ khuyết, chắp các bộ phận của sản phẩm đối với vòi

ấm, quai tách, khoan lỗ trên sản phẩm tỉa lại đường nét hoa văn và chuốt nước cho mịn mặt Những sản phẩm sửa lại mà không dùng bàn xoay thì gọi là làm hàng bộ, nếu dùng đến bàn xoay thì gọi là làm hàng bàn

2.1.2 Quá trình trang trí hoa văn và tạo men

2.1.2.1 Trang trí hoa văn

Đây là công đoạn với nhiều thao tác: đắp nổi, khắc chìm, đánh chỉ, vẽ, bôi men chảy

- Tùy theo từng loại sản phẩm mà người thợ gốm có thể còn phải đắp nổi hay khắc chìm trên mặt hiện vật Theo yêu cầu trang trí người ta đắp vào một vùng nào đó của sản phẩm rồi cắt tỉa để tạo hình (giống như đắp phù điêu) Cũng có sản phẩm thợ gốm phải khắc sâu các họa tiết trang trí trên mặt sản phẩm (dùng cho các sản phẩm một màu men)

Trang 32

- Đánh chỉ: tức là định những vòng tròn quanh miệng, thân hoặc chân sản phẩm bằng màu vẽ hoặc men nâu

- Vẽ: người thợ gốm Bát Tràng xưa dùng lối vẽ thủ công, dùng bút lông vẽ màu lên sản phẩm, vẽ men màu định hình định cảnh trên sản phẩm Vẽ bằng bút lông đòi hỏi người thợ vẽ phải có tay nghề cao Tuy cùng

là một mô típ trang trí nhưng qua tay người thợ vẽ, mỗi sản phẩm gốm trở thành một tác phẩm hội họa riêng Nếu tác phẩm đó thành công nó có tác dụng tôn lên rất nhiều giá trị của đồ gốm

- Bôi men chảy: men chảy là một loại men trang trí, thường được người thợ bôi lên miệng sản phẩm để khi nung, men sẽ chảy tỏa xuống tạo ra những đường nét màu sắc tự nhiên, hài hòa

Trong những năm gần đây, ở Bát Tràng đã có nhiều gia đình, nhiều cơ

sở làm gốm xuất hiện kỹ thuật vẽ trên nền xương gốm đã nung sơ lần một hay

kỹ thuật hấp hoa trên mặt đồ gốm tráng men đã nung chín Đây là lối trang trí với những hoa văn nhiều màu được in sẵn trên giấy đề can nhập từ nước ngoài rồi dán lên sản phẩm và hấp trong lò tuy nen Hai kỹ thuật mới này tuy đẹp nhưng không phải là truyền thống của gốm Bát Tràng cũng như của Việt Nam

2.1.2.2 Tạo men

Chế tạo men thực sự là một bí quyết của nghề gốm Để tạo được men gốm đòi hỏi người thợ gốm phải chế biến tốt và chế các nguyên liệu theo đúng tiêu chuẩn, bí quyết Men là lớp áo ngoài của gốm ở trạng thái thủy tinh hóa Nó đóng vai trò tăng thêm độ bền vững và độ cứng cho chế phẩm và cũng là một hình thức trang trí hoa văn cho sản phẩm Nhìn vào lớp men bọc ngoài, người ta có thể đánh giá được trình độ kĩ thuật của người làm gốm Trong khoảng thời gian từ thế kỷ XIV - XIX, người thợ gốm Bát Tràng

