Thường xuyên chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh cho sinh viên, nêu cao phẩm giá con người Việt Nam

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Vinh trong giai đoạn hiện nay (Trang 43 - 49)

- Những mặt hạn chế

d. Nguyên nhân từ xã hộ

2.3 Thường xuyên chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh cho sinh viên, nêu cao phẩm giá con người Việt Nam

sạch, lành mạnh cho sinh viên, nêu cao phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

Đây là giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa cho thanh niên, vì đạo đức là “gốc của người cách mạng”. Trước hết cần quan tâm giáo dục những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, nhằm xây dựng cho thanh niên thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Chú trọng giáo dục làm cho thanh niên nhận thức đúng các giá trị chân, thiện, mỹ, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhà trường, gia đình, các tổ chức, đoàn thể, đặc biệt Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải thường xuyên quan tâm bồi dưỡng

cho thanh niên những tình cảm cao đẹp về tình yêu quê hương, đất nước: “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, “thương người như thể thương thân”, quên mình vì nghĩa lớn… Từ đó hình thành cho họ lối sống trong sạch, lành mạnh, những hành vi đạo đức trong sáng phù hợp với các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và thời đại.

Giáo dục, xây dựng lối sống đạo đức cho học sinh, sinh viên, trước hết phải xây dựng “Trách nhiệm đối với Tổ quốc”. Để thể hiện trách nhiệm với Tổ quốc, cần phải yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần trường tồn trong lịch sử dân tộc Việt Nam, có vai trò cực kỳ to lớn và là nhân tố chủ đạo quyết định sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc. Chủ nghĩa xã hội là xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, là xã hội mà ở đó không có áp bức bóc lột, bất công, mọi người dân đều được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên chủ nghĩa xã hội là mô hình trong tương lai, chưa có một mẫu, một chuẩn nào mà chúng ta phải vừa thực hiện vừa xây dựng mô hình. Đó là quá trình lâu dài, gian nan, cần sự đóng góp công sức của toàn dân tộc, của nhiều thế hệ tiếp nối nhau. Là học sinh, sinh viên, người chủ tương lai của đất nước, để có thể thực hiện được mục tiêu lớn lao đó, trước tiên chúng ta phải có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.

Nếu như trong kháng chiến chống đế quốc Pháp, Mỹ, yêu nước là sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc tự do cho dân tộc thì giờ đây, khi đất nước đang chuyển mình hướng tới sự phát triển về mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội... mỗi người dân yêu nước phải hoàn thành tốt công việc của mình. Người công nhân yêu nước là hàng ngày sản xuất để làm giàu cho đất nước, anh bộ đội yêu nước là chẳng ngại hy sinh bảo vệ an ninh tổ quốc, người nông dân yêu nước là làm nên những vụ mùa bội thu, người giáo viên yêu nước là đào tạo nhân tài cho đất nước... Còn học sinh, sinh viên chúng ta yêu nước là học tập tốt, trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu

ngày càng cao của thị trường lao động. Chỉ có học tập tốt, rèn luyện tốt sau khi ra trường, sinh viên mới có đủ đức, đủ tài làm giàu cho bản thân, cho gia đình, cho quê hương đất nước. Mỗi sinh viên khi còn ngồi trên giảng đường đại học phải luôn coi việc học tập là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của mình, coi đó là cách quan trọng nhất, thiết thực nhất để thể hiện lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội của mình.

Phải chăng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội là chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, bảo đảm an toàn cho mình và cho mọi người. Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội là không xả rác bừa bãi, bảo vệ môi trường sinh thái. Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội là ký tên ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam. Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội là tự hào khi người nước ngoài khen nước Việt Nam đẹp, khen người Việt Nam thân thiện, là đau chung nỗi đau của đồng bào bị thiên tai, là chia sẻ thiệt thòi với những em bé mồ côi, những cụ già không nơi nương tựa. Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội trước hết là yêu gia đình mình, bạn bè mình, thầy cô mình, yêu ngôi nhà mình đang ở, yêu mái trường mình đang học...

Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội còn là dám đứng lên chống lại những sai trái, dám bảo vệ lẽ phải, mà đối với học sinh, sinh viên là nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, là lên án lối sống hưởng thụ, ít cống hiến, lười học, lười lao động, có tư tưởng dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. Nền kinh tế thị trường với những quy luật khắc nghiệt của nó mang lại cuộc sống ấm no, đầy đủ hơn cho nhân dân, nhưng mặt trái của kinh tế thị trường tác động không nhỏ đến lối sống của một bộ phận học sinh, sinh viên, những người trẻ vốn ít kinh nghiệm lại nhạy cảm với cái mới, trở nên thờ ơ, vô cảm, coi trọng đồng tiền hơn tình nghĩa. Hầu hết học sinh, sinh viên đang phải sống dựa vào gia đình, song không biết quý trọng

sức lao động, lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức của bản thân, gia đình và xã hội.

Vấn đề đặt lên hàng đầu trong giáo dục đạo đức đó là tinh thần yêu nước, “Trung với nước, hiếu với dân” , và mỗi thế hệ gắn với mỗi thời đại khác nhau đều có cách biểu hiện lòng yêu nước khác nhau. Nếu như trong thời chiến, ông cha ta đã hy sinh bằng xương máu để giành độc lập dân tộc, để thể hiện lòng yêu nước nồng nàn sâu sắc, thì ngày nay mỗi sinh viên chúng ta hãy thể hiện lòng yêu nước bằng sự cố gắng nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức, tiếp thu những tri thức nhân loại, những khoa học kỹ thuật hiện đại và vận dụng cống hiến vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ. Người chỉ rõ: “ Thanh niên phải luôn luôn rèn luyện đạo đức cách mạng”. Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với Đảng. Dũng cảm không sợ khó không sợ khổ, thực hiện : “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, “gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người”. “Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” .Và muốn thực hiện được điều đó phải biết đoàn kết các cá nhân trong một dân tộc trên tinh thần tương thân tương ái, thương yêu đồng loại. Các phong trào Thanh niên tình nguyện, hiến máu cứu người, Mùa hè xanh, giúp đỡ trẻ mồ côi, những người có hoàn cảnh khó khăn là cơ hội cho các bạn sinh viên thể hiện tinh thần đó. Những hành động vô cùng nhỏ bé như giúp một cụ già sang đường, hay quyên góp những nạn nhân thiên tai lũ lụt cũng đã thể hiện tình yêu thương con người – một phẩm chất cao quý của con người Việt Nam. Mặc dù đất nước ta đã thoát khỏi chiến tranh xong những hậu quả, tàn dư của nó vẫn còn đó. Với tư cách là người chủ đất nước, mỗi sinh viên cần phải thực hiện nhiệm vụ cao cả nhưng cũng rất nặng nề đó là bảo vệ nền hòa

bình và xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp, công bằng, dân chủ và văn minh.

Những việc làm, những hành động cụ thể ấy giản đơn, gần gũi là thế nhưng vô cùng thiết thực. Đó chính là lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội mà mỗi sinh viên có thể thực hiện hàng ngày, hàng giờ.

Bên cạnh đó, học sinh, sinh viên ngày nay cũng cần có ý thức vươn lên trong lao động, học tập, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội và cao hơn là chủ nghĩa cộng sản là chế độ xã hội hoàn chỉnh, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người. Tuy nhiên với đặc thù của thời kì quá độ là giai đoạn chuyển giao, tồn tại đan xen những dấu ấn của xã hội cũ mà không dễ gì xoá bỏ ngay, trong khi những cái mới còn non nớt, yếu ớt, chưa bộc lộ rõ; cùng với âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội còn rất gian nan. Để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, cần có sự đồng lòng nhất trí, chung sức của toàn Đảng, toàn dân, trong đó không thể không kể đến vai trò của thế hệ trẻ, của học sinh, sinh viên - những người chủ tương lai của đất nước.

Bác Hồ khẳng định người có đạo đức cách mạng là người phải có lối sống cần, kiệm, liêm, chính. Đây chính là những phẩm chất tốt đẹp cần thiết cho mọi người Việt Nam trong việc tu dưỡng đạo đức cá nhân, trong mọi hoạt động kể từ cuộc sống gia đình cho đến xây dựng đất nước. Đó cũng là nền tảng cho đời sống đạo đức mới ở đất nước ta. Đối với sinh viên, có thể nói họ là những người tiêu biểu cho một thế hệ mới đang vươn lên khẳng định mình để trở thành chủ nhân thực sự của quê hương đất nước. Bởi vậy họ phải là những người tiêu biểu về lới sống lành mạnh, nếp sống văn minh, trung thực, nhân nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính theo tư tưởng và tấm gương của Bác.

