1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Vinh trong giai đoạn hiện nay

64 472 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 339,5 KB

Nội dung

Vì vậy mà tôi chọn đề tài “ Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học Vinh trong giai đoạn hiện nay”.. - Thạc sĩ Thái B

Trang 1

Gi¸o viªn h íng dÉn: ts NGUYỄN THÁI SƠN

VINH – 2012

Trang 2

MỤC LỤC Trang

A MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Lịch sử nghiên cứu 3

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Bố cục của đề tài 6

B NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 7

1.1 Lý luận chung về đạo đức và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 7

1.1.1 Khái niệm đạo đức 7

1.1.2 Nguồn gốc hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 9

1.1.3 Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 14

1.1.4 Tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên 21

1.2 Thực trạng đạo đức sinh viên đại học Vinh trong giai đoạn hiện nay 26

1.2.1 Khái quát về trường đại học Vinh 26

1.2.2 Những vấn đề đặt ra trong đời sống đạo đức của sinh viên đại học Vinh trong giai đoạn hiện nay 29

1.2.3 Phân tích nguyên nhân và đánh giá thực trạng 35

Kết luận 38

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 39

2.1 Nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò, tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 39

2.2 Đẩy mạnh cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” 40

2.3 Thường xuyên chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh cho sinh viên, nêu cao phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới 43

2.4 Phát huy vai trò tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của sinh viên theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 49

2.5 Phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho sinh viên 52

2.6 Tăng cường vai trò của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên 57

Kết luận 58

C KẾT LUẬN 59

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAO KHẢO 61

Trang 3

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội có vai trò rất quan trọng đốivới quá trình hình thành nhân cách lối sống của con người Giáo dục đạođức lối sống tốt đẹp theo các chuẩn mực đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minhvừa là yêu cầu cơ bản thường xuyên của sự nghiệp cách mạng, vừa là nhiệm

vụ cấp bách hiện nay, nhằm khơi dậy và phát huy các giá trị đạo đức truyềnthống tốt đẹp của dân tộc Đồng thời khắc phục sự suy thoái về đạo đức lốisống và các tệ nạn xã hội, hình thành và phát triển các giá trị đạo đức mới

Từ đó từng bước xây dựng con người Việt Nam có nhân cách cao đẹp, cóbản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống lành mạnh, quan hệ xã hội nhân văn,tiến bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực, sáng ngời, tiêu biểucho các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam Việc học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất cần thiết Dù Người đã đi xanhưng để lại cho dân tộc ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá vàgiá trị nhân văn cao cả Vì vậy, toàn đảng, toàn quân và toàn dân ta nguyệnsuốt đời học tập đạo đức, tác phong và lối sống của Người

Vào tháng 11/2006, Bộ Chính Trị quyết định mở cuộc vận động “ Họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toànquân và toàn dân Đây là đợt triển khai sâu rộng trong toàn xã hội mà trong

đó có tầng lớp học sinh, sinh viên về học tập và làm theo tấm gương đạo đứccủa Người Vấn đề thanh niên - sinh viên luôn là mối quan tâm đặc biệt củatoàn xã hội, bởi vai trò của thanh niên - sinh viên hết sức to lớn Chủ tịch HồChí Minh đã từng nói "Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, nướcnhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần là do thanh niên"[17, Tr.185]

Trang 4

Trong những năm gần đây, tác động của kinh tế thị trường làm thayđổi lối sống, nếp sống của các tầng lớp trong xã hội, thực trạng văn hóa họcđường trong một bộ phận sinh viên các trường đại học, cao đẳng trở thànhvấn đề nóng được xã hội quan tâm Trường đại học Vinh là một ngôi trườngnằm trên quê hương Hồ Chủ tịch, với bề dày truyền thống hơn 50 năm lịch

sử hình thành và phát triển Từ khi thành lập cho tới bây giờ trường đã gặthái được rất nhiều thành tích và đã được xếp vào một trong mười sáu trườngtrọng điểm quốc gia của cả nước Tuy nhiên cũng hòa nhập với xu thếchung, tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường nhiều sinh viên củatrường đang mải mê theo đuổi những giá trị vật chất thấp kém, tầm thường

mà quên đi trách nhiệm nghĩa vụ lớn lao của mình đối với Tổ quốc Thóiquen đua đòi, hưởng lạc chạy theo những thói hư tật xấu, những tệ nạn xãhội đang làm hư hỏng một số thanh niên, thiếu niên vốn không tự giác họctập, rèn luyện Họ đang sa vào một cuộc sống thiếu lý tưởng, không có niềmtin, không có sự định hướng một cách đúng đắn, không có lý tưởng cao cả

để phấn đấu, cuộc sống con người sẽ trở nên tẻ nhạt, tầm thường, thậm chí

vô nghĩa Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự pháttriển những hiện tượng rất đáng lo ngại trong giới trẻ ngày nay như: Đua xe,nghiện ngập ma túy, mại dâm, bạo lực học đường Cho nên, đẩy mạnh cuộcvận động và học tập làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh càng trởnên quan trọng và cấp thiết

Vì vậy mà tôi chọn đề tài “ Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí

Minh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học Vinh trong giai đoạn hiện nay”.

2 Lịch sử nghiên cứu

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự vận dụng tư tưởng đạođức Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên như:

Trang 5

- Thạc sĩ Thái Bình Dương: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáodục đạo đức cách mạng cho sinh viên ở trường đại học Vinh hiện nay (Đề tàinghiên cứu Khoa học cấp bộ năm 2008).

tạo thanh niên ở nước ta hiện nay (Luận án tiến sĩ triết học, năm 2005, Họcviện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)

dục đạo đức cách mạng cho thanh niên – Tạp chí giáo dục lý luận, Học việnChính trị quốc gia Hồ Chí Minh – HVCT Khu vực 1số 9 (102) - 2005

và sự vận dụng vào công tác bồi dưỡng sinh viên ở đại học Vinh hiện nay( Luận văn thạc sĩ năm 2007, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia HồChí Minh)

và lối sống của sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng các tỉnh BắcTrung Bộ ( Luận án tiến sĩ năm 2000, đại học Vinh)

Minh về giáo dục thanh niên”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 3, năm 1994

tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3, năm 2002

thanh niên hiện nay”, Tạp chí Tư tưởng văn hóa, số 10, năm 2003

thanh niên”, Tạp chí Cộng sản, số 6, năm 2005

Từ những cách tiếp cận khác nhau, các công trình nói trên đã phần nào

đề cập tới tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻnói chung và giáo dục đạo đức cho sinh viên nói riêng Trong đó, các tác giả

Trang 6

tập trung làm rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của tư tưởng đạo đức Hồ ChíMinh đối với việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cho thế hệ trẻ, thế hệ cáchmạng cho đời sau

Những kết quả nghiên cứu của các công trình là nguồn tư liệu quý vàquan trọng giúp tôi tiếp thu, tham khảo, làm định hướng cho đề tài nghiêncứu của mình

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích:

Nghiên cứu những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

để làm cơ sở lý luận cho việc tìm hiểu thực trạng của quá trình giáo dục đạođức Hồ Chí Minh ở trường đại học Vinh Từ đó đưa ra giải pháp nhằm nângcao hiệu quả giáo dục và xây dựng cho sinh viên trường đại học Vinh nhữngchuẩn mực đạo đức, lối sống trong sáng và bản lĩnh chính trị vững vàng,kiên định

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vậndụng nó vào công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học Vinh

- Phạm vi nghiên cứu

Trang 7

Đạo đức và giáo dục đạo đức là vấn đề phức tạp và tinh tế, đòi hỏiphải được nghiên cứu từ nhiều góc độ, nhiều nhân tố và nhiều khía cạnhkhác nhau Trong khuôn khổ khóa luận tôi chỉ đề cập đến vấn đề giáo dụcđạo đức cho sinh viên trường đại học Vinh trong giai đoạn hiện nay Các sốliệu, tài liệu khảo sát chủ yếu đề cập từ những năm gần đây.