đã tạo ra được năm loại men khác nhau: khoảng cuối thế kỷ XIV, men ngọc

Trang 33

đã được chế tạo từ hai thành phần chính là đất sét trắng phường Bạch Thổ và oxit đồng dạng bột tán nhỏ Từ đầu thế kỷ XV (thời Lê sơ), người thợ Bát Tràng lại chế tạo ra loại men tro, có màu trắng đục Công thức của loại men này theo kinh nghiệm dân gian bao gồm 2,5 bát đất sét trắng trộn với 4,7 bát vôi bột tán nhỏ và 12 bát tro Đây là loại men được chế từ ba thành phần chính: đất sét trắng phường Bạch Thổ, vôi sống để tở và tro trấu, tro dây, cũng có khi là tro trấu của làng Quế, làng Lường (Hà Nam) Đây là loại men được sử dụng phổ biến hơn cả Ngoài ra, người thợ gốm Bát Tràng còn chế ra loại men nâu sôcôla Thành phần loại men này bao gồm men tro cộng thêm 5% đá thối (hỗn hợp oxit sắt và oxit mangan) lấy từ Phù Lãng (Bắc Ninh) Cũng trong khoảng thế kỷ XV, ở Bát Tràng đã chế tạo ra loại men lam nổi tiếng Loại men này được chế tạo từ đá đỏ (oxit coban), đá thối (oxit mangan) nghiền nhỏ rồi trộn với men áo Men lam phát màu ở nhiệt độ 12500C Cho đến đầu thế kỷ XVII, người Bát Tràng đã dùng vôi sống, tro trấu, cao lanh ở vùng Bích Nhôi - Hải Dương (có màu hồng nhạt) điều chế thành một loại men mới là men rạn Tỉ lệ của ba thành phần này được gia giảm để tạo ra loại men rạn khác

Xét tổng thể, người ta phối chế men theo hai cách là khô và ướt nhưng người thợ gốm Bát Tràng thường quen sử dụng cách thứ hai Họ cho nguyên liệu đã nghiền lọc kĩ trộn đều với nhau được khuấy tan trong nước, đợi đến khi lắng xuống thì bỏ phần nước trong ở trên và đọng ở dưới đáy chỉ lấy các

“dị” lơ lửng ở giữa Dị là lớp men bóng phủ bên ngoài đồ vật Trong quá trình chế tạo men, người thợ gốm Bát Tràng đã rút ra kinh nghiệm để cho men dễ chảy họ phải chế biến bột tro nhỏ hơn nhiều so với bột đất, vì thế mà đã có câu “Nhỏ tro to đàn”

2.1.2.3 Tráng men

Trang 34

Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, người thợ gốm có thể nung sơ sản phẩm ở nhiệt độ không cao rồi sau đó đem tráng men hoặc có thể dùng ngay sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh để tráng men trực tiếp lên trên rồi mới nung Thợ gốm Bát Tràng thường chọn phương pháp tráng men trực tiếp lên trên sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh Sản phẩm mộc trước khi đem tráng men phải được làm sạch bụi bằng chổi lông Những sản phẩm mà xương gốm đã có màu trước khi tráng men còn phải láng sản phẩm bằng một lớp đất sét trắng gọi là lớp lót, men trước khi sử dụng cần phải kiểm tra lại thật kĩ chất lượng

và chủng loại, phải tính chính xác được tính năng của loại men được sử dụng

có thích hợp với xương gốm không; kích thước hiện trạng của sản phẩm và nồng độ men có phù hợp với thời tiết, khí hậu lúc định tráng men hay không

Ở Bát Tràng tồn tại bốn hình thức tráng men, thời gian nhúng men trong ba đến năm giây:

- Đúc men: láng men trong lòng sản phẩm

- Kìm men: láng men bên ngoài sản phẩm - hình thức thông dụng nhất

- Quay men: láng men cả bên trong lẫn bên ngoài sản phẩm cùng một lúc

- Dội men và phun men: láng men lên bề mặt cốt gồm có kích thước lớn Kĩ thuật này vừa là nghệ thuật, vừa là bí quyết nghề nghiệp

