= = = HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
DE TAI NGHIEN CUU KHOA HQC CAP KHOA
VAN DUNG PHUONG PHAP GIAO DUC HO CHi MINH
'VÀO NANG CAO CHAT LUQNG GIANG DAY MON TU TUGNG HO CHi MINH Ở HỌC VIỆN TÀI CHÍNH HIỆN NAY
Nhóm thực hiện: 1 ThS Vũ Thị Thanh Tình (Cử nhiệm) 2 ThS Nguyễn Bằng Đăng Ngọc
3 CN Dương Thị Diệu Linh
Trang 2MỤC LỤC MO DAU NOI DUNG CO BAN 1.1 Một số khái niệm
1.2 Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh
1.2.1 Lý luận gắn liền với thực tiễn; học đi đôi với hành 1.2.2 Phát huy tính sáng tạo của người học
1.2.3 Phương pháp lấy tự học làm gốc
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG
PHÁP GIÁO DỤC HÒ CHÍ MINH VÀO VIỆC NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG GIẢNG MÔN TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH Ở HỌC VIỆN TÀI CHÍNH HIỆN NAY 2.1.Yêu cầu của việc
¡ mới phương pháp giảng dạy đại họ 2.1.1 Yêu cầu khách quan
2.1.2 Yêu cầu chủ quan
2.2 Thực trạng áp dụng các phương pháp giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí
Minh ở Học viện Tài chính hiện nay QT 2.2.1 Thực trạn; 2.2.2 Nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra lồ Chí Minh vào
nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Học viện Tài
2.3 Những giải pháp vận dụng phương pháp giáo dục
chính hiện nay
2.3.1 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên = 2.3.2 Giáo dục cần gắn liền với nghiên cứu khoa học, gắn liền với thực tién 47
Trang 3MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ chủ nghĩa yêu nước đi đến chủ nghĩa Mác — Lénin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước, xác định được đường lối đúng đán cho cách mạng Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh từng bước được hình thành và hiện thực hóa qua từng giai đoạn của cách mạng Việt Nam Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951) khẳng định: Đường lối chính trị, nề nếp làm việc và đạo đức cách mạng của Đảng ta hiện nay là đường lối, tác phong
và đạo đức của Hè Chủ tịch Toàn Đàng hãy ra sức học tập đường lối chính trị, tác phong và đạo đức cách mạng của Hà Chủ tịch, sự học tập ấy là điều
kiện tiên quyết làm cho Đảng mạnh và làm cho cách mạng đi mau đến thắng lợi hoàn toàn Từ cuối những năm 50 trở đi, công tác nghiên cứu về Hồ Chí
Minh ngày càng được mở rộng, những vấn đề nghiên cứu đặt ra ngày càng
nhiều Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (tháng 3/1982),
Đảng ta đã xác định một cách đầy đủ: Đảng phải đặc biệt coi trong việc tổ
chức học tập một cách có hệ thống tie rưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong toàn Đảng Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã hội, tại Đại hội đại biểu toàn quốc Ian thir VIL
(1991),Đảng ta khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” Nghị quyết số 09 - NQ/TW ngày 18/02/1995 của Bộ Chính trị nhận định: “Việc Đại hội VII khẳng định chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tưởng
của Đảng và kim chỉ nam cho hành động là một bước phát triển hết sức quan
Trang 4Sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa của nước ta hiện nay đã và đang đạt được những thành tựu nỗi bật Bên cạnh đó, đứng trước những khó khăn, thách thức mới của tình hình thế giới và trong nước, sự thành bại của
công cuộc đổi mới đất nước phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó nhân tố con
người, mà chủ đạo là xây dựng nền tảng đạo đức, bồi dưỡng phẩm chất người cách mạng cho thế hệ trẻ là yếu tố quyết định Hướng đến nhiệm vụ quan trọng đó, việc xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ giảng viên lý luận chính trị
trong các trường Đại học, Trung cấp, Cao đẳng - những người trực tiếp giảng, dạy, hướng dẫn, tạo dựng nền tảng tư tưởng cho thanh niên - trụ cột tương lai
của nước nhà vẫn luôn là vấn đề cấp thiết Theo tỉnh thần “lấy chủ nghĩa Mác
~— Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hành động” của Đảng và Nhà nước ta, việc học tập và làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh chính là nội dung cốt lõi của quá trình xây dựng nền tảng tư tưởng, đạo đức, tác phong cho đội ngũ cán bộ, giảng viên lý luận chính trị từ đó hướng tới xây dựng, củng cố nền tảng tư tưởng, phẩm chất đạo
đức, tác phong cho thé hệ trẻ hiện nay
Cần phải nói thêm rằng, thực tế giảng dạy lý luận chính trị trong các trường đại học hiện nay của nước ta nói chung và Học viện Tài chính nói riêng còn gặp nhiều khó khăn hạn chế, nhất là trong việc lựa chọn phương pháp phù hợp, hiệu quả để chuyển tải kiến thức lý luận chính trị (vốn được coi
là khô khan, trừu tượng) đến với sinh viên khối tự nhiên, lĩnh vực kế toán, tài chính Từ năm học 2008 — 2009 đến nay, các môn khoa học lý luận chính trị
đã có bước cải cách, đổi mới đột phá toàn diện cả về nội dung, kết cấu,
chương trình, giáo trình phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Đổi mới phương pháp đảo tạo các môn khoa học lý luận chính trị là đòi hỏi tất yếu nhằm đáp ứng mục tiêu của quá trình cải cách đổi mới để nâng cao chất lượng
sản phẩm đào tạo Ở Học viện Tài chính, từ hệ đào tạo chính quy tập trung
Trang 5'Với phương pháp đào tạo tín chỉ, thời gian lên lớp của giảng viên là 70% quỹ thời gian quy định cho mỗi môn học, 30% quỹ thời gian tự học của sinh viên
Vậy làm thế nào để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo? Bởi các môn lý
luận chính trị là khoa học xã hội có những đặc điểm đặc thù, giảng viên phải tuân thủ chương trình, giáo trình của Bộ giáo dục và Đào tạo mà ba bộ giáo trình Bộ mới ban hành là do sát nhập, lắp ghép từ các môn học và giáo trình
“cổ điển” nên lượng kiến thức rất đồ sộ, đòi hỏi tư duy logic tổng hợp cũng
như tính tự giác tự học của người học rất cao Với lượng thời gian có hạn
trong khi lượng trí thức khá lớn, người giảng viên làm thể nào để đạt mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo? Điều này khách quan đưa tới đòi
hỏi phải đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học Trong đó, đổi mới
phương pháp dạy là cơ sở nền tảng, là xuất phát điểm đặt cơ sở đẻ đổi mới
phương pháp học, phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên
'Vì những lý do trên, tác giả nhận thấy việc học tập, vận dụng phương, pháp giáo dục Hồ Chí Minh vào công tác giảng dạy lý luận chính trị nói chung, giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng tại Học viện Tài chính là một vấn đề hết sức cần thiết, không chỉ đối với việc xây dựng, đổi mới phong, cách, phương pháp giảng dạy của giảng viên lý luận chính trị mà trực tiếp
nhất là đối với việc nâng cao hiệu quả giảng dạy của giảng viên, nâng cao
chất lượng học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên, từ đó xây dựng, củng cố nền tảng tư tưởng, đạo đức, phẩm chất, tác phong cho thế hệ trẻ -
tương lai của nước nhà
Nghiên cứu về phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh là một công việc
không ít khó khăn Bởi lẽ, vấn đề này từ trước đến nay còn ít được bàn tới,
những kết quả đã đạt được chưa nhiều, những thành tựu được kế thừa còn rất
Trang 6“Vận dụng phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh vào nâng cao chất lượng
giảng dạy môn Tư tưỡng Hồ Chí Minh ở Học viện Tài chính hiện nay” 2 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
~ Mục đích: Nghiên cứu phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh va van
dụng vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Tư tưởng Hồ Chí
Minh ở Học viện Tài chính hiện nay ~ Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu làm rõ những nội dung của phương pháp giáo dục Hồ
Chí Minh
+ Nghiên cứu thực trạng sử dụng các phương pháp giảng dạy Tư tưởng
Hồ Chí Minh ở Học viện Tài chính
+ Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm vận dụng phương, pháp giáo dục Hồ Chí Minh vào nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư
tưởng Hồ Chí Minh ở Học viện Tài chính hiện nay
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Đề tài nghiên cứu phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh và
việc vận dụng phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh vào nâng cao chất lượng,
giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Học viện Tài chính hiện nay
~ Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong việc nghiên cứu
phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh và việc vận dụng phương pháp giáo dục
Hồ Chí Minh vào nâng cao chất lượng giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh ở
Học viện Tài chính hiện nay
4, Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Co sở lý luận
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và
Trang 7- Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, cũng như một số phương pháp nghiên cứu phổ biến của nhiều khoa học chuyên ngành, như: phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phân tích, thống kê
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Đề tài góp phần làm rõ nội dung phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh và ý nghĩa giá trị của hệ thống lý luận về phương pháp giáo dục đó của Người
