1.2.1 Khái quát về trường đại học Vinh
Trường Đại học Vinh là một trong 16 trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, một trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ lớn của khu vực Bắc miền Trung và cả nước, đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Ngày thành lập:16 tháng 7 năm 1959, theo nghị định 375/NĐ của Chính Phủ. Trong hơn 400 trường đại học, cao đẳng hiện nay, Trường Đại học Vinh nằm trong nhóm 20 trường đầu tiên được Hội đồng Quốc gia Kiểm định chất lượng giáo dục công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục với 92,86% phiếu bầu.
Hiện nay nhà trường là cơ sở đào tạo đa cấp (từ bậc mầm non, THPT đến đại học, sau đại học), đa ngành (42 ngành bậc đại học, 28 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 10 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ) với gần 40.000 học sinh, sinh viên và học viên đến từ 54 tỉnh, thành trong cả nước và hơn 300 sinh viên quốc tế đến học tập, nghiên cứu; với đội ngũ gần 950 cán bộ, giảng viên
trong đã có 3Giáo sư, 53 Phó Giáo sư, 118 Tiến sĩ, gần 500 Thạc sĩ, 4 Giảng viên cao cấp, 121 Giảng viên chính... Trường Đại học Vinh là một trong những trường đại học đầu tiên của cả nước đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Ngày 16 tháng 7 năm 1959, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ký Nghị định số 375/NĐ thành lập Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh. Cơ sở đầu tiên của Nhà trường được đóng tại khu vực Nhà dòng (cũ) thuộc thị xã Vinh lúc bấy giờ. Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh đổi tên thành Trường Đại học Sư phạm Vinh theo Quyết định số 637/QĐ ngày 28 tháng 8 năm 1962 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Ngày 25 tháng 4 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định số 62/2001/QĐ-TTg đổi tên Trường Đại học Sư phạm Vinh thành Trường Đại học Vinh. Trường Đại học Vinh là cơ sở đào tạo đại học đa ngành, đa cấp ở khu vực Bắc Trung Bộ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và thích ứng nhanh với thế giới việc làm; là trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước; là trường đại học trọng điểm quốc gia, một số ngành đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Vinh được tặng thưởng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý. Nhà trường đã được tặng thưởng Huân chương Lao Động hạng Nhì (1979), Huân chương Lao Động hạng Nhất (1992), Huân chương Độc Lập hạng Ba (1995), Huân chương Độc Lập hạng Nhì (2001), danh hiệu Anh hùng Lao động (2004), Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ (2007), Huân chương Độc lập hạng Nhất (2009), Huân chương Hữu nghị do Nhà nước Lào tặng và nhiều phần thưởng cao quý khác. Hiện tại, Trường Đại học Vinh có: 19 khoa đào tạo, 1 trường THPT chuyên, 1 trường Mầm non thực hành, 1 Viện nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa, 1 tạp chí khoa học. 26 phòng ban, trung tâm, viện, trạm. Chương trình giáo dục của Trường Đại học Vinh được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT, học hỏi kinh
nghiệm các chương trình tiên tiến trên thế giới, đáp ứng nhu cầu xã hội và đảm bảo tính liên thông. Hiện tại, Trường Đại học Vinh đang áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Sau năm 2010, Trường Đại học Vinh sẽ đạt được một số chương trình đào tạo tiên tiên tiến. Sinh viên Trường Đại học Vinh, với cương lĩnh “bản lĩnh, trí tuệ, văn minh, tình nguyện”, được đến từ 54 tỉnh thành trong cả nước và có trên 600 sinh viên, học viên của Thái Lan, Lào, Trung Quốc. Hiện tại, Trường Đại học Vinh là một trường đào tạo đa ngành, trong đó sư phạm vẫn là nòng cốt.
Bên cạnh đó, trường Đại học Vinh có hệ thống thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành. Hệ thống phòng học, giảng đường đạt tiêu chuẩn đã và đang được xây dựng; hệ thống phòng thí nghiệm, thư viện đang được hoàn chỉnh, hiện đại hoá; cơ sở hạ tầng được cải tạo… Ngoài diện tích hiện nay tại khu vực Bến Thuỷ-Trường Thi (14ha), Trường đã được quy hoạch và triển khai xây dựng tại cơ sở II thuộc huyện Nghi Lộc với diện tịch 258 ha (cho khoa Nông Lâm Ngư, Trung tâm giáo dục Quốc phòng và một số đơn vị khác). Ngoài ra, Trường đang xây dựng một số cơ sở phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ở một số địa phương khác (Trại thực hành thuỷ sản Hưng Nguyên, Trung tâm thí nghiệm nuôi trồng thuỷ sản Nghi Xuân,…). Nhà trường đã có nhiều giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo được nhiều nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động. Quyết định số 197/2007/QĐ - TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ đã ghi rõ: “Xây dựng Nghệ An thành trung tâm giáo dục - đào tạo đại học vùng Bắc Trung Bộ. Đầu tư nâng cấp Trường Đại học Vinh trở thành trường đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế”. Ngày 11/7/2011, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã ký Công văn số 1136/TTg-KGVX
về việc đồng ý bổ sung Trường Đại học Vinh vào danh sách các trường đại học xây dựng thành trường đại học trọng điểm quốc gia.