Sáng Kiến Kinh Nghiệm Âm Nhạc THCS Năm học: 2010 - 2011 PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HUYỆN XUYÊN MỘC TRƯỜNG THCS HÒA HIỆP SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN “GIÁO DỤC ÂM NHẠC” Ở TRƯỜNG THCS HÒA HIỆP Người viết: Dương Hoàng Trung Người thực hiện: Dương Hoàng Trung 1 Năm học : 2010 - 2011 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Âm Nhạc THCS Năm học: 2010 - 2011 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Hiện nay nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển. Dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế. Song song với nó là kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ của văn hóa, trong đó lĩnh vực âm nhạc nói riêng: - Thứ nhất vấn đề âm nhạc, tôi thấy âm nhạc hiện nay rất đa dạng, muôn hình, muôn vẻ về: số lượng tác phẩm âm nhạc, ca sĩ, băng đĩa, nhạc sĩ trẻ; về phong cách biẻu diễn…tất cả đều mang đậm ”ý thích thời thượng của giới trẻ hiện đại”. Nó ra đời như một cơn sóng, nó cuốn theo lớp thanh thiếu niên và có cả các em thiếu nhi. Trong đó, dẫn đến sự xuất hiện của một số “ca sĩ nhí” hát những ca khúc của “giới trẻ thời thượng” không phù hợp với lứa tuổi và tâm hồn trẻ thơ. - Thứ hai, âm nhạc là một phần thiết yếu không thể thiếu với cuộc sống của mỗi người chúng ta. Và làm thế nào để con người Việt Nam có được tâm hồn “thật Việt Nam”. Điều đó phải được dung dưỡng khi còn nằm trên nôi đến khi trưởng thành. Nhưng thực tế hiện nay đa số các bà mẹ trẻ chỉ biết hát nhạc trẻ chứ không biết hát ru, bằng những giai điệu mượt mà, truyền cảm với tình yêu quê hương truyền thống của dân tộc từ lâu đời sẽ dễ nuôi dạy trẻ thơ hơn. - Chính những điều cảnh báo trên đặt cho giáo dục một trọng trách quan trọng, mà hiện nay giáo dục được Đảng và Nhà nước coi là mục tiêu hàng đầu trong con đường phát triển đất nước, trong đó giáo dục THCS giữ trọng trách của cấp học thứ 3: Mẫu giáo, Tiểu học và THCS. Vì thế, môn Giáo dục Âm nhạc trong THCS giữ vị trí đặc biệt quan trọng – là môi trường nuôi Người thực hiện: Dương Hoàng Trung 2 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Âm Nhạc THCS Năm học: 2010 - 2011 dưỡng tâm hồn học sinh ở nấc thang cuối cùng của cuộc đời học sinh khi còn ngồi ở ghế nhà trường. Chính những lý do trên mà tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc ở trường THCS Hòa Hiệp”. II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Căn cứ vào cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc giảng dạy bộ môn âm nhạc có đầu tư vào chất lượng giàng dạy trong nhà trường phổ thông. - Đề ra một số biện pháp về áp dụng tình cảm khi thể hiện bài hát, bài TĐN của bộ môn âm nhạc. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Đối tượng học sinh lớp 6, 7, 8 - Theo dõi và kiểm tra việc tiếp thu bài của học sinh trên lớp. - Dự giờ các bạn đồng nghiệp ở một số trường phổ thông khác. - Đối chiếu với các tiết học chưa có đầu tư về chuyên môn. IV. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU - Giáo dục âm nhạc ở trường THCS là thông qua âm nhạc để giáo dục học sinh về đạo đức, thẩm mĩ, tâm hồn học sinh trong sáng, yêu quê hương, đất nước, con người, thiên nhiên, phát triển trí tuệ và thể chất; để có được “tâm hồn Việt Nam” của con người Việt Nam. Giáo viên là người dạy học sinh hát, hiểu nội dung tác phẩm âm nhạc, cảm nhận được giai điệu của tác phẩm, vận động phù hợp với nội dung của tác phẩm, học sinh hiểu đúng hoặc sai được phản ánh trong tác phẩm và tỏ thái độ đúng hoặc sai phù hợp với cuộc sống. - Với những yêu cầu đó đòi hỏi giáo viên THCS phải có kiến thức, kĩ năng Giáo dục âm nhạc vững vàng, có tâm hồn, đạo đức trong sáng, lành mạnh, gương mẫu hay nói cách khác hơn là phải có “tâm hồn Việt Nam”. Người thực hiện: Dương Hoàng Trung 3 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Âm Nhạc THCS Năm học: 2010 - 2011 - Giờ học âm nhạc ở THCS là phải thoải mái, sôi động, thu hút học sinh chú ý hào hứng thích hát, thích vận động, thích nghe hát và thích chơi trò chơi âm nhạc. Điều đó đòi hỏi giáo viên THCS phải có nhiều thủ thuật hấp dẫn lôi cuốn chú ý của học sinh, sử dụng đồ dùng một cách hợp lý, đúng cách, phòng nhạc sạch sẽ, đầy đủ trang thiết bị dạy học như: Đàn Ghitar, Organ, Máy Casset,… thoáng mát, xung quanh yên tĩnh, giọng nói ấm áp, trầm bổng thu hút học sinh, kĩ năng hát và vận động phù hợp với nội dung bài hát và đúng với nội dung – phương pháp của chương trình GD – ĐT của Bộ giáo dục. - Âm nhạc còn là một bộ phận không thể thiếu trong các môn học khác đặc biệt là các môn học khô cứng như thể dục, toán, tạo hình, môi trường xung quanh…Nó giúp cho các môn học này thêm hấp dẫn, sinh động và kiến thức được truyền thụ cho học sinh một cách nhẹ nhàng, hứng thú. Nó như một chất nhựa kết dính các bước chuyển trong các tiết học khác linh hoạt hơn, nhẹ nhàng hơn. Và nó thực sự quan trọng như đã nói thì còn phụ thuộc vào thủ thuật của giáo viên. Do vậy, giáo viên THCS cần tạo cho học sinh cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng khi vào tiết học, tạo sự than thiện giữa giáo viên và học sinh, kích thích học sinh tích cực tham gia vào tiết học. B. PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC GIẢI QUYẾT - Môn Giáo dục Âm nhạc là môn không thể thiếu đối với tất cả các học sinh bậc THCS. Đây là môn học học sinh hào hứng tham gia nhất, là môn học dễ đi vào tâm hồn và nhận thức của học sinh. Vì vậy giáo viên THCS cần phài có phương pháp giảng dạy đúng đắn, truyền thụ kiến thức cho học sinh theo đúng chương trình của Bộ GD - ĐT, là người định hướng mở đường nhận thức đúng đắn cho học sinh và qua môn học này dễ dung Người thực hiện: Dương Hoàng Trung 4 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Âm Nhạc THCS Năm học: 2010 - 2011 dưỡng tâm hồn trẻ thành “tâm hồn Việt Nam”. Muốn vậy, giáo viên THCS phải không ngừng học hỏi, suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo nhiều cách dạy khác hấp dẫn hơn. Và Giáo Viên THCS cần phải khai thác ở sự hiểu biết của học sinh, tôn trọng học sinh, giúp đỡ học sinh để hoàn thiện sự hiểu biết cho học sinh, kịp thời phát hiện những biểu hiện sai lệch giáo dục học sinh ở mọi lúc mọi nơi. Việc giảng dạy giáo dục âm nhạc cho học sinh bao gồm có bốn phần: II. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT - Phần một: Dạy hát: Giáo viên dùng thủ thuật, trò chơi hoặc đồ dủng trực quan…để tạo hứng thú gợi mở vào bài cần dạy, giáo viên gợi hỏi học sinh những câu hỏi có liên quan đến nội dung bài để học sinh tích cực suy nghĩ và hát theo khả năng hiểu biết của học sinh. Sau đó, giáo viên hát kết hợp đệm đàn hoặc đánh nhịp để học sinh chú ý lắng nghe về nội dung của bài hát, được thầy cô thể hiện nội dung bài hát qua giọng hát, cử chỉ giúp học sinh càm nhận được nội dung bài hát. Từ đó, học sinh được hát và thể hiện tình cảm qua nhiều hình thức: giáo viên đàn hoặc dánh nhịp cho lớp hoặc nhóm, tổ, cá nhân hát hoặc dùng hình thức hát đuổi, hát thi đua giúp học sinh tham gia tích cực hát và được giáo viên chỉnh sửa học sinh sẽ thể hiện và cảm nhận bài hát đúng đắn hơn. - Phần hai: Dạy vận động: học sinh tiếp tục được thầy, cô vừa hát vừa vận động phù hợp với nội dung bài hát học sinh sẽ tích cực nỗ lực bản thân để vận động phù hợp, đẹp như giáo viên. Giáo viên vừa phân tích vừa vận động theo lời bài hát. Sau đó tổ chức cho học sinh vận động dưới hình thức thi đua hoặc biểu diễn…theo lớp, nhóm, tổ, cá nhân. Giáo viên cho học sinh vận động hết bài rồi mới sửa sai cho học sinh (nếu có) nhẹ nhàng vừa động viên học sinh tự tin hơn và tích cực học. Giáo viên cần khen ngợi kịp thời, đúng lúc để tạo cho học sinh niềm tin và hứng thú. Người thực hiện: Dương Hoàng Trung 5 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Âm Nhạc THCS Năm học: 2010 - 2011 - Phần ba: Nghe hát: Giáo viên dùng cử chỉ, điệu bộ, lời nói nhẹ nhàng giới thiệu bài hát mà học sinh sắp được nghe. Giáo viên hát đúng giai điệu của bài hát kết hợp đệm đàn cho học sinh nghe rồi trò chuyện với học sinh về nội dung bài hát cho học sinh hiểu, sau đó hát và vận động minh họa phù hợp để học sinh được cảm nhận trọn vẹn tác phẩm. Giáo viên có thể mời một số học sinh lên biểu diễn cùng cô kết hợp cho học sinh nghe băng bài hát đó. - Phần bốn: Trò chơi âm nhạc: Giáo viên giới thiệu trò chơi một cách nhẹ nhàng, hứng thú. Trò chơi dễ thì dùng lời nói giải thích cách chơi rõ ràng, dễ hiểu. Trò chơi khó kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ để minh họa. Qua các trò chơi âm nhạc phát triển ở học sinh kĩ năng tai nghe phân biệt được các cao độ cơ bản. Giúp phát triển trí tuệ, khả năng phản xạ nhanh, phát triển tri giác và giúp một số học sinh có năng khiếu phát triển mạnh mẽ hơn. Qua đó, học sinh biết tôn trọng và tuân thủ theo luật chơi. Và đối xử công bằng khi chơi, biết nhận xét bản thân và bạn. - Học sinh lứa tuổi THCS có nhiều mức tuổi khác nhau nên khả năng chú ý và tiếp thu cũng ở mức độ khác nhau. Vì vậy đòi hỏi Giáo Viên THCS phải nắm vững phương pháp dạy ở từng lứa tuổi để truyền thụ kiến thức ở thời điểm cần thiết. Ngoài nội dung giảng dạy theo chương trình GV cần khuyến khích học sinh biểu diễn bài học như thế nào cho hay hơn nữa để giúp học sinh suy nghĩ, sáng tạo và tự tin diễn đạt cảm nghĩ của mình. - Chính những việc làm trên của giáo viên THCS giúp cho việc dạy và học môn giáo dục âm nhạc trở nên chặt chẽ, hòa quyện với nhau như câu ”Chơi mà học, học mà chơi”. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nnghiên cứu tài liệu, sau đó tập ứng dụng vào thực tế và rút ra kinh nghiệm. Người thực hiện: Dương Hoàng Trung 6 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Âm Nhạc THCS Năm học: 2010 - 2011 - Phương pháp quan sát, tích cực học hỏi qua: Giảng viên, đồng nghiệp, các thông tin đại chúng (sách, báo, đài phát thanh…). - Tích cực tham gia các buổi học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. - Dự giờ đồng nghiệp để học hỏi và rút kinh nghiệm cho bản thân. Tham gia các buổi họp chuyên môn trong tổ và nhà trường. - Thường xuyên trao đổi, tiếp xúc gần gũi với học sinh để hiểu học sinh hơn, từ đó có biện pháp giáo dục về âm nhạc có hiệu quả hơn. Tránh lối giáo dục âm nhạc đại trà. C. KẾT LUẬN 1. Kết luận về nội dung nghiên cứu. - Là một giáo viên THCS trước hết phải có nhận thức đúng đắn sự quan trọng của giáo dục âm nhạc với sự phát triển nhân cách toàn diện của học sinh. Phải thường xuyên học hỏi, năng động, sáng tạo, nắm vững chuyên môn giảng dạy ở các lứa tuổi THCS. - Giáo viên phải nắm vững kiến thức về môn âm nhạc và linh hoạt, sáng tạo vận dụng các nội dung thích hợp vào tiết học thật hợp lý để cung cấp kiến thức cho học sinh đạt hiệu quả cao nhất. 2. Bài học kinh nghiệm - Qua một số năm giảng dạy, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau: - Phải đổi mới cách nhìn về vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục âm nhạc trong sự phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. - Lấy hiệu quả học tập của các học sinh là chính các hứng thú, chủ động phát huy tính sáng tạo, năng động của học sinh. - Sử dụng phương tiện dạy học đẹp và hợp lý. - Nên thường xuyên dự giờ, học hỏi những giáo viên có giọng hát hay, hát đúng giai điệu bài hát, có kinh nghiệm trong giảng dạy. Người thực hiện: Dương Hoàng Trung 7 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Âm Nhạc THCS Năm học: 2010 - 2011 - Họp nhóm thường xuyên để thảo luận về phương pháp giảng dạy giáo dục âm nhạc cho học sinh như: được nghe khối hát mẫu cho nghe. Và mở nhạc băng để học hỏi thêm về giọng điệu của bài hát khi dạy học sinh. 3. Đề xuất - Cần tạo điều kiện đầy đủ về đồ dùng dạy học cho Giáo Viên THCS: đàn, sách báo, tivi,, đầu đĩa… - Cần cho giáo viên tham gia các lớp học nâng cao kiến thức âm nhạc. KÝ DUYỆT, NHẬN XÉT ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… Người thực hiện: Dương Hoàng Trung 8 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Âm Nhạc THCS Năm học: 2010 - 2011 MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI II/ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI III/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN IV/ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU B. PHẦN NỘI DUNG I/ THỰC TRẠNG NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC GIẢI QUYẾT II/ CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU C. KẾT LUẬN 1. Kết luận về nội dung nghiên cứu 2. Bài học kinh nghiệm 3. Đề xuất Người thực hiện: Dương Hoàng Trung 9 . Nghiệm Âm Nhạc THCS Năm học: 2010 - 2011 PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HUYỆN XUYÊN MỘC TRƯỜNG THCS HÒA HIỆP SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN “GIÁO DỤC ÂM NHẠC” Ở. pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc ở trường THCS Hòa Hiệp . II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Căn cứ vào cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc giảng dạy bộ môn âm nhạc có đầu tư vào chất. nghiệp ở một số trường phổ thông khác. - Đối chiếu với các tiết học chưa có đầu tư về chuyên môn. IV. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU - Giáo dục âm nhạc ở trường THCS là thông qua âm nhạc để giáo dục