2.1.2.4 Sửa hàng men

Sau khi sản phẩm đã khô men, người thợ gốm phải tiến hành tu chỉnh lại sản phẩm lần cuối trước khi đưa vào lò nung Công việc này gọi là sửa hàng men với các thao tác: bôi men, cắt dò, ve lòng và lừa (đối với bát đĩa), cạo chân men (với hàng đơn chiếc)

- Bôi men: quệt men vào những chỗ khuyết men trên sản phẩm

Trang 35

- Cắt dò: cạo men ở chân sản phẩm, vén men hai bên mép chân sản phẩm, có sản phẩm còn phải cạo men ở cả lợi sản phẩm

- Ve lòng: thợ gốm đặt sản phẩm lên bàn xoay, dùng một thanh giang bẻ góc tạo thành lưỡi ve rộng chừng một cm Lưỡi ve được cà vào lòng sản phẩm để cạo những chỗ men thừa trong lòng sản phẩm

2.1.3 Quá trình nung

2.1.3.1 Lò nung

Khi đã xong các công đoạn xương gốm, phủ men, người thợ gốm Bát Tràng quan tâm đến việc chế ngự lửa Để tạo ra được nguồn lửa hữu ích, thợ gốm Bát Tràng đã không chỉ tiếp thu điểm ưu việt của các lò gốm địa phương khác mà còn không ngừng cải tiến, hoàn thiện và sử dụng nhiều kiểu lò gốm khác nhau Từ lúc hình thành đến nay, ở Bát Tràng đã sử dụng qua năm loại lò: lò ếch, lò đàn, lò bầu, lò hộp và lò tuynen

- Lò ếch: là một kiểu lò gốm cổ nhất nước ta Hiện nay kiểu lò này không còn tồn tại nhưng qua các công trình khai quật khảo cổ học ta có thể hình dung được hình dáng của lò ếch Lò có hình dáng giống một con ếch nằm, dài khoảng 7 m, bề ngang chỗ phình rộng nhất khoảng 3 - 4 m Cửa lò rộng khoảng 1,2 m, cao 1 m Đáy lò phẳng, nằm ngang vòm lò, chỗ cao nhất

là hơn 2 m Bên hông lò có một cửa ngách rộng khoảng 1 m để người thợ gốm chồng và dỡ sản phẩm Tiếp cận phía sau của gáy lò có ba ống khói thẳng đứng cao khoảng 3 m Lò được định hình bằng gạch dân dụng trừ phần vòm lò, mặt bên trong và sàn lò được gia cố bằng một lớp đất sét màu hồng lấy từ Dâu Canh hoặc Đáp Cầu dày chừng 6 cm Trong mỗi bầu lò người ta chia thành năm khu vực xếp sản phẩm như hàng dàn, hàng gáy, hàng giữa, hàng chuột chạy và hàng mặt

Trong quá trình vận hành, người thợ gốm đã phát hiện nhược điểm của lớp đất gia cố và thay vào đó bằng lớp gạch mộc mà vừa ghép bằng chính loại

Trang 36

đất làm gạch Phát hiện ngẫu nhiên này đã tạo ra những viên gạch Bát Tràng nổi tiếng Chất liệu chế tạo loại đất này gồm có đất sét Đáp Cầu (đất Dâu Canh) trộn thêm với gạch chín vỡ đập nhỏ tạo theo một tỉ lệ nhất định

- Lò đàn: cho tới giữa thế kỷ XIX, ở Bát Tràng xuất hiện kiểu lò mới là

lò đàn cùng kiểu với lò gốm ở Phù Lãng nhưng được xây dựng với những kết cấu hoàn chỉnh hơn nhiều và có hiệu quả cao hơn về nhiệt Lò đàn có bầu lò dài 9 m, chiều ngang 2,5 m và cao 2,6 m được chia ra mười bích bằng nhau, các bích phân cách nhau bằng hai nống (cột) Cửa lò rộng 0,9 m; cao 1,2 m để người thợ chồng vào giữa lò Kế tiếp gáy lò là những buồng thu khói, bích số mười là bích đậu thông với buồng thu khói qua ba cửa hẹp Khói thoát ra từ bích đậu theo hai ống thu dần tới miệng Để giữ nhiệt, hông lò được kéo dài