- Đề tài là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh tại Học viện Tài chính nói riêng, các trường Đại học,
Cao đẳng trên cả nước nói chung,
6 Kết cấu của đề tài
'Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm 2 chương 5 tiết:
Trang 8CHUONG 1: PHUONG PHAP GIAO DUC HO CHi MINH -
NHUNG NOI DUNG CO BAN 1.1 Một số khái niệm
Giáo đực là một quá trình đào tạo con người một cách có mục đích,
nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động
sản xuất, nó được thực hiện bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người (Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam)
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc trưng của xã hội loài người Giáo dục nảy sinh cùng với xã hội loài người, trở thành một chức năng sinh hoạt không thể
của xã hội Giáo dục là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức
éu được và không bao giờ mắt đi ở mọi giai đoạn phát triển
lao động xã hội, một trong những nhân tố quan trọng nhất thúc đây xã hội
phát triển về mọi mặt Giáo dục mang tính lịch sử cụ thể, tính chất, mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và tổ chức giáo dục biến đổi theo các giai đoạn phát triển của xã hội, theo các chế độ chính trị - kinh tế của xã hội; Đó còn là hệ thống các biện pháp, các tổ chức đào tạo và giáo dục của một nước
Phương pháp dạy học (PPDH) là cách thức hợp tác của thầy và trò,
trong đó thầy truyền đạt trì thức, kĩ năng, thái độ; thầy điều khiển việc học
của trò, trò tiếp thu và tự điều khiển sự học tập của bản thân, học những điều
được truyền thụ để phát triển nhân cách PPDH bao gồm phương pháp dạy và
phương pháp học Hai phương pháp này trong suốt quá trình dạy học luôn
luôn quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau Dạy và học là hoạt động mang tính sáng tạo, đa dạng và linh hoạt, nên không thể có PPDH vạn năng, cứng,
nhắc, đơn điệu PPDH luôn luôn biến đổi và tuân theo quy luật về sự thống,
Trang 9Giảng dạy là hoạt động của thầy, cô giáo truyền thụ kiến thức, lí thuyết và kĩ năng thực hành cho học sinh Nội dung và phương pháp giảng dạy tuỳ thuộc vào mục đích giáo dục, trình độ phát triển kinh tế và văn hoá của xã
hội, đặc điểm nhận thức và tâm lí lứa tuổi, khả năng và điều kiện thực tế của
nhà trường Nhà trường hiện đại, vừa truyền thụ kiến thức, vừa giúp hình thành những phẩm chất người công dân của xã hội mới, thông qua "dạy chữ" để "dạy người" Giảng dạy hiện đại phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh, giúp học sinh chủ động tìm và nắm kiến thức Đó là hướng ứng dụng
các phương pháp tích cực trong dạy học
Người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong hệ thống giáo dục nói chung được gọi là nhà giáo Những nhà giáo ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp gọi chung là giáo viên; riêng ở cấp giáo dục đại học được gọi là giảng viên
Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là đổi mới nội dung, giáo trình, cách tiến hành các phương pháp dạy và phương pháp học, đổi mới các
phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp truyền thống và vận dụng linh hoạt một số
phương pháp dạy - học tiên tiền nhằm nâng cao tính chủ động, sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và
sáng tạo của người học, nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, nâng cao
các kỹ năng cần thiết về nghề nghiệp, kỹ năng làm việc với người khác, kỹ
năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng trình bày, thuyết phục, kỹ năng tự phát triển
Chất lượng dạy học đại học là một khái niệm khó có thể định nghĩa một cách tường minh Có lẽ sẽ rất khó khăn trong việc đưa ra các tiêu chí để xác định chất lượng dạy học đại học bởi vì dưới nhiều góc độ khác nhau
người ta có thể đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau (và đôi khi chúng mâu
Trang 10lượng bắt biến, mà nó mang tính chất lịch sử cụ thể, phụ thuộc vào một hệ
thống giáo dục nhất định và thay đổi theo chính sách giáo dục của từng giai đoạn cụ thể của đất nước Nhưng có một điều dễ được chấp nhận hơn cả là thước đo của chất lượng dạy học đại học chính là chất lượng giáo dục đại
học Chất lượng giáo dục đại học là sự phù hợp với mục tiêu đề ra và mục tiêu đó phải phù hợp với yêu cầu xây dựng, phát triển xã hội hiện tại và tương,
lai Chất lượng giảng dạy đại học là một bộ phận quan trọng cấu thành chất
lượng giáo dục đại học
Như vậy, chất lượng giảng dạy đại học được đo một cách cơ bản ở các
tiêu chí: Chất lượng đội ngũ giảng viên (chủ thể của giáo dục); Nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy; Chất lượng học tập của sinh viên; Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động giảng dạy; Quản lý hoạt động dạy - học trong trường đại học,
1.2 Phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh
Trong hoạt động giáo dục đào tạo, phương pháp giáo dục luôn đóng, một vai trò quan trọng Phương pháp giảng dạy bao gồm nhiều vấn đề mà trước hết và quan trọng nhất là khơi dậy ở người học sự say mê học tập, sự khát khao hướng về cái thiện và làm cho họ hứng thú trong công việc tìm tòi khám phá cái mới, cái đẹp Việc giảng dạy không nên dừng lại ở mục đích
bình thường là truyền thụ kiến thức mà phải nhằm mục đích cao hơn là phát triển tài năng của người được giáo dục Sự đánh giá kết quả của thầy cô giáo
không dừng lại ở chỗ mang lại sự hiểu biết cho sinh viên mà vươn tới chỗ
phát triển và bồi dưỡng tài năng, động viên sức mạnh nội tâm của mỗi người
Chính vì lẽ đó những người làm công tác giáo dục theo Hồ Chí Minh phải
biết tìm tòi, vận dụng các phương pháp giáo dục tốt để thực hiện công tác
giáo dục của mình Người khuyên: “Các thầy giáo, cô giáo phải tìm cách dạy
Dạy cái gì, dạy thế nào để học trò hiểu chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh”
Trang 11giàu nước mạnh thì phải thi đua Giáo viên ta cũng phải thi dua day tốt, trước
kia lu bù nhồi sọ, bây giờ phải tìm cách dạy sao cho hiệu quả nhất”
Hồ Chí Minh đưa ra một số phương pháp giáo dục cụ thể nhằm làm
cho mục tiêu giáo dục và nội dung giáo dục trở thành hiện thực, biểu hiện ở sự phát triển hài hòa sức mạnh của lý trí, tình cảm, của kiến thức, kỹ năng và thái độ của con người Điều này giúp người học hoạt động một cách tự giác và tích cực để tiếp thu nội dung giáo dục, chuyển hóa nội dung giáo dục thành phẩm chất tốt đẹp của nhân cách
1.2.1 Lý luận gắn liền với thực tiễn; học đi đôi với hành
* Thứ nhát, lý luận gắn liền với thực tiễn
Trong giáo dục, lý luận chính là nội dung các môn học Nó là sự đúc
kết từ thực tiễn, từ nghiên cứu khoa học thành tri thức, phạm trù, quy luật Thực tiễn là một sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, của hoạt động
con người, thậm chí cả sự vận dụng lý luận
Trong quá trình giáo dục và chỉ đạo giáo dục, Hồ Chí Minh thường nhắc nhở mọi người phải tránh căn bệnh lý luận suông, hoặc coi thường lý luận Hồ Chí Minh dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau: "Lý luận đi đôi với thực tiễn", "Lý luận kết hợp với thực hành", "Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau”, "Lý luận phải liên hệ với thực tế [26,tr.292] Dù nói "đi đôi", "gắn liền", "kết hợp” nhưng điều cốt lõi nhất mà Người muốn nhấn mạnh là: "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông"
Trang 12thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều Nghĩa là thực tiễn, lý luận
cần đến nhau, nương tựa vào nhau, hậu thuẫn, bỗ sung cho nhau
Hồ Chí Minh cho rằng, để quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn nhằm khắc phục bệnh kinh nghiệm thì trước hết cần khắc
phục bệnh kém lý luận, bệnh khinh lý luận Bởi lẽ, kém lý luận, khinh lý luận nhất định sẽ dẫn tới bệnh kinh nghiệm Hơn nữa, không có lý luận thì trong,
hoạt động thực tiễn người ta dễ chỉ dựa vào kinh nghiệm, dễ dẫn tới tuyệt đối hoa kinh nghiệm, cho kinh nghiệm là yếu tố quyết định thành công trong hoạt
động thực tiễn Nếu không có lý luận hay trình độ lý luận thấp sẽ làm cho
bệnh kinh nghiệm thêm trầm trọng, thêm kéo dài Theo Hỗ Chí Minh, lý luận có vai trò hết sức to lớn đối với thực tiễn, lý luận "như cái kim chỉ nam, nó
chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi" [22,tr.234 — 235] "Làm mà không có lý l in
thì không khác gì đi mò trong đêm tối vừa chậm chạp vừa hay vấp váp" [23,tr.47] Làm mò mẫm chính là biểu hiện của bệnh kinh nghiệm Kém lý luận, khinh lý luận không chỉ dẫn tới bệnh kinh nghiệm mà còn dẫn tới bệnh
giáo điều Bởi lẽ, do kém lý luận, khinh lý luận nên không hiểu thực chất lý luận, chỉ thuộc câu chữ lý luận và do đó cũng không thể hiểu được bản chất
những vấn đề thực tiên mới nảy sinh Do đó, không vận dụng được lý luận vào giải quyết những van đề thực tiễn mới nảy sinh Nếu có vận dụng thì
cũng không sát thực tế không phù hợp với thực tiễn
Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng luôn nhắc nhở rằng, có lý luận rồi thì
phải kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm thực tế, liên hệ với thực tiễn nếu
