- Những mặt hạn chế
d. Nguyên nhân từ xã hộ
2.4 Phát huy vai trò tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của sinh viên theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
của sinh viên theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh khẳng định thanh niên muốn xứng đáng là người chủ tương lai của nước nhà thì yếu tố tự giác rèn luyện của bản thân thanh niên hết sức quan trọng. Trước tiên, “Thanh niên phải rèn luyện và thấm nhuần tư tưởng Xã hội chủ nghĩa”[21, Tr. 310], “Phải trau dồi đạo đức của người cách mạng”[22, Tr. 305]. Người nhắc nhở thanh niên phải luôn gắn chặt quá trình
“Xây và chống” trong rèn luyện đạo đức, Người viết: “Thanh niên cần phải chống tâm lý tự tư tự lợi, chỉ lo lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của mình. Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng, xa xỉ. Chống cách sinh hoạt ủy mị. Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang[19, Tr. 455]. Do vậy phát huy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện trong mỗi sinh viên, nâng cao hoạt động tự quản trong hoạt động học tập và sinh hoạt của sinh viên là việc rất cần thiết. Khác với học sinh phổ thông, đối với sinh viên, nhất là sinh viên xa nhà, nhà trường chỉ quản lý trong thời gian lên lớp, còn lại tất cả thời gian trong ngày do các bạn tự quyết. Chính vì vậy mỗi sinh viên phải có thói quen tự giác trong việc rèn luyền bản thân và thực hiện tốt các hoạt động do nhà trường, đoàn thanh niên tổ chức. Sinh viên là lớp người trẻ, khoẻ, có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của sinh viên trong tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức lối sống là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Đó còn là điều kiện quyết định kết quả rèn luyện của mỗi cá nhân.
Trước hết phải hình thành cho sinh viên nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho họ. Quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của sinh viên về vật chất, tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng khiếu đặc điểm tâm, sinh lý của họ sẽ tạo điều kiện tốt để các bạn rèn luyện đạo đức, lối sống. Mỗi người phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự
kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người. Sinh viên cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân, thiện, mỹ; vượt qua mọi khó khăn gian khổ như Bác Hồ đã dạy: “gian nan rèn luyện mới thành công”.
Phát huy vai trò tự học tập, tự tu dưỡng cũng chính là sự vận dụng chữ “cần”, chữ “kiệm” trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào việc học tập. Học sinh, sinh viên cần có thái độ học nghiêm túc, có phương pháp học siêng năng, chăm chỉ, tích cực học tâp, lao động rèn luyện về mọi mặt: đức, trí, thể, mỹ. Theo đó, trước hết sinh viên cần có lý tưởng. Khi nói về nhiệm vụ học tập của sinh viên, Người viết: “Mục tiêu lý tưởng phấn đấu của thanh niên là học tập, và học để phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, học để làm cho dân giàu, nước mạnh”[19, Tr. 399]. Có lý tưởng thôi chưa đủ mà còn phải có chí khí, biến lý tưởng đó thành hiện thực, quyết tâm phấn đấu vượt qua khó khăn, không sợ khó, không sợ khổ. Đồng thời, mỗi sinh viên cần nâng cao trình độ học vấn, không chỉ học tốt chương trình đào tạo của nhà trường mà còn phải trau dồi thêm ngoại ngữ, tin học... để theo kịp sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và đáp ứng được yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay. Và cuối cùng, phải rèn luyện sức khoẻ. Một bộ phận sinh viên hiện nay ít vận động, không luyện tập thể thao, một số sinh viên còn thường xuyên uống rượu bia, nghiện thuốc lá, nghiện ma tuý, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng học tập, lao động cũng như tác động tiêu cực đến tương lai đất nước. Chữ “cần” theo quan điểm của Bác bao hàm yếu tố sáng tạo, việc học của sinh viên cũng vậy, “vấn đề cũ nhưng tư duy phải mới”, có như vậy chúng ta mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn. Cũng tóc đen da vàng, nhưng tại sao nước Nhật giàu mạnh? Câu trả lời là cần cù và sáng tạo. Với hạn chế là diện tích nhỏ nhưng
Nhật đã đi đầu trong việc xây dựng công trình ngầm và hiện là quốc gia có số lượng công trình ngầm lớn nhất thế giới.
Học tập chăm chỉ thôi chưa đủ, sinh viên cần phải làm việc có kế hoạch, khoa học, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình. Nhiều bạn sinh viên để đến cận thi mới học. Đó là kiểu ôn thi cấp tốc, vừa không đạt kết quả cao, vừa quên ngay kiến thức sau khi thi, lại ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nếu biết phân bổ thời gian hợp lý, chúng ta sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức tiền của của cá nhân, gia đình và xã hội mà vẫn đạt hiệu quả cao trong lao động, học tập.