và ôm lấy buồng thu khói Lớp vách trong ghép bằng gạch Bát Tràng, lớp vách ngoài xây bằng gạch dân dụng Mặt dưới của cật lò gần như bằng phẳng còn mặt trên thì vòm khung giống con thuyền úp Cật lò được tạo bằng hỗn hợp đất sét ở Cổ Điển trộn với gạch chín vỡ hoặc gốm nghiền nhỏ Hai bên cật lò từ bích thứ hai đến bích số chín người ta đều mở hai cửa nhỏ hình tròn, đường kính 0,2 m gọi là các lỗ giòi để nén nhiên liệu vào trong bích Riêng bích số 10 (bích đậu) người ta mở lỗ giòi rộng hơn nửa mét, gọi là lỗ đậu Nhiệt độ lò đàn có thể đạt được từ 1.250oC đến 1.300oC Sản phẩm gốm men

lò đàn rất phong phú

- Lò bầu (lò rồng): vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XX, ở Bát Tràng bắt đầu xây dựng và hoạt động kiểu lò bầu hay còn gọi là lò rồng Tới nay kiểu lò này vẫn đang được sử dụng Lò được chia thành nhiều ngăn, thường có từ năm đến bảy bầu (cũng có khi đến mười bầu) Bầu lò có vòm cuốn liên tiếp vuông góc với trục tiêu của lò tựa như năm, bảy mảnh vỏ sò úp nối nhau Vòm cuốn lò được xây dựng bằng loại gạch chịu lửa Lò dài khoảng

13 m, cộng với đoạn để xây ống khói ở phía đuôi dài 2 m thì toàn bộ độ dài

Trang 37

của lò bầu lên tới 15 m Độ nghiêng của trục lò so với phương nằm ngang là

từ 12 - 15o Lò bầu có thể tích xấp xỉ 50 - 70 m3, chi phí hết 330 - 350 kg nhiên liệu (trong đó 40% là củi, còn lại là than) Nhiệt độ lò bầu có thể đạt tới

là 1.300oC

Lò bầu có ưu điểm vượt trội là chế độ nhiệt độ có thể điều khiển thích hợp theo yêu cầu của quá trình biến đổi hóa lý phức tạp của sản phẩm Do đó

nó cho phép nung được những loại sản phẩm lớn và có chất lượng cao

- Lò hộp: mới xuất hiện ở Bát Tràng từ những năm 1970 trở lại đây Lò

có kết cấu đơn giản, cao 5 m, rộng 0,9 m Bên trong xây bằng gạch chịu lửa giống như xây tường nhà Lò mở hai cửa, chiếm diện tích ít, chi phí không nhiều, rất tiện cho việc tổ chức theo quy mô gia đình Nhiên liệu dùng để đốt

lò chủ yếu là than cám, nhiệt độ đạt được lên tới 1250oC có thể vì đơn giản, chi phí thấp mà trước đây hầu như gia đình nào cũng có lò gốm, thậm chí còn

có gia đình có tới hai, ba lò và tất cả đều là loại lò hộp

- Lò tuynen (lò ga): trong những năm gần đây, ở Bát Tràng xuất hiện thêm nhiều kiểu lò hiện đại là lò con thoi hay còn gọi là lò tuynen với nhiên liệu là khí đốt hoặc dầu Trong quá trình đốt, nhiệt độ được theo dõi qua hỏa