không lại mắc phải bệnh lý luận suông, tức bệnh giáo điều Người khẳng
định, "Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn) Thực hành cũng như cái
đích để hắn Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có
tên" [22,tr.235] Như vậy cũng có nghĩa là lý luận suông, lý luận sách vở thuần túy "Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế Lý luận mà không
Trang 13áp dụng vào công việc thực tế là lý luận suông Dù xem được hàng ngàn,
hang vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một
cái hòm đựng sách" [22,tr.234] Do đó, khi vận dụng lý luận vào thực tiễn
phải xuất phát từ thực tiễn, nếu không cũng mắc phải bệnh giáo điều Như
vậy, lý luận chỉ có ý nghĩa đính thực khi được vận dụng vào thực tiễn phục vụ thực tiễn, đóng vai trò soi đường, dẫn đắt, chỉ đạo thực tiễn Đồng thời, khi vận dụng lý luận vào thực tiễn thì phải phù hợp điều kiện thực tiễn Rõ
ràng, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn ở Hồ Chí Minh phải được hiểu là,
thực tiễn - lý luận, lý luận - thực tiễn luôn hòa quyện, thống nhất với nhau, đòi hỏi nhau, cần đến nhau, tạo tiền đề cho nhau phát triển
Hồ Chí Minh không để lại những tác phẩm chuyên khảo về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nhưng ở nhiều bài viết, bài nói Người luôn luôn đề cập tới nguyên tắc cơ bản này bằng nhiều cách nói, cách viết, cách
diễn đạt khác nhau nhằm giúp cán bộ, đảng và quần chúng nhân dân dễ nhớ,
dễ hiểu, dễ vận dụng Cả cuộc đời của Người là tắm gương sáng về việc quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Một trong những biểu hiện sinh động ấy là, trong hoạt động cách mạng Người luôn luôn sâu sát
thực tế, gắn bó với cơ sở, gần gũi với nhân dân Trong khoảng 10 năm từ 1955 - 1965, Hồ Chí Minh đã thực hiện trên 700 lượt đi thăm, tiếp xúc với cán bộ, bộ đội, công nhân, giáo viên, bác sĩ, nông dân, các cụ phụ lão, các
cháu thanh, thiếu niên nhỉ đồng, các đơn vị bộ đội, thanh niên xung phong,
các hợp tác xã, bệnh viện, trường học Như vậy, mỗi năm có tới hơn 70 lần xuống cơ sở, gặp gỡ tiếp xúc với quần chúng nhân dân Điều này đủ thấy Hồ
Chí Minh gắn bó với quần chúng, sâu sát với cơ sở, thực tế như thế nào
Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, Đảng viên rằng, quán triệt tốt
nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là góp phần trực tiếp ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều Để làm tốt điều này thì
một mặt, phải ra sức học tập, nâng cao trình độ lý luận cũng như chuyên môn
Trang 14nghiệp vụ Mặt khác, phải có phương pháp học tập đúng đắn, học phải di đôi
với hành, lý luận phải liên-hệ với thực tế Nếu không, chưa khắc phục được bệnh kinh nghiệm thì đã mắc phải bệnh giáo điều, bệnh sách vở Người chỉ rõ, "lý luận rất cần thiết, nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có
kết quả Do đó, trong lúc học tập lý luận, chúng ta cần nhân mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tế [25,tr.496] Điều quan trọng nữa theo Người là phải thống giáo điều ngay trong học tập chủ nghĩa Lênin Khi còn sống Người luôn phê phán kiểu học học thuộc lòng chủ nghĩa Mác- Lênin, "học sách vở Mác - Lênin nhưng không học tỉnh thần Mác - Lênin" [26,tr.292] Dé la hoc theo kiểu "mượn những lời của Mác, Lénin dé lam cho người ta lầm lẫn" [23,tr.247] Theo Hồ Chí Minh, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là "phải học tỉnh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập lập trường, quan điểm và
phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và
phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta” [25,tr.497] "Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập cái tỉnh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình,
là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta Học để mà làm" [26,tr.292]
Hồ Chí Minh cũng căn dặn cán bộ, đảng viên "học tập lý luận thì nhằm mục
đích để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận, hoặc để tạo cho mình
một cái vốn lý luận để sau này đưa ra mặc cả với Đảng" [25,tr.498] Như vậy,
học tập chủ nghĩa Mác - Lênin không phải vì chủ nghĩa Mác - Lênin, cũng không phải vì học tập thuần túy, càng không phải học tập vì mục đích cá
nhân nhằm có cái để mặc cả với tổ chức Học tập trước hết là để làm người,
rồi mới làm cán bộ và phụng sự Tổ quốc, nhân dân, giai cấp * Thứ hai, học đi đôi với hành
Kinh thánh đã dạy: “Khởi thủy là lời nói” Đại thi hào Gớt lại viết:
“Khởi thủy là hành động” Còn nhà sinh vật học Joel de Rosnay thì cho rằng:
Trang 15“Học để học là một chuyện Học để làm là một chuyện khác Học để quán
triệt các kết quả và các mục đích của hành động lại là một chuyện khác nữa” Mục đích của việc học là để hành, để tồn tại và phát triển “Hành” có nhiều nghĩa, từ lời nói, hành vi ứng xử, đến lao động, cao hơn là xác định
phương hướng, đường lối cho cuộc sống Tiếng Việt có thành ngữ “học
hành”- tức học gắn với hành Học và hành là hai khâu của quá trình nhận thức, hai khâu này bổ sung cho nhau, bản thân nó cũng là một phương pháp
học: học để hành cũng là đề học
Là một nhà giáo dục, Hồ Chí Minh nhìn thấy ý nghĩa to lớn của việc kết hợp học với hành Học và hành không chỉ là sự củng cố mà còn mở ra những triển vọng mới trong việc nhận thức thực tiễn, cải tạo thực tiễn, hình
thành nhân cách con người mới Ngay từ năm 1947 trong Sửa đổi lối làm
việc, Người đã nói: “Một người học xong đại học có thể gọi là có tri thức
Song công việc thực tế y không biết gì cả Thế là y chỉ có trí thức một nửa
Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải tri thức hoàn toàn; Y muốn thành người trỉ thức hoàn toàn phải đem trỉ thức đó áp dụng vào thực tế” [25,tr.235]
Theo Hồ Chí Minh, học và hành là hai khâu luôn luôn gắn bó nhau Học để hành Học để làm việc Muốn hành tốt phải hiểu kỹ, từ đó mới có thể đi đôi với hành động, nói
để mà làm Như vậy học không chỉ để tìm hiểu thế giới mà còn là cải tao thé giới nữa Người thường xuyên nhắc nhở: “Học để hành, học với hành phải đi
đôi với nhau Học mà không hành thì học vô ích Hành mà không học thì sáng tạo nên cái mới Người cho rằng lời nói phải
hành không trôi chảy” [25,tr.50] và “học để hành ngày ngày càng tốt hơn” [29,tr.331] Người khuyên học sinh không nên học gạo, học vẹt
Ngày 21/10/1964 nói chuyện với cán bộ giảng dạy và sinh viên trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, Người nói: “Các cháu học sinh không nên học gạo,
Trang 16không nên học vẹt học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có
thí nghiệm và thực hành Học với hành phải kết hợp với nhau” [29,tr.331]
Học đi đôi với hành là một nguyên tắc vàng trong giáo dục sư phạm Thực hiện nguyên tắc này thì cùng một lúc sẽ hình thành ca tri thức lẫn kỹ
năng cho người học Và như vậy, hành sẽ trở thành một hình thức chính của
học, quá trình học sẽ diễn ra trong quá trình hành
Học là hoạt động nhận thức tích cực, chủ động của cá nhân nhằm chuyển những tri thức văn hóa của nhân loại thành vốn hiểu biết của bản thân
và nhờ vậy làm biến đổi thái độ, hành vi của mình Theo Người: “học cốt để
mà làm Học mà không làm được, học mấy cũng vô ích” [22,tr.303], “Noi miệng, ai cũng nói được Ta cần phải thực hành” [21,tr.150] Chính động cơ
học tập đúng đắn sẽ quyết định phương hướng, thái độ, nội dung, phương, pháp học tập Để giúp thế hệ trẻ xác định đúng đắn động cơ học tập, bằng
kinh nghiệm của bản thân, Hồ Chí Minh đã vạch ra ý nghĩa to lớn của việc
học tập, rằng: non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ
một phần lớn công học tập của các em Trước yêu cầu đó, việc học tập không
chỉ có ý nghĩa với từng cá nhân mà còn có ý nghĩa với toàn xã
Hồ Chí Minh nhận thấy trước đây nền giáo dục của chúng ta là học một đường, hành một nẻo Người yêu cầu nay phải sửa chữa chương trình dé sao cho học thì hành ngay được, khi học rồi “cần áp dụng những điều đã học
cộng với kinh nghiệm của mình vào công việc thực tế một cách khôn khéo,
mềm dẻo, hợp với hoàn cảnh chứ không nên máy móc” [23,tr.152] Hồ Chí
Minh căn dặn các sinh viên sắp nhận công tác mới “cần mạnh dạn áp dụng
những điều đã học được, nhưng cần phải áp dụng một cách thiết thực, thích
hợp với hoàn cảnh của ta; chớ giáo điều, chớ máy móc” [16,tr.152]
Từ phương pháp giáo dục học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng phương pháp giáo dục văn hóa giáo dục kỹ
Trang 17năng gắn liền với ứng dụng vào nghiên cứu khoa học và sản xuất là phương
pháp giáo dục không chỉ để tăng sản phẩm cho xã hội mà chủ yếu để :ạo nên
những con người toàn diện Tại sao vậy? Vì phương pháp này làm cho ngay
lúc ở trường, sinh viên đã biết lao động sản xuất là thế nào, có ý nghĩa gì,
đem lại lợi ích ra sao Mặt khác, việc dạy học sinh kiến thức văn hóa, khoa
học gắn với lao động sản xuất sẽ làm sinh viên nhận thức tốt hơn Sự nhận
thức này là nhận thức qua thực nghiệm, bằng tự mình lao động chứ không chỉ
hiểu qua sách vở, qua kinh nghiệm của người khác Sự hiểu biết đó rất sinh động, rất sâu sắc và không bao giờ quên được hoặc khó quên Nói về vấn đề