Thiết nghĩ, vấn đề giáo dục, xây dựng đạo đức lối sống cho học sinh sinh viên nói riêng và thế hệ thanh niên trẻ nói chung đã, đang và sẽ là vấn đề cấp thiết của một quốc gia. Vì thế hệ trẻ là những người nối gót cha ông trên con đường xây dựng tương lai đất nước, bảo vệ thành quả mà các thế hệ đi trước đã gây dựng. Nếu có sự chung tay của đảng, đoàn thể, nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Cùng với sự quyết tâm, cố gắng của bản thân thế hệ thanh niên, thì những định hướng, mục tiêu đặt ra sẽ sớm đạt kết quả mong muốn.
2.5 Phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong
việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho sinh viên.
Sinh viên là bộ phận nòng cốt có tính chất quyết định đối với vận mệnh đất nước trong tương lai, do vậy việc thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức, lối sống và kiến thức cho sinh viên chính là nhiệm vụ của nhà trường, gia đình và xã hội. Sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể trong giáo dục đạo đức sẽ đảm bảo sự phát triển của đất nước trong tương lai; không thể coi đây là trách nhiệm của một phía như quan niệm của một số không nhỏ trong xã hội thời gian qua.
Việc kết hợp giữa gia đình - nhà trường và xã hội trong việc giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: "Phải liên hệ mật thiết với gia đình học trò. Bởi vì giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục nhà trường tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn".
Nói đến gia đình là nói đến cái nôi sinh thành, dưỡng dục, là nơi định hướng các giá trị đạo đức, nhân cách của học sinh, sinh viên. Gia đình cũng là nơi gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Điều đó được ý thức rất đầy đủ về quan niệm của cha mẹ trong quá trình vào đời của con cái, trong học tập, phát triển nghề nghiệp tương lai, phát triển nhân cách trong quan hệ tình bạn và tình yêu, gia đình hạnh phúc và ý thức trách nhiệm công dân. Do đó trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải thật sự mẫu mực, làm gương về đạo đức, yêu thương, chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Hiện nay do sức ép về lao động, việc làm khiến cho không ít các bậc làm cha, làm mẹ mải miết mưu sinh hoặc chỉ lo làm giàu mà thiếu quan tâm việc giáo dục đạo đức cho con cái, hoặc khoán trắng cho nhà trường và xã hội. Nhiều khi con cái vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật mà cha mẹ không hề hay biết, hoặc không biết cách ngăn chặn, phòng ngừa. Để giáo dục đạo đức cho sinh viên, mỗi gia đình cần giữ gìn đạo đức, nề nếp gia phong, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, làm cho các giá trị đó ngày càng toả sáng, góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cao đẹp cho thế hệ con cháu.
Sự kết hợp giữa gia đình với nhà trường thể hiện trong việc thường xuyên có sự trao đổi từ hai phía. Nhà trường thường xuyên thông báo kết quả học tập, văn hóa đạo đức trường học của sinh viên cho gia đình, định kỳ tổ chức
họp phụ huynh để trình bày rõ quan điểm của nhà trường đối với học sinh, sinh viên. Gia đình cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, trình bày rõ tính cách, năng lực của học sinh, sinh viên tạo điều kiện để nhà trường có biện pháp giáo dục, quản lý. Gia đình cũng phải chu cấp đầy đủ về vật chất, thường xuyên quan tâm, động viên các em bằng những hành động như gọi điện hỏi thăm sức khỏe, động viên các em cố gắng học tập khi xa nhà... Có không ít sinh viên thiếu sự quan tâm của gia đình trong cuộc sống xa nhà mà rơi vào các tệ nạn xã hội.
Các đoàn thể tổ chức xã hội như khối xóm nơi có sinh viên ở phải thường xuyên kiểm tra nếp sống văn hóa, tăng cường tuần tra, kiểm tra hiện tượng sinh viên đi khuya về muộn, để kịp thời thông báo với nhà trường có biện pháp xử lý. Có những hình thức xử lý thích đáng, với những bộ phận, những đối tượng có mục đích lợi dụng sinh viên về cả tâm hồn và thể xác. Hạn chế những tụ điểm ăn chơi (nhà hàng, nhà nghỉ, quán karaoke, quán internet, dịch vụ cầm đồ) xung quanh địa bàn các trường học.
Một môi trường văn hóa học đường được tạo dựng từ sự kết hợp giữa gia đình - nhà trường và xã hội sẽ có sức đề kháng với những mầm bệnh, loại trừ được những biểu hiện văn hóa không lành mạnh nảy sinh từ bên trong, góp phần xây dựng môi trường văn hóa học đường ngày càng hoàn thiện, trong sáng.
Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho sinh viên, hình thành phẩm chất cao đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định, muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Muốn làm tròn trọng trách người chủ tương lai của đất nước, thế hệ trẻ phải được giáo
dục, bồi dưỡng một cách thường xuyên và toàn diện. Có như vậy, họ mới hội đủ các phẩm chất, năng lực cần thiết, cả về trí tuệ lẫn bản lĩnh chính trị, cả về nhân cách, đạo đức lẫn sức khỏe, để đáp ứng những yêu cầu của công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, giáo dục cho thế hệ trẻ là công việc quan trọng để đảm bảo tương lai vững chắc của nước nhà. Cho nên đòi hỏi vai trò rất to lớn của nhà trường. Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi dạy người. Giáo dục lý tưởng, đạo lý làm người là nội dung giáo dục hàng đầu trong nhà trường hiện nay và phải đặc biệt coi trọng. Một số nhà trường mới chỉ quan tâm trang bị kiến thức chuyên môn, tay nghề mà xem nhẹ hoặc thiếu quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Nên tổ chức cho sinh viên những tiết học ngoại khóa, giáo dục lý tưởng, đạo lý làm người. Tuy nhiên tránh những tiết học mang năng lý thuyết. Điều nay sẽ khiến người học nhàm chán. Có thể tổ chức các buộc học dưới dạng các cuộc thi, hội diễn, các buổi trao đổi, nói chuyện,…
Trường nên đưa môn “Đạo đức học” thành môn học chính khóa trong chương trình học của sinh viên và nên lồng ghép việc giáo dục đạo đức trong các môn học để sinh viên tiếp thu một cách dễ dàng. Ngoài ra nhà trường nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm hỗ trợ, bổ sung kiến thức về kỹ năng và kinh nghiệm sống cho sinh viên. Từ đó giúp sinh viên hình thành thói quen và vận dụng các cơ hội để trưởng thành không chỉ về học tập, rèn luyện mà còn về xã hội, văn hóa và nhân cách.
Một yêu cầu nữa không kém phần quan trọng đối với các nhà trường là cần đề cao vai trò và trách nhiệm của cán bộ, giáo viên trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên, thông qua các bài giảng giáo viên kích thích lòng say mê nghiên cứu khoa học, say mê nghề nghiệp, bồi dưỡng nhân sinh quan
và thế giới quan khoa học từ đó góp phần hình thành nhân cách, lý tưởng sống tốt đẹp cho sinh viên. Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh để thúc đỷ ý chí vươn lên trong sinh viên. Để phát triển xã hội bền vững, những nhà giáo dục và những người có trách nhiệm phải có một hướng đi đúng đắn cho thế hệ trẻ hôm nay. Trong giá trị đạo đức, cần định hướng để họ có một lý tưởng sống, biết xây dựng cuộc sống trên những giá trị cao đẹp. Đồng thời, mọi người cần quan tâm đến những giá trị đạo đức, nhất là cần áp dụng những cách giáo dục mới vào việc đào tạo thế giới trẻ, vì họ là rường cột của xã hội. Giáo dục theo lối mới là giáo dục bằng tình thương yêu, nâng đỡ.
Bên cạnh đó để nâng cao công tác giáo dục cho sinh viên, Trường đại học Vinh có thể kết hợp với các tổ chức đoàn thể như: Tỉnh đoàn Nghệ An, Đài phát thanh truyền hình Nghệ An, Sở Văn hóa thông tin, Lực lượng vũ trang nhân dân (Quân đội, Công an tỉnh, thành phố, phường), các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh.
Vai trò lãnh đạo của Đảng và hoạt động phong trào của các tổ chức đoàn thể rất quan trọng trong công tác giáo dục ý thức đạo đức, xây dựng lối sống cho sinh viên. Nó có tác dụng định hướng và củng cố sự kiên định trên con đường đã chọn, tránh chệch hướng, thụt lùi, nhất là trong bối cảnh xã hội khá phức tạp hiện nay, với nhiều tác động đa dạng đối với nhận thức tư tưởng cũng như ý thức đạo đức sinh viên. Nguyên tắc ở đây là kết hợp vai trò lãnh đạo của Đảng và sức mạnh của các đoàn thể trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên. Trong công tác giáo dục đạo đức và quản lý sinh viên, tổ chức Đảng đóng vai trò lãnh đạo, định hướng nhận thức và hành động, xây dựng chiến lược và kế hoạch dài hơi, chỉ đạo công tác thông qua các hoạt động phong trào của các tổ chức đoàn thể, không làm thay, không
chồng lấn chức năng nhiệm vụ. Các cấp bộ đảng trong trường, như đảng bộ trường, chi bộ khoa và bộ môn, phải quan tâm sâu sát đến mọi hoạt động liên quan đến sinh viên để có phương hướng chỉ đạo, xử lý kịp thời.
Sinh viên ngày nay đang sống trong thời kỳ bùng nổ thông tin, kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng. Sinh viên đã và đang chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực và mặt tiêu cực từ môi trường kinh tế, xã hội. Vì vậy các tổ chức, đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ trang cần quan tâm định hướng tạo môi trường thuận lợi để thanh niên phấn đấu,