kế, việc điều chỉnh nhiệt độ mà thực chất là quá trình tăng, giảm nhiên liệu được thực hiện bán tự động hoặc tự động Lò đốt bằng ga này có nhiều ưu điểm so với lò đốt bằng than, dễ kiểm soát nhiệt độ, nước men của gốm lại bóng, sáng, đẹp hơn nhiều so với nước men nung bằng than, mỗi sản phẩm có thể tráng hai màu men trong và ngoài khác nhau - điều mà trước đấy rất khó thực hiện Ngoài ra, do kiểm soát được nhiệt độ nên không sợ làm biến dạng phần xương gốm, phần bao nung của sản phẩm đã được bỏ qua, người thợ gốm có thể tùy thích tạo ra những sản phẩm có kích cỡ lớn, tăng sản phẩm trong mỗi lần nung, tỷ lệ hàng phế giảm xuống đáng kể Thêm một ưu điểm nữa đó là mở ra khả năng giải quyết nạn ô nhiễm môi trường vốn rất trầm

Trang 38

trọng của làng gốm trước đây Tuy nhiên, đây không phải những lò truyền thống của Bát Tràng

2.1.3.2 Bao nung

Đây được coi là một trong những khâu quan trọng của quá trình nung Các lò gốm Bát Tràng xưa kia dùng một loại gạch vuông ghép lại làm bao nung, loại gạch này sau hai, ba lần sử dụng trong lò đạt đến độ lửa cao và cứng gần như sành Đó chính là thứ gạch Bát Tràng nổi tiếng khắp nước và đã

đi vào ca dao, tục ngữ:

“Trên trời có đám mây xanh

Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng Ước gì anh lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây…”

Gần đây bao nung thường được làm bằng đất có màu xám sẫm trộn đều với bột gạch hay bao nung hỏng nghiền nhỏ (gọi là sa mết) với tỉ lệ từ 25% - 35% đất sét và 65% - 75% sa mết Người ta dùng một lượng nước vừa

đủ để trộn đều và đánh nhuyễn hỗn hợp này rồi đem dập thành bao nung hay đóng thành gạch ghép ruột lò Bao nung thường có hình trụ để cho lửa có điều kiện tiếp xúc đều với sản phẩm Tùy theo sản phẩm mà bao nung có kích thước to nhỏ khác nhau nhưng phổ biến hơn cả là loại có đường kính từ

15 - 30 cm dày từ 2 - 5 cm và cao từ 5 - 40 cm Một bao nung có thể dùng tới

15 - 20 lần

2.1.3.3 Nhiên liệu

Ngày xưa, đối với loại lò ếch, trong thời kỳ đầu người ta chỉ dùng các loại rơm rạ tre nứa để đốt lò Về sau người ta dùng kết hợp rơm rạ với các loại củi phác và củi bửa Hai loại củi này dần trở thành nguồn nhiên liệu chính cho các loại lò gốm ở Bát Tràng Củi bửa và củi phác sau khi đem bổ được xếp

Trang 39

thành đống ngoài trời, phơi sương nắng cho ải ra rồi mới đem sử dụng Nhìn chung hầu hết mọi loại gỗ đều có thể dùng để đốt lò được, chỉ trừ gỗ sung, gạo, vối và đa Ngày xưa dân làng Giang Cao chuyên công việc vớt củi từ sông Hồng mang lên và cưa ra từng đoạn ngắn để dân làng Nam Dư (Thanh Trì) chuyên lo công việc bổ củi phục vụ cho các làng gốm ở Bát Tràng Vì thế

ở đây xưa kia hình thành hai phường gọi là phường gọi là phường Hàng Cầu

và phường Bổ Củi

Ngày nay khi chuyển sang sử dụng lò đứng, nguồn nguyên liệu chính

mà người Bát Tràng sử dụng là than cám, củi chỉ được dùng để gầy lò Than cám ở đây được nhào trộn kĩ với đất bùn theo tỉ lệ nhất định, có thể đóng thành khuôn hay nặn thành từng bánh nhỏ rồi phơi khô Nhiều khi người ta nặn than ướt rồi đập lên tường khô để hút nước nhanh và than chóng kết cứng lại, có thể dùng được ngay