này Mác cũng đã nhận định:" chế độ công xưởng là nơi đầu tiên làm nảy
nở mầm mống của nền giáo dục của tương lai, nền giáo dục sẽ kết hợp lao động sản xuất với giáo dục và thể dục, đối với hết thảy các trẻ em trên một
tuổi nhất định nào đó, và làm như vậy không những chỉ là phương pháp tăng, thêm sản xuất xã hội, mà còn là phương pháp độc nhất và duy nhát để đào tạo ra những con người toàn diện”
Phương pháp vừa học vừa lao động sản xuất thực sự tốt hơn là chỉ học trên lớp Việc học được diễn ra trong quá trình lao động mang tính chất tự nguyện Những vấn đề được đặt ra ngay trong quá trình lao động và được giải
quyết ngay khiến cho người đọc rất dễ nhập tâm và hiểu ngay vấn đề một
¡ điểm đó
cách dễ dàng Mặt khác, những gì mà người học học được tại thị
thường là những vấn đề có ý nghĩa thiết thực, có giá trị thực tiễn rất cao,
không hàm chứa tính giáo điều, áp đặt Người học tiếp thu kiến thức với tỉnh
thần thoải mái, không bị gò ép và tự mỗi người có cách nhận thức ri
ng cũng,
như lượng kiến thức phù hợp với khả năng của mình Chúng ta cần nắm vững,
nguyên tắc học phải được kết hợp với nghiên cứu và lao động sản xuất, tránh tách rời quá trình đó sẽ dẫn đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” như đang diễn ra hiện nay Tuy nhiên, sẽ không có ý nghĩa trong công tác giáo dục nếu
chúng ta lạm dụng vai trò của người lao động Người làm công tác giáo dục
Trang 18sử dụng không hợp lý lao động, làm cho người học luôn mang nặng tâm lý bị
bắt buộc, nên lao động chỉ-mang tính chất đối phó, cho xong chuyện, không,
nảy sinh nhu cầu và hứng thú học tập qua lao động Người học chỉ có thể thu
nhận kiến thức qua lao động khi họ bị cuốn vào công việc cùng niềm say mê khám phá mang tính tự nguyện cao Rõ ràng với phương pháp này làm cho người học vừa học tốt vừa lao động tốt, vừa ứng dụng kịp thời những thành tựu nghiên cứu, học tập vào sản xuất tạo ra của cải xã hội Mặt khác, nhờ ứng, dụng vào sản xuất, thực hành sản xuất, mới nâng cao chất lượng giáo dục phổ
thông theo yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp cách mạng ở nước ta và tiến kịp cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hôm nay trên thể giới
Phương pháp học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn đã được
mọi cấp mọi ngành thực hiện trong quá trình xây dựng nền giáo dục mới ở
'Việt Nam Bản thân Hồ Chí Minh là một tắm gương mẫu mực trong giáo dục
- đào tạo theo phương châm, phương pháp này Khi giảng dạy lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và những vấn đề cách mạng Việt Nam cho cán bộ đảng viên, Người thấy rõ khả năng, trình độ văn hóa của nhân dân và cán bộ ta còn thấp nên Người đã Việt hóa, đơn giản hóa, đồng bào hóa nhiều khái niệm
trừu tượng của lý luận Mác - Lênin để cán bộ và đồng bào ai cũng hiểu được
Ví dụ khi giảng giải cách mạng là gì, Người nói cách mạng là phá cái cũ đổi
ra cái mới, phá cái lạc hậu đổi ra cái tân tiến, hoặc Người dùng hình ảnh con đỉa hai vòi để nói về Chủ nghĩa Đề quốc Sự gắn kết chặt chẽ giữa lý luận
với thực tiễn đối tượng và yêu cầu cách mạng làm cho công tác huấn luyện
của Người luôn đạt kết quả cao, phong trảo học tập của toàn dân cũng nhanh
chóng phát triển
Nói tóm lại, lý thuyết học được trong trường rất cần thiết, nhưng nếu
không đem ra thực tiễn áp dụng, thông qua lao động thì cũng chỉ là raớ kiến thức vô bỗ Hơn nữa, lao động còn như một nhà kiểm duyệt những giá trị của trí thức vừa học, đồng thời củng cố thêm hiễu biết của người học khi họ tham
16
Trang 19gia vào quá trình lao động Tính chất hữu ích của phương pháp học tập gắn
liền với lao động đã được chứng minh trên thực tế giáo dục đào tạo
1.2.2 Phát huy tính sáng tạo của người học
Trường học trong xã hội phong kiến có cách giáo dục kiểu nhồi sọ, bắt
học sinh thuộc lòng câu chữ, nhớ rồi tả lại, bắt buộc trí nhớ làm việc một
cách máy móc, thiếu sáng tạo Theo Hồ Chí Minh trong giáo dục đào tạo,
người làm công tác giáo dục phải biết gợi trí thông minh của người học Ngay trong nhà trường, người cán bộ giáo dục phải buộc người học, dùng trí thông minh, sự suy nghĩ để hiểu biết rộng ra những vấn đề khác Muốn người học ra trường phát huy được tài năng, tin tưởng vào sức mạnh của chính mình, thầy mình là một người có khả năng sáng tạo, thì nhà trường phải làm sao tạo cơ sở, tạo phương pháp học cho người học, rèn luyện cho họ óc suy nghĩ, phát triển tắt cả các kĩ năng suy nghĩ Nói như vậy để tháy rằng, đối với người học
cụ thể hơn là với các sinh viên trong các trường đại học, phô thông, các môn quá nhiều lại phức tạp, việc vận dụng trí nhớ phải có mức khác nhau, nhưng
chủ yếu phải vận dụng trí thông minh Học khoa học tự nhiên phải học thuộc
lòng các định luật, học y phải học thuộc cơ thể học đối với các môn này
không thể không thuộc lòng, vì chúng ta không vẽ ra được theo suy nghĩ của
cá nhân Đối với các môn cần vận dụng trí nhớ thì ta nên khuyến khích người
học học thuộc, nhưng có nhiều môn đòi hỏi vận dụng trí thông minh hơn là trí nhớ thì đừng ép người học, vì chúng ta biết bộ não con người hoạt động có
giới hạn, không phải cứ bắt nhớ cái gì đều nhớ được cả
Hỗ Chí Minh chỉ rõ, với phương pháp này người giáo viên phải cố
gắng lớn lắm, đương nhiên là phải có trình độ Song dù có trình độ, người giáo viên cũng phải cố gắng thì khâu chuẩn bị mới đạt kết quả Chính bởi lẽ
đó, nâng cao trình độ giáo viên là một khâu đặc biệt quan trong trong bat ctr
quá trình nào của giáo dục dao tạo Đảm bảo yếu tố trên đây, người giáo viên
mới phát huy vai trò điều khiển hoạt động dạy và học cueren
Tau vie 1U VIE A-0É Bet 2 -
IỌC VIỆN |
7 Mực [ (A2 2
Trang 20“
phương pháp giáo dục đúng cũng chính là nhằm mục đích làm cho giáo dục
đào tạo đạt kết quả cao Lo cho chất lượng giáo dục đào tạo thì khâu quan
trọng bậc nhất là lo cho đội ngũ giáo viên Chúng ta phải lo và quan tâm thật sự đến họ Phải làm cho giáo viên có đạo đức tốt hon, tri thức tốt hơn, có ý
thức với nghề, có tâm hồn với trẻ và có phương pháp dạy tốt Không có giáo
viên tốt, không có nhà trường tốt, không có phương pháp giáo dục tốt thi không thể có chất lượng giáo dục cao
Hồ Chí Minh nhắc các thầy cô giáo cần phát huy tính chủ động của
người học, làm cho việc học tập thật thiết thực vui vẻ, không nên câu nệ hình thức, tạo cho họ ý thức tích cực tự mình suy nghĩ, tiếp cận chân lý, phát huy
hết tiềm năng và tính sáng tạo trong quá trình học Người giáo viên hướng
dẫn người học phải biết tự động học tập, lấy tự học làm tốt, dạy cho họ biết
cách đào sâu suy nghĩ, nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ Vì đào sâu mới hiểu kỹ, suy nghĩ mới chín chắn, kỹ càng, mạnh dạn đề xuất vấn đề và thảo
luận cho đến khi thông suốt, vỡ lẽ Hồ Chí Minh khuyên các thầy cô giáo
phải tuyệt đối chống lối dạy nhồi sọ, không nên bắt người học lúc nào cũng phải học thuộc lòng câu chữ, nhấm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều Dạy dần dần từ ít đến nhiều, từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, không tham nhiều, không nhồi sọ Dạy một cách thiết thực lý luận gắn chặt với thực hành Trong quá trình học phải có thí nghiệm thực hành Khoa học giáo dục
đã khẳng định, hiệu quả của việc giáo dục đảo tạo chỉ có thể đạt được trên cơ
sở kích thích và điều khiển tính tích cực, động lức sáng tạo của người học
Mọi sự áp đặt biến người học thành nhân vật thụ động sẽ vô hiệu hóa quá trình giáo dục Dạy học phải phát triển được trí tuệ, tính độc lập, sáng tạo và
tích cực của người học
Khổng tử nói: Dạy học trò mà chúng chưa đạt tới mức muốn làm sáng rõ mà đến uất lên, thì không nên mở nút vấn đề, chưa tới mức chúng muốn
Trang 21câu hỏi, đã tạo cho chúng một mà chúng không suy ra ba góc cạnh còn lại thì
không nên dạy thêm nữa Câu nói này bao hàm nghĩa không nên dạy cho người học kiểu nhồi nhét cho hết bai
, cho đầy chữ Vấn đề là tạo cho người học hứng thú và sự ham muốn tìm hiểu và nghiên cứu Khi đã xuất hiện trạng, thái đó việc học mới nên tiếp tục và nhờ đó mới đạt hiệu quả Ông nói tiếp:
Học mà không đào sâu suy nghĩ thì chỉ cần biết lơ mơ, suy nghĩ mà không học thì thật là nguy hiểm Còn Lê Thánh Tông có câu trong dụ khuyến học tỏ
rõ quan điểm muốn khuyến khích quá trình tư duy, sáng tạo của người học: “Đào sâu kỹ những điều đã học Hăng say tìm những điều chưa thông”
Trong giáo dục trẻ nên hướng dẫn các em tự động, người lớn không, nên cái gì cũng can thiệp, việc gì cũng bao biện Phải vun trồng cho các em có thói quen đoàn kết và tập thể, mở mang tính hăng hái và tính sáng tạo, làm cho các em dần dan có cái tư cách của con người mới: không sợ khó, không, sợ khổ, bạo dạn, bền gan Phải lấy tỉnh thần dân chủ mà giáo dục các em biết
yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu quý của công Phương pháp phát huy tính sáng tạo của người học là cơ sở xây dựng
những cá nhân có ích, biết cống hiến cho xã hội Lãng quên hay xem nhẹ phương pháp này chúng ta chỉ có thể tạo ra những con người thụ động, ÿ lại,
luôn trông chờ người khác, chẳng có ích gì
1.2.3 Phương pháp lấy tự học làm gốc