5 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoahọc như: Phương pháp logic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp,phương pháp thu thập thông tin, phương pháp quan sát điều tra thực tế,phương pháp thực nghiệm khoa học…để thực hiện đề tài

6 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungluận văn gồm 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng tư tưởng đạo đức

Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại họcVinh

Chương 2: Một số giải pháp nhằm vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học Vinhtrong giai đoạn hiện nay

Trang 8

B NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

1.1 Lý luận chung về đạo đức và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

1.1.1 Khái niệm đạo đức

Trong đời sống xã hội, đòi hỏi tất yếu mỗi người phải ý thức được ýnghĩa, mục đích hoạt động của mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai.Những hoạt động đó bao giờ cũng có sự chi phối của những quan hệ giữacác cá nhân, cá nhân và xã hội Những mối quan hệ đó qui định giới hạnnhất định nhằm đảm bảo lợi ích của cộng đồng và xã hội Những qui địnhnày tự giác tạo thành động lực cho phát triển xã hội Đó là các qui tắc, chuẩnmực hoàn toàn tự giác trong hành động của mỗi cá nhân trong tất cả cácquan hệ xã hội Nói cách khác, đó chính là đạo đức của con người trong xãhội Đạo đức có thể định nghĩa theo các khía cạnh sau:

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc,nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vicủa mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến

bộ xã hội trong quan hệ cá nhân

Đạo đức là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh vàđánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan

hệ với tự nhiên

Đạo đức là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trongquan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tựnhiên và với cả bản thân mình

Trang 9

Hay theo cách khác: Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc xử lýcác mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng hay xã hội, được thừa nhận rộngrãi Đạo đức quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đốivới xã hội nói chung; Là những nguyên lý (nguyên tắc) phải tuân theo trongquan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội, phù hợp yêu cầu củamỗi chế độ chính trị và kinh tế xã hội nhất định – nếu không tuân theonhững “nguyên tắc” ấy thì được gọi là người vô (không có) đạo đức.

Ví dụ: đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, tha hoá đạo đức, mộtcon người thiếu đạo đức

Với Khổng Tử "Đạo Đức" là gốc của con người, nói đến con ngườitrước hết là nói đến "Đạo Đức": Làm người có nết hiếu đễ thì ít ai dám xúcphạm bề trên Không thích xúc phạm bề trên mà thích làm loạn thì chưatừng có Người quân tử chăm chú vào việc gốc, gốc mà vững thì đạo đứcsinh ra Hiếu, đễ là cái gốc của đức nhân…

"Đức" với Khổng Tử là lời nói đi đôi với việc làm trên cơ sở cái thiện:

"Người xưa thận trọng lời nói, sợ sẽ xấu hổ nếu nói mà không làm được"Chính trên cơ sở đó, Khổng Tử đã đề xuất đường lối "Đức Trị" - đường lốitrị nước bằng đạo đức mang đậm dấu ấn độc đáo của ông Khổng Tử đãquan niệm người làm chính trị (trị dân) mà dùng đức (để cảm hoá dân) thìnhư sao Bắc Đẩu ở một nơi mà các ngôi sao khác hướng về cả có nghĩa làthiên hạ sẽ về theo Trước sau Khổng Tử vẫn tin rằng phải dùng chính lệnh

để dẫn dắt dân, dùng hình phạt để bắt dân vào khuôn phép, dân tránh khỏitội nhưng không biết hổ thẹn Dùng đạo đức để dắt dẫn dân, dùng lễ giáo đểđặt dân vào khuôn phép, dân biết hổ thẹn mà lại theo đường chính

Khác với các quan niệm trước, Mác và Ăngghen đã quan niệm đạođức nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội, là kết quả của sự phát triển lịch

sử Theo Mác, Ăngghen, con người khi sống phải có “quan hệ song trùng”

Trang 10

Một mặt, con người quan hệ với tự nhiên, tác động vào tự nhiên để thỏa mãncuộc sống của mình Tự nhiên không thỏa mãn con người, điều đó buộc conngười phải xông vào tự nhiên để thỏa mãn mình Mặt khác, khi tác động vào

tự nhiên, con người không thể đơn độc, con người phải quan hệ với conngười để tác động vào tự nhiên Sự tác động lẫn nhau giữa người và người là

hệ quả của hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần mà cơ bản là hoạt độngthực tiễn và hoạt động nhận thức Cho nên Mác và Ăngghen quan niệm: Đạođức là sản phẩm tổng hợp của các yếu tố khách quan và chủ quan, là sảnphẩm của hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người Những quan hệngười – người, cá nhân - xã hội càng có ý thức, tự giác, ý nghĩa và hiệu quảcủa chúng càng có tính chất xã hội rộng lớn thì hoạt động của con ngườicàng có đạo đức Đạo đức “đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậychừng nào con người còn tồn tại”

1.1.2 Nguồn gốc hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu thành tư tưởng HồChí Minh cho nên nguồn gốc hình thành nên tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minhcũng là nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng đạo đức Hồ ChíMinh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam đã được hìnhthành, phát triển trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước; là sựvận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩaMác - Lênin Đó là sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển những tinh hoa vănhóa, đạo đức của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây, mà Người đãtiếp thu được trong quá trình hoạt động cách mạng đầy gian lao, thử thách và

vô cùng phong phú vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giảiphóng con người

truyền thống của dân tộc

Trang 11

Là người con ưu tú nhất của dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồntrước hết từ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Chủ nghĩa yêu nướcViệt Nam: Đó là một chủ nghĩa nhân văn kết tụ từ ngàn đời của quá trìnhsinh sống dựng nước và giữ nước của cả một cộng đồng từng gắn bó máuthịt với nhau từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, cùngnhau giải quyết những nhiệm vụ lịch sử để tồn tại và phát triển Tinh thầnanh hùng bất khuất trong công cuộc dựng nước và giữ nước là dòng chảyxuyên suốt lịch sử, là nhân tố đứng đầu, là giá trị tinh thần con người ViệtNam, là đạo lý làm người, là niềm tự hào dân tộc, là bản sắc văn hóa tạothành động lực, thành sức mạnh tồn tại và phát triển của dân tộc suốt 4000năm Và truyền thống đoàn kết tương thân tương ái: Nhân nghĩa, thủychung, cưu mang đùm bọc, lá lành đùm lá rách,… truyền thống này bắtnguồn từ yêu cầu chống thiên tai thường xuyên của dân tộc Truyền thốngthông minh, sáng tạo, cần cù, nhẫn nại: Trong lao động sản xuất lao động vàchống xâm lược Truyền thống hiếu học, cầu tiến, hòa hợp, lạc quan yêu đời,luôn sẵn sàng đón nhận những tinh hoa văn hóa của nhân loại, những tưtưởng bài ngoại, thủ cựu, hẹp hòi, cực đoan đều xa lạ với truyền thống conngười Việt Nam, Bác Hồ là biểu hiện sống động của truyền thống tốt đẹpnày