2.1.3.4 Chồng lò

Sản phẩm mộc sau quá trình gia công hoàn chỉnh được đem vào lò nung Việc sắp xếp sản phẩm trong lò nung như thế nào là tùy theo sản phẩm

và hình dáng, kích cỡ của bao nung, tuân thủ theo nguyên tắc: tận dụng triệt

để và hợp lý không gian lò, tránh các sự cố do sự biến đổi của nhiệt độ, bố trí hợp lý điểm đặt các sản phẩm lớn nhỏ trong lòng lò tương ứng với các vùng lửa trong lò sao cho tiết kiệm nhiên liệu mà vẫn đạt hiệu quả cao nhất

Bởi vì cấu tạo của mỗi loại lò khác nhau nên chồng lò theo từng loại cũng có những điểm riêng:

- Đối với lò ếch: sản phẩm được chồng dần từ gáy lò ra tới cửa lò Trong lò ếch, vùng ấm lửa nhất là khu vực giáp gáy lò Vùng lửa ưu việt nhất cho sản phẩm là khu vực giữa của tâm lò Vùng hàng dàn ngay sau bức ngăn bằng đá hộc là vùng sản phẩm vẫn hay bị táp lửa Vùng chứa hai hàng chuột chạy là vùng kém lửa nhất của lò

Trang 40

- Đối với lò đàn: sản phẩm được chồng xếp liên tiếp từ bích số hai đến bích số mười Riêng sản phẩm xếp ở bích số mười để trần, không có bao

vì lửa ở khu vực này kém hơn Tại bầu cũi lợn - bầu đầu tiên dành để đốt nhiên liệu, đôi khi người thợ gốm tận dụng nhiệt lượng cao của bầu cũi lợn để đốt các sản phẩm ngoại cỡ

- Đối với lò bầu: sản phẩm được xếp tương tự như lò đàn

- Đối với lò hộp: sản phẩm được đặt trong các bao nung hình trụ

hở một đầu Những bao này xếp chồng cao dần từ đáy lò lên nóc, xung quanh tường lò và chỗ trống giữa các bao nung được chèn nhiên liệu

- Đối với lò ga: do ưu điểm kiểm soát được nhiệt độ trong lò nên một khâu phức tạp đã được bỏ hẳn, đó là không còn những bao nung dùng để bảo vệ sản phẩm khỏi bị biến dạng Không còn các bao nung, những thợ gốm

có thể tùy thích tạo ra những sản phẩm có kích cỡ lớn, có chiều cao gần bằng chiều cao của lò Có những lọ lộc bình cao tới tận trần nhà, nửa trần nhà, được làm vô cùng tinh xảo, kĩ lưỡng Khi bỏ đi những bao nung, số sản phẩm mỗi lần nung tăng đáng kể, hàng phế giảm xuống từ 30% chỉ còn 5%

2.1.3.5 Đốt lò

Khi mọi khâu chuẩn bị đã hoàn tất thì đốt lò trở thành khâu quan trọng nhất, quyết định sự thành công hay thất bại của một mẻ gốm Việc làm chủ ngọn lửa theo nguyên tắc nâng dần nhiệt độ để lò đạt tới nhiệt độ cao nhất và khi gốm chín thì lại hạ nhiệt độ từ từ chính là bí quyết thành công của khâu đốt lò

Nhìn chung, tiến trình đốt của lò ếch tương tự với lò đàn và lò bầu Trong lò đàn, củi bửa được ném xuống từ các lỗ giòi và lỗ đậu, trong lò bầu củi được ném qua các cửa ngách bên hông lò

Riêng với lò đàn: trong nửa ngày đầu, người thợ gốm đốt lửa nhỏ tại bầu cũi lợn nhằm sấy sản phẩm và không gian của lò Sau đó nhiệt độ ở bầu

Ngày đăng: 31/10/2015, 09:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w