Sinh viên có lối sống lành mạnh, văn minh, trung thực, nhân nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính là phải sống giản gị, khiêm tốn, tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí, đua đòi, không sa vào các tệ nạn xã hội; có quan niệm đúng đắn về tình bạn, tình yêu; biết cảm thông, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn; biết hưởng thụ những giá trị văn hóa lành mạnh, cách mạng, tiến bộ của dân tộc, nhân loại. Biết tôn trọng kỉ cương, luật pháp. Biết ra sức học tập, rèn luyện, có lòng ham học hỏi, yêu lao động, không ngại khó, ngại khổ, chủ động, sáng tạo, thật thà, chính trực, không gian lận trong học tập, thi cử. Thực hiện lời dạy của Bác “ cần, kiệm, liêm, chính chí công vô tư”, mỗi sinh viên phải cần cù học tập, lao động, không ỷ lại, dựa dẫm, học bằng chính sức lực của mình, trung thực trong thi cử, lên án những hành vi hối lộ, học hộ, thi hộ, mua điểm, Tiết kiệm, không hoang phí xa xỉ, sống xa hoa, buông thả. Thói quen đua đòi, hưởng lạc chạy theo những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội đang làm hư hỏng một số sinh viên vốn không tự giác học tập rèn luyện. Mỗi sinh viên cần đấu tranh, không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, với các tệ nạn xã hội, xây dựng lối sống lành mạnh và sống có lý tưởng có trách nhiệm với chính mình và mọi người.

Thêm vào đó, mỗi hành động bảo vệ môi trường, ý thức tự giác nơi công cộng là đều là những hành động cao đẹp và tôn vinh nét đẹp trong đạo đức thế hệ sinh viên – tầng lớp có tri thức trong xã hội. Vì vậy sinh viên cần tham gia tích cực các phong trào trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp, nêu cao ý thức tự giác nơi công cộng.

Một chuẩn mực đạo đức cũng rất cần được vận dụng để xây dựng lối sống đạo đức cho học sinh, sinh viên hiện nay là tinh thần quốc tế trong sáng. Xu hướng phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đó là các quốc gia đoàn kết, hợp tác cùng phát triển. Mỗi quốc gia, dân tộc dù lớn hay nhỏ dù phát triển hay kém phát triển thì đều cùng thở trong một bầu

khí quyển, và cùng chung một nguồn gốc lịch sử, và để tồn tại và phát triển thì tất yếu phải hợp tác, đoàn kết với nhau. Vậy mỗi cá nhân cần nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng, tinh thần quốc tế vô sản. Trong bối cảnh ngày nay, mỗi sinh viên chúng ta có sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại, khoảng cách không gian được thu hẹp hơn, do vậy cần phải trang bị ngoại ngữ thật tốt chủ động giao lưu học hỏi, chủ động hội nhập, hợp tác với các bạn quốc tế. Tham gia, ủng hộ các chương trình bảo vệ môi trường “ Giờ trái đất ”, Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chống phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo. Chính vì vậy, tinh thần quốc tế trong sáng là vô cùng cần thiết. Là học sinh, sinh viên - những người chủ tương lai của đất nước, chúng ta cần xây dựng cho mình một tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản. Chúng ta không nên có thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử với người nước ngoài hay bạn bè quốc tế.

Trường đại học Vinh hiện nay có hơn 350 sinh viên nước ngoài theo học (chủ yếu là sinh viên Lào và Thái Lan). Việc giúp đỡ sinh viên nước ngoài trong học tập cũng như trong sinh hoạt vừa thể hiện tình hữu nghị vừa giúp sinh viên ghi nhớ được kiến thức khi kèm cặp cho các bạn lưu học sinh. Ngoài ra còn góp phần giúp sinh viên hiểu thêm nền văn hóa nước bạn. Dây đây là thực hiện đaọ đức Hồ Chí Minh về tinh thần quốc tế trong sáng.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Vinh trong giai đoạn hiện nay (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w