Hồ Chí Minh là một tấm gương, đồng thời là nhà lý luận về tự học
Trong suốt cuộc đời, Người chỉ một lần định nghĩa về tự học trong một câu
nói ngắn gọn, súc tích nhưng đầy tư tưởng Điều đặc biệt là mặc dù câu nói đó
ra đời cách đây rất lâu nhưng lại rất phù hợp với quan điểm về tự học của giáo dục học hiện đại Theo Hồ Chí Minh tự học là “tự động học tập” [23, tr.50] Có nghĩa là việc học tập là do chính bản thân người học quyết định, người học tự giác, tự chủ không cần sự nhắc nhở, giao nhiệm vụ của người khác Tự mình nhận thấy nhu cầu của bản thân để rồi từ đó tiến hành việc tự học Hồ
Trang 22Chí Minh giải thích: “Tự động là không phải dựa vào ai, là tự mình biết biến báo xoay xở, tự mình biết thực hành công tác theo nhiều hình thức phong phú, mới mẻ” [21, tr.48] Tự học là tự mình quản lý việc học tập, lĩnh hội tri thức của bản thân Người học tự vạch ra kế hoạch học tập cho chính mình, kiên trì và nhẫn nại thực hiện kế hoạch đó một cách bài bản, sau đó người học tự kiểm tra đánh giá kết quả đã đạt được, rút kinh nghiệm cho bản thân mình
Theo Hồ Chí Minh, mọi người đều phải tự học, tự học không chỉ là nhiệm vụ của giáo dục không chính qui mà nó còn là một bộ phận không thể tách rời của giáo dục chính qui Chỉ khi học sinh có ý thức tự học thì khi đó giáo dục mới đạt được hiệu quả cao nhất Tránh tình trạng “có thầy thì học,
thầy không đến thì đùa” [23, tr.50]
Cốt lõi của tự học là tự ý thức của bản thân người học, trong quá trình tự học, vấn đề quan trọng nhất là tự kiểm tra và đánh giá kết quả tự học Bởi vì, nếu kiểm tra, đánh giá không đúng sẽ dẫn đến tình trạng ảo tưởng về năng
lực hay tự tỉ, không tỉn tưởng vào khả năng tự học, tự nghiên cứu của chủ thể
tự học Tự đánh giá chính xác sẽ giúp người học thấy rõ mặt ưu, khuyết điểm của chính bản thân mình, thấy rõ những nội dung cần phải bổ sung và từ đó tiếp tục hoạt động tự học Thông qua tự kiểm tra đánh giá, năng lực tự học
của người học ngày càng phát triển và hoàn thiện như chính quá trình giải quyết mâu thuẫn bên trong của bản thân người học Tự đánh giá chỉ có thể trở
thành động lực thúc đẩy tự học phát triển khi người tự đánh giá (chủ thể của
tự học) có thái độ khách quan, trung thực với kết quả mà mình đã đạt được
Người khẳng định: đối với việc học tập thì tự học có một vai trò vô
cùng quan trọng, Nó là yếu tố không thể thay thế, là nhân tố quyết định chất
lượng học tập của mỗi cá nhân Theo Người, cách học tập là “lấy tự học làm
cốt” [22, tr,273] Trong cuộc đời mình, Hồ Chí Minh nhiều lần sử dụng từ “làm cốt”(6 lần), ở các trường hợp khác nhau, nội hàm của nó có sự thay đổi
Có một điểm chung trong các trường hợp Người sử dụng cụm từ này là đều
Trang 23khẳng định vai trò quan trọng của một vấn đề nào đó Trước hết cần làm rõ nội hàm của nó trong trường hợp này Người xác định cách học tập là “lấy tự học làm cốt” có nghĩa là tự học có vai trò là bộ khung Là cái cơ sở để giáo dục và đào tạo phát triển Tự học là trung tâm của quá trình học tâp Tắt cả những vấn ðề khác của quá trình học tập phải xoay quanh vấn đề tự học và cùng với tự học để làm cho người học đạt được kết quả cao nhát
Xác định tầm quan trọng của tự học nhưng Hồ Chí Minh không tuyệt đối hóa vai trò của nó Theo Người, bên cạnh tự học cần có sự kết hợp của
nhiều yếu tố khác để làm cho việc học tập đạt kết quả cao nhất
Cùng với tự học phải có sự giúp đỡ của thầy, sự đóng góp ý kiến, thảo
luận của bạn bè cùng đóng góp vào thì mới đạt được hiệu quả Hồ Chí
Minh kết luận: “Cách học tập: Lấy tự học làm cốt Do thảo luận và chỉ đạo
giúp vào” [22, tr.273] Trong học tập, điều kiện vật chất, định hướng về nội dung và phương pháp rất quan trọng, nó làm cho người học đi đúng hướng,
tránh md mam, vấp ngã Thông qua thảo luận, trao đổi ý kiến, xêmina ,
học tập thêm hứng thú, người học tự tỉn tiếp thu những tri thức mà mình được truyền đạt Tuy nhiên cũng cần phải xác định rõ, những yếu tố đó là những yếu tố ngoại lực góp phần giúp cho việc học tập đạt kết quả cao hơn, không có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng học tập của người học Do
đó, người học cần phải dựa vào chính bản thân mình, phải tự học mới đạt
được kết quả như mong muốn
Hồ Chí Minh khẳng định mục đích của học tập nói chung là: “để làm việc, làm người, làm cán bộ Học để phụng sự Đoàn thể *
Trang 24“
Trước hết: Người khẳng định mục đích của tự học là nâng cao sự hiểu biết của bản thân mình để phát triển và hoàn thiện nhân cách Theo Hồ Chí Minh, tri thức của nhân loại là vô cùng vô tận, vi vậy việc học hỏi là vô cùng
Trên hành trình tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc, không có nhiều điều kiện để học tập chính qui, Người phải tiến hành tự học để nâng cao hiểu biết
của mình Người quan niệm “học h
tận Do đó để có một trình độ hiểu biết uyên thâm thì nhất định phải tiền hành tự học Thông qua tự học, hiểu biết của người học ngày càng được nâng cao
ỏi là vô cùng”, tri thức của lồi người là vơ
Nội dung của tự học phong phú và đa dạng, do vậy tự học làm cho kiến thức của người học không những được nâng cao mà còn góp phần hình thành và phát triển nhân cách cá nhân Người cho rằng “học tập để phát triển ưu điểm,
sửa chữa khuyết điểm” [24, tr.83] hay “phải ra sức học tập, tu dưỡng, tự cải tạo để tiến bộ mãi” [26, tr.284] Tự học trước hết có mục đích là thúc đây và nâng cao tầm hiểu biết của bản thân người học, đồng thời nó cũng là một
trong những nhân tố góp phần thúc đẩy việc hình thành và phát triển nhân
cách cá nhân
Thứ hai: tự học để trau dồi năng lực cá nhân phục vụ sự nghiệp cách
mạng Thông qua quá trình tự học, Người cho rằng không những nâng cao
được tầm hiểu biết của cá nhân mà năng lực của người học cũng ngày càng được trau dồi Thực tế Hồ Chí Minh không có nhiều thời gian học chính qui về chính trị nhưng bản thân Người là một nhà chính trị kiệt xuất; chưa từng học ở trường dạy viết báo nhưng Người là một nhà báo thiên tài Để đạt được những trình độ như vậy, Hồ Chí Minh đều nhờ vào quá trình tự học, thông
qua quá trình rèn luyện kĩ năng, năng lực của cá nhân ngày càng hoàn thiện
Sau này, Người nhiều lần khẳng định tự học góp phần rất lớn trong việc trau dồi năng lực của cá nhân Trau dồi năng lực cá nhân là quá rèn luyện để đạt
mục đích cao nhất của việc tự học là phục vụ sự nghiệp cách mạng, phục vụ
công cuộc giành độc lập, tự do và xây dựng đất nước
Trang 25“
Thứ ba: tự học để khẳng định mình Tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người Trong đó giải
phóng con người là mục tiêu cao nhất Để giải phóng con người trước hết phải
hình thành ở con người năng lực làm chủ và khả năng tự giải phóng Năng lực làm chủ chính là khả năng tự khẳng định bản thân mình trong các mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và với chính mình Theo Người tự học chính là một biểu hiện sinh động của ý thức tự chủ, thông qua tự học, người học khẳng định được giá trị của mình Tự học chính là tự chủ vì “ý thức làm chủ không phải chỉ tỏ rõ ở tỉnh thần hãng hái lao động mà còn phải tỏ rõ ở tỉnh thần say mê học tập” [24, tr.103] Bằng say mê tự học, tự nghiên cứu, người học tìm
hiểu kĩ về tự nhiên và xã hội từ đó có những hoạt động thích hợp đáp ứng với
yêu cầu của cuộc sống, khẳng định giá trị của bản thân người học
Tư tưởng tự học của Hồ Chí Minh có thể quy thành năm vấn đề
cơ bản: Nội ià, trong việc tự học điều quan trọng hàng đầu là xác định rõ mục đích và xây dựng động cơ học tập đúng đắn /iai là, phải tự mình lao
động để tạo điều kiện cho việc tự học suốt đời 8z !à, muốn tự học thành công, phải có kế hoạch sắp xếp thời gian học tập, phải bền bi, kiên trì thực hiện kế hoạch đến cùng, không lùi bước trước mọi trở ngại Bón là, phải triệt để tận dụng hoàn cảnh, mọi phương tiện, mọi hình thức đẻ tự học Năm là,
học đến đâu ra sức thực hành đến đó Đây là mộ cống hiến rất quan trọng
của Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục đào tạo ở Việt Nam
Trang 26CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HÒ CHÍ MINH VÀO VIỆC NÂNG CAO CHÁT
LƯỢNG GIẢNG MÔN TƯ TƯỞNG HỖ CHÍ MINH Ở HỌC VIỆN TÀI CHÍNH HIỆN NAY
2.1.Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp giảng dạy đại học
2.1.1 Yêu cầu khách quan
Giáo dục - đào tạo đóng vai trò chủ yếu trong việc giữ gìn, kế thừa và
phát triển những giá trị thành tựu của nền văn minh nhân loại Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ ngày nay, tri thức trở thành động lực chính của sự tăng tốc phát triển Giáo dục - đào tạo được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi quốc gia trên trường quốc tế và sự thành đạt của mỗi
thành viên trong cuộc sống Giáo dục đại học là tác nhân hiệu quả, chủ đạo và
trực tiếp giúp Nhà nước hoạch định chính sách phát triển khoa học, kinh tế,
xã hội Chất lượng giáo dục đại học là tắm gương thần kỳ để nhìn vào đó hiểu tương lai dân tộc sẽ đi về đâu Đất nước phát triển là dựa vào công lớn học
tập, lao động sáng tạo của nguồn lao động trẻ Giáo dục đảo tạo là quốc sách
hàng đầu Vấn đề then chốt trong chính sách quốc gia là chăm lo giáo dục,
đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả nguồn lực khoa học công nghệ
Qua gần ba mươi năm đổi mới, giáo dục đại học nước ta đã phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng về loại hình và phương thức đào tạo Toàn quốc
hiện có 436 trường đại học và cao đẳng với quy mô sinh viên các hệ đang đào
tạo năm 2014 là 2,363,900 sinh viên (Tổng cục Thống kê, Thống kê Giáo dục
năm 2014, https://www.gso.gov.vn) Giáo dục chất lượng cao, chúng ta cũng,
đã có một số kết quả được thế giới ghỉ nhận như những cuộc thi quốc tế, hay là những dịp thanh niên Việt Nam thể hiện tài năng Tuy nhiên, những thành
tựu nói trên của giáo dục đại học Việt Nam là chưa vững, chắc, chưa mang,
tính hệ thống và cơ bản, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của sự nghiệp
công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước và nhu cầu học tập của nhân dân Thủ
Trang 27tướng Phan Văn Khải khi từ nhiệm đã dũng cảm nhìn nhận giáo dục và khoa học công nghệ của nước ta-chưa theo kịp được với yêu cầu Nhiều trí thức tâm huyết đã cảnh báo rằng, nếu tới đây giáo dục tiếp tục không thành công
thì đó sẽ là điều bất hạnh lớn cho dân tộc, vì không ai lường hết được hậu quả của nó đối với mọi mặt đời sống của đất nước khi hội nhập Chấn hưng giáo
dục là mệnh lệnh của cuộc sống
Sự đảm bảo nguồn nhân lực khoa học công nghệ có cơ cấu và chất lượng phù hợp với yêu cầu thị trường lao động và đủ khả năng tiếp cận với nền khoa học và công nghệ tiên tiến có ý nghĩa quyết định đối với sự thành
công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Trong xu thế
toàn cầu hoá, mối quan hệ kinh tế ngày càng gia tăng, nhiều công ty đa quốc gia ra đời, hình thành một nền kinh tế không biên giới, tạo áp lực hợp tác và cạnh tranh toàn cầu Mối giao lưu văn hoá tăng rất nhanh, các phương tiện truyền thông, mạng viễn thông, internet đã cải biến xã hội một cách sâu sắc, “đưa thế
vào mỗi gia đình” Mối liên hệ hợp tác về đào tạo, nghiên cứu
đã phá vỡ các phương thức giảng dạy truyền thống để thay thế bằng những
phương pháp giáo dục - đào tạo kiểu mới theo tư duy năng động hơn và hiệu
quả hơn gấp bội
“Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn
2006 -2020” là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội Lý do vì: “giáo dục
đại học là hệ thống máy cái của khoa học công nghệ và nền kinh tế quốc dân, là nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi quốc gia”; “sự tụt hậu của đại học
nước ta so với thế giới là nghiêm trọng hơn nhiều so với giáo dục phổ thơng”
(Giáo sư Hồng Tụy, 2006) “Khi có được cách giảng dạy và học mói thì có
thể đào tạo cấp tốc nhân sự cho đại học kiểu mới theo một giáo trình mới”; “cần phải thay đổi ngay từ cách đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm vì
nếu không làm được việc đó thì mọi sửa đổi ở các đại học chuyên môn khác
đều không có tác dụng (Giáo sư Võ Tòng Xuân, 2006); Chưa bao giờ nhiệm
Trang 28“
vụ nâng cao chất lượng giáo dục đại học cần thiết và cấp bách như hiện nay
(Thạc sỹ Nguyễn Thị Hoài Minh, 2006)
Theo thống kê năm 2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hàng năm có
khoảng 25.000 sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng Trong số này, chỉ có
50% sinh viên tốt nghiệp kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp; và trong số tìm được việc, chỉ có 30% tìm được việc đúng ngành nghề Hơn nữa đa số sinh viên sau khi ra trường ở lại Hà Nội để xin việc Bản tin cập nhật thị trường lao động do Bộ LĐ-TB&XH cùng Tổng cục Thống kê công bó, trong quý IV-2013, cả nước có 900.000 người thất nghiệp, trong đó có tới 72.000 cử nhân, thạc sĩ (Nguồn: http://vieelamthanhnien.vn) Năm 2015, Bộ GD-ĐT
thống kê về tình trạng sinh viên sau tốt nghiệp ĐH, CÐ trong độ tuổi lao
động thất nghiệp năm 2014 tăng lên 103% so với năm 2010 (Nguồn:
htp://congly.com.vn) Đây cũng là thực trạng đáng buồn, cần xem xét và đổi
mới lại cả quá trình đào tạo đại học ở các trường hiện nay 2.1.2 Yêu cẦu chủ quan
Các môn lý luận chính trị đã góp phần xây dựng thế giới quan và
phương pháp luận; bồi dưỡng nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa; nâng cao
tình cảm, ý chí và đạo đức cách mạng cho đối tượng dao tao 1a sinh viên các
trường đại học, thông qua việc trang bị, củng cố hệ thống những tri thức cơ
bản và quy luật nhận thức, quy luật kinh tế, quy luật lịch sử xã hội, đề cải tạo
hiện thực Nhưng trong thực tế hiện nay, vị trí các môn học Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh còn có khoảng cách không nhỏ giữa lý thuyết và thực tế
Thực tiễn thế giới và trong nước có nhiều thay đổi, nhưng các môn học
này còn lạc hậu so với thực tiễn nên tính thuyết phục đối với người học chưa
cao Đội ngũ người dạy đa phần chưa tương xứng với môn học cả về tri thức
tổng hợp và phương pháp giảng dạy Chính cung cách này để lại trong xã hội tâm lý coi thường các môn học này và không đối xử như một khoa học thực sự, kéo dài cho đến ngày nay Do đó, để nâng cao chất lượng và phương pháp
Trang 29“
giảng dạy môn học lý luận chính trị cần có biện pháp khắc phục tình trạng trên
Nhiệm vụ chủ yếu của các trường đại học ở Hà Nội nói chung, Học
viện Tài chính nói riêng là: đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng
nghề nghiệp ở trình độ đại học và sau đại học; có đạo đức; có lương tâm nghề
nghỉ
điều kiện củng cố quốc phòng an ninh Muốn làm tốt được nhiệm vụ này, thức tổ chức kỷ luật; tác phong công nghiệp; có sức khoẻ, nhằm tạo
trước hết các trường có sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, trang bị kỹ
thuật và công nghệ đào tạo, thiết bị hỗ trợ giảng dạy v.v Đồng thời đào tạo nguồn nhân lực, cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý khoa học có trình độ đại học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thủ đô, khu vực đồng,
bằng sông Hồng và cung ứng nhân tài cho cả nước Giải quyết các vấn đề trên, về mặt lý luận và thực tiễn không còn con đường nào khác là phải nhận thức và vận dụng một cách triệt để những quan điểm của chủ nghĩa Mác —
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, về giáo dục và phương pháp giáo dục nói riêng, lấy đó làm cơ sở nền tảng, từ đó áp dụng một cách linh hoạt,
sáng tạo vào điều kiện cụ thể từng trường đại học ở nước ta
2.2 Thực trạng áp dụng các phương pháp giảng dạy môn Tư tưởng,
Hồ Chí Minh ở Học viện Tài chính hiện nay 2.2.1 Thực trạng
Để tìm hiểu thực trạng áp dụng các phương pháp giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Học viện Tài chính hiện nay, tác giả tiến hành điều tra, khảo sát thông qua việc phát phiếu điều tra xã hội học, ngẫu nhiên và đại diện
cho sinh viên — đối tượng vừa là khách thể, vừa là chủ thể của quá trình dạy học, chịu sự chỉ phối và ảnh hưởng trực tiếp phương pháp giảng dạy, ý kiến
của sinh viên vì thế sẽ là sự phản ánh khách quan, trung thực nhất những phương pháp giạng dạy cũng như hiệu quả của các phương pháp giảng viên đã sử dụng
Trang 30- Thanh phần sinh viên điều tra gồm: 286 sinh viên thuộc 03 khoa của + Học viện Tài chính: Khoa Kế toán (KT) 172 sinh viên, Khoa Ngân hàng - ˆ Bảo hiểm (NHBH) 37 sinh viên, Khoa Tài chính doanh nghiệp (TCDN) 77
ˆ sinh viên
- Nội dung điều tra: Các phương pháp giảng dạy đã được sử dụng, mức
độ phổ biến và hiệu quả của từng phương pháp, mức độ liên hệ giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình học, nhận thức của sinh viên về phương pháp tự
học, nhận thức của sinh viên về phương pháp dạy học tích cực, sự hứng thú
của sinh viên đối với các phương pháp giảng dạy và đề xuất hướng thay đổi về phương pháp để tăng hiệu quả giảng dạy, học tập môn Tư tưởng Hồ Chí
Minh của sinh viên
- Kết quả điều tra:
© Thứ nhất, các phương pháp giảng dạy đã được sử dụng
Trong phiếu lấy ý kiến sinh viên, tác giả đã đưa ra 4 phương pháp
(phương pháp thuyết trình, phương pháp trực quan, phương pháp thảo luận
nhóm và phương pháp cá nhân thuyết trình) Kết quả khảo sát cho thấy có 281/286 sinh viên (98,2%) lựa chọn cả 4 phương pháp trên, trong đó khoa KT có 171/172 sinh viên (98,8%), khoa NHBH có 37/37 sinh viên (100%), khoa
TCDN có 74/77 sinh viên (96,1%) Điều đó cho thấy trong quá trình truyền tải kiến thức các phương pháp được giảng viên sử dụng rất đa dạng Nó là yếu tố rất quan trọng và cũng là yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giảng,
dạy của các môn học nói chung, môn tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng (xem
bảng 1)
Trang 31Bảng 1:Các phương pháp giảng dạy được sử dụng (đơn vị: %) KT NHBH TCDN | Tong (172=100%) | (37=100%) | (77=100%) Phuong pháp truyền 100 100 100 100 thống Phương pháp giảng dạy 99,4 100 974 98,9 trực quan Phương pháp thảo luận 100 100 100 100 nhóm Phương pháp cá nhân 99,4 100 98,7 99,3 thuyét trinh Phương pháp khác (nêu 0 0 0 0 có)
(Nguồn: Phiếu điều tra về thực trạng phương pháp giảng dạy của giảng viên tư tưởng Hồ Chí Minh tại Học viện Tài chính, năm 2015)
e Thứ hai, mức độ phổ biến của các phương pháp
Khi được hỏi “phương pháp nào được giảng viên sử dụng nhiều nhất?”