Quê Bác nằm ở hạ lưu sông Lam của xứ Nghệ, nơi hội tụ của cáctrung tâm văn hóa vùng Bắc Trung bộ, nơi phát tích nhiều nền văn hóa cổ,một vùng văn hóa dân tộc học đặc sắc Bác sinh ra trong một gia đình nhàNho nghèo yêu nước ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ

An - một vùng quê giàu truyền thống văn hiến và cách mạng Vùng quê ấy,trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, thường xuyên đươngđầu với muôn vàn giặc giã, thiên tai, trong khổ đau vẫn gan góc, trong mấtmát vẫn kiên cường Truyền thống yêu nước của gia đình, quê hương đã ảnh

Trang 12

hưởng to lớn và sâu sắc đến tuổi ấu thơ của Bác, đến việc hình thành nhâncách, tư tưởng của Người Bối cảnh văn hóa hoàn cảnh quê hương và giađình đã có nhiều tác động thiết thực đến nhân vật kiệt xuất Hồ Chí Minh.Tính cách xứ Nghệ với các đặc điểm: Lý tưởng trong tâm hồn, trung kiêntrong bản chất, khắc khổ trong sinh hoạt, cứng cỏi trong giao lưu…đều lànhững tính cách có ý nghĩa đạo đức Đặc biệt là gương hy sinh vì độc lập tự

do của đất nước của những con người nơi đây Những tấm gương gia đìnhNghệ Tĩnh và riêng gia đình Hồ Chí Minh đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tâmhồn, lý tưởng cậu bé Nguyễn Sinh Cung, của chàng trai Nguyễn Tất Thành Bản thân gia đình Hồ Chí Minh cũng là một gia đình văn hóa đạo đức,vừa có chất Nho giáo, vừa chịu ảnh hưởng Duy Tân Những người trong vàngoài gia đình Hồ Chí Minh - là những nhân vật khá tiêu biểu, những hìnhảnh đẹp của thời đại Những bạn bè của ông, rồi của cha như Hồ Sĩ Tạo,Vương Thúc Mậu, Hà Văn Cận, Phan Bội Châu, bà ngoại Nguyễn Thị Kép,ông ngoại Hoàng Xuân Đường có công lao tác thành cho Nguyễn Sinh Sắc.Những vị quan có uy tín và thế lực lớn như Cao Xuân Dục, Đào Tấn đã dànhcho Nguyễn Sinh Sắc rất nhiều thiện cảm và cả những người bạn trong tuổitrẻ Hồ Chí Minh như Diệp Văn Kỳ, Trần Đình Nam ở Huế, các con cháu củaNguyễn Thông, của Hồ Bá Tang ở miền Nam và ở Phan Thiết Môi trườngvăn hóa mà Hồ Chí Minh tiếp cận từ lúc thiếu thời là một môi trường đặcbiệt có tác động sâu sắc đến tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh Chủtịch Hồ Chí Minh không lặp lại truyền thống một cách giản đơn và cũngkhông chỉ khai thác ở truyền thống đạo đức dân tộc, cũng không chỉ tự hạnđịnh trong phạm vi cổ truyền Để có phần sáng tạo của mình, Hồ Chí Minh

đã tiếp cận cả ba nguồn văn hóa, văn hóa dân tộc, văn hóa khu vực, văn hóathế giới Hồ Chí Minh đã nâng đạo đức truyền thống của dân tộc lên mộttầm cao mới - đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh

Trang 13

b Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Đông trước hết là Nhogiáo: Hồ Chí Minh coi trọng kế thừa và phát triển những mặt tích cực củaNho giáo Đó là thứ triết học hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúpđời, triết lý nhân sinh: tu thân, dưỡng tính, đề cao văn hóa, đạo đức, lễ giáo,nhân nghĩa, Trí, Tín, Cần, Kiệm, Liêm, Chính

Bên cạnh đó, Người tiếp thu chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn(dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc)

Với Phật giáo, người tiếp thu tư tưởng vị tha, chân, thiện, từ bi, cứunạn, cứu khổ, thương người như thể thương thân, lối sống đạo đức, trongsạch giản dị, chăm làm điều thiện (không nói dối, không tà dâm, không sátsinh, không trộm cắp, không uống rượu) Phật giáo Thiền tông vào ViệtNam đề ra luật chấp tác: Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực, thiền pháiTrúc Lâm Việt Nam chủ trương nhập thế gắn với dân chống kẻ thù xâmlược

Hồ Chí Minh tiếp thu Tinh hoa văn hóa phương Tây: Xuất thân từ giađình khoa bảng, tư chất thông minh, trình độ quốc học, Hán học vững vàng,người học hỏi không ngừng khi bôn ba năm châu bốn biển, đã thông tháinhững ngôn ngữ tiêu biểu cho nền văn minh của nhân loại, người am tườngvăn hóa Đông, Tây, kim cổ, Người tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa vănhóa Đông – Tây Ngay từ khi còn học ở trường Tiểu học Đông Ba và trườngQuốc học Huế thì Hồ Chí Minh đã làm quen với văn hoá Pháp Người rấtmuốn tìm hiểu cuộc đại Cách mạng Pháp năm 1789 Thực tiễn trong 30 nămhoạt động Cách mạng ở nước ngoài Người chủ yếu sống ở Châu Âu Do đó,Người chịu ảnh hưởng rất sâu rộng về nền văn hoá dân chủ và các mạng ởphương Tây Người tiếp thu tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của đại Cáchmạng Pháp (Khi học ở Vinh, ở Huế, người đã chủ tâm tìm hiểu những tư

Trang 14

tưởng này, sau này khi trở lại Pháp 1917, người tiếp thu tận gốc nhữngphương pháp này trong các tác phẩm của các nhà khai sáng Pháp: MôngTeskiô, Rút xô, Vinte) Nghiên cứu Cách mạng Tư sản Mỹ 1776, người tiếpthu tư tưởng tự do, nhân quyền.

