10. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Quá trình hình thành
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế thì vai trò quản lý của Nhà nước đã có nhiều cải cách. Nhà nước giữ vị trí là trọng tài hơn là tham gia vào hoạt động kinh tế trực tiếp ngoài một số ngành kinh tế trọng điểm quốc gia. Vai trò quan trọng của KH&CN trong phát triển kinh tế được mọi tầng lớp trong xã hội nhận thức ngày càng rõ ràng hơn. Trong bối cảnh này, khái niệm về hệ thống đổi mới quốc gia dần dần hoàn thiện, bao gồm các trường đại học, các tổ chức NC&TK, các tổ chức tài chính, đầu tư mạo hiểm, các doanh nghiệp công nghiệp có nhu cầu đổi mới, một số thiết chế cơ bản...
Chính vì vậy, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách mang tính cải cách nhất định. Một trong số những chính sách để hình thành và phát triển các tổ chức khoa học và công nghệ là Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 68/1998/QĐ-TTg về việc cho phép thí điểm thành lập doanh nghiệp nhà nước trong các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu, Nghị định 115/2005/NĐ-CP, Nghị định 81/2004/NĐ-CP, Luật Chuyển giao Công nghệ 2006..., Nghị định của chính phủ số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 về doanh nghiệp khoa học và công nghệ ra đời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân triển khai ứng dụng các kết quả khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.
Theo Nghị định 80/2007/NĐ-CP, “Doanh nghiệp KH&CN thuộc đối tượng áp dụng là: Tổ chức, cá nhân Việt Nam; Tổ chức cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và có nhu cầu thành lập doanh nghiệp
KH&CN. Trong các đối tượng nêu trên, các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và tổ chức dịch vụ KH&CN công lập thực hiện việc chuyển đổi tổ chức, hoạt động để thành lập doanh nghiệp KH&CN được gọi chung là tổ chức KH&CN công lập”.
Hoạt động chính của doanh nghiệp KH&CN là thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Ngoài các hoạt động này, doanh nghiệp KH&CN có thể thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá khác và thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo quan điểm trên thì phàm là các doanh nghiệp “tổ chức cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ” đều được gọi là doanh nghiệp KH&CN. Như vậy, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đều được xếp vào loại hình doanh nghiệp này bởi đa số các dây chuyền sản xuất đều là kết quả của quá trình NC&TK và phát triển công nghệ.
Theo quyết định 68/1998/QĐ-TTg, “cho phép thành lập doanh nghiệp nhà nước trong một số trường đại học, cao đẳng công lập (gọi tắt là cơ sở đào tạo), viện nghiên cứu khoa học, trung tâm khoa học công nghệ, liên hiệp khoa học - sản xuất nhà nước (gọi tắt là cơ sở nghiên cứu) thuộc mình quản lý, để hoạt động SXKD các sản phẩm là kết quả nghiên cứu, triển khai công nghệ hoặc các sản phẩm, dịch vụ khoa học công nghệ gắn với chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của chính cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu đó”.
Sau hơn 2 năm thử nghiệm kể từ khi Quyết định số 68 ra đời, ngày 25/6/2001, Chính phủ ban hành Công văn số 574/CP-ĐMDN tạm dừng việc thành lập doanh nghiệp nhà nước. Tính đến thời điểm đó đã có 17 doanh nghiệp (theo nghiên cứu khác thì có 20 doanh nghiệp) nhà nước thuộc cơ sở đào tạo và nghiên cứu được thành lập, trong đó có 10 doanh nghiệp thuộc viện nghiên cứu.
Trước đó, ngày 22/8/1992, Chính phủ đã có Quyết định 196-CP ngày 5 tháng 6 năm 1992 và Thông tư số 40-TC/TCT/CS về việc hướng dẫn thi hành Quyết định này, một số trường đại học đã thành lập công ty TNHH. Cho đến ngày 23 tháng 7 năm 2002, trong các trường ĐH&CĐ có 12 Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến tháng 12/2004, cả nước có 238 trường Đại học, Cao đẳng (215 trường công lập). Thống kê cho đến ngày 22 tháng 3 năm 2002, cả nước có 21 doanh nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng. Đại học Mỏ Địa chất, Xây dựng, Giao thông Vận tải là 3 đơn vị đầu tiên thành lập doanh nghiệp nhà nước trong trường đại học7
. Tiêu biểu trong số này phải kể đến Công ty Tư vấn đại học xây dựng, năm 2003 doanh thu đạt 17 tỉ đồng, năm 2004 doanh thu đạt gần 25 tỉ đồng. Công ty Bách khoa thuộc trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2004 đạt doanh thu 41 tỉ đồng, đóng góp xây dựng trường 1,5 tỉ đồng và nộp thuế gần 1 tỉ đồng.
Tuy nhiên, cho đến nay, trong các mô hình doanh nghiệp 68, ngoài mô hình Công ty Vắc xin và Sinh phẩm số 1 thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ, cho đến nay vẫn hiếm thấy có doanh nghiệp nào mang dáng dấp thực sự của spin-off.