tác giả đã thu được 282/286 (98,6%) câu trả lời là phương pháp giảng dạy truyền thống (sử dụng bảng phan) Trong đó, khoa KT có 169/172 sinh viên (98,2%), khoa NHBH có 37/37 sinh viên (100%), khoa TCDN có
76/17 sinh viên (98,7%) Điều này cũng phán ánh thực tế: phương pháp
truyền thống xưa nay vẫn là phương pháp phổ biến trong giảng dạy lý luận chính trị Sở dĩ như vậy là bởi phương pháp thuyết trình có ưu điểm truyền tải được nhiều nhất nội dung kiến thức của môn học, rất thích hợp với các môn học thiên về lý luận, hàm chứa nhiều khái niệm, phạm trù hàn lâm,
phức tạp (xem bảng 2a)
Trang 32Bảng 2a: Phương pháp được sử dụng nhiều nhất (don vi: %) KT NHBH TCDN Tổng (172=100 %) | (37=100%) | (77=100%) | (286=100%) Phuong pháp 98,2 100 98,7 98,6 truyền thống, Phương pháp 12 0 0 07 giảng day trực quan Phương pháp 0,6 0 1,3 0,7 thảo luận nhóm Phương pháp cá 0 0 0 0 nhân — thuyết trình Phương pháp 0 0 0 0 khác (nếu có)
(Nguồn: Phiểu điều tra về thực trạng phương pháp giảng dạy của giảng viên
tư tưởng Hồ Chí Minh tại Học viện Tài chính, năm 2015)
Với câu hỏi “phương pháp nào được giảng viên sử dụng ít nhất?” tác
giả thu được 209/286 (73,1%) ý kiến chọn phương pháp cá nhân thuyết trình,
chủ yếu tập trung ở khoa KT có 111/172 ý kiến (64,5%), khoa NHBH có 30/37 ý kiến (81,1%), khoa TCDN có 68/77 ý kiến (88,3%) Đây là câu hỏi tác giả cho phép lựa chọn nhiều phương pháp, do đó, kết quả điều tra cũng, thu được 40/286 (14%) ý kiến chọn phương pháp thảo luận nhóm và 37/286 (12,9%) ý kiến chọn phương pháp trực quan là những phương pháp được giảng viên sử dụng ít nhất Riêng phương pháp truyền thống (bảng — phấn) không có phiếu nào lựa chọn Qua đây, chúng ta có thể thấy phương pháp cá nhân thuyết trình là phương pháp được sử dụng ít nhất, sau đó là phương,
pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan, thường xuyên sử dụng nhất
vẫn là phương pháp truyền thống (bảng ~ phấn) (xem bảng 2b)
Trang 33ye
Meh
gh
Nas
Việc sử dụng phương pháp cá nhân thuyết trình ở mức độ hạn chế
cũng là điều dễ hiểu trong-quá trình giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh Bởi lẽ, thực tế số lượng sinh viên một lớp hiện nay trung bình là 50 sinh viên
trong khi môn học được quy định thời lượng 3 tín chỉ (tương đương 60 tiết,
thời gian trên lớp 45 tiết = 14 buổi, giảng viên không thể thường xuyên sử dụng phương pháp cá nhân thuyết trình (một phương pháp đòi hỏi về thời gian và giới hạn tác động hạn chế) Con số 14% chọn phương pháp thảo luận
nhóm và 12,9% chọn phương pháp giảng dạy trực quan lại cho ta cái nhìn
khác Nó vừa chứng tỏ các phương pháp này được sử dụng nhưng chưa thực
sự phổ biến, thường xuyên, cùng với kết quả 0% lựa chọn phương pháp
truyền thống (bảng - phấn) nó còn cho thấy: giảng viên chưa có sự lồng ghép, kết hợp nhuần nhuyễn, liên tục các phương pháp với nhau trong giảng dạy
Bảng 2a: Phương pháp được sử dụng ít nhất (đơn vị: 2) KT NHBH TCDN Tong (172=100 %) (37=100%) (77=100%) (286=100%) Phương pháp 0 0 0 0 truyền thống, Phuong — pháp 23,3 0 0 12,9 giảng day trực quan Phương pháp thảo 122 18,9 11,6 14 luận nhóm Phương pháp cá 64,5 81,1 88,3 73,1 nhân thuyết trình Phuong pháp 0 0 0 0 khác (nếu có)
(Ngu n: Phiêu điêu tra vê thực trạng phương pháp giảng dạy của giảng viên tư tưởng Hồ Chí Minh tại Học viện Tài chính, năm 2015)
Trang 34“
© Thứ ba, mức độ hứng thú của sinh viên đối với từng phương pháp và hiệu quả của các phương pháp
Trong khi giảng viên sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau, phương pháp nào mang lại hứng thú học tập cho sinh viên nhất và phương,
pháp nào đối với họ là hiệu quả nhất? Kết quả điều tra sau đây sẽ cho chúng ta câu trả lời Với 133/286 (46,5%) ý kiến lựa chọn thì phương pháp truyền
thống (bảng — phấn) vẫn là phương pháp mang lại hứng thú học tập cho đa số sinh viên khi học môn tư tưởng Hồ Chí Minh Kế sau đó là phương pháp
giảng dạy trực quan với 114/286 (39,9%) sinh viên lựa chọn, các phương
pháp thảo luận nhóm và cá nhân thuyết trình chưa thực sự mang lại hứng thú
học tập cho người học, chỉ có 27/286 (9,4%) và 12/286 (4,2%) sinh viên lựa chọn các phương pháp này (xem bảng 3a)
Bảng 3a: Phương pháp mang lại hứng thú học tập cho sinh viên nhất (don vi:%) KT NHBH TCDN Tong (172=100 %) | (37=100%) | (77=100%) | (286=100%) Phương phap 56,4 40,5 27,2 46,5 truyền thông, Phương pháp 33,1 513 494 39,9 giảng dạy trực quan Phương pháp thảo 64 54 18,2 94 luận nhóm Phương pháp cá 41 2,8 5,2 4,2 nhân thuyết trình Phương pháp 0 0 0 0 khác (nếu có) (Nguồn: Phiểu điều tra về thực trạng phương pháp giảng dạy của giảng viên
tư tưởng Hồ Chí Minh tại Học viên Tài chính, năm 2015)
Trang 35“
Có thể thấy, đa số sinh viên thấy phương pháp truyền thống (bảng — phấn) mang lại hứng thú học tập cho mình, lý giải cho điều này đa số sinh viên cho rằng vì phương pháp truyền thống tạo điều kiện cho sinh viên dễ
nghe, dễ hiểu và ghỉ chép được đầy đủ nội dung bài học, mặt khác do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp truyền
thống có tính hệ thống, tính logic cao Đối với phương pháp giảng dạy trực
quan, phần đông sinh viên cho rằng phương pháp này làm cho bài giảng trở nên sinh động, đỡ nhàm chán, giúp sinh viên huy động sự tham gia của nhiều giác quan kết hợp với lời nói sẽ tạo điều kiện dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu, làm phát triển năng lực chú ý, năng lực quan sát, óc tò mò khoa học của họ Với số ít câu trả lời lựa chọn phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp cá
nhân thuyết trình là những phương pháp mang lại hứng thú học tập cho sinh viên, tôi nhận được những lý giải như: vì các phương pháp này tạo điều kiện
cho sinh viên được phát triển kỹ năng làm việc nhóm, tạo cơ hội để bộc lộ kiến thức, xây dựng kỹ năng diễn đạt trước đám đông Như vậy, những lý giải của sinh viên về lý do khiến họ hứng thú với mỗi phương pháp đều đã phản ánh một hoặc một số mặt ưu điểm của từng phương pháp cũng như phản
ánh phần nào hiệu quả tác động của các phương pháp đến người học
Cụ thể hơn nữa về hiệu quả của các phương pháp khi được sử dụng, tác giả đã đặt câu hỏi: “Phương pháp nào chưa mang lại hiệu quả trong quá trình học tập?” Phản hồi của 286 sinh viên cho thấy: có 98/286 ý kiến (34,2%) chọn phương pháp cá nhân thuyết trình là phương pháp chưa mang lại hiệu quả học tập, trong đó có 77 sinh viên khoa KT (44,7%), 11 sinh viên khoa NHBH (29,7%), và 20 sinh viên khoa TCDN (25,9%); 93/286 (32,5%)
ý kiến chọn phương pháp thảo luận nhóm, 62/286 (21,6%) ý kiến chọn
phương pháp giảng dạy trực quan và 33/286 (11,7%) ý kiến chọn phương pháp truyền thống (xem bang 3b)
Trang 36“ Bảng 3b: Phương pháp chưa mang lại hiệu quả trong quá trình học tập (don vi:%) KT NHBH TCDN Tong (172=100 | (37=100%) | (77=100%) | (286=100%) %) Phương pháp |10,I 19 118 117 truyền thống Phương pháp |19,7 29,7 22,1 21,6 giảng day trực quan Phương pháp thảo | 25,5 21,6 40,2 32,5 luận nhóm Phương pháp cá |44,7 29,7 25,9 34,2 nhân thuyết trình Phương pháp |0 0 0 0 khác (nếu có)
(Nguồn: Phiếu điều tra về thực trạng phương pháp giảng dạy của giảng viên
tư tưởng Hồ Chí Minh tại Học viện Tài chính, năm 2015)
Như vậy, phương pháp cá nhân thuyết trình được nhận định là phương pháp ít sử dụng nhất cũng là chưa mang lại hiệu quả học tập cho sinh viên Lý giải điều này, tổng kết ý kiến sinh viên tôi nhận thầy vì phương pháp
này ít được sử dụng và khi sử dụng cũng không mang lại hiệu quả tác động rộng rãi, cơ bản vẫn chỉ nằm ở phạm vi tác động vào một hoặc một vài cá
nhân, do đó hạn chế hiệu quả học tập của sinh viên Đối với phương pháp