Trong hành trình tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh đã biết làm giàutrí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, trong đó có cả tư tưởng vănhóa phương Đông và tư tưởng văn hóa phương Tây Chủ nghĩa Mác-Lênin

là nhân tố ảnh hưởng và tác động quyết định đến quá trình hình thành vàphát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh Đó là cơ sở hình thành thế giới quan

và phương pháp luận khoa học của Hồ Chí Minh, nhờ đó mà Nguyễn áiQuốc - Hồ Chí Minh đã có bước phát triển về chất từ một người yêu nướctrở thành một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.Chính trên cơ sở của lý luận Mác-Lênin đã giúp Người tiếp thu và chuyểnhoá những nhân tố tích cực, những giá trị và tinh hoa văn hoá của dân tộc vàcủa nhân loại để tạo nên tư tưởng của mình phù hợp với xu thế vận động củalịch sử Vì vậy, trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh thì chủnghĩa Mác-Lênin có vai trò to lớn, là cơ sở, nguồn gốc chủ yếu nhất Ngườitiếp thu Chủ nghĩa Mác – Lênin là tiếp thu và nắm vững cái cốt lõi cái bảnchất và cái linh hồn sống của lý thuyết này, nắm vững phương pháp luậnkhoa học và quan điểm lập trường cách mạng để giải quyết các vấn đề thựctiễn của Cách mạng Việt Nam

Đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã khám phá ra khotàng đạo đức Macxit, đó là thứ đạo đức đích thực, cốt lõi là giải phóng dântộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, xã hội, mang lại tự do, ấm

no, bình đẳng, hạnh phúc thật sự cho con người, vì sự tiến bộ, phát triển xãhội, đưa nhân loại từ chỗ bị tha hóa đến vương quốc tự do, vương quốc đíchthực, chủ nghĩa nhân đạo đích thực

Trang 15

Hồ Chí Minh còn thấy được ở Mác, Ănghen, Lênin là những tấmgương đạo đức sáng ngời, họ không chỉ là những lãnh tụ thiên tài về chínhtrị mà còn là những lãnh tụ giản dị, khiêm tốn, coi khinh xa hoa, yêu laođộng, đời tư trong sáng… là hiện thân của tình anh em bốn bể Họ dạychúng ta phải cần kiệm, liêm chính.

Hồ Chí Minh chỉ rõ đạo đức cũ và đạo đức Mác-Lênin đối lập nhau.Đạo đức mới là đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng cá nhân mà vìlợi ích chung của Đảng, dân tộc, nhân loại, nó đòi hỏi phải phá tan xiềngxích nô lệ, xây dựng xã hội mới bình đẳng tốt đẹp cho mọi người

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng vô sản, mang bảnchất cách mạng và khoa học, đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp tinh hoa giữanhân loại, là một hệ thống mở phát triển cùng với thực tiễn Việt Nam, gópphần tạo dựng bộ mặt văn hóa Việt Nam, là vũ khí tinh thần trong công cuộcxây dựng đất nước theo con đường Xã hội chủ nghĩa

1.1.3 Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thựchành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo Suốt cuộc đờihoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục,rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Thống kêtrong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đềđạo đức Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầucủa Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng

Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh củangười cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước.Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoànthành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không

Trang 16

có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Ngườicách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũngkhông lãnh đạo được nhân dân”[17, Tr 252] Người quan niệm đạo đức tạo

ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việcthành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”[17, Tr 273] Quan

niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt

đức, coi nhẹ mặt tài Người mà không có tài thì làm việc gì cũng khó Chonên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm

vụ cách mạng

Tại Đại hội IX (4-2001), Đảng ta có bước phát triển trong nhận thức

và tư duy lý luận khi khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thốngquan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng ViệtNam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lêninvào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyềnthống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Tư tưởng HồChí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, làtài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”[10, Tr 83-84]

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thể hiện rõ nhất ở cuộc đời hoạt độngcách mạng cống hiến cho đất nước, vì độc lập cho dân tộc và hạnh phúc củanhân dân Người nói: “ Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làmsao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồngbào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [16, Tr 161]

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh truyền thống đạo đức

dân tộc và đạo đức của Chủ nghĩa Mác- lênin, biểu hiện ở tình yêu sâu sắc,bao la rộng lớn đối với con người, sự trung thành vô hạn đối với tổ quốc vớinhân dân và lý tưởng Cộng Sản Chủ Nghĩa, sự hài hòa giữa lối sống cần,kiệm, liêm, chính, chí công vô tư với đức tính khiêm tốn giản gị, là sự thống

Trang 17

nhất giữa lý luận đạo đức và thực tiễn đạo đức Cần, kiệm, liêm, chính, làbốn đức của con người mà không thể thiếu được, nếu thiếu một đức sẽkhông thành người, Người nói:

“ Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông

Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính Thiếu một mùa thì không thành trời Thiếu một phương thì không thành đất Thiếu một đức thì không thành người”[17, Tr 631]

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ bàn một cách sâu sắc, cô đọng, thấmthía về vấn đề đạo đức mà chính bản thân Người, trong suốt cuộc đời, đãthực hiện một cách mẫu mực những tư tưởng và khát vọng đạo đức do mìnhđặt ra Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, những phẩm chất đạo đứcđược Người nêu ra là phù hợp với từng đối tượng, có khi Người nhấn mạnhphẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụcách mạng Việt Nam ở từng giai đoạn nhất định Từ đó Người đã khái quátthành những phẩm chất chung, cơ bản nhất của con người Việt Nam trongthời đại mới là: Trung với nước, hiếu với dân; Yêu thương con người; Cần,Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư; Tinh thần quốc tế trong sáng

Một là, trung với nước hiếu với dân: Đây là phẩm chất quan trọng

nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác Từ khái niệm cũ "trungvới vua, hiếu với cha mẹ" trong đạo đức truyền thống của xã hội phong kiếnphương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới, phản ánh đạođức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước hiếu với dân” Đó là mộtcuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức “Trung với nước hiếu với dân,suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội,nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào

Trang 18

cũng đánh thắng”[23, Tr 350] Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọihành động, vừa là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt Namkhông phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài vềsau

Hai là, yêu thương con người: Quan niệm của Hồ Chí Minh về con

người rất toàn diện và độc đáo Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thươngcon người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất Người dànhtình yêu thương rộng lớn cho những người cùng khổ Những người lao động

bị áp bức bóc lột Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí của Người,không phân biệt họ ở miền xuôi hay miền ngược, là trẻ hay già, trai haygái không phân biệt một ai, không trừ một ai, hễ là người Việt Nam yêunước thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người Tình yêu thương củaNgười còn thể hiện đối với những người có sai lầm khuyết điểm Với tấmlòng bao dung của một người cha, Người căn dặn, chúng ta: "Mỗi con ngườiđều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗicon người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độcủa người cách mạng Đối với những người có thói hư tật xấu, từ hạng ngườiphản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làmcho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ khôngphải đập cho tơi bời” [16, Tr.161-162] Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng:

“Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” [24, Tr 510], nhắc nhở mỗi cán

bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người

Ba là: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: Trong những phẩm chất

chung đó thì phẩm chất Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư đượcNgười đề cập nhiều nhất bởi phẩm chất này gắn liền với hoạt động hàngngày của mỗi người, gắn liền giữa lời nói và việc làm, giữa suy nghĩ và hànhđộng của mỗi cá nhân trong đời công cũng như trong đời tư, trong sinh hoạt

Trang 19

cũng như trong công tác Vậy Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư làgì? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích ý nghĩa và mối liên quan của những

từ này một cách đơn giản, rõ ràng và rất dễ hiểu

Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai;lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng Cần còn là làmviệc một cách thông minh, sáng tạo, có kế hoạch, khoa học Theo Bác, conngười có đức Cần thì việc gì, dù khó khăn đến mấy, cũng làm được Đúngnhư câu tục ngữ kiến tha lâu cũng đầy tổ, nước chảy mãi đá cũng mòn Báclưu ý, kẻ địch của chữ Cần là lười biếng Bác cho rằng nếu có một người,một địa phương, hoặc một ngành mà lười biếng thì khác nào toàn chuyến xeđang chạy, mà có một bánh trật ra ngoài đường ray Họ sẽ làm chậm trễ cảmột chuyến xe Vì vậy, người lười biếng là có tội với đồng bào, với Tổquốc

Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiềncủa của dân, của nước, của bản thân; phải tiết kiệm từ cái lớn đến cái nhỏ,không phô trương hình thức, không xa xỉ, hoang phí Cần và Kiệm phải điđôi với nhau như hai chân của con người Cần mà không Kiệm thì như gióvào nhà trống, như nước đổ vào cái thùng không đáy, làm chừng nào xàochừng ấy, rốt cuộc không lại hoàn không Kiệm mà không Cần thì khôngtăng thêm và không phát triển được Bác giải thích, tiết kiệm không phải làbủn xỉn Khi không đáng tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng khôngnên tiêu, nhưng khi có việc cần làm lợi cho dân, cho nước thì hao bao nhiêucủa, tốn bao nhiêu công cũng vui lòng, như thế mới là kiệm

Liêm nghĩa là trong sạch, là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công, củadân, không tham địa vị, không tham tiền tài Không tham sung sướng.Không ham người tâng bốc mình Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm,ham tiến bộ Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá Bác đã

Trang 20

nhắc lại một số ý kiến của các bậc hiền triết ngày trước: Khổng Tử nói:

"Người mà không Liêm thì không bằng súc vật"; Mạnh Tử cho rằng: "Aicũng tham lợi thì nước sẽ nguy" Do vậy, Bác yêu cầu mỗi người, nhất làcán bộ lãnh đạo phải thực hiện tốt chữ Liêm Chữ Liêm và chữ Kiệm phải điđôi với nhau như chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần Có Kiệm thì mới Liêmđược, bởi xa xỉ ắt sinh tham lam, không giữ được Liêm Bác cũng chỉ rõngược lại với chữ Liêm là tham ô, là ăn cắp của công làm của tư, đục khoétnhân dân, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của nhà nước làm quỹriêng cho địa phương mình Tham ô là trộm cướp, là kẻ thù của nhân dân.Muốn Liêm thật sự thì phải chống tham ô

Chính nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn Theo Bác, trên trái đất

có hàng muôn triệu người, trong số người đó chỉ có thể chia làm hai hạng làngười thiện và người ác Trong xã hội, tuy có trăm nghìn công việc songnhững công việc ấy có thể chia làm hai thứ là việc chính việc tà Làm việcchính là người thiện, làm việc tà là người ác Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũnglàm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh Mỗi ngày cố làm một việc ích nước,lợi nhà Bác đã khẳng định Cần, Kiệm, Liêm là gốc rễ của Chính, như mộtcái cây cần có cành lá, hoa quả mới là một cây hoàn toàn Con người cóCần, Kiệm, Liêm nhưng cần phải Chính thì mới hoàn chỉnh

Chí công vô tư nghĩa là khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đếnmình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, phải lo trước thiên hạ, vuisau thiên hạ Thực chất của chí công vô tư ở đây chính là thể hiện mối quan

hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, thể hiện thái độ, trách nhiệm củamỗi người đối với công việc được giao Chí công vô tư còn là ham làmnhững gì có lợi cho dân, cho nước, không ham địa vị, không màng côngdanh, vinh hoa phú quý Chí công vô tư thì lòng dạ thanh thản, đầu óc tỉnhtáo, sáng suốt Đối lập với chí công vô tư là chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa cá

Trang 21

nhân là bệnh mẹ đẻ ra hàng trăm thứ bệnh con, hàng trăm thói hư, tật xấu.Bác coi đó là thứ giặc ở trong lòng, tội cũng nặng như tội việt gian, mậtthám vậy Thực hành chí công vô tư là kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cánhân, nâng cao đạo đức cách mạng.

Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng: Đó là, tinh thần đoàn kết quốc tế

vô sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề "Bốn phương vô sản đều

là anh em"; là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân laođộng các nước, mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cáchmạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dântộc; là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến

bộ trên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội, vì những mục tiêu lớncủa thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước,các dân tộc

Có thể nói, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều bài viết, bài báo đểphân tích, giải thích sinh động, cụ thể và sâu sắc về các phẩm chất Cần,Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư, đồng thời chỉ ra quan hệ giữa chúng vớinhau Cần, Kiệm, Liêm, Chính sẽ dẫn đến Chí công vô tư; ngược lại, đã Chícông vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiệnđược Cần, Kiệm, Liêm, Chính và có được nhiều tính tốt khác Tư tưởng củaNgười về Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư là sự kế thừa những giátrị đạo đức truyền thống của dân tộc, là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng đạođức của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn của công cuộc đấu tranh giảiphóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.Bác coi đó không phải chỉ là phẩm chất của cá nhân mà còn của cả tập thể,của cả dân tộc Do vậy, Người yêu cầu mỗi người dân Việt Nam đều phảirèn luyện, tu dưỡng theo các phẩm chất trên, đặc biệt là cán bộ, đảng viên có

Trang 22

chức, có quyền Trước lúc đi xa, trong Di chúc, Người vẫn còn căn dặn:

"Đảng ta là một đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấmnhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.Phải giữ gìn Đảng ta thật sự trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, làngười đầy tớ thật trung thành của nhân dân"[24, Tr 498] Thắng lợi của cáchmạng Việt Nam gần tám thập kỷ qua có vai trò to lớn của tư tưởng Hồ ChíMinh Ngày nay nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo tưtưởng Hồ Chí Minh, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Ngườilại càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết

1.1.4 Tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên.

Gần 40 năm đã qua kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản "Dichúc" căn dặn toàn Đảng, toàn dân và thế hệ trẻ những điều hệ trọng, nhữngviệc cần phải làm vì sự nghiệp cách mạng Những lời dặn của Người trong

đó có tư tưởng bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau vẫn giữ nguyên giátrị to lớn, có ý nghĩa sâu sắc Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình,Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng Đókhông chỉ là lực lượng trực tiếp gánh vác và giải quyết những nhiệm vụ hiệntại, mà còn là đội ngũ kế cận, nguồn bổ sung có đủ năng lực để kế thừa vàtiếp tục phát triển sự nghiệp của những thế hệ đi trước Trong “Di chúc”,Người nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân phải luôn ghi nhớ rằng bồi dưỡng thế

hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết Luậnđiểm đó chứa đựng thế giới quan khoa học của một lãnh tụ cách mạng, phảnánh tầm nhìn xa trông rộng của một nhà hiền triết, một nhà văn hóa lớn; nó

đã trở thành một chân lý của cách mạng

Trang 23

Sự nghiệp đấu tranh cách mạng nhằm biến xã hội cũ xấu xa, bất công

và phi nhân tính thành một xã hội mới, tốt đẹp và công bằng cho tất cả mọingười là một quá trình đầy cam go, thử thách Trong “Nhà nước và cáchmạng”, khi đề cập đến tính chất phức tạp của những nhiệm vụ cách mạng,chẳng hạn như vấn đề chính quyền, V.I.Lênin từng nói rằng, đấu tranh giànhchính quyền đã khó, nhưng giữ được chính quyền cách mạng còn khó hơn.Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “có độc lập, tự do mà nhân dân vẫnchết đói, chết rét thì độc lập, tự do cũng chẳng có ý nghĩa gì; nhân dân chỉhiểu rõ giá trị của độc lập, tự do khi họ được ăn no, mặc ấm ”[16, Tr 56].Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại cho nhân dân tất thảy những quyền conngười hết sức tự nhiên và chân chính ấy Nhưng, chủ nghĩa xã hội khôngphải muốn là tức khắc có ngay, mà chỉ có thể là kết quả của cuộc đấu tranhrất bền bỉ của con người Nhắc lại những điều đó để thấy, sự nghiệp cáchmạng là một quá trình lâu dài, bao gồm nhiều nhiệm vụ, nhiều giai đoạnkhác nhau và do vậy, đòi hỏi sự hy sinh, cống hiến quên mình của nhiều thế

hệ cách mạng

Thực vậy, trong tiến trình ấy, những lớp người hiện tại đã trực tiếpgiải quyết thành công nhiều nhiệm vụ, nhưng cũng có không ít công việccòn dang dở; hơn nữa, thực tiễn cuộc sống luôn đặt ra những vấn đề mới đòihỏi phải tiếp tục giải quyết Theo đó, nếu thiếu lực lượng kế cận xứng đángthì chẳng những sự nghiệp cách mạng sẽ gặp khó khăn, mà ngay cả Những

gì đã có cũng khó được gìn giữ, bảo tồn

Tư tưởng về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau thể hiện sự vĩđại, sâu sắc trong tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh Với tư tưởng này,Người không chỉ thấy hiện tại mà còn thấy cả tương lai; không chỉ dành tâmhuyết trước mắt cho sự nghiệp cách mạng mà còn chăm lo vun trồng cái gốccủa sự nghiệp đó để nó trở nên vững bền Ở đây, quan điểm biện chứng duy

Trang 24

vật về sự phát triển mà Người tiếp thu từ chủ nghĩa Mác - Lênin được vậndụng một cách sáng tạo: tương lai đang ở ngay trong hiện tại.

Đánh giá rất cao vai trò của thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh viết: “Một nămkhởi đầu từ mùa xuân Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuâncủa xã hội”[16, Tr 167] Đầy nhiệt huyết, có sức sống tràn trề và năng lựcsáng tạo , đó là thế mạnh, là vốn quý của tuổi trẻ Với tư cách là đội ngũ dự

bị, lực lượng kế cận hùng hậu của cách mạng và là những người chủ tươnglai của nước nhà, các thế hệ trẻ - trước hết là thanh niên, có trách nhiệm kếtục sự nghiệp cách mạng, thực hiện sứ mệnh lịch sử vẻ vang mà lớp người đitrước đã chuyển giao vào tay mình Coi vận mệnh của nước nhà thịnh haysuy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên, Hồ Chí Minh khẳng định,thanh niên phải trở thành một lực lượng to lớn, vững chắc trong công cuộckháng chiến và kiến quốc, phải là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanhniên già, là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xay dựng chủ nghĩa xã hội

Sinh ra và lớn lên trong lòng dân tộc, gắn bó máu thịt với nhân dân,Chủ tịch Hồ Chí Minh có lòng tin mãnh liệt vào sức mạnh vô địch cũng nhưnăng lực sáng tạo phi thường của quần chúng nhân dân, trong đó có thế hệtrẻ Thế hệ trẻ nói chung và trẻ em nói riêng luôn ở trong trái tim và tâm trícủa Người Lúc nào Người cũng dành muôn vàn tình thương yêu cho các thế

hệ trẻ Hơn thế nữa, Người còn gửi gắm niềm tin khi đặt trọn tương lai củacách mạng, của dân tộc vào họ Nhân ngày khai trường của năm học đầu tiêndưới chế độ mới, Người đã gửi thư khích lệ và động viên học sinh cả nước:

“Ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại chochúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu Trongcông cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có

Trang 25

bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được haykhông, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”[16, Tr 33].Đối với thanh niên, Người căn dặn “Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhândân, phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn, phảiyêu và trọng lao động Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân”[22, Tr.106]; “Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là khiêm tốn, đoàn kết, thựchành chủ nghĩa tập thể, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, người tiên tiến thìgiúp đỡ người kém Người kém phải cố gắng để tiến lên, ra sức cần kiệm đểxây dựng nước nhà”[22, Tr 106].

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định, như một lô-gíc tất yếu,việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là nhiệm vụ rất quan trọng vàrất cần thiết Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định, muốn xây dựngchủ nghĩa xã hội, trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa Muốnlàm tròn trọng trách người chủ tương lai của đất nước, thế hệ trẻ phải đượcgiáo dục, bồi dưỡng một cách thường xuyên và toàn diện Có như vậy, họmới hội đủ các phẩm chất, năng lực cần thiết, cả về trí tuệ lẫn bản lĩnh chínhtrị, cả về nhân cách, đạo đức lẫn sức khỏe, để đáp ứng những yêu cầu củacông cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội

Hiện nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, trước xu thếtoàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, thế hệ trẻ Việt Nam luôn kiên định

lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vuntrồng Họ đã và đang chứng tỏ bản lĩnh, sức trẻ, sự sáng tạo và tinh thần dámnghĩ, dám làm của mình Họ đang ra sức tu dưỡng, học tập và rèn luyện vềmọi phương diện, tích cực lao động sản xuất, tiến vào khoa học - công nghệ,

để cùng với toàn Đảng, toàn dân thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm xây dựng một nước Việt Nam dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Rất nhiều phong

Trang 26

trào thi đua, như Thanh niên tình nguyện, Thanh niên lập nghiệp, Tuổi trẻhọc đường, được đông đảo đoàn viên, thanh niên, sinh viên và học sinhhưởng ứng, thực hiện Đảng, Nhà nước và xã hội đã có nhiều hình thức ghinhận và tôn vinh những thanh niên, sinh viên và học sinh tiêu biểu, xuất sắctrong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội củađất nước Có thể nói, thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay vẫn xứng đáng với niềmtin yêu, sự khen ngợi và kỳ vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn viên vàthanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, khôngngại khó khăn, có chí tiến thủ Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cáchmạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủnghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”[24, Tr 510] Tuy nhiên, phải thừa nhậnrằng, do ảnh hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng nhưcủa xu thế toàn cầu hóa, và đặc biệt, do không nghiêm túc trong rèn luyện,phấn đấu, một bộ phận thanh, thiếu niên ở nước ta đang có những biểu hiệntiêu cực đáng lo ngại, như phai nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống buông thả,lười học tập và tu dưỡng đạo đức, thích hưởng thụ, ngại lao động, chuộngnhững sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc phản văn hóa, nghiện ngập, thậm chí

vi phạm pháp luật Những hiện tượng đó, trước hết là nguy cơ đe dọa tươnglai của chính bản thân họ, đồng thời cản trở sự phát triển theo hướng lànhmạnh, tiến bộ và văn minh của xã hội ta hiện nay Mặt khác, cũng cần nóirằng, các thế lực thù địch đang chờ đợi và sẽ ra sức khai thác, lợi dụngnhững hiện tượng đó để tiến hành chiến lược diễn biến hòa bình hòng chốngphá và ngăn chặn sự phát triển của cách mạng Việt Nam Vì vậy, hơn baogiờ hết, toàn Đảng và toàn dân ta càng phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng thế

hệ trẻ; coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, bởi nó liên quan trựctiếp đến tương lai của đất nước Đó cũng là một biểu hiện, một nội dungquan trọng của chiến lược lấy dân làm gốc Có thể khẳng định, cùng với