thảo luận nhóm cũng có những lý giải tương tự:
phương pháp cá nhân thuyết trình nhưng còn khiêm tốn, hiệu quả tác động
tập trung vào các nhóm khác nhau nên hiệu quả học tập cũng không, đồng đều
trong cả lớp Riêng phương pháp giảng dạy trực quan, mặc dù mang lại hứng
iệc sử dụng có phổ biến hơn
Trang 37
“
thú học tập cho số đông sinh viên nhưng hiệu quả học tập cũng chưa thực sự
tốt (21,6%) Nguyên nhân-mà đa phần các bạn sinh viên đưa ra cũng phản
ánh những hạn chế của phương pháp này trong điều kiện thực tiễn của trường
lớp, môn học: phương pháp giảng dạy trực quan đôi khi làm phân tán sự tập
trung của sinh viên vào bài giảng, hạn chế khả năng ghỉ chép bài, gặp khó
khăn khi các phương tiện kỹ thuật hộ trợ (máy chiếu, nguồn điện, phông
chiếu.) trục trặc, hỏng hóc
© Thứ tư, mơi liên hệ giữa lý luận và thực tiễn của môn học
“Theo kết quả điều tra cho thấy nội dung bài học môn tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ bản đã gắn liền với những vấn đề của thực tiễn hiện nay, điều này
đã được 251/286 sinh viên nhận định (87,7%), trong đó có 154 nhận định từ khoa KT (89,5%), 32 nhận định từ khoa NHBH (86,5%) và 65 nhận định từ khoa TCDN (84,4%) Bên cạnh đó, vẫn còn 35/286 ý kiến (12,2%) nhận định về việc nội dung môn học chưa gắn với vấn đề thực tiễn hiện nay (xem bảng, 5) Đây cũng là vấn đề cần được lưu ý Con số này tuy không lớn, song nó
cũng phản ánh hiệu quả của việc kết hợp tri thức lý luận với kiến thức thực tiễn ở một số lớp, một số nội dung bài giảng chưa thực sự tốt
Bang 5: Méi liên hệ giữa bài học với thực tiễn (ẩơn vị:) KT NHBH TCDN Tổng (172Z100 | (37=100%) | (77=100%) | (286=100%) %) Có 89,5 86,5 84,4 87,7 Không 10,5 13,5 15,6 12,2 `Ý kiến khác 0 0 0 0
(Nguồn: Phiếu điều tra về thực trạng phương pháp giảng dạy của giảng viên tư tưởng Hồ Chí Minh tại Học viện Tài chính, năm 2015)
Trang 38“
© Thứ năm, vấn đề tự học của sinh viên
Qua điều tra cho thấy, có 138/286 sinh viên có thực hiện phương pháp tự học (48,3%), 87/286 sinh viên tự học ở mức độ “thỉnh thoảng” (30,4%), đáng chú ý là có tới 61/286 sinh viên không thực hiện phương pháp tự học (21,3%) (xem bảng 6) Đối tượng khảo sát ở đây là sinh viên năm thứ hai, đầu năm thứ ba, tức là những đối tượng sắp bắt đầu học chuyên ngành, là thời điểm đòi hỏi nhận thức về vai trò, mục đích của tự học, thói quen tự học phải được hình thành về cơ bản, song mức độ tự học của họ lại chưa cao (48,3%),
đa số chỉ thỉnh thoảng tự học, thậm chí có không ít sinh viên không tự học
Có thể thấy, nhận thức về phương pháp tự học ở bậc đại học và ý thức tự học của sinh viên hiện nay là một vấn đề đáng báo động trong quá trình nâng cao
chất lượng giảng dạy nói chung Từ đó,vai trò định hướng về nội dung,
hướng dẫn về phương pháp của người thầy cũng cần phải phát huy tốt hơn nữa Bảng 6: Mức độ tự học của sinh viên (đơn vị:) KT NHBH TCDN Tong (172=100 | (37=100%) | (77=100%) | (286=100%) %) Có 40,7 59,5 59,7 483 Không 19,2 243 24,6 21,3 Thinh thoang 40,1 16,2 15,7 30,4
(Nguồn: Phiếu điều tra về thực trạng phương pháp giảng dạy của giảng viên tư tưởng Hồ Chí Minh tại Học viện Tài chính, năm 2015)
© Thứ sáu, hướng thay đổi phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu
quả môn học Tu tưởng Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của sinh viên
Với nhận định dạy học phải lấy người học làm trung tâm, bởi người
học vừa là đối tượng vừa là chủ thẻ của quá trình dạy học, tác giả đã khảo sát
Trang 39“
ý kiến của sinh viên về hướng thay đổi phương pháp giảng dạy nhằm nâng
cao hiệu quả môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau, tựu chung lại đó là: Thay đổi theo hướng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, lấy phương pháp thuyết trình làm trung tâm; hoặc sử dụng phô
biến hơn phương pháp giảng dạy trực quan, giảm bớt thời lượng sử dụng
phương pháp thảo luận nhóm Đồng thời cũng có những ý kiến cho rằng
không cần thêm hoặc bớt các phương pháp giảng dạy mà cần phải chú trọng
vào hiệu quả của từng phương pháp khi sử dụng, linh hoạt thay đổi phương,
pháp theo nội dung từng chương Có thể nói, mặc dù có nhiều ý kiến khác
nhau, song trên tổng số 286 phiếu chỉ có 15 phiếu để trống phần trả lời, điều đó có nghĩa là bản thân người học cũng rất quan tâm, chú trọng tới phương pháp dạy và phương pháp học các môn khoa học lý luận, mặc dù đây là môn
học đại cương với thời lượng không lớn Những ý kiến của sinh viên đồng,
thời cũng là cơ sở đề tác giả đưa ra những hướng vận dụng phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh vào nâng cao chất lượng giảng dạy môn học này trong thời gian tới
Tóm lại: thông qua phân tích số liệu khảo sát trên các sinh viên đến từ ba khoa của Học viện Tài chính, tác giả nhận thấy một số vấn đề về phương, pháp giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay như sau:
Thứ nhất, Các phương pháp giảng dạy được giảng viên sử dụng, rất đa
dạng (bao gồm nhiều phương pháp khác nhau: phương pháp truyền thống
bảng — phần, phương pháp giảng dạy trực quan, phương pháp thảo luận nhóm,
phương pháp cá nhân thuyết trình.) Đối với giáo dục nói chung, hệ các
phương pháp này có thể còn khiêm tốn, song đối với riêng môn tư tưởng Hồ Chí Minh được giảng dạy với khối lượng kiến thức tương đối lớn trong khi
thời lượng giảng dạy hạn chế thì việc có thể sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như vậy cũng đã thể hiện sự cố gắng, sự tâm huyết của giảng,
viên trong quá trình giảng dạy
Trang 40“
Thứ hai, phương pháp chủ yếu được sử dụng vẫn là phương pháp
truyền thống (bảng — phần) — phương pháp được sử dụng lâu đời và phổ biến
đối với giảng dạy các môn lý luận chính trị tại nhiều trường đại học, cao đẳng
Phương pháp này cũng là phương pháp mang lại hứng thú học tập cho sinh viên nhất Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy trực quan cũng đã được đưa vào giảng dạy, tuy mức độ chưa phổ biến nhưng cũng đã mang lại sự hứng thú cho sinh viên và có những hiệu quả tác động nhất định Các phương pháp còn lại như thảo luận nhóm, cá nhân thuyết trình về mức độ sử dụng cũng như hiệu quả tác động, khả năng tạo hứng thú học tập cho sinh viên chưa cao Điều này, phần nào phản ánh đặc thù của môn học, khả năng kết hợp các
phương pháp của giảng viên chưa thực sự tốt, việc tổ chức thảo luận nhóm
chưa hiệu quả
'Thứ ba, trong quá trình giảng dạy, giảng viên đã rất thành công khi kết
hợp nhuần nhuyễn nội dung bài học (lý luận) với kiến thức thực tiễn Đối với
môn tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng và các môn lý luận chính trị nói chung, làm được điều này chính là góp phần rất lớn vào nâng cao chất lượng giảng, đạy, bởi chỉ ra được mối liên hệ giữa bài học với thực tiễn, tăng tính thuyết phục cho bài học là cơ sở quan trọng để thu hút sự quan tâm, chú ý của sinh viên, tạo ra hứng thú học tập cho sinh viên, đặc biệt là nâng cao được tính tích
cực, chủ động của họ trong học tập lẫn thực tiễn Song để nâng cao hơn nữa
chất lượng giảng dạy, cũng cần phải có sự đầu tư nghiên cứu thực tiễn, cập nhật kiến thức và vận dụng vào bài học một cách linh hoạt hơn nữa
Thứ tư, sinh viên đã có những nhận thức cơ bản về phương pháp dạy học tích cực, về phương pháp tự học song những nhận thức đó chưa thực sự hoàn thiện, ý thức tự học cũng còn hạn chế ở một bộ phận sinh viên Những vấn đề này đều đòi hỏi giảng viên cần quan tâm hơn nữa tới tâm lý và nhận
thức của sinh viên, từng bước định hướng, cho sinh viên về các phương pháp
học tập nhằm biến quá trình học thành quá trình tự học, tự bồi dưỡng Đa số