Trang 27

những biện pháp tích cực và đồng bộ khác, cuộc vận động “Học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà Đảng ta vừa phát động chính làmột cơ hội tốt cho thế hệ trẻ rèn luyện, phấn đấu vươn lên

1.2 Thực trạng đạo đức sinh viên đại học Vinh trong giai đoạn hiện nay 1.2.1 Khái quát về trường đại học Vinh

Trường Đại học Vinh là một trong 16 trường đại học trọng điểm quốcgia Việt Nam, một trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực vàchuyển giao công nghệ lớn của khu vực Bắc miền Trung và cả nước, đơn vịAnh hùng Lao động thời kỳ đổi mới Ngày thành lập:16 tháng 7 năm 1959,theo nghị định 375/NĐ của Chính Phủ Trong hơn 400 trường đại học, caođẳng hiện nay, Trường Đại học Vinh nằm trong nhóm 20 trường đầu tiênđược Hội đồng Quốc gia Kiểm định chất lượng giáo dục công nhận đạt tiêuchuẩn chất lượng giáo dục với 92,86% phiếu bầu

Hiện nay nhà trường là cơ sở đào tạo đa cấp (từ bậc mầm non, THPTđến đại học, sau đại học), đa ngành (42 ngành bậc đại học, 28 chuyên ngànhđào tạo thạc sĩ, 10 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ) với gần 40.000 học sinh,sinh viên và học viên đến từ 54 tỉnh, thành trong cả nước và hơn 300 sinhviên quốc tế đến học tập, nghiên cứu; với đội ngũ gần 950 cán bộ, giảng viêntrong đã có 3Giáo sư, 53 Phó Giáo sư, 118 Tiến sĩ, gần 500 Thạc sĩ, 4 Giảngviên cao cấp, 121 Giảng viên chính Trường Đại học Vinh là một trongnhững trường đại học đầu tiên của cả nước đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Ngày 16 tháng 7 năm 1959, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ký Nghị định số375/NĐ thành lập Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh Cơ sở đầu tiên của Nhàtrường được đóng tại khu vực Nhà dòng (cũ) thuộc thị xã Vinh lúc bấy giờ.Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh đổi tên thành Trường Đại học Sư phạmVinh theo Quyết định số 637/QĐ ngày 28 tháng 8 năm 1962 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục Ngày 25 tháng 4 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ kí Quyết

Trang 28

định số 62/2001/QĐ-TTg đổi tên Trường Đại học Sư phạm Vinh thànhTrường Đại học Vinh Trường Đại học Vinh là cơ sở đào tạo đại học đangành, đa cấp ở khu vực Bắc Trung Bộ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượngcao và thích ứng nhanh với thế giới việc làm; là trung tâm nghiên cứu khoahọc, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh

tế - xã hội của khu vực và cả nước; là trường đại học trọng điểm quốc gia,một số ngành đạt tiêu chuẩn quốc tế Nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành,Trường Đại học Vinh được tặng thưởng nhiều phần thưởng, danh hiệu caoquý Nhà trường đã được tặng thưởng Huân chương Lao Động hạng Nhì(1979), Huân chương Lao Động hạng Nhất (1992), Huân chương Độc Lậphạng Ba (1995), Huân chương Độc Lập hạng Nhì (2001), danh hiệu Anhhùng Lao động (2004), Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ (2007), Huânchương Độc lập hạng Nhất (2009), Huân chương Hữu nghị do Nhà nướcLào tặng và nhiều phần thưởng cao quý khác Hiện tại, Trường Đại họcVinh có: 19 khoa đào tạo, 1 trường THPT chuyên, 1 trường Mầm non thựchành, 1 Viện nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa, 1 tạp chí khoa học 26 phòngban, trung tâm, viện, trạm Chương trình giáo dục của Trường Đại học Vinhđược xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT, học hỏi kinhnghiệm các chương trình tiên tiến trên thế giới, đáp ứng nhu cầu xã hội vàđảm bảo tính liên thông Hiện tại, Trường Đại học Vinh đang áp dụngphương thức đào tạo theo học chế tín chỉ Sau năm 2010, Trường Đại họcVinh sẽ đạt được một số chương trình đào tạo tiên tiên tiến Sinh viênTrường Đại học Vinh, với cương lĩnh “bản lĩnh, trí tuệ, văn minh, tìnhnguyện”, được đến từ 54 tỉnh thành trong cả nước và có trên 600 sinh viên,học viên của Thái Lan, Lào, Trung Quốc Hiện tại, Trường Đại học Vinh làmột trường đào tạo đa ngành, trong đó sư phạm vẫn là nòng cốt

Trang 29

Bên cạnh đó, trường Đại học Vinh có hệ thống thư viện, trang thiết bịhọc tập và cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện, hiện đại hoá, đáp ứngyêu cầu đào tạo đa ngành Hệ thống phòng học, giảng đường đạt tiêu chuẩn

đã và đang được xây dựng; hệ thống phòng thí nghiệm, thư viện đang đượchoàn chỉnh, hiện đại hoá; cơ sở hạ tầng được cải tạo… Ngoài diện tích hiệnnay tại khu vực Bến Thuỷ-Trường Thi (14ha), Trường đã được quy hoạch vàtriển khai xây dựng tại cơ sở II thuộc huyện Nghi Lộc với diện tịch 258 ha(cho khoa Nông Lâm Ngư, Trung tâm giáo dục Quốc phòng và một số đơn

vị khác) Ngoài ra, Trường đang xây dựng một số cơ sở phục vụ cho đào tạo,nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ở một số địa phương khác(Trại thực hành thuỷ sản Hưng Nguyên, Trung tâm thí nghiệm nuôi trồngthuỷ sản Nghi Xuân,…) Nhà trường đã có nhiều giải pháp và kế hoạch tựchủ về tài chính, tạo được nhiều nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạtđộng Quyết định số 197/2007/QĐ - TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng

Chính phủ đã ghi rõ: “Xây dựng Nghệ An thành trung tâm giáo dục - đào

tạo đại học vùng Bắc Trung Bộ Đầu tư nâng cấp Trường Đại học Vinh trở thành trường đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế” Ngày 11/7/2011, Phó Thủ

tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã ký Công văn số 1136/TTg-KGVX

về việc đồng ý bổ sung Trường Đại học Vinh vào danh sách các trường đạihọc xây dựng thành trường đại học trọng điểm quốc gia

1.2.2 Những vấn đề đặt ra trong đời sống đạo đức của sinh viên đại học Vinh trong giai đoạn hiện nay

- Những thành tích đã đạt được

Qua 50 năm hình thành và phát triển, Đại học Vinh đã được tặng

thưởng nhiều danh hiệu và nhiều phần thưởng cao quý Sinh viên đại học

Vinh với 8 chữ vàng: “Bản lĩnh, trí tuệ, văn minh và tình nguyện” đã đạt

Trang 30

được những thành tích to lớn Cũng giống như sinh viên trên khắp đất nướcViệt Nam, Sinh viên trường đại học Vinh đã và đang cố gắng thực hiện tốt

cuộc vận động của toàn ngành giáo dục: “Học tập và làm việc theo tấm gương

đạo đức Hồ Chí Minh” Thực hiện tốt 2 phong trào “ 5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”; “ 4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” và đạt được nhiều thành tích Triển khai tổ chức tốt các hoạt

động tình nguyện, chương trình tiếp sức đến trường, tiếp sức mùa thi, Chiếndịch tình nguyện hè, hiến máu tình nguyện, các hoạt động tình nguyện bảo

vệ môi trường, các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá trong học sinh,sinh viên gắn với việc đảm nhận công trình, phần việc thanh niên

Rất nhiều sinh viên giữ vững được đạo đức cách mạng, sống trongsạch, giản dị, lành mạnh, biết vươn tới các giá trị chân, thiện, mỹ Hoạt độngtình nguyện của sinh viên trường đại học Vinh được đánh giá rất cao Vàocác mùa hè hàng năm, cùng với sinh viên toàn thành phố, tình nguyện viêntrường đại học Vinh cũng vác ba lô lên đường Không ngại khó, ngại khổ,các tình nguyện viên lên các tỉnh vùng núi, sống, sinh hoạt cùng đồng bào,dạy chữ cho trẻ nhỏ, tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình, phát thuốc, làmđường, xây cầu,… Không những thế, hàng tháng, đội tình nguyện viên củatrường còn có tổ chức buổi đến thăm các em nhỏ ở làng trẻ SOS Trường đạihọc Vinh cũng được biết đến với một đội tình nguyện tham gia rất tích cực,

có hiệu quả vào chương trình hiến máu nhân đạo

Hoạt động tình nguyện nhưng sinh viên trường Vinh vẫn không quênnhiệm vụ chính của mình là học tập Trên 90% sinh viên đạt đủ yêu cầu ratrường đúng thời hạn Tỉ lệ thi lại, học lại ngày càng giảm Tỉ lệ sinh viênđến trường luôn đạt gần 90%

Trong năm học 2010 - 2011 có 25 sinh viên xuất sắc, 354 sinh viêngiỏi được tuyên dương, khen thưởng trong Lễ khai giảng khoá đào tạo thứ

Trang 31

51; có 9 sinh viên tốt nghiệp đạt loại xuất sắc, có 215 sinh viên tốt nghiệpđạt loại giỏi, có 5 sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong khoá học được Nhàtrường khen thưởng trong Lễ bế giảng và trao bằng cử nhân, kỹ sư năm

2011 Nhiều sinh viên đạt giải cao trong các hoạt động nghiên cứu khoa học

và các kỳ thi Olympic toán, vật lý… Đặc biệt, đoàn viên Trần Quốc Luật 50A Toán dự thi Olympic Toán học sinh viên toàn quốc lần thứ XIX tại QuyNhơn đã 2 giải Nhất ở cả 2 môn thi Đại số và Giải tích

-Tại Hội nghị tổng kết công tác sinh viên nghiên cứu khoa học nămhọc 2010 - 2011 có 93 đề tài tham gia, 17 đề tài được báo cáo tại Hội nghị

và tham gia chọn dự thi Giải thưởng "Tài năng khoa học trẻ Việt Nam" vàgiải thưởng sáng tại kỹ thuật VIFOTEC năm 2011, có 11 tập thể và 18 cánhân được Hiệu trưởng Nhà trường khen thưởng vì có thành tích cao tronghoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2010 - 2011

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt" và "Sinhviên xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh" thông qua việcbiểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình Trong năm học 2010-

2011, đã có gần 700 lượt đoàn viên thanh niên được tôn vinh, biểu dương,khen thưởng các cấp Triển khai thực hiện sinh hoạt, hoạt động học sinh,sinh viên với văn hóa giao thông, văn hóa học đường, các thói quen tốt tronghọc sinh, sinh viên Chỉ đạo liên chi đoàn khoa Chính trị và Luật học triểnkhai Chuyên đề Xây dựng nếp sống văn hoá trong đoàn viên thanh niên toàntrường

Đoàn trường tiếp tục kiện toàn, tổ chức hoạt động của Đội thanh nênxung kích Hội Sinh viên trường tổ chức 6 đợt hiến máu tình nguyện với1.230 đơn vị máu được hiến Đội công tác xã hội số 1 (gồm sinh viên các

khoa Toán, Vật lý, Hoá, Ngoại ngữ, Ngữ Văn, Giáo dục, Lịch sử) hoạt động

tại Làng trẻ em SOS Vinh, Đội công tác xã hội số 3 khoa Chính trị, Nhóm

Trang 32

Hi vọng khoa Lịch sử tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động Thành lập cácĐội sinh viên tình nguyện hướng dẫn sinh viên mới nhập học, tổ chức chogần 1.000 sinh viên tình nguyện khoá 49, 50 giúp đỡ hơn 4.000 sinh viênkhoá 51 làm quen và đăng ký học theo hệ thống tín chỉ Tổ chức quyên góp

và hỗ trợ 30 triệu đồng cho đồng bào bị lũ lụt ở Vũ Quang (Hà Tĩnh), hỗ trợ

20 triệu đồng xây nhà tình nghĩa ở Nam Kim (Nam Đàn, Nghệ An), hỗ trợnhân dân Nhật Bản bị động đất, sóng thần 50 triệu đồng

Triển khai tuyên truyền về Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII

và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 tớiđoàn viên thanh niên toàn trường Phối hợp tổ chức tốt Cầu truyền hình trựctiếp trên VTV1 điểm bầu cử tại Trường Đại học Vinh

Công tác sinh viên quốc tế được nhà trường rất chú trọng Hiện naytoàn trường có hơn 350 lưu học sinh các nước Lào, Thái Lan, Trung Quốcđang học tập Thời gian qua, tuổi trẻ Nhà trường đã tổ chức tốt các hoạtđộng của lưu học sinh và các hoạt động giúp đỡ lưu học sinh Lào, TrungQuốc, Thái Lan trong học tập và rèn luyện Đoàn trường đã phân công cụthể các tình nguyện viên giúp đỡ cho lưu học sinh trong cuộc sống, tronghọc tập và rèn luyện, trong đó tiêu biểu là hoạt động của Đội sinh viên tìnhnguyện khoa Giáo dục chính trị, khoa Địa lý, khoa Luật giúp đỡ lưu học sinhLào, Câu lạc bộ Hoa Chăm-pa của khoa Kinh tế Tổ chức các hoạt độngchào mừng Tết Cổ truyền Bunpimay của Lào và Songkran của Thái Lan: Lễchúc phúc và Dạ hội văn hoá văn nghệ, các giải thể thao cho lưu học sinhnước ngoài và sinh viên toàn trường

Bên cạnh đó công tác phát triển Đảng của trường cũng rất được chútrọng Trong năm học 2010-2011 phối hợp với Văn phòng Đảng uỷ tổ chức

2 lớp cảm tình Đảng cho 1.220 đoàn viên xuất sắc Họp xét giới thiệu 335đoàn viên ưu tú cho Đảng Ban Thường vụ Đoàn trường đã có chương trình

Ngày đăng: 30/10/2015, 12:57

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w